Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Ý Trinh nói về những quy tắc trong nghệ thuật Bonsai


Nắm được các quy tắc cố hữu trong nghệ thuật Bonsai, bạn có thể tự do theo đuổi môn nghệ thuật cây cảnh đầy quyến rũ này.


Bonsai là một môn nghệ thuật đặc biệt dành riêng cho những người có thú chơi cây cảnh. Mặc dù không tuân theo bất cứ một phong cách truyền thống nào nhưng nghệ thuật Bonsai vẫn có những nguyên tắc riêng giúp tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho cây cảnh.

Nghệ thuật Bonsai và những quy tắc không thể bỏ qua 

Tìm hiểu các quy tắc cố hữu trong nghệ thuật Bonsai!
1
 Các quy tắc về chậu trồng

Để trồng cây cảnh Bonsai, bạn phải chọn một chiếc chậu có  chiều rộng bằng 2/3 chiều cao của cây, độ sâu bằng đường kính thân cây (trừ những loại cây có dáng rũ tự nhiên) và màu men hài hoà với màu sắc của hoa.
Ngoài ra, kiểu dáng của chậu cũng phải tương thích với kiểu dáng của cây, cụ thể là:


- Chậu hình chữ nhật hợp với cây có thế thẳng chứ không nhiều đường uốn éo.

- Chậu hình oval, hình tròn sẽ rất phù hợp với  loại cây có nhiều điểm uốn trên thân.



Chậu hình oval phù hợp với những cây có nhiều điểm uốn trên thân




- Với những loại cây Bonsai lớn thì cần được trồng trong những chiếc chậu hình chữ nhật mới cân xứng, hài hoà.


2
 Nguyên tắc chăm sóc cho cây cảnh Bonsai

Quy tắc sử dụng đất trồng
 :
Khi trồng cây cảnh theo nghệ thuật Bonsai, bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng lúc nhưng nhớ là phải trộn đều chứ không trồng theo nhiều lớp. Đồng thời, trong quá trình trộn đất, bạn cần phải nhặt sạch những hạt cát mịn, chỉ để lại những hòn đá thô, nhỏ.
Quy tắc tưới nước
Chỉ tưới nước khi cây thực sự cần chứ không được tưới nước theo lịch cố định nhưng khi trồng rau hay trồng cây ăn trái. Khi tưới nước, bạn phải tưới từ trên xuống để cấp nước từ từ, tránh trường hợp tưới ồ ạt khiến cây bị ngập trong nước và ảnh hưởng đến sự tích tụ muối của nó.


Chỉ tưới nước khi cây thực sự cần




Quy tắc bón phân
Tiến hành bón phân đầy đủ theo lịch của từng loại cây và tuỳ theo mục đích, chẳng hạn như để thúc rễ phát triển hay thúc mầm và lá…

                       
Các quy tắc chăm sóc khác


- Để tăng độ ẩm cho cây, bạn đặt chậu vào khay có nhiều nước và đá cuội, hoặc đặt chậu trên một chiếc ghế dài ẩm (lưu ý: cần tránh sự tích tụ của sương bám trên cây).

- Với hầu hết các loại cây cảnh được trồng theo nghệ thuật Bonsai, bạn nên cho cây tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Trừ những loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới thì bạn có thể trồng chúng trong nhà nhưng vẫn phải đảm bảo mức nhiệt phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.


3
 Những quy tắc về thân cây Bonsai


Về rễ cây:
Bạn cần trồng sao để một phần rễ cây uốn lượn nhô lên trên mặt đất, đồng thời không để lưu lại những nốt sần trên các đoạn rễ này vì chúng sẽ thú hút nhiều sự quan tâm của người nhìn.

 
Một phần rễ cây nhô lên trên mặt đất



                        

Về gốc cây:
Gốc cây Bonsai cần phải to và được tạo dáng xoè trên nền chậu để người xem có cảm giác như nó đang cố bám trụ giúp cây đứng vững.


Về thân cây:
Theo quy tắc, thân cây cần phải dài gấp 6 lần đường kính của rễ, được tạo dáng nghiêng về trước và nghiêng về phía bên phải người xem, đồng thời, thân cây có dáng thon từ dưới lên trên giúp tạo cảm giác đang vươn mình mạnh mẽ.
Khi uốn thân cây, bạn cần uốn sao cho các điểm uốn hướng về phía người xem chứ không mang hình ‘ức bồ câu’. Ngoài ra, số lượng điểm uốn không quá nhiều vì chúng sẽ làm mất đi sự tự nhiên vốn có.

Một thế Bonsai tuyệt đẹp




Về ngọn cây:
Một quy tắc bất di bất dịch trong nghệ thuật Bonsai là mỗi cây cảnh chỉ có một ngọn duy nhất. Ngọn cây luôn được tạo dáng phù hợp với hướng của gốc cây.
Riêng với những cây cảnh có hai thân, hai ngọn thì chúng phải được tách riêng rẽ ngay từ gốc chứ không để vượt cao rồi mới tách.

                       
4  Những quy tắc về nhánh cây


- Nhánh cây đầu tiên của cây cảnh trong nghệ thuật Bonsai phải nằm ở vị trí 1/3 chiều cao của thân (tính từ gốc lên) và hướng về phía trước để thu hút người nhìn.


- Tất cả các nhánh cây không được mọc ngang hoặc đâm ngang thân. Mặt khác, các nhánh liền kề không mọc về cùng một bên mà nên để so le, xen kẽ nhau và trên nhánh không được để lộ rõ các nút sần vì sẽ khiến người xem chú ý hơn cả.



Các nhánh cây so le nhau trông thật bắt mắt





- Đường kính của tất cả các nhánh cần phù hợp, hài hoà với đường kính thân cây, nếu dày quá 1/3 đường kính thân cây thì nhánh cây bị xem là quá khổ.

- Mỗi nhánh cây được tạo một kiểu dáng riêng và nên để một khoảng trống nhất định giữa các nhánh, tránh trường hợp để chúng mọc sát vào nhau.

- Tạo hình các nhánh cây theo hình tam giác lệch, trong đó, ngọn cây là biểu trưng cho trời, góc tam giác ở giữa tượng trưng cho người và góc tam giác dưới cùng biểu trưng cho đất.


Trên đây Ý Trinh trình bày là những quy tắc trong nghệ thuật Bonsai mà bất cứ người chơi cây cảnh nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn tạo thế đẹp và ý nghĩa cho cây cảnh của mình.



Các yêu cầu kỹ thuật trong khâu bón phân cho cây Bonsai


Bón phân cho cây Bonsai là một công việc tưởng đơn giản nhưng nếu không biết bón phân đúng kỹ thuật, chậu cây sẽ không phát triển theo lộ trình mong muốn.

Để cây Bonsai phát triển tốt thì đất, nước, không khí và hoạt động chăm sóc là những yếu tố cần thiết nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường sống dưới mức lý tưởng thì phân bón cũng có thể giúp cây thích nghi được với hoàn cảnh và phát triển đúng theo những gì mà bạn mong muốn.

Các yêu cầu kỹ thuật trong khâu bón phân cho cây Bonsai

Dưới đây là các yêu cầu kỹ thuật trong khâu bón phân cho cây Bonsai mà bạn nên ghi nhớ trong cẩm nang theo đuổi nghệ thuật Bonsai của mình.

Thời điểm bón phân thích hợp

Bonsai được trồng trong chậu với lượng đất ít ỏi nên khá nghèo nàn về dinh dưỡng, do đó, bạn cần phải thường xuyên bón thêm phân để cây có đủ điều kiện phát triển một cách tốt nhất. Một năm, bạn nên bón phân cho cây khoảng 2 lần vào mùa mưa và mùa khô, trong đó, lượng phân bón cho mùa mưa nhiều hơn mùa khô một chút nhé.

Lượng phân bón phù hợp

Liều lượng trong mỗi lần bón phân tuỳ thuộc vào tình trạng phát triển của cây, loại cây và tuỳ theo từng mùa khác nhau. Cụ thể là:
- Cây đang phát triển cần nhiều phân hơn cây đã trưởng thành và thành thục.
- Cây ra chồi quanh năm cần bón phân đều đặn, mỗi lần một ít. Ngược lại, những loại cây chỉ cho chồi non một đợt trong năm thì chỉ cần bón thúc lúc cây đã trưởng thành.
- Với loại cây thay lá thì nên bón nhiều phân sau mỗi đợt lá rụng để kích thích cây ra đợt lá mới.
- Bón nhiều phân cho cây vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ giúp kích thích thân cây và cành dày lên và cứng cáp hơn. Còn bón nhiều phân vào mùa mưa sẽ giúp lá tăng trưởng.
- Phân bón cho cây Bonsai cần là loại phân bón hỗn hợp được pha trộn sẵn các chất căn bản là Nito, Photpho và Kali theo tỷ lệ 50:30:20. Trong đó, Nito giúp cây tăng trưởng, Photpho giúp cây điều hoà tốt khả năng ra hoa, kết trái và Kali sẽ giúp cây tạo ra nhựa cho quá trình trổ hoa, sinh trái.

Pha trộn phân bón theo tỷ lệ phù hợp

Cách bón phân cho cây Bonsai

Khi bón phân cho cây Bonsai, bạn không được rải phân bón trực tiếp lên bề mặt đất mà cần phải hoà với nước (cứ một thìa cà phê phân bón sẽ hoà cùng 15 lít nước) để tưới đều cả lên cây và lên đất, hoặc tẩm nước rồi nhồi thành những viên nhỏ đặt trên bề mặt chậu.

Lựa chọn phân bón

Việc bón phân vô cơ hay phân hữu cơ phụ thuộc vào thời gian mà cây cần để đồng hoá các nguyên tố thành phần. Khi lựa chọn và sử dụng phân bón cho cây Bonsai, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thăm dò trước nhu cầu riêng của từng loại cây cụ thể.
- Lập kế hoạch bón phân chi tiết cho quá trình phát triển của cây.
- Thay vì bón phân, bạn có thể sang chậu và thay đất cho cây mỗi năm để nó có đủ dinh dưỡng tự nhiên cho sự phát triển, tránh được những rủi ro có thể gặp khi dùng phân hoá học.
- Không nên bón phân cho cây Bonsai vào thời điểm nóng nhất trog năm.
- Nếu sử dụng phân vô cơ, bạn chỉ nên bón một nửa liều lượng so với những gì mà nhà sản xuất khuyến cáo. Còn nếu sử dụng phân hữu cơ thì bạn cũng chỉ nên bón phân 2 lần trong năm vào đầu mùa mưa và cuối mùa khô.

Lựa chọn phân bón phù hợp


Vị trí bón phân

Khi bón phân bằng viên, bạn cần đặt phân ở khoảng giữa gốc cây với miệng chậu, bởi nếu đặt quá gần gốc thì có thể làm cháy rễ, còn đặt quá gần miệng chậu thì dễ bị nước tưới cuốn trôi ra bên ngoài.


Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp 


Rễ là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dáng cây cảnh và thế Bonsai. Để có một chậu kiểng đẹp, bạn cần phải biết cách tạo cho nó một bộ rễ nổi đẹp .


Không phải ngẫu nhiên mà các loại cây cảnh nói chung và cây Bonsai nói riêng có được một bộ rễ nổi đẹp hoàn hảo, tất cả đều phụ thuộc vào tay nghề khéo léo của người chơi cả đấy. Sau đây, hãy cùng Lamsao học cách tạo rễ nổi cho cây cảnh nhé.


Cách tạo rễ cho Bonsai và cây kiểng đẹp mê li
Chuẩn bị các thứ cần thiết
Trước khi tạo rễ cho cây, bạn cần chuẩn bị một số cọc, ghim và dây lạc từ loại tre non. Trong đó, cọc có đường kính bằng chiếc đũa, chiều dài khoảng 10 – 20 cm và vót ngọn một đầu; ghim có đường kính bằng chân nhang, chiều dài khoảng 12 cm, vót nhọn hai đầu, đồng thời xoắn và gập đôi ở giữa.
Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị thêm một vỏ dừa hoặc một ít cây lục bình.
Chọn thời điểm thực hiện
Bạn nên tạo rễ cho cây vào thời điểm cuối đông, đầu xuân (khoảng tháng 11 âm lịch) vì lúc đó thời tiết đã ‘êm ả’ dần, nắng không gắt, mưa cũng ít nên rất thuận lợi để cây thích nghi với ‘cơ thể’ mới.
Tạo rễ cho cây vào khoảng cuối đông, đầu xuân khi thời tiết dễ chịu

Các bước tạo rễ cho cây cảnh và cây Bonsai 2 -3 năm tuổi

Để tạo dáng cho rễ cây, bạn cần phải bứng nó ra khỏi chậu trồng. Trong quá trình bứng, bạn phải thật cẩn thận, tránh làm tổn thương rễ, nhất là những chiếc rễ dài vì đó là lợi thế để tạo nên những bộ rễ thật ấn tượng. Sau khi bứng, bạn bóc sạch đất bám trên rễ, tiếp đến, dùng một tay nâng thân cây, một tay đỡ bộ rễ và đặt ngược ngọn cây quay xuống để rễ cây lớn bé, dài ngắn xuôi theo một chiều. Sau đó, bạn đặt cây trở lại chậu, đặt phía trên lớp đất trồng rồi dùng cọc và dây lạc đã chuẩn bị để giữ cây ở vị trí cố định.
Bứng cây ra khỏi chậu

Tiếp tục, bạn xối nước vào toàn bộ gốc và rễ cây cho đến khi bộ rễ ‘trần trụi’ hoàn toàn. Đợi đến khi nước rút hết thì bạn bắt đầu sắp xếp lại những chiếc rễ theo ý mình, cứ xếp được rễ nào thì bạn cố định nó luôn bằng cọc và ghim.
Sau khi có được bộ rễ ưng ý, bạn rải đất bột khô vào chậu, xối nước một lần nữa cho đất bột ‘ẩn mình’ vào sâu bên trong các ngóc ngách. Tiếp đến, bạn cho thêm đất vào chậu sao cho vẫn lộ được một phần bộ rễ mới tạo và phủ lên trên mặt một lớp xơ dừa hoặc cây lục bình để giữ đất không bị trôi trong quá trình tưới tiêu.

Cách tạo rễ riêng cho những cây to và chậu lớn

Với những cây lớn thì khi tạo rễ, bạn không cần phải bứng toàn bộ cây mà chỉ làm ở chỗ nào thấy thiếu rễ mà thôi. Cách làm như sau:
- Tưới nhiều nước vào phần thiếu rễ để đất mềm ra.
- Moi hết đất ở chỗ bị thiếu rể rồi dùng tay thò xuống thăm dò. Nếu bạn bắt gặp chiếc rễ nào có thể rút được thì rút nó dần lên để lấp vào chỗ trống.
- Sau khi sắp xếp và banh sửa lại rễ xong, bạn tiến hành lấp đất đầy vào hố đã moi để giữ cố định những chiếc rễ mới.
- Cuối cùng là dùng mảnh vỏ dừa đã chuẩn bị để úp kín bảo vệ an toàn cho phần rễ mới.

Cách tạo rễ cho cây lớn trong chậu to
Trong trường hợp bạn yếu tay và sợ làm đứt rễ trong quá trình lôi rút thì có thể thay thế bằng cách dùng cây phụ, vừa tạo được rễ cho cây, vừa tạo được u nần ở gốc. Cách làm như sau:
- Bạn chọn cây phụ có thân tương ứng, bứng ra khỏi chậu rồi sửa sạch hết đất bám ở rễ và cắt tỉa bớt nhánh cho gọn.
- Moi hết đất ở chỗ cây thiếu rễ rồi đặt cây phụ vào, dùng dây lạt buộc cố định hai thân cây lại với nhau. Sau đó, bạn tiến hành sắp xếp để có được bộ rễ ưng ý nhất.
- Sau khoảng 3 tháng, khi cây phụ đã sinh trưởng bình thường thì bạn cần cắt bỏ phần trên của nó, chỉ để lại một đoạn thân vừa đủ để tiến hành quấn vòng cùng với gốc cây chính.
- Cuối cùng, bạn dùng hai mảnh tre già có độ dài khoảng 3 – 4 cm, một mảnh đặt ở mối cây vừa cắt, một mảnh đặt ở đối diện và áp chặt lại bằng dây kim loại. Bạn cứ quấn dây thật chặt và để thật lâu cho đến khi cây thích nghi được với cơ thể mới.


Cách tạo hình và chăm sóc Bonsai

Đối với bất cứ ai, để có được một tác phẩm Bonsai đẹp, bạn cần phải nắm vững những quy tắc, kỹ thuật cơ bản nhất trong việc tạo hình và chăm sóc để duy trì thế và bộ tàn cây được cân đối.


Biết cách tạo hình cho cây cảnh là một chuyện, nhưng biết cách chăm sóc Bonsai để nó duy trì được ‘phong độ’ mãi mãi thì lại là một chuyện khác. Do vậy, bạn không chỉ phải nắm được các kỹ thuật tạo hình mà còn phải học cách chăm sóc để những chậu Bonsai của mình luôn cân đối nhé.

Cách tạo hình và chăm sóc Bonsai đúng chuẩn người sành



Nguyên tắc tạo hình và cách chăm sóc Bonsai đẹp!

Tạo sự cân đối

Sự cân đối là yếu tố quan trọng trong bất cứ thế cây Bonsai nào. Một chậu cây đẹp cần phải cân đối từ cấu trúc, kiểu dáng cho đến sự kết hợp hài hoà giữa cây và chậu. Sau đây là một số nhân tố chính mà bạn cần phải lưu tâm trong quá trình tạo hình cho cây Bonsai:

Tạo rễ cây ăn lan

Một bộ rễ ‘vĩ đại’ nổi một phần lên trên mặt đất là nét đẹp đặc trưng nhất của nghệ thuật Bonsai, thể hiện sự trưởng thành và tính chất của cây. Để có được bộ rễ như thế, bạn cần phải tạo hình để nó bò rộng ra nhiều hướng quanh gốc và tạo cảm giác cây luôn có một chỗ tựa vững chắc.

Tạo sự cân đối trong dáng cây Bonsai

Tạo hình thân cây

Thân cây Bonsai muốn đẹp thì phải thon dần từ dưới lên trên (gốc tỏ, ngọn nhỏ) và được uốn nắn theo những hình thù đặc biệt, ý nghĩa. Đồng thời, sự trưởng thành và phong sương thể hiện ở chi tiết thân cây có độ dày dặn, sần sùi và màu sắc phù hợp cũng là điểm thú vị đầy thu hút của cây.

Tạo hình cành cây

Bằng phương pháp cắt tỉa, uốn nắn bằng dây kẽm, cành cây cần phải được tạo hình theo cấu trúc hài hoà xung quanh thân cây, hoặc tạo hình tuân theo các thế Bonsai cố hữu. Mặt khác, cũng giống như thân cây, các cành cây phải có sự thon gọn dần từ thân cho đến ngọn mới tạo ra sự mềm mại và uyển chuyển trong từng đường nét.
Trong quá trình cây phát triển, nếu có những cành cây mọc quá to làm mất sự cân đối thì bạn phải mạnh tay loại bỏ chúng. Đồng thời loại bỏ cả những cành mọc đâm ngang, cành mọc cùng chỗ hay mọc đối diện với một cành khác ở cùng một độ cao.

Cách tạo hình bằng dây kẽm

Bằng một sợi dây kẽm và sự khéo léo của mình, bạn hoàn toàn có thể thay đổi hướng của thân và nhánh cây sao cho hài hoà và tuân theo một thế Bonsai nhất định. Bạn có thể tạo hình cho cây xanh lá quanh năm bằng dây kẽm ở bất cứ thời điểm nào cũng được, nhưng riêng với một số loại cây như tùng, bách… thì thời điểm uốn nắn thích hợp nhất là vào khoảng cuối thu, đầu xuân. Còn đối với cây rụng lá, bạn chỉ nên uốn nắn và tạo hình, tạo thế vào thời điểm cuối xuân hoặc cuối thu mà thôi. Khi uốn, bạn cần lựa chọn kỹ càng những cành mềm, cành dẻo để tránh trường hợp cây bị trách nhánh nhé.



Cách quấn thân cây bằng dây kẽm

Sử dụng một sợi dây kẽm dài gấp 3 lần chiều dài của thân cây, cắm một đầu dây xuống đất chỗ gần gốc cây rồi quấn dần lên trên quanh thân theo một góc 45 độ, vừa quấn vừa uốn dần theo hình thù mà bạn mong muốn. Để yên tâm hơn, bạn có thể quấn thêm một sợi khác nhưng nhớ là quấn sát vào sợi đầu tiên và tuyệt đối không được quấn chồng chúng lên nhau nhé.

Cách quấn nhánh bằng dây kẽm

Khi quấn nhánh, bạn sử dụng dây kẽm mảnh và mềm hơn để tránh làm tổn thương nó. Bạn quấn bắt đầu từ dưới (chỗ nhánh tiếp xúc với thân), quấn dần lên ngọn cho hết nhánh chính rồi mới quấn tiếp đến nhánh phụ, cách quấn cũng tương tự như khi quấn thân, vừa quấn vừa tạo hình như ý muốn.
Sau khi quấn dây kẽm xong, bạn cần thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng mối quấn không làm hằn vết lên vỏ cây. Thời gian quấn tuỳ thuộc vào từng loại cây Bonsai, độ lớn, tuổi cây và sự cứng cáp của thân cành. Thường thì bạn có thể tháo dây kẽm sau khoảng 3 – 6 tháng đối với những loại cây rụng lá theo mùa và tháo sau 6 – 12 tháng với những cây xanh lá quanh năm. Khi tháo, bạn nên cắt dây thành từng đoạn nhỏ để tháo dễ dàng hơn và không làm tổn thương đến cây.

Sang chậu và thay đất cho cây cảnh

Sau một thời gian trồng cây Bonsai, bạn cần chuyển chậu và thay đất cho nó để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, nếu không thì cây sẽ có hiện tượng chậm lớn, kém sắc, thậm chí là nhiễm bệnh. Ở Việt Nam, thời điểm sang chậu và thay đất phù hợp nhất là trước mùa mưa (đối với miền Nam) và vào mùa xuân (đối với miền Bắc) vì đấy là lúc có thời tiết mát mẻ và cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc.


Cách sang chậy và thay đất cho cây cảnh
Cách làm như sau:
- Tạo một bầu đất xung quanh cây sao cho nó tách hẳn với thành chậu, sau đó tưới nhiều nước cho đất mềm ra rồi bạn chỉ cần nghiêng chậu sang một bên là có thể lấy bầu cây ra một cách dễ dàng.
- Mạnh tay cắt bỏ những chiếc rễ lớn và rễ già bằng một chiếc kềm sắc bén để vết cắt được gọn gàng chứ không bị dập nát. Đồng thời bạn cũng có thể tận dụng thời điểm này để cắt tỉa bớt cành, lá dư thừa đang làm hỏng dáng, thế của cây Bonsai.
- Cuối cùng, bạn tiến hành thay đất và trồng cây lại như bình thường.

Cách bón phân cho cây

Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, bạn phải bón phân định kỳ cho cây khoảng 1 – 2 tháng một lần với 20 – 30 gr Compomix và 5 – 10 gr phân NPK 20.10.10. Lượng phân bón chính xác phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của cây nhé. Riêng với cây trồng trong chậu thì cứ 3 – 4 tháng một lần, bạn thay đất cho nó bằng cách bỏ đi 1/4  - 1/3 lượng đất cũ và thay bằng hỗn hợp đất mới pha với phân bón lá Đầu Trâu.

Cách bón phân cho cây cảnh
Cách phun phân bón lá Đầu Trâu như sau:
- Phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 501 cùng với 1 lít nước trong thời kỳ cây đang lớn hoặc thời kỳ sau khi tiến hành cắt tỉa.
- Phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 701 cùng với 1 lít nước trong thời kỳ sau khi chuyển chậu.
- Phun dưỡng cây định kỳ 7 – 10 ngày một lần, mỗi lần pha 1 – 2 gr Đầu Trâu 901 cùng với 1 lít nước.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét