Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ý Trinh và Buddha : Tôn giả La Hầu La


X.- LA-HẦU –LA 

羅侯羅-密行第一

人間第一幸福兒

  佛陀還沒有出家的時候,是迦毘羅衛國的太子,曾經娶拘利城耶輸陀羅公主為妃。

  太子和公主同是在十九歲的那年,生下羅侯羅,太子很歡喜,這不是一般人生了兒子的歡喜,而是因為太子曾向父親淨飯王數次要求出家,均未獲允准,淨飯王曾說,除非有了王孫才肯讓他出家,現在太子真的生了兒子,他可以達到出家的願望,心中怎不歡喜呢?

  當太子要離開王城的那天夜裏,正是二月初八日,是羅侯羅出生的第七天,耶輸陀羅妃正伸著玉臂讓羅侯羅睡在上面,自己也在睡意朦朧中,就在這時,太子探望了他們最後一眼,即把心一橫,乘著白馬,踰城出家去了。從此,羅侯羅失去世間上父親的疼愛。

  不過,太子出家成了佛陀,父親一變而為老師,能令後來的羅侯羅修成聖果,這也正是天下第一的父親哩!

  羅侯羅在沒有丈夫的母親和老來失去兒子的祖父熱愛之下成長了,生為獨一無二的王孫,天天在宮殿裏無憂無慮的過著日子,到了他懂事的時候,在他小小的心靈上也知道沒有爸爸可喚的悲哀。不過,他在年輕美貌的母親照顧下,母親就是他唯一的光明、唯一的慰藉、唯一的保護者。

  失去了丈夫的妻子,在寂靜的深宮裏,春夏秋冬,度日如年,唯一給她人生希望的就是羅侯羅,母子相依,打發著悠悠的時光。

  有人說,耶輸陀羅是苦命的女人,羅侯羅是可憐的孩子,但這只是從世間的俗情上來講,她的苦命,他的可憐,不過是短短的時間而已,有大的犧牲,就有大的收穫,到後來因為佛陀的度化,耶輸陀羅的出家開悟,羅侯羅的出家證果,這是最榮耀的女人!這是最幸福的孩子!

  佛陀在告別王宮的時候,本想把正在睡覺的愛子抱在懷中親熱一下,但怕驚醒了耶輸陀羅妃而來阻止他出家,所以佛陀在看最後一眼的時候曾說:「等我成就佛陀的時候,再回來探望此子吧!」佛陀視一切眾生都如羅侯羅,一個羅侯羅不要緊,無量無數的羅侯羅在等著佛陀的慈愛,佛陀給眾生的是大慈大悲,生為羅侯羅的環境,更容易獲得佛陀的慈悲,所以,我們不要為羅侯羅從小沒有父親可喊而可憐,他是大聖佛陀之子,是撫育在以天地為愛情的搖籃中,所以我們要說他是人間第一的幸福兒!



X.- Tôn giả LA HẦU LA

(Rahula)

(Oai nghi tế hạnh bậc nhất tăng đoàn)

1.- CẬU BÉ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIAN:

Khi chưa xuất gia, Phật vốn là vị thái tử của thành Ca Tì La Vệ (Kapilavastu - Kapilavatthu). Thái tử đã cưới công chúa nước Câu Lị (Koliya) là Da Du Đà La (Yasodara) làm vợ. Thái tử và công chúa đồng tuổi. Năm mười chín tuổi, công chúa sinh hoàng tôn La Hầu La. Thái tử vui mừng lắm, nhưng không phải là niềm vui thông thường của người đời khi sinh con.

Nguyên vì trước đó, đã mấy lần thái tử xin phép phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana) đi xuất gia học đạo, đều không được chấp thuận, nhưng đức vua có hứa, nếu khi nào thái tử sinh được vương tôn thì ngài sẽ cho phép xuất gia. Bây giờ thì vương tôn La Hầu La đã ra đời, nguyện vọng xuất gia của thái tử chắc là thực hiện được; bởi vậy thái không vui mừng sao được!

Thái tử từ giã hoàng cung vào đêm Mồng Tám tháng Hai, bảy ngày sau khi La Hầu La chào đời. Đêm ấy, khi công chúa và La Hầu La đều đã ngủ say, thái tử nhìn hai mẹ con lần chót, rồi với ý chí cương quyết, chàng leo lên lưng ngựa trắng, rời khỏi hoàng thành đi xuất gia. Từ đó, La Hầu La phải sống những ngày thiếu vắng bàn tay nâng niu của người cha thương yêu độc nhất trên đời! Nhưng, thái tử đi xuất gia và rồi đã thành Phật; trước là thân phụ, bây giờ trở thành bậc đạo sư, dẫn dắt cho La Hầu La về sau chứng ngộ quả thánh. Đó mới chính là người cha cao cả nhất trên thế gian!

La Hầu La lớn dần trong sự yêu thương cùng cực của mẹ và ông bà nội. Câu lúc đó là vị vương tôn độc nhất, ngày ngày sống vô tư vô lự trong hoàng cung. Đến lúc bắt đầu có chút ít hiểu biết việc đời, cậu cũng cảm thấy thiếu vắng cha là điều đáng buồn, nhưng dù sao cậu vẫn còn có mẹ ở bên cạnh, và bà rất mực cưng chiều cậu. Bà chính là nguồn ánh sáng duy nhất của cậu, là niềm an ủi, là mái ấm chở che cho cậu. 

Trong khi đó, Da Du Đà La, từ ngày vắng bóng người chồng yêu quí, từ xuân sang hạ, đến thu rồi đông, một mình vò vỏ trong thâm cung vắng lặng, sống một ngày mà cảm thấy dài như cả năm, thì nguồn vui duy nhất của bà chính là La Hầu La! 

Hai mẹ con nương nhau mà sống qua năm tháng. Có người nói, Da Du Đà La là người đàn bà bạc mệnh, còn La Hầu La là cậu bé đáng thương, nhưng đó chỉ là nói theo thói thường ở đời mà thôi. Sự thực ở đây, dù có bạc mệnh hay đáng thương thì cũng chỉ là một thời gian ngắn. Hơn nữa, có hi sinh lớn thì chắc chắn sẽ có thu hoạch lớn. 

Mà quả vậy, về sau được Phật hóa độ, công chúa xuất gia tu tập và đã chứng ngộ. La Hầu La cũng vậy, đã theo Phật xuất gia và chứng quả thánh. Công chúa chẳng phải là người phụ nữ vinh hạnh nhất đời đấy ư?! La Hầu La chẳng phải là cậu bé hạnh phúc tột cùng đấy ư?!

Khi từ giã hoàng cung, thái tử cũng muốn ôm La Hầu La vào một lần chót, nhưng vì sợ làm kinh động công chúa, lỡ như nàng thức giấc làm cản trở sự ra đi thì sao; cho nên chỉ nhìn và thầm bảo:

“Đợi khi ta thành đạo rồi, sẽ trở về thăm con!” 

Phật xem tất cả chúng sinh đều như La Hầu La. Phật đã đem tình thương cho tất cả chúng sinh, thì ở vào hoàn cảnh của La Hầu La, cậu lại càng dễ dàng nhận được tình thương của Phật. 
Cho nên chúng ta chớ bảo La Hầu La thiếu vắng phụ thân từ thuở ấu thơ là rất đáng thương, trái lại phải thấy rằng, cậu bé ấy được làm con của Phật, được nuôi nấng trong chiếc nôi trời đất đầy ắp tình thương cao rộng, quả thật là cậu bé hạnh phúc nhất thế gian!

不識父親的孩子

  佛陀成道的第三年,從南方的摩揭陀國回到故鄉迦毘羅衛城。上自淨飯王,下至釋迦族所有的人等,都到城外歡迎佛陀,這中間沒有參加歡迎行列的唯有耶輸陀羅和羅侯羅。

  在耶輸陀羅心中想:他去出家,為了他我受盡寂寞辛苦,他在外穿了褐色的衣服,我在宮中也和他一樣,我聽到他一日一食的苦行,我也馬上學習照做,我這樣對他,還有什麼對不起?假若他想到我,自然會到宮中來相見。

  是的,十多年不見丈夫的耶輸陀羅,實在不願在公眾的場所見到佛陀。當然,這時耶輸陀羅妃心中,比什麼人都急於要見佛陀,但是,為了禮法、為了自尊,她不得不忍耐著。她走到宮中的一座高樓上,想從門窗的隙縫中先見一見被人迎接的佛陀。

  正在這時,十多歲的羅侯羅走來,對耶輸陀羅說道:

  「媽媽!爸爸回來了!祖母(憍曇彌)叫我告訴你!」

  不太懂事的羅侯羅,這時怎樣也想不出母親心中的感慨,他只覺得母親今天威嚴得令人不敢親近,不過,這終究是自己慈愛的母親,他又天真的問道:

  「媽媽!你看宮門口來了那麼多的人,爸爸一定也在裏面,爸爸究竟是什麼樣子呢?」

  已經十多歲的孩子了,從他的口中還不知道爸爸是什麼樣子的人,這樣的問話,聽在耶輸陀羅心中,真是感慨萬千,大人的心裏、大人的情感,做孩子的總無法完全知道。

  耶輸陀羅顫抖著聲音,一手抱著羅侯羅,一手指著遙遠的宮門外,眼眶中含著淚水,回答羅侯羅道:

  「你看!在那一群沙門中,顯得最莊嚴的就是你的父親。」

  這時候的羅侯羅,兩顆明亮的眼睛張得大大的,很驚奇的說道:

  「我不認識我的父親,我所知道的唯有老王,還有最疼愛我的媽媽!」

  耶輸陀羅含在眼眶中的淚珠掉下來,滴在羅侯羅的頭上,她緊緊的捏著羅侯羅的手,退回自己的宮中。

  離開十多年的佛陀,耶輸陀羅還是第一次偷偷的見到,這十多年來,像夢似的,就這麼無聲無息的過去了。

  耶輸陀羅此刻的心,像一塘池水投進一塊大石頭,掀起了巨大的浪花,一點也不能平靜,正在她哭著等的時候,佛陀察知她的心,匆匆和眾人招呼後,就帶著舍利弗和目犍連到內宮中探望她。

  一個是成了正覺的佛陀,一個仍是很年輕的美妃,像這樣的相逢,為很多人所關心著,莊嚴的佛陀,靜靜的一瞬間,是同情、是憐憫、是慈悲的看著耶輸陀羅。多情美貌的耶輸陀羅,是愛,是恨,是千變萬化的情緒交織在心中。耶輸陀羅哭著,佛陀默然的立著,等到她那激動的情緒漸漸平靜下來,她才覺悟到她和佛陀之間有一條不能越過的鴻溝,想到佛陀是佛陀,不會再用一些甜蜜的溫言來安慰她,她這才拭乾眼淚,扶著羅侯羅,在佛陀的足前跪了下去。

  佛陀很慢很慢的,一字一字的對跪在地上的耶輸陀羅說道:

  「讓你辛苦了,雖然我對你是抱歉的,但我對得起一切眾生,請為我歡喜,我現在已達到歷劫的本願!」

  佛陀說後,又再看看羅侯羅,很慈和的撫摸著他道:

  「真快!已經長大了!」

  佛陀像是沒有情感,又像是有太多的情感,佛陀的話,佛陀的態度,就是開悟的舍利弗、目犍連,聽了都感動不已!

  十多歲的羅侯羅,現在不知怎樣來稱呼自己的父親,稱呼爸爸吧!那麼神聖莊嚴的佛陀,自己實在不好意思出口;稱呼佛陀吧!不知應該不應該。看到那麼多沙門比丘跟隨著佛陀,聰明的羅侯羅心中想著:佛陀已不是我一人的父親了,佛陀是一切眾生的大慈父!

  才十多歲的年齡,就甘願把自己一人的父親奉獻給一切眾生作大慈父,多麼有善根而不平凡的孩子!

2.- ĐỨA CON KHÔNG BIẾT MẶT CHA:

Năm thứ ba sau ngày thành đạo, Phật từ nước Ma Kiệt Đà (Magadha) ở phương Nam trở về thăm cố hương là thành Ca Tì La ở phương Bắc. 

Trên từ vua Tịnh Phạn xuống đến mọi người trong dòng họ Thích Ca đều ra ngoài cổng hoàng thành nghênh đón Phật; ngoại trừ hai người: Da Du Dà La và La Hầu La.

 Công chúa nhủ thầm: “Người đi xuất gia, mình vì Người mà cam chịu nỗi buồn đau vắng vẻ; Người ở ngoài mặc y phục bạc màu, trong cung mình cũng ăn mặc giống Người; nghe nói Người tu khổ hạnh, mổi ngày chỉ ăn một bữa, mình cũng vội vàng học tập làm theo hạnh ấy. Mình đối với Người chân thành như vậy, có gì sơ xuất đâu! Nếu Người còn nghĩ đến mình thì tự nhiên Người sẽ vào đây thăm mình ...”

Đã mười năm không thấy mặt, giờ đây Da Du Đà La không muốn gặp Phật trước mặt mọi người, nghĩ ra cũng phải. Dĩ nhiên là trong lòng công chúa giờ phút ấy, cũng giống như mọi người, rất nao nức mong được gặp Phật, nhưng vì lễ giáo, vì tự trọng, bà đành phải nhẫn nại.

 Bà leo lên một tầng lầu cao ở trong cung và đến ngồi bên cửa sổ. Từ đó nhìn xuống cổng hoàng cung, bà có thể thấy rõ được cảnh tượng mọi người nghênh đón Phật. Ngay lúc ấy, cậu bé mười tuổi La Hầu La chạy đến bên bà, nói:

- Mẹ ơi! Ba con đã về! Bà nội (Kiều Đàm Di) bảo con thưa với mẹ như vậy.

Cậu bé hãy còn ngây thơ, đâu biết được những nỗi niềm thầm kín của mẹ trong giờ phút ấy như thế nào! Cậu chỉ thấy hôm nay trông mẹ sao có vẻ nghiêm trang đến phát sợ! Tuy nhiên cậu biết dù thế nào mẹ vẫn thương cậu rất mực, cho nên lại nũng nịu hỏi:

- Mẹ ơi, xem kìa! Ngoài cổng đông người quá, trong đó thế nào chẳng có ba con. Ba con ra sao hở mẹ?

Câu hỏi hồn nhiên phát ra từ miệng đứa con thơ dại càng làm cho lòng bà thấy thương cảm muôn phần, nhưng tâm tình của người lớn, trẻ con làm sao hiểu được! Đột nhiên, một tay bà bế La Hầu La lên, một chỉ xuống cổng hoàng cung, đôi mắt rưng rưng, giọng nói run run, bà bảo La Hầu La: Con xem kìa, trong đoàn sa môn kia, người đi đầu có dáng vẻ trang nghiêm nhất là ba con đó!

Cậu bé mở to cả hai mắt để nhìn. Một giọt nước mắt vừa rơi khỏi khóe mắt bà, rớt trên đầu La Hầu La, bà vội nắm tay con dắt về phòng riêng ...

Mười năm xa cách! Mười năm biệt tăm biệt tích! Mười năm như mây khói, như chiêm bao! Đây là lần đầu tiên bà vừa được thoáng trông thấy Phật. Lòng bà lúc đó như mặt nước ao bị ném xuống một hòn đá, sóng gợn lao xao, không còn phẳng lặng được nữa. 

Quán sát và thấy rõ tâm ý của bà và sau khi đã đáp lễ mọi người, Phật dẫn Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vào nội cung thăm bà. Cuộc trùng phùng giữa một người là đức Phật đại giác và một người là vị hoàng phi xinh đẹp, đã làm cho mọi người chú ý. 

Trong một phút yên lặng, với ánh mắt trang nghiêm và đầy từ bi, Phật nhìn Da Du Đà La vừa cảm thông, vừa thương xót; còn Da Du Đà La thì nhìn Phật như yêu thương, như hờn dỗi, tâm hồn bấn loạn, trăm mối ngổn ngang 

... Rồi bà bật khóc, Phật yên lặng đứng nhìn, để yên cho bà khóc. Khi cơn xúc động dã dần dần lắng dịu, bà mới chợt nhận ra rằng, giữa Phật và bà giờ đây đã có một đường mương ngăn cách. 

Bà lại nghĩ, Phật là Phật, đâu có chuyện Phật sẽ dùng lời êm ái, dịu ngọt của một người chồng để an ủi mình như thuở xưa! Bà liền lau khô nước mắt, đỡ La Hầu La cùng quì xuống trước Phật. Bấy giờ Phật mới nói với bà, thật chậm rãi, rõ ràng từng tiếng một:

- Để cho nàng phải chịu bao nỗi buồn đau, đó là sự thiếu sót của ta; nhưng ta đã xứng đáng với tất cả chúng sinh, giờ đây ta đã thành tựu được bản nguyện từ vô số kiếp. Xin nàng hãy vì ta mà vui vẻ lên!

Phật lại nhìn La Hầu La, từ ái vỗ về:

- Thật chóng quá, con đã lớn thế này rồi!

Phật có vẻ như thờ ơ, mà cũng có vẻ như rất dồi dào tình cảm. Lời nói của Phật, thái độ của Phật, đã làm cho hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thật cảm động, tưởng chừng có thể khóc lên được. Còn cậu bé La Hầu La thì đang lúng ta lúng túng, chẳng biết kêu phụ thân mình bằng gì. 

Kêu là ba ư? Trông người nghiêm trang như ông thần, tiếng “ba” không thể lọt ra khỏi miệng được! Kêu là Phật ư? Chẳng biết có nên kêu như thế không!

 Nhưng La Hầu La quả thật thông minh, nhìn thấy có quá đông các vị sa môn theo chân Phật, cậu hiểu ra rằng, Phật bây giờ không phải là người cha riêng của một mình mình, mà là đấng cha lành chung của tất cả mọi người! 

Một cậu bé mười tuổi mà có sự thấy biết như vậy thì quả thật không phải là một cậu bé tầm thường, mà đã sẵn có nhiều căn lành.

最初的沙彌

  佛陀在王宮中暫住了幾天,佛陀這次回宮,宮中沒有美女,沒有音樂,沒有醇酒,只有一千多名比丘跟隨著他。莊嚴堂皇的宮殿暫時成為僧房精舍。

  佛陀知道初學道的比丘,在王宮中住久了,容易對淡泊的僧團生活,生起動搖的念頭,過不了幾天,佛陀就帶大家住進離迦毘羅衛城不遠的尼拘陀林裏。

  佛陀雖然住在尼拘陀林,但佛陀還是常常進宮托缽乞食或說法,幼年的羅侯羅常常毫無懼怕的樣子,天真可愛而親熱的對佛陀說道:
  「佛陀!我真高興常常和你在一起!」

  這句話說明,父子的天性並不是十多年不見面就可以被時間拉開,佛陀也為這句話深為所動似的說道:

  「孩子!總有一天我會讓你常常在我身旁。」

  就在佛陀說過這句話不久,羅侯羅就真的出家,永遠跟隨佛陀去了。

  原因是還在深深戀愛著佛陀的耶輸陀羅,自己無法親近佛陀,常常逗著孩子羅侯羅去跟佛陀玩。她想以羅侯羅為緣,或能打動佛陀的心,對她增加一些情意。所以她常常給羅侯羅打扮得天真活潑的樣子,穿著華麗的衣服,對他說道:

  「你去跟你父親要求遺產,他有我們都沒有見過的寶貝!」

  因此羅侯羅就常常跟著佛陀身後說:

  「佛陀!請施給我您的遺產吧!」

  這一天,佛陀正好乞食後回到尼拘陀林的時候,佛陀在前面走著,羅侯羅在後面追趕著,奇怪,就沒有一個人阻止他,他老是跟在佛陀的後面叫著:「請施給我您的遺產吧!請施給我您的遺產吧!」

  耶輸陀羅妃眼看著唯一的愛子跟著佛陀走去的背影,深怕羅侯羅被叫去出家,急得不覺掉下眼淚!

  真的,佛陀一回到林中,便將舍利弗叫來說道:

  「舍利弗!年少的羅侯羅,老是向我要求我的遺產,我不喜歡給他不真實的幸福和財寶,我所希望給他的是無量寶,所以,舍利弗!就請你收他出家,讓他做僧團中最初的沙彌!」

  佛陀說後,就叫目犍連為羅侯羅剃頭,並叫羅侯羅禮拜舍利弗為戒師,舍利弗為他授沙彌十戒,這就是僧團中有沙彌之始!

  羅侯羅的出家,對耶輸陀羅的打擊太大,羅侯羅是她唯一的希望,她如自己的生命一般的愛他,丈夫遠離她,現在孩子又遺棄她,這種悲哀,使她頓覺得日月無光,天旋地轉,她怨恨佛陀的殘忍,十多年來,她所以勉強過著單調無味的孤獨生活,就是為了羅侯羅,現在從她手中把孩子奪走,她怪佛陀口口聲聲的講說慈悲,怎麼佛陀又忍心給她嚐恩愛別離的苦毒!

  當大家閱讀到這裏的時候,一定為耶輸陀羅的悲切,深深的感動和同情,甚至也有人和耶輸陀羅一樣,以為佛陀的作為,似乎有些太過。不錯,這就是我們大家所謂的人情!可是,真理與人情是背道而馳的,降伏人間的弱點──人情,才能與真理法性契合!

(http://www.fjdh.com/wumin/UploadFiles_3115/200904/2009041300463407.jpg)

3.- CHÚ SA DI ĐẦU TIÊN:

Trong thời gian Phật và tăng chúng ở lại hoàng cung, nơi đây tạm thời trở thành một tăng viện. Không khí hoàn toàn nghiêm tịnh, không có cung nga mĩ nữ, không có đàn ca múa hát, không có yến tiệc rượu chè, nhưng Phật đã không ở lại đây lâu, vì sợ rằng, nếu ở lại đây lâu, không khí hoàng cung sẽ ảnh hưởng đến nếp sống thiểu dục của tăng đoàn, rất dễ làm cho tăng chúng mất chánh niệm.

 Cho nên chỉ vài ngày sau, Phật đưa tăng chúng ra trú tại công viên Ni Câu Đà (Nyagrodha - Nigroda), ở ngoại ô thành Ca Tì La. Tuy trú tại vường Ni Câu Đà nhưng Phật vẫn thường vào hoàng thành để khất thực và bố giáo. Cậu bé La Hầu La dần dà cũng quen đi, không còn cái dáng vẻ sợ sệt nữa; có lúc đã nói với Phật một cách ngây thơ thật dễ thương:

- Bạch Phật! Con rất thích được ở chung hoài với Phật!

Câu nói ấy đã tỏ rõ được tình phụ tử thiêng liêng. Nếu không thì dễ gì mới thấy nhau trong thời gian ngắn mà đã khiến một đứa bé thốt được lời lẽ như vậy. Đức Phật cũng từ ái trả lời:

- Ừ! Con ạ, rồi cũng có ngày ta cho con được ở hoài bên cạnh ta.

 Quả vậy, sau đó không lâu, La Hầu La đã được xuất gia theo Phật. Nguyên vì, Da Du Đà La vẫn một lòng tưởng nhớ Phật, nên thường tập cho La Hầu La dạn dĩ, hoạt bát; rồi một hôm bà bảo:

- Con hãy theo cha con mà xin gia tài! Cha con có thứ tài sản quí báu mà cả mẹ con mình chưa bao giờ trông thấy.

Trưa hôm ấy, Phật và chư tăng vào thành khất thực xong, lúc đang trên đường trở về vườn Ni Câu Đà thì La Hầu La chạy theo sau Phật, thỏ thẻ:

- Phật ơi! Xin cho con gia tài của Phật đi!

Da Du Đà La nhìn theo bóng dáng đứa con yêu thương duy nhất đang theo chân Phật khuất dần, rồi nghĩ đến việc La Hầu La có thể sắp xuất gia, lòng bà bỗng quặn thắt, nước mắt tuôn trào ...

Mà thật vậy, sau khi về đến vườn Ni Câu Đà, Phật bảo tôn giả Xá Lợi Phất:

- Cháu La Hầu La đang theo tôi xin tài sản. Tôi không muốn cho cháu thứ tài sản cũng như hạnh phúc tạm bợ, mà phải là thứ tài sản quí báu và hạnh phúc chân thật. Này Xá Lợi Phất! Tôi nhờ thầy thu nhận cho cháu xuất gia. Cháu sẽ là chú tiểu đầu tiên của giáo đoàn!


Phật nhờ tôn giả Mục Kiền Liên xuống tóc cho La Hầu La, rồi bảo cậu lạy tôn giả Xá Lợi Phất làm thầy truyền giới. La Hầu La trở thành chú sa di đầu tiên trong giáo đoàn của đức Phật. 

La Hầu La chính là hoài bão của công chúa Da Du Đà La, nhưng khi quyết định cho cậu xuất gia, đức Phật cũng đã có dụng ý rồi. 

Nguyên vì, La Hầu La đã ra đời khi Phật còn là thái tử. Sau đó Ngài đã xuất gia, và giờ đây đã thành đạo, thì ngôi vua của bộ tộc Thích Ca sau này tất sẽ do La Hầu La kế thế, nhưng theo chủ trương của Ngài, một cậu bé tuổi còn quá nhỏ như La Hầu La thì không thể làm chủ thiên hạ được. 

Cho nên nhân cơ hội này, Ngài bèn phương tiện để cho cậu xuất gia. Biết La Hầu La đã xuất gia rồi, Da Du Đà La buồn lắm! Nhưng sự việc đã như vậy rồi, bà đâu biết làm gì hơn. 

Vua Tịnh Phạn thấy bà buồn thì rất thương xót; hơn nữa, chính nhà vua cũng buồn nhớ cháu nội vô cùng, cho nên ngài đã thân hành đi thăm Phật và tỏ bày ý kiến của mình:

- Bạch Thế Tôn! Xin hãy lập qui chế hẳn hòi, từ nay về sau, các trẻ em muốn xuất gia thì phải được phép của phụ huynh trước đã.

Phật thấy ý kiến đó hợp lí, nên đã hoan hỉ chấp thuận.

Về phần Da Du Đà La, sau khi chồng đã ra đi tìm đạo, thì La Hầu La là niềm vui là và niềm hi vọng duy nhất của bà. Bây giờ đến lượt La Hầu La cũng đi tu nốt thì mọi thứ trên cõi đời đối với bà còn có nghĩa gì! Lòng bà trở nên nguội lạnh, mất hết niềm vui.

 Bởi vậy sau này, khi thái hậu Kiều Đàm Di được Phật cho phép xuất gia và thành lập tăng chúng tì kheo ni, bà cũng đã cùng với những phụ nữ khác trong dòng họ Thích Ca, đến Tì Xá Li (Vaisali - Vesali) để xin xuống tóc xuất gia. 

Những ngày đầu bà vẫn không cảm thấy phấn khởi với nếp sống mới trong giáo đoàn, nhưng nhờ Phật hết lòng giáo hóa, chẳng mấy chốc bà chứng ngộ đạo quả, lấy lại niềm vui, sống tràn đầy an lạc trong chánh pháp. 

Bà vô cùng hoan hỉ và cảm kích ân đức sâu xa của Phật. Phật cũng rất hoan hỉ đã hoàn thành trách nhiệm thiêng liêng đối với bà.


調皮的童年生活

  羅侯羅出家做沙彌了,耶輸陀羅妃怎樣也不甘願,可是事情已成事實,又沒有辦法改變,淨飯王看了也很傷感同情,他就走向佛陀建議說道:

  「佛陀!希望你能夠規定,今後要出家的青年,必須有父母的允許才可以。」

  佛陀覺得父王說得有理,就很歡喜的採納。

  萬念俱灰的耶輸陀羅,對人間已經沒有生存的興趣。不久,佛陀的姨母憍曇彌夫人加入僧團做比丘尼,耶輸陀羅隨著很多釋種女眾,也趕去毘舍離剃髮出家。

  由於耶輸陀羅戀慕佛陀太甚,初加入僧團,一點也無法感受到僧團中無執的清淨法樂,可是,由於被佛陀偉大的聖格感化,沒有幾日,耶輸陀羅就開悟了,她恢復了生意,在法樂中過著安穩自在平和的生活,她很歡喜,很感激佛陀,佛陀也很歡喜,到今天,佛陀對她才像放下身上的重荷!

  羅侯羅出家後,叫他要和大人一樣的認真修道,那是不可能的,在他出家後的不久,因為僧團中有了沙彌的制度,舍利弗又收了一個名叫均頭的孩子做沙彌,這兩個孩子常常玩在一起,沒有人的時候,他們也喜歡玩玩兒童們的遊戲。

  一個年輕的孩子,每天生活在嚴肅的僧團裏,假若是自己願意的倒沒有話講,如果是環境壓制的關係,其心裏有著種種變化就很難講。羅侯羅的出家,他並不感到新的僧團的快樂,不過,他的口上是沒有講過不滿的話,一個孩子在十五歲以前,對大人所指示的言行,自然是百依百順,但一過了十五歲以後,那天賦的本能,對世間自會有不滿現實,以及反抗現實的念頭。

  那是在羅侯羅十七八歲的時候,他的性情很溫和,工作也很熱心,但十七八歲的少年,也最調皮,羅侯羅還像小孩一樣,常常喜歡說謊騙人。

  羅侯羅這個時候是住在王舍城外的溫泉林,有很多宰官、長者、居士來探問佛陀住在什麼地方,他總歡喜和人家開玩笑,當佛陀在竹林精舍的時候,他就說在耆闍崛山,佛陀在耆闍崛山的時候,他就說在竹林精舍,因為這兩地的距離,約有兩里多的路程,羅侯羅開玩笑的心,使大家徒勞往返,結果仍然是拜見不到佛陀。當那些人失望著回來的時候,羅侯羅還笑著問他們道:

  「你們拜見過佛陀沒有?」

  「大德!你何必開我們的玩笑?」

  「誰開你們的玩笑?我不過是不放心而已!」年輕調皮的羅侯羅,仍然不肯承認自己的錯。

  有錢有勢的富家子,總是仗著父母的勢力和地位,喜歡為非作歹,生為王孫佛子的羅侯羅,雖然在平等的僧團裏出家,因為他是孩子,總有很多大人對他非常寵愛,因此,在我想,羅侯羅或許也有些嬌生慣養的習性,有些仗著人勢的心理。

  像羅侯羅這樣說謊,一次兩次,或許紙老虎還不會給人揭穿,可是次數一多,以說謊來取笑人,這樣的風聲終於傳到佛陀的耳中,是慈父又兼嚴師的佛陀,聽了以後非常不喜歡,因此有一天就獨自的走向溫泉林來,佛陀想好好的來教誡他一頓。

4.- TUỔI TRẺ NGHỊCH NGỢM:

Từ khi La Hầu La xuất gia thì tăng đoàn thiết lập thêm chế độ sa di.

La Hầu La tuy đã xuất gia, nhưng bảo chú phải tu tập nghiêm túc như người lớn thì thật là khó! Một chú bé còn nhỏ tuổi như La Hầu La, hàng ngày phải sống gò bó trong tăng đoàn, nếu là do ý muốn thì không có gì để nói, nhưng nếu vì do hoàn cảnh bắt buộc thì trong tâm lí thế nào cũng nảy sinh nhiều biến chứng khó mà lường được. 

La Hầu La xuất gia nhưng đã không cảm thấy có gì vui vẻ trong đời sống tăng đoàn, có điều là chú không dám nói ra những cảm nghĩ khó chịu của mình mà thôi. 

Thường thì trẻ em dưới mười lăm tuổi, đối với những lời chỉ bảo của người lớn, chỉ biết một điều vâng hai điều dạ mà thôi; nhưng một khi đã qua khỏi tuổi mười lăm rồi thì tự nhiên chúng biết bất mãn, biết phản ứng lại những gì không bằng lòng. 

Chẳng biết La Hầu La có trải qua cái giai đoạn tâm lí đó không, chỉ biết rằng, khoảng mười bảy, mười tám tuổi, tính tình của chú thật ôn nhu, làm việc rất chăm chỉ, nhưng lại thích đùa nghịch như con nít, nhất là thường dối gạt người làm trò vui.

Lúc đó chú đang ở tại rừng Ôn Tuyền (Amrayastika - Ambalatthika), ngoại ô thành Vương Xá (Rajagrha - Rajagaha). Có rất nhiều các vị quan viên, trưởng giả, cư sĩ thường đến tìm thăm Phật. 

Gặp chú, họ hỏi thăm Phật hiện ngự ở đâu, thì thế nào chú chú cũng nghĩ cách để trêu ghẹo. Nếu Phật đang ngự tại Trúc Lâm (Venuvana - Veluvana) thì chú bảo Ngài đang ở Linh Thứu (Grdhrakuta - Gijihakuta); nếu Phật đang ngự tại Linh Thứu thì chú lại bảo là Ngài đang ở Trúc Lâm!

 Nên biết rằng, Trúc Lâm và Linh Thứu cách xa nhau hơn hai dặm đường. Sự nghịch phá của chú đã bắt người ta phải đi lại mệt nhọc mà lại không được tham kiến Phật! 

Như thế mà chú đã chịu tha cho người ta đâu! Khi người ta thất vọng trở về, chú còn vừa cười vừa hỏi:

- Sao? Quí vị đã bái kiến đức Thế Tôn chưa?

- Thưa chú, xin chú đừng trêu chọc chúng tôi nữa!

- Ai dám trêu chọc quí vị, chẳng qua là tôi lo cho quí vị mà thôi.

Rõ ràng là La Hầu La vừa nghịch ngợm, vừa bướng bỉnh, không bao giờ chịu nhận lầm lỗi của mình.

Thế thường, con cái của những gia đình giàu có thường hay cậy thế lực, địa vị của cha mẹ mà làm nhiều điều tác tệ. Trường hợp của La Hầu La xuất thân là cháu vua, con Phật, tuy được xuất gia và sống trong một tăng đoàn bình đẳng, nhưng vì vẫn còn bé bỏng, chú vẫn được người lớn hết mực cưng chiều. 

Cho nên, có thể nói rằng, cái tính ưa nghịch phá của chú, một phần vì bị ảnh hưởng của cái tập khí cao ngạo sẵn có, một phần vì ỷ lại sự cưng chiều của người lớn. 

Một hai lần đầu, người ta còn chưa biết nhưng quá nhiều lần thì không ai là không biết cái tính thích dối gạt người làm trò vui của chú tiểu La Hầu La nữa, và tiếng đồn về chú đã đến tai Phật. 

Là một người cha hiền, và là một bậc thầy nghiêm nghị, Phật đã rất phiền lòng khi nghe được những lỗi lầm ấy của La Hầu La. 

Phật muốn đích thân dạy dỗ chú, nên một hôm Ngài đã một mình đi đến rừng Ôn Tuyền.

佛陀嚴厲的教誡

  這一天佛陀走到羅侯羅住的溫泉林來,那種威嚴的樣子,讓羅侯羅感到很意外,他整衣恭敬迎接,等佛陀坐下來的時候,他就拿水給佛陀洗足。佛陀一句話也不說,等到洗足以後,才指著洗足的盆對羅侯羅說道:

  「羅侯羅!這盆裡的水可以喝嗎?」

  「佛陀!洗足的水很汙穢,不能喝的。」

  「你就和這個洗足的水一樣!」佛陀訓斥道:「水本來是清淨的,洗了足就很骯髒!好比你本來是王孫,遠離世間虛假的榮華富貴,出家做沙門,雖然你還沒有受比丘戒,但你畢竟是受了十戒的沙彌。你不精進修道,不清淨身心,不守口慎言,整天講玩笑話騙人,三毒的垢穢填滿你的心中,同清淨的水裏有了垢穢一樣!」

  佛陀從來沒有這麼聲嚴厲色的對人說過話,羅侯羅低頭不敢仰望佛陀,佛陀招呼他把水拿去倒掉,他這才敢移動身子,但等他倒了水回來,佛陀又再問他道:

  「羅侯羅!你去拿這個盆盛飯來吃可以嗎?」

  「佛陀!洗腳的盆不可以盛飯吃,因為盆裡不淨,上面有垢穢粘著,所以不能裝東西吃!」

  「你就是和這個盆一樣,雖然做了清淨的沙門,但不修戒定慧,不淨身口意,滿心藏著不實的垢穢,大道之糧怎麼能裝進你的心中呢?」

  佛陀說後,用腳把盆子輕輕一踢,盆子就滾滾的轉起來,羅侯羅很害怕的樣子,佛陀就問他道:

  「羅侯羅!你怕把這盆子踢壞了嗎?」

  「佛陀!不是!洗足的盆,是很粗的用物,壞了也不要緊。」

  「羅侯羅!你不愛惜這個盆,等於大家也不愛護你一樣。你出家做沙門,不重威儀,戲弄妄言,這個結果將使誰都不愛護你、珍視你,就是到了命終的時候,也不能覺悟,你會處在迷中更增迷!」

  羅侯羅全身流汗,慚愧得無地容身,他發誓以後要努力改變自己的心。

  佛陀說完了嚴厲的教誡,又再說了一個譬喻給羅侯羅聽:

  「過去,有一個國家養有一隻大象,這隻大象勇猛善戰,每當國王興兵征伐的時候,就給大象穿上鐵鎧,牙上縛好利矛,耳朵放劍,曲刃捆在四腳,把鐵撾繫在尾巴上。大象雖有這麼多的武器,但真正交鋒的時候,牠都把鼻子藏起來,因為象的鼻子很軟弱,中了劍會死亡,為了保護生命,不得不保護鼻子。

  「羅侯羅!你也應該和這隻大象保護鼻子一樣,慎守你的語言,假若你戲弄妄言,將會和大象傷了鼻子一般,你的慧命就會死亡,不為眾人愛護,不為智者所喜,臨命終時,更會墮入三途受苦!」

  像佛陀這麼盡理、懇切、嚴厲的教誡,每一句話,每一個字,都擊中羅侯羅的心,他發願今後要重新做人!

  再好的稻穀,把它碾成米,裏面仍有些糠末,必須要用淨水淘洗,才能洗淨。像羅侯羅雖然有很好的種姓和善根,但必得要佛陀的法水為他洗滌一番,才會清淨無染。

  從此羅侯羅真的像換了一個人!

5.- SỰ RĂN DẠY NGHIÊM KHẮC CỦA PHẬT:

Hôm ấy Phật sang đến rừng Ôn Tuyền với dáng vẻ thật uy nghiêm. 

Thật là hoàn toàn bất ngờ đối với La Hầu La! Chú vội vàng chỉnh đốn y áo và nghinh đón Phật thật cung kính. 

Đợi Phật an tọa xong, chú đi lấy nước rửa chân cho Phật. Ngài vẫn không nói năng gì. Mãi đến khi rửa chân xong, Phật mới chỉ chậu nước dơ mà hỏi chú:

- Này La Hầu La! Nước trong chậu này có thể uống được không?

- Bạch Thế Tôn! Nước đó đã rửa chân, dơ lắm, không thể uống được.

- Con cũng giống như nước trong chậu vậy! Nước vốn trong sạch, nhưng sau khi rửa chân thì thì trở nên dơ bẩn. 

Con vốn là một vị vương tôn, đã từ bỏ những vinh hoa phú quí tạm bợ của thế gian để xuất gia tu hành. Tuy chưa là một vị tì kheo, nhưng con cũng đã thọ giới sa di. Vậy mà con đã không siêng năng tu tập, không làm trong sạch thân tâm, nói năng không thận trọng, suốt ngày chỉ biết dối gạt để trêu ghẹo người. 

Trong tâm con hiện giờ đầy dẫy những cáu bẩn của tam độc, có khác gì chậu nước trong sạch vừa trở thành dơ bẩn kia đâu! 

Từ trước đến giơ Phật chưa bao giờ nói điều gì với người đối diện bằng vẻ mặt nghiêm nghị như vậy. La Hầu La một mực cúi đầu đứng im chứ không dám ngước lên nhìn Phật. Đến khi Phật bảo bưng chậu nước dơ đem đổ đi, chú mới dám di động thân hình. Khi chú mang chậu không vào, Phật lại hỏi:

- La Hầu La! Con có thể dùng cái chậu này để đựng cơm ăn được không?

- Bạch Thế Tôn! Trong lòng chậu cáu bẩn còn dính đầy, không thể đựng thức ăn được.

- Con cũng giống như cái chậu ấy vậy. Tuy đã là người xuất gia, nhưng con không tu tập giới định tuệ, không gột sạch thân miệng ý, tâm niệm đã chứa đầy cáu bẩn thì còn chỗ đâu để chứa các thức ăn đạo lí!

Phật lại đưa chân đá nhẹ cho cái chậu lăn đi, rồi hỏi:

- La Hầu La! Con có sợ cái chậu này bị bể không?

- Bạch Thế Tôn, không! Cái chậu rửa chân chỉ là một đồ vật xấu, dù có bị bể cũng không đáng quan tâm.

- Con không mến tiếc cái chậu, mọi người cũng không mến tiếc con như vậy. Tuy đã xuất gia, nhưng con không gìn giữ oai nghi, chỉ ham dối trá đùa cợt, thì kết quả sẽ đưa lại là chẳng ai thương mến bảo bọc con, đường giác ngộ thật xa vời, cho đến lúc chết con vẫn chìm trong mê ám!

La Hầu La toàn thân chảy mồ hôi hột! Chú thấy hổ thẹn vô cùng. Chú tự hứa là từ nay về sau sẽ nổ lực sửa đổi tâm tính cho thật tốt. Đức Phật lại cho chú nghe một ví dụ:

- Ngày xưa, một quốc gia nọ có nuôi một con voi lớn, rất dũng mãnh, thiện chiến. Mỗi khi nhà vua điều binh lâm trận thì người ta mặc áo giáp cho nó, gắn xà mâu vào cặp ngà của nó, giắt kiếm vào bên tai, cột dao bén vào bốn chân, và buộc thêm một cây gậy sắt vào đuôi nó nữa. 

Tuy được trang bị nhiều vũ khí như vậy, nhưng mỗi khi giao chiến với quân địch, nó đều lo giấu cái vòi cho thật kín; vì đó là chỗ nhược của nó, nếu bị trúng tên thì chết ngay. Muốn bảo vệ mạng sống, bằng mọi cách nó phải bảo vệ cái vòi. 

La Hầu La! Giống như con voi kia thận trọng bảo vệ cái vòi của nó, con cũng phải thận trọng giữ gìn lời nói của con. Nếu con cứ tiếp tục cái thói dối gạt đùa cợt thì nhất định sẽ giống như con voi kia để cho cái vòi của nó bị trúng tên. Huệ mạng của con sẽ tiêu mất.

 Mọi người sẽ xa lánh, các bậc thiện trí sẽ không ngó ngàng tới con, đến lúc chết lại phải chịu khổ trong ba đường dữ! 


Đức Phật đã tận tình tận lí, vừa thiết tha vừa nghiêm khắc mà răn dạy La Hầu La. Mỗi lời mỗi tiếng của Ngài đều in sâu vào tâm khảm chú. 

Chú phát nguyện từ này sẽ tận lực đổi mới thân tâm mình. Cũng giống như thóc lúa, dù chúng ta đem bỏ vào máy xay thành gạo, nhưng hạt gạo vẫn còn chút ít cám bám chung quanh, phải dùng nước vo sạch thì gạo trắng mới hoàn toàn là gạo trắng. 

La Hầu La tuy có căn lành và xuất thân từ dòng giống cao quí, nhưng phải nhờ nước cam lồ của Phật để gột rửa một phen thì mới trở nên thanh tịnh. 

Từ đó, chú La Hầu La quả thật đã trở thành một con người mới.

沙彌比丘可同宿

  佛陀住在瞿師羅園的時候,羅侯羅和均頭沙彌一起,也跟師父舍利弗隨侍佛陀聞法。

  羅侯羅每天早晨打掃庭院,清潔環境以後,才可以研習佛陀的言教。一大片的園地,清掃一次要費很多的時間,有一天他打掃後,去聽佛陀說法,等到黃昏到來,他回到自己房間的時候,有個管理宿舍的比丘,就將他的房間讓給作客的比丘住,那個比丘便將羅侯羅的衣缽放到外面,自己則安住在裏面了。

  佛陀的僧團裏,有一人一室的規定,別人把自己的寢室占去,該怎麼辦?尤其他還是沙彌,在僧團裏,沙彌是要敬重比丘的,還有佛陀忍辱教示,使他不敢前去問那位比丘為什麼要住他的房間,他癡癡的站在門外,感到進退為難。當時忽然陰雲密布,落起滂沱的大雨來,羅侯羅沒有去處可以躲藏,就進入廁所,雖然空氣不好,也只得坐在那裏,他此刻感到無家可歸的寂寞,他悄然的端坐在那裏,努力想著佛陀的言教,無論在什麼艱難困苦的環境裏,無論遭受什麼麻煩挫折,都不要起怨毒的心,羅侯羅的修養,真的是進步很多。

  這時,外面的雨越下越大,低的地方都被水淹沒了,藏在附近洞裏的黑蛇,因被水淹而爬出洞來,漸漸的游到廁所裏來了,熱帶的毒蛇,其毒是非常厲害的,羅侯羅一點都沒有注意,這時候他的生命真比風中的殘燭還更危險。

  佛陀在靜坐中忽然想起羅侯羅,佛陀以天眼察知到羅侯羅的危險,即刻走到廁所,佛陀先咳嗽一聲,裏面也咳嗽一聲,佛陀問道:

  「裏面是什麼人?」

  「是羅侯羅!」

  「出來!我要跟你講話!」

  羅侯羅想不到是佛陀的聲音,趕快從廁所中出來,不知不覺就擁抱住佛陀,雙目滔滔流淚,年輕的羅侯羅,感情仍然不免是脆弱的。
  佛陀問羅侯羅為什麼要坐在廁所裏,羅侯羅把經過告訴佛陀,佛陀就叫他先到自己的寮房住。

  羅侯羅的歡喜,像從地獄裏走進天堂一樣!

  年幼的孩子,割愛辭親,加入僧團,確實需要年長比丘的照顧,佛陀以此因緣,規定還沒有受具足戒的沙彌,可以有兩夜和比丘在一室同宿,佛陀的愛,再微細的地方,他都照顧得到。

  本來,師父收弟子,應該要負起教養弟子的責任,羅侯羅的師父是舍利弗,舍利弗經常在外面弘化,對於羅侯羅就無法常常照顧到,但自從這次事情以後,舍利弗就讓羅侯羅常常和自己一起行動!

6.- SA DI ĐƯỢC PHÉP Ở CHUNG PHÒNG VỚI TÌ KHEO :

Khi đức Phật ngự tại tu viện Cù Sư La (Ghosilarama - Ghositarama), có tôn giả Xá Lợi Phất cùng ở bên cạnh. La Hầu La mỗi buổi sáng phải quét dọn sân vườn sạch sẽ rồi mới vào học tập, Vì vườn rất rộng, nên công việc của chú thường phải mất rất nhiều thì giờ. Một hôm, sau khi quét dọn xong, chú theo đại chúng nghe Phật giảng pháp. Đến chiều tối chú trở về phòng thì thấy phòng mình đã bị đại đức tri sự cấp cho một vị khách tăng trú ngụ, tất cả y bát và tọa cụ của chú đều bị bỏ cả ra ngoài.

Nội qui của tăng đoàn có qui định mỗi người ở một phòng. Bây giờ phòng mình bị chiếm thì biết làm sao? Phần vì chú còn là sa di, đối với chư vị ti kheo phải tuyệt đối kính trọng; phần khác, chú lại cần tu tập hạnh nhẫn nhục mà đức Thế Tôn đã từng dạy bảo; cho nên chú đã không dám vào hỏi thẳng vị khách tăng kia vì sao lại chiếm phòng của chú, đành cứ đứng lớ ngớ ở ngoài hiên, chưa biết phải xử trí ra sao. 

Ngay lúc đó, bỗng nhiên mây đen vần vũ đầy trời, rồi mưa tuôn xối xả. Không còn chỗ nào để trú ẩn, chú liền chạy vào nhà xí thật hôi hám, nhưng chú đành phải ngồi trong đó chứ không còn cách nào khác! 

Trong một phút một giây, chú thoáng cảm nhận cái nỗi hiu quạnh của một kẻ không có nhà cửa để trở về! Nhưng rồi chú đã thản nhiên thiền tọa ngay trong nhà xí ấy. 

Chú cố vận dụng lời Phật dạy để giữ tâm ý an tịnh, dù phải trải qua những hoàn cảnh khó khăn hay phải trực diện với những thực tế phủ phàng như thế nào. Sự tu tập của chú lúc này quả có tiến bộ rõ rệt. Trong khi chú thiền tọa trong nhà xí thì ngoài trời mưa càng lúc càng dữ dội. Những nơi đất thấp đều bị nước ngập. Một hang rắn ở gần nhà xí bị ngập nước, một con rắn đen ở trong đó chui ra và bò dần vào nhà xí. Đó là loại rắn độc nhiệt đới, cực kì nguy hiểm. Tính mạng của chú đang bị đe dọa, nhưng chú hoàn toàn không hay biết gì! 

Đức Phật đang tĩnh tọa trong tịnh thất, ngay lúc ấy bỗng nhớ tới La Hầu La. Bằng thiên nhãn, Ngài quán sát thấy được mối nguy hiểm của chú đã gần kề, bèn tức khắc đến ngay nhà xí ấy. Ngài đằng hắng một tiếng. Bên trong có tiếng đằng hắng đáp lại. Phật hỏi:

- Ai ở trong đó?

- Dạ, con là La Hầu La.

- Con hãy ra ngay, ta có chuyện cần nói!

La Hầu La đã nhận ra, đúng là giọng nói của Phật. Thật là ngoài sức tưởng của chú!

 Chú liền ra khỏi nhà xí, và như quên hết mọi chuyện, chú bất giác ôm chầm lấy Phật, nước mắt chảy đầm đìa ... 

Dù sao chú vẫn con bé bỏng, cho nên đã không thể kềm chế tình cảm được trong hoàn cảnh này. Phật hỏi chú vì sao phải ngồi trong nhà xí, chú đem mọi việc vừa qua trình lên cặn kẽ. Phật cho phép chú được về tịnh thất của Ngài ở tạm qua đêm. 

Chú vui mừng không kể xiết, như vừa từ địa ngục bước lên thiên đường! Những chú bé còn nhỏ tuổi mà đã sớm từ bỏ gia đình để vào sống với tăng đoàn, đúng ra là phải hưởng được sự chăm sóc chu đáo của quí thầy; bởi vậy, Phật đã ra huấn thị, cho phép các chú sa di từ nay được ở chung phòng với quí thầy trong hai đêm. 

Những việc nhỏ như vậy đức Phật cũng quan tâm đến, cho thấy tình thương của Ngài đối với các chú sa di là như thế nào!

Xưa nay quí thầy khi thu nạp đệ tử thì phải chịu trách nhiệm dạy dỗ đệ tử của mình. 

Tôn giả Xá Lợi Phất là thầy của La Hầu La, nhưng vì thường bận giúp Phật đi ra ngoài hoằng hóa, nên tôn giả đã không thường xuyên chăm sóc đến chú được. 

Từ khi sự việc trên xảy ra, tôn giả đã cho chú luôn luôn theo ở bên cạnh mình.

忍辱的美德

  羅侯羅自從被佛陀嚴厲的教誡以後,又常常跟師父舍利弗在一起,接受他的開導,在修行上,進步很快。

  佛陀在講經時,舍利弗總是帶著羅侯羅前去聽講;舍利弗在靜坐時,羅侯羅總是跟著坐在身旁;佈教時,舍利弗也把他帶在身邊,讓他學習一些為法為人的經驗;每天托缽乞食,羅侯羅更是跟在舍利弗身後,在僧團中被譽為第二佛陀的舍利弗,實在是羅侯羅最好的恩師。

  有一次,羅侯羅跟舍利弗在王舍城乞食,路上遇到一個流氓惡漢,那個惡漢用沙投進舍利弗的缽裏,並且用棍棒打破羅侯羅的頭。
  羅侯羅頭上的鮮血,一滴一滴的流下來。

  惡漢見了不但不知錯,還罵道:

  「你們這些沙門,總是以托缽為生,滿口慈悲忍辱,我打破你的頭,看你能把我怎樣?」

  十七八歲的羅侯羅,現出咬牙切齒的面容,但舍利弗安慰他道:

  「羅侯羅!如果是佛陀的弟子,應有忍辱的精神,心中不懷瞋恨的毒,當以慈悲憐愍眾生。佛陀常教誡我們,有榮譽的時候,不能使心高舉;受侮辱的時候,不能使心生恨。所以,羅侯羅!壓制著憤恨的心,嚴守忍辱,世間上沒有比能忍辱的人更有勇氣,天上人間,不管多大的力量,也不能勝過忍辱!」

  羅侯羅聽完師父舍利弗的開示,默默的走到水邊,水裏現出他的顏面,他用手掬水洗去血跡,然後自己用布巾把傷口紮起來,見到這情形的舍利弗,心中既安慰又難過。

  羅侯羅忍耐著,仍然走在舍利弗的身後,跟著托缽乞食,在回來的途中,羅侯羅對舍利弗說道:

  「我想到剛才的疼痛,此刻已不把它放在心中,不過,世間有太多的惡人,到處都遍滿了可厭的事物。我不對世間生氣,只想到世間上沒有辦法的人太多。佛陀開示我們對人、對世間要大慈大悲,但狂暴的人往往就欺侮我們;沙門比丘行忍積聚高德,而狂愚的人反而輕蔑我們,而尊敬殘酷的人。佛陀真理慈悲的教示,他們倒反而認為是臭的死屍,天降甘露給豬,豬還是愛吃臭的東西,住在臭的地方。佛陀所宣講的真理,慈悲的言教,對那些兇惡以及沒有善根的人來說,也沒有什麼效果。」

  羅侯羅第一次把自己的修行,以及對世間的看法,向師父提出報告,舍利弗聽後很歡喜,把羅侯羅在路上說的話,告訴佛陀,佛陀也非常高興,稱讚羅侯羅很好,對惡人的態度,應該那樣;對世間的看法,就是如此,佛陀又再說道:

  「不知道忍的人,就不能得到佛法的受用,瞋世恨人,是背法遠僧,常墮於惡道之中輪迴,能忍惡行才能平安,才能消除災難之禍。有智慧的人,能見到深遠的因果,克服瞋心,多行忍辱,佛法的精神、佛法的真義,和世俗的看法不同。世間上認為珍貴的而佛法認為不好;佛法認為好的、對的,而世人不肯實行。忠與佞不能相容,邪的嫉正的存在,惡的不喜善的並行。貪欲的人不高興無欲之行,在這種情形下,修道者唯有忍辱,忍是助道的增上緣,可使你早證聖果;忍像大海中的舟航,能夠度一切災難;忍是病者的良藥,可救人的生命之危。我能成就佛陀,獨步三界,受人天的敬仰,是因為我的心能夠安穩,知道忍辱德行的可貴!」

  因為羅侯羅被惡人無緣無故的把頭打了出血,而他在血氣方剛的少年時代,就能像聖者一樣的忍辱,給師父很大的安慰,給佛陀很大的歡喜,並且能夠引起佛陀對忍的說法,舍利弗聽了非常感動,羅侯羅聽了含著眼淚,更感激佛陀!

7.- ĐỨC NHẪN NHỤC:

Sau lần bị Phật quở trách nặng nề về tội dối gạt, và từ khi được luôn sống kề cận bên thầy để được thường xuyên dạy dỗ. La Hầu La đã tiến bộ rất nhanh trong công phu tu tập. 

Bất cứ buổi pháp thoại nào của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất cũng dẫn chú theo dự thính. Tôn giả thiền tọa chỗ nào cũng có chú ngồi bên cạnh. 

Tôn giả đi hoằng pháp nơi đâu cũng đem theo chú theo để chú học tập những kinh nghiệm độ sinh. 

Mỗi buổi sáng đi khất thực, chú đều theo sau thầy ... Bởi vậy, thuở ấy trong tăng đoàn đã có lời xưng tán rằng, tôn giả Xá Lợi Phất là đức Phật thứ hai, và là bậc ân sư tốt nhất của La Hầu La!


Một hôm chú theo thầy vào thành Vương Xá khất thực. Giữa đường gặp phải một anh chàng du côn. Hắn bỏ cát vào bát của tôn giả và dùng gậy đánh lên đầu chú, gây thương tích, máu nhỏ xuống áo từng giọt. Đã thế hắn còn chửi:

- Mấy lão sa môn kia chỉ biết đi xin ăn để sinh sống, miệng thì nói toàn những từ bi, nhẫn nhục, vậy ta đánh lỗ đầu chúng bây, để thử coi chúng bây làm gì được ta! 

Lúc này La Hầu La đã mười bảy, mười tám tuổi. Ở cái tuổi thanh niên ấy mà gặp những trường hợp như thế này thì không thể chịu được. Sự căm giận của chú đã hiện rõ trên nét mặt. Tôn giả thấy thế liền dạy rằng:

- La Hầu La! Đã là học trò của Phật thì ta phải học tập đức tính nhẫn nhục, trong tâm không chứa nọc độc của sân hận, và phải phát triển lòng từ bi, thương yêu tất cả chúng sinh. 

Phật thường dạy chúng ta, lúc được ngợi khen không sinh lòng cao ngạo, khi bị nhục mạ không để tâm oán hận. 

Do đó, con hãy giải tỏa lòng căm giận đi và tập nhẫn nhục. Này La Hầu La, trên thế gian không có sức mạnh nào sánh bằng sức mạnh của đức nhẫn nhục. Bất kể lực lượng nào của cõi trời và cõi người, đều không thể thắng nổi người nhẫn nhục.

Vâng lời thầy dạy, chú lặng lẽ tiến đến bờ hồ gần đấy, khoác nước rửa sạch vết thưong, rồi xé một miếng vải nhỏ đắp lên. Tôn giả trông theo từng cử chỉ của chú mà trong lòng vừa thương xót vừa hoan hỉ.

La Hầu La đã nhịn nhục được sự việc vừa qua và tiếp tục theo thầy đi khất thực. Trên đường về, chú đã trình lên tôn giả vài ý nghĩ của mình:

- Sự việc không hay vừa rồi, hiện giờ con không còn để tâm đến nữa. Nhưng con nghĩ, trên thế gian này sao có lắm kẻ ác, đi tới đâu cũng thấy toàn việc đáng chán!
 Tuy nhiên, con không hận đời, mà chỉ cảm thấy buồn khi nghĩ đến những kẻ thiếu hiểu biết trên cõi đời này sao mà quá nhiều!
 Đức Thế Tôn từng dạy chúng ta hãy lấy tình thương rộng lớn mà đối xử với người đời, nhưng người đời lại cuồng si ngạo mạn khi dễ chúng ta. 
Quí thầy tu tập hạnh nhẫn nhục, tích tụ công đức cao dầy, nhưng những kẻ mê muội lại khinh miệt quí thầy và tôn kính những kẻ hung tàn độc ác.

 Những điều giáo huấn của đức Thế Tôn vừa là chân lí, vừa là tình thương, nhưng người ta lại cho là hôi như xác chết; giống như trời mưa xuống toàn nước mát ngọt mà những con heo thì không biết lầy dùng, lại cứ thích ăn uống những đồ hôi hám và nằm ở những chỗ dơ bẩn!

 Bởi thế, nếu đem những lời dạy của đức Thế Tôn về chân lí, về tình thương để nói cho những kẻ hung ác và không có căn lành nghe, thì chỉ là vô ích, vì sẽ chẳng có hiệu quả gì!

Đây là lần đầu tiên La Hầu La trình bày với tôn giả về tư tưởng cũng như cái nhìn của chú đối với cuộc đời. Tôn giả lắng nghe và rất hoan hỉ. Về đến tu viện, tôn giả lại đem những điều trình bày của La Hầu La thưa lên Phật, và Phật cũng rất vui.

 Phật khen ngợi chú hôm nay đã có nhiều tiến triển, có thái độ đúng đắn đối với kẻ ác, có cái thấy đúng đắn đối với cuộc đời. Rồi nhân đó ngài dạy thêm chú:

- Người không biết nhẫn nhục thì không thể thấy được sự hiệu dụng của Phật pháp. 
Oán người giận đời là đi ngược lại với giáo pháp và xa rời đoàn thể, quẩn quanh trong vòng khổ đau. 
Có nhẫn nhục mới có bình an và tiêu trừ được tai họa. 
Người có trí tuệ thì thấy được mối nhân quả sâu xa, do đó sẽ khắc phục được tâm sân hận và triệt để thực hành hạnh nhẫn nhục. 

Cái nhìn theo tinh thần Phật pháp khác xa với cái nhìn của người thế tục. Những gì mà người đời cho là quí báu thì Phật pháp coi là tầm thường; những điều Phật pháp bảo là tốt, là đúng thì người đời không chịu thực hành theo. 

Trung và nịnh không dung nhau; kẻ gian tà thì không chịu được sự có mặt của người chính trực; kẻ ác thì không thích đi cùng đường với người hiền; người đầy lòng tham dục thì rất ghét nghe nói đến hạnh vô dục. 

Trong tình huống hoàn toàn đối nghịch nhau như vậy, người tu hành chỉ nhẫn nhục là tốt nhất. Nhẫn nhục là tàu bè trên biển cả, có thể cứu vớt mọi tai nạn. 

Nhẫn nhục là thuốc hay, có thể cứu sinh mạng người trong cơn nguy cấp. Nhẫn nhục chính là tăng thượng duyên của người hành đạo, khiến cho sớm chứng quả giải thoát. 

Sở dĩ ngày nay ta thành chánh giác, một mình bước đi trong khắp ba cõi, nhận được sự kính ngưỡng của cả trời và người, là vì tâm ta đã đủ sức để an ổn. 

Cho nên con phải biết, đức nhẫn nhục quí báu đối với người hành đạo biết chừng nào!

開悟的歷程


  羅侯羅對占去他房間的比丘,自願讓步;在路上被惡漢打破頭,他能忍辱;僅僅這樣的修養,距離開悟還有一段歷程。

  聰明乖巧的羅侯羅,對於修行非常精進,歡喜和人開玩笑的沙彌,現在一變而成為有莊嚴儀表的比丘,就在他年滿二十歲的那年,佛陀允許他受具足比丘戒。

  年輕的羅侯羅,在僧團中不見得活躍,他好像很老成持重,公共的集會裏,不容易見到他參加,總是默默的用功修行。

  可是,不管羅侯羅怎樣用功,他還沒有開悟是真的。最大的原因,大概他榮耀的念頭不容易斷除。不管怎樣,他總是佛陀的愛子,是淨飯王的王孫,除了教團中上首的弟子以外,其他的比丘有不少都在敬重他、羨慕他、讚美他,動聽的美言,很容易打動年輕修道者的心,讚美的言詞,像是可怕的惡魔,使用功精進的羅侯羅不能開悟。

  甚至有些比丘,為了羅侯羅的開悟問題,請問佛陀道:

  「佛陀!羅侯羅比丘嚴持戒律,精進修道,小罪都不犯,為了求開悟,他好像什麼都不掛在心上,但是,為什麼他還不能從煩惱中解脫出來呢?」

  佛陀堅決的回答道:

  「持戒淨心,持身端正,一定可以漸漸證道!」

  佛陀對羅侯羅能否覺悟的問題,沒有掛在心上,佛陀滿懷著信心,等待那一天的到來。

  好幾次,羅侯羅像是開悟的樣子,但他仍沒有開悟,他把自己修行的心得向佛陀報告,佛陀總是說他不行,並教他以後常和人講說此身為五蘊和合假相的道理,並要他自己思維我慢、無我、苦樂等法。

  有一天早上,佛陀和羅侯羅一同到舍衛城的大街小巷行乞,在路上,佛陀回顧羅侯羅說道:

  「羅侯羅!你要觀色是無常的,受想行識也是無常的;你對人的身體和心念,以及世間上的一切森羅萬象的事物,都應作無常之想,不要執著。」

  羅侯羅聽到佛陀這幾句話後,心地好像恍然開朗了,他告別佛陀,中止行乞,一個人獨自的回到精舍,結跏趺坐,一心思維這深刻的意義,他又用慈悲觀除去瞋恚的心,用不淨觀拋掉貪欲的心,用數息觀平息散慢的心,用智慧觀對治愚癡的心,羅侯羅深入禪定,機緣成熟的時候,他就開悟了。

  佛陀行乞歸來,走到羅侯羅坐禪的地方,佛陀又對他說道:

  「用無緣大慈、同體大悲的心來對人對事,心量就可以擴大起來;把一切眾生容納在心中,就可以滅惡;數息觀心,可以獲得解脫。」
  羅侯羅隨即起座,頂禮佛陀說道:

  「佛陀!我的煩惱已盡,我已證悟了。」

  佛陀此時的歡喜,更甚過羅侯羅,佛陀讚歎他說:

  「在我的弟子中,羅侯羅比丘是密行第一了。」

  所謂密行,就是三千威儀、八萬細行,羅侯羅都能了知,都能奉行。

  想到當初羅侯羅向佛陀要遺產,現在他的開悟,就是佛陀給他的無盡法財!想到他當初很小就進入教團,不知有多少地方讓佛陀煩心,現在他捨離了世間虛假的欲樂,而獲得真正的法樂,算是羅侯羅的幸福,也算是佛陀對世間人情的交代,我們應該給羅侯羅恭喜,更應該給佛陀讚美!

8.- CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ:

La Hầu La bị người khác chiếm phòng nhưng đã tự ý nhượng bộ, giữa đường bị kẻ côn đồ đánh cho lỗ đầu mà vẫn nhịn nhục, công phu tu dưỡng của chú đến mức đó thì tiến trình giác ngộ chắc không còn xa lắm.

La Hầu La thông minh, lại rất tinh tấn trong việc tu tập. Năm hai mươi tuổi, chú được Phật cho phép thọ giới cụ túc. Chú sa di hay trêu chọc đùa nghịch thuở trước, bây giờ đã trở thành một vị tì kheo trang nghiêm, đường bệ. 
Lúc còn bé thì hoạt náo như thế đó, mà hôm nay xem cung cách của thầy thì như là một vị lão thành cẩn trọng. Những buổi hội họp đông người, thầy ít khi tham dự; suốt ngày im lìm, chỉ một mực dụng công tu tập.

Nhưng dù dụng công đến thế nào, thầy vẫn không khai ngộ được. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là thầy vẫn chưa quên được cái xuất thân cao quí của mình. Dù sao thì thầy cũng là con yêu của Phật, cháu nội cưng quí của vua Tịnh Phạn.

 Ngoại trừ những vị đệ tử thượng thủ của Phật ra, phần lớn các vị tì kheo trong tăng đoàn đều kính trọng, ái mộ, khen ngợi thầy. Trẻ tuổi mà thường được tâng bốc thì rất dễ bị động tâm. Lời ngon tiếng ngọt thật đáng sợ như ác quỉ, đã khiến cho La Hầu La, dù tinh tấn rất nhiều, vẫn không chứng ngộ. Thậm chí có một đại đức đã tìm cơ hội hỏi đức Phật về vấn đề chứng ngộ của thầy La Hầu La:

- Bạch Thế Tôn! Đại đức La Hầu La nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu tập, một lỗi nhỏ cũng không phạm, dốc lòng cầu được khai ngộ, nhưng vì sao đại đức vẫn không đạt được chí nguyện?

Đức Phật trả lời một cách quả quyết:

- Nếu thật sự giữ gìn giới pháp, giữ tâm thanh tịnh, giữ thân đoan chính, thì nhất định các cặn bã phiền não phải bị tiêu trừ, và dần dần sẽ chứng đạt quả vị giải thoát.

Phật không mấy quan tâm đến việc chưa chứng ngộ của đại đức La Hầu La, vì Ngài tin tưởng rằng, cái ngày trọng đại ấy chắc chắn sẽ đến với đại đức. 

Có lần đại đức dường như đã chứng ngộ, nhưng khi trình lên Phật những kiến giải của mình. Phật bảo là đại đức vẫn chưa thành công. Phật dạy đại đức hãy thường thuyết giảng về giáo nghĩa “Thân người là do năm uẩn tạm kết hợp mà có”; và hãy thường xuyên quán chiếu các vấn đề như ngã mạn, ngã, vô ngã, khổ, vui v.v...

Một buổi sáng kia, đại đức theo Phật vào thành Xá Vệ (Sravasti - Savatthi) du hóa. Phật dẫn đại đức đi qua nhiều nơi, hết đường lớn tới hẻm nhỏ, rồi dạy:

- La Hầu La! Thầy hãy quán chiếu để thấy rõ sắc là vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường; thân thể và tâm ý của mọi người đều là vô thường; đến cả vạn sự vạn vật đầy dẫy trong thế gian kia, tất cả cũng đều là vô thường. Đã thấy rõ lẽ vô thường rồi thì tâm ta sẽ không còn bị vướng mắc vào đâu nữa.


Vừa nghe mấy lời dạy giản dị của đức Phật, tâm trí của đại đức bỗng bừng sáng ra! Đại đức xin phép Phật một mình trở về tu viện trước, tìm nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, tập trung tâm ý quán chiếu các nguyên lí sâu xa Phật vừa dạy.

 Đại đức cũng vận dụng phép quán từ bi để trừ khử tâm sân hận; vận dụng phép quán bất tịnh để rửa sạch tâm tham dục; vận dụng phép quán trí tuệ để chuyển hóa tâm si mê; vận dụng phép quán đếm hơi thở để ngưng tụ tâm loạn động; cứ thế, đại đức đi sâu vào đại định ... Cơ duyên đã đến lúc chín mùi, đại đức hoát nhiên đại ngộ!

Phật vừa trở về đến tu viện, liền đi ngay đến chỗ đại đức đang ngồi thiền, khai thị thêm:

- Hãy vận dụng tâm từ bi rộng lớn để đối xử với mọi người và mọi loài. Dùng tâm lượng bao la để có thể dung chứa tất cả chúng sinh thì tiêu trừ được mọi phiền não; dùng phép đếm hơi thở để quán chiếu tâm ý thì đạt được đạo quả giải thoát.

Đại đức từ từ đứng dậy, đảnh lễ Phật, rồi thưa:

- Kính lạy Thế Tôn! Tất cả mọi phiền não nơi con bây giờ đã dứt sạch; bây giờ con vừa tỏ ngộ!


Đức Phật vô cùng hoan hỉ, liền khen ngợi:

- Trong tất cả đệ tử của Như Lai, thầy là người tu mật hạnh bậc nhất!


Sở dĩ gọi là “mật hạnh” là vì đối với ba ngàn oai nghi và tám vạn tế hạnh của một vị tì kheo, tôn giả La Hầu La đều nắm vững và hành trì nghiêm mật.

Nhớ lại thuở ban đầu cậu bé La Hầu La chạy theo Phật để xin tài sản, bây giờ đã chứng ngộ, chẳng phải là Phật đã ban cho tôn giả thứ pháp tài vô giá đó sao?!


贈送精舍的制度


  羅侯羅開悟以後,在教團裏的地位更加地提高,尤其在家的信徒,對他更是另眼相看,不容否認的,在比丘中,要以羅侯羅所受的供養最多。

  本來供養多了,物質生活過得豐富,反而障礙修道,不過,羅侯羅現在是覺悟的聖者,身外之物拖累不了他,凡是有雙份的東西,他總是轉贈給別人。

  有一次,佛陀在迦毘羅衛國一個聚落說法的時候,有一位長者皈依了,這位長者和羅侯羅很投緣,或許這位長者還有地域觀念吧,他要為羅侯羅發心護法,凡是羅侯羅有所需要,他總是為他做到。

  後來,長者特地建築了一座精舍供養給羅侯羅,羅侯羅也就在此安住下來。因為那時行腳的比丘很多,羅侯羅住的精舍裏就常有比丘掛單,可是那位長者以為精舍是他布施的,總喜歡干涉精舍裏的事,羅侯羅後來報告佛陀,請問佛陀怎麼辦?佛陀告訴他道:

  「羅侯羅!在我的法中,僧團中的事,在家信徒是不可以管的。在家信徒發心布施精舍,不可因為是他布施的就橫加干涉,你可告訴那位長者,問他供養精舍的目的何在?如果是施僧,施出去的東西就不是自己所有的,如果他要管理,告訴他精舍不是商店,精舍由出家人住持,信眾護法是可以的,管理則不可以。」

  羅侯羅把佛陀的話告訴長者,可是,沒有深解佛法的人,往往會被權勢沖昏頭,或是過分熱心而執著,要教這位長者不過問精舍,他實在不能完全放下,就這樣,他和羅侯羅的感情有了芥蒂,過去是他尊敬的羅侯羅,現在反而成為他的眼中釘。有一天,當羅侯羅有事到舍衛城,剛好那位長者來訪視羅侯羅,一見無人,屋子裏是空空的,於是,乘羅侯羅不在,便將精舍再供養給其他的比丘。

  在家信徒,出爾反爾的分別心,實在是違背法則的,所以當羅侯羅把事情辦完回來的時候,精舍已為別的比丘所住,他就再回到祇園精舍裏,佛陀問他為什麼很快又回來精舍,羅侯羅如實的把情形告訴佛陀,佛陀聽了以後,非常不高興那位長者的作風,佛陀慨嘆不能深切了解佛法的人,要他忠實的奉行佛法,實在很難!

  佛陀馬上召集諸比丘說:

  「曾經一度布施給人的東西,即使施主要再送給你,你也不應該接受。」

  這不是佛陀護著羅侯羅,教團的法則,都是為了免去未來的糾紛,不幸的是佛陀的話言中了,今日佛教中寺產的爭執,大都就是為了這個原因。

  羅侯羅在做沙彌的時候,房間被人占去了,他躲到廁所裏避風雨,為了住也不和人爭,現在他是開悟的比丘了,一度贈送給他的精舍,又再贈送給別人,在闊達如海的聖者胸中,一點也沒有不平的波瀾興起,倒是佛陀所定的贈送精舍制,我們今日有再重視的必要。

9.- CHẾ ĐỘ HIẾN CÚNG TỰ VIỆN:

Khi đã chứng ngộ rồi, địa vị của tôn giả La Hầu La trong tăng đoàn càng được đề cao. Đối với tín đồ tại gia, tôn giả cũng được đặc biệt kính mộ. 

Ai cũng biết, trong chúng tì kheo, tôn giả là người được cúng dường nhiều nhất. Xưa nay, việc cúng dường vật chất càng dồi dào thì việc tu tập càng dễ bị chướng ngại. Nhưng đối với tôn giả thì không hề gì, vì tôn giả đã không còn bị lụy về vật chất nữa. 
Bất cứ vật gì, nếu có hơn một cái thì tôn giả liền đem chia cho vị khác.


Một ngày nọ, lúc Phật bố giáo tại một thôn trang gần thành Ca Tì La, có một vị trưởng giả ngưỡng mộ và phát tâm qui y theo Phật. 

Có lẽ vì có duyên với tôn giả La Hầu La, hoặc là vì nặng tình địa phương, ông đã phát tâm đặc biệt hộ pháp cho tôn giả. Bất cứ tôn giả có nhu cầu gì, ông đều chu cấp đầy đủ. Về sau ông đã xây cất một ngôi chùa để hiến cúng cho tôn giả cư trú. 

Vào thời buổi đó, số lượng tăng chúng du phương hành hóa đã gia tăng rất đông, nên ngôi chùa của tôn giả lúc nào cũng có khách tăng ghé lại nghỉ chân. 

Vị trưởng giả thấy thế thì nghĩ rằng, ngôi chùa là của ông hiến cúng, cho nên ông phải đích thân tham dự vào việc quản trị chùa. Tôn giả bèn đem việc ấy thỉnh ý Phật. Phật dạy:

- Thầy La Hầu La! Trong giáo pháp của Như Lai, hàng cư sĩ tại gia không được quản lí bất cứ việc gì thuộc phạm vi của chúng tăng. Dù chư thiện tín có phát tâm hiến cúng tự viện thì họ cũng không thể nại lí do đó để can dự vào việc quản trị tự viện. Thầy nên giảng giải cho vị trưởng giả ấy biết, đã hiến cúng vật gì cho ai rồi thì không nên nghĩ rằng vật đó vẫn còn là sở hữu của mình. Chùa là do chư tăng trú trì; còn chư thiện tín thì giữ vai trò hộ pháp.


Tôn giả y lời Phật mà giảng giải lại cho vị trưởng giả, nhưng vì chưa thấm nhuần Phật pháp lắm, ông vẫn một mực cố chấp, không buông bỏ được ý niệm mình vẫn là sở hữu chủ của ngôi chùa.

 Vì vậy, cảm tình của ông đối với tôn giả đã bị sứt mẻ. Trước đây ông đã kính mộ tôn giả thật nhiều, nhưng bây giờ ông lại thấy tôn giả như cái đinh trước mắt. 

Rồi một hôm, tôn giả có duyên sự phải sang thành Xá Vệ. Vị trưởng giả lên chùa thấy vắng tôn giả, bèn thừa cơ hội, đem ngôi chùa ấy cúng dường cho một vị tì kheo khác! 

Khi tôn giả trở về, thấy sự việc đã như vậy, liền trở lại ngay Xá Vệ để trình cho Phật biết sự tình. Phật nghĩ, người đã không thấm nhuần Phật pháp thì thật khó mà thực hành Phật pháp một cách đúng đắn. 

Nhân sự việc này, Phật dạy: 

"Này quí thầy! Từ nay, nếu có vị thí chủ nào đã hiến cúng vật gì cho thầy này, rồi lấy lại vật đó đem cúng dường cho thầy kia, thì thầy kia không nên nhận." 

 Không phải là Phật đã thiên vị tôn giả La Hầu La mà ban hành pháp chế, sự thực là vì để tránh những rắc rối về sau cho giáo đoàn. 

Nhưng rất tiếc, phần nhiều những tranh chấp tài sản trong nội bộ Phật Giáo ngày nay đều bắt nguồn từ những nguyên nhân tương tự.


可讚美的入滅


  在僧團中,成為龍象人物的是舍利弗、目犍連、大迦葉、阿難陀等,而不是羅侯羅。一個嚴肅於密行持戒的人,他只是默默無聲的修道,默默無聲的與世無爭,或者,因為羅侯羅是佛子的關係,佛陀對他有特別多的限制,我們知道羅侯羅有柔順的性格,有堅強的秉賦,但我們也知道他的比丘生活,並不是怎樣的活躍!

  所以,關於他熱心說法,以及與外道議論的事跡,在經典裏都不見記載,也不見流傳。正如佛陀所說的,羅侯羅是一個嚴於禁戒細行的人,是一個密行第一的人!

  關於羅侯羅什麼時候入滅,這正如他的出生,有兩種說法,有的說佛陀十九歲時,生子羅侯羅;有的說,佛陀二十五歲時生子羅侯羅。說到入滅,也有兩種說法,一是說在佛陀涅槃數年前就已入滅;一是說佛陀涅槃時,他還服侍在佛陀的座前。

  印度是一個不重史實事跡的國家,我們中國也有不少喜誇大的翻譯者。在經典裏零星記載著的佛陀及聖弟子們的事跡,實在需要有一番剪裁的工夫!

  根據經裏可靠的記事,羅侯羅的母親耶輸陀羅比丘尼是七十八歲入滅的,而羅侯羅的入滅還要較早些。那是一天晚上,耶輸陀羅想著很多事情,她想:「憍曇彌、蓮華色都已入滅,愛子羅侯羅也進入涅槃,我是和佛陀同年出生,今年已經七十八歲的高齡,聽說佛陀八十歲那年將涅槃,本想和他同日入滅,雖然現在對佛陀只有法情而沒有私情,可是這仍大不尊敬,還是早些入滅好。」

  耶輸陀羅獲得佛陀的允許,向佛陀頂禮感謝之後,現神通騰空而去,當夜於自己的房中,在定中入滅。

  依據耶輸陀羅入滅的記事,羅侯羅是早在父母涅槃之前就已入滅,照這樣來說,羅侯羅入滅的年齡應該不會超過六十歲,大概只活了五十歲左右而已。

  當然,覺悟的聖者對死的看法,無論遲早,都視之是很平常的。捨去虛幻不實的色身,把生命安住於法性理體之內,這不但不必悲哀,反而是很幸運的事!修道者的證悟解脫,就是要把生命棲息於安穩的住處!

  羅侯羅的入滅,並不是「壯志未酬身先死,長使英雄淚滿襟」,羅侯羅在他二十歲那年就覺悟證果,這是人生最大的目的,他已經達到了,所以他安心微笑著入滅。

  讓羅侯羅的天真、溫和、忍讓、堅強、沈著等的美德和風範,永遠活在我們心中吧!讓我們對這天下第一的幸福兒,表達最虔敬的讚禮吧!

10.- NHẬP NIẾT BÀN:

- La Hầu La không phải là một nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong tăng đoàn thuở đó như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan. 

Tôn giả chỉ chuyên tu mật hạnh, không bao giờ tranh luận, suốt ngày kín tiếng lặng hơi, im lìm tu tập. Tôn giả bẩm tính nhu thuận, kiên cường, nhưng trong nếp sống của một vị tì kheo, tôn giả đã không tỏ ra có gì là sôi nổi cả.

 Cho nên chúng ta không lấy làm lạ rằng, trong kinh điển không hề thấy ghi lại bất cứ một hoạt động hoằng pháp hay một cuộc tranh luận với ngoại đạo nào của tôn giả. Tôn giả chỉ là người tinh nghiêm giữ gìn oai nghi tế hạnh; bởi vậy, đúng như Phật đã khen ngợi, tôn giả là vị đứng đầu tăng đoàn về tu mật hạnh.


Tôn giả nhập diệt vào lúc nào? Trước hết, ngay như về ngày sinh của tôn giả cũng đã có hai thuyết, một cho rằng tôn giả ra đời năm Phật mười chín tuổi; một cho rằng tôn giả ra đời năm Phật hai mươi lăm tuổi. Cho nên về niên đại nhập diệt, hiện cũng có hai thuyết, một bản rằng tôn giả đã nhập diệt trước Phật vài năm; một bảo rằng trong giờ phút Phật nhập niết bàn, tôn giả vẫn có mặt bên cạnh Phật. 

Ấn Độ là một quốc gia không chú trọng đến việc ghi chép lại những sự thật lịch sử; còn Trung Hoa thì lại không ít những nhà dịch thuật giàu tưởng tượng, hay khoa trương, phóng đại.

 Những chi tiết không xác thật trong sự tích của Phật và các vị đệ tử lớn được ghi chép trong các kinh điển, cần phải được nghiên cứu lại. 


Dựa vào các chứng cứ đáng tin cậy trong kinh điển thì ni sư Da Du Đà La (thân mẫu của tôn giả La Hầu La) nhập diệt năm bảy mươi tám tuổi; còn tôn giả thì nhập diệt trước đó nữa. Kinh chép, một buổi tối nọ, ni sư Da Du Đà La đã quán niệm như sau: 

“... Các ni sư Kiều Đàm Di, Liên Hoa Sắc (Utpalavarna - Uppadavanna) đều đã nhập diệt; La Hầu La cũng đã nhập diệt! Ta sinh cùng năm với đức Thế Tôn. Năm nay ta đã bảy mươi tám tuổi rồi. Nghe nói năm tám mươi tuổi đức Thế Tôn sẽ nhập niết bàn. Ngày trước vốn có nguyện cùng Người đồng sinh đồng tử, nhưng ngày nay thì giữa ta và Người chỉ có tình đạo chứ đâu còn tình riêng. Cho nên, nếu đợi cùng nhập diệt với Người thì thật là bất kính. Vậy ta nên nhập diệt trước Người thì phải hơn!”

 Nghĩ vậy, ni sư liền xin phép, và được Phật chấp thuận. Đêm đó, ni sư nhập định rồi nhập diệt ngay trong phòng riêng. 

Căn cứ vào sự kiện trên, chúng ta biết tôn giả La Hầu La đã nhập diệt trước cả cha mẹ, vào khoảng trên dưới năm mươi, nhưng không quá sáu mươi tuổi. 

Dĩ nhiên, việc nhập diệt sớm hay muộn của tôn giả không phải là việc quan trọng, mà chính sự nghiệp giác ngộ là mục đích tối hậu của người tu hành. 

Tôn giả đã đạt được nó thì sự nhập diệt chỉ là sự xả bỏ cái sắc thân tạm bợ để an trú vĩnh viễn trong pháp tánh thường hằng mà thôi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét