VI.- ĐẠI CA DIẾP
大迦葉-頭陀第一
樹下生偉人
假若有人從兩千五百年前到現在肉體還活在世上的話,那就是佛陀弟子中頭陀第一的大迦葉尊者。
不久之前,法國的柏林森博士在印度的雞足山上,還見過尊者大迦葉,並且皈依了他。這位富傳奇性聖者的生涯,介紹起來實在是一段很美麗的故事。
我們還是從尊者的出生說起吧!
兩千五百年前,在離中印度摩竭陀國首都王舍城不遠的摩訶娑羅陀村裏,住著一位婆羅門望族的大富豪尼拘盧陀竭波長者,據說他擁有比當時的國王頻婆娑羅王還更多的財產。
尊者大迦葉,就是出生在這個家庭。
說起大迦葉的出生,也有著奇異的瑞相,可以說和佛陀差不多。據說他母親臨產的那天,正在庭院裏散步,忽然覺得睏倦,坐在大畢缽羅樹的樹蔭下休息的時候,不知是從哪裏來的天衣,突然飄落在樹枝上,也就在這時,大迦葉便發出哇哇的聲音來到了人間。
大迦葉,父母為他取的名字本來叫做畢缽羅耶那,就是樹下生的意思。他長得白淨肥胖,和佛陀的三十二相差不多。大富豪家中的獨生子,父母對他的養育和疼愛更不用說。光是乳母,就請了四個人,在他身旁陪著玩的,人數更多。
大迦葉在八歲的時候,照例受了婆羅門的戒條,並且延師學習各種學問,從祭祀法學起,書畫、算術、文學、五明、四吠陀,以及星宿運行、陰陽吉凶、地震雷鳴、音樂歌舞等,由於他的聰明,沒有一樣不研究得徹底。
最奇怪的是,大迦葉從小就和其他小孩不同,他討厭世間上的歡樂,鄙視情欲,厭惡不淨,常常希望離群獨居,就是父母,他離開了也不會想念。
VI.- Tôn giả ĐẠI CA DIẾP
(Mahakasyapa - Mahakassapa)
(Vị trưởng lão tu khổ hạnh mẫu mực nhất)
(http://sites.google.com/site/terrycomic2/dajiashe.jpg)
1.- VĨ NHÂN RA ĐỜI NƠI GỐC CÂY:
Giả như có người ra đời từ hơn 2500 về trước mà vẫn giữ nhục
thân còn sống mãi cho tới ngày nay, thì người ấy phải là tôn giả Đại Ca Diếp, vị
đệ tử thượng thủ của Phật, đã từng nổi tiếng là người tu hạnh đầu đà đứng hàng
đầu trong tăng đoàn thuở đó.
Trước đây không lâu, một vị bác sĩ người Pháp, ông Bá Cách
Sâm, đã có lần du hành đến núi Chân Gà (Kukkutapadagiri, tức Kê Túc Sơn, một quả
núi trông giống như hình chân gà, nằm cách Già Da - Gaya, hơn 25 cây số về hướng
Đông Bắc, tức phía Tây Nam của thành Vương Xá; nhưng cũng có sách cho rằng, núi
này là một ngọn của núi Linh Thứu, ở phía Đông Bắc thành Vương Xá. - Chú thích
của người dịch) ở Ấn Độ. Tại đó ông dã được may mắn tham kiến tôn giả Đại Ca Diếp
và sau đó đã xin qui y với tôn giả.Cuộc đời của vị thánh mang tính chất truyền
kì này, nếu được đem giới thiệu lên thì quả là một câu chuyện thật đẹp đẽ. Vậy
chúng tôi xin thuật từ đầu khi tôn giả vừa được sinh ra đời.
Hơn 2500 năm về trước, ở ngoại ô kinh thành Vương Xá
(Rajagrha - Rajagaha) của vương quốc Ma Kiệt Đà (Magadha), thuộc miền Trung Ấn
Độ, có một ngôi làng tên là Ma Ha Sa La Đà (Mahatittha). Trong làng này có một
vị trưởng giả thuộc chủng tộc Bà la môn tên là Ni Câu Lô Đà Yết Ba, giàu sang tột
bậc. Tương truyền rằng, tài sản của ông còn nhiều hơn của vị quốc vương nước
Ma Kiệt Đà đương thời là vua Tần Bà Sa La (Bimbisara). Tôn giả Đại Ca
Diếp đã được sinh ra trong gia đình cự phú đó!
Sự ra đời của tôn giả cũng kèm theo những sự việc lạ lùng,
có thể nói, gần giống như sự giáng trần của Phật. Thân mẫu của tôn giả, trong
ngày lâm bồn, lúc đang đi dạo trong sân nhà thì bỗng cảm thấy người bần thần mỏi
mệt, liền ngồi xuống nơi gốc cây Tất bát la để nghỉ ngơi. Đột nhiên, áo trời
không biết từ đâu bay đến, là đà đáp xuống cành cây, tức thì bà nghe tiếng khóc
chào đời của em bé ... Bởi vậy, ngay lúc đó bé đã được đặt cho tên tục là Tất
Bát La Da Na (Pippalayana), có nghĩa là hạ sinh nơi gốc cây.
Càng lớn lên, cậu bé Đại Ca Diếp càng trắng trẻo, mập mạp,
và có gần đủ 32 tướng tốt của Phật, vì là người con duy nhất trong một gia đình
giàu sang địch quốc, nên sự yêu quí cưng chiều của cha mẹ đối với cậu như thế
nào, thiết tưởng không cần phải diễn tả. Có đến bốn bà vú để chăm sóc cho cậu,
ngoài ra, số người suốt ngày ở bên cạnh để hầu hạ và chơi đùa với cậu thì rất nhiều.
Khi được tám tuổi, theo luật lệ Bà la môn, cậu bé Đại Ca Diếp
được cha mẹ mời danh sư về nhà dạy học. Các môn học tuần tự gồm có từ cách thức
tế tự, đọc, viết, vẽ, toán, văn chương, ngũ minh, bốn kinh Vệ Đà, cho đến âm nhạc,
ca múa, sự vận hành của tinh tú, âm dương tốt xấu, sấm sét, động đất v.v... vì
vốn có trí thông minh thiên bẩm, cho nên không có môn học nào là cậu không thấu
suốt triệt để.
Có điều rất kì lạ, từ nhỏ cho đến khi khôn lớn, Đại Ca Diếp
đã tỏ ra không giống với bao nhiêu trẻ em hay thiếu niên khác: cậu rất nhàm
chán những hoan lạc của thế gian, khinh bỉ tình dục, ghét những gì bất tịnh,
thường thường chỉ muốn ở một mình, ngay cả dù có ở xa cha mẹ, cậu cũng hề nhớ
nhung đến.
不同床的夫妻
日月過得很快,大迦葉已長成一個英俊瀟灑的青年了,父母很歡喜,告訴他希望最近為他討娶一個妙齡美貌的少女為妻。
大迦葉慌忙的推辭道:
「這是萬萬不能的,我唯一的希望就是修道,有了妻子會障礙我的修行。」
父母當然不答應他的要求,他在沒有辦法可推辭的時候,終於想出了一個辦法。他馬上請了一位有名的藝術家,為他用黃金雕塑一個美女的金像,他拿去對父母說:
「你們一定要我娶親的話,請找一個和這個金像一樣的女人,否則,我立志終身不娶。」
父母對於這樣的要求,覺得非常傷腦筋,後來終於採用了常常在他家出入的一個婆羅門的建議,決定為他找一個如金像一般的女郎。因此,那個婆羅門就製作一個大傘蓋,將金像女郎安置在裏面當女神供奉,從這村莊到那村莊,從這城市到那城市,這樣來回不停的巡迴,向那些集合看熱鬧的人宣說:「有所希求的少女們!你們都來供養這尊女神吧!一定可以如妳們的願望和所求。」
從王舍城出發,渡過恆河,漸漸的到了北方的毘舍離城。
在毘舍離城外的迦羅毘迦村上,住著一位也是大富豪的婆羅門迦毘羅,他有一個待字閨中的女兒叫妙賢,天姿國色,是有名的美人。
這一天正是燃火節,青年男女瘋狂的取樂。妙賢受了朋友之約,一同去參拜那尊黃金女神。妙賢花容月貌的面孔,在參拜的時候使那尊黃金女神都黯然失色了。管金像的婆羅門一見大喜,就去訪問她的家庭,把來意一五一十的告訴妙賢的父親迦毘羅,迦毘羅知道大迦葉家中的名望和財富,也很歡喜的允諾這門親事。
訂婚手續完成以後,選擇了吉祥的日子,把新娘迎接到大迦葉的家中來,你看那妙賢,穿錦衣,佩瓔珞,恐怕天上的天女也沒有她的美貌。
奇怪的,新娘雖然有傾國傾城的美麗,但她總是深鎖眉頭,像是有什麼不快樂的事情掛在心上。
鼓樂歌舞,參拜過天地,大迦葉和妙賢,被雙雙的送進洞房。新婚夫婦,沒有一點笑顏,誰也不看誰,各自都愁眉不展,懷著心事,只是沉默的坐著。這樣的洞房花燭夜,反而使人感到陰森嚴肅得可怕!
一更二更,三更四更,五更以後,黎明漸漸到來,新婚夫婦還沒有說一句話。天漸漸的亮了,大迦葉終於開口問道:
「請問你心中有什麼心事?」
妙賢皺皺眉,沉默著,沒有回答。
「有話可講,什麼事都可以商量。」
妙賢流下了眼淚,仍然沒有回話。
「究竟是什麼事使妳這麼傷心?」大迦葉鼓著嘴,像是要生氣的樣子。
禁不住大迦葉再三的盤問,妙賢終於輕聲哀怨的說道:
「你破壞我的志願,我本來厭惡五欲,希望修行清淨的梵行,我父親受你家中財富的誘惑,把我的願望毀了!」
大迦葉一聽大喜,即刻告訴妙賢,他也是厭惡愛染,樂於清淨修行,這是天意的巧合,他們可以照著自己的志願來做。
因此,新婚的夫婦,約定在房中鋪設兩張床,名義上是夫妻,但決不同床而眠。
2.- VỢ CHỒNG KHÔNG CHUNG GIƯỜNG:
Ngày tháng qua mau, Đại Ca Diếp giờ đã trưởng thành, trở nên
một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Cha mẹ vui vẻ vô cùng, bèn bảo cho chàng biết
là ông bà sẽ cưới cho chàng một cô vợ thật xinh đẹp, đoan trang, thùy mị. Ngờ
đâu khi vừa nghe thế thì chàng đã hốt hoảng, vội vàng từ chối:
- Thưa cha mẹ! Trăm ngàn làn cũng không thể được! Hi vọng
duy nhất của con là được cha mẹ cho phép con đi tu mà thôi. Nếu có vợ con thì sự
tu hành của con sẽ bị trở ngại.
Đương nhiên là ông bà nhất quyết không chiều ý chàng trong
trường hợp này. Chàng đã suy nghĩ nhiều, và cuối cùng thì tìm ra được một cách
để từ chối việc lập gia đình. Chàng lập tức nhờ một nhà điêu khắc nổi tiếng,
dùng vàng để đúc nên một bức tượng mĩ nữ tuyệt đẹp, rồi đem bức tượng ấy thưa với
song thân:
- Thưa cha mẹ! Nếu cha mẹ nhất định muốn con phải cưới vợ
thì xin cha mẹ hãy tìm cho được cô gái nào giống hệt như bức tượng mĩ nữ này
thì con mới chịu; còn không thì con nhất định suốt đời không lấy vợ.
Nghe lời yêu cầu của chàng, ông bà rất lấy làm khó xử. Lúc
đó có một thầy Bà la môn rất thân cận, thường ngày vẫn hay tới lui nhà ông bà,
đã hứa giúp cho ông bà thế nào cũng sẽ tìm ra cô gái xinh đẹp giống hệt như bức
tượng mũ nhân bằng vàng kia. Ông ta bèn biến bức tượng ấy thành một một tượng nữ
thần, để lên kiệu, có lọng che tôn nghiêm, rồi cho người khiêng đi từ làng này
sang làng khác, hết thành phố nọ đến thành phố kia, có chỗ nào có đông người tụ
tập đến xem thì ông bảo: “Các cô thiếu nữ có ước muốn điều gì thì hãy đến cúng
dường cầu khẩn vị nữ thần này, nhất định các cô sẽ được toại nguyện”. Khởi đầu
từ kinh thành Vương Xá, ông đem tượng nữ thần tuần du. vượt qua sông Hằng tiến
về phương Bắc, dần đến kinh thành Tì Xá Li.
Ở ngoại ô thành Tì Xá Li có một ngôi làng tên Ca La Tì Ca.
Trong làng có một vị trưởng giả Bà la môn thuộc hạng đại phú hào, tên là Ca Tì
La (Kapila). Ông có một cô con gái tên Diệu Hiền (Bhadda), thật là sắc nước
hương trời, một mĩ nữ thời danh, khắp vùng không ai là không biết tiếng.
Hôm ấy đúng vào tiết “đốt lửa”, là dịp cho các thanh niên
nam nữ vui đùa thỏa thích. Diệu Hiền nhân dịp này, đã rủ bạn bè cùng đi chiêm
bái tượng nữ thần. Khi vừa đứng trước bức tượng vàng, sắc đẹp “hoa nhường nguyệt
thẹn” của Diệu Hiền đã làm cho bức tượng bỗng dưng biến sắc. Thầy Bà la môn thấy
thế thì mừng lắm, lập tức đến thăm gia đình nàng, và đem câu chuyện “kén vợ” của
Đại Ca Diếp thuật rõ đầu đuôi với phụ thân nàng. Trưởng giả Ca Tì La biết được
gia đình Đại Ca Diếp vừa có danh vọng, vừa giàu sang cực phẩm thì thỏa mãn lắm,
liền nhận lời làm thông gia.
Sau lễ đính hôn, họ chọn ngày lành tháng tốt để đưa cô dâu về
nhà chồng.
Ngày đưa dâu đã đến, Diệu Hiền mặc áo gấm, đeo ngọc anh lạc.
Dáng vẻ xinh đẹp, kièu diễm của nàng, sợ rằng đến ngay cả các vị thiên nữ cũng
không sánh bằng!
Nhưng thật là kì quái! Cô dâu tuy có sắc đẹp “nghiêng nước
nghiêng thành” như thế, nhưng lại rèm mi ủ dột, như có nỗi buồn gì đang trĩu nặng
trong lòng ...
Tiếng trống, tiếng nhạc trổi lên; lời ca nhịp nhàng với điệu
múa; hôn lễ bắt đầu được cử hành ...
Sau khi lạy trời đất, Đại Ca Diếp và Diệu Hiền được đưa vào
làm lễ động phòng. Cả hai vợ chồng, trong đêm tân hôn, không ai có một nụ cười.
Không ai nhìn mặt ai, mỗi người đều mang tâm sự riêng, mắt buồn xa vắng; rồi mỗi
người một góc, trầm mặc tĩnh tọa ... Đêm động phòng hoa chúc cứ như vậy trôi
qua; canh một, canh hai, canh, canh tư, rồi canh năm, hừng đông ló dạng, cặp vợ
chồng mới cưới ấy vẫn tuyệt nhiên im lặng, không ai nói một lời nào! Đến khi mặt
trời hoàn toàn sáng rỡ, bấy giờ chú rể mới cất lời nhỏ nhẹ hỏi cô dâu?
- Cô nương có tâm sự gì buồn chăng?
Diệu Hiền khẽ chớp vành mi, nhưng vẫn im lặng không trả lời.
- Có việc gì xin cô nương cứ nói. Dù gì đi nữa thì chúng ta
cũng vẫn có thể chia sẻ cùng nhau được mà!
Diệu Hiền liền chảy nước mắt, nhưng vẫn im lặng. Đại Ca Diếp
liền to tiếng hơn, làm như là bực bội lắm:
- Có việc gì đau lòng lắm thế, hãy nói cho tôi biết có được
không?
Đại Ca Diếp hỏi đến ba lần, vạn bất đắc dĩ, bấy giờ Diệu Hiền
mới trả lời, nhưng với một giọng đầy ai oán:
- Ông đã phá hoại chí nguyện của tôi! Tôi vốn nhàm chán
ngũ dục, chỉ mong được ở yên để tịnh tu phạm hạnh; nhưng vì cha tôi bị mê hoặc bởi
cái bả giàu sang của gia đình ông mà đã đem tôi gả bán cho ông, làm tiêu tan
cái chí nguyện tu hành của tôi!
Đại Ca Diếp nghe mấy lời thì như mở cờ trong bụng, mừng rỡ
vô cùng, vội vàng bảo cho Diệu Hiền biết, mình cũng có cùng một chí nguyện như
vậy, cũng chán ghét ái dục ở đời, và chỉ mong được thanh tịnh tu hành.
Ôi, vưi mừng kể sao cho xiết! Đây quả là một sự sắp đặt khéo
tuyệt của hóa công! Vậy là cả hai người đề có thể thực hiện chí nguyện của mình
một cách tự tại. Họ bèn đồng ý nhau, kê hai cái giường riêng biệt, tuy
trên danh nghĩa vẫn là vợ chồng, nhưng không bao giờ nằm chung một giường.
守約十二年
既然做了夫妻,兩個人又不同床而臥,他們的父母隱約間知道此事,有一天特地到新房中察看,見到兩張床鋪時,父母就很不高興的說道:
「你們是剛結婚不久的夫妻,房中陳設兩張床真不吉利,我叫人來拆了一張!」
大迦葉不敢反對父母,但更加堅定了他們的約言和誓願。
大迦葉對妙賢說:
「我們不必灰心,房中這一張床我們可以輪流睡,初夜中夜妳睡的時候,我可以在室內踱來踱去或是修行,後夜你起來讓我睡,妳可以經行或打坐。」
妙賢很歡喜大迦葉的建議,但她卻說道:
「我們最好能早一點出家,免得五欲世間,處處都埋伏危機,誘惑人墮落!」
「我也這樣想,但父母雙親尚在,他們就我一個獨生子。忍耐著,我們的理想和志願終有實現的一天!」大迦葉安慰著妙賢。
這對新婚夫婦身雖在紅塵,而心樂清淨道業,彼此河水不犯井水,安安穩穩的度著時光。
有一天夜裏,妙賢睡在床上,大迦葉在室內來回的走著,忽然一條黑色毒蛇,正橫過妙賢的床下。大迦葉注意一看,妙賢的右手正垂在床下與毒蛇距離不遠,他很焦急的想,萬一她的手被毒蛇咬了怎麼辦?
就在十分危急的時候,大迦葉趕快用衣服先包裹了自己的手,然後再輕輕的將妙賢的手放到床上去。睡得很甜的妙賢,被這突如其來的舉動驚醒,她非常驚訝,一個起身連忙坐起來,像是慍怒的樣子問道:「出了什麼事?為什麼要這樣?」後來經過大迦葉的解釋,她才放下心,並且很感激大迦葉。
悠悠的歲月,如此清淨的生活,他們繼續度過了十二年。
3.- MƯỜI HAI NĂM KIÊN TRÌ CHÍ NGUYỆN:
Đã là vợ chồng, nhưng hai người không bao giờ nằm chung giường;
điều đó rồi cũng đến tai song thân chàng. Cho nên, một hôm nọ, ông bà trưởng giả
bất thần vào phòng ngủ của vợ chồng chàng xem xét. Quả nhiên, ông bà trông thấy
hai người nằm ở hai giường riêng biệt. Ông trưởng giả giận lắm, bảo:
- Hai đứa mày đã kết hôn, đã thành vợ chồng với nhau mà lại
kê hai chiếc giường nằm riêng biệt thì đâu có phải là điều tốt! Tao phải gọi
người chẻ bỏ đi một cái mới được!
Đại Ca Diếp không dám phản đối cha mẹ, nhưng lại kiên quyết
giữ tròn chí nguyện của hai người. Chàng đề nghị với vợ:
- Dù gì đi nữa thì chúng mình cũng không được nản chí. Bây
giờ chỉ còn một cái giường thì chúng mình thay phiên nhau dùng. Đầu hôm đến nửa
đêm thì em ngủ, còn anh thì kinh hành hoặc tĩnh tọa; đến cuối đêm thì anh ngủ,
trong khi thì em kinh hành hoặc tĩnh tọa.
Diệu Hiền tán đồng lời đề nghị của chồng, và nói thêm:
- Sao chúng mình không sớm tìm đường đi xuất gia! Ngũ dục ở
thế gian thật là đáng sợ, chỗ nào cũng có chúng nó mai phục, lỡ ra chúng mình bị
mê hoặc rồi đọa lạc làm sao!
Đại Ca Diếp an ủi vợ:
- Anh cũng đã có ý nghĩ như vậy, ngặt vì song thân vẫn còn tại
đường mà anh lại là con một, đâu có thể bỏ mặc ông bà được! Em hãy kiên nhẫn
đi, lí tưởng và chí nguyện của chúng mình thế nào cũng có ngày thực hiện được.
Ngày tháng trôi qua, hai vợ chồng chàng sống an ổn như vậy,
tuy ở chốn hồng trần mà tâm luôn luôn thanh tịnh, an vui trong đạo vị.
Một đêm kia, như thường lệ, trong lúc Diệu Hiền ngủ
trên giường thì Đại Ca Diếp đi kinh hành trong phòng. Bỗng chàng trông thấy một
con rắn đen, loại cực độc, đang nằm dưới giường, trong khi đó, trong cơn ngủ thật
say, cánh tay phải của Diệu Hiền để thòng xuống khỏi giường, và chỉ cách con rắn
trong gang tấc.
Trong thời khắc mười phần nguy cấp đó, chàng lập tức lấy
áo bao bọc tay mình lại, rồi nhè nhẹ cầm cánh tay của nàng đặt lên giường. Dù
chàng cử động thật nhẹ, nhưng cũng đã làm cho nàng giật mình thức giấc. Thấy
chàng trong trường hợp ấy, nàng hết sức kinh ngạc, liền ngồi bật dậy, giọng đầy
trách móc hỏi:
- Anh đã làm gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra?
Đại Ca Diếp liền chỉ con rắn cho nàng thấy và nhỏ nhẹ giải
thích cho nàng biết về việc làm của mình vừa rồi. Nghe thế nàng mới yên lòng và
tỏ ra vô cùng cảm kích đối với chàng.
Cuộc sống thanh tịnh của hai vợ chồng cứ như vậy trôi qua,
tính ra đã được mười hai năm.
出家去修道
會者必離,生者必死,這是世間一定的道理,疼愛大迦葉的父母終於壽盡往生了。
在父母往生不久的一天,妙賢叫僕役去搾胡麻油,胡麻油裏有很多的小蟲在蠕動,妙賢聽到僕役們私下在說:「壓死這麼多的生物,不知將會受到如何可怕的果報?不過,這不是我們的罪過,而是主人的命令!」
妙賢一聽,頓時觸目驚心,叫他們停止搾油,一個人獨自的走進房中,把房門關起來,靜靜的思維。
這一天,大迦葉正好到田莊巡視,見到耕牛的辛苦,見到農人拼命的工作,田裏很多小蟲,被鋤傷腳踏,死的死,傷的傷,其狀甚慘。他看到這情形,越加厭惡起世間的生活。他想:「為了一己的生活,難道一定要讓這些人畜都受這種種苦嗎?不管什麼人,無論怎樣吃,也吃不了一升多的東西;無論怎樣睡,也睡不了六尺以上的床鋪。其他日用,只不過是一些多餘的浪費。現在就是為了那些無用的浪費奢侈,而摧殘這許多的人畜,殺害這許多的生命,這實在太不公平、太不合理了!」
大迦葉這麼想著,回到家裏見到妻子妙賢,也像有什麼懊悔的事情正在不高興。後來他們互說出自己的心事,彼此更加感嘆世間的悽慘、人生的無聊。大迦葉就向妙賢說道:「無論怎樣,我是決意放棄家庭去修道,因為在家好比被關在牢獄一般,有種種繫縛、種種苦惱。在家庭裏造業是沒有終了的時候,所以我要棄家去尋求人生的真理。到山林裏去修道,好像在虛空行走,沒有一點障礙。我要先去求師訪道,妳暫且留在家中,等我遇到賢明的老師時,再回來接妳一同出家,妳等著,我一定有好消息帶給妳。」
妙賢聽了,很敬佩丈夫的志願和感激丈夫的關懷。出家修道本是他們夫婦倆的宿願,為了父母,一等就是十多年的時光。
現在,大迦葉離家去修道了,他內心的歡喜,自不待言。
4.- XUẤT GIA TU HÀNH:
Có hợp thì có tan, có sinh thì có tử, đó là đạo lí nhất định
của thế gian. Năm ấy, hai đấng sinh thành yêu quí của Đại Ca Diếp đều lần lượt
qua đời! Sau đó không lâu, một hôm, Diệu Hiền bảo mấy người nô bộc ép dầu
mè.
Nguyên trong mè có rất nhiều mọt, và trong khi ép dầu, bỗng
Diệu Hiền nghe thoáng mấy người nô bộc nói với nhau: “Ép thế này làm chết biết
bao nhiêu là sinh vật, không biết rồi đây sẽ phải chịu quả báo đến thế nào! Nhưng
không sao, đây đâu phải là tội của bọn mình, mà chỉ là làm theo mệnh lệnh của
chủ thôi”.
Vừa nghe họ nói thế thì nàng liền thấy tâm thần rúng động,
kinh hoàng, vội bảo họ ngưng việc ép dầu, rồi lập tức chạy nhanh vào phòng ngủ,
đóng cửa lại, yên lặng ngồi quán niệm ...
Cũng cùng trong ngày ấy, Đại Ca Diếp từ sáng sớm đã ra ruộng
coi nông phu cày bừa. Trong lúc quan sát, chàng đã thấy được nỗi khổ sở của những
con trâu cày, sự vất vả mệt nhọc của những bác nông phu; rồi còn vô số côn
trùng ở trong đất, nào lưỡi cày đi qua, nào chân người dẫm đạp, đã làm cho
chúng lớp thì chết, lớp bị thương, cảnh tượng vô cùng thê thảm!
Nhìn cảnh tượng ấy chàng lại càng chán nản đối với cuộc sống
của thế gian, chàng nghĩ, chỉ vì cuộc sống của chính bản thân mà người đời khó
tránh được gây đau khổ cho người khác cũng như cho mọi loài sinh vật.
Bất luận là hạng người nào, dù muốn ăn món gì thì cũng không
ăn hơn một đấu; dù muốn ngủ thế nào thì giường nệm cũng không dài quá hai tầm
tay.
Vậy mà người ta đã tiêu phí quá xả xỉ, thừa thãi đối với các
nhu yếu hàng ngày; và chính vì những thứ xài phí xa xỉ vô ích ấy mà họ đã làm
khổ biết bao nhiêu người cũng như tàn hại biết bao sinh vật.
Hoàn toàn bất công!
Hoàn toàn phi lí!
Suy nghĩ như vậy, chàng bèn bỏ về nhà. Khi vào phòng riêng,
chàng thấy vợ cũng đang mặt mày ủ dột. Hai vợ chồng lại đem tâm sự của mình nói
cho nhau nghe, và lại cùng than thở về những bất hạnh, những đau khổ của thế
gian. Đại Ca Diếp bèn bảo vợ:
- Bây giờ thì anh quyết định vất bỏ cái nhà này để đi tu. Ở
đây chẳng khác gì đang ở trong lao ngục, bị đủ thứ trói buộc, đủ thứ phiền muộn!
Ngày nào chúng ta còn bám vào cái gia sản này thì ngày ấy chúng ta còn tạo nghiệp
xấu.
Chi bằng hãy vất bỏ nó đi để tìm cầu cái chân thật của đời
người. Chúng ta vào chốn rừng núi để tu hành thì không còn sợ bị thứ gì làm chướng
ngại, cũng giống như đi lại giữa hư không. Vậy để anh ra đi trước, em tạm ở nhà
chờ đợi. Khi nào tìm được minh sư, anh sẽ trở về đưa em cùng đi xuất gia.
Trong khi chờ đợi, em hãy đem hết tài sản của mình mà ban
phát cho người nô bộc trong nhà cùng giúp đỡ những người nghèo khó. Em đợi nhé!
Nhất định anh sẽ sớm đem tin lành về báo cho em.
Diệu Hiền nghe thế thì càng kính phục chồng, đồng thời cũng
rất cảm động về sự quan tâm của chồng đối với chí nguyện của mình.
Chí nguyện xuất gia của hai vợ chồng vốn đã có từ lâu,
nhưng vì phải phụng dưỡng cha mẹ mà đã phải đợi chờ một thời gian dài đến mười
mấy năm.
Bây giờ thì chí nguyện đó đã thực sự được bắt đầu thực hiện,
lòng họ vui vẻ lạ thường ...
做了佛陀的弟子
大迦葉,現在正是三十多歲的年齡,據傳說,當他離家修道的那天,正是佛陀在菩提樹下金剛座上夜睹明星成正等正覺的時候。
大迦葉東南西北四處訪師求道,諸師所說,大都不能滿足他的所願。兩年後,他在鴛伽國時才有人告訴他說,釋迦牟尼佛是當今的大覺者,現在正帶領著舍利弗、目犍連、優樓頻羅迦葉等千餘人住在竹林精舍。他一聽很歡喜,便取道折返竹林精舍。
竹林精舍,是佛陀組織教團最初住的道場,在王舍城北門外不遠的地方。大迦葉到了王舍城,他不直接去訪問佛陀,只跟隨王舍城佛陀的信眾,每天去聽佛陀說法。他心裏想,如果不是真正的佛陀,一定不能拜他為師。在他認為,即使不能遇到佛陀,沒有老師,自己也可以修證到二乘獨覺的果位。
佛陀的說法,佛陀的德慧,漸漸打動他的心,有一天,他聽完佛陀說法後,想回城中,走近城門不遠的地方,多子塔邊,在一棵大樹枝葉交錯的下面,佛陀正在那兒靜坐。他臨走的時候,還見到佛陀坐在竹林精舍的法王座上,怎麼現在又會逢到佛陀?他看了又看佛陀肅靜和威嚴之相,好像一座金山,終於覺得應該向前禮拜。他在佛陀的座前合掌頂禮之後,非常感動懇切的說道:
「佛陀!請接受大迦葉的皈依,從此大迦葉是佛陀的弟子!」
佛陀知道大迦葉此刻的信念,說道:
「大迦葉!你真是我的弟子,我真是你的老師。在這個世間上,如果沒有證得正覺的人,是受不起你做弟子。你跟我來吧!」
佛陀靜靜的站起來,往竹林精舍的方向走去,大迦葉跟在佛陀的身後,他恭敬、感動、歡喜,不知不覺的流下了眼淚。
佛陀回過頭來看看大迦葉,然後說道:
「我很早就聽說過你,我知道你最後會到我這裏求道的,今天是你得度的日子,未來佛法的流傳,需要你的地方很多,為眾生以及為你自己,都要珍重!」
回到竹林精舍,佛陀為大迦葉剃度,又為他講說四諦十二因緣等法,佛陀的威德相好,佛陀的親切慈音,可以說,證悟的氣氛包圍了大迦葉。佛陀的教化,使大迦葉如同乾田遇到豪雨一般,在他剃度的第八日,他就開悟了。
5.- TRỞ THÀNH ĐỆ TỬ PHẬT:
Năm ấy, Đại Ca Diếp đã trên ba mươi tuổi. Theo truyền thuyết,
ngày ông lìa nhà ra đi tìm thầy học đạo cũng chính là ngày đức Thích Ca Mâu Ni
thành đạo nơi gốc cây bồ đề.
Ông đã đi đông, đi tây, đi nam, đi bắc để học đạo nhưng
không mãn nguyện với một vị thầy nào cả. Hai năm sau, khi ông đang chu du ở nước
Ương Già (Anga), thì có người đến mách với ông rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni
chính là đấng đại giác hiện thời; Ngài cùng với giáo đoàn của Ngài gồm các vị đệ
tử tài đức như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvila
Kasyapa - Uruvela Kassapa) v.v... cả ngàn người, đang mở đạo tràng tại tu viện
Trúc Lâm (Venuvana). Ông nghe thế thì vui mừng không kể xiết, lập tức trở về
Vương Xá và tìm tới tu viện Trúc Lâm.
Tu viện Trúc Lâm nằm ở ngoại ô về hướng Bắc của kinh thành
Vương Xá, là cơ sở đạo tràng đầu tiên được tổ chức chu đáo, có qui củ, dùng làm
nơi cư trú và hành đạo cho Phật và giáo đoàn của Ngài. Khi đến thành Vương Xá,
Đại Ca Diếp đã không trực tiếp tiếp kiến Phật, mà chỉ hàng ngày đi theo các thiện
nam tín nữ ở trong thành đến tu viện để nghe Phật thuyết pháp. Sở dĩ như thế là
vì ông còn thử xem, nếu như đó không phải là một bậc đạo sư thực sự thì ông nhất
định không theo.
Sau nhiều lần đi nghe thuyết pháo như vậy, trí tuệ cùng oai
đức của Phật đã dần dần đánh thức tâm trí ông. Thế rồi một hôm kia, như thường
lệ, sau khi nghe pháp xong, ông trở về nơi trú ở trong thành. Khi còn cách cổng
thành không xa lắm nơi đó có nhiều ngôi tháp, chen giữa những ngôi tháp ấy là một
cây đại thọ, tàng lá chi chít; và lạ lùng làm sao, ông trông thấy Phật đang
tĩnh tọa nơi gốc đại thọ ấy.
Rõ ràng là khi ông rời tu viện thì Ngài vẫn đang ngồi trên
tòa pháp vương kia mà, sao bây giờ Ngài lại ở đây? Ông cố nhìn đi nhìn lại thật
kĩ, quả đúng là Phật! Tự dưng, ông cảm thấy sợ sệt trước cái dáng vẻ thật trầm
lặng và thật oai nghiêm của Phật; và như bị một sức mạnh nào đó cuốn hút, ông bỗng
cúi đầu sụp lạy, rồi thành khẩn cầu xin:
- Kính lạy đức Thế Tôn, bậc đạo sư của con! Xin hãy cho con
quay về nương tựa nơi Ngài. Từ nay Đại Ca Diếp này đã là đệ tử của Ngài.
Biết chắc Đại Ca Diếp đã phát khởi lòng tin vững chắc và trọn
vẹn, Phật khai thị:
- Này Đại Ca Diếp! Ông đã đích thực là đệ tử của Như Lai; và
Như Lai cũng đích thực là vị đạo sư của ông. Nếu trên thế gian này không có vị
giác ngộ vẹn toàn thì không ai có thể làm thầy của ông được. Ông hãy đi theo
Như Lai!
Phật từ từ đứng dậy và khoan thai đi về hướng tu viện. Đại
Ca Diếp đi theo sau, lòng tràn ngập niềm vui, vừa cung kính vừa cảm động, bất
giác chảy nước mắt ...
Đang đi, bỗng Phật quay ra sau nhìn Đại Ca Diếp, rồi Ngài
nói:
- Như Lai nghe nói về ông đã lâu. Như Lai biết rằng, rồi đây
thế nào ông cũng đến đây xin theo Như Lai tu học, và hôm nay chính là ngày ông
được mãn nguyện. Sự lưu truyền Phật pháp trong tương lai sẽ cần tới ông rất nhiều.
Vì chúng sinh và cũng vì chính ông, ông hãy cố gắng!
Về đến Trúc Lâm, Phật thế độ cho Đại Ca Diếp, rồi giảng nói
các giáo pháp Bốn Sự Thật, Mười Hai Nhân Duyên v.v... Tướng tốt và oai đức của
Phật, âm thanh hiền hòa và thân thiết của Phật, có thể nói, cái bầu khí chứng
ngộ lúc đó đã hoàn toàn bao quanh Đại Ca Diếp, khiến cho ông như ruộng hạn gặp
mưa; cho nên chỉ tám ngày sau, ông hoàn toàn khai ngộ.
為美麗悲哀的女子
大迦葉出家後一年,那是佛陀成道的第三年,佛陀接受父王之請與弟子一同回到故鄉毘羅衛城的時候,他也跟在裏面。後來佛陀回到舍衛國祇園精舍的時候,在許多追慕佛陀出家的釋迦族裏,佛陀的養母憍曇彌夫人(摩訶波闍波提),也被准許出家而成立了比丘尼教團。
因此,大迦葉想起了與妙賢曾經約定的事,從前女眾不准出家,這是沒有辦法向佛陀進言的,現在比丘尼教團成立,正可以了結當初和妻子的約定。大迦葉自從離家,已經過了三、四年的風霜和寒暑,三、四年來,不知妙賢是怎麼樣的情形?他靜靜的入定觀察,知道妙賢在恆河畔已做了外道的弟子。
原來大迦葉的妻子妙賢,自從丈夫去修道以後,她就獨自留在家裏等待丈夫的消息,歲月似流水般的過去,一月二月,一年二年,大迦葉的音訊杳然,她終於決意不再等待而出家了。她立定志願後,即刻把管倉庫的人叫來,將所有的珍珠衣寶,悉數分給親族、鄰里、家人,自己則走到恆河畔,禮拜在那裏修道的裸形外道為師。
妙賢做了裸形外道的弟子後,由於她的美貌,受了很多的凌辱,大迦葉知道她很殷切的等著他去迎接,他的確也急著想要把佛陀的真實之教,早點告訴他敬愛的妻子。所以他就把這個理由告訴一位比丘尼,拜託他去迎接妙賢,那位比丘尼很同情妙賢,不久就把妙賢迎來。
妙賢加入比丘尼的教團以後,因為她那天仙般的美麗,又成為人們捏造謠言的材料。她自己覺得很慚愧,悲嘆生為女身的缺憾,她從此就停止托缽,遠離大眾,不在人多的地方露面。
大迦葉很憐愍她,就求得佛陀的允許,每天將自己乞回來的飯食分一半給她吃。這件事讓比丘尼中,搬弄是非有名的偷蘭難陀比丘尼知道後,說出很多的壞話。她說:「那兩個人,據說在家中十二年間不曾共過床,但現在每天看他們那樣親蜜的分飯吃,我想一定有什麼私情在裏面。」
大迦葉聽後,在闊達的聖者的心海中本無所謂,但為了要激勵妙賢發憤修行,從此就不再理她。
是非罪惡充滿的世間,這麼一位清淨自守的聖者大迦葉,居然也有人為他造出桃色新聞,真是令人為他要大呼不平!
妙賢經此刺激,格外認真嚴厲的修行,整夜不睡,正意誠心,發露懺悔,終於開悟。她開悟後說:「斷除繫縛,完成淨行,該做的我已做完。」
佛陀後來還讚歎他說:「在比丘尼中,沒有一個能比妙賢比丘尼更通宿命的!」
大迦葉很歡喜,對於世俗的恩情,在他心中是絲毫的掛礙都沒有了。
6.- HOÀN THÀNH LỜI ƯỚC HẸN VỚI NGƯỜI XƯA:
Sau khi Đại Ca Diếp xuất gia được một năm, - tức là năm thứ
ba sau ngày Phật thành đạo - Phật đã trở về quê hương là kinh thành Ca Tì La để
thăm phụ vương cùng hoàng tộc.
Một số đông tăng chúng đã tháp tùng Phật trong chuyến đi
này, trong đó có tôn giả Đại Ca Diếp. Nhân dịp này, nhiều vị vương tử, vưong
tôn trong hoàng tộc đã xin được xuất gia theo Phật.
Về sau, bà di mẫu của Phật là thái hậu Kiều Đàm Di, (Gautami
- Gotami - tức Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Mahaprajapati - Mahapajapati) cũng được Phật
cho phép xuất gia và lập nên chúng Tì kheo ni.
Về phần Đại Ca Diếp, tôn giả vẫn luôn nhớ đến lời hẹn
ước với Diệu Hiền ngày xưa, nhưng vì từ trước chưa có lệ cho phái nữ xuất gia,
nên tôn giả không biết làm cách nào. Nay nhân chúng Ti kheo ni đã được phép
thành lập, tôn giả liền quyết định hoàn thành lời hẹn ước ấy.
Từ ngày tôn giả rời nhà ra đi, đến nay cũng đã năm năm rồi.
Trong thời gian năm năm ấy, chẳng biết tình hình của Diệu Hiền ở nhà ra sao.
Tôn giả bèn nhập định để quan sát, thì mới hay Diệu Hiền bây giờ đang là đệ tử
của ngoại đạo, ở bên bờ sông Hằng.
Nguyên lai, từ ngày Đại Ca Diếp bỏ nhà chu du tìm thầy học đạo,
Diệu Hiền vẫn ở nhà một mình để trông ngóng tin tức của chồng. Ngày tháng cứ
trôi qua như dòng nước chảy, một tháng, rồi hai tháng, một năm rồi hai năm ...
vẫn không có tin tức gì của chồng cả. Sốt ruột quá, không thể chờ đợi được nữa,
nàng bèn quyết định tự mình đi xuất gia. Sau khi đã quyết chí như vậy, nàng đem
tất cả tài sản cất chứa trong kho phân phát cho mọi người, từ những người trong
thân tộc, những gia nhân, cho đến những người nghèo khó trong làng xóm, rồi một
mình tìm đến bờ sông Hằng, lễ bái một vị đạo sĩ thuộc phái Lõa Hình xin làm đệ
tử.
Sau khi làm đệ tử phái Lõa Hình, do vì sắc đẹp phi phàm của
nàng mà lắm phen nàng phải bị lăng nhục, và rất trông mong được chồng đến tiếp
cứu. Đó cũng chính là lúc tôn giả Đại Ca Diếp nhập định quan sát, biết rõ được
tình cảnh của nàng và rất nôn nóng đem Phật pháp đến giáo hóa để đưa nàng về với
chánh đạo. Tôn giả bèn đem sự tình nói rõ cho một vị tì kheo ni và nhờ vị này
đi cứu Diệu Hiền.
Ni sư rất hoan hỉ nhận lời ra đi, và chẳng bao lâu, ni sư đã
đưa Diệu Hiền cùng về ni viện. Tại đây, Diệu Hiền được phép xuất gia và nhập
chúng tì kheo ni.
Nhưng rồi ở nơi đây, cũng chính vì cái nhan sắc quá ư diễm lệ
của mình, mà dù nay đã là một vị tì kheo ni tu học nghiêm túc, ni sư Diệu Hiền
vẫn trở thành đề tài cho người ta dựng chuyện phao vu này nọ. Bị bêu rêu như vậy,
ni sư rất lấy làm hổ thẹn, thường buồn phiền than thở về nỗi bất hạnh của mình
đã phải sinh làm thân đàn bà! Từ đó ni sư không đi khất thực nữa, sống xa đại
chúng, và không bao giờ xuất hiện ở chỗ đông người.
Tình huống đó lại làm cho tôn giả Đại Ca Diếp rất xót xa.
Tôn giản bèn xin Phật cho phép, mỗi ngày được chia cho ni sư nửa phần cơm do
mình khất thực được. Sự việc này rồi cũng đến tai ni sư Du Lan Nan Đà, một người
rất nổi tiếng hay nói chuyện thị phi trong chúng tì kheo ni.
Không biết vì ganh ghét hay vì gì khác, vị ni sư này đã đồn
đại ra rất nhiều điều không tốt, như nói: “Hai người ấy cứ khoe là hồi ở nhà đã
từng mười hai năm không hề ngủ chung giường, nhưng hiện thời thì mỗi ngày họ đều
chia cơm sẻ áo một cách thân thiết như thế đó, nhất định là phải có tư tình như
thế nào rồi!”
Đối với tâm hồn khoát đạt của bậc thánh như tôn giả Đại
Ca Diếp thì những điều tiếng ấy không có nghĩa gì cả, nhưng vì muốn giúp Diệu
Hiền phát tâm thật dũng mãnh để phấn đấu với trở lực, hầu chóng đạt được kết quả
trên đường tu học, từ đó tôn giả làm ngơ, không quan tâm đến Diệu Hiền nữa.
Quả nhiên, những điều tiếng thị phi kia đã trở thành chất
kích thích mạnh mẽ, giúp cho Diệu Hiền khởi lên ý chí mãnh liệt.
Ni sư bèn tự hạ quyết tâm tu hành nghiêm mật, thâu đêm không
ngủ, phát lồ sám hối, điều phục tâm ý và cuối cùng thì đạt ngộ.
Bấy giờ ni sư tự nhủ: “Những sợi dây trói buộc đã bị chặt đứt
cả rồi, hạnh thanh tịnh đã hoàn thành, những gì cần làm thì bây giờ ta đã làm
xong!”
Sau khi đạt ngộ, ni sư đã được Phật khen ngợi:
“Trong chúng tì kheo ni, Diệu Hiền là người thông suốt
về túc mạng bậc nhất!”.
舍利弗訪問
大迦葉從此以被人尊敬的聖者身分,出現在僧團中。
有一段時間,他和舍利弗同在王舍城附近的耆闍崛山修道。那時,有很多的外道向舍利弗尊者問難,他們提出種種的質問中,有問如來以後有沒有生死問題,要說以後有生死?還是以後沒有生死?或者以後既不是有生死,也不是沒有生死?
關於外道用四問方式來問難佛陀生死的問題,舍利弗尊者便回答他們,唯有這個問題,不能說如來怎樣。
外道不滿意舍利弗的回答,就譏諷道:「這幾個問題都回答不出來的人,怎麼敢稱是佛教教團的上座?所謂智慧第一者,恰如嬰兒一般。」
外道嘲笑著蜂擁的走後,舍利弗徐徐的站起來,穿過滿是綠色的森林,到不遠的石窟中訪問入定的尊者大迦葉。
舍利弗先把外道所問的問題,告訴大迦葉,隨後就問道:
「尊者大迦葉!佛陀為什麼對於外道所問的問題,不曾給過解答?」
大迦葉即刻回答道:
「如來的愛執已盡,心無煩惱,永遠解脫,他的證悟甚深廣大,是不能以迷情的四句所能問,也不能以言詞回答。唯有這個問題不應問,故如來不給解釋。」
舍利弗聽後很高興,便告辭回到自己修行的地方。
在諸大弟子中,常常互訴互督,互問互審,往復問答的切磋琢磨,所以,他倆的問答本不足奇,但對於大智舍利弗尊者所提的這個大問題,大迦葉能夠隨時答覆出來,由此可見,大迦葉的修道是何等的深遠!
7.- TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT THAM VẤN:
Có một lúc hai vị tôn giả Đại Ca Diếp và Xá Lợi Phất cùng tu
trong núi Kì Xà Quật (Grdhrakuta - Gijihakuta) ở ngoại ô kinh thành Vương Xá.
Bấy giờ có những người ngoại đạo đã tìm đến và đưa ra
nhiều câu hỏi hóc búa yêu cầu tôn giả Xá Lợi Phất trả lời. Những câu hỏi quan
trọng nhất là:
Sau khi chết, Như Lai vẫn còn có sinh tử phải không? - Hay
không còn có sinh tử? Hay vừa còn có sinh tử vừa không còn có sinh tử? -
Hay vừa không phải còn có sinh tử, vừa không phải không còn có sinh tử?
Những lời giải đáp của tôn giả Xá Lợi Phất cho bốn vấn nạn
này đã không làm hài lòng những người ngoại đạo. Họ bèn riễu cợt: “Ông ấy đã
không giải đáp thỏa đáng những câu hỏi này của chúng ta thì sao lại dám xưng
mình là vị thượng tọa trong tăng đoàn Phật Giáo! Lại còn là vị trí tuệ bậc nhất
nữa chứ! Thật không khác một đứa con nít!”
Họ cười cợt xong rồi bỏ đi. Đợi cho họ đi khuất rồi, tôn giả
Xá Lợi Phất bèn đi đến hang đá gần đó, nơi tôn giả Đại Ca Diếp đang tĩnh tu, để
xin tham vấn. Trước tiên, Xá Lợi Phất đem những vấn nạn của ngoại đạo thuật lại
cho Đại Ca Diếp nghe, rồi hỏi:
- Sư huynh! Tại sao đức Thế Tôn chưa bao giờ giảng giải cho
chúng ta những vấn đề như vậy?
Đại Ca Diếp đáp:
- Đức Thế Tôn đã dứt tuyệt mọi ái chấp, tâm không còn phiền
não, vĩnh viễn giải thoát. Sự chứng ngộ của Người thật là sâu xa, rộng lớn, mà
những câu vấn nạn kia thì chỉ là biểu hiện của tâm mê muội, tranh chấp, cho nên
đâu có thể coi là câu hỏi chính đáng được!
Vả lại, đối với những vấn đề như vậy, đâu có thể dùng ngôn từ
mà giải thích; bởi vậy, tốt hơn hết là đừng nên bao giờ đặt ra những vấn nạn
như thế. Đức Thế Tôn đã không bao giờ giảng giải cho chúng ta những vấn đề này
là chính vì vậy.
Tôn giả Xá Lợi Phất nghe xong, rất lấy làm hoan hỉ, bèn từ tạ
tôn giả Đại Ca Diếp và trở về chỗ cũ.
度貧婆生天
有一次,佛陀和諸弟子在舍衛國的時候,王舍城的教區就由大迦葉主持,他經常出入王舍城布施福祉。他托缽的時候,是遠避富豪而選擇貧窮之家。尊者的心中以為,富人雖該憐愍,但總不如每日都要為生活憂愁的人可憐。
那些貧苦的人,因為貧窮而不能享受到五欲的快樂,雖然聞到正法很高興,但究竟不能獲得行布施的幸福。尊者大迦葉,那慈悲的心如流水一般,流注到這些可憐的人們身上。
在王舍城中,有位很貧窮的老婆婆,既無親戚,也無家可歸。白天,東街流浪到西街;晚上,隨便睡在小巷的角落。她身上穿的是以竹葉編織而成的衣服,只能掩蔽她那難看的裸體,當身體生起嚴重的病症時,她只能躺在塵埃中等死。有時,富家的傭人,將洗米的水汁倒在老婆婆的身旁,被飢餓所迫的老婆婆,趕快用破瓦片去接受那骯髒的米汁來充飢。
大迦葉知道這位可憐被貧病所纏的老婆婆後,特別前去訪問。老婆婆自從貧病加諸身上以後,從來就不曾有人訪問過她。尊者到時,她挺起病身一看,原來是一位很莊嚴的乞食比丘,難道比丘比老婆婆還貧窮?所以她就說道:
「我的身體被貧病所煎迫,塵埃草堆就是我的家,你看我沒有穿衣服就這樣躺著。在這國中,沒有比我再貧窮苦惱的人。唉!難道世上沒有一個仁慈的人供養你們沙門嗎?你為什麼要來訪問我?你應該先來設法救濟救濟我的貧苦!」
大迦葉回答道:
「在這個世上最尊貴最仁慈的人莫過於佛陀,或者是沐浴著佛陀教化的人!今天,我就是為了救濟你的貧窮,才特地來向你乞食。我也想用物質來幫助你,雖然這樣可以免你一時之苦,但那會更增加你的貧窮。不如你隨便把身邊的一點東西布施我,你以此功德,來世一定可以生在富豪的人家,或是生到天上,享受比較久的快樂。」
老婆婆雖為尊者的說教與慈悲所感動,但找不到一樣東西可以布施。老婆婆就傷心的哭泣著說道:
「偉大的沙門!你尊貴的教示深深的銘刻在我的心底,不過,你也知道我是一個貧窮下賤的人,我的身邊既沒有食物供養你,也沒有衣服可以布施你。」
「老婆婆!有意布施的,即非窮人;知道慚愧的人也就是穿著法衣的人。你既擁有這兩種稀世之寶,所以你決不是貧窮的人。看那些世上占有金銀財寶的人,不知道布施,不懂得慚愧,才是極愚癡極貧窮的人。」
老婆婆聽到這樣的教示,歡喜得幾乎跳起來,法喜洋溢在她的胸中,對未來充滿了希望,她忘記了自己污穢的身體,竟將瓦片裏剩下的米汁,從竹籬上捧給大迦葉尊者,尊者也恭恭敬敬的把它接過來,為了避免她的疑惑,尊者立即把米汁喝乾,老婆婆內心歡喜無比。
沒有多久,老婆婆終於離開人世,往生忉利天宮,由於布施供養米汁的功德,她做了美麗的天女。有一次她念起前生的福業,想起大迦葉尊者的恩惠,曾下降人間將天華散在尊者的身上。
8.- BÀ LÃO NGHÈO ĐƯỢC SINH LÊN CÕI TRỜI:
Một lần nọ, khi Phật bố giáo ở thành Xá Vệ thì công việc hoằng
pháp ở khu vực thành Vương Xá đã do tôn giả Đại Ca Diếp chủ trì.
Mỗi khi đi khất thực, tôn giả chỉ tìm đến những nhà nghèo chứ
không bao giờ đến những nhà giàu, vì tôn giả quan niệm rằng, giàu nghèo gì cũng
đáng thương cả, nhưng người nghèo thì mỗi ngày đều bị cái nỗi khổ về sinh kế
làm cho lo rầu, nên phải đáng thương hơn.
Hạng người nghèo khó, vì nghèo mà không bao giờ được an hưởng
vui trần thế, tuy có được nghe chánh pháp, nhưng không có điều kiện để bố thí hầu
hưởng được hạnh phúc của sự bố thí.
Do đó, giống như dòng nước chảy, lòng từ bi của tôn giả luôn
luôn tuôn đổ vào lớp người nghèo khổ đáng thương kia.
Trong kinh thành Vương Xá có một bà lão cực kì nghèo khổ, đã
không có thân thích mà cũng chẳng có một túp lều để ở. Ban ngày thì lang thang
từ phố đông sang chợ tây, đêm đến gặp xó hẻm nào thì nằm ngủ ở đó. Y phục của
bà chỉ là một mớ lá tre chằm lại, không đủ để che kín thân thể. Đã thế, một
ngày nọ lại bị bịnh trầm trọng, bà phải trốn một nơi chờ chết. Lúc đó, một người
nô lệ của một nhà giàu nọ đem nước vo gạo đến đổ bên cạnh chỗ bà nằm. Bà lập tức
lấy cái bát bể hứng lấy nước gạo ấy để uống đỡ đói.
Biết được bà lão đang trong tình trạng như vậy, Đại Ca Diếp
lập tức tìm đến thăm bà.
Từ khi bị bịnh nằm ở đây, chưa hề có ai đến thăm hỏi bà. Nay
vừa có nghe tiếng động, bà liền ngồi dậy nhìn, thì ra là một vị tì kheo đi xin
ăn, “Có lẽ vị tì kheo này lại còn nghèo hơn mình?” Nghĩ vậy nên bà nói:
- Thưa bà! Trên thế gian này, người đáng tôn quí nhất, người
có lòng nhân từ nhất, chính là Phật, và sau đó là những người được gội nhuần ơn
giáo hóa của Người.
Hôm nay tôi đến đây xin ăn là để cứu giúp cái nghèo khổ sở của
bà.
Tôi cũng đã nghĩ tới việc đem của cải vật chất đến giúp đỡ
bà, nhưng làm như thế thì chỉ giúp bà đỡ khổ trong chốc lát, rồi sự bần cùng lại
càng gia tăng, chẳng ích lợi gì, chi bằng, hiện giờ bà có được bất cứ chút ít
gì, xin hãy đem bố thí cho tôi, thì nhờ công đức ấy mà bà sẽ hưởng được hạnh
phúc giàu sang trong kiếp sau, hoặc còn hơn thế nữa, bà sẽ được sinh lên các
cõi trời, hưởng thọ phước báo dài lâu.
Bà lão chăm chú lắng nghe và cảm thấy được trong lời nói của
tôn giả có chứa đựng một sự khuyên dạy tràn đầy tình thương, cho nên lòng rất
xúc động, nhưng bà tìm mãi bên mình mà đâu thấy có thứ gì để cúng dường! Bà rất
tủi thân, vừa khóc vừa nói:
- Kính bạch vị sa môn cao thượng! Lời dạy bảo quí báu của
đại đức tôi xin khắc ghi vào tâm khảm, nhưng thưa đại đức, như ngài thấy đó,
tôi là một kẻ hạ tiện nghèo khổ, một chút thức ăn cũng không có sẵn bên mình,
quần áo cũng không có một manh lành lặn, muốn cúng dường ngài mà đâu biết phải
làm sao!
- Thưa bà! Người đã có ý muốn bố thí tức không còn phải
là người nghèo; người có tâm biết hổ thẹn thì tức là đã mặc được pháp y. Đó là
hai vật báu hiếm có trên đời , mà hiện tại bà đã có được thì chắc chắn bà không
phải là kẻ hạ tiện nghèo khổ nữa rồi!
Bà biết không? Ở trên thế gian này, những người giàu có,
vàng bạc châu báu ê hề, mà không biết gì là bố thí, là hổ thẹn, thì họ mới
chính là những kẻ hạ tiện nghèo khổ.
Một lần nữa bà lại cảm thấy niềm pháp hỷ dâng lên tràn đầy.
Bà bỗng quên mất sự nghèo khổ dơ dáy hiện tại của mình, lập tức lấy chỗ nước gạo
vừa hứng được dâng lên cúng dường tôn giả Đại Ca Diếp.
Tôn giả cung kính tiếp nhận và đưa lên miệng uống hết
ngay.
Cử chỉ chân thành ấy của tôn giả đã làm cho bà vui mừng cùng
cực.
Sau đó không bao lâu, lão bà từ trần, được vãng sinh lên cõi
trời Đao Lợi, và trở thành một vị thiên nữ diễm lệ.
Một hôm, nhân nhớ lại tiền kiếp của mình, để đáp đền ơn đức
của tôn giả Đại Ca Diếp, vị thiên nữ ấy đã hạ giáng, tung rải hoa trời khắp người
tôn giả để cúng dường.
視察教團時的不滿
有一次,佛陀命令大迦葉到曠野城視察教團中的情形。朝晨,他著衣持缽入城,威儀嚴肅的行乞。
他經過幾條街道,發現人家見到他都把門關起來,他出城到鄉村托缽也是同樣的情況。他很懷疑,因為這裏過去佛法很興隆,為什麼現在人民對於比丘一點恭敬供養的心都沒有?
他找到過去認識的信者問道:
「佛陀離開曠野城還沒有太久,這裏還有比丘在教化,怎麼大家這麼快忘記對三寶的恭敬,連比丘托缽都不肯供養?」
那位信者回答道:
「尊者!自從佛陀走後,這裏的比丘幾年來大興建築工程,各自建築房舍,說是佛陀允許的。本來,若是修建講堂或精舍,以便弘法和集體共修,這是我們信眾應該護持的,但現時此間的比丘,都是為了個人的安樂,建築很多小小的僧房,挨門挨戶的叫信眾喜捨木料、磚瓦、繩索、運車等,信眾感到這樣的應付沒有窮盡的時候,因此城裏城外的人見到比丘就關門。唉!說來我們真對不起佛陀!」
大迦葉聽後,心中非常難過,他很快的回到王舍城把這種情形報告佛陀,佛陀馬上到曠野城召集這裏所有的比丘,教誡他們不應該強請人家做過分的喜捨。佛陀說:
「諸比丘!我的正法流傳,就要依賴僧團的清淨與高尚,人到無求品自高,你們不能向眾生有所要求,你們應該貢獻眾生,你們不能讓信眾看不起。你們重要的任務是弘法度生,不是為自己的住處打算。假若,你們為眾生建築說法的講堂,為僧團建築共修的精舍,而不是為了自己,我嘉許你們的志願!
「建築很多小的僧房,供養少數人的享受,這樣會分散教團的力量。門戶對立,各自為政,更容易增加自私的心理!」
佛陀向比丘們說後,回到王舍城,大迦葉留在那裏重新建立人民的信心。
尊者不為自己的住處,不為自己的生活打算,只是忙著把法喜之樂給人,等大家信解以後,他又出曠野城到其他的地方。以教團之禍為己禍,把該做的事情做完後,馬上就離開,不為自己有所求而為法工作,他那種崇高的聖者胸襟與人格,實在是值得我們敬佩!
9.- MỘT TRƯỜNG HỢP KHÔNG HÀI LÒNG:
Một lần nọ, tôn giả vâng mệnh Phật đến xem xét tình hình
sinh hoạt của tăng chúng ở thành Khoáng Dã.
Buổi sáng hôm ấy tôn giả y áo chỉnh tề, tay ôm bình bát, oai
nghi nghiêm túc, đi vào thành khất thực. Tôn giả đi ngang qua mấy con đường
trong phố thì phát hiện ra rằng, nhà nào vừa trông thấy bóng tôn giả từ đàng xa
là vội vàng đóng chặt cửa lại.
Tôn giả liền ra khỏi thành và đi vào một làng nhỏ thì sự việc
xảy ra cũng giống y hệt như vậy.
Tôn giả rất lấy làm lạ. Trước đây Phật pháp ở vùng này rất
hưng thịnh, sao bây giờ dân chúng đối với tăng đoàn không còn chút gì kính trọng?
Tôn giả cố đi tìm cho một người quen biết ngày trước để hỏi
thăm:
- Đức Thế Tôn rời thành Khoáng Dã này cũng chưa lâu lắm, nơi
đây cũng vẫn có chúng tăng đang hành hóa, thế tại sao mọi người lại mất đi lòng
cung kính đối với Tam Bảo, không cúng dường cho chư tăng đi khất thực?
Vị thí chủ đó trả lời:
- Thưa đại đức! Sau khi đức Thế Tôn rời thành này, trong vài
năm nay, chư tăng ở đây phát khởi phong trào xây cất. Họ đua nhau xây dựng nhà
cửa, phòng ốc, nói là đã được Thế Tôn cho phép.
Nói cho ngay, nếu chư tăng xây cất tịnh xá, giảng đường để
làm nơi hoằng pháp và tu tập cho tăng đoàn thì bọn cư sĩ chúng con phải hết
lòng ủng hộ, đàng này họ chỉ lo xây cất toàn những nhà cửa nhỏ bé dùng làm nơi
nhàn lạc riêng tư; nào gỗ đá, gạch ngói, dây nhợ, chuyên chở các thứ; nay gọi
tín chúng hoan hỉ việc này, mai bảo tín chúng hỉ xả việc nọ.
Dần dần dân chúng đều cảm thấy hoang mang lo ngại, chẳng biết
tình trạng này rồi sẽ kéo dài cho đến bao giờ mới chấm dứt!
Họ đâm ra nản lòng, cả trong thành, ngoài thành, hễ trông thấy
chư tăng là họ liền đóng cửa cài then để khỏi bị hình dịch. Ôi, càng nói ra
chúng con càng cảm thấy có lỗi với đức Thế Tôn!
Thấy được tình hình không ổn, tôn giả liền trở về thành
Vương Xá ngay để trình mọi việc lên đức Phật. Nghe xong, Ngài liền cùng với tôn
giả trở lại thành Khoáng Dã, nhóm họp chư tăng lại, dạy họ không nên lợi dụng
lòng tin của tín đồ. Phật dạy:
- Chánh pháp của Như Lai được lưu truyền là nhờ vào sự thanh
tịnh và cao thượng của tăng đoàn. Khi người tu học đạt đến chỗ vô cầu thì phẩm
cách của họ tự nhiên dâng cao.
Cho nên quí thầy không nên cứ đòi hỏi tín chúng phải cung cấp
thức này vật nọ; mà trái lại, quí thầy lúc nào cũng phải nghĩ tới việc phụng sự
chúng sinh.
Quí thầy đừng bao giờ làm cho tín chúng khởi tâm niệm bất
mãnh đối với tăng đoàn. Nhiệm vụ trọng yếu của quí thầy là hoằng pháp độ sinh
chứ không phải là việc tính toán lo liệu về chỗ ở riêng tư.
Nếu quí thầy muốn xây cất tịnh xá, giảng đường để làm cơ sở
tu học và hoằng pháp cho tăng đoàn thì điều đó nên làm, Như Lai hoan hỉ chấp nhận.
Quí thầy nên biết, nếu mỗi thầy đều lo xây cất tăng xá riêng
cho mình thì lực lượng của giáo đoàn tức khắc bị phân tán; vì rằng, tăng xá này
sẽ đối lập với tăng xá kia, mỗi vị sẽ tự cô lập mình, và đoàn thể sẽ không còn
nữa!
Dạy bảo chư tăng xong, Phật trở về Vương Xá và lưu tôn giả ở
lại đó để lo chấn chỉnh lại mọi sinh hoạt tu học của tăng chúng địa phương, hầu
lấy lại lòng tin của tín đồ.
Sau khi mọi việc đã trở lại bình thường, tôn giả liền rời
Khoáng Dã để trở về trú xứ tiếp tục tu tập.
阿難贈缽
大迦葉尊者為法的真誠,很得佛陀的信任,佛陀對於他,其愛護是無微不至。
在佛陀的教團裏,有所謂六群比丘滿宿等,專門結黨犯惡,佛陀因此制下許多戒律。
有一個時期,是佛陀住在祇園精舍的時候,六群比丘們又在努力的蓄缽。缽有鐵缽和瓦缽兩種,但由於產地、質料、顏色等的不同,所以分別有鐵缽、蘇摩國缽、烏伽國缽、黑缽、優伽國缽、赤缽等六種。那些六群比丘,在這些缽中,務求好的缽,把它收藏在自己的房中,好像在開陶器店一樣。
這六群比丘,從早到晚,不知用功修道,把精神都集中在這些事情上。因為在實行托缽乞食制度的教團裏,是絕對禁止積蓄金銀衣米財物,所以他們就把興趣移向收藏古董的方面去。
因此,佛陀便禁止蓄缽,制定戒律,佛陀說,如果誰再蓄缽,就是犯尼薩耆波逸提戒(捨墮的意思)。
佛陀正要制定這條戒律的時候,阿難陀正獲得一個高貴的蘇摩國的缽,想贈送給大迦葉,但不巧得很,大迦葉遊化到別國去,暫時不會到舍衛國來。若是依照制定的戒律不可以蓄缽,則阿難陀就無法將這份禮物贈送給尊者大迦葉。阿難陀只得把自己的意思告訴佛陀,佛陀便問道:
「大迦葉來舍衛城的日子是那一天?」
「大概要十天內他才能趕來!」阿難陀回答。
佛陀就召集大眾,講說頭陀嚴正之法,並稱讚大迦葉奉行頭陀法毫無缺點,教六群比丘們要跟他學習。最後,由於阿難陀所說贈缽的事情,特將這條戒修改成在十日以內可以蓄缽。
由這件事來推想,我們大略可以知道大迦葉在佛陀心中以及在教團裏的地位是怎樣崇高了!
10.- TÔN GIẢ AN NAN TẶNG BÌNH BÁT:
Tôn giả Đại Ca Diếp rất được Phật tín nhiệm. Phật lúc nào
cũng ái hộ tôn giả, cho cả đối với những sự việc thật nhỏ nhặt.
Trong giáo đoàn của Phật có nhóm tì kheo Mãn Túc
(Punarvasu), gồm sáu vị, thường được gọi là “lục quần tì kheo”
(sadvargikabhiksu - chabbaggiyabhikkhu). Họ kết bè đảng với nhau để phá rối,
làm các điều tệ hại. Sở dĩ Phật đã chế ra nhiều giới luật là cũng vì mấy vị
này.
Có một lúc tại tu viện Kì Viên, nhóm tì kheo này đã đua nhau
cất chứa bình bát. Thời bấy giờ, một cách tổng quát, bình bát có hai loại: loại
bằng thiếc và loại bằng sành. Nhưng thật ra tùy theo chất liệu, màu sắc và địa
phương chế tạo mà người ta đã phân ra có sáu loại bình bát khác nhau: bát thiếc,
bát tô ma (sản xuất ở nước Tô Ma), bát ô già (nước Ô Già), bát ưu già (nước Ưu
Già), bát đen, và bát đỏ.
Trong những loại bình bát này, nhóm “lục quần tì kheo”
chuyên sưu tầm những bát thật tốt, thật quí để cất chứa. Họ bày thật nhiều bình
bát, đủ kiểu, trong phòng riêng của họ, trông giống như một cửa tiệm bán đồ gốm.
Từ sáng đến tối họ không để tâm đến việc tu học mà chỉ lo làm những việc tương
tự như vậy mà thôi.
Giáo đoàn của Phật là giáo đoàn khất sĩ, chỉ đi khất thực để
sống, cho nên việc cất giữ tiền bạc vàng ngọc tuyệt đối bị cấm chỉ, ngay cả vải
vóc, lúa gạo cũng không được tích trữ; bởi vậy nhóm tì kheo này mới chuyển hướng
ham thích của họ sang việc sưu tầm và cất chứa bình bát quí!
Khi Phật biết được điều đó, bèn chế ra điều giới, cấm tăng
đoàn không được tích trữ bình bát.
Chính vào hôm Phật cho ban bố điều giới này thì tôn giả A
Nan cũng vừa có được một bình bát tô ma rất quí và muốn cúng dường tôn giả Đại
Ca Diếp; nhưng không may cho A Nan là lúc ấy tôn giả Đại Ca Diếp đang hành hóa ở
xứ khác, không có mặt tại Xá Vệ.
Nếu y theo điều giới trên thì tôn giả A Nan không được phép
giữ lại chiếc bát đó dù là chỉ trong thời gian ngắn cho đến khi tôn giả Đại Ca
Diếp trở về. Chẳng biết làm sao hơn, A Nan bèn đem chuyện ấy trình lên Phật. Phật
hỏi:
- Chừng nào thì thầy Đại Ca Diếp về đến Xá Vệ?
- Bạch Thế Tôn! Khoảng mười ngày nữa.
Phật bèn triệu tập đại chúng, giảng nói về phương pháp chánh
đáng và nghiêm túc của người tu hạnh đầu đà, và khen ngợi tôn giả Đại Ca Diếp
như là một vị tu hạnh đầu đà mẫu mực, không hề có khuyết điểm nào, Phật lại bảo
quí vị trong nhóm “lục quần tì kheo” hãy theo học hạnh đầu đà với Đại Ca Diếp.
Sau đó, do sự việc cúng dường bình bát của tôn giả A
Nan, Phật lại đặc biệt châm chế cho phép điều giới trên sẽ có hiệu lực sau mười
ngày kể từ hôm ấy.
樂於修苦行
大迦葉一向是安心修習他的頭陀苦行。說起他的修習苦行,直到老年,無論在什麼情形之下,或是什麼人勸說,他都不肯中斷他的苦行。
凡是修習頭陀苦行的人,第一要選擇空閒的地方,第二要過托缽的生活,第三要常居一處,第四要一日一食,第五要乞食不擇貧富,第六要守三衣缽具,第七要常坐樹下思維,第八要常在露地靜坐,第九要穿著糞掃衣,第十要住於墳墓之處。修學頭陀苦行,就要過如此簡單的生活,也是清淨的生活。
對於大迦葉這樣的人,不去度眾生,而喜歡離群獨居,過苦行的生活,比較積極的比丘們總不太同情,他利人的悲心可以說值得人敬仰,但他弘法的熱情顯然是不夠。
除了佛陀,與外道辯論、教化僧團中諸比丘的大弟子,就是舍利弗和目犍連二位尊者,大迦葉是當佛陀與二大弟子在世的時期專心修道,期間或對在家的居士說法。當佛陀滅度後,能夠代佛陀統理大眾的實力,就是在這期間養成的,他如同巨鐘一樣,沈默的時候就沈默,但一遇到因緣,他就可以發出響亮的洪聲。
當初舍利弗和目犍連二位尊者,也曾勸過他忘去自我,發菩提心來從事弘法利生的真理運動,大迦葉總是堅定的回答他們說:
「關於弘揚正法、教化眾生,我實在是不行,忘去自我,多麼不容易啊!教導沒有信心或惡智的人,我實在沒有那種勇氣和毅力。我願意在自己的生活中,樹立起更艱苦的修行榜樣,讓後來者對於少欲知足的頭陀苦行知道尊重與實行。弘法利生的艱巨任務,全賴你們擔當了。」
聽了大迦葉話後的舍利弗和目犍連尊者,並不感到失望,反而稱讚道:
「長老能夠在這方面樹立法幢,也是非常難得,佛法是多方面的,各人可以依著自己的志趣實踐自己的理想,我們為長老祝福!」
大迦葉最不喜歡住在竹林精舍或是祇園精舍過團體的生活,他甚至厭惡那裏的和樂環境,他喜歡的是在露天靜坐、塚間觀屍、樹下補衣。他認為屍臭或骸骨,對於修無常、苦、空、無我、不淨觀等,才更合適。
大迦葉不怕狂風暴雨,不懼日曬夜露,他枯瘦的老年之身,總是住在深山叢林的樹下,或是白骨遍野的墓間,對於他的頭陀苦行,任何人勸說,他都不停止。
(http://www.manshouji.com/images/maka.jpg)
11.- CHỈ CHUYÊN TU KHỔ HẠNH:
Đại Ca Diếp suốt đời tu tập, chỉ tu hạnh đầu dà. Một lòng
chuyên nhất, dù ở trong tình huống nào, dù có ai khuyên bảo, tôn giả vẫn không
thây đổi chí hướng.
Người tu khổ hạnh như vậy, phải giữ 10 điều như
sau:
1) Thường ở chỗ hoang vắng;
2) Thường ở một chỗ;
3) Thường ở nơi bãi tha ma;
4) Xin ăn để sống;
5) Xin ăn không được chọn lựa nhà giàu nhà nghèo;
6) Chỉ ăn một ngày một bữa;
7) Chỉ giữ bên mình ba chiếc áo, một tọa cụ và một bình
bát;
8) Áo mặc phải là một tấm vải gồm nhiều mảnh giẻ rách người
ta bỏ đi, lượm và chắp lại;
9) Thường ngồi tư duy ở dưới gốc cây;
10) Thường tĩnh tọa nơi đồng trống.
Một người chỉ chuyên cần với nếp tu tập khổ hạnh như tôn giả
Đại Ca Diếp, chỉ thích ở riêng một mình, rất ít khi giáo hóa độ sinh, nếu so
sánh với những vị tì kheo tiến bộ, tích cực, thì tôn giả hoàn toàn khác biệt.
Tuy lòng từ bi vi người của tôn giả vẫn có đủ để được mọi người kính ngưỡng,
nhưng nhiệt tình của tôn giả đối với công cuộc hoằng pháp thì rõ ràng là thiếu
sót.
Trong thời kì Phật và hai vị đệ tử lớn là Xá Lợi Phất và Mục
Kiền Liên còn tại thế, phải nói rằng, trách nhiệm giáo hóa chúng sinh cũng như
việc đối phó với ngoại đạo, trừ Phật ra thì chính hai vị tôn giả ấy đã gánh vác
phần lớn; còn tôn giả Đại Ca Diếp thì chỉ chuyên tâm tu tập, thỉnh thoảng lắm mới
có một lần thuyết pháp chúng tại gia nghe.
Sau khi Phật nhập diệt thì tôn giả tự nuôi lớn thực lực
và trở thành người có đầy đủ khả năng và tư cách nhất để thay thế Phật nắm vững
giáo đoàn. Lúc bấy giờ thì tôn giả giống như một quả chuông đại hồng, lúc trầm
mặc thì thật là trầm mặc, nhưng lúc hữu sự thì phát tiếng ngân vang khắp chốn.
Trước kia cũng đã có lần hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục
Kiền Liên khuyên tôn giả hãy quên mình đi và phát tâm bồ đề, nhận lãnh sứ mạng
hoằng pháp lợi sinh, xiển dương chân lí, nhưng trước sau tôn giả vẫn một mực giữ
vững chí hướng của mình. Tôn giả nói:
- Tôi không dám nhận lãnh trách nhiệm hoằng dương chánh
pháp, giáo hóa chúng sinh. Việc giáo hóa cho những kẻ không có lòng tin hoặc những
ác tâm thì tôi thật sự không có đủ can đảm và nghị lực. Điều mà tôi cố gắng thực
hiện tối đa trong nếp sinh hoạt tu học của riêng tôi là dựng nên một khuôn mẫu
tu hành gian khổ để cho người đời sau trông thấy và biết tôn trọng cùng thực
hành nếp sống thiểu dục tri túc của người tu hạnh đầu đà. Hoằng pháp lợi sinh
là nhiệm vụ vô cùng trọng đại, xin hoàn toàn trông cậy ở hai sư huynh.
Tuy thế, hai vị tôn giả ấy vẫn không lấy đó làm thất vọng,
trái lại còn xưng tụng:
- Đúng ra thì Phật pháp bao gồm nhiều phương diện, mỗi người
nên theo đuổi cái lí tưởng thực tiễn của riêng mình. Sư huynh có đủ khả năng và
nghị lực để dương ngọn cờ chánh pháp ở một phương diện, thì đó cũng là một công
phu lớn lao phi thường. Chúng tôi vô cùng hoan hỉ.
Tôn giả Đại Ca Diếp không thích cái nếp sống tập thể tại các
tu viện như Trúc Lâm hay Kì Viên, và thậm chí còn ghét những nơi nào có cái
không khí vui vẻ, tươi mát; trái lại, tôn giả chỉ thích tĩnh tọa ở những nơi trống
vắng, hoặc ngồi quán tưởng xác chết nơi các gò mả, hay nghỉ ngơi vá áo dưới gốc
cây.
Tôn giả nhận thức rằng, chính những tử thi hôi thối hoặc những
hài cốt trơ vơ kia mới thực sự giúp ích cho công phu thiền quán, nhất là những
phép quán về vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh v.v...
Tôn giả không hề sợ mưa to gió lớn, sương nắng ngặt nghèo.
Dù về già thân thể khô gầy, tôn giả vẫn cứ sống một mình trong núi sâu rừng rậm,
hoặc ở các bãi tha ma đầy dẫy xương khô; đối với nếp tu tập đầu đà khổ hạnh, dù
bất cứ ai khuyên bảo, tôn giả vẫn không bỏ dở.
佛陀分半座
大迦葉的年齡終於漸漸的老了,可是他對頭陀苦行的生活,是越過越認真。
有一次佛陀也不忍他以衰老之年,還要生活在日曬夜露、狂風暴雨之中,想勸他中止苦行。
那是佛陀法駕住在鹿母講堂的時候,佛陀召見大迦葉,大迦葉穿著破衲衣,鬚髮長得很長,蹣跚的走來,這裏新皈依的比丘都不認識他就是大迦葉,看到他那儀容不整的形相,都投過來輕蔑的眼光,甚至有人向前想阻止他走近佛陀。
佛陀知道大家的心思,很遠的就招呼道:
「大迦葉!你來啦!我留了半座在這裏,你趕快到這裏來坐吧!」
諸比丘聽佛陀這麼一說,嚇了一跳,想不到這位老比丘,就是大名鼎鼎的大迦葉尊者。他向前頂禮佛陀後,退下幾步說道:
「佛陀!我是您末座的弟子,要坐在佛陀所設的座位實不敢當!」
這時,佛陀就向大眾敘說大迦葉廣大無邊的威德,並且說他有如佛陀修道相等的歷程,今生如不遇佛陀,他也可以覺悟,證得獨覺羅漢。
由這個事實,可知佛陀如何重視大迦葉尊者,甚至待他如賓,顯示他在教團中地位的重要。
佛陀告訴他,不要繼續苦行,把糞掃衣脫去,改穿信眾所供養的輕衣,靜靜的養老,不要過度疲勞。
雖然受到佛陀這麼高的慰勞,但他並不肯改變他的頭陀苦行,他向佛陀說道:
「佛陀!頭陀苦行在我並不以為苦,反而感到很快樂,我不為衣愁,不為食憂,沒有人間的得失,我只感到清淨解脫的自由。
「當然,有人說我這樣生活太著重自利,像舍利弗、目犍連、富樓那、迦旃延尊者等,他們負起代佛陀宣揚的任務,不懼阻難,不惜身命,推動著真理的法輪,使眾生普沾法味,同獲法樂。我雖然沒有那股為人為法的熱情,但我不會忘記佛陀對我的恩德,就是為了報答佛陀的恩惠,我才更要過頭陀的生活。因為眾生要能得救,全靠僧團的弘法,僧團中布教的弘法者,是人民的親教法師,他必須自身要健全,才能擔當弘法的工作,僧團本身如何才能健全呢?當然只有從嚴肅的生活中培養自己的德行。佛陀教法中的頭陀行門,就是一種最嚴肅的生活方式,能習慣於這種生活,便能吃苦,便能忍耐,便能甘於淡泊,一心一德,為法為人!佛陀!我為了直接鞏固僧團,間接的利益眾生,我歡喜願意不捨苦行,請佛陀原諒弟子的執著!」
佛陀聽後,非常歡喜,看看大迦葉,又看看諸比丘,說道:
「很好!諸比丘有沒有聽到長老大迦葉的話呢?將來佛陀正法的毀滅,不在天魔外道的破壞,而是在僧團的腐化與崩潰!大迦葉的話說得很對,要弘揚佛法,讓真理之光永照著世間,則必先要鞏固僧團,要鞏固僧團,就必須過嚴肅的生活,我的正法,如大迦葉尊者,就能負責住持!
「大迦葉!你好好去修道吧,我不勉強你,你可照你的意思去修行。要見我的話,隨時都可以來見我。」
佛陀與大迦葉,人雖二而心則一,師與弟子如兩個容器盛著同樣的水,一點不滯留而互相流動。佛陀待尊者如賓,如親友,但尊者從不忘以師禮對待佛陀,他們之間洋溢著師徒溫暖的情誼。
我們一說到佛陀或羅漢,大家都會自然而然的想像他們如同枯木寒岩般的冷酷,對於人間,一點人情都沒有,其實,並不是的,佛陀或羅漢,不執著世間五欲的愛染,高尚的情愛自然流露在其中。這種情愛,佛教稱之為慈悲。慈悲的根苗,是被盛在智慧的法船裏,如同磁石般的引度眾生,使他們朝夕能接觸到崇高溫暖的人格,改良自己的習氣。
蓊鬱蔥蘢的熱帶森林裏,娑羅樹的紅花盛開著,尤其是在夏天,晚上皎潔的月亮從樹梢間投射下銀色的光輝,就在這空閒寂靜的地方,大迦葉數十年如一日的修道,他那種崇高聖者的風範,彷彿還在我們眼前。
12.- ĐỨC PHẬT CHIA HAI CHỖ NGỒI:
Càng về già, Đại Ca Diếp càng tinh nghiêm hơn trong nếp tu tập
hạnh đầu đà. Thấy tôn giả tuy đã tuổi già sức mỏi nhưng cứ vẫn một mực dầm
sương dãi nắng, vẫn can trường với gió thét mưa gào, Phật cũng lấy làm ái ngại,
muốn khuyên tôn giả nên đình chỉ lối tu ấy.
Bấy giờ Phật đang ngự tại giảng đường Lộc Mẫu (Mrgaramatr -
Migaramata - gần tu viện Kì Viên, thành Xá Vệ).
Một hôm Phật cho người đi mời tôn giả. Tôn giả mặc áo
chằm, râu tóc dài ngoằng, chân bước khập khiểng, đến hầu Phật. Những vị tì kheo
mới tu đâu có biết tôn giả là ai, thấy nghi dung tiều tụy như vậy, thì chỉ nhìn
tôn giả bằng cặp mắt khinh rẻ; thậm chí có vị còn cản trở không cho tôn giả đến
gần Phật. Phật thấy rõ cái tâm lí ấy của họ, cho nên từ xa đã vẫy gọi:
- Hãy lại đây, thầy Đại Ca Diếp! Như Lai đã chừa sẵn một nửa
chỗ ngồi ở đây, thầy hãy đến cùng ngồi với Như Lai!
Nghe Phật bảo thế, quí vị tì kheo kia liền run sợ, vì lúc đó
họ mới biết vị trưởng lão kia chính là tôn giả Đại Ca Diếp, tiếng tăm lừng lẫy
trong giáo đoàn mà họ đã từng nghe danh nhưng chưa biết mặt.
Tôn giả lạy Phật xong, bước lui vài bước, rồi thưa:
- Bạch Thế Tôn! Con chỉ là người đệ tử hèn mọn của Thế Tôn.
Con không dám ngồi chung chỗ ngồi với Thế Tôn.
Phật liền hướng về đại chúng, nói rõ cho họ biết về oai đức
rộng lớn vô biên của Đại Ca Diếp cũng như lịch trình tu hành của tôn giả thật
giống như Phật; và rằng giả sử đời này dù không gặp Phật thì tôn giả tự mình tu
tập cũng đạt được giác ngộ, chứng được quả vị Độc giác.
Vì vậy mà không ai ngạc nhiên khi thấy Phật đặc biệt coi trọng
tôn giả và đã dành cho tôn giả một địa vị trọng yếu trong tăng đoàn. Hôm ấy Phật
cũng nhân tiện khuyên tôn giả không nên tiếp tục nếp sống khổ hạnh mà trở lại nếp
sống bình thường để cho tuổi già đỡ phải chịu lao khổ thái quá.
Dù thâm cảm đối với sự ân cần của Phật, tôn giả vẫn
không chịu thay đổi nếp sống khổ hạnh của mình. Tôn giả thưa:
- Bạch Thế Tôn! Nếp sống khổ hạnh đối với con không có gì là
khổ sở thái quá cả, trái lại con là một nếp sống vô cùng an vui. Con không phải
lo lắng gì về cơm ăn áo mặc, không liên quan gì đến sự được mất của người đời,
thật là một nếp sống hoàn toàn thanh tịnh, tự do và giải thoát.
Bạch Thế Tôn! Lẽ dĩ nhiên là người ta sẽ cho rằng con sống
như vậy là chỉ sống cho riêng mình, không như các sư huynh con là Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, v.v... từng gánh vác trách nhiệm hoằng
dương Phật pháp, không sợ khó khăn, không tiếc thân mạng, chỉ cốt làm sao cho
bánh xe pháp được quay mãi, cho mọi chúng đều được thấm nhuần pháp vị, đều được
ân hưởng pháp lạc, nhưng dù không đủ nhiệt tình đối với công việc hoằng pháp,
con vẫn không bao giờ quên được ân đức của Thế Tôn đối với con; và vì để báo đền
ân đức ấy của Thế Tôn mà con càng cố giữ nếp tu tập khổ hạnh.
Con trộm nghĩ, chúng sinh được cứu độ là còn nhờ vào sự
giáo hóa của tăng đoàn. Những vị làm công tác hoằng pháp sẽ trở thành những vị
pháp sư gần gũi nhất của dân chúng; cho nên, trước hết tự bản thân họ - cũng tức
là tự bản thân của tăng đoàn - phải được kiện toàn thì công việc hoằng pháp mới
hoàn toàn ích lợi. Nhưng bản thân của tăng đoàn cần phải được kiện toàn như thế
nào?
Con nghĩ, chỉ có một cách duy nhất là tăng đoàn phải có một
nếp sinh hoạt thật nghiêm túc để từ đó mà nồi dưỡng đức hạnh cho cá nhân
mình.
Trong giáo pháp của Thế Tôn thì hạnh đầu đà là một phương thức
sinh hoạt nghiêm túc nhất. Phải tu tập nếp sống này thì mói chịu được khó nhọc,
mới có thể nhẫn nại, mới có thể sống đạm bạc, mới có thể nhất tâm nhất đức và
vì pháp vì người.
Bạch Thế Tôn! Con cũng vì muốn góp phần trực tiếp củng cố
tăng đoàn và đồng thời gián tiếp làm lợi lạc cho chúng sinh nên con vẫn hoan hỉ
tiếp tục nếp sống khổ hạnh. Xin Thế Tôn tha thứ cho tội cố chấp của con!
Phật rất hoan hỉ nhìn Đại Ca Diếp, rồi nhìn xuống đại chúng
nói:
- Quí thầy đã nghe rõ những lời của trưởng lão Đại Ca Diếp
chưa! Trong tương lai, nếu chánh pháp của Như Lai bị hủy diệt thì không phải là
do thiên ma hay ngoại đạo phá hoại, mà chính là do tăng đoàn hủ hóa, băng hoại!
Đại Ca Diếp đã nói rất đúng.
Muốn hoằng dương Phật pháp để cho ánh sáng chân lí vĩnh viễn
rọi chiếu ở thế gian thì điều tiên quyết là tăng đoàn phải được củng cố; mà muốn
củng cố tăng đoàn thì mọi người phải sống nếp sống thật nghiêm túc.
Chánh pháp của Như Lai, phải có những vị như Đại Ca Diếp mới
có đủ khả năng và tư cách để chủ trì.
Hướng về tôn giả Đại Ca Diếp, Phật bảo:
- Đại Ca Diếp! Vậy thì thầy hãy trở về chỗ ngụ để tiếp tục
tu tập theo con đường thầy đã chọn. Như Lai không ép thầy nữa. Bất cứ lúc nào
muốn gặp Như Lai, thầy cứ tùy tiện đến với Như Lai!
繼承佛陀的衣缽
歲月像石光電火般的迅速,佛陀應身化世的緣滿,就在佛陀八十歲的那一年,傳出了佛陀將要涅槃的消息。
在佛陀涅槃的這一年,先是目犍連為教殉難,然後是舍利弗回鄉入滅,現在佛陀又將涅槃,在教團中到處都是愁雲慘霧,為了正法流傳,以及僧團的領導,佛陀早就注意繼承的人選。現在的教團中,年老的大迦葉尊者,和年輕的阿難陀尊者,被公認為繼承佛陀最適當的人選。尤其是大迦葉尊者,所謂靈山會上正法眼藏付囑的拈花微笑,就是禪宗最初的典故。
佛陀在拘尸那迦羅城涅槃的時候,大迦葉正在北方的鐸叉那耆國領著五百比丘教化度眾,他得知消息後,非常的傷心,星夜領著比丘們來到拘尸那迦羅城,有的愁眉不展,有的伏地痛哭。
但在比丘中有一個是六群比丘之一的跋難陀,卻很歡喜的說:「你們何必要這樣傷心?佛陀涅槃後,我們才可以自由,他老人家在世的話,會拘束我們,會管理我們,他常常說我們這個不好,那個不對的,真囉囌,也真麻煩!現在他涅槃了,我們正可以輕鬆輕鬆呢!」
不等大迦葉的責罰,有一個比丘向前就要打跋難陀,大迦葉趕快阻止,並懇切的教示說:「現在佛陀進入涅槃,眾人因失去了皈依而傷感,愚癡的你,怎麼反而以此為樂?」
雖然是聖者的大迦葉,此刻也不由得心亂如麻,有時,他要像慈父教訓不肖的兒孫,言辭沈痛的對他們說教;有時像嚴師對待弟子,其威德嚇得人都不敢向他走近;有時又想到法藏的結集,應召集些什麼人參加,何人說經、何人持律,他都要考慮到,他要以長老的襟度,顧慮到大法的前途。
總之,大迦葉的心是沈重的。這時佛陀的金棺放在天冠寺裏,諸弟子有的圍繞著暗暗地哭泣,有的在上面灌注很多的香油,幾次的舉火荼毘,薪都不燃。七日後,大迦葉到時,金棺中佛陀的足伸出來,尊者不禁涕淚悲泣,合掌頂禮說道:
「慈悲的佛陀!偉大的救主!您放心,我們會依照您的足步來行!」
大迦葉說後,佛陀的足收進金棺之中,正在弟子們嚎哭聲中,佛陀就用三昧真火自焚荼毘了。
從此,大法流傳的責任,就由大迦葉尊者承擔起來!
13.- KẾ THỪA Y BÁT CỦA PHẬT:
Thời gian qua mau, bấy giờ Phật đã 80 tuổi thọ. Duyên hóa độ
của Phật ở thế gian cũng đã mãn. Tin Phật sắp nhập niết bàn đã được truyền khắp
nơi cho chư tăng ni biết. Trước đó, tôn giả Mục Kiền Liên đã tuẫn giáo, và tôn
giả Xá Lợi Phất cũng nối tiếp nhập diệt.
Giờ đây, trước khi nhập niết bàn, Phật cũng đã nghĩ đến
việc chọn người thừa kế để chủ trì công cuộc hoằng pháp cũng như để lãnh đạo
giáo đoàn. Chỉ còn hai vị có thể được chọn: lớp già thì có Đại Ca Diếp, lớp trẻ
thì có A Nan. Trong hai vị này thì tôn giả Đại Ca Diếp đã từng được trao cho “kho
tàng của cái thấy mầu nhiệm” (chánh pháp nhãn tạng) ở pháp hội Linh Sơn thuở nọ,
cho nên đã mặc nhiên được Phật chấp nhận là người thừa kế tôn vị của Phật.
Phật nhập niết bàn tại thành Câu Thi Na (Kusiangara -
Kusinara). Hôm ấy tôn giả Đại Ca Diếp không có mặt. Tôn giả đang hướng dẫn tu học
cho năm trăm vị tì kheo ở tận phương Bắc, nước Đạc Xoa Na Kì. Vừa được tin, tôn
giả quá đau thương, tức tốc dẫn theo năm trăm vị ấy, đi ngày đêm không nghỉ để
về Câu Thi Na. Đến nơi, tôn giả thấy có vị thì mặt buồn ngồi yên lặng, có vị
thì nằm lăn ra đất khóc lóc thảm thiết, nhưng có vị trong nhóm “lục quần tì
kheo” thì lại đang hân hoan nói:
- Quí vị làm gì mà phải khóc thương như vậy? Phật nhập niết
bàn rồi chúng ta mới được tự do. Lúc còn sống thì ông già ấy nói năng gì cũng cốt
để bó buộc chúng ta, kềm chế chúng ta. Ông ấy cứ hay nói cái này không tốt, cái
kia không đúng. Ông ấy nói nhiều quá, làm phiền chúng ta quá! Bây giờ ông già ấy
đã nhập diệt rồi, chúng ta được nhẹ nhàng, thoải mái biết mấy!
Một vì tì kheo muốn đuổi vị ấy ra khỏi phạm vi hỏa đàn,
nhưng tôn giả ngăn lại, bảo vị “lục quần tì kheo:
- Đức Thế Tôn đã nhập diệt niết bàn, mọi người đều đau buồn
vì mất nơi nương tựa. Sao thầy lại dại dột cười vui và nói lên những lời sai quấy
như vậy!
Hôm ấy đã là ngày thứ bảy sau ngày Phật nhập diệt. Hỏa đàn
và mọi thứ chuẩn bị cho lễ trà tì đều đã sẵn sàng. Tôn giả vào đến chỗ đặt
kim quan thì một chân của Phật thò ra khỏi kim quan. Tôn giả không cầm được
nước mắt, vội vàng đảnh lễ và bạch:
- Kính lạy Thế Tôn! Xin Thế Tôn yên tâm. Chúng con sẽ nương
theo bước chân của Thế Tôn mà đi tới.
Tôn giả nói xong thì chân Phật thu trở lại vào kim quan, và
hỏa đàn liền tự nhiên bốc cháy.
Từ đó, trách nhiệm lưu truyền chánh pháp đã do tôn giả gánh
vác.
三藏聖典結集
佛陀滅度後的九十日,結集法藏的典禮開始。
起初,大迦葉為了選擇結集的場所,費了一番苦心。竹林精舍、祇園精舍,都過於寬大,而且這些地方還有很多沒有離欲證果的比丘住著,最後他選定王舍城東南的大竹林中一個很大的石室,這個石室叫畢波羅延石窟。
在靜寂的林中,寬大的石室裏,正是塵外中的塵外。五百阿羅漢的聖弟子,公推大迦葉、阿難陀、阿那律、優波離、富樓那尊者等為上首。尤其是尊者大迦葉以首座的身分,在大眾之前數說阿難陀的六罪,責怪他尚未證得最高的聖果等,每一罪都下一籌,甚威嚴有如佛陀,一向如天之驕子似的阿難陀,在大迦葉之前,也不敢反抗,只得認錯。
大迦葉的偉大,由佛陀滅度,在那麼多聖弟子中,他能統理大眾,並沒有把教團弄得四分五裂一事就可以知道。在佛陀涅槃的時候,他的聲望和權威,實在是如同磐石的重要。
當佛陀在世時,那英才煥發的舍利弗和目犍連二大弟子,在教團中內外活動,做著佛陀的股肱時,大迦葉是默默的修道,就是有一些活動,都是很有限的。但到佛陀和二大弟子涅槃後,所謂水落石出,居然負責領導起教團來,由此可以看出他高深的修養,和寬大的度量。
尊者的作風是保守的,他沒有像舍利弗和目犍連尊者那麼有積極進取的精神,今日的佛教,退隱的、山林的、保守的、苦行的氣氛很重,受大迦葉的影響很大,這是不容否認的史實。
不過,大迦葉雖不能使波瀾化為平地,但無論什麼難關,他都能堅忍著,安然的度過。將佛陀的真理之光,像穩如泰山似的普照大地,流傳於無窮的未來,具有這種人格的,在當時的教團中,實在沒有一個比他更適當的人選。
從結集三藏的第二天起,由阿難陀誦經,優波離誦律,再由諸長老將所誦之經、律檢討修訂。所謂第一次結集三藏的神聖大業,就這樣的順利完成。
我們能承受佛陀的甘露法雨,我們能擁有如大海之多的聖典,我們得感謝大迦葉尊者!
14.- KẾT TẬP THÁNH ĐIỂN:
Chín mươi ngày sau khi Phật diệt độ, đại hội kết tập pháp tạng
được cử hành.
Trước hết, việc chọn lựa địa điểm và lo những chi phí cho đại
hội đã là những việc khó nhọc cho tôn giả Đại Ca Diếp. Các tu viện Trúc Lâm và
Kì Viên đều quá rộng lớn, hơn nữa, lại có rất nhiều quí vị tì kheo chưa chứng
quả li dục.
Cuối cùng, tôn giả đã quyết định chọn Tất Bát La
(Pippaliguha), một hang đá thật rộng rãi, ẩn kín, ở phía Đông Nam thành Vương
Xá, để làm địa điểm kết tập.
Trong đại hội này, năm trăm vị A La Hán đệ tử xuất sắc của
Phật đã vân tập và đã suy tôn quí vị tôn giả Đại Ca Diếp, A Nan, A Na Luật, Ưu
Ba Li và Phú Lâu Na lên hàng thượng thủ. (Lúc này quí vị đệ tử lớn khác của Phật
như Kiều Trần Như, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, La Hầu
La, đều đã nhập niết bàn; còn Tu Bồ Đề và Ca Chiên Diên thì không thấy vết
tích.- Chú thích của người dịch).
Trước tiên, với tư cách thủ tọa, tôn giả Đại Ca Diếp đã
trách cứ tôn giả A Nan ngay trước mặt đại chúng về sáu khuyết điểm, mà quan trọng
nhất là cho tới giờ phút đó tôn giả A Nan vẫn chưa chứng thánh quả A La
Hán.
Lời trách cứ của tôn giả thật oai nghiêm không thua gì Phật,
khiến cho tôn giả A Nan không dám nói năng, chỉ biết nhận lãnh để thi
hành.
Từ ngày thứ hai của đại hội trở đi, lần lượt, tôn giả A Nan
(khi đã chứng A-La-Hán) tụng lại các kinh, tôn giả Ưu Ba Li tụng lại các giới
luật, và tôn giả Phú Lâu Na tụng lại các điều nghị luận, hoàn thành ba kho tàng
quí báu của Phật pháp. Pháp vũ cam lộ của Phật, kho thánh điển rộng lớn như biển
cả mà chúng ta còn được thừa hưởng ngày hôm nay, chính là do ân đức của tôn giả
Đại Ca Diếp vậy.
Khi Phật còn tại thế, trong khi quí vị tôn giả anh tài vốn
là các đệ tử thủ túc của Phật, như Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, hoạt động rất
tích cực ở trong cũng như ngoài giáo đoàn, thì tôn giả Đại Ca Diếp chỉ lặng lẽ
tu khổ hạnh; thỉnh thoảng lắm mới có vài hoạt động bố giáo. Nhưng từ sau khi
hai vị tôn giả kia và Phật lần lượt nhập diệt thì tôn giả mới lộ rõ ra là một
người có đầy đủ khả năng và oai đức để lãnh đạo giáo đoàn. Lúc bấy giờ, tôn giả
quả thật là khối đá tảng của đạo pháp.
Thái độ của tôn giả rất là bảo thủ, không giống với tinh thần
cấp tiến của hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Cho nên những phong cách
tu hành ẩn dật, rừng núi, khổ hạnh và bảo thủ của Phật giáo ngày nay, đã chịu ảnh
hưởng phần lớn từ tôn giả Đại Ca Diếp, điều đó không thể phủ nhận được.
龍華三會願相逢
結集三藏後的大約二、三十年,大迦葉忽然厭世起來,他想:「佛陀做了我的老師,像父母愛子似的,對我有如海一般深的大恩,我已為未來將大法流傳,總算報答佛陀的恩惠於萬一。現在我已老朽,像這樣老醜的身體,誰還愛著,不如早些涅槃為好!」
大迦葉的年齡,這時已超過百歲高齡,那是無疑的。
他即刻走到阿難陀住的地方,付囑法藏,要阿難陀繼承,後來他就躍身虛空,到佛陀的八塔一一供養禮拜。
回到王舍城,他曾前去向阿闍世王告辭,守衛的說國王在睡覺,他就逕往離王舍城西南八里多的雞足山而來。山有三峰屹立,成雞足狀。半山以上,是蓊鬱蘢蔥的樹林;半山以下,長滿了蔓草。
當尊者到達此山時,三峰裂開,自然形成他的禪座。他即刻以草蓆地而坐,並對自己說道:「我今將以神通力來保持這個身體,用糞掃衣來蓋覆他,等六十七億年後,彌勒菩薩降生成佛,我再去拜見他,協助他教化眾生!」說完後,雞足三峰就合起來,隱藏了他的身體。
阿闍世王知道大迦葉尊者入滅的消息,悲傷無比!馬上往見阿難陀尊者,要他同登雞足山一看,當阿難陀尊者和阿闍世王到達雞足山時,雞足三峰自然裂開,他們看到大迦葉尊者端然的入定,身上還蓋覆了曼陀羅華。他兩人供養禮拜退出以後,山峰又自然地合起來,他們回顧靜寂的林中,爾後六十七億年,尊者大迦葉將長期捧著佛陀的衣缽,在這山中等候彌勒尊佛的來訪,再把佛陀的衣缽傳給他,以這種遺風教化,令他們不禁欽佩萬分!
像這樣美麗、玄奧的故事,在很多經中都有同樣的記載。從這裏可以看出大迦葉偉大的人格,經萬劫而不朽!
有人說,偉人的精神進入造化的胸中,參入天地之至奧,而生命與無終的時間同樣的悠長!從尊者大迦葉的故事來看,尊者的生命固然是無窮無盡,就是佛陀的教法也將無窮盡的流傳下去!
大迦葉尊者的一生,是多彩多姿的,從他在樹下誕生,到雕塑金人求婚;從做十二年名義上的丈夫,到在多子塔邊皈依佛陀;大富豪的出身,而甘願修習苦行;靈山會上的拈花微笑,能繼承佛陀的法統;對大法的執著,到高齡一百歲的時候,都不放鬆一步;反對阿難陀參加聖典的結集,但到阿難陀開悟證果的時候,又自願再將法統傳給阿難陀繼承,這實在是一位偉大人物的一生,值得我們懷念,值得我們學習。
我寫到這裏,尊者的德相和風姿,彷彿朦朧的出現在我的眼前!我祈禱:彌勒尊佛的龍華三會上,榮幸的能夠和尊者相逢,讓我來深深的向尊者敬禮!
15.- HẸN GẶP NHAU Ở PHÁP HỘI LONG HOA:
Khoảng hai ba mươi năm sau ngày Phật nhập niết bàn, tôn giả
Đại Ca Diếp bỗng nảy sinh niệm chán đời.
Tôn giả nghĩ:
“Đức Thế Tôn là bậc Đạo Sư của ta. Như cha mẹ thương cho
nên, ân đức của Người đối với ta sâu rộng như biển. Để báo đền phần nào ân đức ấy,
ta đã tận lực hoằng truyền chánh pháp, mong được trường tồn mãi đến ngàn sau.
Bây giờ thì ta đã già nua quá rồi, yếu đuối quá rồi, đâu còn làm gì được nữa;
chi bằng ta nhập niết bàn thì có phải là đúng lúc không!”.
Năm ấy tôn giả đã trên một trăm tuổi thọ.
Suy nghĩ như vậy, tôn giả liền tìm đến tịnh thất của tôn giả
A Nan, phó chúc pháp tạng cho A Nan thừa kế rồi lần lượt đến từng ngôi tháp thờ
xá lợi Phật cúng dường lễ bái.
Sau đó tôn giả trở về thành Vương Xá để từ biệt vua A Xà Thế,
nhưng quân cận vệ cho tôn giả biết là nhà vua đang ngủ.
Tôn giả bèn rời thành Vương Xá đi về hướng núi Chân Gà, cách
thành hơn tám dặm về phía Tây Nam. Núi này gồm có ba ngọn cao chót vót, làm
thành hình chân gà. Từ lưng chừng núi trở xuống toàn là cỏ rậm, lưng chừng núi
trở lên thì toàn là rừng cây sầm uất. Khi tôn giả lên đến núi thì cả ba ngọn
tự nhiên đồng mở ra, để lộ một chỗ ngồi.
Tôn giả liền lấy cỏ lót thành một chiếc đệm và ngồi xuống, rồi
tự nói với mình:
“Nay ta phải lấy chiếc áo chằm để che chở và dùng sức thần
thông để giữ gìn thân xác này, đợi đến sáu triệu bảy trăm ngàn năm sau, khi đức
Bồ Tát Di Lạc giáng trần thành Phật thì ta lại tìm đến bái kiến và trợ giúp Người
giáo hóa chúng sinh".
Tôn giả nói xong thì cả ba ngọn của núi Chân Gà liền khép lại,
giấu kín nhục thân của tôn giả.
Vua A Xà Thế khi biết được tin tôn giả nhập diệt thì buồn
thương không kể xiết, lập tức tìm đến bái kiến tôn giả A Nan và mời cùng đi lên
núi Chân Gà.
Khi hai vị đến nơi thì ba ngọn núi lại đồng loạt mở ra, để lộ
cho họ thấy tôn giả Đại Ca Diếp đang ngồi ngay ngắn trong tư thế thiền định.
Hai vị liền cúng dường lễ bái rồi lui xuống, tức thì ba ngọn núi đóng lại như
cũ …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét