Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ý Trinh và Buddha : Tôn giả Tu Bồ Đề


IV.- TU BỒ ĐỀ


須菩提-解空第一

空生的吉兆


  大聖佛陀對宇宙人生所發表的言說,其數之多,真是浩如煙海,無有邊際。不容懷疑的,佛陀所有的教法中,皆是以大乘法為中心,在大乘法中又以般若為中心。什麼是般若?最好的解釋,就是覺知「空」的智慧。

  空,太玄妙了,太難懂了,說「有」不是,說「無」也不是。空,不是用言說,也不是用心思可以懂的道理。在佛陀座下,一千二百五十個大阿羅漢的弟子中,真正能懂得空的道理,真正能體證到空的妙義的,就是解空第一的須菩提尊者。

  說起須菩提,我們從他初生的吉兆來看,就知道他是一位不平凡又很奇特的人物。

  原來,尊者誕生的那一天,家中所有的財寶、用具都忽然不見了,全家人都非常的憂心,所以很快的請相師回來卜卦。相師卜卦後,說道:

  「這是一件可喜的事,你們家所生的是貴子,室中金銀寶物在貴子初生時會一切皆空,這象徵著他是解空第一人呢!就為他取名『空生』吧!這是大吉大利的事,他將來不會為世間的名聞利養所束縛,就是為他取名『善吉』也好。」

  相師的話,安定了全家人的心,從此,尊者的大名,有人稱他「空生」,也有人稱他「善吉」,直到三天以後,尊者家中的財寶和用具,才又恢復原狀。解空第一的尊者,初生的徵兆,真是稀奇萬分,古今難得的事。

(http://sites.google.com/site/terrycomic2/Untitled-10.jpg)

IV.-Tôn giả TU BỒ ĐỀ

(Subhuti)

(Thể nhập diệu lí “KHÔNG” hơn ai hết)


1.- ĐIỀM ĐẠI CÁT CỦA BÉ KHÔNG SINH:

Trong kho tàng giáo lí của đức Phật, những phát biểu về vũ trụ nhân sinh đã chiếm một địa vị đáng kể, trong đó, có thể nói rằng, giáo lí Bát Nhã là quan trọng nhất. “Bát Nhã” là gì? Ta có thể giải thích một cách giản dị và đúng đắn nhất, đó là tuệ giác về tính KHÔNG.

Không? Đó là một đạo lí huyền diệu, khó hiểu, nói có đã không đúng mà nói không cũng không phải, vi nó thoát ra ngoài cặp ý niệm đối đãi có và không; không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, mà cũng không thể dùng trí suy nghĩ để hiểu được. Tăng đoàn của đức Phật có đến 1250 vị tì kheo chứng quả A La Hán, nhưng có thể nói, người hiểu thông suốt diệu lí không hơn hết và thể chứng được diệu lí ấy, là tôn giả Tu Bồ Đề.

Nói tới Tu Bồ Đề, chúng ta cũng nên biết đén cái điềm lành trong lúc tôn giả vừa được sinh ra đời, để thấy rằng tôn giả vốn đã có cái cốt cách phi phàm từ lúc sơ sinh. (Tu Bồ Đề quê ở thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, vốn là cháu gọi trưởng giả Tu Đạt [Sudatta] bằng bác ruột. 

Tu Đạt là người thành Xá Vệ [Sravasti - Savatthi], đã xây tu viện Kì Viên [Jetavana] để cúng dường Phật và giáo đoàn dùng làm cơ sở tu học và hành đạo đầu tiên ở nước Kiều Tát La [Kosala]. Nhưng cũng có thuyết nói rằng, tôn giả Tu Bồ Đề sinh tại thành Xá Vệ, là em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc [Anathapindada - Anathapindika]. - Chú thích của người dịch).

Nguyên lai, ngày mà tôn giả vừa được sinh ra, bỗng nhiên bao nhiêu của cải, vật dụng trong nhà đều biến mất. Mọi người rất lo lắng, tức tốc cho mời thầy tướng số về để xem sự thể tốt xấu ra sao. Xem quẻ xong, thầy nói: 

“Đây là việc rất đáng mừng. Trong nhà quí vị vừa sinh được quí tử. Lúc vị quí tử này mới được sinh ra mà tất cả vàng bạc châu báu đều trở thành không, đó là điềm đại cát, trong tương lai chắc chắn cậu ấy sẽ không bị danh lợi của thế gian trói buộc. Vậy chúng ta có thể đặt tên cho cậu bé là Không Sinh, hoặc Thiện Cát”.

Mọi người trong nhà nghe vậy mới yên lòng. Ba ngày sau, bỗng dưng mọi của cải, vật dụng trong nhà đều hiện lại nguyên trạng như cũ. Từ đó, tên của tôn giả, có người gọi là Không Sinh, có người gọi là Thiện Cát. 

Cái điềm lạ này thật là cổ kim hi hữu.

布施的小慈善家

  須菩提幼年的時候,還沒有皈依佛陀以前,對世間的看法以及待人處世,就已與眾不同。

  他生長在富有的家庭裏,父母對他是萬分的愛護,但他從小就不願做金銀財寶的奴隸。父母給他的金錢,也是隨時來隨時去的拿了救濟窮困的人。在路上若遇到衣不蔽體的乞丐,甚至會把身上穿的外衣脫下來布施給人,自己只穿著短衣短褲跑回家。

  他的父母不是吝惜金錢,但對愛子的作風,常常不能同意,有時就把他叫到身邊,訓誡道:

  「空生!你這樣的行為真不好,自己的錢,也不問什麼理由,就拿了給人;衣服是自己穿的,你脫給人,光著身體多難看!」
  須菩提溫和、恭敬的向父母回答道:

  「我不知道什麼原因,在我心中,覺得世間上一切都與我息息相關,一切人好像和我同一個身體。人是赤裸裸的生下來,為什麼赤裸裸的就不好呢?把自己的東西給人,人和我有什麼不同呢?」

  他的父母聽完須菩提的話後,不高興的說道:

  「你這孩子真古怪,自己有錢不知道用,自己有衣不知道穿,反而說出那些莫名其妙的道理,也不怕人家笑。從今以後,你若再不改,索性把你關在家中,不讓你出去!」

  但須菩提仍然不改他樂善好施的天性,父母就把他關在家中,這正是須菩提的幸運,之後他每天待在家中閱讀思維當時印度宗教和哲學的書籍,使他對人生的問題,有了更進一層的覺悟,他常常自豪的對父母說:

  「宇宙中一切森羅萬象,好像都映現在我心中,可是,我的心中又像空無所有似的。假若世上沒有大智大覺的聖人,誰也不夠資格來和我討論解脫者的心境,誰也不明白我心中的世界。」

  年輕的須菩提,父母聽了他的豪語,再想到他初生時家中一切皆空的奇事,奇人奇話,父母心中也不禁對愛子暗暗稱奇。

2.- NHÀ TIỂU TỪ THIỆN:

Khi còn niên thiếu, chưa qui y với đức Phật, cậu bé Tu Bồ Đề đã có cách nhìn đời cũng như các đối xử với người thật là khác biệt, không giống như mọi người. Tuy sinh trưởng trong một gia đình giàu có, được cha mẹ nuông chìu cưng quí, nhưng cậu không để cho mình trở thành một kẻ nô lệ cho vàng bạc của cải.

 Bao nhiêu tiền bạc do cha mẹ cho, cậu đều tìm dịp để giúp đỡ cho những kẻ nghèo khó. Có lúc giữa đường thấy người ăn xin, áo không đủ che thân, cậu liền cởi ngay áo ngoài của mình tặng cho, còn cậu thì chỉ mặc áo lót quần cụt trở về nhà. 

Cha mẹ cậu tuy không phải là hạng người keo kiệt, nhưng thấy tác phong của con mình như vậy thì không bằng lòng, đã có lúc gọi cậu lại để trách mắng:

- Không Sinh! Con đã có những hành động không đúng! Tiền bạc của mình cứ đem cho người mà không cần cân nhắc; y phục đang mặc cũng cởi ra cho người, rồi để thân trần như vậy đi ngoài đường làm sao mà coi cho được!

Tu Bồ Đề cung kính thưa:

- Thưa cha mẹ! Chẳng biết vì nguyên nhân gì con cảm thấy từ thâm tâm rằng, tất cả những gì trên thế gian đối với con đều có mối quan hệ mật thiết, tất cả mọi người cùng với con như có đồng một thân thể. Người ta và con đâu có gì khác nhau, cho nên đem những gì của mình để cho người ta cũng đâu có gì là không đúng.

Nghe Tu Bồ Đề nói thế, cha mẹ cậu lại càng bực mình:

- Thằng này thật là kì cục! Có tiền mà không biết xài, có áo mà không biết mặc, lại còn nói ngông, chẳng sợ người ta cười cho. Từ nay về sau, nếu không sửa đổi thì sẽ nhốt trong nhà, không được ra khỏi cửa!

Nhưng Tu Bồ Đề đã không thể sửa đổi được cái “thiên tính” ấy được, vẫn tiếp tục bố thí, cho nên bị cha mẹ nhốt luôn trong nhà, không cho đi đây đi đó nữa.

Nhưng sự việc đó lại trở thành vận may cho cậu, vì nhờ dịp này cậu có thì giờ đọc và nghiền ngẫm tất cả những sách vở về triết học và tôn giáo hiện hành trên toàn lãnh thổ Ấn Độ; do vậy, cậu đã có một kiến thức thật rộng rãi về các vấn đề nhân sinh. Cậu thường lấy làm tự hào thưa với cha mẹ:

- Vạn tượng dầy đặc trong trong vũ trụ như đều hiện rõ trong tâm con, nhưng trong tâm con lại dường như trống rỗng, không hề có vật gì cả. Nếu trên thế gian này không có một bậc thánh đại trí đại giác thì ai cũng không đủ tư cách để cùng với con thảo luận về tâm cảnh của người giải thoát; ai cũng không thể thấy rõ được cái thế giới ở trong tâm con.

Tu Bồ Đề trẻ tuổi mà đã có những lời nói sâu xa! Cha mẹ cậu nghe thế lại nghĩ đến sự kì lạ ngày nào lúc cậu mới ra đời. Miệng của kẻ bất phàm không khỏi phải nói ra những lời bất phàm. Cha mẹ lấy làm sửng sốt, lạ lùng cho người con cưng quí của mình.

歸投佛陀的座下

  有一次,佛陀在須菩提的故鄉佈教,鄉人紛紛傳說,說佛陀是一切智人,論到智慧,世間上沒有人能夠和佛陀相比。
  這樣的議論早就傳到須菩提的耳中,而且,他的父母跟隨鄉人,都皈依了佛陀。

  須菩提家中,一向信仰傳統的婆羅門教,現在父母為什麼跟隨鄉人輕易的改宗呢?這時,輪到須菩提覺得他的父母奇怪了。
  有一天,須菩提的父親向他說道:

  「空生!你常常自以為很有智慧,已經了解到人生的真理,但你和佛陀相比就差得太多。佛陀不但有大智慧,而且有大慈悲和大神通,自從佛陀來到本地,全鄉的人差不多都皈依佛陀。還想恭請佛陀到家中供養,希望你在佛陀面前,能息下狂妄的心。」

  須菩提心中很不服氣,他回答道:

  「你們眼中的佛陀,自是一切智人,但在我眼中,也許就很平凡了。」

  須菩提雖然這麼說,但佛陀究竟是怎麼樣的人?為什麼會有那麼大的感動力?在須菩提一向平靜的心湖中,掀起了巨大的浪花,他等不及佛陀到他家中受供時再見佛陀,他想,萬一佛陀很忙,不能來怎麼辦?所以在這一天的夜晚,須菩提便偷偷的先去看看佛陀的樣子。

  夜晚涼風習習,一輪上弦的月亮彎彎的高掛在空中,星星在閃爍,好像竊笑著好奇的須菩提。

  須菩提獨自走到佛陀說法的地方,佛陀正坐在高高的法座上說法,四周亮著火把,下面跪著的是千萬聽眾,呀!佛陀的身後好像還放出光明!

  這不像是人間的人,這相貌太圓滿了,太莊嚴了,佛陀應化的身相,實在超過須菩提的想像之外。

  大地是寧靜的,千萬的聽眾都屏氣凝神,不敢有聲,這時只有佛陀的法音在宣流著。

  佛陀說:「世間是不應該相爭的,本來就沒有人我的分別,大家合起來就是一體。」
  「一切法都是從因緣和合而生的,沒有一項東西能獨立存在。我和一切法既是互相依賴生存,施慈悲恩惠給眾生,看起來像是為人,其實對自己有著莫大的利益!」

  佛陀的法音非常的慈和,佛陀說的道理令須菩提很感動。須菩提擠在大眾中,偷偷的向佛陀合掌,表示敬意。
  佛陀說法以後,回到信眾準備的靜室中休息,須菩提徘徊在門口,他想會見佛陀,但又沒有勇氣。

  佛陀像是知道須菩提的心意,站在門口問道:
  「你是誰呀!到我房中來坐,我和你談談!」
  「我是須菩提,希望佛陀收我做出家的弟子!」

  「呵!須菩提就是你,我早就聽說你是村中最聰明的青年。很好,真正聰明的人,對佛法也才能真正的信受奉行。你父母知道嗎?」佛陀慈悲親切的問。

  「我想我父母知道一定會很歡喜,我很榮幸得到佛陀做我的老師。」

  佛陀很喜歡須菩提,從此須菩提成為佛陀僧團中傑出的弟子。

3.- QUAY VỀ NƯƠNG TỰA PHẬT:

Lần nọ, đức Phật đến giáo hóa tại thôn xóm của Tu Bồ Đề. Người làng loan truyền cho nhau biết rằng đức Phật là bậc Nhất Thiết Trí, nói về trí tuệ thì trên thế gian này không ai có thể so sánh được.

Những lời bình luận trên rồi cũng đến tai Tu Bồ Đề; vả lại, chính cha mẹ chàng cũng theo người làng, cùng đến qui y với đức Phật.

Truyền thống tín ngưỡng của gia đình Tu Bồ Đề là Bà la môn giáo, nhưng bây giờ, tại sao cha mẹ lại theo người làng mà thay đổi tín ngưỡng một cách dễ dàng như vậy? Đến lượt Tu Bồ Đề lại lấy làm lạ lùng về cha mẹ mình.
Một hôm, phụ thân gọi Tu Bồ Đề bảo:

- Không Sinh! Con thường tự cho mình có trí tuệ, hiểu rõ được chân lí đời người, nhưng theo cha thì đối với đức Phật, con vẫn còn thua rất xa. Đức Phật không những là bậc đại trí tuệ mà còn là bậc đại từ bi, lại là bậc đại thần thông nữa. Từ hôm đức Phật đến địa phương ta giáo hóa, hầu hết người làng đều qui y theo Người. Cha định nay mai sẽ thỉnh Phật về nhà ta để cúng dường. Cha hi vọng rằng, lúc đó, ở trước mặt Người, tâm cuồng vọng của con sẽ tiêu mất.

Tu Bồ Đề vẫn tỏ vẻ không phục:

- Đức Phật trong con mắt của phụ thân là bậc nhất thiết trí, nhưng trong mắt của con thì ông ta cũng chỉ là người bình thường mà thôi.

Tuy ngoài miệng nói thế, nhưng trong thâm tâm, Tu Bồ Đề vẫn cảm thấy có điều gì thắc mắc, hơn nữa, cái “điều gì” đó còn làm cho chàng chấn động mạnh. Thật ra thì Phật là người như thế nào? Tu Bồ Đề tĩnh tọa, và khi tâm ý đã tĩnh lặng thì những bọt sóng lại cuồn cuộn nổi dậy trong lòng. Chàng suy nghĩ, nếu chờ đến khi đức Phật đến nhà thọ trai mới tương kiến, giả như lúc đó vì quá bận rộn mà Người không đến được thì sao! Cho nên, không thể chờ đợi được, ngay đêm hôm đó, chàng quyết định lén cha mẹ đến nơi Phật ngự để dò xét xem Người là người thế nào.

Đêm hôm đó trời trong gió mát, trăng thượng huyền treo tỏ rỏ trên không trung, muôn vì sao nhấp nhánh như có ý chế riễu chàng trai hiếu kì Tu Bồ Đề. Chàng một mình tìm đến chỗ Phật đang thuyết pháp. Lúc đó Ngài đang ngồi trên pháp tòa cao, bốn phía đèn đuốc sáng trưng. Hàng ngàn dân làng đang ngồi chung quanh pháp tòa, Chàng nhìn đức Phật. Ôi! Đó có phải là một người bình thường ở thế gian không? Tướng mạo của Người sao mà viên mãn quá! Trang nghiêm quá! Chói sáng quá! Thật là ngoài sức tưởng tượng của chàng! Người đông thế mà yên lặng vô cùng, hình như chẳng có ai dám thở mạnh, chỉ có pháp âm của Phật là nghe rõ mồn một mà thôi. Chàng nghe Phật dạy:

- Mọi người chúng ta đều chung cùng một bản thân. Bản thể ấy không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có một vật gì có thể tự nó tồn tại độc lập được. Ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem lòng từ bi và những ân huệ để bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ như là vì người, mà thật ra thì chính ta cũng có được ích lợi lớn lao ...

Pháp âm của đức Phật vô cùng từ hòa, êm dịu và những lời dạy của đức Phật vừa rồi càng làm cho Tu Bồ Đề cảm động. Từ trong đại chúng, chàng len lén chắp tay hướng lên đức Phật, tỏ lòng cung kính.

Sau buổi pháp thoại, đức Phật trở về tịnh thất được dọn sẵn để nghỉ ngơi. Tu Bồ Đề lén theo sau, muốn hội kiến với Phật mà không đủ can đảm, cứ đứng thập thò ở cửa tịnh thất.

Như thấu được tâm ý của Tu Bồ Đề, đức Phật lên tiếng:

- Vị nào đó? Xin mời vào phòng để chúng ta cùng nói chuyện.

- Bạch Thế Tôn! Dạ con đây! Con là Tu Bồ Đề, xin Thế Tôn thâu nhận cho con được xuất gia làm đệ tử của Người.

- Thế à! Thì ra Tu Bồ Đề là ngươi. Ta nghe nói ngươi là một thanh niên thông tuệ nhất trong địa phương này. Tốt lắm, người thông tuệ thì mới có thể tin nhận và hành trì giáo pháp một cách chân chính. Vậy việc này song thân ngươi đã biết chưa?

- Bạch Thế Tôn! Con nghĩ rằng khi song thân con biết việc này thì sẽ vô cùng hoan hỉ. Con rất vinh hạnh được thờ Thế Tôn làm thầy.

Đức Phật hoan hỉ chấp nhận. Từ đó Tu Bồ Đề mặc áo cà sa và trở thành một đệ tử kiệt xuất trong tăng đoàn của đức Phật.

乞富不乞貧

  須菩提出家以後,過著三衣一缽的生活,每天上午到街坊上托缽乞食,下午就跟隨佛陀聽教參禪。

  比丘們每日出外托缽乞食,總是遵照佛陀的法則,次第行乞,一個個,一排排,無論人家施捨與否,都必須經過。
  可是須菩提過乞食的生活,總和大眾不同,一離開精舍,他就與大眾分道而行,總是一個人威儀齊整,行止安詳的去找乞食的對象。

  諸比丘起初對須菩提沒有留心,但日子一久,發覺須菩提的行動有些奇怪。大家一注意,才知道是怎麼一回事。
  原來,須菩提乞食行化,總愛到富有人家裏,見到房屋矮小,或是知道經濟窮困的人家,他決不去托缽。無論多遠的路途,他都要趕到富貴的人家去,否則,他寧可餓著肚子不行乞。

  有一次,在毘舍離的國境內,有一位比丘在路上向須菩提取笑道:
  「窮在眼前無人問,富在深山有遠親。其實毘舍離的都城都是殷商富戶,不知尊者今天看得起哪一家?」

  須菩提聽後,向那位比丘看了一看,然後解釋道:
  「大德!我不是看不起窮人,或許真正同情貧窮者的就是我哩!的確,我是發願只向富者行乞,不向窮人托缽,這是我的苦心,還請道友原諒。」
  「尊者乞富不乞貧,每天營養充分,難怪尊者身體這麼健壯!」

  「大德!請你不要這麼說!」須菩提溫和的詳細說明他乞富不乞貧的原因道:「我向富人行乞,決不是為了貪圖美味珍餚,如果好吃,也不須出家學道。為什麼我不到窮人的家裏托缽?因為窮苦人家,自己的生活都難以維持,哪裏還有多餘的飲食供養我們?即使他們願意發心,也只是心有餘而力不足。我們沒有糧食救濟他們,哪能再去增加他們的負擔?反之,向富人乞食,區區一餐之施,在富者毫無所謂。我所以乞富不乞貧,就是為了這個原因。」

  須菩提把他的看法表明以後,那位取笑須菩提的比丘,才無話可說。

  在僧團中和須菩提有相反作風的人,是大迦葉尊者,須菩提是乞富不乞貧,而大迦葉是乞貧不乞富。須菩提很不解大迦葉的用心,有一次閒談時就問他道:
  「尊者大迦葉!你乞食的態度和我正好相反,我很無禮的請求你告訴我是什麼原因?」

  「尊者須菩提!」大迦葉解釋道:「我們是出家的沙門,守道行法,這就是人間的福田,我們受人間的供養,是給他們增長福慧的機會。我向貧窮者乞食,讓他們種福田,免除他們將來的窮困,富人們的福多,我們何必錦上添花?」
  大迦葉尊者的話,一方面像是為自己解釋,一方面又像是向乞富的須菩提說教。須菩提聽後,點點頭,他不強人同己,說道:
  「乞富、乞貧,都是為了利益眾生,尊者!佛法裏方便有多門,我們可以各行其道,其實這都是佛陀的教法。」

  須菩提和大迦葉乞食的作風,成為強烈的對比,他們的說話和乞食的態度,給佛陀知道以後,對兩個人都不贊成,曾呵斥他們心不均平,都不合乞食法。

  真正的乞食法,是不擇貧富,不分穢淨,嚴肅威儀,次第行乞。

  大迦葉比較固執,苦行的色彩非常濃厚,他是從來不願捨棄苦行,可是須菩提,對於佛陀的指示百依百順,以後就自己修正了乞富不乞貧的態度,他對佛陀的教示,都是感恩的接受。

4.- XIN ĂN NHÀ GIÀU, KHÔNG XIN ĂN NHÀ NGHÈO:

Sau khi xuất gia với ba y và một bình bát, mỗi ngày, buổi sáng Tu Bồ Đề vào phố khất thực, buổi chiều thì theo Phật nghe pháp, tham thiền.

Về việc khất thực, tăng chúng đều tuân theo pháp chế thứ đệ hành khất của Phật mà thi hành. Quí vị tì kheo, vị này tiếp nối vị kia, đi thành hàng một, hết nhà này đến nhà khác, dù thí chủ có cúng dường hay không cũng đều phải tuần tự đi qua, không được chọn lựa, bỏ sót. 

Nhưng riêng Tu Bồ Đề thì ngày bắt đầu vào nếp sinh hoạt khất thực đã không thi hành pháp chế ấy giống như đại chúng. Mỗi sáng khi ra khỏi tu viện, Tu Bồ Đề liền rẽ ra một lối khác, nhắm đối tượng đã được chọn trước để đi đến thẳng đó mà khất thực.

 Lúc đầu đại chúng không ai để ý, nhưng về sau họ đã phát giác được hành động khác lạ ấy của Tu Bồ Đề. Lúc ấy đại chúng mới biết được rằng, Tu Bồ Đề đi khất thực, chỉ chọn những nhà giàu có mà tới, nếu thấy nhà nào nhỏ hẹp, hoặc biết rằng trong gia đình ấy kinh tế cùng quẫn thi nhất định không dừng lại. Dù có phải đi thật xa để đến một nhà giàu xin ăn, tôn giả cũng vẫn đi, bằng không, thà hôm đó chịu nhịn đói chứ không đế xin ăn ở nhà nghèo.


Một hôm, trên đường phố Tì Xá Li (Vaisali - Vesali), một vị tì kheo đã cười mỉa hỏi Tu Bồ Đề:

- Kẻ nghèo dù có ở trước mặt cũng không ai thèm hỏi tới, người giàu dù ở sâu trong rừng núi cũng có kẻ đến làm thân. Ở thành Tì Xá Li này toàn là nhà giàu có, chẳng hay hôm nay đại đức đã tìm ra được nhà nào chưa?

Tu Bồ Đề đáp:

- Thưa đại đức! Không phải tôi không để ý đến người nghèo, trái lại còn có thể nói tôi luôn luôn đứng về phía những người nghèo. Sở dĩ tôi chỉ đến xin ăn ở những nhà giàu mà không đến những nhà nghèo, thực sự là vì tôi có tâm nguyện riêng, xin đại đức hiểu cho.

-Đại đức chỉ muốn tới cửa nhà giàu mà không thèm đến nhà nghèo là vi đại đức muốn ngày nào cũng được ăn uống sung sướng, đầy đủ bổ dưỡng, hèn chi thân thể của đại đức trông tráng kiện, mập mạp như thế kia!

- Thưa đại đức! Xin đừng nói như vậy! Tôi đến nhà giàu khất thực không phải là vì để được ăn những món ngon vật lạ. Nếu cần ăn uống sung sướng thì tôi đâu cần phải xuất gia học đạo. Nhưng vì sao tôi không đến khất thực ở những nhà nghèo? Tại vì người nghèo khổ tự nuôi lấy gia đình họ đã khó khăn, vất vả rồi, làm sao có dư để cúng dường cho chúng ta! Dù họ có muốn muốn tự ý phát tâm thì họ cũng chỉ có lòng mà sức thì không đủ. Chúng ta đã không có lương thực để giúp đỡ họ thì thôi, lại còn bắt họ phải chịu thêm gánh nặng hay sao! Trong khi đó, đối với những người giàu có, một bữa cơm cúng dường cho ta đâu có đáng kể gì. Bởi vậy mà tôi tâm nguyện rằng chỉ đến khất thực ở nhà giàu mà không đến người nghèo.

Nghe Tu Bồ Đề nói rõ tâm nguyện, vị tì kheo kia không còn biết phải nói năng làm sao nữa.

Trong tăng đoàn, người có tác phong tương phản với Tu Bồ Đề là tôn giả Đại Ca Diếp (Mahakapasya - Mahakassapa). 


Trong khi Tu Bồ Đề chỉ xin ăn nhà giàu, không xin ăn nhà nghèo, thì Đại Ca Diếp lại chỉ xin ăn nhà nghèo mà không xin ăn nhà giàu. Tu Bồ Đề không hiểu được tâm ý của Đại Ca Diếp ra sao, cho nên một hôm nhân lúc nhàn đàm, tôn giả đã hỏi Đại Ca Diếp:

- Thưa sư huynh! Quan niệm khất thực của sư huynh là trái ngược với tôi. Vậy tôi xin vô lễ được hỏi nguyên nhân tại sao.

Đại Ca Diếp giải thích:

- Chúng ta xuất gia làm sa môn, giữ đạo và hành trì giáo pháp, đó là ruộng phước cho người đời. Chúng ta thọ nhận sự cúng dường của thí chủ là tạo cơ hội cho họ làm tăng trưởng phước huệ. Sở dĩ tôi chỉ đến khất thực ở những nhà nghèo là vì tôi muốn cho họ gieo trồng phước đức, nhờ đó mà họ sẽ thoát được cảnh nghèo khổ trong kiếp vị lai; còn người giàu vốn dĩ họ đã có nhiều phước báo, vậy hà tất chúng ta phải thêm hoa cho gấm!

Lời giải thích của tôn giả Đại Ca Diếp vừa có vẻ như biện bạch chính mình mà cũng vừa có vẻ như muốn thuyết phục Tu Bồ Đề. Nghe xong, Tu Bồ Đề gật đầu đồng ý, và vì không muốn người khác phải theo quan niệm của mình, tôn giả nói:

- Xin ăn nhà giàu hay nhà nghèo cũng đều vi lợi ích cho chúng sinh. Thưa sư huynh! Trong Phật pháp có nhiều cánh cửa phương tiện, chúng ta mỗi người có thể hành trì theo hạnh nguyện riêng của mình, vì chung qui cũng đều là giáo pháp của Phật.

Thái độ khất thực cũng như những lời đối đáp giữa hai tôn giả Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp đã trở thành hai mũi nhọn đối chọi nhau. Đức Phật biết được việc này và không đồng ý với cả hai vị. Phật quở trách cả hai vị là đã khất thực không đúng với giáo chế. Khất thực đúng phép phải là thứ đệ hành khất, không được lựa chọn giàu nghèo, không phân biệt dơ sạch, và oai nghi lúc nào cũng phải nghiêm túc.

般若會上涕淚悲泣

  須菩提在佛陀的僧團中,修道聞法,非常熱心。尤其是四處十六會的般若法會,須菩提如不去其他的地方教化,從不缺席。

  有一次,佛陀在祇園精舍預備講說《金剛般若》的時候,千百位弟子從城中托缽乞食回來,都次第的圍繞在佛陀四周,佛陀先是閉目靜坐,沒有人敢提出問題向佛陀發問。

  這時,須菩提了解到佛陀的心意,便從大眾中站立起來,披搭著露出右肩的袈裟,向佛陀頂禮後,恭敬的問道:

  「佛陀!弟子們都知道佛陀是最善於愛護我們的,但是對於善男信女如何安住於菩提心?以及紛擾的妄念,如何才能降伏?懇求佛陀慈悲,為大眾宣說!」

  對須菩提的發問,佛陀很歡喜,稱讚他了解與會大眾的根機。佛陀回答說:

  「如何安住於菩提心,不受妄念的紛擾,就是在布施時,要行無相布施;在度生時,要行無我度生,就照這樣安住,照這樣降心!」

  『無相布施,無我度生』,須菩提深深了解到這樣的道理和義趣,他感激佛陀的法恩,歡喜得涕淚悲泣,他長跪在佛陀座前說道:

  「佛陀!自從我做人以來,如此甚深微妙的法理,還是第一次聽到。從此,我、法的二執,再也不能纏繞我;我、人、眾生、壽者的四相,再也不能束縛我。離一切執著,才能見到空理;離一切名相才能見到人生。我今天已體會佛陀的心意,像是真正認識了自己。」

  須菩提尊者開悟了,從此被稱為解空的第一人。

5.- KHÓC TRONG PHÁP HỘI BÁT NHÃ:

Tôn giả Tu Bồ Đề rất tinh tấn trong việc nghe pháp và tu tập. Bởi thế, trong 16 pháp hội Bát Nhã của đức Phật, trừ khi phải giáo hóa ở các nơi xa xôi, còn thì tôn giả không bỏ sót một pháp hội nào.

Một lần nọ, tại tu viện Kì Viên, đức Phật dự định nói kinh Kim Cang Bát Nhã. Tất cả chúng đệ tử, sau khi vào thành khất thực trở về, đều lần lượt ngồi xuống chung quanh đức Phật.

Lúc ấy Phật đang tĩnh tọa, mọi người cũng ngồi yên lặng, chưa ai dám lên tiếng hỏi điều gì. Bấy giờ, tôn giả Tu Bồ Đề, hiểu rõ được tâm ý của Phật, liền đứng dậy, trật vai áo bên phải, lạy Phật và thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng con đều biết rằng Thế Tôn rất khéo léo ái hộ chúng con, nhưng đối với các thiện nam tín nữ khi phát tâm bồ đề thì làm thế nào mới có thể an trú được? Và khi họ bị các vọng niệm quấy phá thì làm thế nào mới có thể hàng phục được? Xin Thế Tôn từ bi dạy bảo chúng con!

Đức Phật rất hoan hỉ đối với vấn đề tôn giả vừa nêu ra. Ngài dạy:

- Làm thế nào để an trú ở tâm bồ đề và không bị vọng niệm quấy phá ư? Này Tu Bồ Đề! Chính là trong khi bố thí, nên thực hành hạnh bố thí vô tướng; trong khi độ sinh, nên thực hành cách độ sinh vô ngã. Cứ theo cách thức ấy mà an trú, cứ theo cách thức ấy mà hàng phục vọng tâm.


Vô tướng bố thí, vô ngã độ sinh! 


Tu Bồ Đề chợt hiểu rõ một cách sâu sắc lời Phật vừa dạy. Tôn giả vô cùng cảm kích pháp âm của Phật. Vui mừng đến độ chảy nước mắt, tôn giả quì xuống trước Phật, thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Từ ngày con được làm người cho tới nay, đây là lần thứ nhất con được nghe giáo pháp cao sâu nhiệm mầu như vậy. Từ nay trở đi hai thứ chấp trước ngã và pháp đều không còn quấn chặt được con nữa.

 Tất cả bốn tướng trạng là ta, người, chúng sinh và sinh mạng cũng không thể trói buộc được con nữa. 

Phải xa lìa được mọi vọng tướng chấp trước mới có thể thấy được tính không. 

Phải trừ khử mọi ý niệm về danh, tướng mới có thể thấy được thực tại nhân sinh. Hôm nay con đã thể nhập được tâm ý của Phật, con đã thấy rõ được chính mình.

Sau lần khai ngộ này, tôn giả Tu Bồ Đề đã trở thành người đệ tử của đức Phật đứng đầu tăng đoàn về hiểu rõ tính không.

 聽故事長信心

  佛陀雖然知道須菩提離開了人我的執著,但大慈大悲的佛陀,仍然苦口婆心引出自己修行的事跡,加強須菩提無相布施和無我度生的信心。佛陀像是回憶似的追述著往事道:

  「須菩提!在我過去生中,有一次在深山裏修行,有過這麼一段經歷:

  「我正盤膝靜坐在一棵大樹的下面,閉目思維著宇宙的奧秘和人生的起源,四周和風習習,花卉吐放著幽香,忽然一陣銀鈴似的笑聲響起,我睜眼一看,原來站在我面前的是一群打扮得花枝招展的姑娘。

  「她們穿著宮妃的服飾,珠光寶氣,使人一看,就知她們不是天上的仙女,定是人間的王妃。她們手拉著手,嬉笑著走到我的面前,向我問道:

  「『修道者!你為何一個人在這深山叢林裏修道?難道你不怕虎豹豺狼會傷害你嗎?』

  「我向她們點點頭,端坐身子回答說:

  「『尊貴的女士們!在這座深山裏修行的確只有我一人,修行並不一定要很多伴侶。人有慈心,毒蛇猛獸不會來傷害。在城市裏,金錢美色、苛政權威,也就是山間的虎豹豺狼哩!』

  「我這一說,那些嬪妃們頓時一改撒嬌的態度,很恭敬的向我請求說教。我在身旁摘了一朵小紅花,又繼續說道:

  「『女士們!人生本來都應該追求快樂,但快樂也有真實的和虛假的,有長久的和短暫的。可是人都被虛假和短暫的快樂所迷惑,像這朵小紅花,雖然開放得很美麗,但它並不能永遠吐露芬芳。青春和美麗、力壯和健康,都不足以依賴。人生貴在能學道,求得生命的昇華,求得生命的擴展,那才是要緊的大事!』

  「我正在這麼說時,一位王者裝束的人,手提寶劍從草叢中奔來,他走到我的身前,大聲的喝罵我道:

  「『你是什麼人?敢大膽的在此調戲我的宮妃?』

  「『大王,請問你叫什麼名字?不要這麼侮辱人!』我看他來勢兇猛,我不能不這麼對他說。

  「『你像在大夢中過日子!』他厲聲著說:『威名遠震的歌利王你都不認識?難怪你敢大膽誘惑我的宮妃!』

  「『大王!請不要這麼說,修道的人行忍辱,不敢回罵你,但你如此造口業,將來一定不好!』

  「『你行忍辱?我來支解你的身體,看你還說行忍辱嗎?』

  「須菩提!就這樣,我的眼睛、耳朵、鼻子、兩手、兩足,都一一的被歌利王割下來,為了度生,為了對眾生行慈,我那時一點瞋心都沒有。我從無我度生的精神中,慢慢累積我的福慧,莊嚴我的佛果。須菩提!行兇的人不能勝人,唯有行忍辱的人,才是最後的勝利者!」

  須菩提聽完佛陀往昔因中修行的一段事跡,非常感動,他體會到最高的無我真理,他獲證到甚深的空慧。

(http://www.foz.cn/old/Photo/UploadPhotos/200604/20060425214843683.jpg)

6.- NGHE VIỆC XƯA MÀ TĂNG TRƯỞNG LÒNG TIN:

Tuy đức Phật biết rõ Tu Bồ Đề đã dứt trừ được vọng tâm chấp trước nhân ngã, nhưng đối với lòng từ bi vô biên, vì muốn tăng thêm sức mạnh cho lòng tin tưởng của Tu Bồ Đề về vô tướng bố thí và vô ngã độ sinh, Ngài đã thuật lại câu chuyện “tiền thân” như sau:

“Này Tu Bồ Đề! Trong kiếp quá khứ, có lần ta là một người tu hành ở trong chốn rừng núi. Lúc đó ta đang tĩnh tọa dưới một cây đại thọ, nhắm mắt để quán chiếu về những huyền bí của vũ trụ và về khởi nguồn của nhân sinh. Bỗng nhiên ta nghe có tiếng cười dòn nổi lên ở phía trước. Ta mở mắt ra nhìn, thì ra là một đoàn thiếu phụ sắc nước hương trời đang đứng trước mặt. Nhìn cách phục sức và trang điểm sang trọng của họ người ta sẽ biết ngay rằng, nếu họ không phải là tiên nữ từ thượng giới hạ giáng thì cũng phải là các phi tần trong chốn hoàng cung. Họ nắm tay nhau, cùng tiến tới trước mặt ta, vừa cười cợt hỏi:

- Ông thầy tu ơi! Đây là chốn núi sâu rừng rậm, tại sao ông ngồi một mình vậy! Ông không sợ cọp, beo chó sói ăn thịt sao?

Ta vẫn ngồi ngay thẳng trả lời:

- Thưa quí vị nữ sĩ tôn quí! Đúng vậy. Tôi ở đây tu hành chỉ có một mình, vì người tu hành không nhất thiết phải có nhiều bạn bè. Hơn nữa, người có tâm từ bi thì sẽ không bị thú dữ làm hại, còn ở tại chốn thành đô hoa lệ thì những thứ như tiền bạc, sắc đẹp và quyền uy, có khác gì cọp, beo, chó sói ở nơi rừng núi đâu!

Nghe ta nói xong mấy lời này thì đám thiếu phụ kia bỗng thay đổi thái độ, không còn có vẻ kiêu kì nữa mà lại tỏ ra cung kính đối với ta. Họ ân cần xin ta chỉ dạy. Ta bèn ngắt một đóa hoa hồng nhỏ ở bên cạnh, nói tiếp:

- Thưa quí vị! Người đời ai cũng mong tìm hạnh phúc, nhưng hạnh phúc cũng có thứ chân thật, thứ giả dối, thứ trường cửu, thứ tạm thời. Phần đông người ta đều bị mê hoặc, bị lôi cuốn bởi thứ hạnh phục giả tạm, giống như đoá hồng nhỏ này, vừa nở ra trông rất đẹp, nhưng cái đẹp ấy không tồn tại vĩnh viễn. Tuổi trẻ, sắc đẹp, sự cường tráng và khỏe mạnh không đủ cho chúng ta ỷ lại.

Đời người đáng quí ở chỗ biết sống đúng đạo lí, làm cho đời sống luôn luôn tiến triển và thăng hoa; đó là việc nên theo đuổi.

Ta vừa nói đến đây thì một người ăn mặc theo lối vương giả, tay cầm bảo kiếm từ xa chạy tới trước mặt ta quát lớn:

- Ngươi là ai, sao dám cả gan đùa giỡn với cung phi của ta?

Ta thấy người ấy chạy đến với thái độ cực kì hung hãn. Ta từ tốn nói:

- Thưa đại vương! Xin ngài cho biết quí danh và xin ngài đừng nên nhục mạ người như vậy.

Nhưng người ấy càng to tiếng hơn:

- Ngươi nằm mộng giữa ban ngày chăng? Ta là vua Ca Lị, oai danh chấn động bốn phương, ai mà không biết! Không ngờ ngươi dám dụ dỗ cung phi của ta!

- Thưa đại vương! Xin ngài đừng nói như vậy. Tôi là kẻ tu hành, giữ hạnh nhẫn nhục, cho nên không dám có lời chống đối ngài, nhưng khẩu nghiệp ngài vừa tạo ra chắc chắn sẽ đem lại cho ngài một tương lai không tốt đẹp.

- Ngươi tu hạnh nhẫn nhục ư? Vậy ta thử cắt thân thể ngươi ra từng mảnh, xem ngươi có nhẫn nhục được hay không!

Này Tu Bồ Đề! Vua Ca Lị nói như thế xong liền dùng bảo kiếm lần lượt móc mắt, cắt tai, cắt mũi, chặt hai tay rồi hai chân ta; nhưng vì hạnh nguyện độ sinh, vì ban bố lòng từ bi cho chúng sinh mà ta không hề khởi lên một niệm sân hận. Với tinh thần vô ngã độ sinh, ta dần dần tích tụ phước huệ để trang nghiêm cho quả vị giác ngộ. 

Này Tu Bồ Đề! Sự hung bạo không thể thắng được người, chỉ có người tu hạnh nhẫn nhục mới đạt được thắng lợi cuối cùng mà thôi”.

Tôn giả Tu Bồ Đề vô cùng cảm động khi nghe xong mẫu chuyện tiền thân về một kiếp tu hành của đức Phật, và nhờ câu chuyện đó mà tôn giả càng thể hội sâu xa chân lí vô ngã, thực chứng được tuệ giác về tính không cao sâu mầu nhiệm.

什麼是空?

  須菩提在大覺者佛陀的教導下,明白宇宙人生的事物是因緣和合的,一切是因緣所成,一切也由因緣所滅。因緣,就是「空」的最好注解。

  空,不是空了沒有的空,不是空空洞洞的空。空,不離開因果事物而有空,空不是破壞因緣生法的,空是充滿了革命性和積極性。

  空,是大乘佛法的義理;空代表了大乘佛法的精神。不是佛陀的弟子,固然不能了解到空理,就是佛陀的一般弟子,也很少能懂得空的妙義。須菩提常常慨嘆知道空的人太少了。

  有一次,一個很有學問的外道婆羅門,在路上遇到須菩提,向須菩提提出質問道:

  「須菩提尊者!聽說你在佛陀的座下,是解空第一人,可是,我要問你,世間上的一切,明明是真實的存在,你解空說空,是怎樣來自圓其說呢?」

  須菩提用手一指,說道:

  「你看那間房子,是四大(地、水、火、風)原素以及各種因緣和合而成,若把土木磚瓦分開,不但房子的相狀沒有,就是房子的名稱也沒有了。從一切是和合這點可以看空。這間房子在村莊中,是最堂皇美觀的,若是把它搬去與城市中的房屋一比,它就顯得矮小簡陋了。城市中巍峨高大的房屋,若是和舍衛城的王宮一比,又顯得不足一道了。從相對的事理上可以看空。空,不是否定一切,空有空的背景,空有空的內容。空,才是一切事物本來的面目。」

  婆羅門聽了以後,沈默了一會,向須菩提舉手為禮,說道:

  「尊者!你不愧是大聖佛陀解空第一的弟子,你的說教已令我感佩之至。慚愧,我還不夠資格和尊者對論。再見,我們後會有期!」
 
 須菩提莊嚴的站著,用手在空中一畫,示意說:

  「當你的黑髮成為白色,當你見到枝頭的樹葉降落在地上,還有那花的種子入土、抽芽、成長、開花、結果,經過變化循環,又成為它原有的樣子,你記好,那就是『空』!」

  他們揚揚手就分別了。

7.- “KHÔNG” LÀ GÌ?

Do sự giảng dạy của đức Đại Giác Thế Tôn, Tu Bồ Đề hiểu rằng, tất cả mọi loài, mọi vật trong vũ trụ đều do nhân duyên mà sinh thành và cũng do nhân duyên mà hoại diệt. Duyên sinh là lời giải thích rõ ràng nhất của chữ “không". 

Do đó, chữ “không" ở đây không phải là không có gì cả, không phải sự trống vắng của sự vật; nó không rời khỏi mối liên hệ nhân quả của sự vật, không phá hoại mối nhân duyên sinh thành vạn pháp; nó mang đầy tính cách mạng và tính tích cực.

Không là giáo lí trung tâm của Phật pháp; nó tượng trưng cho tinh thần của đạo Phật. Nếu không phải là đệ tử của Phật thì không thể lĩnh hội được giáo nghĩa không; ngay như là đệ tử Phật, cũng có lắm người không thể nhập được giáo lí mầu nhiệm này. Bởi vậy tôn giả Tu Bồ Đề thường than rằng: “Người liễu ngộ được tính không sao mà ít oi quá!”

Một lần nọ, một người trí thức Bà la môn hỏi tôn giả Tu Bồ Đề:

- Thưa đại đức! Tôi nghe nói đại đức là người đệ tử của đức Phật hiểu rõ nhất về tính không. Vậy tôi xin đại đức giải thích cho thắc mắc của tôi. Thật sự là tất cả vạn vật trên thế gian đang tồn tại rõ ràng trước mắt, mà tại sao đại đức bảo chúng đều là không?

Tu Bồ Đề liền chỉ ngay một ngôi nhà trước mặt, nói:

- Xin ông hãy nhìn ngôi nhà kia! Nó là do bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) và các thứ nhân duyên khác hợp lại mà có. Nếu lấy riêng từng thứ vật liệu như gỗ, đất, gạch, ngói v.v... từ ngôi nhà ấy ra, thì chẳng những ngôi nhà đã không có, mà ngay cả tên gọi “ngôi nhà” cũng không có. Vì ngôi nhà ấy do tất cả những thứ không phải là nhà hợp lại mà có, cho nên chúng ta bảo ngôi nhà ấy là không.

 Không, không có nghĩa là phủ nhận không có căn nhà; nó không mang nội dung của cặp ý niệm đối đãi có-không. Không là không có một bản ngã, một thực thể riêng biệt, độc lập. Và chính vì vậy, không là bản thể của tất cả sự vật trên thế gian.

Người trí thức Bà la môn nghe xong, trầm ngâm giây lát, rồi chắp tay đối trước Tu Bồ Đề nói:

- Đại đức quả không hổ là người đệ tử của đức Phật hiểu rõ nhất về tính không. Lời chỉ dạy của đại đức làm cho tôi rất kính phục. Tôi tự lấy làm xấu hổ không đủ tư cách để biện luận với đại đức. Xin chào đại đức và mong được gặp lại.

Trong thế đứng trang nghiêm. Tu Bồ Đề đưa tay vẽ một vòng trên không, nói với người Bà la môn:

- Trong khi tóc của ông từ màu đen chuyển đổi thành trắng bạc, trong khi chiếc lá ở đầu cành cây kia rụng xuống đất, vẫn có hạt giống của bông hoa kia rơi và bị chôn vào lòng đất, rồi nảy mầm, lớn lên, nở hoa, kết trái ... trải qua một thời kì biến chuyển tuần hoàn, lại trở thành nguyên dạng của nó. Ông hãy ghi nhớ lấy: đó là không đấy.


Nói xong, hai vị chia tay từ giã.

迎接佛陀第一人

  須菩提尊者體證了空理,很會宣揚空理,他的一切行住坐臥,也最能表現空理。

  有一次,佛陀忽然外出,不在僧團內,佛陀所有的四眾弟子,到處尋找,都不知道佛陀的去處。後來天眼第一的阿那律,以天眼觀察,知道佛陀到忉利天為聖母摩耶夫人說法,大概要三個月的時間才回來。阿那律把這個消息告訴大家,大家都非常的思念,每個弟子對佛陀都有一日不見如隔三秋之感。

  三個月很快過去了,佛陀重臨人間,當佛陀還沒有到達僧團的時候,知道的弟子都爭先恐後出去迎接,那時須菩提正在靈鷲山的窟中縫衣,他聽到傳報佛陀下降人間的消息,隨即站起來想放下手中的衣服前去迎接,正在這時,他心中一動,又再回到自己原來的位置,心中想道:「我現在去奉迎佛陀的聖駕,是為了什麼呢?佛陀的真身,不是在眼耳鼻舌身意上可見,我現在去迎接佛陀,把佛陀的法身當做地水火風四大的和合,這是沒有真實的認識諸法空性,不認識諸法的空性,就見不到佛陀的法身,因為佛陀的法身,諸法的空性,是沒有造作主,也沒有所造作,要想見到佛陀,則一定先要了解五蘊四大是無常的,明白所有的一切是空寂的,知道森羅萬象的諸法是無我的。沒有我,也沒有人;沒有作,也沒有所作。一切法是空寂的,法性是無處不遍的,佛陀的法身是無處不在的,我皈依奉行佛陀的教法,我已體證到諸法的空理,不應該為事相所迷。」

  須菩提有了這樣的認識,就沒有再去迎接佛陀,他很安然的坐下來繼續縫補衣服。

  佛陀的歸來,像天大的喜事,僧團中到處充滿了喜氣洋洋,大家都想先去拜接佛陀,那時,在比丘尼中有一位神通第一的蓮華色,第一個搶先迎接到佛陀,她對佛陀一邊頂禮一邊說道:

  「佛陀!弟子蓮華色第一個先來迎接佛陀的聖駕,請佛陀接受弟子的拜見!」

  佛陀微笑著,慈和的說:
  「蓮華色!妳不能說是第一位來迎接我的人!」

  蓮華色非常驚奇,看看左右,大迦葉等長老才從身後趕來。蓮華色以懷疑的口吻問道:
  「佛陀!弟子敢問,在蓮華色以前,是誰已迎接到佛陀呢?」

  佛陀笑著,看看很多弟子都趕上來,像是回答蓮華色,又像是告訴大家道:
  「你們很好,很遠的趕來迎接我,但是第一個迎接我的是須菩提,須菩提這時在耆闍崛山的石窟中觀察諸法的空性,他才是真正迎接見到我的人。見法的人,才能第一個見到佛陀,第一個迎接佛陀。」

  蓮華色比丘尼和諸弟子,經佛陀這麼一說,才知道在佛陀的教法中,是對宇宙人生真理的體會,大家都慚愧的覺得還不及須菩提尊者。
  經過佛陀特別的讚歎,須菩提的美名盛德,在僧團中更是受人尊敬了。

8.- NGƯỜI NGHINH TIẾP PHẬT TRƯỚC NHẤT:

Tôn giả Tu Bồ Đề đã thể chứng diệu lí không, rất khéo tuyên dương diệu lí không, và có thể nói, tất cả những hành vi đi đứng nằm ngồi cũng đều biểu hiện diệu lí không.

Một hôm, bỗng dưng mọi người đều phát giác sự vắng mặt của đức Phật tại núi Linh Thứu (Grdhrakuta - Gijjhakuta). Đại chúng chia nhau đi mọi nơi tìm kiếm nhưng đều không thấy. Bấy giờ tôn giả A Na Luật (Aniruddha - Anuruddha) bèn dùng thiên nhãn quán sát, mới biết rằng đức Phật đang ngự tại cung trời Đao Lợi (Trayastrimsa - Tavatimsa) để nói pháp độ cho mẫu hậu là lệnh bà Ma Da (Mahamaya); cũng phải ba tháng sau Ngài mới trở về. A Na Luật báo cho đại chúng biết như vậy. Mọi người ai cũng trông nhớ.

Ba tháng trôi qua thật nhanh, đã tới ngày đức Phật trở về. Khi biết được Phật sắp trở về, ai cũng tranh nhau xuống núi trước để được coi là người nghinh đón đức Phật trước nhất. Lúc bấy giờ tôn giả Tu Bồ Đề đang ngồi vá áo trong động Kì Xà (Grdhrakuta - Gijjhakuta). 

Khi nghe được tin này, liền buông kim chỉ đứng dậy, định cùng mọi người đi nghinh đón Phật, nhưng rồi một ý nghĩ dấy lên trong tâm tư, tôn giả liền ngồi xuống lại như cũ, lòng thầm nhũ: “Ta đi nghinh đón đức Phật để làm gì? Chân thân của Phật không thể nhìn thấy được ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý của Phật. Nếu bây giờ ta đi nghinh đón Phật có nghĩa là ta lấy cái thân tứ đại giả hợp kia làm pháp thân Phật; và như thế tức là ta đã không biết gì về tính không của các pháp. Nếu không viết gì về tính không của các pháp thì không thể nhìn thấy pháp thân của Phật, Tính không của các pháp hay pháp thân của Phật không phải là chủ thể tạo tác, cũng không phải là vật được tạo tác; vì vậy, muốn trông thấy Phật trước hết phải thấy rõ tính chất vô thường của năm uẩn, bốn đại, cũng như tính chất vô ngã, không tịch của vạn tượng, Không có ta, không có người; không có vật tạo tác, không có vật được tạo tác. Tất cả vạn pháp là không tịch, pháp tính bao trùm mọi nơi, pháp thân Phật không có chỗ nào là không hiện hữu. Ta qui y và hành trì giáo pháp của Phật, đã thể chứng được diệu lí không của các pháp thì không thể nào để cho sự tướng làm mê hoặc".

Vì nhận thức như vậy cho nên tôn giả không theo mọi người xuống núi, tiếp tục vá áo một cách thong thả, thản nhiên.

Đức Phật từ thiên cung trở về là một việc vui mừng rất lớn đối với tăng đoàn. Tất cả mọi người mặt mày hớn hở. Ai cũng mong được gặp Phật và lạy Phật trước nhất. Bấy giờ trong chúng tì kheo ni, ni sư Liên Hoa Sắc (Utpalavarna - Uppadavana) là người có thần thông bậc nhất. Ni sư đã nhanh chân xuống núi trước nhất, vừa đảnh lễ đức Phật, vừa thưa:-

- Bạch Thế Tôn! Con là Liên Hoa Sắc, xuống nghinh đón Thế Tôn trước tiên, xin cho con được đảnh lễ Thế Tôn.

Đức Phật mỉm cười và dịu dàng bảo:

- Ni sư Liên Hoa Sắc! Lần này Như Lai trở về, người nghinh đón Như Lai trước nhất không phải là ni sư đâu!

Liên Hoa Sắc cực kì kinh ngạc. Ni sư nhìn quanh quất, chư tăng và chư ni, kể cả các vị trưởng lão của tăng đoàn như tôn giả Đại Ca Diếp, cũng vẫn vừa mới xuống tới, còn đang ở sau lưng mình kia mà! Lòng rất đổi hoài nghi, ni sư bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vậy thì còn có vị nào đã tới đây trước con?

Vẫn nụ cười từ hòa, đức Phật nhìn khắp lượt đại chúng, vừa trả lời ni sư Liên Hoa Sắc, vừa nhu muốn bảo chung cho đại chúng biết:

- Chính Tu Bồ Đề là người đã người đã nghinh đón Như Lai trước nhất. Tu Bồ Đề đang ở trong động Kì Xà, quán chiếu thấy rõ tính không của các pháp, thấy rõ được pháp thân của Như Lai, như thế mới chính thực là nghinh đón Như Lai trước nhất.

Nghe Phật dạy như thế, ni sư Liên Hoa Sắc cùng tất cả đại chúng hiện diện đều lấy làm hổ thẹn, tự biết mình không sánh kịp với Tu Bồ Đề trong việc thể hội chân lí về vũ trụ và nhân sinh.

人中第一阿羅漢

  須菩提的生活和心境,恬淡自在,時時都在空三昧解脫者的境界裏。

  在世上做人,即使是一位聖者,毀謗譏嘲仍然會加諸於他,不管是怎樣的白璧無染,遠離名聞利養,為眾生做了很多事情,但世上的凡夫俗子,總愛造謠生事,說別人怎麼不好。

  須菩提修道、弘化,日日忙著普利群生的工作,但冷酷的人情,譏諷的言語,仍然不放過他。不過尊者對這些都看如平淡的風雲,從來不因此而動心生氣。

  有一天,須菩提在弘化說法的途中,忽然聽到有人批評他的言論,他們說:「須菩提有什麼了不起,他大概沒什麼修行,你看他在比丘中癡癡呆呆的,一點活動都沒有。」

  有些比丘們聽了很為須菩提不平,都問他為什麼不和那些人辯白?

  須菩提心平氣和的回答道:

  「諸比丘!謝謝你們對須菩提的關懷友愛,但請不要作這不平之想。要知道,無謂的辯白就是諍論,諍論是勝負心,與真理相違背。我們修道者,對於譏嘲毀謗,甚至逆境磨難,都要看成是助道的增上緣,藉此可以消除業障,增強信心。而且,在真理的世界中,實在沒有諍的必要。真理是無我無人的,無彼無此的,無高無下的,無聖無凡的。我知道一相平等,無住真空之理,所以我的心像萬里朗朗的晴空,什麼都沒有,何必辯白?」

  解空的須菩提,他的心境、胸襟就是如此闊達自在,諸比丘對他的作風都很欽佩!

  須菩提對眾生忍讓的美德,確實高人一等,他常說:「假若有眾生嫌我站立不好的話,我就終日端坐不起;如果厭惡我坐著不好的時候,我就終日立不移處。我於一切法中絕不起一煩惱,絕不惱一眾生。」

  須菩提,能隨順世間,行大忍辱,對任何一個人,都無惱無諍,這就是由於他通達空性的緣故。

  佛陀知道須菩提有這樣的修行後,很是歡喜高興,有一次曾在金剛般若法會上稱讚他道:
  「須菩提!在我的弟子中,修行能到你這種程度,算是很難的了。你已證得無諍三昧,這是人中最為第一,我為你恭喜,你已經是第一的離欲阿羅漢!」

  須菩提聽到佛陀的稱讚,心中非常歡喜又感激,但又像是不敢當似的。他合十頂禮說道:

  「佛陀!您對我們布施慈悲愛語,給我們鼓勵,我是滿腔訴不盡的感激之情。佛陀!您說我是人中最為第一,是第一離欲阿羅漢,但是,我絕不做如此想,假若我有這樣的想法,就代表我執還沒有斷除,終日還是沈在有得有證的法執之中,佛陀!我沒有這樣想,也沒有這樣行,以無生無為的緣故,佛陀才對我說這樣的愛語美詞。其實,像舍利弗尊者、目犍連尊者,他們才是真正的離欲阿羅漢!」

  很謙虛而又善於言詞的須菩提,從他的說話中,就可以知道他是一位證得聖果的阿羅漢了。

9.- ĐỆ NHẤT A LA HÁN:

- Trong tâm tính cũng như trong sinh hoạt hàng này, Tu Bồ Đề lúc nào cũng tỏ ra điềm đạm và tự tại; lúc nào cũng an trú trong cái thấy không, tức là đạt được cái cảnh giới thiền định giải thoát.

Đã sinh ra làm người ở trên thế gian, dù quí vị có là thánh nhân, đôi khi vẫn phải mang lấy những điều tiếng thị phi, đàm tiếu; dù quí vị có như viên ngọc bích trắng trong, xa lìa danh lợi, một lòng phụng sự chúng sinh, thì vẫn bị những kẻ phàm phu tục tử kiếm cớ gây chuyện, phao vu, nói xấu.

Tu Bồ Đề chuyên tâm tu tập và hoằng hóa, ngày ngày chỉ mong làm được việc gì để lại lợi ích cho mọi người, còn đối với những điều tiếng thị phi, những khinh bạc của nhân tình, tôn giả đều coi như gíó thoảng mây bay, không bao giờ để tâm hờn giận.

Một ngày nọ, trên đường đi hoằng hóa, tôn giả bỗng nghe được có người đang bình phẩm về cá nhân mình. Họ nói: “Quí vị thấy đó, Tu Bồ Đề có giới là giỏi đâu! Một chút công hạnh tu hành cũng không có, lúc nào cũng như si si, ngốc ngốc, chẳng hề làm được tích sự gì trong chúng cả”.

Một số quí vị tì kheo nghe thế rất ấy làm bất bình, đều hỏi tôn giả tại sao không đến biện bạch với họ. Tôn giả an nhiên trả lời:

- Thưa quí sư huynh! Xin cám ơn quí sư huynh đã quan tâm và tỏ lòng ưu ái đối với tôi, nhưng xin quí sư huynh đừng nên bất bình đối với họ. Chúng ta nên biết rằng, biện bạch những chuyện không xứng đáng tức là gây những tranh luận vô ích. 

Đã nói đến tranh luận tức là nói đến tâm muốn hơn thua, và như vậy tức là đi ngược lại chân lí. 

Trong cuộc đời tu hành, chúng ta hãy coi tất cả những lời chê bai, dèm pha, thậm chí những nghịch cảnh, ma nạn, đều là những tăng thượng duyên giúp ta tiêu trừ nghiệp chướng, và gia tăng sức mạnh cho lòng tin. 

Vả lại, trong thế giới chân lí, thực tại không bao giờ phải tranh biện. 

Chân lí là không có ta, không có người, không có đây, không có kia; không cao, không thấp, không thánh, không phàm. Tôi chỉ biết có một thực tướng bình đẳng, vô trú, đó là chân không, cho nên tâm tôi giống như vòm trời không tạnh, bàng bạc muôn dặm; cái gì cũng không có thì cần gì phải biện bạch!

Tâm ý của tôn giả là như thế. Phong thái của tôn giả là như thế. Thật là khoát đạt tự tại. Đó là điều làm cho người ta kính phục.

Đức khiêm nhường của Tu Bồ Đề cũng thật là có một không hai. Tôn giả thường hay tùy thuận thế gian, thực hành đại nhẫn nhục. Đối với tất cả mọi người, không bao giờ buồn giận, cãi cọ. Sở dĩ được như vậy là vì tôn giả đã thông đạt được diệu lí của tính không.

Biết được công phu tu tập của Tu Bồ Đề như vậy, đức Phật rất lấy làm hoan hỉ và đã từng khen ngợi tôn giả trong pháp hội Bát Nhã rằng:

- Này Tu Bồ Đề! Trong các đệ tử của Như Lai, người tu tập đến trình độ như thầy thật là ít có. Thầy đã chứng được Vô tránh tam muội, có công đức cao tột trong đời. Thầy đã là bậc Đệ Nhất Li Dục A La Hán. Như Lai rất lấy làm hoan hỉ.

Được Phật khen ngợi, nhưng Tu Bồ Đề vẫn không dám nhận. Tôn giả chắp tay thưa:

- Bạch Thế Tôn! Đối với đệ tử chúng con, Thế Tôn lúc nào cũng dùng lời từ ái để khuyến khích, con thật không biết dùng lời gì để bộc lộ cho hết lòng chân thành cảm kích của chúng con. Thế Tôn bảo con là người có công đức cao tột trong đời, là bậc Đệ Nhất Li Dục A La Hán, nhưng con tuyệt nhiên không cho mình là bậc Li Dục A La Hán, vì như thế tức là ngã chấp vẫn chưa đoạn trừ, và rồi suốt ngày lại còn chìm đắm trong cái pháp chấp có chứng đắc. Bạch Thế Tôn! Con không ý tưởng như thế, cũng không có công hạnh như thế; do từ thực tính vô sinh, vô vi mà Thế Tôn mới ban cho con những lời từ ái như vậy.

Tôn giả quả là người có đức khiêm cung, lại nói năng khéo léo. Nhìn hành vi, xem thái độ, nghe lời nói, ai cũng nhận được rằng Tu Bồ Đề là người đã chứng được thánh quả.

岩中宴坐花雨繽紛


  須菩提是離欲阿羅漢,與世無爭,對世間沒有什麼希求。他有時候住在僧團中和大眾共修共學,聆聽佛陀宣說的真理;有時候,他在林中習定,修學更高的禪法。

  負有盛名的耆闍崛山,山峰秀麗,茂林修竹,是一個風景宜人的地方。就是佛陀的聖駕,常常在這裏也可見到。須菩提歡喜山居的生活,所以,靈鷲山上不時的可以見到尊者。

  在晴天的時候,山旁、樹下,都有他的足跡,有時坐禪思維,有時經行觀想;在雨季到來的當兒,岩下、窟中,都是他的安身之處。

  深山叢林,在須菩提看來是最好修行深造的道場,白天,看看出沒的飛鳥和猿猴;夜晚,陪伴他的有星月和蟲鳴。大自然的風光無限好,須菩提常是這樣想,人是赤裸裸的生下來,應該要再赤裸裸的回到大自然的懷抱。

  有一次,須菩提在岩中宴坐的時候,入定在空三昧的禪思中,那甚深的功行,感動了護法諸天,很多的天人出現在空中,散著天花一朵一朵飄落在須菩提面前,他們合掌問訊讚歎須菩提說道:

  「尊者!在世間上做人,有高遠的名聞,有眾多的財寶,實在並沒有什麼可尊可貴。就是國王、富豪也一樣終日被煩惱欲望所囚。尊者!世間上真正尊貴的是如你這樣的大修行者,你現時入在空三昧中,你的威德之光,照徹了天宮。人間的須菩提,值得受天上的供養。你善說般若,不時暢遊在如碧空萬里的空三昧中,你已擺脫人間的凡情,黑雲似的煩惱,白雲似的菩提,都不被它們蓋覆;你斬斷了欲情的鐵索,你擺開法執的金鍊。偉大的尊者,請接受天花的供養,我們向你頂禮,表示我們的敬意!」

  天人的稱讚、天人散落的花朵,驚動了在空三昧中的須菩提,他出定後,向天人問道:

  「你們是什麼人?為什麼要到這裏來對我雨花讚歎?」

  為首的天人再合掌回答道:

  「我是天帝釋,我們都是天人。」

  「為什麼要對我如此殷勤讚歎?」

  「我們敬重尊者入在空三昧中善說般若波羅蜜多!」

  「我對般若未嘗說一字,你們為何要讚歎呢!」

  「尊者無說,我們無聞,無說無聞,是真般若!」

  須菩提一聽,會心一笑,回讚天人說道:

  「般若會上,佛陀宣說的無上甚深微妙法門,哪知你們在護持道場的時候,已信受領解,謝謝你們美麗芬芳的天花,願此天花,其香遍滿人間和天上!」

  須菩提說後,天人又再作禮,徐徐的隱沒在雲端裏。

  天人的雨花讚歎,除了佛陀,唯有須菩提尊者,才有這殊勝的光榮!

10.- TRONG NÚI SỐNG ĐỜI AN LẠC, MƯA HOA RỢP ĐẤT CÚNG DƯỜNG:

Đối với tất cả mọi việc ở đời, không có gì phải tranh đoạt, không có gì để mong cầu, tôn giả Tu Bồ Đề quả là bậc Li Dục A La Hán, như đức Phật đã từng ca ngợi.

 Đời sống của tôn giả, khi thì ở chung với tăng đoàn để cùng tu học với đại chúng dưới sự dạy dỗ trực tiếp của đức Phật. Khi thì ở một mình trong rừng núi để thực tập thiền định.

Kì Xà là một ngọn núi rất nổi tiếng, dáng vẻ xinh đẹp. có trúc xanh, rừng rậm, là nơi rất thích hợp cho nếp sống tu hành; bởi vậy, đức Phật đã thường ngự ở đó. Tôn giả Tu Bồ Đề vốn rất thích cuộc sống ở núi rừng, cho nên núi này cũng đã là nơi cư ngụ thường xuyên của tôn giả. Những ngày nắng ráo, tôn giả thường sống ngoài trời, khi thì thiền tọa tư duy dưới gốc cây, khi thì kinh hành quán tưởng bên trên triền núi; vào mùa mưa thì tôn giả thường ở yên trong động. Với cái thấy của tôn giả thì núi sâu rừng rậm chính là chốn đạo tràng tốt đẹp nhất cho người tu hành; nơi đó, ban ngày có thể nhìn ngắm chim cò khỉ vượn, ban đêm thì bầu bạn với trăng sao và lắng nghe tiếng rầm rì của ngàn loại côn trùng.

Một hôm, Tu Bồ Đề ngồi nhập định trong động núi. Lúc tôn giả đạt tới và an trú ở cảnh giới vi diệu của Không tam muội thì rúng động cả chư thiên. Họ bèn cùng nhau xuất hiện giữa hư không, tưng từng đóa hoa trời xuống trước mặt tôn giả và chắp tay ca ngợi rằng:

- Thưa tôn giả Tu Bồ Đề! Làm người ở thế gian, dù có danh vị cao xa, của cải châu báu thật nhiều cũng không có gì đáng tôn quí. Dù có là quốc vương hay phú hộ thì rốt cuộc họ cũng chỉ là tù nhân của phiền não và dục vọng mà thôi. 

Thưa tôn giả! Điều tôn quí chân thật ở thế gian chính là sự tu hành cao cả mà tôn giả đang thể hiện. Chính cái uy đức cao sâu của tôn giả tỏa chiếu trong lúc tôn giả đạt đến cảnh giới Không tam muội đã làm cảm kích cả thiên cung chúng tôi. 

Tu Bồ Đề của loài người xứng đáng hưởng thọ sự cúng dường của cõi trời. Người khéo nói Bát Nhã, tự tại vân du trong cõi trời xanh muôn dặm của Không tam muội, vượt thoát tất cả những phàm tình của nhân gian; dù là mây đen phiền não hay mây trắng bồ đề cũng không che phủ được người.

 Người đã hoàn toàn chặt đứt sợi dây sắt của dục tình, bẻ gãy ống khóa vàng của pháp chấp. 

Thưa đại đức Tu Bồ Đề tôn quí! Xin người hãy tiếp nhận hoa trời của chúng tôi cúng dường. Chúng tôi xin đảnh lễ người để tỏ lòng kính ngưỡng.

Lời ca ngợi của chư thiên và hoa trời tung rơi đã làm cho tôn giả xuất định. Tôn giả nhìn họ hỏi:

- Quí vị là ai? Sao lại đến đây rải hoa và ca ngợi tôi?

Vị đứng đầu thiên chúng đáp:

- Thưa tôn giả! Tôi là trời Đế Thích (Sakra Devanamindra), còn tất cả đây đều là thiên chúng.

- Vì sao quí ngài lại ân cần ca ngợi tôi như vậy?

- Vi chúng tôi kính ngưỡng tôn giả đã an trú trong Không tam muội và đã khéo nói Bát Nhã Ba La Mật.

- Đối với Bát Nhã, tôi chưa hề nói được một chữ thì hà tất quí ngài phải ca ngợi.

- Tôn giả đã không nói thì chúng tôi cũng không nghe. Không nói không nghe, đó là chân bát nhã.

- Trong pháp hội Bát Nhã, đức Thế Tôn đã từng tuyên dạy pháp môn cao sâu mầu nhiệm; và trong khi hộ trì cho đạo tràng, quí ngài đã lĩnh hội và tin nhận pháp môn ấy. Tôi xin cảm tạ quí ngài đã cho nhiều hoa thật đẹp, thật thơm. Xin nguyện mùi thơm của hoa sẽ tỏa khắp cõi người và cõi trời.

Tu Bồ Đề nói xong, chư thiên lại đảnh lễ rồi trở về thiên giới.

Đói với sự việc này - chư thiên tung hoa cúng dường và ca ngợi - ngoại trừ Phật ra, chỉ có tôn giả Tu Bồ Đề là người duy nhất trong tăng đoàn được đón nhận cái vinh dự ấy.

天人奏樂問病

  常常住在耆闍崛山的須菩提,有一次忽然四大不調,病魔纏繞著他,使他的身心感到非常疲勞不安。

  一位聖者修行德行很高,也會患病?很多人對之感到不解。其實,業報所招感的人的色身,是有為法,既是有為法就免不了苦空無常的現象。須菩提是一位體證聖果的聖者,他的精神早已獲得解脫,但有為的色身尚在,有為的色身是世間法,當然要受世間上生老病死的循環。

  須菩提病得很重的時候,就把臥具展開來鋪在地上,自己在上面結跏趺坐,端身正意的思維道:「身體的病苦是從哪裏來的?要怎樣才能遠離病苦呢?」須菩提深切的反問自己,隨後又思維道:「引發身體病苦的原因,有的是過去的業報現前,有的是現生緣違的關係,用醫藥是不能徹底根除的,唯有深信因果,懺悔罪業,修習禪觀,從心不苦而做到身亦不苦。」

  須菩提尊者有了禪觀和正念以後,頓時感到身心非常輕鬆自在,一點病都沒有了。

  正在這時,護法的天帝釋帶領五百天人以及很多的波遮旬樂神,從天上降臨到耆闍崛山。天帝釋隨即命令波遮旬吹奏慰問的音樂。受命的樂神走到須菩提的面前奏起琉璃琴,五百天人隨著歌唱道:

  
尊者的德望比天高呀!
  尊者的修行比水長呀!
  渡過生死海,
  息滅有為火,
  老病的痛苦就能斷除。
  行業若懺除,
  垢穢能滅盡,
  願尊者從禪定中去體悟。
  尊者的病苦即消除呀!
  尊者的法躬即痊癒呀!

  一曲奏罷,歌聲停止,天帝釋領著眷屬拜見尊者的聖顏。須菩提慈祥的回禮讚道:

  「這曲調和歌聲真是最微妙、最和諧的音樂!」

  「請問尊者,你此刻的病苦是不是還有呢?」天帝釋恭敬的探問著。

  尊者便告訴天帝釋道:

  「諸法從因緣而生,諸法從因緣而滅,諸法的因緣和合則聚則成,諸法的因緣分開則滅則止。諸法相依,諸法相待,法中生法,法法自有因緣果。黑法以白法治之,白法以黑法治之。好比貪欲之病,要用不淨觀來對治;瞋恚之病,要用慈悲心來對治;愚癡之病,要用般若慧來對治。

  「世上一切都是空的顯現,沒有我相、人相,沒有男女的分別,沒有是非的不同,一切是法爾如是的。你們看暴風吹倒大樹,或者是霜雪摧毀苗華,可是那枯萎的草木,如遇到春風雨水,自然能恢復它的生機。諸法相亂,諸法也自有它平定的時候。

  「區區我的一點病苦,那是諸法相亂的時候,可是佛陀如甘露的法水,還有那像春風似的禪觀,使我的病早就消除痊癒了,謝謝大家的勞駕,我現在的身心很安穩自在。」

  天帝釋聽了非常歡喜,向尊者頂禮後,率領諸天人又回到天上去了。

  尊者看著天人走後,還自言自語的說:

  
「佛陀曾慈悲的開示過我們,
  身心的苦痛唯有佛法才能療治。
  不是病了的時候才祈求,
  平時要聞法修行,
  具足證悟的根基。
  懺悔業障,
  深信因果;
  修積福慧,
  這是萬病的妙藥良方。」

11.- CHƯ THIÊN TRỔI NHẠC THĂM BỊNH:

Trong thời gian cư ngụ tại núi Kì Xà, có một hôm Tu Bồ Đề bị bịnh nặng, thân tâm vô cùng mệt mỏi. 

Nhiều người thắc mắc tự hỏi: “Một bậc thánh có công hạnh tu hành lớn lao như vậy mà cũng phải bị bịnh hoạn sao?”

 Sự thực thì cái sắc thân của con người vốn là pháp hữu vi, do nghiệp báo chiêu cảm mà có. Đã là pháp hữu vi thì đâu có tránh khỏi được các hiện tượng khổ và vô thường! Tuy Tu Bồ Đề đã chứng được thánh quả, tâm ý đã hoàn toàn giải thoát, nhưng cái thân thể hữu vi vẫn còn đó, cho nên vẫn phải chịu những khổ đau của sinh, già, bịnh, chết.

Lúc đó, Tu Bồ Đề bịnh rất nặng, nhưng cố gắng tự mình trải tọa cụ xuống đất, ngồi ngay thẳng trong tư thế hoa sen, giữ vững chánh niệm và quán tưởng rằng: “Sự đau khổ về bịnh hoạn của thân thể này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu trừ được bịnh khổ này đây?” 

Tôn giả cứ quán niệm về các câu hỏi ấy rồi tự trả lời: “Nguyên nhân đưa đến bịnh khổ cho thân thể một phần là các nghiệp báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối tội nghiệp, tu tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì cái khổ đau nơi thân thể mới không còn nữa”.

Tôn giả cứ tiếp tục như thế, một lúc sau thì cảm thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng tự tại, những khổ đau của bịnh hoạn tan biến hoàn toàn.

Chính vào lúc đó, trời Đế Thích dã cùng năm trăm thiên chúng, cùng rất đông các vị thần âm nhạc giáng lâm núi Kì Xà. Họ đến trước mặt Tu Bồ Đề, tấu nhạc và hát rằng:

Uy đức người ngần ngật như trời cao,
Công hạnh người hun hút như sông dài.
Vượt thoát biển sinh tử,
Dập tắt lửa hữu vi,
Lắng trong các hành nghiệp,
Dứt sạch bao phiền não.
Từ thiền định, tuệ giác người sáng tỏ,
Bịnh khổ giờ đã tiêu trừ,
Pháp thể giờ đã khinh an.


Khúc hát dứt, âm nhạc ngưng. Trời Đế Thích cùng thiên chúng bái kiến Tu Bồ Đề. Tôn giả đáp lễ và khen ngợi:

- Tiếng nhạc và lời ca của quí ngài thật là tuyệt vời!

Trời Đế Thích hỏi thăm:

- Xin hỏi thăm tôn giả, lúc này bịnh tình đã khỏi hẳn chưa?

Tôn giả trả lời:

- Các pháp từ nhân duyên sinh ra và cũng từ nhân duyên mà tiêu diệt. Nhân duyên hòa hợp thì có chuyển động và sinh thành, nhân duyên phân rã thì các pháp đình chỉ và tan rã. 
Các pháp làm thành nhau mà cũng tiêu diệt nhau. Các pháp sinh ra một pháp và một pháp sinh ra các pháp. Mỗi pháp tự nó đều có nhân, có duyên và có quả. 
Dùng cái trắng trị cái đen và đồng thời dùng cái đen trị cái trắng.
 Muốn trị bịnh tham dục thì dùng phép quán niệm về sự không trong sạch; trị bịnh sân hận thì dùng phép quán niệm về lòng từ bi; trị bịnh ngu si thi phải dùng trí tuệ giác ngộ. 
Tất cả vạn pháp trong thế gian đều là biểu hiện của tính không, không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có phân biệt nam nữ, không có gì khác nhau giữa phải và trái, tất cả vạn pháp đều “là như vậy". 

Quí ngài hãy nhìn xem, gió bão có thể xô ngã cây to, sương tuyết có thể làm hư bông lúa; nhưng những cây cỏ khô héo kia, nếu gặp tiết xuân ấm áp, mưa thuận gió hòa thì tức khắc hồi sinh, đâm chồi nẩy lộc. Các pháp có những lúc chống phá nhau mà rồi cũng có những lúc làm cho nhau được an định. 

Cái bịnh khổ của Tu Bồ Đề này sinh ta, đó là lúc các pháp chống phá nhau; nhưng pháp Phật như nước cam lồ, thiền quán như gió mùa xuân, tôi nhờ đó mà bịnh tình bình phục. Tôi xin cám ơn quí ngài đã ân cần đến thăm. Hiện giờ tôi cảm thấy thân tâm đều an lạc tự tại.

Thiên chúng vô cùng hoan hỉ, đảnh lễ, tôn giả, rồi trở về thiên cung, còn lại một mình, tôn giả trầm ngâm độc thoại:

Đức Phật từng từ bi dạy bảo,
Chỉ có Phật pháp mơí chữa trị được những đau khổ của thân tâm.
Nhưng không phải đợi đến lúc bị bịnh mới cầu xin,
Mà hàng ngày phải nghe pháp tu hành,
Tạo căn cơ đầy đủ cho sự chứng ngộ.
Nên sám hối nghiệp chướng,
Vững tin vào nhân quả,
Và tích lũy phước huệ,
Đó mới là phương thuốc mầu nhiệm của mọi bịnh khổ.


般若會上暢論空理


  須菩提深具般若的空慧,不但能看破世上的毀譽,解脫物質的束縛,更能以般若空慧和禪觀解除身心上的痛苦。

  有一次,佛陀在般若會上,對須菩提說道:

  「須菩提!你很有辯才,能深體真空的道理。今天在場聚會的菩薩很多,你可以向他們解說般若波羅蜜多相應之法,滿足他們的所學,以共勉精進吧!」

  佛陀這麼一說,在座的會眾都知道般若法門,是甚深玄妙的法門,所以心中都猜想道:「須菩提尊者能以自己的智慧辯才來宣說如是微妙之法呢?還是承受佛陀的威神之力來宣說呢?」

  須菩提知道會眾的心意,他就說道:

  「佛陀的慈命是不能違的,弟子們來說教,不論深淺的教法,如果要能說得契理契機,皆是承受佛陀的威神之力。承受佛陀的威神之力來說教,勸人修學,才能獲證到法的本能,才能和法的實相相應,才能和佛陀的心意相通。我現在以佛陀的威神之力,來宣說修學菩薩道的般若波羅蜜多相應之理,這不是我的智慧辯才之力。」

  須菩提很謙虛,他說後又再頂禮佛陀,對佛陀稟告道:

  「佛陀!弟子受您的慈命,說明菩薩與般若波羅蜜多的相應之法,但是什麼法才名為菩薩呢?什麼法才名為般若波羅蜜多呢?我不見有法名為菩薩,也不見有法名為般若波羅蜜多,就是這兩個法的名稱我也沒有去分別。我以這樣的認識來說菩薩與般若波羅蜜多的相應之法。佛陀!請您先慈悲開示,我能夠滿足菩薩們的所學嗎?」

  佛陀很歡喜的回答道:

  「須菩提!菩薩只有名為菩薩,般若波羅蜜多也只有名為般若波羅蜜多,所謂菩薩與般若波羅蜜多的名稱,也只有名稱而已。這本是不生不滅,不過為了便於宣說才假為立名。這個假名,不是在內,不是在外,也不是在內外之間,本來就是不可得。譬如講『我』,亦唯有假名,我的本體,本來就是不生不滅的。有為的諸法,如夢、如響、如影、如幻、如陽燄、如水中月。可是,須菩提!菩薩要證得不生不滅,仍然是要修學菩薩與般若波羅蜜的假名與假法。

  「須菩提!菩薩修學般若波羅蜜,色受想行識的常與無常,樂與苦,我與無我,空與不空,有相與無相,有為與無為,垢與淨,生與滅,善與惡,有漏與無漏,世間與出世間,輪迴與涅槃,都是不可執著分別的,其他一切諸法都是這樣。

  「須菩提!為什麼要這樣說呢?因為菩薩修般若波羅蜜多時,不應對諸法起分別之想,應住於空,住於無分別。菩薩修六波羅蜜等其他諸行,也是不見菩薩的名,不見般若波羅蜜多的名。菩薩只有求一切智,知道一切是諸法的實相,而這個實相才是不垢不淨的。

  「假若菩薩能照這樣修習般若波羅蜜多,知道名相是權巧而假為的安立,則對色受想行識和其他的一切諸法,都不生起執著,對智慧不生執著,對神通也不起執著,對什麼都不執著。為什麼對一切法都不執著呢?因為有執著就是不可得。

  「須菩提!照這樣修習般若波羅蜜多時,對一切法都不起執著時,才能幫助完成六波羅蜜多的修行,才能進入修行者的正位,才能住於不退的地位,具足神通,暢遊佛國,化益眾生,莊嚴清淨佛土,自己安住於自在解脫的境界。

  「須菩提!色,是菩薩嗎?受想行識是菩薩嗎?眼耳鼻舌身意是菩薩嗎?地水火風空識是菩薩嗎?遠離色受想行識、眼耳鼻舌身意、地水火的人是菩薩嗎?」

  「佛陀!這以上都不可名為菩薩。」須菩提回答說。

  「須菩提!你說這以上都不名菩薩,這是什麼緣故呢?可以說明嗎?」

  「佛陀!本來所謂眾生者,是不可知、不可得的,不論什麼法甚至菩薩都是如此。說有這個法,說沒有這個法,以及遠離法性,都不名為菩薩。」

  佛陀聽須菩提的回答,很高興的稱讚道:

  「對啦,須菩提!所謂菩薩,所謂般若波羅蜜多,皆是不可得,菩薩雖要修習,但本無修習。須菩提!我再問你,色受想行識等諸法是菩薩義嗎?」

  「佛陀!色受想行識等都不是菩薩義!」須菩提深有了解的回答。

  佛陀又再歡喜的嘉許須菩提道:

  「須菩提!你說得很對,菩薩修習般若波羅蜜多時,色受想行識的諸法,或常或無常,或有為或無為等,皆是不可得。菩薩應以海闊天空的心情修習般若波羅蜜多。

  「須菩提!你說你沒有見到菩薩與菩薩名的法,法與法界,法界與眼界,眼界與意界等,這些相對的法並不是對立的。是什麼原因呢?離開有為而說無為這是不能夠的,離開無為而說有為,也不能成立的。須菩提!菩薩這樣修習般若波羅蜜多,不見什麼法,就能無諸恐怖,把心不停於法,就沒有後悔的事。如你所說,菩薩如此修習般若波羅蜜多,也不得菩薩名,這才真名菩薩,真名般若波羅蜜多,這才是為菩薩所說之教。」

  在數萬聽眾的般若會上,為諸大菩薩說教,佛陀和須菩提尊者一問一答,因為甚深微妙的空的真理、空的哲學,唯有須菩提才能深刻體證和了解。就這樣,他解空第一的盛名,在僧團中受到普遍的尊敬!

  佛法,高深而博大,我們要真正深入佛法,必須向須菩提尊者看齊!

12.- GIẢNG LUẬN DIỆU LÍ “KHÔNG” TẠI PHÁP HỘI BÁT NHÃ:


Một hôm tại pháp hội Bát Nhã, đức Phật bảo tôn giả Tu Bồ Đề:

- Này Tu Bồ Đề! Thầy đã thể hội được đạo lí chân không, lại có đầy đủ biện tài. Trong pháp hội hôm nay có sự hiện diện rất đông của chúng Bồ Tát, thầy hãy nói cho họ nghe về pháp “Tương Ưng Bát Nhã Ba La Mật” để họ bổ túc thêm cho sự học hỏi và cũng là để cùng nhau sách tấn việc tu tập.

Tất cả đại chúng đều biết rằng pháp môn Bát Nhã là pháp môn vô cùng sâu xa mầu nhiệm. Nay nghe đức Phật bảo thế thì họ đều tự hỏi rằng, Tu Bồ Đề sẽ dùng trí tuệ biện tài của chính mình hay thừa thọ uy lực của đức Phật để thuyết minh?

Tôn giả đã thấy rõ tâm ý ấy của đại chúng, bèn nói:

- Đã có từ mệnh của Phật, tôi đâu dám không tuân. Là đệ tử Phật, mỗi khi chúng ta thuyết giáo, bất luận là giáo pháp sâu hay cạn, nếu đáp ứng được hai điều kiện khế lí và khế cơ, là đều do thừa thọ uy lực của Phật cả. Bởi vì, có thừa thọ tuy lực của Phật thì mới có thể khuyên người tu học, có thể thực chứng được bản tính của vạn pháp, có thể tương ưng với thật tướng của vạn pháp, cũng như có thể cảm thông được tâm ý của đức Phật. Hôm nay tôi cũng xin nương vào uy lực của đức Phật để nói về pháp “Tương Ưng của Trí Tuệ Bát Nhã” của những người tu học đạo Bồ Tát.

Tôn giả lại đảnh lễ Phật và thưa rằng:

Bạch Thế Tôn! Vâng lời dạy của Thế Tôn, giờ đây con xin nói về pháp tương ưng giữa Bồ Tát và trí bát nhã. Nhưng pháp gì gọi là Bồ Tát, và pháp gì gọi là bát nhã? Thật ra con không thấy có pháp nào gọi là Bồ Tát, cũng không thấy có pháp nào gọi là bát nhã. Thậm chí cả cái danh xưng của hai pháp này, con cũng không thấy có gì khác nhau để phân biệt. Bạch Thế Tôn! Pháp tương ưng giữa Bồ Tát và trí bát nhã là như thế. Xin Thế Tôn chỉ dạy cho, con nói như thế đã đủ để bổ túc cho sự tu học cho chúng Bồ Tát chưa? 

Đức Phật hoan hỉ khai thị:

- Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát chỉ có cái danh xưng là Bồ Tát; bát nhã cũng chỉ có cái danh xưng là bát nhã; ngay cả cái gọi là danh xưng của Bồ Tát và bát nhã cũng chỉ có danh xưng mà thôi. Cái đó vốn không sinh không diệt, chẳng qua vì để tiện việc diễn nói mà phải tạm lập ra danh xưng. 

Cái giả danh ấy cũng không phải ở trong, không phải ở ngoài, cũng không phải là ở khoảng giữa của trong và ngoài; nó vốn là cái gì không thể nắm được (bất khả đắc). Cũng ví như nói ngã, đó cũng cũng chỉ là giả danh. Bản thể của ngã vốn không sinh không diệt. 

Tất cả các pháp hữu vi đều giống như giấc mộng, như tiếng vang, như bóng, như ảo, như trăng dưới nước. 


Mặc dù vậy, này thầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát muốn chứng đạt cái không sinh không diệt, vẫn phải tu học cái giả danh và giả pháp của pháp Bồ Tát và pháp bát nhã. 

Này thầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu học pháp bát nhã, sắc thọ tưởng hành thức là thường hay vô thường, vui hay khổ, ngã hay vô ngã, không hay bất không, hữu tướng hay vô tướng, hữu vi hay vô vi, dơ hay sạch, sinh hay diệt, lành hay dữ, hữu lậu hay vô lậu, thế gian hay xuất thế gian, luân hồi hay niết bàn, đối với tất cả các pháp ấy đều không chấp trước, không phân biệt, và đối với tất cả các pháp khác nữa cũng đều như vậy. 

Này thầy Tu Bồ Đề! Vì sao Như Lai nói thế? Vì Bồ Tát khi tu học pháp bát nhã thì đối với tất cả vạn pháp không nên sinh tâm phân biệt mà phải an trú ở tính không, an trú ở tính vô phân biệt. Bồ Tát khi tu học sáu pháp ba la mật cùng các hạnh bồ tát khác cũng không thấy có danh xưng Bồ Tát, không thấy có danh xưng ba la mật. Bồ Tát chỉ cầu đạt được tuệ giác siêu việt, thấy tất cả đều là thật tướng của các pháp, và cái thật tướng ấy thì không dơ, không sạch. 

Nếu Bồ Tát quán chiếu và tu tập pháp bát nhã như thế, biết rằng danh tướng chỉ là vì phương tiện mà giả tạm lập nên, thì đối với sắc thọ tưởng hành thức cùng tất cả các pháp khác đều không chấp trước, đối với trí tuệ cũng không chấp trước, đối với thần thông cũng không chấp trước, đối với bất cứ pháp gì cũng không chấp trước. Vì sao vậy? Tại vì, nếu có chấp trước, thì không bao giờ đạt được giải thoát. 


Này Tu Bồ Đề! Khi Bồ Tát quán chiếu và tu học pháp bát nhã như vậy và không chấp trước đối với tất cả vạn pháp thì có thể hoàn thành công hạnh tu tập sáu pháp ba la mật, có thể tiến vào quả vị bất thối, đầy đủ thần thông, qua lại các cõi Phật, hóa độ chúng sinh, trang nghiêm Phật độ, và tự mình an trú trong cảnh giới tự tại giải thoát. Này Tu Bồ Đề! Sắc có phải là Bồ Tát không! Thọ, tưởng, hành, thức, có phải là Bồ Tát không? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, có phải là Bồ Tát không? Đất, nước, gió, lửa, không, thức, có phải là Bồ Tát không? Người nào xa lìa được sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đất, nước, gió, lửa, không, thức, cũng có phải là Bồ Tát không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả những gì Thế Tôn vừa nêu lên đó, đều không thể gọi là Bồ Tát.

- Này Tu Bồ Đề! Vì sao mà thầy bảo là tất cả những gì tôi vừa nêu lên đó đều không thể gọi là Bồ Tát! Thầy có thể cho biết được không?

- Bạch Thế Tôn! Cái mà xưa nay vẫn được gọi là chúng sinh là cái không thể biết, không thể nắm bắt; bất luận là pháp gì đi nữa, kể cả Bồ Tát, cũng đều là như vậy cả. Bảo rằng có pháp này, bảo rằng không có pháp này, cho đến bảo rằng xa lìa pháp này, đều không thể gọi là Bồ Tát.

Phật khen ngợi:

- Đúng như vậy, thầy Tu Bồ Đề! Cái được gọi là Bồ Tát, được gọi là bát nhã đều không thể nắm bắt. Bồ Tát tuy đang tu tập nhưng vốn thật không có tu tập. Này thầy Tu Bồ Đề! Tôi lại hỏi thầy, các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v.. có phải là ý nghĩa bồ tát không?

- Bạch Thế Tôn! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v... đều không phải là ý nghĩa bồ tát.

- Tu Bồ Đề! Thầy nói rất đúng. Bồ Tát khi tu tập trí tuệ bát nhã, đối với các pháp sắc thọ tưởng hành thức, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc hữu vi hoặc vô vi v.v... đều không thể nắm bắt. Bồ Tát hãy lấy tâm ý trống không rộng rãi để tu tập trí tuệ bát nhã. 

Này Tu Bồ Đề! Thầy nói thầy không thấy có Bồ Tát cùng danh xưng Bồ Tát, pháp cùng pháp giới, pháp giới cùng nhãn giới, nhãn giới cùng ý thức giới v.v... những pháp tương đối này đều không phải là đối lập nhau. Vì sao vậy? Vì nếu bỏ pháp hữu vi thì không thể thành lập pháp vô vi được.

 Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát tu tập trí tuệ bát nhã như thế đó, không thấy có bất cứ pháp gì thì sẽ không có sợ hãi, tâm ý không dính mắc ở bất cứ pháp nào thì sẽ không có hối hận. Như thầy đã nói, Bồ Tát tu học trí tuệ bát nhã như thế đó cũng không dính mắc vào danh xưng Bồ Tát, đó mới là chân danh Bồ Tát, chân danh Bát nhã; đó mới là giáo pháp của Bồ Tát đã nói.

Trong số mấy vạn thính chúng tại pháp hội Bát Nhã này, chỉ có đức Phật và Tu Bồ Đề đối thoại với nhau, đó là vì chỉ có Tu Bồ Đề là người thể chứng được trí tuệ bát nhã và có nhận thức sâu sắc, rốt ráo về đạo lí KHÔNG sâu xa mầu nhiệm, và cũng vì thế mà tôn giả được tôn xưng là vị thượng thủ hiểu rõ về tính không bậc nhất trong tăng đoàn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét