VIII.- A-NA-LUẬT (A-NẬU-LÂU-ĐÀ)
阿那律-天眼第一
無憂的童年生活
在《阿彌陀經》裡記載著十六位大阿羅漢的名字,有一位阿藐樓陀,那就是阿那律尊者。
阿那律,生為王族的後裔,是佛陀的堂弟。佛陀的父親淨飯王往生以後,繼承王位的摩訶男大將,就是阿那律嫡親的哥哥。
童年的阿那律,是一個天真活潑的孩子,生來就聰明敏捷,對於音樂、技藝、有特別的天分,當他七、八歲的時候,在眾人之前,就能引吭高歌,並且還能有幾套小玩藝讓人取笑,他就是這麼逗人喜愛的孩子。
童年的阿那律,成天和宮女或一些王族兒童在一起嬉戲,春天花開,夏天清涼,冬天溫暖,日日、年年,就這麼打發時光。
在他七歲的那一年,凡事總喜歡和別人打賭輸贏,宮裡面有的是糖果餅乾,賭輸了他就拿餅乾給人,一天之間,常常要輸五、六次餅乾給人,他常向母親撒嬌,母親有時也沒法管教他。
有一天,他已輸了三次餅乾給人,他第四次向母親要餅乾時,母親就對他說:「已經沒有了!」但天真的他,竟不懂「已經沒有了」是什麼意思,他吵鬧著向母親要「已經沒有了」的餅乾,母親被他弄的啼笑皆非,只得把空盒子拿給他看,希望他知道今天真的沒有餅乾了,可是奇怪,大概由於阿那律的福氣,母親將空餅乾盒打開來的時候,裡面竟然是滿滿的一盒餅乾,阿那律很歡喜,他有了一盒「已經沒有了的餅乾」。
從此事以後,母親更不敢把他當尋常的孩子看待,她以為已經沒有了的東西他能夠要到,這一定是來歷不凡,將來一定會有很大的福報。
阿那律雖然聰明,但因為嬌生慣養,到他十五歲的時候,對於王宮以外的社會世間,仍然一無所知。有一次他和跋提、劫賓那在一起玩,談到「米是從哪兒來的問題」,劫賓那先說道:
「米是從洗米的缸中來的,有次我看到宮女在洗米。」
跋提搖搖手,表示劫賓那說得不對,他說道:
「米是從鍋裡來的,我看見宮女從鍋中把飯盛起。」
阿那律聽後,不贊成他兩人的話,他像很有自信,很懂得似的說道:
「米是從盛飯的黃金缽中來的,我們每次吃完了飯,宮女都是從黃金缽中添飯給我們吃。」
像這樣的說法,可見生為王孫的他們,對於社會認識的幼稚。
這些小王子,對社會雖茫無所知,但衣食住的物質享受,卻極盡人間的豪華。飯來張口,茶來伸手,他們就是如此過著無憂的童年生活。
十多歲的王子王孫,為什麼對世間的常識這麼膚淺?原來自從佛陀遊歷四門,感嘆生老病死怖畏,發願出家學道後,王宮就規定,年幼的王子王孫不准到宮外遊玩,生活在象牙塔中的人,就是有聰明智慧,也不會完全認識世間。
(http://sites.google.com/site/terrycomic2/Untitled-7.jpg)
VIII.- Tôn giả A NA LUẬT
(Aniruddha - Anurauddha)
(Mắt trời thấy suốt, không gì chướng ngại)
1.- TUỔI THƠ KHÔNG LO LẮNG:
Trong 16 vị A La Hán được ghi trong kinh A Di Đà, có một vị
tên là A Nậu Lâu Đà, đó chính là tôn giả A Na Luật vậy.
A Na Luật đã được sinh ra trong vương tộc, vốn là em chú bác
ruột của Phật. Sau khi vua Tịnh Phạn (Suddhodana, phụ hoàng của đức Phật) thăng
hà, người lên ngôi kế vị là đại tướng Ma Ha Nam (Mahanama).
Ông này chính là anh ruột của tôn giả A Na Luật. (Ma Ha
Nam là cháu kêu vua Tịnh Phạn bằng bác ruột. Có thuyết cho rằng, ông Ma Ha Nam
này với tì kheo Ma Ha Nam, một trong năm vị đệ tử A La Hán đầu tiên của đức Phật,
là một người. Theo đó, sau khi vua Tịnh Phạn băng, vì xét thấy cả Nan Đà và La
Hầu La không có khả năng kế vị, nên đức Phật đã cho phép Ma Ha Nam hoàn tục để
kế thừa trị vì vương quốc Thích Ca. Thuyết này có lẽ không đúng. Ma Ha Nam ở
đây với A Na Luật là hai anh em ruột. Gia đình chỉ cho phép một trong hai người
đi tu, cho nên A Na Luật đã đi tu thì Ma Ha Nam phải ở nhàn để quản lí việc
nhà. Ông là một cư sĩ thuần thành, thường cúng dường cơm áo và thuốc men cho
tăng chúng. Tì kheo Ma Ha Nam trong nhóm Kiều Trần Như là một người khác, còn
có tên là Ma Ha Nam Câu Lị - Mahanamakoliya - Chú thích của người dịch).
Từ thuở ấu thơ, A Na Luật đã là một cậu bé hết sức chân thật,
nhưng cũng rất thông minh, mẫn tiệp và hoạt bát; đối với âm nhạc, ca múa thì lại
càng tỏ rõ là có thiên tài. Lúc bảy, tám tuổi, cậu đã từng cao giọng ca hát,
cũng như từng biểu diễn nhiều trò vui nho nhỏ một cách rất tự nhiên trước mọi
người; cho nên ai cũng yêu mến cậu. Suốt ngày cậu chỉ quanh quẩn bên cạnh các
cung nữ hầu cận hoặc các vương tử cùng trang lứa khác, hết ăn uống lại nô đùa,
nô đùa xong lại ăn uống. Trò chơi thích thú nhất của cậu là đánh cuộc ăn thua.
Trong cung lúc nào cũng sẵn bánh kẹo. Mỗi lần chơi thua ai thì cậu lấy bánh
chung cho người đó. Có ngày cậu thua đến năm, sáu lần, và cứ phải làm nũng để
xin mẹ cho bánh.
Một hôm, khi cậu bị thua đến lần thứ tư, chạy đến xin bánh mẹ
thì bà bảo: “Đã hết rồi!”, nhưng vì tình tình còn quá chơn chất, cậu không hiểu
câu “Đã hết rồi”, có ý nghĩa gì, bèn chẩu mõ lên nũng nịu:”Thì mẹ cho con cái
bánh ‘đã hết rồi’ ấy đi!” Bà mẹ chỉ biết bật cười, đưa cái đĩa trống không cho
cậu thấy, để cậu biết là bánh ngày hôm ấy đã hết. Nhưng thật là kì lạ, không biết
do phước báo gì của A Na Luật, khi bà mẹ vừa mở cái nắp đậy ra thì trong đĩa lại
có đầy bánh. Cậu mừng lắm. Thế là hôm ấy cậu đã có được rất nhiều cái bánh “đã
hết rồi”, tha hồ mà chung cho chúng bạn.
Từ sau khi sự việc lạ lùng này xảy ra, mẹ của A Na Luật
không còn coi con mình là một đứa bé tầm thường nữa. Bà thấy rằng, con mình chắc
phải có một lai lịch bất phàm, trong tương lai thế nào cũng có nhiều phước báo.
A Na Luật tuy rất thông minh, nhưng vì được nuôi nấng quá kĩ
càng, suốt ngày cứ quanh quẩn trong cung điện, cho nên mãi đến tuổi mười lăm mà
cậu vẫn không biết được một chút gì về cái thế giới của xã hội ở bên ngoài
vương cung. Một hôm, A Na Luật, Bạt Đề (Bhaddiya) và Kiếp Tân Na (Kalpina -
Kapphina), nhân lúc cùng chơi đùa với nhau, họ đố nhau rằng: “Gạo từ đâu mà
có?” Kiếp Tân Na trả lời trước:
- Gạo từ trong cái chậu vo gạo mà có. Chính mắt tôi đã một lần
trông thấy cung nữ vo gạo.
Bạt Đề xua tay cho rằng Kiếp Tân Na nói không đúng, và bảo:
- Gạo có từ trong nồi. Chính mắt tôi đã thấy cung nữ xới cơm
ra từ cái nồi.
A Na Luật, liền chê cả hai người, nói với vẻ đầy hiểu biết
và tự tin:
- Gạo đã từ trong cái bát vàng mà ra.
Mỗi lần tôi ăn cơm, chính cung nữ đã lấy cơm cho tôi từ
trong cái bát bằng vàng.
Đấy! Đại khái là kiến thức về xã hội của các vương tử, vương
tôn ấu trĩ đến như thế! Các vương tử, vương tôn con này không hề biết gì về các
điều thường thức của đời sống xã hội, nhưng những hưởng thụ vật chất như cơm
ăn, áo mặc, nhà ở thì sang quí tột bậc; mọi thứ đều được dâng đến tận tay,
không bao giờ phải lo nghĩ gì cả.
Kiến thức của các cậu bé vương tộc ấy nông cạn như thế là vì
sao? Nguyên vì lúc trước, thái tử Tất Tạt Đa, sau khi dạo chơi bốn cửa thành,
trông thấy các cảnh khổ của sinh già bệnh chết rồi than thở chán chường, đến nỗi
đã bỏ cả việc thừa kế để đi xuất gia học đạo; từ đó, vương cung ra luật lệ,
nghiêm cấm các vương tử, vương tôn không được phép ra ngoài thành du ngoạn, cứ
phải sống kín cổng cao tường trong cung vi; cho nên dù có thông minh đĩnh ngộ,
các cậu bé ấy cũng không có chút hiểu biết nào về thế giới bên ngoài.
熱心希求出家
阿那律長大了,年輕的阿那律,長得儀表堂堂,他不再年幼無知,他逐漸懂得人生,認識世間,就在這時,佛陀成道,回到故鄉迦毘羅衛城說法教化,佛陀的感化力真強,沒有多久,很多王族人等都皈依佛陀,落髮出家。先是即將繼承王位的難陀出家,然後又是羅侯羅做了沙彌,這給一些年輕的王子王孫很大的震驚。阿那律就在這樣的情形下,立志要跟隨佛陀出家。
阿那律先找到哥哥摩訶男,他對摩訶男說道:
「哥哥!最近佛陀回來,我們釋種很多人都已出了家,做一個沙門,把佛陀的甘露法雨傳播四方,這是多有意義的生活。難陀放下嬌妻孫陀利,已進入僧團;羅侯羅那麼小,也懂得出家學道;我們兄弟二人,如果沒有一人出家,真難為情,哥哥!你的意思如何?」
英勇的王子摩訶男大將軍,已經為國家立下不少的戰功,他聽了阿那律的話,就回答道:
「弟弟!你的想法,和我一樣,我們兄弟二人,一定要有一人出家,我也想找你談談,今後父母請你孝養,讓我去跟佛陀出家!」
阿那律搖搖頭,對哥哥的話不以為然,他說道:
「哥哥!你不能出家,國家正需要你,雖然我也會些武功,但和哥哥相比,還差得太遠。請你允許我出家,我的性情比較適合過僧團寂靜的生活,我現在討厭煩囂,對王宮的五欲生活,實在很厭惡!」
哥哥經不起弟弟的勸說,只得認可,但佛陀規定,出家一定要經父母的允許,阿那律只得向父母苦苦哀求,希望父母能允許他加入僧團做一名比丘。
可是,父母愛子心切,任何阿那律怎樣請求,父母都不允准,阿那律曾三次請求,父母三次都拒絕。
後來,因為阿那律出家的志願太堅固,父母如果再拒絕的話,他只有絕食而死,父母沒有辦法,只得方便說道:
「你真要出家的話,你去和跋提王子商量,他願意出家,我就允許你和他一起出家,他如不肯,你就不要妄想。」
說到勸跋提王子出家,這是很不可能的事。誰都知道,自從難陀、羅侯羅出家以後,淨飯王已經立跋提為王子,他要繼承淨飯王統治迦毘羅衛國,他怎麼會出家?但阿那律聽了父母的話後,一點也不灰心,他很高興的去找跋提王子,請他一起出家,把做佛陀弟子的意思說了以後,他就一直望著跋提王子,等他回答。
關於捨棄人間榮華富貴的欲樂去加入僧團做比丘,跋提王子感到很為難,可是對於一向親密的阿那律,又不好意思完全推辭,他思索了好久,勉強說道:
「阿那律!出家做比丘,就不可再留戀世間歡樂,你我的年紀都很輕,這怎麼能夠做到呢?請你等幾年吧!讓我們再享受七年人間的歡樂,我再跟你去出家。」
跋提王子明明是用婉言拒絕,但阿那律再三說明出家也很快樂,從七年減到一年,從一年減到一月,從一月再減到剩下七日,阿那律見跋提王子允諾七日後一同出家,他這才歡歡喜喜的和他告別回家。
七日以後,他倆與阿難、提婆、婆娑、難提等一共七位王子,一起偷偷的離家出走,並且還帶了理髮匠優波離,追隨佛陀遊化的路線,到了彌那邑的阿劣林,脫下王子的衣服,叫優波離把他們七人的頭髮剃除。穿著袈裟,然後去見佛陀,佛陀並不立即允許他們加入僧團,叫他們住在一個空屋中,靜坐七日以後,要他們忘記王子尊榮的身分,然後才准他們出家,進入僧團。
2.- NÓNG LÒNG MUỐN XUẤT GIA:
Vài năm sau khi thành đạo, đức Phật về cố hương Ca Tì La Vệ
để thăm hoàng tộc và giáo hóa chúng sinh. Sức cảm hóa của thật mạnh mẽ, cho nên
chẳng bao lâu, đã có rất nhiều thanh niên trong hoàng tộc xin xuất gia theo Phật.
Trước hết là thái tử Nan Đà (Nanda, người sẽ thừa kế ngôi vua của vua Tịnh Phạn),
rồi kế tiếp là hoàng tôn La Hầu La (Rahula), và sau nữa là các thanh niên khác
của hoàng tộc.
Lúc bấy giờ vương tử A Na Luật đã trưởng thành. Chàng không
còn là một cậu bé “không biết gì” của tuổi ấu thơ nữa, mà đã trở nên là một
thanh niên chững chạc, nghi hiểu đường đường, có được những hiểu biết chín chắn
về cuộc sống thế gian. Phong trào xuất gia của các thanh niên trong hoàng tộc
đã làm cho tâm hồn chàng bị chấn động. Chàng cũng lập chí xuất gia, bèn nói anh
là Ma Ha Nam:
- Anh ạ! Vừa rồi Phật về thăm hoàng cung, đã có nhiều anh em
trong dòng họ Thích Ca theo Phật xuất gia. Em nghĩ, làm một vị sa môn, đem pháp
cam lồ của Phật truyền bá bốn phương, thì cuộc sống ấy có ý nghĩa biết bao!
Thái tử Nan Đà đã bỏ người vợ sắp cưới vô cùng xinh đẹp là Tôn Đà Lị để đi xuất
gia; vương tôn La Hầu La tuổi nhỏ như vậy mà cũng biết theo Phật tu học. Nếu
hai anh em mình không có một người đi xuất gia thì khó coi lắm ý anh thế nào?
Ma Ha Na lúc bấy giờ đã là một tướng quân anh dũng của triều
đình vua Tịnh Phạn, nghe A Na Luật nói thế thì trả lời:
- Em nói rất hợp ý anh. Chính anh cũng muốn gặp em để bàn
chuyện này. Trong hai anh em mình, nhất định phải có một người đi xuất gia. Vậy
thì sự hiếu dưỡng cha mẹ trong lúc tuổi già xin nhờ em gánh vác, để cho anh được
yên tâm xuất gia theo Phật tu học nhé!
A Na Luật lắc đầu lia lịa:
- Anh đi xuất gia không được đâu! Quốc gia đang rất cần những
người như anh. Em thì lại khác. Võ học em thua kém anh rất xa. Vả lại, hiện giờ
em rất nhàm chán nếp sống vương giả và chỉ thích nếp sống thanh tịnh của tăng
đoàn. Xin anh thương, để cho em được xuất gia.
Thấy ý chí xuất gia của em mình quá mạnh, Ma Ha Nam đành chiều
theo, để cho A Na Luật đi xuất gia. Nhưng lúc đó Phật đã qui định, những người
trẻ tuổi còn cha mẹ, muốn đi xuất gia phải có sự chấp thuận của cha mẹ; cho nên
A Na Luật cũng phải xin phép cha mẹ. Nhưng vì lòng thương con quá nặng, đã ba lần
chàng xin phép đều bị cha mẹ từ chối cả ba. Cuối cùng, vì sợ chàng làm liều, mẹ
chàng đành phương tiện bảo:
- Con hãy đến rủ vương tử Bạt Đề, nếu nó cũng thích xuất gia
thì mẹ sẽ cho con cùng đi với nó. Nếu nó không chịu thì con đừng có hi vọng gì
nữa.
Sở dĩ bào bảo thế là vì bà nghĩ, việc Bạt Đề đi xuất gia là
một việc không thể nào xảy ra được. Số là, sau khi cả Nan Đà và La Hầu La đều
theo Phật xuất gia thì vua Tịnh Phạn đã chọn Bạt Đề lập làm thái tử, sẽ thừa kế
ngôi vị quốc vương sau này khi nhà vua thăng hà.
Như vậy thì chắc chắn Bạt Đề không thẻ nào đi xuất gia được!
Nhưng A Na Luật nào để ý đến điều đó. Khi nghe mẹ bảo thế thì mừng lắm, bèn chạy
ngay đến vương phủ của Bạt Đề, bày tỏ ý chí của mình, đồng thời thuyết phục Bạt
Đề cùng đi xuất gia. Nói xong, chàng cứ ngồi đó chờ đợi Bạt Đề trả lời.
Trái lại với A Na Luật, Bạt Đề cảm thấy việc xuất gia thật
khó thực hiện vô cùng. Làm sao chàng có thể bỏ được bao nhiêu dục lạc và vinh
hoa phú quí của thế gian để đi xuất gia làm sa môn! Nhưng đối với một người bạn
chí thân và đáng quí mến như A Na Luật thì từ chối cũng không đành.
Sau một hồi lâu suy nghĩ, chàng miễn cưỡng nói:
- A Na Luật! Một khi đã xuất gia làm sa môn thì không còn có
thể luyến ái dục lạc ở thế gian. Chúng ta tuổi còn rất trẻ, làm sao đủ nghị lực
chịu đựng điều đó! Thôi thì bạn hãy gắng đợi thêm bảy năm nữa đi, để cho tôi tận
hưởng hoan lạc rồi chúng mình sẽ cùng nhau đi xuất gia.
Tuy biết Bạt Đề có ý chối từ, nhưng A Na Luật vẫn cố gắng
thuyết phục bạn bằng cách trưng ra nhiều lí lẽ để chứng minh nếp sống xuất gia
cũng rất sung sướng, rất ích lợi. Chàng nói năng khéo léo đến nỗi, từ bảy năm Bạt
Đề giảm xuống còn một năm; từ một năm giảm xuống còn một tháng; rồi từ một
tháng giảm xuống chỉ còn bảy ngày! Hai người bạn thân thiết đồng ý với nhau là
bảy ngày nữa thì cả hai cùng di xuất gia. Lúc bấy giờ A Na Luật mới chịu vui vẻ
chào bạn trở về nhà.
Thời hạn bảy ngày đã qua. Hôm ấy, A Na Luật và Bạt Đề cũng rủ
thêm A Nan (Ananda), Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), Kiếp Tân Na, Bà Sa (Vaspa -
Vappa) và Nan Đề (Nandi), cả thảy bảy vị vương tử cùng nhau hân hoan rời nhà ra
đi.
(Có sách nói, trong bảy vị vương tử thì Nan Đà, đã xuất gia
ngay khi đức Phật còn ở Ca Tì La Vệ, cho nên lần đi này chỉ có sáu người là A
Na Luật, Bạt Đề, Đề Bà Đạt Đa, A Nan, Bà Cữu - Bhagu, và Kim Tì La - Kimbila -
Chú thích của người dịch).
Họ lại còn dẫn theo chàng thanh niên làm nghề thợ cạo
tên là Ưu Ba Li (Upali) cùng đi xuất gia với họ.
Họ dõi theo bước chân hành hóa của Phật và đi thẳng đến đó.
Khi đến rừng A Nậu (Anupiya) thuộc ấp Di Na, họ cởi bỏ y phục vương tử, nhờ Ưu
Ba Li cạo sạch tóc, tự mặc áo ca sa, rồi cùng đến ra mắt Phật, Nhưng Phật đã
không chấp nhập cho họ gia nhập vào tăng đoàn ngay lúc đó, mà bảo họ ở
riêng trong một phòng trống, tĩnh tọa quán tưởng bảy ngày để quên hẳn cái thân
phận vương tử tôn quí của mình đi, bấy giờ họ mới chính thức được Phật cho lễ
xuất gia.
拒絕少女的求婚
出家後的阿那律,聽經聞法,甘於淡泊的生活,對於佛陀的說教,總是很歡喜的奉行。
阿那律雖然沒有證果,但因有法樂支持著他,他為了要報答佛陀允許他出家的恩惠,他想作一次行腳,到各方弘法,佛陀很高興的鼓勵他,在佛陀的意思,弟子們能熱心弘法利生,從弘法利生的工作中,可以長養自己的信心,信心昇華,才可開悟證果。
年輕的比丘阿那律,有著莊嚴的儀表,優美的風采,他的皮膚是黃色,他的鼻子像鸚鵡的嘴,長得相好莊嚴。一次在弘化的途中,因地處偏荒,天色也漸暗,他只得向民間投宿。荒涼的鄉野,村莊也是疏疏落落的,阿那律投宿的這一家,院落很大,可是意料之外的,這一天,這一家沒有人,只有一個年輕的少女在家。
阿那律很猶豫,一個比丘投宿在只有一個少女的人家,不知可以不可以,因為當時佛陀制戒,好像沒有提到這一點,阿那律看看漸暗的天空,烏雲密布,像是要下雨的樣子,阿那律沒有再講什麼,只得住下來。
阿那律住下來不久之後,有一位年長的過路老人,也來借宿,可是少女拒絕他,對於年老的人這麼沒有禮貌,沒有同情,阿那律心中有些奇怪。
少女對阿那律很殷勤,拿茶拿水,問長道短,阿那律在屋內結跏趺坐,一心念佛念法念僧,希望早些天明,以便趕路。
夜半,燈光漸漸的暗淡,朦朧中,門聲響處,那個年輕的少女走到阿那律的床前,她溫柔多情的說道:
「你是一位沙門,我知道,對一位沙門有非非之想,真是罪過,但我見了你以後,我又無法壓制我對你的愛情。請你相信我,我不是一個水性楊花的女孩子,近來很多有名的公子向我求婚,我都一一拒絕。但我看到你清秀的容貌,端正的行為,我現在不害羞的自願將身許你,請你以後就住在我家,我的父母一定也很歡喜。」
長得那麼英俊,又是王子出家的阿那律,對於應付女孩子的愛情,他是少許有些經驗。當他還沒有出家的時候,就有不少王族的少女包圍在他四周,向他求婚。雖然阿那律貌美,但他一向就知道愛情是一枚苦果,他不以情欲是快樂,他認為修道獲得安穩,才是真正快樂。
當女人燃起愛情的火燄時,是不容易熄滅下去的。阿那律只得把雙目緊緊的閉起來,不理睬她,使她羞愧而退。
可是少女以為阿那律不好意思,她更靠近一步,撫摸阿那律的手,阿那律仍然像高聳的山岳,巍然不動,少女甚至擁抱他,阿那律這才睜開眼來訶斥道:
「姑娘!你怎麼這樣不知羞恥?男女不應該如此胡來!何況我已是出家的比丘,你對我實在沒有禮貌!
「人間男女的愛情,是生死痛苦的根源,很多的煩惱、是非、糾紛,都是因愛情而起。我現在請你把情欲的烈火熄下,好好觀察自己的心。」
阿那律義正辭嚴的話,使少女羞愧得低下頭,終於她悔過的心生起,要求阿那律接引,皈依佛教,做了優婆夷。
男女相互吸引,這是人的習性,但修道者要能超越人性,才能接觸佛性。從此,阿那律就不再在在家人中借宿。
3.- CỰ TUYỆT LỜI CẦU HÔN CỦA MỘT THIẾU NỮ:
Sau khi xuất gia, A Na Luật chỉ chuyên việc học kinh nghe
pháp, sống đời đạm bạc, luôn luôn vui vẻ thực hành các điều Phật dạy.
Trong lòng vị tì kheo trẻ tuổi ấy lúc nào cũng đầy ắp một niềm
pháp lạc. A Na Luật cho rằng, việc Phật chấp thuận cho mình xuất gia là một ân
đức rất lớn lao, cho nên dù chưa chứng quả thánh, tôn giả cũng muốn tham gia
công tác hoằng pháp để báo đền ân đức của Phật, Đối với những đệ tử có nhiệt
tâm trong việc hoằng pháp lợi sanh như vậy, Phật rất hoan hỉ và luôn luôn khuyến
khích; vì do công tác hoằng pháp lợi sinh mà đức tin nơi họ được trưởng dưỡng,
mà đức tin càng được nâng cao, vững chắc, thì sự khai ngộ, chứng quả mới dễ đạt
thành.
Tôn giả A Na Luật có nước da vàng, có chiếc mũi giống như mỏ
chim anh vũ, có cái nghi biểu trang nghiêm, một phong thái đẹp đẽ, đoan chính.
Do vậy, trên đường hoằng hóa, đã một lần tôn giả bị một
thiếu nữ theo đuổi.
Hôm ấy tôn giả từ tu viện Kì Viên định đi về các thôn
xóm trong nước Kiều Tát La để giáo hóa. Rủi thay, trên suốt dọc đường không một
nơi nào có am cốc tự viện gì cả. Không có cách nào khác, tôn giả đành tìm đến đến
nhà dân chúng để xin tá túc qua đêm.
Đến một thôn trang hoang dã kia, nhà cửa không nhiều, tôn giả
vào một ngôi nhà xin ngủ nhờ. Ngôi nhà này lớn lắm, rộng thênh thang, nhưng oái
ăm thay, hôm đó lại không có ai ở nhà, ngoại trừ một cô gái trẻ.
Thật là một điều ngoài ý muốn! A Na Luật do dự. Một vị tì
kheo ở trong một căn nhà với chỉ một cô gái, nên hay không nên? Vì lúc bấy giờ,
trong giáo chế của Phật, không có điều nào đề cập đến điểm này.
Đã vậy, lúc đó trời bỗng nhiên mây đen vần vũ, hứa hẹn một
cơn giông gió dữ dằn sắp đổ ập xuống trong giây lát, tôn giả không còn chọn lựa
nào khác, đành ở lại đó.
Một lát sau, lại có một cụ già vào xin tá túc, nhưng cô gái
lại không cho vào. Cô gái đối xử với người già như thế, làm cho tôn giả rất lấy
làm bất nhẫn.
Trong khi đó thì cô đối đãi với tôn giả thật là ân cần, hết
bưng trà nước lại hỏi han chuyện trò, nhưng tôn giả chỉ một mực ngồi im lặng,
nhiếp tâm quán tưởng niệm Tam Bảo, trông cho mau sáng để lên đường ...
Đến nửa đêm, ánh sáng của ngọn đèn dầu đã bắt đầu yếu ớt. Chợt
trong vùng ánh sáng chập chờn ấy, bóng dáng cô gái từng bước ẻo lả tiến đến trước
mặt A Na Luật. Với giọng nói ngọt ngào, nàng thỏ thẻ:
- Chàng quả là một vị sa môn! Em biết rằng, có ý tưởng không
phải đối với một vị sa môn là tội lỗi lớn, nhưng từ lúc em trông thấy chàng thì
em yêu chàng ngay.
Em muốn đè nén tình yêu ấy xuống mà không thể nào làm được.
Xin chàng hãy tin em. Em không phải là loại gái trăng hoa mất nết. Đã có nhiều
vị công tử tài danh đến đây cầu hôn mà em không chịu ai hết.
Vậy mà hôm nay nhìn thấy dung mạo thanh tú và cử chỉ đoan
chính của chàng, em liền cảm thấy yêu thương rạo rực.
Hiện tại em thấy không có gì xấu hổ mà xin tự nguyện hiến
thân cho chàng. Xin chàng từ nay hãy ở luôn tại đây vói em, cha mẹ em chắc chắn
sẽ rất vui mừng.
A Na Luật vốn là một thanh niên anh tú, lại là một vương tử,
xuất thân, nhưng đối với tình yêu trái gái thì chàng hầu những không có kinh
nghiệm gì, đứng trước sự tỏ tình của các cô thì rất nhút nhát.
Khi chưa xuất gia, vì nổi tiếng là vương tử đẹp trai, tôn giả
đã được không thiếu gì các thiếu nữ trong hoàng tộc bu quanh để cầu hôn, nhưng
tôn giả đã sớm biết rằng dục tình chỉ là khổ đau chứ không phải là niềm vui
chân thật; traí lại, sự tu hành an tịnh mới chính là niềm vui chân thật.
Trong giờ phút hiện tại này, khi lửa dục đã dâng cao trong
người con gái thì không dễ dàng gì mà dập tắt được. Biết vậy, A Na Luật chỉ ngồi
nhắm nghiền đôi mắt, tỏ ý không thèm quan tâm tới nàng, như vậy thì hi vọng
nàng tự biết xấu hổ mà bỏ đi.
Nhưng khốn nỗi, cô gái lại hiểu nhầm thâm ý của tôn giả.
Cô nghĩ rằng, vì cô chỉ nói suông nên tôn giả không vui lòng; bởi vậy, cô liền
tới sát hơn và nắm lấy hai tay tôn giả!
Nhưng tôn giả vẫn ngồi sừng sững như núi cao, uy
nghiêm bất động. Thấy vậy, cô gái lại tấn công mạnh bạo hơn, ôm chặt lấy tôn giả!
Không nhịn được nữa, tôn giả liền mở mắt ra, nghiêm nghị mắng:
- Cô nương! Sao cô không biết xấu hổ! Những người đoan chính
đâu có cử chỉ suồng sả như thế! Huống chi tôi là một người đã xuất gia làm tì
kheo, cô đối với tôi như vậy thật là quá vô lễ! Cô nên biết, dục tình ở thế
gian chính là nguồn gốc của khổ đau, sinh tử. Tất cả những thị phi, phiền lụy ở
thế gian đều do dục tình mà gây ra. Nếu biết được như vậy, giờ đây xin cô hãy
ngồi xuống, tự quán sát tâm niệm mình, và cố gắng dập tắt ngọn lửa dục đang hực
cháy trong lòng mình đi!
Cô gái như bừng tỉnh! Lời lẽ nghiêm khắc của A Na Luật đã
làm cho cô thực sự thấy hổ thẹn. Cô cúi đầu thật thấp để ăn năn tội lỗi. Sau
cùng, cô khẩn thiết xin tôn giả hướng dẫn cho cô qui y Tam Bảo và cô trở thành
một vị nữ cư sĩ của giáo đoàn.
Từ lần đó trở về sau, A Na Luật không bao giờ còn dám xin ngủ
lại đêm ở nhà dân chúng nữa.
螺蝦蚌蛤愛睡眠
阿那律的道心很堅固,雖然美色當前,卻能坐懷不亂,其心地光明,就可想而知。不過,有一次為了睡眠,他曾被佛陀不客氣的訓誡過。
那是佛陀在講經的時候,大概因為阿那律昏沈疲倦的關係,他竟打起瞌睡來,佛陀望著他說道:「咄咄汝好睡,螺螄蚌蛤內,一睡一千年,不聞佛名字。」
旁邊的人,用手推了一下阿那律,他驚醒過來,佛陀向他道:
「阿那律!你出家學道,是為了畏懼王法,是為了恐怖盜賊嗎?」
「不是!」阿那律站起來,恭謹的說道。
「那麼,你為了什麼原因才出家學道呢?」
「為著厭離生老病死,解脫憂悲苦惱。」
「大家都讚美你不為女色破壞戒行,你現在像是很自滿,在我說法的時候,你也在睡覺。」
阿那律聽佛陀這麼一說,趕快跪下來,合掌說道:
「佛陀!請求你慈悲原諒我的懈怠愚痴,從今以後,盡形壽,我再不睡眠。」
對於肯認錯懺悔的弟子,佛陀一向很歡喜,阿那律發過誓願以後,佛陀又鼓勵安慰他,叫他好好用功,修行固然不能太緩,但也不能太急。從此以後,阿那律從清晨到黃昏,從黑暗到光明,他都用功辦道。
如此精進修行,一時都不肯睡眠,一天兩天不要緊,但日子一久,就算人可以勉強支持,但身體總會生病的,不久,阿那律因為不睡眠,眼睛病起來了。
阿那律因為精勤用功,而使眼睛生病,佛陀知道以後,很是掛念,有一天,佛陀找到阿那律,就很慈和的告訴他道:
「阿那律!和你講過,修行不及固然不行,但太過了也是同樣的不行。」
「我在佛陀的面前已經發過誓,我不能違背誓言!」阿那律恭敬而又堅決的回答。
「你不要掛念這個問題,眼睛要緊。」
佛陀雖然如此慈悲的開導阿那律,但阿那律仍不肯睡眠。佛陀只得又再方便的說道:
「阿那律!一切眾生都是要有食物才能生存,耳以聲為食,鼻以香為食,舌以味為食,身以觸為食,眼就是以睡眠為食,所以,你去睡,不要想其他問題,就是涅槃也要飲食。」
「涅槃吃什麼?」
「涅槃以不放逸為食!不放逸能到達無為的境界,無為的境界也是要以禪悅法喜為食。」
「佛陀!眼睛以睡眠為食,不過我不睡眠沒有關係,請佛陀放心!」
佛陀的慈悲,阿那律很感謝,但他不願違背自己的誓言,仍是不睡眠,佛陀看他那紅腫的眼睛,就去叫名醫耆婆前來治療,耆婆診治後,告訴阿那律,只要他肯睡眠,眼睛馬上就會好,可是阿那律就是不肯睡眠。
不久,阿那律的眼睛瞎了。
從這裏,我們可以看出阿那律尊者修道的決心,明知道眼睛會失明,他都不退願心,不肯違背自己的誓言,佛陀只說了一句話,他對於修道就那麼認真奉行,他對佛陀的恭敬,可想而知。
4.- ỐC NẰM TRONG VỎ CHỈ THÍCH NGỦ:
Trực diện với sự cám dỗ mạnh bạo của nữ sắc mà không hề bị
loạn động, điều đó chứng tỏ cái tâm đạo của A Na Luật sáng rỡ, kiên cố biết chừng
nào! Vậy mà có một lần, vì cái tật mê ngủ mà tôn giả đã bị Phật quở tránh nặng
nề.
Hôm ấy, trong một thời giảng kinh của Phật, vì quá mệt mỏi
và buồn ngủ, tôn giả đã ngồi ngủ gục trong pháp hội. Phật nhìn xuống trông thấy
liền quở:
- Ôi, thầy A Na Luật! Sao mà mê ngủ như vậy! Rồi cũng giống
như ốc nằm trong vỏ, ngủ vùi một giấc cả ngàn năm, đến cả một danh hiệu của Phật
cũng nghe thấy được!
Một vị ngồi bên cạnh phải lay mãi, tôn giả mới tỉnh ngủ. Phật
lại hỏi:
- A Na Luật! Thầy vì sợ phép nước hay trộm cướp mà đi xuất
gia phải không?
Tôn giả liền đứng dậy thưa:
- Bạch Thế Tôn!, không phải như vậy!
- Vậy thì vì lí do gì mà thầy đi xuất gia?
- Bạch Thế Tôn, vì con muốn được giải thoát khỏi những ràng
buộc, những khổ đau của sinh già bịnh chết.
- Tất cả đại chúng đều khen ngợi thầy có phẩm hạnh thanh
cao, bị nữ sắc cám dỗ mà giới thể không hề hoen ố; thầy cho như thế đã là đầy đủ
rồi phải không? Nếu không thì tại sao trong khi Như Lai nói pháp mà thầy vẫn ngủ?
Tôn giả sợ quá, vội vã quì ngay xuống, chắp tay thưa một
cách cương quyết:
- Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn từ bi tha thứ cho cái tội lười
biếng ngu si của con. Từ nay cho đến suốt đời, con nguyện sẽ không bao giờ ngủ
gục nữa.
Thấy tôn giả thành tâm hối lỗi, Phật rất hoan hỉ và khuyên bảo
tôn giả nên cố gắng tu tập. Nhưng cũng từ đó, tôn giả đã lập hạnh “không ngủ”!
Suốt ngày, suốt đêm, tôn giả chỉ cố công tu tập, không giờ phút nào chịu ngủ
nghỉ. Một ngày, rồi hai ngày ... tôn giả cứ cố chịu đựng như thế, cho đến
một hôm thì hai mắt của tôn giả sưng vù!
Khi được tin này, Phật lo lắng lắm, bèn đến khuyên bảo:
- Này A Na Luật! Trong việc tu hành, sự bất cập cố nhiên là
không được, nhưng sự thái qua thì cũng không phải là điều tốt. Thầy nên bỏ cái
cách tu ấy đi!
- Bạch Thế Tôn! Nhưng con đã có lời nguyện kiên quyết với Thế
Tôn trong pháp hội.
- Thầy không nên câu nệ điều đó. Chính cặp mắt của thầy mới
thật là quan trọng.
Tôn giả vẫn không chịu. Phật phải bảo tiếp:
- A Na Luật! Tất cả chúng sinh đều phải cần thức ăn để sống.
Con mắt cũng phải có thức ăn mới sống; thức ăn đó là giấc ngủ. Vậy thầy không
nên nghĩ ngợi gì khác mà bây giờ nên ngủ đi! Thầy phải biết rằng, chính niết
bàn cũng vẫn cần có thức ăn!
- Thức ăn của niết bàn là gì, bạch Thế Tôn!
- Thức ăn của niết bàn là sự không buông lung. Phải không
buông lung thì mới đạt tới cảnh giới niết bàn.
Tuy A Na Luật rất cảm kích đối với lòng ưa ái của Phật,
nhưng lại không muốn làm ngược lại lời nguyện của mình, nên vẫn nhất định không
chịu ngủ nghỉ.
Thấy cặp mắt của tôn giả càng lúc càng trở nên trầm trọng,
Phật cho người mời y sĩ Kì Bà (Jivaka) đến chữa trị. Kì Bà khuyên tôn giả nên
ngủ nghỉ trở lại bình thường thì cặp mắt sẽ lành, nhưng tôn giả cũng không chịu.
Chẳng bao lâu sau thì cặp mắt của tôn giả bị mù!
佛陀親為縫三衣
瞎了眼睛的阿那律,在僧團中生活有很多不方便的地方,尤其對於乞食和縫衣,最感到困難。
不過僧團中很友愛,健康的人,在外面托缽回來,總將餘下來的分給有病的比丘,對於飯食,阿那律並不怎樣煩心,瞎了眼睛以後,什麼東西也看不到,阿那律正好不再被外境牽動心源,精誠一意的修道。
有一次,阿那律衣服破了,他幾次想修補,終因自己看不見而作罷。
後來,他的三衣實在破爛不堪了,有一次阿難陀經過他獨自居住的娑羅邏巖中,對他說道:
「阿那律比丘!你的三衣不補一下不行了,佛陀說,比丘的衣服新舊不要緊,但整齊清潔一定要注意。」
阿那律聽後,很安然的回答道:
「阿難陀比丘!我也曾試過修補衣服,但因眼睛失明,針線穿不進針孔,拜託你,如果你有時間,幫忙我做一套三衣好嗎?」
阿難陀非常歡喜的答應,並約定一有時間,就來為他縫製三衣。
阿難陀回到祇園精舍以後,正想找一些比丘幫阿那律縫衣,可是佛陀的天耳早就聽到他二人的對話,佛陀見到阿難陀時就問道:
「阿難陀!你怎麼不找我去幫助阿那律縫製三衣?」
阿難陀被佛陀意外的一問,趕快的回答道:
「佛陀!至尊至貴的您,弟子之間瑣碎的事怎麼敢勞動您?佛陀!我和比丘們都願意為阿那律比丘縫製衣服,我們預備馬上就去。」
「阿難陀!你不要這麼說,我和你們大家一樣,也是僧團中的一分子,我現在就隨你去,你不必再去叫很多人。」
對佛陀說的話,阿難陀非常感動,站在身旁的目犍連等聽了佛陀的話,也被佛陀深廣的仁慈心所感動,他們都願意前去幫助佛陀為阿那律縫製三衣。
佛陀到了娑羅邏巖中,對阿那律說道:
「阿那律!你把針線拿出來,我來幫你做衣服。」
聽了佛陀說話的阿那律!心裏很惶恐、驚慌,已經看不見東西的阿那律,眼眶中浮出幾滴晶瑩的感激淚珠,不知怎樣回答才好。
佛陀把針線穿好,又拿出布來剪裁,阿難陀等就幫著縫製。只花了一天的時間,佛陀就為阿那律將三衣縫好。
一個是老師,是福德圓滿的佛陀,一個是弟子,是瞎了眼睛的比丘,他們師徒間,老師的慈愛,弟子的恭敬,充分表現了佛教的師徒關係,身教重於言教,這是給千秋萬世後的大家,一個很好的榜樣。
5.- PHẬT GIÚP VÁ ÁO:
Sau khi bị mù mắt, cuộc sống của A Na Luật trong tăng đoàn
thật là khó khăn, bất tiện, nhất là đối với việc khất thực và may vá. Dù sao,
trong tăng đoàn đã có lệ, quí vị tì kheo mạnh khỏe, mỗi khi đi khất thực về thì
chia thức ăn cho quí vị tì kheo bịnh hoạn không đi khất thực được.
Cho nên về sự ăn uống, tôn giả đã có quí vị khác giúp đỡ, khỏi
phải lo lắng gì cả. Trái lại, vị bị mù lòa, không còn trông thấy ngoại cảnh thì
đỡ phải bị ngoại cảnh làm cho tâm loạn động; điều đó càng giúp cho tôn giả tinh
thục hơn, chuyên nhất hơn trong sự tu hành. Tuy thế, về y phục, đối với tôn giả
vẫn còn là một trở ngại lớn.
Áo của tôn giả đã rách, muốn vá nhưng không biết làm thế nào
để vá, cho đến khi cả ba chiếc áo đều rách hết mà tôn giả vẫn đành chịu. Một
hôm, tôn giả A Nan, nhân đi ngang qua chỗ ngụ của tôn giả, thấy thế liền nhắc:
- Sư huynh A Na Luật! Áo của sư huynh không vá không được. Đức
Thế Tôn thường dạy, y phục của tì kheo, mới cũ không thành vấn đề, nhưng phải
luôn luôn lành lặn và sạch sẽ.
- Sư huynh A Nan a! Tôi cũng đã thử vá mấy chiếc áo rách
này, nhưng vì mù lòa, cứ cố xâu chỉ mà không thể nào xâu được. Vậy nếu sư huynh
có thì giờ, xin xâu chỉ giúp tôi!
Tôn giả A Nan rất hoan hỉ, hứa sẽ trở lại ngay để giúp tôn
giả. Nhưng khi Phật trông thấy A Nan thì đã đoán biết được sự việc. Ngài hỏi:
- A Nan! Thầy muốn tìm người giúp thầy A Na Luật vá áo phải
không! Sao thầy không nhờ Như Lai giúp cho?
Tôn giả A Nan giật mình, vội thưa:
- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là bậc chí tôn chí quí, còn đây chỉ
là việc nhỏ nhặt của chúng con, chúng con đâu dám làm phiền đến Thế Tôn!
- Thôi thầy đừng nói thêm gì nữa, Như Lai muốn tự mình giúp
cho A Na Luật. Như Lai sẽ cùng với thầy đi đến đó.
Lòng từ ái của Phật đã làm cho A Nan và quí vị đứng quanh đó
rất cảm động.
Khi đến nơi, Phật bảo:
- A Na Luật! Thầy hãy lấy kim chỉ ra, Như Lai sẽ giúp thầy
vá áo!
Nghe tiếng của Phật, A Na Luật vô cùng sửng sốt. Trong
đôi mắt mù ấy người ta trông thấy có những giọt nước mắt chảy ra vì quá xúc động. Tôn
giả chỉ biết im lặng mà không nói được nên lời ...
Và chỉ trong ngày ấy, Phật đã giúp A Na Luật vá xong ba chiếc
áo.
婦女墮落的原因
阿那律眼睛瞎了,雖然心裏很光明,但對世間生活,一個不見天日的人,總有很多事情不能稱心如意,自從佛陀為他縫製三衣以後,佛陀很憐愍他,教他修習金剛照明三昧,不久,阿那律就獲證天眼通了。他自己的歡喜感激不說,佛陀的歡喜也自在心中,佛陀至此才放下心!
所謂天眼,就是不分遠近,不論內外,都能看到,失去了肉眼而證得天眼的阿那律,僧團中很多人都羨慕他、敬重他,這固然是佛陀慈悲威力的加被,但也是阿那律堅決的志願修行所成就的。從此,阿那律對於縫衣托缽不再煩心,別人不能見到的,他都能見到,《阿彌陀經》中,特把阿那律尊者的大名,(阿藐樓陀)列在聖弟子中。以他的天眼,可以見到西方有個極樂世界,從天眼阿那律的證明看來,使初學的眾生,對彌陀淨土,易於生起虔敬的信心。
阿那律的天眼,不但能見到極樂世界,更能見到地獄裡的種種情形。有一次,他見到很多婦女墮落在地獄中,他就跑去請問佛陀道:
「佛陀!我今天見到很多婦女墮入地獄之中,在我看,女人很容易信奉佛陀的教法,女人比男人更具有仁慈心,為什麼有那麼多的女人墮入地獄?」
佛陀回答道:
「阿那律!在我的法中,女人容易信奉,這是真實的,但女人容易造下罪業,這也是真實的。女人有三種心比男人大,第一、女人在早晨起身的時候,慳貪的心最重,希望全世界的財寶都能進她家中才好;第二、女人在日中的時候,嫉妒的心最大,她覺得全世界的人都會妨礙她;第三、女人在夕暮的時候,淫欲的心最強,她不時望著有異性隨侍在她的身旁。阿那律!婦女的慳貪心、嫉妒心、淫欲心,是最易招致她們犯罪的,這就是那些婦女們墮落的原因。」
因為阿那律的天眼,見到一些婦女墮落地獄,引出佛陀對婦女這一段說教,這正是給婦女一個反省的見證!
阿那律證得聖果,有了天眼,在僧團中已經成為上首的弟子,但他有一次和舍利弗尊者論道的時候,為了他證得天眼通,長老舍利弗竟給他一次不客氣的訓示,原因是阿那律請問舍利弗說道:
「尊者舍利弗!我以清淨的天眼,可以見到三千大千世界,我有精進不動的正念,現在,我的身體好像暢遊在寂靜的天地中,我的心已離取著,不再散亂,請問尊者,這就是離煩惱得解脫嗎?」
舍利弗尊者是僧團中第一上首的人物,他常常可以代佛陀說法,聽了阿那律尊者的話,他表示意見道:
「尊者阿那律!剛才你說你有見到三千大千世界的天眼,這是我慢心;你說你有不動的正念,這是掉舉心;你說你的心已離取著,不再散亂,這是狂妄心。以我所了解佛陀的教法,要離了我慢心、掉舉心、狂妄心,才能離煩惱得解脫!」
對於舍利弗所說的話,阿那律非但不生氣,還很感激舍利弗,他明白舍利弗尊者說的話,才是真正見道者能說出的。阿那律尊者就是如此虛心的人!
6.- NGUYÊN NHÂN ĐỌA LẠC CỦA PHÁI NỮ:
A Na Luật tuy mắt đã bị mù, nhưng tâm trí thì vẫn rất sáng
suốt. Mặc dù vậy, đối với mọi sinh hoạt của đời sống, một người không thấy đường
như thế thì cũng có lắm điều không như ý. Riêng Phật thì thương xót tôn giả vô
cùng. Từ sau khi giúp tôn giả vá áo. Phật thường ngày dạy cho tôn giả tu tập
phép thiền định gọi là “Kim Cang chiếu sáng”, và chẳng bao lâu thì tôn giả chứng
được thiên nhãn thông! Kết quả đó đã làm cho tôn giả vô cùng hoan hỉ, và Phật
cũng chia sẽ niềm hoan hỉ ấy với tôn giả.
Dĩ nhiên là có nhờ vào oai lực từ bi của Phật, nhưng cũng chính
là do sự quyết tâm, trì chí và nổ lực của riêng mình, cho nên tôn giả mới đạt
được kết quả cao quí như thế. Bởi vậy tôn giả đã được mọi người trong tăng đoàn
hết sức ái mộ và kính trọng. Từ đó, những công việc thường ngày như vá áo, rửa
bát, v. v... đã không còn làm cho tôn giả bối rối nữa.
Với thiên nhãn thông này, tôn giả có thể trông thấy bất cứ ở
đâu, dù xa, dù gần, dù trong, dù ngoài ... Những gì mọi người không thể trông
thấy được, tôn giả đều có thể thấy.
Trong kinh A Di Đà, danh hiệu của tôn giả được sắp vào
hàng thánh chúng (tức là A Nậu Lâu Đà), để chứng minh rằng, vì nhờ có thiên
nhãn thông mà tôn giả có thể thấy được thế giới Cực Lạc, làm cho vững chắc thêm
lòng tin nơi chúng sinh về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà.
Không những thấy được thế giới Cực Lạc, mà với thiên nhãn
thông, tôn giả còn thấy cả mọi sự việc nơi chốn địa ngục. Một ngày nọ, nhân thấy
trong địa ngục có quá nhiều phụ nữ bị đọa lạc, tôn giả bèn thỉnh ý Phật:
- Bạch Thế Tôn! Hôm nay con thấy có nhiều phụ nữ bị đọa vào
địa ngục. Theo con nghĩ, người đàn bà thường nhân từ hơn người đàn ông, và họ
tín phụng Phật pháp cũng hết sức dễ dàng. Vậy thì tại sao họ lại đọa lac vào địa
ngục nhiều như thế?
- A Na Luật! Đối với giáo pháp của Như Lai, người đàn bà tín
phụng hết sức dễ dàng, đó là sự thật; nhưng người đàn bà tạo các tội nghiệp
cũng hết sức dễ dàng, và đó cũng là sự thật! Nơi người đàn bà, lòng tham lam,
ghen ghét và dục vọng rất nặng nề, hơn hẳn người đàn ông, nên rất dễ gây nên lỗi
lầm, và đó là nguyên nhân của sự đọa lạc.
Tôn giả A Na Luật đã thành tựu quả thánh, lại chứng được
thiên nhãn thông, cho nên đã trở thành một trong các vị đệ tử cao cấp của Phật.
Mặc dù vậy, trong một lần đàm đạo cùng trưởng lão Xá Lợi Phất, tôn giả vẫn bị
trưởng lão Xá Lợi Phất quở trách một cách thẳng thắn. Câu chuyện như sau:
Hôm đó, tôn giả hỏi trưởng lão Xá Lợi Phất:
- Thưa sư huynh! Với thiên nhãn thanh tịnh, tôi có thể trông
thấy khắp cả ba ngàn thế giới. Tôi luôn luôn tinh tấn, sống trong chánh niệm
không bao giờ quên lãng. Hiện tại tôi cảm thấy như thân thể tôi đang vân du
thanh thoát trong cõi đất trời vắng lặng. Tâm tôi đã xa lìa mọi sự chấp trước,
không còn bị lung lạc. Thưa sư huynh, có phải như thế là tôi đã dứt trừ mọi phiền
não và được giải thoát rồi không?
Với tư cách là vị thượng thủ cao cấp nhất của tăng đoàn, trưởng
lão Xá Lợi Phất đáp lời tôn giả:
- Sư huynh A Na Luật! Vừa rồi sư huynh bảo là sư huynh
đã chứng được thiên nhãn thông và thấy rõ cả ba ngàn thế giới, đó là tâm ngã mạn,
sư huynh bảo là sư huynh sống trong chánh niệm không bao giờ quên lãng, đó là
tâm cuồng vọng, sư huynh bảo là sư huynh đã xa lìa mọi sự chấp trước, không còn
bị lung lạc, đó là tâm giao động. Theo chỗ tôi hiểu về những lời dạy của đức Thế
Tôn, chúng ta phải diệt trừ được tâm ngã mạn, tâm cuồng vọng, và tâm giao động
thì mới không còn phiền não và được giải thoát!
林中寂靜的快樂
有一次,佛陀住在俱眼彌,弟子中發生了強烈的爭執,佛陀對大家說長壽王忍辱的故事,要大家息諍,佛陀說:「用怨恨來止怨恨,是沒有止的時候,唯有用慈悲忍耐才能息滅怨恨的火燄。」
佛陀的話,讓很多人感動得去除瞋恚的心,但仍有小部分非法喜諍的人,對別人不肯讓步,這時,佛陀想起了忍讓謙虛的阿那律,阿那律此刻正在跋耆國的波利耶沙羅林中修道,佛陀就獨自信步的走去看他。
波利耶沙羅林,除了住著阿那律以外,還有跋提、劫賓那也跟阿那律在一起修行。這三人是伯仲兄弟,在家時感情很好,出家後感情也是很好,他們三人有一盟約,共同依止佛陀修道,一切遵照佛陀的指示修行。
此中阿那律尊者現在是獲證天眼的羅漢,跋提、劫賓那也在初出家的那年夏安居中開悟了,三位都是證果的聖者住在一起,其安靜和樂的生活,自不用說。
他們約定,平時不可以講話,五日召開一次會議,報告修行的心得,商討改進生活的內容。在平時,他們到外面托缽乞食,先回來的人,就要先敷床座,然後汲水,再拿出洗足的器具和抹腳的布巾,安置水瓶,托缽未吃完的東西要放在涼爽的地方,或放在沒有蟲子的水中,留給後面托缽回來沒有吃飽的人吃。
把一切都收拾好了以後,自己就可以淨手洗足,整理尼師壇,入室念佛念法念僧或坐禪。後回來的人,如果沒有吃飽,再吃前人餘下來的東西,如果說還有剩餘,要和前者一樣,放在淨地或無蟲的水中,把食器洗好,擦乾淨,放在另一個地方,然後打掃食堂,收拾衣缽,洗過手足後,把尼師壇展開,就同前回來的人一樣坐禪修行。就這樣一直到晚,先出定的人,就起來看看水瓶澡罐裏是不是還有水,如果沒有就去拿,假若一個人抬不動,就舉手示意,再叫另一個人幫忙,兩個人默默的抬去後,再靜靜的回到自己的房間,他們就這樣在這幽靜的林中過著如此平和的生活。
不喜歡住在瞋恚喧鬧地方的佛陀,為了懷念阿那律尊者,訪問到這平和的森林來,森林外,有一位看守山林的人,不認識佛陀,因為平時佛陀在各地行化,總是有很多弟子跟隨著,今天佛陀獨自一個人,不留意,都想不到是佛陀的光臨。守林的人向前阻止佛陀道:
「你不能走進這森林之中,因為裏面有三位聖者在修行。」
佛陀微笑著,安詳的回答道:
「請你去告訴他們說有人來了,他們必定很歡喜見到我。」
守林的人將此話前去報告,阿那律等三人一看是佛陀的法駕光臨,真是喜出望外,他們趕快的出來迎接,阿那律來接佛陀的衣缽,跋提敷好床席,劫賓那趕緊去汲水給佛陀洗足。佛陀被這三個虔誠的弟子迎接,洗好手足後就座,問起他們生活及修道的情形,他們據實的報告,佛陀聽了非常高興。
佛陀非常歡喜的說道:
「你們和和睦睦的修道,過著無諍的、平和的、安樂的生活,一心一德,一師一道,水乳交融似的和合,人生沒有比這更美滿的事。」
佛陀稱讚著他們,然後又進一步的說明自己過去修道的歷程來勉勵他們,從諍的漩流中,來到平和的僧團,佛陀非常歡喜,阿那律能意外的迎到恩師的光臨,真是喜在心頭,笑在眉梢。
7.- NIỀM AN LẠC NƠI NÚI RỪNG TĨNH MỊCH:
Lúc bấy giờ Phật đang của trú tại Câu Thiểm Di (Kausambi -
Kosambi). Một hôm nọ, một cuộc tranh chấp mãnh liệt bỗng xảy ra trong đại
chúng.
Phật đã đem câu chuyện về đức nhẫn nhục của vua Trường Thọ kể
cho đại chúng nghe, hầu chấm dứt cuộc tranh luận.
Phật bảo: “Dùng oán hận để diệt oán hận thì oán hận
không bao giờ có thể diệt được. Chỉ có dùng đức từ bi và lòng nhẫn nhục mới có
thể tiêu diệt được lò lửa oán hận mà thôi”.
Tuy lời khuyên bảo của Phật đã có hiệu quả với phần đông đại
chúng, nhưng một số ít người vẫn bướng bỉnh, đã không chịu nghe lời Phật, lại
còn tiếp tục làm cho cuộc tranh cấp càng gay gắt thêm. Thấy vậy, Phật bỗng nhớ
tới con người rất mực khiêm cung, nhường nhịn, là A Na Luật, lúc ấy đang hành đạo
tại rừng Ba Lị Da, nước Bạt Kì. Phật liền một mình đi đến đó để thăm A Na Luật.
Tại rừng Ba Lị Da, ngoài tôn giả A Na Luật ra còn có hai vị
khác cùng tu là Bạt Đề và Kiếp Tân Na. Cả ba vị vốn là anh em họ với nhau. Lúc
còn tại gia họ rất thương mến nhau, và sau khi xuất gia làng càng thương mến
nhau hơn, cùng giao ước với nhau là chỉ một lòng y chỉ nơi Phật và nhất thiết đều
tuân theo lời Phật dạy để tu hành. Cả ba vị đều đã chứng quả thánh.
(Danh sách ba vị này, ngoài A Na Luật ra, hai vị còn lại đã
có nhiều sách nói khác nhau: có chỗ thì Bà Cữu và Nan Đề; có chỗ thì Kim Tì La
và Nan Đề. - Chú thích của người dịch).
Cuộc sống của họ tại đây thật tịch tĩnh, hòa thuận và an lạc.
Hàng ngày, buổi sáng mọi người đều vào làng khất thực.
Ai khất thực xong về trước thì tự động trải chỗ ngồi cho cả
ba người, rồi đi lấy nước uống, nước rửa cùng khăn lau để sẵn.
Khi ăn xong, thức ăn còn dư lại thì đem để chỗ mát và trống
trải hoặc trong nước sạch. Như vậy, người đi khất thực về sau, nếu thiếu thức
ăn thì có thể dùng thức ăn còn lại ấy của người trước.
Mọi việc dọn dẹp xong xuôi, vị ấy rửa tay chân, chỉnh đốn y
áo, rồi về chỗ của mình để thiền tọa.
Người đi khất thực về sau, cũng cứ như thế mà hành trì, Buổi
thiền tọa có thể kéo dài tới chiều.
Ai xuất thiền trước thì cũng cứ tự động đi kiểm soát
xem, việc gì đáng làm thì làm, như quét dọn, lấy nước chẳng hạn.
Việc gì nhắm làm một mình không nổi thì nhờ hai vị kia cùng
giúp. Tất cả mọi việc đều được làm trong yên lặng. Họ nói năng rất ít.
Cứ năm ngày thì họ họp một lần để chia sẽ với nhau về kinh
nghiệm tu tập hoặc trù liệu các chương trình sinh hoạt mới.
Cứ thế, họ sống với nhau thật hòa thuận và an lạc trong khu
rừng u tĩnh ấy.
Khi Phật vừa đến phía ngoài khu rừng thì người giữ rừng liền
chận Phật lại. Ông ta từ trước đến giờ chưa từng trông thấy Phật, nên không biết.
Ông thưa:
- Xin ngài đừng vào rừng, vì trong ấy có ba vị thánh
tăng đang tu hành.
Phật mỉm cười bảo:
- Xin ông vui lòng vào báo với ba vị ấy là có người đến
thăm. Chắc chắn là ba vị ấy sẽ rất vui vẻ đón tiếp tôi.
Người giữ rừng liền vào trong thông báo. Ba người nhìn ra
thì biết ngay là Phật quang lâm, nên rất hân hoan, đồng ra bìa rừng nghênh
đón.
A Na Luật thì tiếp lấy y bát của Phật; Bạt Đề thì lo sửa soạn
chỗ ngồi; còn Kiếp Tân Na thì đi lấy nước rửa chân cho Phật.
Phật hỏi thăm về nếp sống cũng như sự tiến triển tu tập của
họ. Ba vị đều cứ như thật trình bày. Nghe họ nói cũng như nhìn thấy nếp sống
chung của họ, Phật rất vừa lòng. Ngài khen ngợi:
- Quí thầy cùng thờ một thầy, cùng tu một đạo, đồng tâm nhất
trí, đang sống chung với nhau trong một nếp sống an lạc, hòa hợp với nhau như
nước với sữa. Nếp sống tốt đẹp đó của quí thầy thật ít ai có thể so sánh được!
Nhân đó Phật bèn kể lại lịch trình tu hành của mình trong những
tiền kiếp xa xưa để khuyến khích thêm ba vị.
Từ một nơi đầy tranh chấp đến đây và chứng kiến được một nếp
sống hòa thuận tốt đẹp của ba vị tại đây, Phật rất lấy cảm kích và hoan hỉ vô
cùng.
Trong khi đó, A Na Luật và hai bạn đồng tu, được Phật đến tận
nơi xa xôi hẻo lánh này để thăm hỏi, cũng cảm động vô cùng, lòng dâng lên một
niềm vui khó tả.
(Chính tại khu rừng này, lấy ba vị thánh tăng trên làm đối
tượng, đức Phật đã ban bố pháp chế “Lục hòa” nhằm xây dựng một nếp sống hòa hợp,
an lạc trong tăng chúng. - Chú thích của người dịch).
感動群盜歸化佛
證悟天眼後的阿那律,並不是完全在深山叢林中忙著自了,他心中時常想著:「我今天能有這樣的法樂,都是佛陀的恩惠所賜給,為了報答佛陀,我們應該弘法利生,到沒有人佈教的地方遊化。」
外表冷靜的阿那律,內心有無限的熱情,國王的王宮、長者的府第,固然有阿那律行腳的身影,深山、村莊也不時見到阿那律尊者的教化。
占波國的摩那提那有一次患了重病,就是聽了阿那律的說法,放下憂悲煩惱,忽然好起來;對於病者,阿那律的說法安慰,往往有意外的效果,他也很喜歡探望病人。
除了病人歡喜阿那律外,對於感化兇惡的人回頭是岸,阿那律也很有辦法。
我們在前文說過,阿那律曾經投宿在一個人家,那個人家的姑娘,曾百般的引誘和糾纏他,他發願從此不再在在家人的家中投宿,可是這對一個在外行化的比丘,自然有很大的不便,不過,阿那律過慣了簡單樸素的生活,日中一食、樹下一宿,這在阿那律尊者,已經習以為常。
有一次,阿那律行化到一個鄉村中,那天晚上阿那律在村莊附近的一個樹林裏打坐,天空朦朧的月色,地上稀疏的樹影,流星劃過長空,徐風輕輕吹著,阿那律閉目冥坐,等待天明。
更深夜靜,阿那律和大地一樣,默默無聲,但是,遠處忽然有一群人影向他座處移來,阿那律想咳嗽一聲,可是那些人在他前面不遠處停下來,有天眼的阿那律注意一看,原來是一群強盜,他們正在分贓剛搶劫的東西,阿那律大聲的嘆了一口氣。
那些強盜知道有人,其中一個強盜說:
「糟啦!讓人看到了,真倒楣,我們趕快把他殺了吧!」
一群強盜都把雪亮的刀拿在手中。
阿那律就大聲說道:
「你們要殺我,你們就來吧,你們殺了我,自然也有人會殺你們!」
群盜聽了大驚,面面相覷,不知如何是好。其中有一個賊首,比較膽大,就問道:
「你是什麼人?黑夜之中破壞我們的好事!」
阿那律尊者莊嚴的回答道:
「我是沙門,我在這兒靜坐,說我看到你們做壞事倒是真,說我破壞你們的好事倒沒有。」
「你是不是要告訴官府?」盜首又問。
「我不會報官府,不過我要告訴你們,官府就是不知道你們的行為,因果報應也不會饒了你們,想到你們將來悲慘的下場,我真同情!」
阿那律的話,打動一群強盜的心,他們把兇惡的心一去,本來善良的本性現前,他們懺悔改過,又聆聽佛陀的開示,後來都請求阿那律介紹皈依佛陀,從今以後,洗心革面,做個好人。
第二天,阿那律叫群盜把搶劫來的東西還給人家,那些失去東西又再獲得的人,都感謝阿那律尊者,他們也皈依了佛陀,信奉了佛教
8.- TRỘM CƯỚP QUI Y TAM BẢO:
Nhưng không phải tôn giả A Na Luật chỉ biết ẩn mình mãi mãi
nơi chốn núi cao rừng rậm.
Tôn giả thường nghĩ: “Sỡ dĩ mình có được niềm pháp lạc như
ngày nay là đều do ân điển của đức Thế Tôn. Muốn báo đáp ân điển đó, mình phải
ra sức hoằng pháp lợi sinh. Những nơi nào chưa có người đến giáo hóa thì mình
hãy đến ...”
Con người trông bề ngoài có vẻ rất lạnh lùng ấy, thực ra,
trong lòng rất là nhiệt tình. Bởi vậy, từ cung vua, hoặc phủ đệ của các vị quí
tộc, cho đến những nơi núi rừng, làng quê hẻo lánh, không chỗ nào là không in dấu
bước chân hoằng hóa của tôn giả.
Tôn giả rất hay đi thăm những người bị bệnh. Ở nước Chiêm Ba
(Campa) có một người tên là Ma Na Đề Na, bị bệnh nặng, chỉ nghe tôn giả thuyết
pháp, rũ bỏ âu lo phiền muộn, liền khỏi bệnh. Nhiều trường hợp tương tợ như vậy,
đối với các người bệnh, tôn giả chỉ cần nói pháp, an ủi là bệnh thuyên giảm. Bởi
vậy, tất cả những người đang bị bệnh, biết được có tôn giả tới đều rất vui mừng.
Không những có một phương pháp chữa bệnh rất đặc biệt, tôn giả còn có cách khéo
léo riêng để chuyển hóa tâm tính của dân trộm cướp.
Trong một đoạn trước chúng ta đã biết, có một hôm tôn giả bị
lỡ đường, phải vào một ngôi nhà vắng bên đường xin tá túc qua đêm. Đến nửa đêm
thì tôn giả bị cô gái chủ nhà trêu ghẹo; và từ đó tôn giả nguyện không bao giờ
còn dám ban đêm vào nhà dân gian xin ngủ nhờ nữa. Lần này, tôn giả cũng đang đi
hành hóa ở một thôn trang nọ thì trời tối. Tôn giả bèn ra khu rừng ở bên ngoài
làng để tĩnh tọa chờ sáng. Ánh trăng tỏa chiếu mông lung, bóng cây lờ mờ huyền ảo.
Gió thổi nhè nhẹ. Thỉnh thoảng một vì sao băng vụt qua khoảng trời không ...
Bấy giờ đêm đã về khuya, không gian hoàn toàn vắng lặng. Bỗng
chập chờn một đám đông bóng người, từ xa đang di động dần về phía tôn giả. Tôn
giả muốn ho lên một tiếng, nhưng đám người đã dừng lại phía trước tôn giả không
xa lắm. Tôn giả dùng cặp mắt thần để quan sát thì thấy rõ ràng đó là bọn người
trộm cướp. Họ dừng lại đó để chia nhau những của cải vừa ăn trộm được. Tôn giả
bèn buông một tiếng thở dài thật lớn. Bọn trộm biết là có người trông thấy, tức
thì vũ lộng binh khí sáng ngời. Một người trong bọn xẵng giọng:
- Ai đó, Hãy ra đây cho bọn tao thấy mặt, đồ khốn kiếp!
Không thì bọn tao giết chết bây giờ!
Tôn giả nói thật lớn:
- Các người muốn giết ta, cứ việc đến! Các ngươi giết ta thì
tức khắc sẽ có người giết các ngươi!
Bọn trộm nghe thế thì hoảng kinh, ngó nhìn giáo giác, chẳng
biết nên làm thế nào. Tên thủ lãnh liền lên tiếng:
- Ông bạn là ai! Đang đêm lại muốn phá hoại công việc tốt của
chúng tôi!
A Na Luật nghiêm giọng trang nghiêm đáp:
- Tôi là một thầy tu, đang tĩnh tọa tại đây. Nếu bảo rằng
tôi thấy các ông đang làm việc quấy thì đúng, nhưng bảo rằng tôi phá hoại việc
tốt của các ông thì không đúng!
- Ông muốn tố cáo chúng tôi với quan phủ phải không?
- Tôi không có ý tố cáo các ông với quan phủ. Tôi chỉ muốn
nói với các ông điều này: Hành vi sai quấy của các ông, quan phủ có thể sẽ
không bao giờ biết được, nhưng luật nhân quả báo ứng thì sẽ không tha thứ cho
các ông đâu! Tôi vì nghĩ đến cái tương lai buồn thảm đang chờ đợi các ông mà cảm
thương các ông vô cùng!
Lời nói của tôn giả quả đã làm lay động được lòng trắc ẩn của
đám người trộm cướp.
Trong phút chốc họ dứt bỏ hẳn tâm hung ác; và tính
lương thiện, giờ đây được cơ hội phát hiện.
Họ thành tâm sám hối mọi lỗi lầm đã
qua. Nghe theo lời chỉ dạy của tôn giả, trước hết, ngay sáng hôm sau, họ đem tất
cả đồ vật đã lấy trộm trong đêm trước, hoàn trả lại cho các khổ chủ; sau đó, nhờ
sự giới thiệu của tôn giả, họ được đến yết kiến Phật để xin qui y.
Từ đó, họ quyết chí thay đổi hoàn toàn từ tâm ý, nói năng
cho đến mọi hành vi cử chỉ, trở thành những người lương thiện trong xã hội.
修學八大人覺
阿那律一邊弘法,一邊還在修行,有一天,他在支提國的瘦水渚村中靜坐的時候,就思維道:「道,不是由貪欲得到的,是要由知足才能得到;道,不是在喧鬧的地方求的,是在閒靜處才能獲得;求道要精勤,要有正念,要有多聞和智慧才行。」
當阿那律這麼想著的時候,佛陀在婆奇瘦的鹿野園中知道他的心意,就特地趕來瘦水渚村讚歎阿那律的正思正念,阿那律又遇到一次佛陀親自駕臨看他的殊榮。
阿那律想把自己所思維的問題,請佛陀印證,請佛陀說出來,因此他就問道:
「佛陀!在六和敬的僧團中,忘記自私,忘記小我,這是我們應該做到的;對眾生要絕對慈悲,絕對仁愛,這也是應該知道的。但是,佛陀!在家學道的信徒很多,出家的而接近社會行弘法利生的弟子也很多,關於他們如何求得覺悟,進入涅槃,請求佛陀慈悲開示。」
佛陀很喜歡的講說八大人覺道:
「阿那律!你問得很好,你所掛念的都是學菩薩的問題,我為你說八大人覺,一切佛弟子都應該不分晝夜,至心誦念:
「第一、你們對世間和人生,應有無常觀、苦空觀、無我觀、不淨觀,要離生死,求得覺悟,就必得這樣觀察。
「第二、你們要知道苦的根源,就是由於對世間的貪欲不捨,你們要能少欲無為,才能獲得身心自在。
「第三、你們應該察審自己無厭足的心,終日在貪求造罪,若是能夠安貧守道,知足常樂,以求智慧為事業,這樣才能獲得平穩的生活。
「第四、你們切忌行善懈怠,有益於人的事做了不要灰心,息滅煩惱,降伏魔鬼,才能出離五陰三界的牢獄。
「第五、你們應該要明白愚痴生死的可畏,對於一切佛法要悉心研究,尤其自己明白道理以後,要發心教化眾生,給眾生快樂。
「第六、你們應該覺悟到貧苦的人,怨恨很多,學菩薩的人要給他們物質上的救濟,精神上的安慰,不要記著仇恨,不要怨怪別人。
「第七、你們生活在世間,不要被五欲的世間打敗,無論出家在家,總要不染世樂,過一種清淨高遠的生活。
「第八、你們不可作自了漢,你們要發大乘普濟一切眾生的心,寧願眾生得離苦,不為自己求安樂。」
因為阿那律尊者的請問,佛陀講完了這八種修學菩薩的問題,很多人照著這樣修行,都改善了生活,使生活獲得自在安樂。
有一天,阿那律在禪定中思維佛陀所講的八大人覺,他想:這個法,是少欲知足之法,不是不知足之法;是遠離之法,不是群聚之法;是精進之法,不是怠惰之法;是正念之法,不是妄念之法;是寂靜之法,不是愚者之法。
恩師與弟子,他們師徒之間的一唱一和,宇宙人生的真理,修行解脫的路徑,實在說,原來就是這樣。
9.- TU TẬP TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA CÁC BẬC ĐẠI NHÂN:
(Bát đại nhân giác))
Tôn giả A Na Luật, một mặt cần cù trong việc hoằng pháp lợi
sinh, một mặt vẫn tinh tấn trong công phu tu học.
Một hôm, trong lúc thiền tọa tại một làng nọ thuộc nước Chi
Đề (Cedi), tôn giả quán niệm rằng: “Không phải do tham dục mà đạt được Đạo, mà
chính là do tâm biết đủ (tri túc); không phải ờ nơi ồn ào náo nhiệt mà tìm được
Đạo, mà chính là ở nơi vắng lặng tịch mịch; muốn thấy được Đạo cần phải siêng
năng, thường xuyên có chánh niệm, lại còn phải đa văn và rèn luyện trí tuệ”.
Bấy giờ Phật đang ngự tại một khu vườn ở nước Bà Kì Dũ.
Trong lúc A Na Luật quán niệm những điều như trên thì Phật thấy rõ được tâm ý ấy
của tôn giả, bèn đến tận nơi để khen ngợi và khích lệ. Lại được Phật quang lâm
thăm hỏi, tôn giả xúc động vô cùng. Nhân đó tôn giả đem tư tưởng của mình trình
bày lên, xin Phật ấn chứng, và thưa hỏi thêm:
- Bạch Thế Tôn! Theo tinh thần “Sáu nguyên tắc sống chung
hòa hợp” (Lục hòa), mỗi cá nhân trong tăng đoàn phải quên đi những gì riêng tư,
phải quên đi cái bản ngã nhỏ mọn của mình; đối với chúng sinh thì phải tuyệt đối
dùng đức từ bi và lòng nhân ái để đối xử; những điều đó chúng con phải hiểu biết
và phải thực hành trọn vẹn. Nhưng, bạch Thế Tôn các tín đồ tại gia thì rất
đông, và các vị đệ tử xuất gia của Thế Tôn thường xuyên gần gũi với xã hội để
hoằng pháp lợi sinh cũng rất đông; đối với những vị này, muốn cầu được giác ngộ
và chứng nhập niết bàn thì làm thế nào, xin Thế Tôn từ bi khai thị.
- Thầy A Na Luật! Câu hỏi của thầy thật hữu ích! Những điều
thầy đề cập tới đúng là những điều cần thiết của những người muốn tu học theo hạnh
nguyện bồ tát. Thầy A Na Luật! Có tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân
mà bất cứ là đệ tử của Như Lai, bất luận ngày đêm, đều phải tinh tấn hành trì:
- Điều thứ nhất: Phải thường xuyên quán chiếu để thấy
được những tính cách vô thường, giả tạm, đau khổ, không thanh tịnh, không có tự
ngã của thế gian. Phải quyết chí xa lìa sinh tử thì được giác ngộ.
- Điều thứ hai: Phải thường xuyên quán chiếu để thấy được
tâm tham dục và bám chặt thế gian chính là nguồn gốc của mọi khổ đau. Phải sống
một cuộc sống thiểu dục, vô vi, thì thân tâm sẽ được tự tại.
- Điều thứ ba: Phải thường xuyên quán chiếu tâm mình để
thấy rằng, suốt ngày nó chỉ một mực lo tham cầu và tạo tội lỗi, không biết nhàm
chán. Phải biết an vui trong nếp sống đạm bạc, biết đủ, để có thể hoàn thành sự
nghiệp trí tuệ.
- Điều thứ tư: Phải siêng năng làm các việc lành, không từ
chối bất cứ việc gì làm lợi ích cho người, diệt trừ phiền não, hàng phục các ma
chướng; có thế thì mới mong vượt thoát được ngục tù của năm ấm và ba cõi.
- Điều thứ năm: Phải biết rõ rằng, sự ngu si thật là
đáng sợ. Cho nên, đối với tất cả mọi ngành học thuật đều phải để tâm nghiên cứu
và học hỏi; rồi lại phải phát tâm đem những điều đã học hỏi mà giáo hóa chúng
sinh, khiến cho mọi loài đều được an vui.
- Điều thứ sáu: Phải thấy rõ rằng, vì nghèo khổ mà người
ta sinh nhiều oán hận. Người tu học theo hạnh bồ tát phải biết giúp đỡ họ về mặt
vật chất cũng như an ủi họ về mặt tinh thần, dù ai xử tệ với mình cũng không
nên khởi niệm oán hận.
- Điều thứ bảy: Dù phải sống ở trong thế gian cũng không bao
giờ để cho năm thứ dục vọng của thế gian làm chủ mình. Dù là người xuất gia hay
tại gia, không bao giờ để bị nhiễm ô bởi các thứ dục lạc của thế gian. Nhất mực
phải sống cuộc đời cao thượng.
- Điều thứ tám: Không nên cầu sự an lạc cho riêng bản
thân mình. Phải phát tâm đại thừa, cứu độ tất cả chúng sinh xa lìa đau khổ,
cùng được an lạc.
Nhân lời thưa hỏi của tôn giả A Na Luật mà Phật khai thị tám
điều tu tập của hạnh bồ tát. Rất nhiều người đã nương theo đó mà tu tập, cải
thiện được đời sống, làm cho thân tâm được tự tại an lạc.
晚年的雜事
在社會教化方面那麼活躍、在教團內又如此受到佛陀殊遇的阿那律,他的生命史一定有更多偉大而輝煌的事跡,我們現在無法加以敘述,只想到他和舍利弗、目犍連等諸大弟子,在僧團中有著同樣的地位!
關於阿那律尊者,在什麼時候、什麼地方滅度的,現在無法知道了。不過,可以確定是,佛陀涅槃的時候,在拘尸那揭羅城娑羅雙樹間,阿那律尊者和阿難陀尊者都曾在佛陀涅槃的床邊。
佛陀在涅槃前,二月十五日的那天夜裏,西山上一輪滿月,分外的光明,在白色的樹林裏躺著八十歲的佛陀,四周圍繞的弟子很多,佛陀對大家作最後的遺教,夜靜靜的,大家呼吸都不敢出聲,佛陀叮嚀勸誡弟子們要持戒、要弘法、要修心、要護口、要忍辱、要少欲、要精進,這在《佛遺教經》裏,記載得很詳細。
佛陀講到最後,像很掛念的樣子,提出一個問題問大家道:
「諸比丘弟子!我對你們說的法,千萬不要忘失,我如良醫,知病說藥,服與不服,咎不在醫;我如善導,導人善道,行與不行,過不在導。諸比丘弟子!我所說的四聖諦十二因緣,是我所證悟的真理,這是世間的明燈,苦海的慈航,對四聖諦十二因緣信解不疑的人,就是他的入道之門,今我將要涅槃,你們如有疑惑,可速提出來問我,我當為你們解說!」
苦口婆心的佛陀,在靜靜的深夜裏,像這樣問了三次,大家都默默無言,沒有人回答,是佛陀將要涅槃的氣氛,鎮懾了諸弟子,也是諸弟子對四聖諦十二因緣都已深解不疑,他們都是跟隨佛陀多年的常隨弟子,對於根本的佛法,不會有不解的地方,這時夠資格在佛陀將要涅槃的時候,能和佛陀講話的天眼第一的阿那律尊者,就右膝著地,合掌恭敬,代表大家稟白佛陀道:
「佛陀!我們弟子都很信解四聖諦十二因緣是宇宙人生的真理,在這個世間上,太陽可以使其變冷,月亮可以使其變熱,雪山可以成為大海,大地可以變為廢墟,佛陀所說的四聖十二因緣的教法,不可令異!」
佛陀很安靜的聽著,臉上露出微微的笑容,像阿那律尊者最後對佛陀所說的話,才能安慰佛陀四十九年行腳遊化的苦心!
佛陀涅槃後,五百位大阿羅漢在耆闍崛山大石室中集結三藏,阿那律尊者一定也在其中,關於他以後的事跡,就不見其流傳,真是非常可惜!
阿那律尊者有著堅強不移的意志,就因為一次瞌睡而受到教誡,到了失明的程度也不灰心,他那種精進的精神,實在崇高得令人感歎不已!失掉肉眼,而獲證天眼,安詳自在的修行,安詳自在的傳道,實不愧是教團上首的一人!
10.- TUỔI GIÀ:
Trong cuộc đời tu học và hành đạo của tôn giả A Na Luật chắc
chắn là có nhiều sự tích huy hoàng, và kì vĩ, nhưng rất tiếc là đã không còn chứng
liệu gì lưu lại để có thể truy cứu được. Chúng ta chỉ biết được ràng, tôn giả
là một trong các vị đệ tử lớn của Phật, địa vị ngang hàng với các tôn giả Xá Lợi
Phất, Mục Kiền Liên v.v...
Tôn giả viên tịch tại đâu, vào lúc nào, cũng không biết
được; có điều chắc chắn rằng, trong giờ phút Phật nhập niết bàn ở rừng Câu Thi
Na thì tôn giả cùng với tôn giả A Nan đều có mặt và luôn luôn túc trực bên cạnh
Ngài.
Trong đêm Rằm tháng Hai năm ấy, ánh trăng sáng tỏ chiếu khắp
trời không, trong rừng cây Sa la, giữa cái không khí trang nghiêm, vắng lặng và
đầy buồn thương, Phật bấy giờ đã 80 tuổi, đối trước đông đúc đệ tử ngồi vây
chung quanh, đang dạy những lời cuối cùng về việc giữ giới, nhẫn nhục, siêng
năng, giữ gìn tâm ý, v.v... Sau hết Ngài nói:
- Này quí thầy! Đối với những pháp môn Như Lai đã dạy, quí
thầy hãy ghi nhớ lấy, đừng để cho quên mất!
Như Lai cũng như ông thầy thuốc, chẩn bệnh và cho thuốc, còn
uống thuốc hay không là do người bệnh;
Như Lai cũng như người chỉ đường, chỉ
rõ con đường đúng, còn đi hay không đi thì không phải là do lỗi của người chỉ
đường.
Này quí thầy! Những giáo pháp về Bốn sự thật, Mười hai
nhân duyên v.v... mà Như Lai đã đạy, đều là những chân lí mà Như Lai đã chứng
ngộ, là cây đèn sáng của thế gian, là chiếc thuyền từ trên biển khổ. Những người
đã hiểu rõ và tin tưởng vào chúng thì chúng chính là cánh cửa đưa họ vào đường
giải thoát. Giờ đây Như Lai sắp nhập niết bàn, đối với các giáo pháp ấy, nếu ai
còn chỗ nào nghi ngờ thì hãy nên bày tỏ ra ngay để Như Lai giảng giải lại.
Phật bảo đến ba lần như vậy, đại chúng vẫn ngồi yên lặng, chứng
tỏ tất cả đều không có điều gì nghi ngờ. Sau khi quán sát tâm ý của đại chúng,
tôn giả A Na Luật thưa:
- Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng con không có điều gì nghi ngờ về
các giáo pháp Bốn sự thật, Mười hai nhân duyên v.v... Đó là chân lí của vũ trụ
nhân sinh, Trên thế gian này, mặt trời có thể trở thành lạnh, mặt trăng có thể
trở thành nóng, núi Tuyết có thể trở thành biển lớn, cõi đất có thể trở thành
gò hoang, nhưng giáo pháp của Thế Tôn đã dạy thì không gì có thể làm cho thay đổì
được!
Sau khi Phật đã nhập niết bàn, trong kì kết tập kinh điển
trong hang núi Kì Xà Quật (Gijihakuta) của 500 vị A La Hán, chắc chắn là có mặt
tôn giả A Na Luật.
(Trong chương nói về tôn giả Đại Ca Diếp, tác giả nói rằng,
kì kết tập kinh điển lần đầu tiên này đã được tổ chức tại hang núi Tất Bát La nằm
ở phía Đông Nam thành Vương Xá, khác với núi Kì Xà Quật được tác giả nói ở đây,
nằm ở phía Đông Bắc thành Vương Xá. Phật Quang Đại Từ Điển - do tác giả làm chủ
biên - cũng nói hang Tất Bát La là nơi kết tập kinh điển lần đầu tiên. Hang Tất
Bát La, cũng gọi là hang Thất Diệp - Sapta Parnaguha, một động đá nằm trong núi
Tì Bà La (Vebraha), là một trong năm tu viện ở vùng Vương Xá - Chú thích của
người dịch)
Nhưng dấu vết về sau đó của tôn giả thì hoàn toàn
không được lưu truyền. Thật là đáng tiếc!
Tôn giả A Na Luật là người có chí khí kiên cường, chỉ vì cái
bệnh mê ngủ mà thành ra mù lòa. Dù vậy, với sự tinh tấn không ngừng, từ chỗ bị
mù lòa tôn giả lại chứng được thiên nhãn thông, tu hành và hoằng hóa một cách
an tường tự tại, được mọi người đều xưng tán, thật không hổ là một bậc thượng
thủ của giáo đoàn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét