Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Ý Trinh phân tích giới Huỳnh Môn theo Kinh Sách



Quả báo nói về thọ thân Nam-Nữ (Giới tính)



Vũ trụ là một cơ thể sống thống nhất với nhau, trong đó mọi vật thể đều dường như có một sức sống thầm kín ẩn dấu bên trong dù đó là chất hữu cơ hay chất vô cơ. Ngay cả sự bùng vỡ một tinh cầu cũng chỉ là giai đoạn cho những sự sinh hóa kế tiếp theo sau của vũ trụ. Ngay cả một chiếc lá vàng rơi rụng cũng không nằm ngoài tiến trình sống của vạn hữu. Tất cả đều sống, đều sinh hóa vô tận.
Tuy nhiên, sự sống biểu hiện rõ nét nhất nơi đời sống của sinh vật qua quá trình giao phối của hai giao tử đực cái để cho ra đời những giống con tiếp tục duy trì chủng loại. Giao tử đực có nhiệm vụ cung cấp cho đủ điều kiện để giao tử cái nuôi dưỡng phát triển thai mầm lớn lên.


Dường như giống cái có trách nhiệm nhiều nhất trong việc sinh sản con cái. Giống đực chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ ban đầu qua giao phối, có khi chỉ để tìm khoái lạc cho bản năng. Một vài giống đực có giúp đỡ nuôi nấng vợ mình trong quá trình thai sản. Một số khác chỉ cung cấp tinh trùng rồi chuồn êm, không một chút bận tâm vì bổn phận.

Con người cũng vậy, tình yêu và tình dục làm cho nam nữ gần gũi nhau để duy trì nòi giống. Người mẹ mang nặng đẻ đau. Người cha làm lụng nuôi nấng. Đó là mẫu gia đình bình thường trong xã hội.


Nhưng sự khác biệt về vai trò, năng lực, quyền hạn giữa nam và nữ đã là một vấn đề có ý nghĩa lớn. Một số dân tộc tôn trọng phụ nữ và một số khác thì ngược lại. Thậm chí hiện nay tại một vùng quê ở Á Châu, nếu biết được đứa con sẽ ra đời là con gái, người ta sẽ phá thai. 

Trong kinh A Di Đà của Phật giáo Bắc Phương, hình ảnh một thế giới lý tưởng là thế giới “không có người nữ và không có đường ác”. Quan niệm trọng nam khinh nữ trở thành phổ biến suốt các đại lục từ Trung Đông qua Châu Á. Điều này có thể giải thích theo luật cung cầu. Dường như tỉ lệ người nữ luôn luôn cao hơn người nam trong cơ chế nhiễm sắc thể khi thụ tinh. Tỉ lệ nhiễm sắc thể có dạng Y để tạo thành bào thai nam luôn luôn thấp. Thêm nữa, người nam do có sức khỏe nên phải luôn luôn dự phần vào chiến tranh và không tránh khỏi chết chóc. Điều này càng làm cho tỉ lệ nam nữ mất cân đối hơn. Khi nữ nhiều nam ít sự phân biệt đối xử là một hệ quả tất yếu buộc phải xảy ra. Giá trị người nữ trở nên thấp kém so với nam giới.
Người ta thành lập ngày phụ nữ 8-3, người ta đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ... Tất cả những điều đó càng chứng tỏ rằng thực sự phụ nữ đã từng bị ngược đãi.
Ngoài lý do cung cầu để giải thích sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, người ta còn đưa ra một số lý do về tính khí. Người nữ được xem là hạng người yếu đuối, ích kỷ, gian trá, thâm hiểm... Đến nỗi chữ “gian” của Trung Quốc được ghép bằng ba chữ “nữ” lại với nhau. Triết gia Schopenhawer cay cú với người nữ không biết dường nào. Ông cho rằng:
“Chỉ có một người đàn ông bị mờ mắt vì sự thúc đẩy của xác thịt mới có thể tặng danh từ phái đẹp cho cái giống người thấp bé, vai hẹp, mông rộng, chân ngắn kia, vì toàn thể vẻ đẹp của giống này đều luôn kết chặt chẽ với bản năng tính dục. Thay vì gọi họ là phái đẹp, để bảo đảm hơn, nên tả đàn bà là giống thiếu thẩm mỹ...” (Luận về đàn bà)

Chỉ có luật Nghiệp Báo thì vô tư công bình thoát ra ngoài các định kiến của con người. Nơi này người đàn bà phải quy phục với đàn ông thì tại một nơi khác đàn bà là nữ hoàng. Nơi này người đàn bà phải chìu chuộng chồng thì ở nơi khác người đàn bà được galant hết mực. Có những người đàn ông phải đi ăn xin trong khi kẻ bố thí là một phụ nữ giàu có sang trọng. Biết bao nhiêu sinh viên nam giới phải lẳng lặng nghe lời giảng sâu sắc của một nữ giáo sư đại học. Biết bao nhiêu quyết định sáng suốt của một lãnh tụ là do gợi ý của vị phu nhân ở phía sau...

Dựa vào một tiêu chuẩn nào đó để đánh giá trị hơn kém giữa người nam và người nữ là một điều thiên lệch bất công. Trên bất cứ lãnh vực nào, nữ cũng như nam đều có khả năng đạt đến như nhau. Mặc dù tỉ lệ thành công của người nam cao hơn người nữ rất nhiều. Số lãnh tụ nam, bác học nam, nghệ sĩ nam luôn luôn đông hơn nữ. Một lý do vô cùng đơn giản là vì người nam không bị gián đoạn bởi quá trình thai sản. Thời gian mang thai và chăm sóc trẻ con đã làm gián đoạn sự nghiệp của người nữ, khiến cho họ không thể nào thành công như người nam. Nhiều công trình đang thực hiện phải dang dở. Nhiều khóa học phải bỏ ngang. người nữ đã khiêm tốn nhận lấy trách nhiệm nuôi dạy con để cho người nam được liên tục trong quá trình tạo nên sự nghiệp. Sự thành công của người nam chính là phần nổi của tảng băng rất dễ trông thấy, trong khi phần chìm ở dưới là công lao của người nữ.
Chính Đức Phật , giữa một xã hội Ấn Độ trọng nam khinh nữ, cũng nói rằng:

“Có nhiều người nữ còn tốt hơn người nam”.

Tuy nhiên, một số sai biệt căn bản sau đây vẫn là tiêu chuẩn thông thường giữa nam và nữ.
Một là sức khỏe. Tính trung bình sức khỏe của nam giới vượt hơn nữ giới. Vì thế, tiêu chuẩn thi đấu thể thao của nữ luôn luôn được đòi hỏi thấp hơn của nam.
Hai là vóc dáng. Trung bình vóc dáng người nữ nhỏ nhắn hơn người nam. Nếu đi sâu vào phân tích giải phẫu cơ thể thì còn rất nhiều điểm khác biệt, bên cạnh hình thể, âm thanh người nữ cũng khác với người nam.
Ba là tâm lý. Tính chất đặc trưng của người nữ là kín đáo, rụt rè, kiên nhẫn, dễ xúc động, đa cảm, nhẹ về lý trí, trực giác mạnh. Đôi khi người ta còn gán cho người nữ tính ích kỷ, hẹp hòi.
Bốn là sinh lý. Sinh lý giữa nữ và nam có rất nhiều sai biệt để mỗi bên có thể thực hiện chức năng của mình. Các nội tiết tố, các thời kỳ hành kinh, cấu tạo não, tổ chức sinh dục... làm phân biệt rõ nét hai giới tính.

Nhưng ngoài cấu tạo sinh lý, những tiêu chuẩn khác không lấy gì làm cố định. Có những người nam mang nhiều tính chất của người nữ và ngược lại, cũng có những người nữ mang tính chất của người nam. Có những người nam yếu đuối, rụt rè, ích kỷ và cũng có những người nữ mạnh bạo, phô trương, rộng rãi.

Rất là dễ dàng để cho một người bị chuyển giới tính khi sinh sang một đời sống mới.
Nếu một người nam có tư tưởng khinh thường người nữ, có hành vi hạ thấp nhân phẩm phụ nữ. Kiếp sau, anh ta sẽ sinh làm người nữ trong một xã hội có truyền thống trọng nam khinh nữ để anh ta phải chịu đựng lại những đau khổ mà anh ta từng gây ra cho nữ giới.
Hoặc một chàng trai đa tình, suốt đời dẫm lên không biết bao nhiêu cuộc đời của phụ nữ, kiếp sau anh cũng sẽ làm được người nữ để chịu đựng sự bạc tình của người khác.

Ngay cả một người chồng tốt, chung thủy với vợ, nhưng đã làm cho vợ sinh đẻ quá nhiều. Kiếp sau anh cũng có thể trở lại làm người nữ để chịu đựng cái cảnh mang nặng đẻ đau đầy ý nghĩa.
Thông thường, một người nam chuyển thân làm nữ vẫn còn giữ lại nhiều tính chất của người nam như cứng rắn, dạn dĩ, xốc vác. Đôi khi họ tự cảm thấy bực bội vì thân thể nữ giới của mình.
Ngược lại, có những người nữ hăng hái làm việc từ thiện xã hội, xông xáo vào nơi nguy hiểm để cứu giúp nạn nhân, trong tâm thích được làm người nam để tiện làm việc thiện. Đời sau họ sẽ chuyển thân nam để tiện làm việc thiện, nhưng vẫn còn phảng phất một số tính chất của người nữ như dáng đi mềm mại, giọng nói trong thanh.
Có một số người chuyển giới tính ngay trong kiếp hiện tại. Đang là người nam, bỗng nhiên họ dần dần xuất hiện tính chất của người nữ như đổi giọng nói, ngực và mông to ra, vai và eo nhỏ lại. Hoặc một số người không bị biến dạng về hình thể nhưng luôn luôn mang một ý nghĩ mạnh mẽ rằng mình là người nữ, và đem lòng thương yêu những người nam (hiện tượng pédé).
Sự chuyển đổi giới tính này đều có nguyên nhân từ quá khứ. Hoặc là họ đã đủ duyên để làm nữ, khiến cho nghiệp thúc đẩy tâm lý, sinh lý (tuyến nội tiết) hoặc phẫu thuật đưa họ sang nữ giới ngay trong hiện tại. Hoặc sự trêu chọc kẻ á nam á nữ cũng tạo thành quả báo lưỡng tính không rõ rệt nơi một người.
Bình thường thì người nữ nhiều tình cảm hơn người nam, do đó, dường như người mẹ thương con nhiều hơn người cha. Tình thương của người mẹ là một hình ảnh đẹp đẽ muôn đời được loài người ca ngợi. Chính tình thương con sâu đậm của người mẹ làm cho người mẹ được phước rất nhiều mà đôi khi người cha không bằng được. Đó là nói trong phạm vi gia đình. Nhưng khi bước sang lãnh vực xã hội, người nam với tính chất hào phóng, gan dạ, xông xáo... đã chiếm ưu thế, đã đóng góp được nhiều công sức hơn người nữ, và do vậy, phước cũng nhiều hơn.



  • Trong Kinh Công Đức Tạo Tượng Phật có dạy như sau:
- Nếu người nữ nào hay tạo tượng Phật, thì hẳn không thọ lại thân phụ nữ. Giả như thọ thân, thì đó là bậc nữ lưu tôn quý đệ nhứt hơn hết. Nhưng các người nữ có năm thứ đức, những gì người nữ tạo tượng sẽ được, hơn cả nữ giới. Năm đức là gì?

  • Một là: Sanh nở con cái.
  • Hai là: Giòng dõi tôn quý.
  • Ba là: Bẩm tánh trinh lương.
  • Bốn là: Thể chất tướng mạo đẹp đẽ cả hai.
  • Năm là: Dáng vẻ mỹ mãn.

- Di Lặc! Tất cả người nữ có tám nhân duyên cho nên hằng chịu thân nữ nhiều đời. Thế nào là tám?

  • Một là: Yêu dấu thân nữ.
  • Hai là: Ham đắm dục lạc của người phụ nữ.
  • Ba là: Miệng thường khen ngợi dung chất nữ nhơn.
  • Bốn là: Lòng không ngay thẳng, che dấu việc làm.
  • Năm là: Chán nản chồng mình.
  • Sáu là: Cõi lòng nặng trĩu nhớ đến người khác.
  • Bảy là: Biết người có ơn nhưng mình bội nghịch.
  • Tám là: Trang sức tà ngụy muốn người mê luyến.

Nếu hay dứt hẳn tám điều như thế, tạo hình tượng Phật, mãi đến thành Phật, thường làm đàn ông. Chịu thân nữ nữa là điều vô lý.

- Di Lặc! Có bốn thứ nhân duyên, khiến những người nam chịu thân nữ nhơn. Thế nào là bốn?[55]

  • Một là: Dùng tiếng người nữ khinh cười gọi Phật, chư vị Bồ Tát, các vị Thánh nhơn.
  • Hai là: Với người giữ giới, đem lòng chê bai, nói rằng phạm giới.
  • Ba là: Ưa đi nịnh hót dối gạt người khác.
  • Bốn là: Thấy ai hơn mình tâm sanh ganh ghét.

Nếu đàn ông nào làm bốn việc trên, sau khi chết rồi ắt chịu thân nữ, lại phải trải qua vô lượng nỗi khổ trong các ngã ác. Nếu phát lòng tin sâu dày sám hối việc làm lúc trước và tạo tượng Phật, các tội như trên đều bị tiêu diệt, rốt ráo chẳng còn chịu thân người nữ.

- Di Lặc! Có bốn thứ nhân duyên, khiến những người nam chịu thân huỳnh môn[56]. Những gì là bốn?

  • Một là: Tàn hại hình dáng người và súc sanh.
  • Hai là: Đối với Sa môn gìn giữ tịnh giới mà nổi sân hận chế giễu chê bai.
  • Ba là: Tình nhiều tham dục, cố tâm phạm giới.
  • Bốn là: Gần người phạm giới, lại khuyên người phạm.

Nếu người nam nào trước làm điều này, sau khởi lòng tin tạo hình tượng Phật, mãi đến thành Phật chẳng chịu báo đó, thường làm đàn ông các căn đầy đủ.

- Di Lặc! Có bốn thứ nghiệp hay khiến đàn ông chịu thân hai hình[57], thấp hèn nhứt trong tất cả mọi người. Những gì là bốn?

  • Một là: Loạn dâm nhơ nhớp ở chốn tôn nghiêm.
  • Hai là: Với thân người nam mà đắm nhiễm bậy.
  • Ba là: Chính tự nơi mình làm việc dâm dục.
  • Bốn là: Mua bán nữ sắc cho những người khác.

Nếu chúng sanh nào làm các việc ấy, rất tự trách lỗi, hối chỗ phạm trước, khởi lòng tịnh tín tạo tượng Phật, mãi đến thành Phật, chẳng chịu thân ấy.

- Di Lặc! Lại có bốn duyên khiến những người nam, tâm họ thường sanh ái dục của nữ[58], thích người với mình làm chuyện đàn ông. Thế nào là bốn?
(Nghĩa câu này nếu hiểu rộng theo thời kỳ hiện đại này để chỉ những người Đồng Tính Luyến Ái, Gay, PeDe hay người Chuyển Giới muốn được làm thân nữ đễ gần gũi hành dâm cùng với người Nam)


  • Một là: Hoặc ngờ, hoặc giỡn báng bổ người khác.
  • Hai là: Ưa lối phục sức trang điểm của nữ.
  • Ba là: Làm chuyên dâm nhơ với người nữ bà con.
  • Bốn là: Thật không đức tốt, vọng nhận người lạy.
Do nhân duyên này khiến những đàn ông khởi những phiền não khác biệt như thế. Nếu như ăn năn những lỗi đã phạm, chẳng tạo lỗi mới, tâm sanh tin ưa tạo hình tượng Phật, tội kia đã diệt tâm nọ cũng dứt.


[55] Sau khi nói căn nguyên người nữ, do ái nhiễm nặng nên hằng chịu thân nữ. 

Tiếp đến Đức Phật dạy về căn nguyên người nam, do tạo bốn nghiệp sau chịu thân nữ. 

Kinh Báo Phụ Mẫu Trọng Ân dạy: “Đời trước thường hay lui tới tự viện cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tăng chúng, cho nên được thân nam tử.”. 
Đời nay nếu dùng giọng nữ réo gọi Thánh nhơn, chê người khác, nhỏ mọn ganh ghét người giỏi hơn mình... Tạo bốn nghiệp trên sau mất thân nam, phải chịu thân nữ. Văn trên nói đến “các vị Thánh nhơn” Thánh nhơn ở đây chỉ cho các bực Tu Đà Hoàn hướng, Tu Đà Hoàn quả, Nhứt Lai hướng, Nhứt Lai quả, Bất Hoàn hướng, Bất Hoàn quả, A La Hán hướng, A La Hán.

[56] Huỳnh môn: Tiếng Phạn gọi là Bát tra a tỳ đàm. Trung Hoa dịch là “người khuyết căn.” Trong luật có ghi năm loại huỳnh môn. 1. Sanh huỳnh môn: Từ khi sanh ra, tướng thì con trai, nhưng khuyết nam căn. 2. Huỳnh tàn huỳnh môn: Do vợ lớn vợ nhỏ ghen tương cắt bỏ khi tuổi còn ấu thơ. 3. Cát khước huỳnh môn: Do vua, quan, thâu người vào cung cấm, cắt bỏ để phòng bị thê thiếp cung nhơn. 4. Đố huỳnh môn: Do thấy người khác hành dục, khi đó thân căn sanh khởi. 5. Bán nguyệt huỳnh môn: Nửa tháng như người nam, nửa tháng không phải nam.

[57] Thân hai hình: Khi thì đàn ông khi thì đàn bà. Nghĩa là khi xúc chạm người nam, dục tướng dấy khởi, bỗng nhiên biến thành người nữ. Khi thân cận người nữ, dục tướng dấy khởi, bỗng thành thân nam. Trước đây, khi nghe nói và xem trong kinh nói đến điều này, chúng tôi rất phân vân chưa rõ hư thực thế nào. Về sau có người thuật lại cùng chúng tôi rằng “thân hai hình” lại có thật. Chừng đó chúng tôi mới tin chắc điều này. Đời trước tạo nhân nào, đời sau chịu quả ấy. Đức Phật là đấng Nhứt Thiết Trí biết suốt ngắn mé nghiệp tánh của chúng sanh. Điều Ngài nói ra không bao giờ sai lầm. Được nghe những lời Phật dạy, chúng ta hãy tránh tạo những cái nhân thấp kém như trên, để vị lai khỏi chuốc lấy quả báo thấp hèn như kinh đã dạy.

[58] “Tâm họ thường sanh ái dục của nữ”: Sự ái dục giữa nam nữ là một định luật vốn có tự ngàn xưa, không mấy ai tránh khỏi. Tuy vậy trong đạo phu thê phải có tiết độ chừng mực, vừa để bảo tồn thọ mạng, vừa bảo vệ hạnh phúc ở đời. Người nam nếu dâm dục thường xuyên, sau khi chết sẽ đọa địa ngục giường sắt cột đồng. Tự thấy mình nằm trên giường sắt, có những trụ đồng, gương soi biến thành chó cắn xé, thiêu đốt tội nhơn, tội nhơn chịu những thống khổ như thế trải qua nhiều kiếp. Những hành tướng này đều từ bốn đại, năm uẩn và tang thức biến hiện, không phải thật. Trời đặt để địa ngục như thế. Đạo lý của Phật thuyết minh vạn pháp duy tâm là vậy.




  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
Giáo Pháp nào có Tâm Bồ Đề là giáo pháp chân chính của Phật Thích Ca Mâu Ni.


  • Phật cũng dạy rằng "Thời Mạt Pháp, người nữ đa số tinh tấn siêng năng, tiến cảnh vượt bậc, người nam đa số say đắm sắc dục, làm loạn giáo pháp..."

Âu cũng là Nhân Quả từ những suy nghĩ không đúng vậy!
  • Thiện Tai! Thiện Tai!

  • Vạn Vật Duy Tâm Tạo,
  • Mạt Pháp Cũng Do Người!


  • Nguyện chúng sanh tu hành theo giáo pháp của Đức Phật đều là những người cuối cùng được giải thoát.
Đã là hi sinh vĩnh viễn rồi, thì thọ thân gì cũng đâu còn quan trọng nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét