Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ý Trinh và Buddha : Tôn giả Xá Lợi Phật



THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT

佛陀 十大弟子



(ẢNH PHẬT NĂM 37 TUỔI)

Thập đại đệ tử (zh. 十大弟子, bo. ཉན་ཐོས་ཉེ་འཁོར་བའུ་) là mười đệ tử quan trọng của Phật tổ Thích-ca Mâu-ni, hay được nhắc nhở trong kinh sách Đại thừa (sa. mahāyāna):

1.   Ma-ha-ca-diếp (zh. 摩訶迦葉, sa. mahākāśyapa, bo. འོད་སྲུང་ཆེན་པོ་): Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.

2.   A-nan-đà (zh. 阿難陀, sa. ānanda, bo. ཀུན་དགའ་བོ་): Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp;

3.   Xá-lợi-phất (zh. 舍利弗, sa. śāriputra, bo. ཤཱ་རིའི་བུ་): Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa (sa. hīnayāna);

4.   Tu-bồ-đề (zh. 須菩提, sa. subhūti, bo. རབ་འབྱོར་): Giải Không (sa. śūnyatā) đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

5.   Phú-lâu-na (zh. 富樓那, sa. pūrṇa, bo. གང་པོ་): Thuyết Pháp đệ nhất;

6.   Mục-kiền-liên (zh. 目犍連, sa. mahāmaudgalyāyana, bo. མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་): Thần thông đệ nhất, hay đi đôi với Xá-lợi-phất;

7.   Ca-chiên-diên (zh. 迦旃延, sa. katyāyana, bo. ཀ་ཏྱའི་བུ་): Biện luận đệ nhất;

8.   A-na-luật (阿那律, sa. aniruddha, bo. མ་འགགས་པ་): Thiên nhãn đệ nhất;

9.   Ưu-ba-li (優波離, sa. upāli, bo. ཉེ་བར་འཁོར་): Giới luật đệ nhất;

10.   La-hầu-la (羅睺羅, sa. rāhula, bo. སྒྲ་གཅན་འཛིན་): Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Phật tổ.

Nguyên tác tại :-

http://www.szjt.org/53can/gaoseng/yindu/seng1.0.html (http://www.szjt.org/53can/gaoseng/yindu/seng1.0.html) 

佛陀十大弟子

名各有第一

舍智連通說富那.須空旃論迦頭陀

那律天眼波離戒.阿難多聞密行羅


舍利弗-智慧第一

誕生的前後

  在南印度的摩揭陀國,離首都王舍城大約有二三里的路程,有一個迦羅臂拏迦的村莊,茂林修竹,山明水秀,是個很幽靜的地方,這是智慧第一的舍利弗尊者的故鄉。
  舍利弗誕生在婆羅門種姓的家庭,父親提舍是婆羅門教中負有盛名的論師,當母親懷他的時候,他母親的智慧,就異於尋常的婦女,據說這是受胎兒的影響。
  母親的弟弟拘稀羅,也很善於議論,但每當他和懷孕的姊姊議論時,總是辭窮力拙,不支而退。拘稀羅因此慚愧得離家出走,他知道姊姊所懷的胎兒,一定是一位大智慧的人,自己若再不求進步,將來不如外甥,豈不給人笑話!因此他就到處參訪明師,研究學問,連指甲都沒有時間剪,當時的人都叫他長爪梵志(後來因舍利弗的皈依佛陀,他也皈依做了比丘。)
  舍利弗八歲的時候,就能通解一切書籍,當時的摩揭陀國,有長者兄弟二人,兄名吉利,弟名阿伽羅,設宴招待國王太子,大臣論師,作樂歌舞,談古論今。宴會中規定什麼身份的人坐什麼位置,但八歲的舍利弗,卻坐上論師的寶座,旁若無人,一點都不畏懼。很多的大臣論師起初都覺得他年少無知,不屑與語。他們都派年少的弟子和他酬答,但舍利弗言詞清晰,義理周詳,語驚四座,諸大論師此時才都佩服讚嘆,國王也很歡喜,當即將一個村莊賞賜給舍利弗。
  八歲的幼童,在這樣的場合裡出風頭,名學者的父親,也常常感嘆自己的聰明才智不及他的愛子。

I.-Tôn giả XÁ LỢI PHẤT

(Sariputra - Sariputa)

(Vị thượng thủ có trí tuệ siêu việt nhất)

(http://sites.google.com/site/terrycomic2/Untitled-3.jpg)

1.- TRƯỚC VÀ SAU KHI RA ĐỜI:


Thành Vương Xá (Rajagrha - Rjagaha) là kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha), ở miền Nam Ấn Độ. Cách thành này chừng vài dặm, có một thôn trang tên là Ca La Tí Noa Ca (Nalaka), rừng trúc xinh tươi, non xanh nước biếc, cảnh trí thật là u nhã. Đó là quê hương của tôn giả Xá Lợi Phất, vị đệ tử có trí tuệ lớn của đức Phật.

Xá Lợi Phất được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng Bà la môn. Thân phụ của tôn giả đã từng là một luận sư nổi tiếng của đạo Bà la môn. Thân mẫu tôn giả, trong thời gian mang thai tôn giả thì tâm trí trở nên linh mẫn khác thường, đến nỗi ông em ruột của bà là Câu Hi La (Kausthila - Kotthita), vốn dĩ cũng là một tay nghị luận cự phách đương thời mà cũng phải chịu thua bà. Bởi vậy, ông rất lấy làm hổ thẹn, phải bỏ nhà mà đi. Ông biết rằng, chị mình đã chịu ảnh hưởng của cái bào thai, và đứa bé đang nằm trong bụng mẹ kia, sau này nhất định sẽ là một bậc có trí tuệ hơn người; nếu mình không cố công học hỏi thêm thì thế nào cũng phải thua kém đứa cháu ấy, rồi người ta cười cho thì sao! 

Cho nên sau khi rời khỏi nhà, ông đã đi khắp nơi tìm các bậc minh sư để cầu học. Ông chuyên cần cho đến nỗi móng tay mọc dài mà không có thì giờ để cắt, khiến cho ai ai cũng gọi ông là Trường Trảo Phạm Chí (Dirghanakha - Dighanakha - ông thầy tu móng dài). - Về sau, nhân thấy Xá Lợi Phất qui y làm đệ tử Phật,ông cũng xuất gia theo Phật làm sa môn.

Khi lên tám tuổi, Xá Lợi Phất đả làu thông kinh sử. Lúc bấy giờ, ở nước Ma Kiệt Đà có hai anh em Cát Lợi và A Già La, đều là hàng trưởng giả. Một hôm, họ thết tiệc lớn khoản đãi quốc vương, thái tử, các vị đại thần, cùng các vị luận sư. Trong phòng bày tiệc, tất cả chỗ ngồi của khác đều được qui định rõ ràng, tùy theo thân danh và địa vị từng người; thế mà cậu bé tám tuổi Xá Lợi Phất kia, không biết sợ sệt ai hết, đã dám ngang nhiên leo lên chỗ ngồi cao quí dành có các vị luận sư để ngồi. 

Lúc đầu, các vị đại thần và luận sư thấy thế thì cứ cho Xá Lợi Phất vì còn là con nít không biết, gì, cho nên không thèm nói năng gì tới. lại còn cho đám đệ tử trẻ tuổi của họ đến chơi với cậu; nhưng một lúc sau, nghe cách nói năng của Xá Lợi Phất rất là khác thường, ngôn từ rõ ràng, khúc chiết, nghĩa lí tinh tường, rành mạch, thì các các quan đại thần, các vị đại luận sư đều lấy làm kinh ngạc, khen ngợi và bái phục, riêng quốc vương thì vô cùng hoan hỉ, liền truyền lịnh lấy ngay một thôn trang thưởng cho Xá Lợi Phất.

 Cậu thần đồng tám tuổi ấy thật đã làm rạng rỡ cho gia đình, và chính ngay thân phụ của cậu, vốn là một danh gia đương thời, cũng phải công nhận rằng sự thông minh tài trí của ông không thể sánh kịp với đứa con cưng quí của mình.

真正的老師

  年輕的舍利弗,全國人民都知道他的大名,他有頎長的身材,清秀的面容,雙目有神,雙手過膝,受著名學者的父親遺傳,很有學者的風度。當時的學術界,沒有一人不知道這麼一位後生可畏的青年。
  舍利弗二十歲的時候,就告別故鄉和父母,出外訪師問道,追求真理,他起初禮拜有名的婆羅門刪闍耶為師,但在刪闍耶那裏學習不久,就感到刪闍耶的學問不能滿足自己的求知欲,他打算要離刪闍耶而去。這時候,同學中的目犍連,是舍利弗唯一的知友,舍利弗把自己的意思告訴目犍連,目犍連也有同樣的感覺,他們兩人就決定離開刪闍耶,另外創立一個學團,招收弟子。他們傲然的以為世界上再也沒有比他倆更有智慧的人,再也沒有人夠資格做他倆的老師。
  舍利弗和目犍連不但年齡相彷,學問、思想也都差不多。他們有共同追求真理的志願,兩個人也相處得非常融洽,除了自修和教學之外,全印沒有一個學者讓他們看在眼裏。
  有一天,舍利弗在王舍城的街上巧遇佛陀的弟子阿說示比丘,阿說示是最初皈依佛陀的五比丘之一,他經過多年的苦行,直到聽聞佛陀四聖諦法,才證得聖果。他有莊嚴的態度,威儀的行止,舍利弗一見,心中非常驚奇,他禁不住上前問道:
  「對不起,請問這位修道者,你叫什麼名字?住在哪裏?」
  「我的名字叫阿說示,我住在城外不遠的竹林精舍!」阿說示比丘點頭後回答。
  「你的老師是什麼人?他平時教你們什麼道理?」舍利弗說話時,像是一位長者的口氣。
  「我的老師是釋迦族出生的大聖釋迦牟尼佛。」阿說示慢慢的回答:

「老師所講的宇宙人生真理,淺學的我還不能完全領會,不過,就我記憶所及,老師常講的道理是

『諸法因緣生,諸法因緣滅』,


又說:

『諸行無常,
是生滅法;
生滅滅已,
寂滅為樂。』

我們對於老師所說的言教,實在有說不出的感激。」

  舍利弗從阿說示的口中,聽到佛陀及其教法,像天崩地裂一般,像朗朗日光的照耀,眼前頓時光明起來,心中對宇宙人生積聚的疑雲,也一掃而空,他和阿說示邊走邊談,像百年的知交,最後約定,一定要去拜訪佛陀。
  舍利弗回到自己的住處,目犍連見他歡喜得忘形的樣子,就探問道:
  「舍利弗!什麼事情使你如此高興?看你這麼歡喜!」
  「目犍連!我真歡喜,這是我今生最高興的事了,我告訴你,我找到了我們的老師。」
  「不要這麼說,誰做得起我們的老師呢?」目犍連很不以為然。
  「佛陀!是的的確確的佛陀!」舍利弗回答。
  舍利弗又把阿說示口中的佛陀和教法轉述給目犍連,講話的舍利弗,聽話的目犍連,都不禁感動得涔然淚下!
  因緣法,普通的人聽了或許不會有什麼反應,可是聽在追求、探討真理的舍利弗耳中,好像自己多年修行的功夫都是白費。這是因為,認識因緣的人,才能認識佛法。
  第二天,舍利弗和目犍連帶領二百弟子,一同到竹林精舍皈投在佛陀座下,佛陀也很歡喜,覺得自己所證悟的真理,到今天才真正有能接受的人,舍利弗和目犍連也覺得他們遇到了真正的老師。

2.- BẬC THẦY CHÂN CHÍNH:


Xá Lợi Phất lớn lên, trở thành một thanh niên cao lớn, nét mặt thanh tú, đôi mắt có thần, tay dài quá gối, được di truyền của thân phụ, cho nên cũng có cái phong độ của một nhà học giả trứ danh. Trong giới học thuật bấy giờ, không ai là không biết đến đại danh của chàng thanh niên “hậu sinh khả úy” đó.

Năm hai mươi tuổi, Xá Lợi Phất xin phép song thân đi du phương học đạo, tìm cầu chân lí. Đầu tiên, chàng đến xin học với một thầy Bà la môn tên là San Xà Da(Sanjavairattiputra - Sanjayabelatthiputta). Một thời gian sau, vì thấy San Xà Da không đủ khả năng làm thỏa mãn ước vọng của chàng, Xá Lợi Phất lại muốn từ giã thầy để đi nơi khác.

Lúc bấy giờ, trong số bạn học, có một thanh niên tên Mục Kiền Liên (Maudgalyayana - Moggallana), là người bạn tri kỉ duy nhất của chàng. Chàng bèn nói ý tưởng của mình cho Mục Kiền Liên biết, và Mục Kiền Liên cũng có ý tưởng giống như vậy. Hai người liền quyết định rời học viện của San Xà Da và tự mình chiêu tập đồ chúng để lập nên một học viện mới. Cả hai người đều tự cho rằng, trên thế gian không còn ai thông minh tài trí hơn họ, cho nên không còn ai có đủ tư cách và khả năng xứng đáng để làm thầy họ nữa.

Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, không những tuổi tác xấp xỉ bằng nhau, mà tư tưởng và trình độ học vấn cũng không khác nhau mấy. Cả hai người cùng có chí nguyện quyết tìm cầu chân lí. Họ thương kính nhau, ở cùng nhau, và cư xử với nhau thật vô cùng hòa hợp. Từ đây, họ chỉ cùng học hỏi với nhau và dạy dỗ đồ chúng ở trong học viện, ngoài ra, trong toàn cõi Ấn Độ, họ không còn thấy có bất cứ nhà học giả nào đáng kể dưới mắt họ. Cho đến một hôm Xá Lợi Phất bỗng nhìn thấy thầy A Thị Thuyết (hay A Thuyết Thị, A Xả Bà Thệ, Át Bệ, Asvajit - Assaji, là một trong năm vị tì kheo đầu tiên xuất gia làm đệ tử Phật, đã từng nhiều năm tu khổ hạnh, đến khi được nghe Phật dạy về giáo lí “Bốn Sự Thật” thì chứng quả thánh) trên một đường phố trong kinh thành Vương Xá ...

Dáng vẻ của thầy A Thị Thuyết trông trang nghiêm làm sao! Mỗi cử chỉ đi, đứng của vị tì kheo ấy đều tỏ rỏ oai ghi tế hạnh. Thoạt nhìn thấy, Xá Lợi Phất bỗng cảm thấy tâm hồn rúng động. Thật kinh ngạc, thật kì lạ, không thể tả được! Không dằn được thắc mắc Xá Lợi Phất liền bước đến trước mặt A Thị Thuyết, chào hỏi một cách cung kính:
- Xin lỗi ngài cho tôi hỏi thăm, ngài tên là gì và đang cư ngụ tại đâu?

Thây A Thị Thuyết trả lời:

- Xin cám ơn ngài đã hỏi thăm. Tôi tên là A Thị Thuyết đang cư ngụ tại tu viện Trúc Lâm (Venevana - Veluvana) ở phía ngoài kinh thành cách đây không xa lắm. (Có thuyết nói rằng, lúc Xá Lợi Phất gặp đại đức A Thị Thuyết thì tu viện Trúc Lâm chưa được xây cất; đức Phật và chúng tăng đang cư trú trong một khu rừng ở ngoại ô phía Nam thành Vương Xá - Chú thích của người dịch).

- Bậc tôn sư của ngài là ai? Và thường dạy ngài những đạo lí gì?

- Thầy tôi là người thuộc dòng họ Thích Ca, người ta thường Người là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài thường dạy cho chúng tôi về chân lí của vũ trụ và nhân sinh, mà kẻ trí óc cạn cợt như tôi thì không thể nào hoàn toàn lãnh hội hết được. Giáo lí Thầy tôi thường giảng dạy mà tôi ghi nhớ nhiều nhất là như vầy:

“Các pháp do nhân duyên mà sinh,
Và cũng lại do nhân duyên mà diệt”.

Và Người còn dạy:

“Tất cả các hành nghiệp đều là vô thường,
Đều là pháp sinh diệt.
Và một khi chấm dứt được sự sinh diệt,
Thì có được sự an lạc trong cảnh giới niết bàn tịch tịnh”.


Thật tôi không biết diễn tả thế nào để nói lên được lòng cảm kích của chúng tôi đối với những lời giáo huấn của Thầy chúng tôi!

Xá Lợi Phất cảm thấy như trời long đất lở khi vừa nghe được danh xưng “đức Phật” cùng giáo pháp của Ngài do từ miệng thầy A Thị Thuyết nói ra! Như ánh sáng chói lòa của mặt trời chiếu ngay trước mắt, bao nhiêu đám mây nghi ngờ về các vấn đề vũ trụ nhân sinh tích tụ từ trước đến nay bỗng dưng đều được quét sạch. Hai người đi với nhau thêm một quãng đường để đàm đạo. Đi bên cạnh vị tì kheo vừa mói gặp lần đầu mà Xá Lợi Phất cảm thấy như là bạn tâm giao đã lâu đời. Sau đó, Xá Lợi Phất xin cáo từ, và hứa với A Thị Thuyết thế nào cũng sớm đến tu viện để xin yết kiến đức Phật.

Xá Lợi Phất bương bả trở về học viện. Mục Kiền Liên xem thấy thần sắc Xá Lợi Phất sao mà khác thường, nét vui mừng hớn hở lộ ra trên mặt bạn hôm nay thật chưa từng thấy bao giờ! Bèn hỏi dò:

-Xá Lợi Phất! Sao? Có việc gì hứng thú lắm mà hôm nay trông bạn vui vẻ quá vậy?

- Mục Kiền Liên! Tôi mừng quá! Trong đời, đây là lần đầu tiên tôi thấy cao hứng như vậy! Này, tôi nói cho bạn biết nhé, tôi đã tìm thấy bậc tôn sư của chúng mình rồi! ...

Mục Kiền Liên trố mắt:

- Này, đứng nói như vậy, trên đời này lại còn ai có thể làm thầy chúng ta nữa chứ!

- Có chớ, có! Đó là đức Phật! Tôi xin nhắc lại, đó là đức Phật!

Rồi Xá Lợi Phất đem tất cả những gì đã nghe được từ thầy A Thị Thuyết về đức Phật và giáo pháp của Ngài, nói lại cho Mục Kiền Liên nghe. Hai người bạn, một người thuật và một người nghe, trong giây phút quí báu ấy, đều vô cùng vui sướng, cảm động đến nỗi nước mắt chảy ràn rụa.

Pháp “nhân duyên”, người thường nghe đến thì không hiểu là gì, nhưng khi lọt vào tai của một người có trí tuệ và đang tìm cầu chân lí như Xá Lợi Phất thì khác hẳn. Ông cảm thấy như công phu tụ học của mình trong bao nhiêu năm qua đều trở thành rỗng tuếch! Điều đó không sai, bởi vì, chỉ có người nào thấy rõ được “nhân duyên” thì mới thấy rõ được Phật pháp.

Liền ngày hôm sau, Xá Lợi Phất đã cùng Mục Kiền Liên, dẫn theo hai trăm đồ chúng của họ, cùng đến tu viện Trúc Lâm xin xuất gia theo Phật. Đức Phật rất hoan hỉ, vì biết rằng, từ ngày thành đạo, đến nay mới có được hai người đệ tử đích thực có khả năng, có thể tiếp thọ chân lí do mình truyền đạt; trong khi đó thì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cũng biết chắc chắn rằng, cho đến hôm nay mình mới đích thực có được bậc Thầy chân chính!


監督祇園的工程

  舍利弗皈依佛陀以後,僧團的力量漸漸強大起來。佛陀很信任舍利弗,第一次奉佛陀的慈命到北方弘法,並監督祇園精舍的工程的,就是舍利弗。
  原來,竹林精舍是在南印度的摩揭陀國,佛陀成道的最初二年中,在印度的北方,還沒有一個說法的根據地,因緣機遇,北方憍薩彌羅國舍衛城中的須達長者,因到南方訪親,得見佛陀的聖顏,自願皈依,並發心要在北方建立精舍,供養給佛陀,普灑甘露法水。
  須達長者在舍衛城中用黃金鋪地買下祇陀太子的花園,作為精舍建築用地,並要求佛陀派一個設計和督導工程的人。佛陀知道北方因為自己還沒有去過,不用說,那全是外道的天下,到北方去,不但要督導精舍的工程,更要能降伏外道的徒眾。就這樣,舍利弗跟須達長者到了北方的舍衛城。
  精舍才動工不久,果真不錯,魔難來了,很多外道嫉妒佛教的開展,他們一致要求須達長者打消建立精舍供養佛陀的本意,甚至要他不要信仰佛陀。
  須達長者是已接受佛陀法恩的人,無論如何,他是不會聽信外道的話,因此外道就想和佛陀的弟子舍利弗辯論,他們想辯倒佛教。以便讓須達長者醒悟過來,須達長者聽到這個消息大驚,他心想,一個舍利弗怎麼能辯得過那麼多的外道?
  須達長者很憂愁的把外道的意思告訴舍利弗,舍利弗反而大喜,他覺得這正是一個給他代佛陀宣揚教法的最好的機會。
  約定了開辯論大會的時間、地點,外道推舉出數十名主辯的論師,佛教只有舍利弗一人。
  雖然佛教教團只有舍利弗一人,但在力量上,一個舍利弗也許抵上千萬個外道。舍利弗是佛陀弟子中非常優秀的一位,他本來就出身在婆羅門教的家庭,祖父、父親都是婆羅門中有名的論師,都是全印一流的學者,舍利弗受這樣良好的血統遺傳和家庭背景,除精通外道一切典籍,現在又是皈依佛陀證得聖果的人。
  由舍利弗來和外道辯論,那是再恰當不過的人選。
  這一場辯論,不用說,舍利弗是勝利了,有些外道也是能接受真理的人,他們都願由舍利弗介紹,皈依大聖佛陀。佛陀還在南方,德光就先庇照到北方,這一次由舍利弗介紹皈依佛陀的人,不下上千萬的數目,須達長者這時才感受到佛教的偉大,他佩服舍利弗,更感激佛陀的威德。
  祇園精舍的工程進行得很快,在舍利弗的設計之下,計有十六個殿堂專供集會之用,又有六十小堂,分寢室、休養室、盥洗室、儲藏室,此外還有運動場、浴場、池泉等等。當精舍將要完工的時候,舍利弗對須達長者說道:
  「須達長者!請你看,天空中出現了什麼?」
  「尊者!我看不到有什麼東西。」須達長者失望的回答。
  「這也難怪,肉眼是無法看見這樣的變現,現在你仗我的天眼通,再看一遍吧!」
  「啊!尊者!很多莊嚴堂皇的宮殿!」須達長者歡喜若狂的告訴舍利弗。
  「這都是六慾天中的宮殿,因為你佈施精舍給佛陀說法,精舍雖未完成,但在六慾天中,你的宮殿早就為你完成了。」
  「那麼,尊者!請問您,六慾天中這麼多宮殿,我將來究竟住在哪一天才好呢?」
  「忉利天壽命很長,知道修行,勤於佛道,不易墮落。」舍利弗解釋給須達長者聽。
  「那我將來一定要發願生在忉利天宮。」須達長者說時,其餘的宮殿就漸漸的隱沒,唯有忉利天的宮殿更金碧輝煌的現在空中給須達長者看,此時,須達長者的歡喜,是他生平從來沒有過的。

(http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSNEKxjAPlY3540FBlzTklc5SsYdSCTIA6PbDRAtcph-3I2a9ns)

3.- GIÁM ĐỐC CÔNG TRƯỜNG XÂY CẤT TU VIỆN KÌ VIÊN:


Sau khi Xá Lợi Phất xuất gia theo Phật thì uy tín của tăng đoàn mạnh mẽ thêm lên. Tôn giả rất được Phật tin cẩn. Tôn giả đã là người đầu tiên được Ngài giao cho sứ mạng lên miền Bắc để giáo hoá, nhân tiện quản đốc công trình xây cất tu viện Kì Viên (Jetavana).

Nhắc lại, trong hai năm đầu sau ngày đức Phật thành đạo, công việc hoằng hóa của đức Phật chỉ mới phát triển ở khu vực phía Nam sông Hằng trong phạm vi các vương quốc Ca Thi (Kasi) và Ma Kiệt Đà. Lúc bấy giờ, ở kinh thành Xá Vệ (Sravasti - Savatthi) của vương quốc Kiều Tát La (Kosala), thuộc miền Bắc Ấn Độ, có một vị trưởng giả tên là Tu Đạt (Sudatta).

 Nhân duyên cơ ngộ, một hôm nhân xuống Vương Xá thăm người thân mà được diện kiến đức Phật. Vì lòng ngưỡng mộ, ông đã xin qui y Tam Bảo và thỉnh nguyện Phật cho phép ông được xây cất một ngôi tu viện ở kinh thành Xá Vệ - quê hương ông - để cúng dường Phật và tăng đoàn làm cơ sở tu học và hoằng pháp ở phương Bắc.

Sau khi dùng “vàng ròng trải đất”, mua được khu vườn cây của thái tử Kì Đà (Jeta) tại thành Xá Vệ, trưởng giả Tu Đạt liền trở lại Vương Xá xin Phật cho một vị tì kheo lên đó để trông coi công việc xây cất tu viện. Phật pháp đối với dân chúng Xá Vệ thật là mới mẻ. Nơi đó lại có đông đảo ngoại đạo hoạt động; cho nên người được cử lên đó không những phải đủ sức quán xuyến công việc xây cất tu viện, mà còn phải có đủ khả năng hàng phục ngoại đạo. Vì thấy rõ điều đó, đức Phật đã giao nhiệm vụ ấy cho Xá Lợi Phất, và tôn giả đã cùng với Tu Đạt lên đường đi về phương Bắc ...

Đúng như đức Phật đã lượng định trước, công việc xây cất được khởi công không lâu thì ma nạn liền đến. Vì lòng đố kị, vì lo sợ Phật giáo bành trướng, rất đông giáo sĩ ngoại đạo đã cùng đến yêu cầu trưởng giả Tu Đạt hủy bỏ ý định xây tu viện để cúng dường Phật; không những thế, họ còn bảo Tu Đạt không được tin theo đức Phật nữa. Nhưng trưởng vốn đã đặt niềm tin sâu sắc nơi đức Phật rồi, thì dù cho ngoại đạo muốn nói năng thế nào đi nữa, ông cũng không đổi ý. 

Quí vị giáo sĩ ngoại đạo bèn thay đổi kế hoạch. Họ thách tôn giả Xá Lợi Phất công khai tranh luận với họ; vì họ tin rằng, với cách này, chắc chắn họ sẽ đánh bại được Xá Lợi Phất để cho Tu Đạt sáng mắt ra mà tỉnh ngộ. Khi biết được tin này, trưởng giả lo sợ vô cùng. Ông nghĩ rằng rằng, một mình tôn giả Xá Lợi Phất thì làm sao có thể thắng được số giáo sĩ ngoại đạo đông đảo như vậy!

 Ông bèn đến yết kiến tôn giả để tỏ lộ tâm trạng lo lắng của mình; nhưng khi nghe điều ấy, tôn giả đã không chút gì tư lự, lại còn tỏ ra hết sức vui mừng, vì đối với tôn giả, đây mới chính là một cơ hội thật tốt để hoằng dương giáo pháp.

Ngày giờ và địa điểm mở cuộc tranh luận đã được ước định. Bên phía ngoại đạo cử ra vài mươi vị luận sư để đối chọi với chỉ một mình tôn giả Xá Lợi Phất.

Nên biết rằng, trong cuộc tranh luận này, về số lượng, tuy đại diện đức Phật chỉ có một mình tôn giả Xá Lợi Phất, nhưng trên thực lực thì một Xá Lợi Phất ấy cũng đủ để đánh bại hàng ngàn, hàng vạn các vị luận sư ngoại đạo. Tôn giả là một vị đệ tử ít có ai sánh kịp trong số các đệ tử của Phật. Lại nữa, chúng ta hẳn còn nhớ, tôn giả vốn xuất thân từ một gia đình Bà la môn, mà tổ phụ và thân phụ đều là những bậc học giả, luận sư lỗi lạc trong giới Bà la môn. 

Ngay từ lúc nhỏ, tôn giả đã hưởng thụ được trọn vẹn cái di sản tinh thần đó của ông, cha, đã từng tinh thông mọi điển tịch ngoại đạo; lớn lên lại gặp cơ duyên xuất gia theo Phật và đã chứng quả thánh, thì còn chọn ai hơn được tôn giả để đối phó với ngoại đạo trong trường hợp này! 

Cho nên, không cần nói chúng ta cũng biết được rằng, tôn giả Xá Lợi Phất đã thắng quí vị luận sư ngoại đạo trong cuộc thử thách này. Có điều đáng nói, sau cuộc tranh luận công khai ấy, quí vị giáo sĩ ngoại đạo đã thấy rõ được chân lí, phá bỏ kiến chấp, đồng lòng xin tôn giả Xá Lợi Phất giới thiệu họ được gặp Phật và qui y theo Phật tu học. Cũng nhân cơ hội này mà rất đông đảo quần chúng được biết đến Phật pháp và đều xin qui y Tam Bảo. 

Riêng trưởng giả Tu Đạt thì vui mừng hớn hở, càng khâm phục tôn giả Xá Lợi Phất, ông lại càng cảm kích oai đức của Phật. Lúc đó, tuy đức Phật vẫn còn đang hành hóa ở phương Nam, mà ánh sánh chân lí đã rọi chiếu đến phương Bắc.

Công trình xây cất tu viện Kì Viên được tiến hành rất nhanh chóng. Theo đồ án do tôn giả Xá Lợi Phất thiết kế, tu viện gồm có mười sáu gian nhà rộng lớn dùng cho những sinh hoạt tập thể như giảng đường, hội trường; sáu mươi gian nhà nhỏ dùng làm phòng ngủ, phòng tĩnh dưỡng, phòng rửa mặt, kho chứa vật dụng v.v...; ngoài ra còn có các sân vận động, sân tắm, ao nước, v.v...

Một hôm, khi tu viện xây cất sắp xong, tôn giả chỉ lên hư không nói với Tu Đạt:

- Trưởng giả Tu Đạt! Hãy nhìn kìa! Trên không trung hiện ra những gì, ông thấy không?

Tu Đạt lấy làm lạ đáp:

- Thưa tôn giả, con có thấy gì đâu!

- À phải rồi, nếu dùng nhục nhãn thì không thể thấy được những cảnh này đâu. Bây giờ ông hãy nương vào thiên nhãn của tôi mà nhìn lại một lần nữa nhé!

- Thưa tôn giả, con đã thấy rồi. Con thấy có rất nhiều điện đẹp đẽ, trang nghiêm. Tu Đạt rất làm sung sướng nói với Xá Lợi Phất như vậy.

- Đó là cung điện ở cõi trời Lục Dục, để dành cho ông đấy. Ở đây ông xây tu viện để cúng dường đức Phật dùng làm cơ sở hoằng pháp; dù tu viện chưa hoàn tất, nhưng cung điện dành cho ông ở cõi trời Lục Dục thì đã hoàn thành rồi.

- Thưa tôn giả, cung điện của cõi trời Lục Dục nhiều như thế thì về sau con nên ở cung trời nào tốt hơn?

- Ở cung trời Đao Lợi thì mạng sống rất dài, lại có ý thức và siêng năng trong việc tu hành Phật đạo, cho nên rất ít khi bị đọa lạc.

- Vậy thì trong đời tương lai con nguyện được sinh về cung trời Đao Lợi.

Trong lúc Tu Đạt nói lời ấy thì bao nhiêu cung điện khác dần dần biến mất, chỉ còn lại cung trời Đao Lợi là sáng rỡ huy hoàng. 

Tu Đạt thấy thế thì vô cùng vui mừng. Đó là việc có một không hai trong đời ông từ trước đến giờ.

不退大乘心


  說起須達長者因布施精舍給佛陀,而能借舍利弗的天眼通看到天上的宮殿,關於舍利弗的眼睛,在他往昔因地中大概是六十小劫以前,行菩薩道時,有這麼一段故事。
  舍利弗發心修菩薩道,行大乘布施,他不但願意把自己所有的房屋、田園、財產等所有資身物件很歡喜的布施給人,最後甚至身體、性命,也毫不吝惜的布施出來。
  發這樣真切的願心,可以驚動天地,所以就有一個天人想來試試他的道心。
  天人化現為二十餘歲的青年,在舍利弗必經的路上等候。見到他來的時候,就嚎啕大哭,舍利弗見了不忍心,上前慰問道:
  「年輕人,為什麼在這裏哭得這麼傷心?」
  「啊!告訴你也沒有用!」
  「我是學道的沙門,發願救度眾生的苦難,只要你有所求,凡是我有的,都可以滿足你的心願。」
  「你幫不了我的,我在這裏哭,並不是缺少世間上的財物,而是我的母親得了不治之病,醫生說一定要用修道者的眼珠煎藥,母親的病才會好。活人的眼珠已經不易找,修道人的眼珠又怎麼肯給我呢?想到病床上呻吟待救的母親,我難過地在這裏傷心的痛哭!」
  「這不成問題,我剛才告訴你,我就是修道的沙門,我願意布施一隻眼珠給你,救你母親的病難。」
  「你願意布施一隻眼珠給我?」青年歡喜得跳起來。
  「我的一切財產都布施給人,現正想進一步行大乘菩薩道,將身體布施出去,但苦無受施的人,今天遇到你,滿足我學道的願心,我真歡喜高興的感激你,你就設法來取去我一隻眼珠吧!」
  六十小劫前修道的舍利弗心中想,我有兩個眼珠,布施一個給人,還有一個仍然可以看到東西,這對自己並沒有什麼妨礙。
  他叫青年人設法取他的眼珠,青年人不肯,他說道:
  「這不行,我怎麼可以強奪你的眼珠呢?你願意的話,可以自己挖下來給我。」
  舍利弗一聽,覺得他說得有理,當即下大決心,勇猛忍苦的把左邊一個眼珠挖出,交到青年的手中,並說道:
  「謝謝你成就我的願心,請你拿去吧!」
  「糟啦!」青年人接了眼珠,大叫道:「誰叫你把左邊的眼珠挖下來呢?醫生說我母親的病要吃右邊的眼珠才會好。」
  舍利弗一聽,真是糟啦!他怪自己怎麼沒有問他一聲再挖眼珠,現在怎麼辦呢?把左邊的給他,還有右邊的可以看東西,若再把右邊的眼珠挖下來給他,那連走路都看不見了。可敬可佩的舍利弗,他不怨怪別人,他想,發心發到底,救人也要救到底,難得遇到一個肯接受布施成就自己道行的人,就再把右邊的眼珠挖下來給他好了。舍利弗這麼想後,就安慰青年說道:
  「你不要急,剛才怪我粗心,沒有問清楚就挖眼珠,現在我知道了,反正人的身體是虛幻無常的,我還有右邊的眼珠,我願意挖下來給你做藥,醫治你母親的病。」
  舍利弗說後,又再下大決心,勇猛忍苦的把右邊的眼珠挖下來交給青年。
  青年接過舍利弗的眼珠,一句感謝的話也沒有說,把舍利弗的眼珠放在鼻子上嗅了一嗅,當即往地上一摔,並罵道:
  「你是什麼修道的沙門?你的眼珠這麼臭氣難聞,怎麼好煎藥給我母親食用!」
  青年人罵後,並用腳踩著舍利弗的眼珠。
  舍利弗眼睛雖然看不到,但他的耳朵沒有聾,他聽到青年人罵他的話,用腳在地上踩踏他眼珠的聲音,他終於嘆口氣,心中想:眾生難度,菩薩心難發,我不要妄想進修大乘,還是先重在自利的修行吧!
  舍利弗這樣的心一生起,天空出現很多天人,對舍利弗說道:
  「修道者!你不要灰心,剛才的青年是我們天人來試探你的菩薩道心的,你更應該要勇猛精進,照你的願心去修學。」
  舍利弗一聽,很慚愧,利他的菩薩心又再生起,當即成就了不退的道心。
  六十小劫以來,舍利弗不休息的學道,這一生遇到佛陀,證得聖果,所以能有天眼通。

4.- TÂM ĐẠI THỪA KHÔNG THỐI CHUYỂN:


Nói đến việc trưởng giả Tu Đạt, nhân xây cất tu viện cúng dường Phật mà có thể nương vào thiên nhãn của tôn giả Xá Lợi Phất để nhìn thấy được đến các cung trời, tưởng cũng nên nhắc lại trường hợp đặc biệt của cặp mắt Xá Lợi Phất trong một câu chuyện tiền thân của tôn giả cách sáu mươi tiểu kiếp về trước, khi tôn giả đang tu hạnh bồ tát.

Thuở đó, trong khi phát tâm tu hạnh bồ tát, Xá Lợi Phất đã rất chú trọng đến hạnh bố thí. Để thực hiện hạnh bố thí, Xá Lợi Phất không những phát nguyện giúp cho mọi người tài vật, nhà cửa, ruộng vườn, mà thậm chí còn hi sinh đến cả thân thể và tính mạng nữa. Tâm nguyện chân thành của Xá Lợi Phất lúc đó đã làm cảm động đến cả trời đất. 

Bấy giờ có một vị trời muốn thử tâm đạo của Xá Lợi Phất bèn hóa hiện làm một gã thanh niên tuổi chừng hai mươi, đứng bên đường chờ Xá Lợi Phất đi ngang qua. Khi Xá Lợi Phất vừa tới trước mặt thì gã thanh niên liền khóc lóc kêu gào thảm thiết. Xá Lợi Phất thấy thế thì động mối thương tâm, bèn an ủi hỏi han:

- Này cậu! Có chuyện gì mà cậu đứng đây khóc lóc thảm thiết quá vậy?

- Xin ông đừng hỏi làm gì! Tôi dù có nói chuyện này với ông cũng chỉ vô ích mà thôi.

- Cậu ạ! Tôi là kẻ tu hành, có tâm nguyện giúp đỡ những ai bị đau khổ. Chỉ cần cậu nói rõ cái hoàn cảnh bất hạnh của cậu, nếu khả năng tôi có thể làm được gì để giúp đỡ thì tôi tức khắc làm cậu vừa ý ngay.

- Tôi biết chắc chắn là ông thể giúp gì được cho tôi đâu! Tài sản ở thế gian tôi không hề thiếu thốn, chỉ vì mẹ tôi bịnh quá nặng, không thể tìm thuốc chữa mà tôi đau đớn đến phải khóc lóc thảm thiết như vầy. Theo lời thầy thuốc bảo thì tôi phải đi tìm cho được một con mắt sống của một người tu hành đem về làm thuốc thì chứng bệnh hiểm nghèo của mẹ tôi mới chữa khỏi được. Tôi vừa đi vừa nghĩ, đến như con mắt sống của một người bình thường còn chưa dễ kiếm, huống hồ là của một người tu hành! Nghĩ đến điều khó khăn này, rồi nghĩ đến mẹ bịnh nằm trên giường, vừa rên siết vừa trông ngóng con mau đem con mắt về làm thuốc, mà lòng tôi đau như cắt ...

- Cậu ạ! Không có gì khó khăn cả. Vừa rồi tôi đã nói với cậu về cái tâm nguyện của tôi. Tôi chính là một kẻ tu hành, và mắt của tôi đúng là mắt của một người tu hành. Tôi xin biếu cậu một con mắt của tôi để cậu đem về làm thuốc chữa bịnh cho bà cụ.

Gã thanh niên vui mừng nhảy nhót:

- Thật sao! Ông hoan hỉ cho tôi một con mắt sao?

- Bao nhiêu tài sản tôi đã đem bố thí cho người hết rồi. Tôi đang muốn tiến thêm một bước nữa trên đường tu hạnh bồ tát là bố thí đến thân thể tôi, nhưng khổ nỗi là chưa có ai cần tới. Hôm nay gặp được cậu tội thật thấy mãn nguyện. Tôi vui sướng lắm và cảm ơn cậu vô cùng. Vậy cậy hãy dùng cách nào đó để lấy con mắt của tôi đi!

Nhưng gã thanh niên không chịu, nói:

- Không được đâu,! Làm như vậy thì có vẻ như tôi cưỡng đoạt con mắt của ông. Tôi không dám. Ông đã tự nguyện cho tôi thì xin ông hãy tự móc nó ra trao cho tôi.

Xá Lợi Phất cho lời nói của gã thanh niên là có lí, bèn hạ quyết tâm, nén đau đớn, đưa tay móc con mắt bên trái ra, trao tận tay gã, và nói:

- Xin đa tạ cậu đã giúp tôi hoàn thành tâm nguyện. Cậy hãy đem con mắt này về nhà đi!

Gã thanh niên đưa tau tiếp lấy con mắt do Xá Lợi Phất trao cho, nhưng bỗng hét to:

- Thật là vô dụng! Tôi đâu có bảo ông móc con mắt bên trái làm gì! Bịnh của mẹ tôi, theo thầy thuốc bảo, phải dùng con mắt bên phải mới được!


Nghe thế, Xá Lợi Phất lại cho mình quả là đồ vô dụng. Ông tự trách mình sao đã không hỏi trước cậu ta cho cẩn thận. Giờ thì đã lỡ rồi. Phát tâm thì phải cho trọn vẹn; cứu người thì phải hết lòng. Thế thì ta phải móc luôn con mắt bên phải cho cậu ta mới được! Ông bèn an nủi gã thanh niên:

- Cậu đừng giận! Vừa rồi vì tôi quá hấp tấp mà đã quên hỏi cậu trước cho rõ ràng. Tôi đã biết lỗi. Con mắt bên phải của tôi vẫn còn đây, để tôi móc ra đền lại cho cậu đem về làm thuốc chữa bịnh cho mẹ cậu.

Nói xong, Xá Lợi Phất lại cố nén đau đớn, móc luôn con mắt bên phải trao cho gã thanh niên. Tiếp lấy con mắt, không một lời cám ơn, gã lại còn đưa con mắt lên mũi ngửi ngửi, rồi ném mạnh xuống đất và mắng:

- Ông mà là người tu hành gì! Con mắt của ông sao mà hôi thúi khó ngửi quá thì làm sao có thể làm thuốc chữa bịnh cho mẹ tôi được!

Mắng xong, gã lại dùng chân đạp lên con mắt của Xá Lợi Phất. Lúc đó tuy không còn trông thấy gì được nữa, nhưng tai Xá Lợi Phất vẫn nghe biết rõ mọi chuyện. Ông đã nghe gã thanhh niên kia mắng ông. Ông đã nghe tiếng chân gã dẫm đạp lên con mắt của ông đã cho gã. 

Ông than thầm: “Chúng sinh thật khó độ; tâm bồ tát thật khó phát! Thôi ta cũng không nên vọng tưởng về việc tiến tu hạnh đại thừa nữa làm gì, mà hãy cứ theo con đường tự lợi cũ là hơn”. 

Vừa nghĩ như vậy thì bỗng trên hư không xuất hiện rất nhiều thiên chúng, đồng thanh nói với Xá Lợi Phất rằng:

- Hỡi vị hành giả kia! Người không nên thối chí như vậy. Gã thanh niên vừa rồi chính là một vị trời hóa hiện để thử đạo tâm của người đấy thôi. Người hãy giữ vững tâm nguyện và hãy tinh tấn dõng mãnh hơn nữa trên đường tu hành!


Nghe mấy lời ấy, Xá Lợi Phất lại tự lấy làm hổ thẹn, tâm bồ tát lại phát sinh mạnh mẽ. Trải qua sáu mươi tiểu kiếp, Xá Lợi Phất vẫn không thối chuyển trên đường tu học, cho đến hôm nay được gặp Phật là liền chứng thánh quả, có được thiên nhãn thông.

受了不淨食

  舍利弗在佛陀的弟子中是首座的弟子,大智大慧,神力超群,但他對於佛陀,卻是信受奉行,對佛陀的教示,從來沒有違抗過。
  佛陀在弟子中最信任的就是舍利弗,佛陀成道後第一次回祖國迦毘羅衛城的時候,羅侯羅要求出家,佛陀就叫他拜舍利弗為親教師,跟舍利弗受沙彌戒。
  有一次,舍利弗領沙彌羅侯羅托缽乞食回來,佛陀見到羅侯羅的面色不好看,知道他心中一定有不平之氣,佛陀就把他叫到身旁,問他心中有什麼不滿的事。
  少年的羅侯羅,低著頭像不好意思,但又像不平的說道:
  「佛陀!我是沙彌,不應該說長老的過失,但不說沒有人知道我們沙彌的處境。」
  「是什麼事?你快點講!」
  「佛陀!上座和中座的比丘,帶著我們到外面托缽乞食,信眾給他們的供養,都是上等的美味,而對我們初學的沙彌,信眾總滲合胡麻渣和野菜的米飯布施給我們。人的身體,對於飲食,是不分年齡和戒行都有同樣的需要。長老們在他們受用之外,沒有慈悲的顧到我們,讓信眾對於供養生起分別的心。」
  「這樣的事情不要你說,你就是一點小事都不能忍。」
  「佛陀!請您慈悲,不要責怪我們,吃了胡麻油和酥酪,才能增長力氣,身體健康,才能安心精進修行,但我們現在每日吃些胡麻渣和野菜,營養不足,老感到身體困倦,常常不能專心一意的修持!」
  佛陀聽羅侯羅這麼一說,知道這是事實,但佛陀仍教訓道:
  「羅侯羅!你離開王宮,到我的僧團中來,是不是為了受好的供養呢?」
  「不是!佛陀!我們加入僧團是為了學道修行。」
  「那麼,你還要說些什麼嗎?如果想到我們是在修行,能夠受信施一麻一麥的供養,就應該要感到滿足了。你去修行要緊,不要老是掛念吃的問題。」
  佛陀雖然是這麼教訓羅侯羅,但佛陀知道信眾對沙門如此分別的供養,心中很不以為然。
  佛陀叫羅侯羅去後,又再把舍利弗叫來,佛陀慈祥的對舍利弗問道:
  「舍利弗!你今天受了不淨食,你知道嗎?」
  舍利弗一聽大驚,趕快把當日所受的飲食從肚中吐出來,他對佛陀稟告道:
  「佛陀!自從我皈依您以來,我就依著佛陀的乞食法而行化,我不敢不依佛陀的乞食法,而行乞不淨食。」
  佛陀明白舍利弗的心,解釋道:
  「舍利弗!你個人的行乞,我知道完全是依照我的法制而行,但是六和敬的僧團,不是只顧自己。法制應該平等,利益也應均衡,尤其做長老的要愛護關懷年少的比丘和沙彌。乞食時要注意到他們。」
  佛陀這麼說,舍利弗一點不平之氣都沒有,他對佛陀教法,都是感恩的接受。

5.- NHẬN THỨC ĂN KHÔNG TRONG SẠCH:

Xá Lợi Phất xứng đáng là vị đệ tử hàng đầu của đức Phật. Tôn giả là bậc có trí tuệ hơn người, thần lực trội chúng, mà đối với đức Phật thì trăm điều đều y thuận, chưa từng làm trái lời dạy nào của Ngài. Bởi vậy, trong tất cả đệ tử, tôn giả là người được được tín nhiệm nhất.

Trong lần đầu tiên trở về thăm quê hương Ca Tì La Vệ (Kapilavastu - Kapilavatthu) sau ngày thành đạo, đức Phật đã cho La Hầu La (Rahula) xuất gia theo tăng đoàn tu học. Chính Xá Lợi Phất đã truyền giới sa di cho La Hầu La. Đức Phật cũng đã bảo La Hầu La tôn Xá Lợi Phất làm thầy, phải luôn luôn kề cận để được tôn giả dạy dỗ cho.

Một hôm sau khi La Hầu La theo Xá Lợi Phất đi khất thực trở về, đức Phật trông thấy nét mặt La Hầu La không được vui. Sau giờ ngọ trai, Ngài bèn gọi La Hầu La đến gần hỏi xem trong lòng có gì không vừa ý. La Hầu La cúi đầu thưa:

- Bạch Thế Tôn! Thân phận con chỉ là một chú tiểu, lẽ ra thì không được nói lỗi lầm của bậc trưởng thượng, nhưng nếu không nói thì không ai hiểu được hoàn cảnh của bọn sa di chúng con.

- Ừ, có việc gì con cứ việc nói ra đi!

- Bạch Thế Tôn! Khi các bậc trưởng thượng dẫn chúng con đi thọ thực, quí vị thí chủ cúng dường cho quí ngài toàn thức ăn hảo hạng; còn với bọn sa di chúng con thì họ chỉ cho toàn những thức ăn quá tệ. Con nghĩ, thân thể của mọi người đều cần thức ăn giống nhau, đâu có phân biệt tuổi tác hay giới hạnh. Các bậc trưởng thượng của chúng con chỉ biết thọ dụng sự cúng dường của thí chủ mà không có lòng thương chiếu cố đến chúng con, đã để cho quí vị thí chủ sinh tâm phân biệt trong khi cúng dường.

- Chỉ một việc nhỏ như vậy mà con cũng không nhẫn được hay sao?

- Xin đức Thế Tôn thương xót mà không trách mắng con. Bạch Thế Tôn, ăn uống có đủ chất dinh dưỡng thì thân thể mới khỏe mạnh, khí lực mới tăng trưởng do đó mà tâm mới an lạc để tinh tấn tu tập. Thực sự thì chúng con ngày nào cũng chỉ ăn toàn các thức ăn thiếu dinh dưỡng, cho nên thân thể ngày càng mệt mỏi, khiến cho tâm ý ít khi được chuyên nhất để hành trì hữu hiệu.

Đức Phật cũng thấy những điều La Hầu La nói là đúng sự thật, nhưng vẫn dạy:

- Này La Hầu La! Con rời bỏ hoàng cung đi theo tăng đoàn có phải là vì để nhận sự cúng dường chăng?

- Dạ không phải như vậy, bạch Thế Tôn! Con gia nhập tăng đoàn là để học đạo tu hành.

- Vậy thì con đâu có cần gì phải nói về chuyện ấy. Nếu chỉ vì việc học đạo tu hành thì dù chúng ta có được thí chủ cúng dường chỉ một hột mè hay một hột bắp cũng vẫn là đầy đủ. Thôi con hãy lui đi, hãy lấy việc tu hành làm trọng, đừng để tâm đến chuyện ăn uống nữa!

Tuy đức Phật dạy La Hầu La như vậy, nhưng Ngài cũng thấy việc thí chủ cúng dường tăng chúng với tâm phân biệt là không phải. Bởi vậy, sau khi La Hầu La đi rồi, Ngài lại cho mời Xá Lợi Phất đến. Ngài dạy:

- Thầy Xá Lợi Phất! Hôm nay thầy đã nhận được các thức ăn không trong sạch, thầy có biết không?

Tôn giả nghe Phật bảo thế thì thất kinh, bèn chạy ra ngoài, đem bao nhiêu thức ăn vừa ăn xong cho ói ra hết, rồi trở vào thưa với Phật:

- Bạch Thế Tôn! Từ khi theo Thế Tôn xuất gia đến giờ, con luôn luôn y theo cách thức khất thực do Thế Tôn chỉ dạy mà hành trì . Con chưa bao giờ trái lời Thế Tôn để xin những thứ đồ ăn không trong sạch.

Tâm ý của tôn giả thế nào thì đức Phật đã thấy rõ, cho nên Ngài giải thích:

- Thầy Xá Lợi Phất! Như Lai biết rất rõ là thầy luôn luôn hành trì pháp chế khất thực thật đúng cách, nhưng đối với tinh thần hòa ái trong nếp sống tăng đoàn thì mình không nên chỉ biết có mình. Pháp chế luôn luôn phải bình đẳng, mà lợi lộc thì cũng phải chia sẻ đồng đều; hơn nữa, là bậc trưởng thượng trong chúng thì lúc nào cũng nên thương yêu và quan tâm săn sóc các thầy tì kheo nhỏ tuổi cũng như các chú sa di chưa trưởng thành! Một điều điển hình là trong lúc đi khất thực, quí thầy nên để tâm đến họ.

Nghe Phật dạy, Xá Lợi Phất đã hiểu rõ sự việc. Tôn giả rất cảm kích đối với lòng từ ái của Phật đối với các đệ tử, nguyện tiếp nhận, ghi nhớ và hành trì lời Phật dạy.

叛徒畏懼者

  佛陀的弟子中,有一位名叫提婆達多的比丘,他本是佛陀在做王子時的堂弟,跟隨佛陀出家十幾年後,魔鬼迷了他的心靈,竟背叛佛陀,脫離佛陀的僧團。
  有一次佛陀乞化後,和弟子們集合在講堂休息,提婆達多公然的領著叛黨來要求佛陀讓給他僧團的領導權。
  佛陀沒有答應,提婆達多就咆哮起來,佛陀就讓開他,提婆達多要比丘們跟他去,他的胞弟阿難向前說道:
  「請你不要胡來,你是我的兄長,想到你造如此的重罪,我真為你將來的墮落感到寒心。佛陀是大慈悲的,你這樣的為人,不值得他和你計較。如果是舍利弗和目犍連今天在座的話,一定不容許你放肆。」
  提婆達多後來用種種方法威脅利誘佛陀的弟子,有少數信仰不堅定的人,因貪圖阿闍世王給提婆達多豐富的供養,變節跟隨而去的也有。
  一天,當變節的人和提婆達多的弟子們聚會在一起的時候,舍利弗就莊嚴有力的走向前問道:
  「諸位,我想來請問你們,你們出家修道,是為了接受供養?還是為了修道?」
  「為了修道,為了脫離生死的苦海!」大家回答說。
  「既然如此,大聖佛陀的正道你們不修,使純潔尊貴的信仰為區區的物質供養所動搖,你們趕快反省覺悟才好。」
  舍利弗說時,身上放射出萬道金光,光中出現大聖佛陀的慈容,變節的人和提婆達多的弟子見了都跪下來懺悔,舍利弗又把他們帶回到僧團!
  佛陀從此更嘉許舍利弗,他對僧團的和合,有很大的功勞。提婆達多不怕佛陀,最畏懼的就是舍利弗。
  提婆達多不久因罪業深重墮入地獄,阿闍世王也懺悔得救,而舍利弗在僧團中更受人的敬佩!


6.- KẺ PHẢN BỘI PHẢI SỢ SỆT:

Trong số đệ tử của Phật có một vị tì kheo tên là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), vốn là em họ của Phật. Khoảng mười năm sau khi theo Phật xuất gia, ông bị ma nghiệp làm mê muội tâm linh, đã phản bội đức Phật và tách rời tăng đoàn của Phật.

Một ôm sau giờ ngọ trai, đức Phật và chúng tăng cùng nghỉ ngơi trong giảng đường, bất ngờ, Đề Bà Đạt Đa đến yêu cầu Phật trao quyền lãnh đạo giáo đoàn lại cho ông ta. Đức  Phật không chấp thuận. Ông bèn la hét giận dữ, nhưng ngài vẫn yên lặng. Ông lại kêu gọi chúng tăng hãy đi theo ông ta. Lúc ấy, em của ông, tôn giả A Nan (Ananda), đứng dậy tiến đến trước mặt ông nói:

- Xin sư huynh đừng có vọng tưởng. Vì sư huynh là bậc huynh trưởng của tôi, nên khi nghĩ đến những tội lỗi nặng nề sư huynh đã tạo ra, nghĩ đến sự đọa lạc mà sư huynh phải chịu trong tương lai, tôi cảm thấy vô cùng xót xa. Đức Thế Tôn là bậc đại từ bi, một người nhu sư huynh thì đâu thể nào so sánh được. Nếu hôm nay mà có hai sư huynh Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở đây thì nhất định là sư huynh không thể buông lung như thế được ...

Sau đó, với sự ủng hộ nhiệt tình của vua A Xà Thế (Ajatasatru - Ajatasattu), Đề Bà Đạt Đa đã dùng nhiều cách như uy hiếp, hoặc đem lợi lộc dụ dỗ, để níu kéo một số đệ tử của Phật đi theo ông; đó là những vị tì kheo mới xuất gia, nhẹ dạ, lòng tin chưa vững chắc, thấy có lợi lộc và uy thế của vua là đi theo.

Một hôm, nhân lúc các tì kheo đệ tử của Phật bỏ theo Đề Bà Đạt Đa và các đệ tử riêng của Đề Bà Đạt Đa nhóm họp tại một nơi nọ, Xá Lợi Phất bỗng xuất hiện. Với một phong cách đầy uy lực và trang nghiêm, tôn giả nói với họ:

- Thưa quí huynh đệ! Tôi có mặt ở đây hôm nay cốt xin hỏi quí huynh đệ một câu: Quí thầy xuất gia tu hành là chính vì để thọ nhận sự cúng dường hay là vì sự tu học?

Tất cả đồng trả lời:

- Chỉ vì sự tu học, vì muốn thoát khỏi biển khổ sinh tử.

- Nếu đã như vậy thì tại sao qui huynh đệ không đi theo con đường chân chánh do đức Phật chỉ dạy, mà lại đem cái lòng tin thuần khiết, tôn quí của mình dâng cho kẻ hoàn toàn bị dao động bởi lợi dưỡng vật chất? Xin quí huynh đệ hãy tỉnh ngộ?

Trong khi tôn giả nói những lời ấy thì từ trên thân thể tôn giả xuất hiện muôn đạo hào quang sáng rỡ. Trong hào quang ấy lại hiện ra từ dung của đức Phật, khiến cho tất cả chúng tì kheo lạc lối ấy bỗng nhiên đều quì cả xuống và nói lên lời sám hối. Tôn giả bèn đưa tất cả trở về lại với tăng đoàn.

Đem lại sự hòa hợp cho tăng đoàn là một công lao vô cùng to lớn của tôn giả Xá Lợi Phất. Đức Phật hết sức khen ngợi. Riêng Đề Bà Đạt Đa, ông không sợ đức Phật mà lại rất sợ Xá Lợi Phất.

Về sau, vì tội nghiệp quá thâm trọng nên Đề Bà Đạt Đa phải đọa vào địa ngục. 
Vua A Xà Thế thì sớm biết ăn năn hối lỗi nên đã được cứu độ. 
Còn tôn giả Xá Lợi Phất thì càng được tăng đoàn kính trọng.

接受得救之道

  佛陀在祇園精舍的時候,憐愍飄泊在生死苦海中無依的眾生,想到大家輪迴在六道中沒有一個快樂幸福的歸宿,佛陀想說出這個得救的法門來,又怕小根小機的人不能信受,最後決定以舍利弗為當機眾,因為大智的舍利弗,一定知道極樂國土的莊嚴和清淨,一定能接受阿彌陀佛的信仰。在座的當中雖然上中下三等根器的人都有,但佛陀就以舍利弗做當機眾,而說出一條易行而光明的大道,佛陀說:
  「舍利弗!在我們這個世界很遠的西方,有一個世界叫做極樂世界,那裏的教主阿彌陀佛,現在正在說法。
  「舍利弗!那個世界為什麼要叫做極樂世界呢?因為那裏不像我們娑婆世界有太多的缺陷,太多的痛苦,生在那個國土裏的眾生,只有圓滿,沒有缺陷;只有快樂,沒有痛苦;所以才叫做極樂世界。那裏的自然界,平坦、整齊、潔淨、富麗;那裏的人群社會,一切衣食住行和娛樂等等的事,都是各取所需,各得所宜,他們都是諸上善人聚會一處。風景比花園還要美麗,建築比都市還要堂皇。
  「舍利弗!你只要一心稱念阿彌陀佛的名號,培植福德因緣,修學三十七助道品,將來就可以蒙阿彌陀佛接引,往生彼國。
  「舍利弗!娑婆世界眾生,假若要脫離六道輪迴的苦惱,唯有發願求生彼國。我曾叫阿難尊者禮拜阿彌陀佛,他就曾見過阿彌陀佛大放慈光,你們應當要深信我所說的難信之法,乃是確確實實可以得救的大道!」
  佛陀說後,大智舍利弗一點懷疑都沒有,他和一切大眾都深信這彌陀淨土法門。

7.- TIẾP NHẬN MỘT PHÁP MÔN CỨU ĐỘ CHÚNG SINH:

Một lúc nọ đức Phật ngự tại tu viện Kì Viên. Vì thương xót chúng sinh mãi phiêu bạt trong biển khổ sinh tử không nơi nương tựa, luân hồi trong sáu nẻo mà không biết được một nơi nào có an lạc hạnh phúc chân thật để quay về, cho nên Ngài muốn nói một pháp môn để cứu độ; đó là giới thiệu cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà (Amita) và cách thức rất dễ hành trì để được vãng sinh về cõi ấy. 

Nhưng lại sợ những người có căn cơ thấp kém, tin không tới mà không chịu tiếp nhận, Ngài bèn quyết định chọn tôn giả Xá Lợi Phất làm đối tượng nói pháp. 

Trong số thính chúng lúc bấy giờ cũng gồm đủ những người có các căn cao, vừa, thấp, nhưng vì Ngài biết rõ rằng, chỉ có vị đại trí tuệ ấy mới biết được cái cảnh giới thật thanh tịnh, thật trang nghiêm của cõi Cực Lạc, và mới có được lòng tin chân thật nơi đức Phật A Di Đà. Ngài dạy:

- Này Xá Lợi Phất! Cách thế giới của chúng ta thật xa về phương Tây, có một thế giới tên là Cực Lạc. Vị giáo chủ chu thế giới ấy là đức Phật A Di Đà, hiện tại đang nói pháp. Thầy Xá Lợi Phất! Vì sao cõi đó tên là Cực Lạc? Bởi vì cõi đó cái gì cũng viên mãn, ở đâu cũng an lạc, không giống như thế giới Ta Bà có quá nhiều khiếm khuyết, quá nhiều thống khổ của chúng ta ở đây. 

Ở cõi nước ấy, nói về thiên nhiên thì đất đai bằng phẳng. sự vật dồi dào, trong sạch, ngay thẳng, đẹp đẽ; nói về nhân quần xã hội thì mọi thứ tiện ích và nhu yếu cho đời sống con người đều sẵn có đầy đủ, và người ta chỉ dùng đến khi nào cần thiết.

 Khắp cõi nước ấy, chỗ nào cũng như là đô thị với những kiến trúc đường hoàng, tề chỉnh, chỗ nào cũng là vườn hoa tươi đẹp muôn màu. 

Thầy Xá Lợi Phất! Chỉ cấn nhất tâm trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đa và siêng năng tu học ba mươi bảy phẩm trợ đạo, vun trồng phước đức thì trong tương lai nhất định sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về thế giới ấy của Ngài. Chúng sinh ở thế giới Ta Bà này, nếu muốn thoát khỏi những khổ não của sinh tử luân hồi thì chỉ cần phát nguyện cầu được vãng sinh về thế giới đó.

 Như Lai đã từng bảo A Nan lễ bái đức Phật A Di Đà và thầy ấy cũng đã từng thấy được từ quang của Ngài. Đại chúng hãy tin tưởng sâu sắc vào pháp môn khó tin mà Như Lai vừa nói ra; đó mới xác thật là con đường được cứu độ của chúng sinh.

Tôn giả Xá Lợi Phất hoàn toàn không có chút gì hoài nghi về những điều đức Phật vừa nói. Tôn giả và toàn thể đại chúng đều tin tưởng sâu sắc nơi pháp môn này.


忍讓的美德

  舍利弗對於佛陀的教法尊敬信奉,對於佈教從不後退,但對於自己個人的享受和榮辱毀譽,從不計較,總是讓人。
  有一次佛陀帶領弟子出外佈教要回到舍衛城的時候,被大眾譏為六群比丘的弟子,已先佛陀和大眾到達祇園精舍,佔著比較好的坐臥處,連舍利弗的寢室也被他們佔用,並且還說:「這是我們師父佛陀的,這是我們應住的地方。」
  舍利弗在佛陀回來的那天,比較遲一些才回到祇園精舍,見他過去的坐臥處都給六群比丘佔去了,舍利弗沒有辦法,就在樹下靜坐一夜,佛陀早晨起來,聽到樹下有咳嗽的聲音,佛陀問道:
  「誰在那裏?怎麼不在室內靜坐?」
  舍利弗回答道:
  「佛陀!我是舍利弗。因為昨天跟隨佛陀回來的人很多,精舍都被住滿了,我在樹下住一宿沒有關係。」
  佛陀聽後,很讚美舍利弗的忍讓,但又集合諸比丘說教道:
  「諸比丘!我問你們,在我的教團中,要什麼人才可以受上等的床坐、上等的水、上等的飲食呢?」
  「由剎帝利出家的比丘!」
  「由娑羅門出家的比丘!」
  「應該由有修行的和佈教的比丘才可以受上等的床坐、上等的水、上等的飲食!」
  諸比丘紛紛表示意見,回答佛陀。最後,佛陀莊嚴的對諸比丘說道:
  「諸比丘!往昔在雪山中同住著鷓鴣、猿猴、大象,牠們雖是朋友,但因為身材、力量、智巧各有不同,所以都自高自大,互不尊敬。後來覺察這樣不對,才對年齡最長的恭敬,並依他的教誡,這樣,牠們身壞命終時,都轉生了善道。
  「諸比丘!你們要崇敬長老的比丘,在現世受人稱讚,後世也才會生在善處。諸比丘!在我的教法中,沒有階級的高低,但我的教法中有法臘和戒臘的長老,你們要恭敬、奉事、供養、禮拜。長老們許受第一的床坐、第一等的水、第一等的飲食!」
  佛陀為什麼這樣說,大家都知道,舍利弗聽了很感激,大家聽了也很感激。

8.- ĐỨC TỐT NHƯỜNG NHỊN:


Tôn giả Xá Lợi Phất, đối với giáo pháp của đức Phật thì một mực tin tưởng, tôn kính và thực hành; đối với công việc hoằng pháp thì hết sức chuyên cần; nhưng đối với cá nhân mình thì không bao giờ kể đến công lao; có những khen thưởng, lợi lộc gì cũng nhường cho người khác.

Một lần nọ, đức Phật dẫn chúng tăng đi hành hóa. Lúc về đến thành Xá Vệ thì nhóm tì kheo thường được đại chúng gọi là “lục quần tì kheo”, đã cố đi thật lẹ để về tu viện Kì Viên trước mọi người. Họ tranh nhau chiếm hết các chỗ ngủ nghỉ tương đối tốt trong chúng, kể cả tịnh thất của tôn giả Xá Lợi Phất. Họ bảo: “Đây là chỗ của đức Phật, thầy ta, ta có quyền cư trú”. Hôm đó Xá Lợi Phất lại về rất trễ. Khi về đến tu viện, trông thấy tịnh thất của mình đã bị nhóm “lục quần tì kheo” chiếm ngụ, tôn giả không phiền hà gì cả, bèn ra gốc cây tĩnh tọa suốt đêm đó. Sáng sớm đức Phật dậy, nghe tiếng ho húng hắng ở ngoài gốc cây. Ngài hỏi:

- Thầy nào ngoài đó? Sao không tĩnh tọa ở trong nội thất?

Tôn giả thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con là Xá Lợi Phất. Vì hôm qua số huynh đệ theo Thế Tôn về tu viện đông quá, các phòng ốc đều không còn chỗ trống nên con tạm nghỉ ở gốc cây một đêm.

Đức Phật nghe vậy thì khen ngợi tôn giả là người có đức nhường nhịn. Tuy vậy, Ngài cũng tạp họp đại chúng để dạy bảo. Ngài hỏi:

- Này quí thầy! Trong giáo đoàn chúng ta, những ai xứng đáng được dùng giường tốt nhất, được hưởng thọ các đồ ăn thức uống ngon nhất?

Đại chúng đều trả lời khác nhau. Người thì cho là những vị tì kheo xuất thân từ hoàng gia quí tộc; người thì cho là những vị tì kheo xuất thân từ chủng tộc Bà la môn; người thì cho là những vị tinh tấn tu hành và chuyên cần bố giáo. Cuối cùng Phật dạy:

- Này quí thầy! Ngày xưa trong núi Tuyết có một con chim, một con vượn và một con voi cùng kết bạn sống chung với nhau. Tuy vậy, vì thân thể, súc vóc và trí khôn của chúng đều khác nhau, nên con nào cũng tự cao tự đại, không tôn kính lẫn nhau. Về sau cả ba đều tự biết như vậy là không phải, cho nên đã cùng thỏa thuận với nhau là con nào tuổi tác cao nhất thì được hai con kia tôn kính và nghe lời dạy bảo. Nhờ vậy, sau khi mạng chung, chúng đều được chuyển sinh về các cõi lành. 

Cũng vậy, nếu quí thầy biết tôn kính các bậc trưởng thượng thì chẳng những trong hiện tại được mọi người khen ngợi mà đời sau sẽ được sinh về các cõi lành.

 Này quí thầy! Trong giáo pháp của Như Lai không có các giai cấp cao thấp, nhưng có các vị trưởng lão mà pháp lạp cũng như giới lạp đều cao, đáng phải được đại chúng tôn kính, cúng dường, phụng sự và lễ bái. 

Chính những vị trưởng lão ấy mới xứng đáng được dùng giường tốt nhất, được hưởng thọ các đồ ăn uống ngon nhất.

對死的讚美

  舍利弗雖是證得聖果的長老,但對於女子修行有成就的人,他也很尊重。
  有一次舍利弗在王舍城附近的森林中坐禪,正放下一切進入正定的時候,在他對面岩窟中坐禪的優波先那比丘尼大聲的叫他,他走去時,優波先那比丘尼對舍利弗說道:
  「舍利弗尊者!我剛才坐禪的時候,身上好像有什麼東西在爬,我起初沒有注意,後來才知道是一條毒蛇,我被牠咬了,馬上一定會死,現在乘毒氣在我身上還沒有迴轉的時候,請您慈悲,設法為我召集大家來告別吧!」
  優波先那比丘尼說話時,一點都不驚慌,像是沒有發生什麼事一樣。
  「哪裏有這樣的事?我看你的臉色一點都沒有變,被蛇咬了的話,臉色一定會變的。」舍利弗起初以為沒有這樣的事,所以這麼說。
  「舍利弗尊者!人的身體為四大五蘊假因緣集合所成,沒有主宰,本來無常,原本是空,我是體悟這個道理的,所以毒蛇怎麼可以咬空呢?」
  優波先那靜靜的回答,舍利弗非常佩服。
  「你說得很對,你已經能到達解脫肉體痛苦的程度,你以你的慧命支持著臉色不變。」舍利弗讚歎著。
  舍利弗通知附近修道的比丘和比丘尼,把優波先那從岩窟中扶出來,毒才次第的在優波先那身上巡迴,優波先那若無其事的進入涅槃,見到這樣解脫的人,大家都很讚歎!舍利弗說道:
  「修道調心,進入涅槃,對於肉體的死亡,像毀去毒缽,像是重病得癒。有求的必定有報,有願的必定有成,臨死不變,是以智慧的眼觀看世相,出離火宅,實在是無限之美!」
  舍利弗讚歎優波先那的話,就是佛教對死的看法,死,在佛教有修行的人看來,是等於零一樣。

9.- HẾT LÒNG KHEN NGỢI MỘT CÁI CHẾT THẬT ĐẸP:

Tuy là một vị trưởng lão đã chứng quả thánh, nhưng tôn giả Xá Lợi Phất vẫn tỏ lòng kính trọng đối với quí vị phụ nữ đạt được những thành quả cao quí trong việc tu học.

Một hôm, lúc đang ngồi thiền trong một khu rừng ở ngoại ô kinh thành Vương Xá, bỗng tôn giả nghe tiếng kêu lớn của ni sư Ưu Ba Tiên Na (Upasena) cũng đang ngồi thiền ở một hang núi gần đó. Tôn giả lập tức tìm đến nơi. Thấy tôn giả, ni sư thưa:

- Bạch thầy! Vừa mới đây, trong lúc đang ngồi thiền, con cảm thấy như có con gì đang bò trên người con. Mới đầu con không chú ý đến, nhưng sau thì con biết đó là một con rắn cực độc, và nó đã cắn con. Chắc chắn là con sắp chết. Trong thời khắc ngắn ngủi này còn lại này. Xin thầy hoan hỉ tìm các mời quí thầy và quí ni sư trong vùng này đến đây cho con được từ biệt.

Trong lúc nói lên những lời này, ni sư Ưu Ba Tiên Na thật bình tĩnh, không hề hoảng hốt, đau buồn như thể không có việc gì xảy ra. Xá Lợi Phất nghĩ là tình trạng không đến nỗi nào, cho nên nói:

- Tình trạng không đến nỗi nghiêm trọng đến thế đâu, ni sư ạ! Người bị rắn độc cắn thì sắc diện biến đổi ngay. Tôi thấy sắc diện của ni sư vẫn không có chút gì thay đổi.

- Bạch thầy! Thân thể con người là do “tứ đại” và “ngũ uẩn” tập hợp cùng các nhân duyên khác mà thành, nó không có chủ thể, vốn là vô thường, là không; đó là đạo lí mà con đã thể ngộ được. Vậy thì con rắn làm sao có thể cắn cái “không" được?

Xá Lợi Phất bấy giờ biết rõ ni sư Ưu Ba Tiên Na đã thật sự đạt đạo. Tôn giả tán thán:

- Ni sư nói rất đúng; và như thế là ni sư đã thoát khỏi được sự đau đớn của thể xác, đã dùng huệ mạng của mình để duy trì sắc diện không biến đổi.

Nói xong, tôn giả tức tốc đi thông báo cho quí vị tì kheo và tì kheo ni đang tu tập quanh vùng. Họ liền tụ họp về hang núi, cùng dìu ni sư Ưu Ba Tiên Na ra khỏi hang. Lúc bấy giờ, nọc độc của rắn đã chạy khắp châu thân, tì kheo ni Ưu Ba Tiên Na, thần sắc vẫn an nhiên như không hề có việc gì xảy ra, liền nhập Niết bàn. Đứng trước con người giải thoát đó, đại chúng đều hoan hỉ tán thán. Tôn giả Xá Lợi Phất nói với mọi người:

- Người tu hành điều phục được tâm ý thì xem cái chết của thể xác như đổ bỏ chén nước độc, như bịnh nặng được lành. Sắp chết mà tâm ý vẫn bất động, thần sắc vẫn an nhiên là vì người đã dùng con mắt trí tuệ để nhìn các tướng trạng của thế gian, đã vượt ra khỏi ngôi nhà lửa. Thật là tuyệt đẹp!

Lời tán thán của tôn giả Xá Lợi Phất dành cho tì kheo ni Ưu Ba Tiên cũng tức là cái nhìn của Phật Giáo đối với sự chết. Những vị tu hành đạt đạo trong Phật Giáo đều có cái nhìn đối với cái chết hoàn toàn giống nhau như vậy.

(Có sách nói, Ưu Ba Tiên Na là một vị tì kheo, em của tôn giả Xá Lợi Phất. - Chú thích của người dịch).

寬大的胸懷


  舍利弗的年齡,隨著無常的世相日漸增加,他已是將近八十歲的高齡,這一年在祇園精舍結夏安居以後,為著弘法度生,他不以為年老,不辭辛勞的請求佛陀准許他出外雲遊教化,佛陀當即允許,並褒獎舍利弗為教為人的精神。
  舍利弗走出精舍不久,有一個比丘到佛陀的座前說道:
  「佛陀!舍利弗這次到外面雲遊,並不是為了佛法的宣揚。他是因為侮辱我,對我感到抱歉,不好意思見我,所以才出外旅行去的。」
  佛陀最不喜歡人在背後毀謗他人,一聽之下,立即著人去把舍利弗追回,佛陀在大眾之前,很嚴肅的問舍利弗說道:
  「舍利弗!你去後的不久,有一個比丘來說你侮辱了他,真有這樣的事嗎?」
  舍利弗溫和,恭敬的答道:
  「佛陀!自從我歸投到佛陀的座下以來,現在已經是將近八十歲的年齡,在我的記憶裏,沒有殺害過生命,沒有妄說過話,除了為真理的宣揚,從沒有為私人利害得失和他人論短較長。今天是結夏安居的最後的一天,三個月來,我日日懺悔,不失正念,我的心像碧波似的澄清,我沒有不平之氣,我哪裏會輕視他人呢?
  「佛陀!大地上的泥土是最能忍辱的,無論什麼不淨的東西加之於他,他都不會拒絕。糞便、膿血、痰唾,他都甘受如飴。我今日的心,可以向佛陀表白,好像大地似的願意忍辱而不願違逆人意。
  「佛陀!清清的水流,不管好的東西,或是壞的東西,都是一樣的把它洗淨,我沒有憎愛之念,我今日的心好比水流一樣。
  「佛陀!掃帚是用來掃除塵埃,當掃除的時候,是不會選擇好惡,我今日的心,實在沒有生起好惡的分別。
  「佛陀!住於正念的我,決不會輕賤其他的比丘,我對佛陀這麼說,是知道自己的事,那個比丘也知道他自己的事。如果是我的過失,我願向那位比丘懺悔,以便消除我良心上的譴責。」
  將近八十歲的舍利弗,對佛陀不亢不卑的作如實的稟告。聽話的大眾沒有一個不被感動。
  佛陀對那位毀謗舍利弗的比丘說道:
  「你毀謗長老的過失,現在不能不懺悔,因為你有意使僧團生起紛爭,沒有為僧團的和合設想。假使不誠實的悔過,你的苦報無窮!」
  那位毀謗舍利弗的比丘,立刻跪在佛陀的座前,對佛陀懇求道:
  「佛陀!舍利弗尊者是了不起的人,我對智慧能力強的人,不知擁護學習,總是嫉妒,請求佛陀慈悲憐愍,給我懺悔新生的機會!」
  佛陀莊嚴慈和的告訴他說:
  「你去向舍利弗懺悔!」
  那個比丘俯伏低頭跪在舍利弗的面前,舍利弗用手撫摸著那個比丘的頭,慈祥的說道:
  「比丘!懺悔在佛陀的教法中,其效有無窮之大。做人誰能無過呢?知過能改,就是很大的善事。我接受你的懺悔,以後切莫再犯。」
  舍利弗的態度,舍利弗的說話,聽的人都很感動。
  舍利弗有寬廣的胸懷,平坦的心境,他就是這麼一位不計較冤家仇敵的人!

10.- LÒNG KHOAN THỨ:


Ngày tháng trôi qua, tuổi ngày một cao, năm đó tôn giả Xá Lợi Phất đã gần tám mươi. Tuy vậy, vì tâm nguyện hoằng pháp độ sinh vẫn mạnh mẽ, tôn giả đã không ngần ngại tuổi già sức yếu, không quản gian nan khó nhọc, cho nên, sau khi khóa an cư mùa mưa vừa chấm dứt tại tu viện Kì Viên, tôn giả liền xin phép đức Phật đi du phương hóa đạo. Phật hứa khả, đồng thời khen ngợi trước đại chúng cái tinh thần vì đạo và vì người của tôn giả.
Tôn giả rời tu viện không bao lâu thì bỗng một vị tì kheo đến trước đức Phật thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Đại đức Xá Lợi Phất lần này đi vân du không phải với tâm niệm chân chính, không phải vì hoàng dương Phật pháp, mà chính vì đại đức đã khinh khi làm nhục con, rồi sinh ra hổ thẹn, không muốn nhìn thấy mặt con nữa, cho nên kiếm cách ra đi mà thôi.

Việc nói xấu người khác ở sau lưng như vậy đã làm cho đức Phật không hài lòng. Ngài bèn cho người tức tốc theo mời tôn giả Xá Lợi Phất quay về tu viện. Tôn giả vào thẳng giảng đường hầu Phật. Bấy giờ, trước mặt đông đủ đại chúng, Ngài hỏi tôn giả:

- Thầy Xá Lợi Phất! Sau khi thầy rời tu viện không lâu, có một thầy lên đây nói với Như Lai rằng, chính thầy đã khinh khi làm nhục thầy ấy, việc đó có thật không?

Tôn giả cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn! Từ khi con xuất gia theo Thế Tôn tu học, đến nay đã gần tám mươi tuổi. Con nhớ rất rõ, trong suốt khỏng thời gian này, con chưa từng sát hại một sinh mạng; chưa từng nói một lời hư vọng; ngoài việc tuyên dương chân lí ra, con chưa hề nói đến các chuyện lợi, hại, được, mất, hoặc bàn luận về sở trường hay sở đoản của bất cứ một người nào. 

Trong ba tháng an cư vừa qua, ngày ngày con đều sám hối, không hề để mất chánh niệm. Tâm con trong vắt như ngọc bích, không có một mảy may bất bình, thì có lí nào con lại dám khinh khi làm nhục người khác!

BạchThế Tôn! Bùn đất quả thật là có đức nhẫn nhục. Bất luận là đồ vật dơ dáy dến thế nào nó cũng không cự tuyệt; nó nhận tất cả những thứ như phân, nước tiểu, máu, mủ, đờm, dãi v.v... như nhận thức ăn ngon ngọt. tấm lòng của đối với mọi người mà con xin bộc bạch trước Thế Tôn hôm nay, cũng giống như bùn đất vậy.

 Bạch Thế Tôn! Dòng nước trong kia, bất kể là đồ vật tốt xâu, nó đều rửa sạch; tấm lòng của con đối với mọi người không hề có niệm yêu ghét, giống như dòng nước kia vậy. Bạch Thế Tôn! Cây chổi dùng để quét sạch rác bụi. Trong lúc quét, nó không lựa chọn rác tốt rác xấu. Tấm lòng của con đối với mọi người cũng như cây chổi vậy, không hề có niệm phân biệt.

 Bạch Thế Tôn! Tâm con thường xuyên an trú trong chánh niệm, quyết không thể khinh suất đến nổi làm nhục thầy ấy. Trong khi con thưa những lời này với Thế Tôn thì con đã tự biết tâm của con thế nào; và chắc hẳn vị tì kheo kia cũng đã tự biết tâm của mình. Nếu quả thật là con có lỗi thì con sẽ xin sám hối trước thầy ấy để cho tâm con không bị ray rứt.

Bằng thái độ khiêm cung nhưng cương nghị, tôn giả Xá Lợi Phất đã bày tỏ tấm lòng chân thành của mình trước đức Phật, khiến cho toàn thể đại chúng, không ai là không cảm động. Đức Phật bèn bảo vị tì kheo đã hủy báng Xá Lợi Phất:

- Thầy đã hủy báng một vị trưởng lão thì không thể không sám hối. Thầy đã có ý làm cho tăng đoàn khởi lên cuộc tranh luận, và như thế tức là thầy không có tinh thần xây dựng sự hòa hợp cho tăng đoàn. Nếu thầy không chân thành hối lỗi thì rồi đây sẽ phải chịu quả báo đau khổ không cùng.

Vị tì kheo kia nghe lời Phật dạy, vội vàng đến quì trước Phật, khẩn cầu:

- Bạch Thế Tôn! Đại đức Xá Lợi Phất quả thật là bậc cao thượng. Đối với một vị có trí tuệ và hùng lực như vậy mà con đã không biết hộ trì và học tập, lại còn đem lòng tật đố, xin Thế Tôn thương xót, cho con được cơ hội sám hối tội lỗi!

Một cách từ hòa, đức Phật bảo:

- Thầy hãy đến xin sám hối với thầy Xá Lợi Phất!

Vị tì kheo kia liền đến quì trước Xá Lợi Phất. Tôn giả lấy tay rờ đầu vị tì kheo và dịu dàng bảo:

- Trong giáo pháp của đức Thế Tôn, sự sám hối thật vô cùng hữu ích. Làm người ai cũng có thể lầm lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì đó là việc lành rất lớn. Hôm nay tôi chấp nhận sự sám hối của thầy, từ nay thầy đừng bao giờ phạm lỗi nữa!

Thái độ và ngôn từ của Xá Lợi Phất đã làm cho đại chúng hoàn toàn an lạc.

進入金剛定

  佛陀在羅閱城迦蘭陀竹園說法的時候,舍利弗在耆闍崛山入金剛三昧。
  這時山中有一善一惡兩鬼王鎮守,一名優婆迦羅,一名伽羅,他們遠遠的見到舍利弗結跏趺坐,伽羅惡鬼對優婆迦羅善鬼說道:
  「優婆伽羅鬼王!我今能以拳擊殺此沙門的頭!」
  「你快不要這麼說,這一位沙門是佛陀的弟子,聰明智慧,最為第一。而且他有神德威力,你如果對他生起害意,將來永久沉淪,受苦無量。」優婆迦羅善鬼回答。

  「你畏懼沙門嗎?沙門是世間上最好欺負的人。你注意看我一拳擊去,這個沙門的頭,立刻就會粉碎!」
  「如你所說,我實畏懼沙門,沙門雖是忍辱可欺,但沙門的德力無窮,你如果打這位沙門,他雖受苦一時,但我們卻永久不安。」
  善鬼說後,惡鬼不聽,即以拳擊打舍利弗的頭,善鬼不忍觀看,就隱身他去。說時遲,那時快,惡鬼擊拳打來,舍利弗微微覺得像頭上落下一片樹葉,睜開眼來,只見那個惡鬼七孔流血,墮入地獄之中。

  舍利弗從金剛三昧的正定起來,整一整衣服,到伽蘭陀竹園拜見佛陀,佛陀問道:
  「舍利弗!你現在身體有恙嗎?」
  「佛陀!我從來沒有害過病,現在頭好像有點痛。」

  「舍利弗!今天幸好你入在金剛三昧之中,所以伽羅鬼打你的頭而不能傷你,否則,伽羅鬼以拳擊須彌山,都能令其分成二分,金剛三昧之力如此之大,你們諸比丘好好修持!」

  舍利弗常遊在空三昧和金剛三昧中,外境的災難決不能害他分毫。

11.- NHẬP KIM CƯƠNG ĐỊNH:


Lúc ấy đức Phật ngự tại tu viện Trúc Lâm ở ngoại ô kinh thành Vương Xá. Một hôm tôn giả Xá Lợi Phất đang nhập định kim cương trong núi Kì Xà Quật (Grdhrakuta - Gijjhakuta) thì có hai con quỉ đến gần.

 Nguyên đó là hai con quỉ đang trấn thủ ở núi này, một con thì hiền lành tên là Ưu Ba Ca La và một con thì hung ác tên là Già La. Khi thấy Xá Lợi Phất đang ngồi nhập định, con quỉ dữ bảo con quỉ hiền rằng:

- Này Ưu Ba Ca La, ta muốn đánh nát đầu ông sa môn kia quá!

Quỉ hiền cản ngăn:

- Đừng nói bậy! Vị sa môn kia là đệ tử của đức Phật. Ông ta là người thông minh trí tuệ số một mà uy đức thần lực cũng cao thâm. Nếu ngươi có ý đồ xấu xa đối với ông thì trong tương lai sẽ vĩnh viễn trầm luân, chịu khổ báo vô lượng.

- Ngươi sợ sa môn lắm vậy sao! Chính sa môn là bọn dễ ăn hiếp nhất trên đời này. Để ngươi xem, chỉ một quyền này của ta là cái đầu ông ấy sẽ nát vụn như cám!

- Đúng như ngươi nói, ta rất sợ quí vị sa môn! Tuy họ là những người có thể ăn hiếp được, nhưng đó là vì họ tu hạnh nhẫn nhục. Mặc dù vậy, đức lực của họ uy mãnh vô cùng, nếu ngươi đánh họ, họ chỉ có thể bị đau đớn trong chốc lát, nhưng còn ngươi thì sẽ vĩnh viễn khổ đau ...

Nhưng dù con quỉ hiền nói gì thì con quỉ dữ vẫn không thèm nghe theo. Nó liền vung tay, nhắm ngay đỉnh đầu tôn giả đánh xuống! Con quỉ hiền không dám nhìn, bèn ẩn thân đi mất. Nói thì chậm chứ cú đánh của con quỉ dữ lúc đó lẹ lắm. Tôn giả bỗng cảm thấy như có chiếc lá rụng trên đầu, bèn xả định, mở mắt ra thì thấy một con ác quỉ mình mẩy máu me dầm dề, và liền đó, nó đọa ngay vào địa ngục.


Tôn giả đứng dậy, y áo chỉnh tề, trở về tu viện Trúc Lâm bái kiến đức Phật. Thấy tôn giả, đức Phật hỏi:

- Thầy Xá Lợi Phất! Thân thể thầy có được an khang không?

- Bạch Thế Tôn! Con vẫn không có bịnh hoạn gì cả, mà chỉ cảm thấy hơi đau trên đầu mà thôi.

- Thầy Xá Lợi Phất! Hôm nay vì thầy nhập kim cương định nên quỉ Già La đã không thể đả thương thầy được; nếu không thì, thầy biết không, một cái đánh của nó có thể chẻ hai núi Tu Di! Thế mới biết, thần lực của kim cương định lớn lao là như vậy, tất cả quí thầy nên tinh tấn tu trì.

請求先涅槃

  佛陀在毘舍離城附近竹芳村的森林中說法後,告訴大家一個驚人的消息,就是佛陀說三個月後,自己要進入涅槃。
  大家的悲哀,無法言說,舍利弗是怎樣也不忍見佛陀涅槃的。他在禪定中想:「過去諸佛的上首弟子,都是在佛陀以前進入涅槃,我是佛陀的上首弟子,也應先佛陀進入涅槃。」
  舍利弗這麼想後,即刻從禪定而起,走到佛陀的座前,跪下來說道:
  「佛陀!我現在想要進入涅槃,請求佛陀允許。」
  佛陀注視舍利弗,好久,才說道:
  「你為什麼要這麼快進入涅槃?」
  「佛陀!您說最近的不久,您要進入涅槃,佛陀給我法情宏恩,如何我也不忍見佛陀涅槃。而且,佛陀說過,過去諸佛的上首弟子,必先於佛陀之前涅槃,我想,現在正是我進入涅槃的時候了,務要懇求佛陀慈悲允許。」舍利弗說後,像是很傷感的樣子,但不失他沈穩的風度。
  佛陀又再問道:
  「舍利弗!你要在什麼地方涅槃呢?」
  「我的故鄉迦羅臂拏迦村,我百歲的母親還健在,我想見她一面,然後就在生養我的房中進入涅槃。」
  「我也不阻止你,你可以依你的意思去做,不過,你是我弟子中上首的弟子,等一會兒你走的時候,給大家留下一些教示。」
  佛陀命令阿難集合比丘大眾,大家聽說這是舍利弗涅槃的告辭,都很快的集來,舍利弗先對佛陀告別道:
  「佛陀!我從無量的過去生中,就希望能生在值遇佛陀的時代,我終於滿足了這個願望,我沒有比逢到佛陀再歡喜的事。四十多年來,承受佛陀慈悲的教導,使愚癡的我得開慧眼,覺悟真理,獲證聖果。天下的言詞,形容不出我心中的歡喜與感激。現在,我離開人世的時間近了,我馬上就要捨棄世間的束縛,可以進入自由自在的涅槃境界,我像負了很遠的重荷,現在就要放下來的人。我真為自己慶幸,我承受佛陀的甘露法水,已經能解脫五蘊的束縛,再不受諸有的苦惱。這是和佛陀最後的告別,佛陀!請接受我的頂禮。」
  舍利弗五體投地拜下去,空氣非常沈默、嚴肅。
  佛陀點點頭,向舍利弗道:
  「舍利弗!我所講的你都已經了解,我今為你授記,將來你當成佛,名號華光如來,再降世人間,教化眾生,完成最高的佛果。」
  佛陀說後,又叫大家送舍利弗一程,舍利弗站起來,向外走去,直等到看不見佛陀的時候,才轉身而去。
  諸比丘都捧著香花送舍利弗,這是寂靜、莊嚴的行列,大多數的比丘都流著眼淚。


12.- XIN PHẬT CHO PHÉP NHẬP NIẾT BÀN TRƯỚC:

Lúc bấy giờ Phật đang ngự trong một khu rừng thuộc làng Trúc Phương, ở ngoại ô thành Tì Xá Li (Vaisali- Vesali). Hôm đóm sau thời pháp thoại, đức Phật đã thông báo cho toàn thể đại chúng biết rằng, trong ba tháng nữa Ngài sẽ nhập niết bàn. 


Lời thông báo đó của Ngài đã làm cho mọi người kinh hoàng, sửng sốt, và đau buồn cực độ. Riêng Xá Lợi Phất thì xót xa đến nỗi không muốn nhìn thấy đức Phật nhập niết bàn. Trong lúc thiền định, tôn giả quán niệm: “Trong quá khứ, các vị đệ tử thượng thủ của chư Phật đều nhập niết bàn trước chư Phật. Ngày nay mình cũng là đệ tử thượng thủ của Phật, vậy mình cũng nên nhập niết bàn trước Phật".

Nghĩ thế, tôn giả bèn xuất định, đến quì trước đức Phật, thưa:

- Bạch Thế Tôn! Giờ đây con muốn nhập niết bàn, xin Thế Tôn hứa khả cho.

Đức Phật chăm chú nhìn Xá Lợi Phất, hồi lâu mới hỏi:

- Vì sao thầy muốn nhập niết bàn sớm vậy?

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã bảo, không còn bao lâu nữa Thế Tôn sẽ nhập niết bàn. Thế Tôn đã ban cho quá nhiều ân đức lớn lao, làm sao con cầm lòng được khi nhìn thấy Thế Tôn nhập niết bàn! Vả lại, Thế Tôn đã từng dạy, trong quá khứ, các vị đệ tử thượng thủ của chư Phật đều nhập niết bàn trước chư Phật, thì con nghĩ, nay cũng vậy, đây chính là lúc con nên nhập niết bàn. Xin Thế Tôn từ bi hứa khả.

- Thầy muốn nhập niết bàn tại đâu?

- Bạch Thế Tôn! Làng Ca La Tí Noa Ca là quê hương của con, nơi đó, thân mẫu con nay đã trên một trăm tuổi và vẫn còn khỏe mạnh. Con muốn về đó để thăm thân mẫu con lần cuối, sau đó con sẽ nhập niết bàn ngay trong căn phòng mà trước kia thân mẫu đã từng sinh dưỡng con.

- Thầy đã muốn thế thì Như Lai cũng không thể ngăn cản được. Có điều, thầy là đệ tử thượng thủ của Như Lai, vậy trước khi lên đường, thầy cũng nên có vài lời giáo huấn để lại cho đại chúng.

- Bạch Thế Tôn! Từ vô lượng kiếp con đã mong cầu được sinh nhằm vào thời đại có Phật trụ thế, và cuối cùng, kiếp này con đã được mãn nguyện. Niềm vui mừng được gặp Phật của con thật trên đời không gì có thể so sánh được! Trong hơn bốn mươi năm qua, nhờ ơn Thế Tôn từ bi dạy bảo mà một người ngu si như con đã mở được con mắt trí tuệ, thấy rõ được chân lí. Niềm hoan hỉ và lòng cảm kích của con đối với Thế Tôn thật không thể dùng ngôn từ của thế gian để diễn ta hết được. Giờ đây, không còn bao lâu nữa con sẽ từ giã cõi đời. Nhờ hưởng thọ nước pháp cam lộ của Thế Tôn mà con giải thoát được tất cả những ràng buộc của thế gian, không còn khổ não, và nhập vào cảnh giới niết bàn tự tại. Bạch Thế Tôn! Đó là mấy lời từ biệt của con, xin Thế Tôn cho con được đảnh lễ!

Tôn giả đảnh lễ đức Phật. Không khí trong giảng đường lúc bấy giờ thật nghiêm trang, trầm mặc ... Đức Phật bảo Xá Lợi Phất:

- Thầy Xá Lợi Phất! Tất cả những gì Như Lai đã giảng nói, thầy đều đã lĩnh hội. Bây giờ Như Lai thọ kí cho thầy: 

Trong đời vị lai, thầy sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai, giáng thế giáo hóa chúng sinh để hoàn thành đạo quả vô thượng.

Đức Phật nói xong liền bảo đại chúng tiễn tôn giả Xá Lợi Phất lên đường. Chư tăng đều cầm hương hoa tiễn đưa tôn giả. Họ đi thành hàng, thật yên lặng, thật trang nghiêm, nhưng cũng thật buồn! Hầu như không ai cầm được nước mắt ... 

最後的贈言

  諸比丘跟隨在舍利弗的身後走了不遠,舍利弗停下來對大家說道:
  「請大家在這裏停止,不要再送!只要沙彌均頭跟我去就好,你們各位請回,自己修行要緊,希望你們能努力精進脫離憂悲苦惱的地方,進入自由解脫的世界。
  「佛陀出現在這個世界,好像優曇波羅花的開放,要幾千萬年才能遇到一次。人生是難得的,正確純潔的信心更難養成,我們這一生能夠出家,能夠親聞佛陀說法,更是百千萬億生中稀有的事,希望大眾更加精進。諸行無常,要戰勝這個無常的苦,到達無我涅槃境地,那才是我們真正永遠的歸宿,那才是一個寂靜安寧的世界!」
  舍利弗說法的時候,大家想到這是舍利弗最後生離死別的遺言,想壓制悲哀也不能夠,大家都嗚咽流淚的問舍利弗道:
  「尊者!您是佛陀的上座弟子,是我們比丘中的長老,以後還要您領導我們從事佛法宣揚的工作,您為什麼要這麼早進入涅槃呢?」
  舍利弗明白大家的心,仍然很平靜的說道:
  「你們不要這麼傷心,這個世界是無常的,佛陀不是常對我們說嗎?須彌有壞的時候,大海也有乾涸的一天,如同芥子那麼微細的關於我舍利弗色身的死亡,這是當然的,這就是世間的實相。
  「最後我仍然要叮囑大家的,就是要一心修道,脫離苦海,走向極樂清涼的世界。佛陀過去曾對我說過西方極樂世界阿彌陀佛的國土,那裏是一個解脫、安樂的地方。你們要念佛、念法、念僧,所求的必定如你們的願望。
  「我更盼望你們對於佛陀的教法要廣為宣揚,不要為自己的名利生活打算,不想福利人群就不要出家。
  至於說到未來的佛教,世世代代,只要有眾生想滅苦求樂,他就會來延續佛陀的慧命!」
  舍利弗說的話,大家都非常感動。每個人都知道這次和舍利弗分別,以後就永遠不能相逢。舍利弗雖然吩咐大家回去,但大家還是跟在他的身後,他並不喜歡他們有這樣依戀不捨的態度,又再斷然拒絕他們的送別。最後大家只得站立在路上,直到看不到舍利弗的背影,仍然不想回去。他們想到以後再也見不到智慧第一的舍利弗,眼淚不覺就涔涔的流個不停。他們雖然是已經覺悟,但人情和法情是不變的。

(http://home.insten.net/attachment/201010/8/41648_1286501081JSZa.jpg)

13.- NHỮNG LỜI SAU CÙNG VỚI ĐẠI CHÚNG:


Đại chúng yên lặng đi theo tôn giả Xá Lợi Phất được một khoảng đường thì tôn giả dừng bước. Đại chúng cũng dừng bước theo. Tôn giả xoay mặt lại đối trước đại chúng, cung kính nói:

- Tôi xin cảm tạ tất cả đại chúng. Quí vị tiễn tôi đến đây như vậy là đủ rồi. Bây giờ xin phép quí vị cho một mình chú Quản Đầu theo tôi, còn tất cả quí vị xin trở lại tu viện để tiếp tục tu học.

Thưa đại chúng! Việc tu học là thiết yếu hơn hết, tôi hi vọng quí vị luôn luôn nổ lực, tinh tấn để chóng thoát khỏi những ràng buộc của ưu bi khổ não và nhập vào thế giới của tự tại, giải thoát. 

Đức Thế Tôn xuất hiện ở thế gian cũng giống như bông ưu bát la nở hoa, hàng mấy ngàn năm mới có một lần. Được sinh làm người đã là việc khó, mà được có lòng tin chân chính, chắc thật, tinh khiết, thuần thành nơi Tam Bảo lại càng khó hơn. 

Nay chúng ta đã được sống đời xuất gia phạm hạnh, được đức Thế Tôn tự thân dạy dỗ, đó là việc hiếm có trong cả trăm ngàn muôn ức kiếp. Tất cả mọi sự đều là vô thường. 

Xin quí vị một lòng tu tập tinh cần mãi mãi để vượt thoát khổ đau và đạt được niết bàn tịch tịnh. Đó mới là nơi an trú vĩnh viễn của chúng ta. 

Tôi cũng rất trông mong quí vị, hãy vì đức Thế Tôn mà tuyên dương rộng rãi giáo pháp của Người. Tất cả hãy vì phúc lợi của nhân sinh chứ đừng vì danh lợi của riêng cá nhân mình. Xin bái biệt!

Nghe mấy lời của tôn giả, đại chúng vô cùng xúc động. Họ đều biết rằng, lần ra đi này của tôn giả sẽ là lần ra đi vĩnh viễn. 

Tôn giả sẽ không bao giờ trở lại nữa, Cho nên những lời của tôn giả hôm nay cũng chính là những lời nhắn nhủ sau cùng của tôn giả để lại cho họ. Không ai là không cung kính, không ai là không ngậm ngùi thương tiếc! 

Bởi vậy, dù tôn giả đã nhắc lại lời cáo biệt và xin đại chúng quay gót, nhưng ai cũng quyến luyến, cứ yên lặng đứng tại chỗ, không nỡ rời tôn giả. Không biết làm sao hơn, tôn giả đành quay lưng bước đi ... Và đại chúng vẫn đứng yên lặng nhìn theo ... 

Họ nghĩ đến sự việc “từ nay sẽ không ai còn được nhìn thấy bậc trí tuệ đệ nhất ấy nữa!”, bất giác mọi người đều rơi lệ! Dù đại chúng đều là những vị đã giác ngộ, nhưng tình người, tình đạo và tình bạn vẫn luôn luôn là những thứ tình cảm chân thật trong lòng mọi người.


回  家

  離開佛陀和僧團以後的舍利弗,帶著沙彌均頭,行走在路上,起伏的思潮,無限感慨。雖然是這樣,但舍利弗的心中一點也不亂,他的心反而清明起來,像是站在雪山的峰頂,全宇宙都浮現在他的心中。
  舍利弗將要到達故鄉迦羅臂拏村莊的時候,夕陽西下,天邊一片紅霞,舍利弗坐在路旁休息,忽然,他的姪兒優婆離婆多走來行禮,舍利弗向他問道:

  「祖母在家嗎?」
  「祖母沒有出去。」
  「你告訴她說我回來了。」
  「是!」
  「告訴祖母,請她把生養我的房間派人打掃清潔,我休息一下就來。」
  舍利弗回來做什麼,他的姪兒是毫無所知,他只連連答是,便趕快奔回告訴祖母,說伯父回來的消息。
  舍利弗的母親,聽到很久沒有回來的兒子回來,非常歡喜,舍利弗雖然已經八十歲,但在他已有百歲的母親的心中,仍然是把他看成是自己的孩子。
  他的母親很奇怪,為何舍利弗請她把他的房間打掃乾淨,但母子相逢的歡喜,使她興奮得不再考慮個中的原因。
  「祖母!您休息,我們來打掃就好。」優婆離婆多說。
  「大家來幫忙,細心的打掃清淨才好,你的伯父是很愛清淨的人!」
  太陽下山了,舍利弗回到家裏,和家人一一問好,母親歡喜得流淚說道:
  「終於回來了!」
  舍利弗淒然的向母親笑笑,並把自己回來準備涅槃的意思告訴母親及家人,母親和家人一聽大驚。
  「你們不要掛心!」舍利弗說道:「母親!請你們不要把我看成和一般的死亡相同。一般人的死亡要哭,但我進入涅槃應讓歡喜才好。我現在的心很踏實,很安穩。今生能逢到我的老師佛陀,接受他的教導而依著實踐的我,已經從生死的迷海中得救,已經從煩惱中解脫,沒有什麼可恐懼的事,我所以歸來,就是為了進入涅槃。我是佛陀上座的弟子,應該先佛陀而進入涅槃,請你們放心,人間誰沒有死呢?像我不執著而進入涅槃常住之境,實在是很幸福的事!」
  舍利弗百餘齡的老母聽了這話很悲傷,但又想到能自由解脫的往生,是很令人歡喜的,她對於自己的將來之死,也希望像舍利弗一樣用歡喜的心情來接受。
  舍利弗又把佛陀的法語轉誦一些給他的母親聽,他的母親已懂得他的意思,向舍利弗道:
  「你講得很對,我也為你歡喜,不迷進入涅槃,沒有生死之患是無上的幸福。你就安靜一回吧!」
  舍利弗的母親雖然是這麼說,但仍然流著眼淚退回自己的房中。

14.- TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG:



Sau khi bái biệt đức Phật và tăng đoàn, trên đường về cố hương, trong lòng tôn giả Xá Lợi Phất đã khởi sinh nhiều suy nghĩ; nhưng không vì vậy mà bị loạn động, trái lại, tâm ý tôn giả bấy giờ như trở nên sáng rỡ hơn bao giờ hết. Tôn giả thấy mình như đang đứng trên đỉnh ngọn Tuyết Sơn, và toàn thể vũ trụ lúc ấy đều nổi hiện rõ rệt trong tâm trí; bất giác tôn giả cảm khái vô hạn ...

Khi về gần đến làng cũ thì mặt trời cũng vừa lặn, chỉ còn một vệt ráng đỏ ở chân trời, tôn giả bèn ngồi xuống một bên đường để nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, người cháu của tôn giả là Ưu Bà Li Bà Đa chạy tới đảnh lễ, nhân đó tôn giả hỏi:

- Bà nội có ở nhà không cháu?

- Thưa tôn giả, bà nội cháu có ở nhà.

- Cháu hãy về thưa với bà là bác vừa trở về!

- Dạ!

- Cháu thưa với bà hãy cho người quét dọn sạch sẽ căn phòng khi xưa bà đã sinh ra bác. Bác ngồi nghỉ ở đây một lúc rồi sẽ về.

- Dạ!

Người cháu đâu có biết tôn giả về nhà để làm gì, cho nên chỉ một mực vâng dạ và chạy mau về nhà để thưa lại cho bà nội biết.

Đã lâu lắm rồi Xá Lợi Phất chưa từng về thăm nhà, nay đột nhiên được tin con về thì cụ bà vui mừng không kể xiết. Tuy bây giờ Xá Lợi Phất đã 80 tuổi, nhưng đối với cụ bà thì tôn giả vẫn là đứa con thơ của mình như tự thuở nào ... Quét dọn sạch sẽ căn phòng ngày xưa đã sinh ra Xá Lợi Phất ư? Thật lạ lùng! Nhưng niềm vui sắp được gặp con ngay trong chốc lát nữa đây đã choáng hết tâm hồn cụ, đâu cần phải thắc mắc điều gì!

Căn phòng vừa được quét dọn sạch sẽ xong thì tôn giả cũng vừa về tới. Cụ bà cùng cả nhà đều vui mừng đến chảy nước mắt. Cụ nói:

- Cuối cùng rồi đại đức cũng đã về!

Tôn giả cũng tỏ nỗi vui mừng được gặp lại mẹ và mọi người trong nhà. Nhưng liền đó thì tôn giả thưa ngay với cụ bà về ý định của mình để cho bà cụ và mọi người trong nhà rõ. Cụ bà nghe thế thì kinh hoàng tột độ! Tôn giả vội trấn tỉnh:

- Xin mẹ hãy bình tĩnh. Sự nhập niết bàn của con là điều nên hoan hỉ, vì nó khác với cái chết của người thường. Lúc này tâm con hoàn toàn yên ổn và sáng suốt. Đời này con đã may mắn được gặp Phật và được hóa độ, được cứu ra khỏi cái biển mê sinh tử, được giải thoát khỏi những khổ đau của phiền não, hoàn toàn không còn một sự sợ hãi nào. Hôm nay con về đây là để nhập niết bàn. Xin mẹ hãy hoan hỉ lên, trong đời ai lại không có lúc chết, nhưng nếu chết không mê muội để thường trú trong cảnh giới niết bàn tịch tịnh như con hôm nay thì đó là hạnh phúc lớn lao.

Cụ bà tuy rất buồn nhưng cũng hiểu được những điều tôn giả vừa nói. Cụ thấy rõ được sự đẹp đẽ cùng sự tự do giải thoát của con mình trong lúc chuẩn bị lìa đời, bất giác trong tâm cụ cũng khởi lên niềm hoan hỉ vô biên. Cụ ước mong sao đến lúc cụ lâm chung cũng được như vậy ...

Bấy giờ tôn giả tụng lại những bài pháp ngữ của đức Phật cho cụ bà và mọi người nghe. Cụ bà rất hiểu tâm ý của tôn giả, liền nói:

- Đại đức nói rất đúng, vượt thoát sinh tử, tâm không mê muội đi vào cảnh giới niết bàn là hạnh phúc vô thượng. Mẹ rất hoan hỉ. Thôi đại đức hãy đi nghỉ một chốc.

Cụ bà tuy nói thế nhưng mắt vẫn rơi lệ, liền trở về phòng riêng ...


涅  槃


  舍利弗的母親和家人走後,他對沙彌均頭道:

  「你到那邊的房間去,我一個人在這裏就好。」

  舍利弗回來涅槃的消息傳遍村莊的時候,已是半夜三更,但住在鄰近皈依過佛陀的人都聚集而來,甚至王舍城中阿闍世王聞訊,也帶領很多大臣趕到,大家都要見尊者最後一面,向他問好,並聽他最後的說法。
  均頭引大家坐在一個地方等候,告訴他們等尊者休息一會再見。
  更深夜靜,舍利弗的靜室中亮著一盞燈光,除此,一點聲音也沒有。
  東方發出晨曦,黎明漸漸到來,舍利弗喊均頭的名字,問道:

  「有些什麼人來了嗎?」
  「是的!聽到尊者要入涅槃而來求見的人很多,阿闍世王也來了。」均頭回答。
  「他們很希望能見到尊者。」
  「那麼,你去把他們請來。」

  均頭出來告訴大家,說尊者願和他們相見,他們以為已見不到舍利弗尊者的生容,聽到這個消息都很興奮。大家靜靜的放低聲音,不敢咳嗽,集合到舍利弗的臥室中來,擠不進來的只好站立在門外。
  這是神聖的相逢,舍利弗對大家說道:
  「你們來得很好,我也想和你們見一面。四十多年來,我接受老師救世主佛陀的教示,到各地弘法,或在他的座下修學,我對恩師從來沒有生過一念的不快,或是一念的不滿,我是越來越感激恩師佛陀。我在這個世上,對有如大海深廣的恩師的教示,還有深深不解的地方,今天想起來對恩師實在無限的抱歉。不過,以我被人稱譽的那一點智慧,我能了解到佛陀的慈悲,我遵照佛陀的教示而行,努力精進,我也獲得正覺。

  「我對你們說,就是希望你們知道,值遇佛陀住世是千生難逢,萬劫難遇,你們要好好照佛陀的道理修學,法海中的寶貝雖多,不探求也不能得。

  「我沒有什麼可執著的,今日向你們告別,就要進入寂靜的涅槃世界了,我願跟隨佛陀之後,永遠不生不死的長住在宇宙間。」

  聽到舍利弗說法的人,看他那安靜的樣子,誰能相信這就是將要入滅的人呢?

  阿闍世王等非常恭敬佩服,又非常傷感。舍利弗安住禪定,右脅而臥,進入涅槃。

15.- NIẾT BÀN:

Sau khi cụ bà và mọi người đã ra ngoài hết, tôn giả bảo chú thị giả Quản Đầu:

- Con hãy sang phòng bên cạnh nghỉ đi, một mình thầy ở đây được rồi.

Đến nửa đêm hôm ấy thì tin tức “tôn giả Xá Lợi Phất về quê để nhập niết bàn" đã được truyền đi khắp làng. Phần đông dân làng đều đã qui y Tam Bảo, nghe thế đều lập tức kéo nhau đến tụ tập trước nhà tôn giả; thậm chí, vua A Xà Thế lúc đó đang có mặt trong kinh thành Vương Xá, nghe tin cũng tức tốc dẫn triều thần cùng đến. 

Tất cả mọi người đều mong được chiêm ngưỡng tôn giả lần chót cũng như được nghe những lời giảng dạy sau cùng của tôn giả. 

Chú thị giả Quản Đầu thấy thế, sợ mọi người làm kinh động đến tôn giả, liền ra sắp xếp chỗ ngồi cho họ, xin họ ngồi yên lặng để chờ tôn giả tiếp kiến.

Đêm đã khuya lắm rồi, mọi người vẫn ngồi im lặng chờ đợi! Người ta trông thấy một cây đền dầu trong căn tịnh thất của tôn giả, ngoài ra thì hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động nào ...

Cho đến khi trời rạng sáng, tôn giả gọi Quản Đầu, hỏi:

- Có ai đến ở ngoài phải không?
Dạ phải! Dân làng nghe nói thầy về đây để nhập niết bàn nên đến cầu kiến rất đông; cả đức vua cũng đến nữa.
- Vậy à! Con ra mời quí vị ấy vào cả trong này.
Quản Đầu liền ra ngoài mời vua A Xà Thế và mọi người vào nhà. Những người từ trước chỉ nghe tên mà chưa từng thấy mặt tôn giả, bây giờ được dịp này, họ mừng rỡ vô cùng. Tuy vậy, họ vận không vội vàng hấp tấp, tuần tự đi vào nhà trong im lặng, không hề gây tiếng động. Khi căn phòng đã đầy người, những người không vào được thì đứng lại ở ngoài cửa trong im lặng. Khi đại chúng đã yên vị, tôn giả lên tiếng:

- Quí vị đã đến thật đúng lúc. Tôi cũng đang muốn gặp quí vị để thăm nhau lần cuối cùng. 
Hơn bốn mươi năm qua tôi măy mắn được xuất gia theo Phật, hoặc những khi tu học ở bên cạnh Người, hoặc những lúc vâng mệnh đi các nơi hành hóa, chưa bao giò tôi khởi lên một niệm không vui đối với vị ân sư ấy; trái lại, niềm cảm kích của tôi đối với Người cứ càng ngày càng dâng cao. 

Đối với giáo pháp sâu rộng như biển cả của Người vẫn còn nhiều điều tôi chưa lãnh hội trọn vẹn được; hôm nay nghĩ đến mà tôi thấy hổ thẹn trong lòng. Điều tôi muốn nói với quí vị hôm nay, là xin quí vị ghi nhớ rằng, chúng ta sinh ta đời được gặp Phật trụ thế là việc khó khăn vô cùng, muôn ngàn kiếp không dễ gì có được. 

Cho nên quí vị phải vâng theo lời dạy của Người mà tinh tấn tu học. Của báu trong biển Phật pháp tuy rất nhiều, nhưng nếu quí vị không hết lòng tìm cầu thì không thể nào có được. 

ôi không còn gì để nắm giữ nữa. Hôm nay tôi muốn nhập vào cảnh giới niết bàn tịch tịnh, vĩnh viễn thường trú trong cái vũ trụ bất sinh bất diệt. 

Xin cáo biệt quí vị!

Tôn giả nói xong, nằm nghiêng bên trái, an trú trong đại định, rồi nhập niết bàn! 

Mới trước đó nghe tôn giả nói, nhìn sắc diện an tịnh của tôn giả, có ai biết đó là người sắp lìa trần! Bởi vậy vua A Xà Thế và đại chúng đều cung kính, bội phục và thương cảm vô cùng ...


精神永在人間


  舍利弗涅槃以後的七日,均頭沙彌把他的遺骨荼毘,然後請回到佛陀說法的地方,把一切經過告訴阿難,阿難流著淚,帶著均頭,詳細的報告佛陀,佛陀默默的聽。

  均頭報告完畢,佛陀見阿難很悲傷,便問道:

  「阿難!你為什麼悲哀掛念?難道舍利弗涅槃不可貴嗎?難道他接受我的教法,把我的真理帶走,沒有留下來嗎?」
  阿難恭敬合掌回答道:

  「不是!佛陀!我不是這樣的悲哀掛念,尊者舍利弗,奉持戒儀,智慧很高,善於說法,勇於布施,永遠是那麼熱忱的為教工作,這不但我們知道,眾生都是讚歎稱道的。想到現在尊者舍利弗既然不在,為了正法的流佈,為了千萬年後的教團,受他早於涅槃的影響,這不是我一個人的悲哀掛念,我想也是大家的悲哀掛念。」

  佛陀知道這個事實,但佛陀靜靜的安慰道:

  「關於這點你不要掛念,舍利弗雖然不在,法是不會失的,無常本來是世間的實相,生滅是自然的道理。大樹在砍倒以前,先要砍掉大的樹枝;寶山在崩壞以前,先要崩倒大岩;舍利弗在諸比丘之中先入涅槃,這也是法的自然順序。佛陀不久也要順著法性進入涅槃,你們不要失望,佛陀的教法是不會隨人去的,佛陀將永久活在信仰的人的心中,佛陀會永久照顧到他。你們要皈依法,皈依我所說的真理,不要皈依其他。遠離欲望、煩惱,進入涅槃,往生是第一要緊的事!」

  佛陀說了以後,從均頭沙彌的手中,接過舍利弗的靈骨,對大家說道:

  「諸比丘!這個靈骨,在數日前,就是為眾生說法施教的大智舍利弗。他的智慧廣大無邊,除佛陀以外無人可比,他證悟法性,少欲知足,勇猛精進,常修禪定,為教為人,降伏外道,宣揚正法,他已獲證解脫,無諸苦惱。

  「諸比丘!你們看,這就是佛陀親子的遺身!」

  佛陀講話時,大家不知不覺的對舍利弗的靈骨恭敬頂禮。

  舍利弗尊者雖進入涅槃了,但舍利弗尊者的精神永在!

16.- TINH THẦN VĨNH VIỄN TẠI NHÂN GIAN:


Sau khi tôn giả Xá Lợi Phất nhập diệt được bảy ngày, Quản Đầu bèn đưa nhục thân của tôn giả lên hỏa đàn để làm lễ trà tì; rồi lại thỉnh xá lợi của tôn giả đem về chỗ Phật đang ngự. 

(Bấy giờ là cuối mùa an cư thứ 45, Phật đang ngự tại vùng ngoại ô thành phố Tì Xá Li, và đó là mùa an cư cuối cùng trong đời đức Phật - Chú thích của người dịch). 

Trước hết Quản Đầu đi tìm tôn giả A Nan và thuật lại sơ qua sự việc. Mặt đầm đìa nước mắt, tôn giả A Nan dẫn Quản Đầu đến hầu Phật để trình lên một cách cặn kẻ về sự viên tịch của tôn giả Xá Lợi Phất. Đức Phật im lặng lắng nghe. Quản Đầu trình xong, vì quá bi thương, tôn giả A Nan lại khóc thành tiếng. Đức Phật phải trấn tỉnh:

- Thầy A Nan! Thầy không nên bi thương quá như vậy! Thầy Xá Lợi Phất viên tịch không phải là điều cao quí sao!

A Nan cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn! Su huynh Xá Lợi Phất của chúng con là người có trí tuệ cao tột, chuyên trì giới luật, oai nghi nghiêm mật, có biện tài thuyết pháp, suốt đời nhiệt tình với sự nghiệp hoằng hóa độ sinh, điều đó không phải chỉ có chúng con biết, mà tất cả nhân gian đều xưng tán. Nay đột nhiên sư huynh chúng con không còn tại thế nữa, vì nghĩ đền tiền đồ của chánh pháp, của giáo đoàn ngàn năm về sau, cho nên con rất đau buồn. Không những chỉ một mình con đau buồn mà tất cả mọi người, ai cũng không cầm lòng được!

Đức Phật lại an ủi:

- Thầy Xá Lợi Phất tuy không còn tại thế nữa nhưng giáo pháp vẫn còn đó. Vô thường vốn là thật tướng của thế gian, cũng như sự sinh diệt vốn là đạo lí tự nhiên của vũ trụ. Không còn bao lâu nữa chính Như Lai cũng sẽ nhập niết bàn! Quí thầy lúc đó cũng đừng nên thất vọng, vì giáo pháp của Như Lai vẫn còn nguyên vẹn chứ không mất theo Như Lai. Dù hàng ngàn, hàng vạn năm về sau, nếu bất cứ ai giữ được lòng tin chắc thật nơi Như Lai thì Như Lai vẫn luôn luôn có mặt trong tâm trí họ và hộ trì họ. Quí thầy nên nương dựa vào chánh pháp mà không nên nương dựa vào ai khác.

Dạy xong mấy lời, đức Phật tiếp lấy xá lợi tôn giả Xá Lợi Phất do Quản Đầu dâng lên, đưa ra trước đại chúng, Ngài dạy tiếp:

- Quí vị tì kheo! Linh cốt này đây, mới mấy ngày trước thì chính là vị Đại Trí Xá Lợi Phất. có trí tuệ rộng lớn vô biên, trừ Như Lai ra thì không ai có thể sánh bằng. 

Thầy ấy đã chứng ngộ được pháp tánh, sống đời thiểu dục, tri túc, thường tu tập thiền định, luôn luôn dũng mãnh, tinh tấn, nhiệt tình vì giáo pháp và vì nhân sinh, công năng hàng phục ngoại đạo và tuyên dương chánh pháp thật cao dầy. 

Thầy Xá Lợi Phất đã hoàn toàn dứt trừ mọi khổ não, chứng được đạo quả giải thoát. Này quí thầy! Hãy chiêm ngưỡng đi! Đây là xá lợi vị trưởng tử của Như Lai!


Đức Phật nói lời ấy xong thì tất cả đại chúng không ai bảo ai đều cúi đầu thành kính đảnh lễ trước xá lợi của tôn giả Xá Lợi Phất.

Tôn giả Xá Lợi Phất tuy đã viên tịch, nhưng tinh thần của ngài vẫn vĩnh viễn tồn tại ở thế gian ...


 Ý Trinh sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét