II.- 目犍連-神通第一
佛陀最初的侍從
目前大部分寺院的大雄寶殿的中央,蓮座上佛陀聖像的旁邊,總是左面站著大迦葉,右面站著阿難陀,但佛陀最初弘法的時候,卻不是這樣。
佛陀成道的最初兩年中,舍利弗和目犍連就皈依佛陀,從他們皈依佛陀起,目犍連就站在佛陀的左面,舍利弗則站在佛陀的右面。除去他們到別的地方去弘化,就一直不曾離開過佛陀。
舍利弗隨佛陀出家半個月後才盡諸結漏,斷除煩惱,而目犍連只有七天的時間,即盡結漏,現神通力,證得阿羅漢的神通智波羅蜜。
目犍連,身材頎長,方臉大耳,面容表現出堅毅的神情,他很樂觀,很勇敢,常為正義的事打抱不平。
佛陀的比丘弟子中,有神通的弟子非常多,而目犍連被推為神通第一,就是因為他在教化中常顯神通,佛陀雖不許弟子顯異惑眾,但對目犍連的神通卻常常稱許。
因中發願求神通
目犍連為什麼會有神通?關於這點,是他過去生中有著一段微妙的因緣。
目犍連過去生中本是一個以捕魚為業的漁夫,常在海邊捕捉魚蝦出賣,以這樣的方法來求財生活,日復一日,終於天良發現,覺得這種求財的方法是大苦業。他覺得一個人今生應作來生的功德,由於這一念向善之心,他就決意改業為生。沒有多久,他見到城中有一位辟支佛,每次走在街上,那進止安然的行為,威儀庠序的風度,他見到以後,很是恭敬。因此就把這位辟支佛請到家中供養膳餚。可是這位辟支佛雖然外現威儀,遺憾的是不善於說法。唯有用神通化世,不用其他的法門。食後就躍身升入空中,或左或右,或前或後,上下自如。他一見,生大歡喜,發願來生,要求得神通。
有志者事竟成,目犍連尊者就因為這樣的因緣,今生能皈依佛陀,在佛陀的弟子中被譽為神通第一!
II.-Tôn giả MỤC KIỀN LIÊN
(Maudgalyayana - Moggallana)
(Vị thượng thủ có thần thông quảng đại nhất)
(http://sites.google.com/site/terrycomic2/mghmhn.jpg)
1.- NGƯỜI HẦU CẬN BUỔI ĐẦU CỦA ĐỨC PHẬT:
Ngày nay, mỗi khi bước vào chánh điện của các chùa, viện,
chúng ta thường thấy trên bàn thờ trung ương, tượng đức Phật Thích Ca (Sakya)
ngự trên tòa sen ngay chính giữa, còn đứng hầu hai bên bên đức Phật thì bên phải
là tượng tôn giả A Nan (Ananda) và bên trái là tượng tôn giả Đại Ca Diếp
(Mahakasyapa - Maha-kassapa); nhưng trong những năm đầu hoằng hóa của đức Phật
thì không phải như vậy.
Xá Lợi Phất (Sariputra - Sariputta) và Mục Kiền Liên đã xuất
gia theo Phật ngay trong thời gian hai năm đầu tiên sau ngày Phật thành đạo. Từ
ngày qui y theo Phật, Xá Lợi Phất luôn luôn đứng hầu bên phải đức Phật, và Mục
Kiền Liên thì hầu bên trái. Ngoại trừ những lúc phải đi du phương bố giáo, còn
thì không lúc nào họ rời đức Phật.
Xá Lợi Phất xuất gia được nửa tháng, đã dứt trừ mọi phiền
não, nhưng Mục Kiền Liên thì chỉ bảy ngày sau khi xuất gia là dứt hết mọi lậu
hoặc, hiển lộ thần thông, chứng quả A la hán.
Tôn giả Mục Kiền Liên, người cao lớn, mặt vuông, tai to, nét
mặt luôn luôn lộ vẻ cương nghị, lạc quan, tính tình dũng cảm, lúc nào cũng vì
chính nghĩa mà can thiệp những chuyện bất bình.
Trong giáo đoàn của đức Phật, số người chứng được thần thông
có rất nhiều, nhưng chỉ có Mục Kiền Liên được suy tôn là vị có thần thông
rộng lớn nhất.
2.- NGUYỆN CHỨNG THẦN THÔNG:
Vì sao tôn giả Mục Kiền Liên có được thần thông như vậy? Điều
đó có liên quan tới câu chuyện của một tiền kiếp của tôn giả như sau:
Trong một kiếp thời quá khứ, Mục Kiền Liên làm nghê chài lưới,
thường bắt tôm cá ở biển làm kế sinh nhai. Một hôm, bỗng nhiên tâm niệm lành
phát khởi, ông tự biết rằng, sinh nhai bằng cách đó thật không chánh đáng, người
sống ở đời này phải biết tạo công đức cho đời sau. Ông bèn quyết định thay đổi
nghề nghiệp.
Sau đó không bao lâu, ông để ý thấy có một đức Phật Bích Chi
thường lui tới trong thành phố. Phong độ an nhiên, oai đức tự tại của Phật đã
làm cho ông sinh tâm cung kính. Một hôm, ông thỉnh Ngài về nhà để cúng dường
cơm trưa.
Nguyên đức Phật Bích Chi này không hề dùng pháp thoại mà chỉ
sử dụng thần thông để hóa độ, cho nên sau khi thọ trai xong, Ngài bèn nhảy lên
hư không, hoặc trái hoặc phải, hoặc trước hoặc sau, hoặc trên hoặc dưới tùy
theo ý muốn.
Ông thấy thế rất lấy làm thích thú, bèn phát nguyện kiếp sau
thế nào cũng cầu tu chứng được thần thông.
Có ý chí thì sẽ thành công. Tôn giả Mục Kiền Liên, do sự
phát nguyện ấy mà trong đời này được qui y với đức Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni),
đã chứng thần thông mà lại còn được coi là bậc thần thông số một trong hàng cao
đệ của Phật.
寶橋渡佛陀
目犍連的神通,耳朵聽聲音,不論遠近都能聽到;眼睛看東西不受物體的阻礙,都能看到;無論多遠的路程,剎那間即至;他更常常顯些神通變異,助佛宣揚。
有一次,舍衛城全城的人民,聯合公宴供養九十六種出家的宗教徒,並請波斯匿王和太子群臣作陪,宴席設在阿耆河對岸的大廣場上,目犍連是第一個先到的上賓。
過了一會,眾多的外道,都紛紛前來受供,他們大家都想先到以便取得第一席位,但因河水忽然暴漲,無法過去。正在這時,目犍連從遠遠的地方,望見佛陀帶領諸弟子威儀安詳的走來,他即刻在河水的上面,化作一座寶橋,用香花綢緞,種種七寶嚴飾,等候佛陀從上面走過。
當佛陀的聖駕還沒有光臨的時候,那些外道見了這一片汪洋的大水,心中都在想:「今天河水忽然高漲,我們不能渡河受供,等一會佛陀和他的弟子們來,有什麼辦法呢?」他們正在這樣想時,目犍連所化的寶橋展現在河面上,他們一見,非常歡喜,即刻嘈雜的爭相說道:
「沙門來遲來,天意造橋給我們先過,我們作為宴會的上賓,首席的座位應由我們來坐。」
諸外道說後,都爭著從橋上走過,走到橋的中心,忽然嘩啦一聲,橋樑折斷,大家都墮入水中,一片哀呼求救之聲,震動了原野。
佛陀到達時,寶橋仍然恢復如常,佛陀和諸比丘走在橋上,見到橋下諸外道隨波逐流的在水中掙扎,大生慈悲,即刻運用神通之力,把外道一個個的從水中救起,叫外道跟隨身邊,然後才次第安詳的走過,寶橋隨後即隱沒。
當佛陀和諸弟子在受供時,諸外道因衣服潮濕,每個人都向著太陽而蹲,希望快點把衣服曬乾。
這一次舍衛城聯合供養的公宴,使諸外道都覺得自己微弱的燈光,實不足與那如日月之光的佛陀和其弟子相比。
3.- BẮC CẦU ĐƯA PHẬT QUA SÔNG:
Nói về thần thông của Mục Kiền Liên thì tai nghe âm thanh,
dù âm thanh ở gần hay ở thật xa cũng đều nghe rõ ràng; mắt nhìn vật thì dù vật
có bị che khuất cũng nhìn thấy thấu suốt; đường đi dù xa vạn dặm, nhưng chỉ
trong một khoảnh khắc là đi tới nơi ... Tôn giả thường dùng thần thông ấy để
giúp đức Phật trong việc hành hóa.
Có một lần dân chúng trong toàn thành Xá Vệ (Sravasti -
Savatthi) họp nhau bày tiệc cúng dường cho toàn thể quí vị đạo sĩ của 96
giáo phái khác nhau.
Họ cũng mời cả vua Ba Tư Nặc (Prasenajit - Pasenadi), thái tử
và các vị đại thần trong triều cùng tham dự. Tiệc được dọn trên một quảng trường
rộng lớn bên kia bờ sông A Kì.
Hôm dó, Mục Kiền Liên là người thượng khách đến đầu tiên. Một
lát sau, đồ chúng của các giáo phái khác cũng lần lượt tụ tập; nhưng vào lúc ấy
bỗng nước sông dâng cao, làm cho họ không thể lội qua sông được.
Họ bảo nhau: “Nước sông hôm nay bỗng nhiên dâng cao, chúng
ta, không làm sao sang thọ thực được. Thôi thì hãy cố đợi chốc nữa sa môn Cồ
Đàm (Gautama - Gotama) đến xem có cách nào không ...”
Đúng vào lúc ấy, Mục Kiền Liên vừa trông thấy đức Phật dẫn
chúng tăng đang đi tới từ đằng xa. Tôn giả bèn dùng thần lực hóa ra một cây cầu
bắc qua sông để đức Phật và chúng tăng có thể đi qua.
Vừa thấy có cây cầu bỗng dưng xuất hiện, chúng tu sĩ
ngoại đạo kia vô cùng hớn hở, lại bảo nhau: “Ông sa môn ấy chắc là tới trễ rồi!
Trời đã làm cầu giúp chúng ta qua sông trước. Chúng ta phải là thượng khách của
bữa tiệc này. Chúng ta phải được ngồi ở chỗ tốt nhất ...”
Vừa nói, họ tranh nhau qua cầu, nhưng khi đến giữa cầu thì bỗng
nghe “rầm” một tiếng, cây cầu đã gãy. Mọi người rớt cả xuống nước, tiếng la kêu
cứu thất thanh, chấn động cả một vùng.
Khi ấy đức Phật và chúng tăng cũng vừa đến bờ sông, chiếc cầu
lại hiện ra như trước. Phật và chúng tăng cùng bước lên cầu. Thấy tình trạng những
người dưới sông có thể bị nguy hiểm, đức Phật thương cảm, bèn vận dụng thần lực
cứu hết mọi người lên cầu và cùng họ sang sông.
Khi đã tới bờ, ai nấy nhìn lại thì chiếc cầu đã biến mất.
Khi Phật và chúng tăng đã an tọa thọ thực thì các chúng tu sĩ ngoại đạo vẫn còn
đang hong phơi y phục dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa.
Nhân đó mà họ đã tự tỉnh ngộ, biết rằng mình chỉ như
cái ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn dầu, không thể nào so sánh với ánh sáng tỏ rạng
như mặt trời của Phật và tăng chúng.
定中問佛陀
有一次,佛陀住在舍衛城的祇樹給孤獨園,目犍連和舍利弗奉佛陀的慈命,到王舍城的迦蘭陀竹園領導諸比丘並向社會施行教化,他二人共住在一間禪房中。
夜是靜靜的,大地沒有一點聲響,禪房中有一盞燈光,與明月的光輝相映。
初夜過去了,中夜也過去了,到了後夜的時候,舍利弗打破了沈靜的空氣,對目犍連說道:
「尊者目犍連!請原諒我問話的唐突,你今夜是不是又住在寂滅正定中了?」
「你為什麼要這樣問我?」目犍連輕聲的反問。
「尊者目犍連!因為我好久都聽不到你喘息呼吸的聲音,你一動也不動,房中就好像沒有你這個人一樣。」舍利弗解釋著說。
「尊者舍利弗!我今夜因想起一個修行上勤奮精進的問題,特去請示佛陀指導。剛才你覺得我無聲無息,是我在和佛陀共語。」
「尊者目犍連!你說的話叫人真難以了解,佛陀現時住在北方的祇樹給孤獨園,我們則是住在南方的迦蘭陀竹園,兩地的距離,非常遙遠,你怎麼可以和佛陀共語呢?你是用神足通到佛陀的座前去過了嗎?還是佛陀用神足通來過了這裏呢?」
「不,都不是這樣,」目犍連回答道:「我沒有用神足通到佛陀的座前去,佛陀也不曾用神足通到我們這裏來。」
「那麼,尊者目犍連!你究竟怎樣能和佛陀共語呢?」
「尊者舍利弗!這沒有什麼好奇怪的,佛陀有天眼通和天耳通,像你也早就證得這些神通,所以只要加以運用,我們就可以隨時隨地和佛陀共語。」
舍利弗不是不知道,而是他一向都喜歡帶著謙卑的態度和人共處。
目犍連說後,舍利弗很歡喜,當即讚歎道:
「尊者目犍連!你有大神通力,大功德力,我能和你共師共學,實在感到無上的光榮。你好比是巍峨的高山,有人將我這小石子投在你的身旁,和你同座而坐,真是難得的因緣,世間上如果有人和你交遊往來,恭敬供養,一定獲得大的善利。」
目犍連尊者聽後微笑著說道:
「尊者舍利弗!我今得與你大智大德的長老同座而坐,也正如以小石投向大山,獲得很大的安穩,我也是感到榮幸極了。」
舍利弗和目犍連是老同學老道友,他們互相尊敬,互相稱讚
4.- CÙNG PHẬT TƯƠNG KIẾN TRONG THIỀN ĐỊNH:
Một lần nọ, đức Phật trú tại tu viện Kì Viên (Jetavana) ở
thành Xá Vệ, còn Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thì trú tại tu viện Trúc Lâm
(Venuvana) ở thành Vương Xá (Rajagrha - Rajagaha).
Hai vị cùng thiền tọa trong một tịnh thất.
Đêm ấy là một đêm vô cùng yên tĩnh. Bên ngoài thiền thất,
ánh trăng giăng tỏa mông lung; bên trong thì chỉ một ngọn đèn dầu loe lét.
Không hề có một tiếng động.
Đầu hôm đã qua đi. Giữa đêm cũng qua đi. Đến cuối đêm, bỗng
Xá Lợi Phất lên tiếng phá tan cái không khí yên tĩnh đó. Tôn giả hỏi:
- Này sư huynh Mục Kiền Liên! Xin thứ lỗi cho tôi được đường
đột hỏi câu này nhé; Có phải suốt đêm nay sư huynh an trú trong chánh định
không?
- Tại sao sư huynh lại hỏi tôi như vậy? Mục Kiền Liên nho nhỏ
hỏi lại.
- Tại vì tôi không nghe thấy hơi thở của sư huynh. Sư huynh
cũng không hề trở mình hay có bất cứ một cử động nhẹ nào. Trong phòng hầu như
đã không có sư huynh trong suốt thời gian từ đầu hôm tới giờ.
- Thì ra vậy! Đêm nay vì sực nghĩ đến vấn đề chuyên cần tinh
tấn trong sự tu học nên tôi đã tức tốc đến xin đức Thế Tôn chỉ dạy. Suốt đêm
tôi đã ở bên Người để hầu chuyện.
- Sư huynh nói thật khó hiểu. Hiện giờ đức Thé Tôn ở tại Kì
Viên nơi phương Bắc, còn chúng ta thì đang ở Trúc Lâm nơi phương Nam, hai nơi
cách nhau quá xa, làm sao sư huynh có thể vừa ở đây vừa ở nơi Người để hầu chuyện!
Hay là sư huynh đã dùng thần túc thông để đến với Người, hoặc giả là Người đã
dùng thần túc thông đến nơi đây?
- Không đâu! Đức Thế Tôn và tôi đều không dùng thần túc
thông để đi đâu cả.
- Vậy thì sư huynh đến hầu chuyện đức Thế Tôn bằng cách gì?
- Sư huynh Xá Lợi Phất ạ! Điều này chẳng có gì là lạ lùng cả.
Đức Thế Tôn có thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Những thứ thần thông này sư
huynh và tôi cũng đã chứng được chút ít rồi đó. Bây giờ chỉ cần gia công vận dụng
là chúng ta có thể được cùng hầu chuyện với Người bất cứ ở đâu và lúc nào.
Xá Lợi Phất không phải là không biết điều đó, nhưng chỉ vì
tôn giả thường hay lấy thái độ khiêm cung để đối xử với mọi người mà thôi. Khi
nghe Mục Kiền Liên nói thế, tôn giả hết sức hoan hỉ khen ngợi:
- Sư huynh có thần thông rộng lớn, công đức cao dầy. Tôi được
cùng sư huynh tu học, cùng thờ một thầy, thật là vinh hạnh vô cùng. Sư huynh
sách như ngọn núi cao, nguy nga đồ sộ, còn tôi như hòn đá nhỏ được đặt bên cạnh
sư huynh, thật là cái nhân duyên khó gặp. Trên thế gian này, nếu có người nào
được quen biết và tới lui gần gũi, được cung kính cúng dường sư huynh, thì người
ấy nhất định sẽ có phước lành rất lớn!
Nghe Xá Lợi Phất nói vậy, Mục Kiền Liên cũng khiêm cung đáp
lại:
- Tôi cũng vậy. Ngày nay tôi được cùng ngồi một chỗ với vị
trưởng lão phước trí vẹn toàn Xá Lợi Phất, cũng ví như hòn đá nhỏ mà được đặt
bên cạnh ngọn núi cao, tôi cảm thấy được yên ổn, phấn khởi và vinh hạnh vô
cùng!
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là hai người bạn học vừa là bạn
đạo đã lâu năm. Họ tôn kính nhau, khen ngợi nhau từ đầu đến cuối, tình bạn và
tình đạo khắng khít trên đời hiếm có.
誰是神通第一
說起目犍連的老朋友舍利弗,不但有大智慧,也有大神通,他初到舍衛城監督祇園精舍的工程時,就曾向外道的首領勞度差顯過十八變神通,贏得最後的勝利。所以舍利弗留給舍衛城人民的影響,也是一位有大智慧大神通的尊者。
有一次,佛陀在月之十五日,於阿耨達池邊為諸比丘說戒,座中少了舍利弗,佛陀就對目犍連說道:
「目犍連!你去舍衛城把舍利弗請來,你就說是我的意思。」
目犍連應聲而去,他到了舍利弗座前,即說道:
「尊者舍利弗!佛陀叫我來請你到阿耨達池邊說戒的地方去。」
舍利弗聽後,滿面慈和的答道:
「尊者目犍連!謝謝你把佛陀的聖意傳達給我,我們馬上就去,不過現在我和你來作一場遊戲。」
「什麼遊戲呢?」目犍連懷疑的眼光望著舍利弗。
「尊者目犍連!你是有大神通的長老,這裏有一條衣帶,希望你把它結成閻浮提樹!」
舍利弗說後,即把衣帶放下,目犍連就用手去拿,但不能移動,他就顯用神通,盡力舉起,大地震勳。舍利弗趕緊以帶纏縛須彌山,目犍連很快的把須彌山舉起;舍利弗隨即把衣帶纏縛在佛陀的獅子座上,目犍連再用盡神力,也不能動了,舍利弗笑著對目犍連說道:
「尊者目犍連!我們所學與所證,和萬德萬能的佛陀相比,實有天地的懸殊。我們的神力即使可以搖動須彌,震撼天地,但佛陀的法座是不能搖動分毫的。我對我的神通力發生懷疑,所以才請你試試。現在我們趕快去拜見佛陀,你先走,我隨後就來。」
目犍連很佩服舍利弗的話,他點頭以後即運用神足來到阿耨達池,當他到達時,已經見到舍利弗結跏趺坐的坐在佛陀的身旁,他頂禮佛陀以後,就滿懷疑情的問道:
「佛陀!難道我失去神足通了嗎?我從祇園精舍回此,是走在尊者舍利弗之前,怎麼他會先我而至?佛陀常說我神通第一,這尊號我想稱於尊者舍利弗才恰當。」
佛陀慈和的安慰他道:
「目犍連!你有大神通,除佛陀外,不亞於別人,你並沒有退失神通,但你要知道,舍利弗比丘是有大智慧哩!」
佛陀在阿耨達池邊說戒後,帶領諸子回到舍衛城,舍衛城的信眾知道這件事以後,大家都紛紛議論的說舍利弗的神通勝過目犍連。
目犍連耳聞到這些風評以後,沒有一點不平之感。他闊達的胸懷中,很謙卑的覺得舍利弗是應該勝過他的。人家稱讚舍利弗,這一分光榮好像稱讚他一樣。
可是舍利弗的心中很不安,他以為這是委屈了目犍連,他對佛陀稟告道:
「佛陀!尊者目犍連有大神通力,大功德力,前次我先到阿耨達池,實因我急於聽佛陀說戒,尊者目犍連雖然運用神力,但他並未想爭取時間,珇在大家都紛紛議論,說我的神通勝過尊者目犍連,這是我不敢當的,希望佛陀方便除去眾人不公正的批評。」
佛陀聽舍利弗的稟告以後,慈和的笑笑,點點頭,佛陀知道他二人都非常謙虛友愛。
有一天,佛陀在講完一部經後,就對目犍連說道:
「目犍連!你是我比丘弟子中神通無比的弟子,現在你可以於大眾之中現其神通威力,啟發初學者的信心。」
目犍連就遵佛陀的慈命,即於座起,以一足踏著此地球,另一足則踏上梵天,使大地六次震動,並於空中以梵音說偈,座中有六十比丘因此漏盡意解。
從此,大家又都異口同聲的讚歎目犍連是神通第一了。
5.- AI THẦN THÔNG BẬC NHẤT:
Người bạn lâu năm của Mục Kiền Liên là Xá Lợi Phất không những
là người có đại trí tuệ mà còn là người có đại thần thông. Khi làm giám đốc
công trường xây cất tu viện Kì Viên ở thành Xá Vệ, tôn giả đã từng vận dụng 18
phép thần thông để tranh tài và đã thắng các nhà thủ lãnh ngoại đạo. Vì vậy, đối
với dân chúng thành Xá Vệ, tôn giả được biết tới như một người vừa có trí tuệ lớn
và vừa có thần thông lớn.
Một lần nọ, đúng vào ngày Rằm, đức Phật thuyết giới cho chư
tăng bên hồ A Nậu Đạt. Thấy thiếu Xá Lợi Phất, Phật bảo Mục Kiền Liên:
- Thầy hãy đến thành Xá Vệ mời thầy Xá Lợi Phất về đây.
- Đức Thế Tôn mời sư huynh đến hồ A Nậu Đạt, chỗ Người sắp
thuyết giới.
Xá Lợi Phất đáp:
- Xin cám ơn sư huynh đã đem mệnh lệnh lại cho tôi. Một chốc
nữa chúng ta cùng đi. Bây giờ chúng ta cùng chơi trò này một tí nhé!
- Chơi trò gì vậy?
- Này, sư huynh! Sư huynh là một vị trưởng lão có thần thông
lớn. Vậy đây là một cái dải áo, xin sư huynh hãy kết nó thành một cây diêm phù
đề!
Xá Lợi Phất nói xong liền ném cái dải áo xuống đất. Mục Kiền
Liên lượm lên nhưng không thể nào lay động nó được. Mục Kiền Liên phải vận dụng
đến thần thông, và khi lấy được cái dải áo thì đã làm cho mặt đất rung động. Xá
Lợi Phất bèn giật cái dải áo đem cột vào núi Tu Di, Mục Kiền Liên cũng nhanh nhẹn
dở hỗng núi Tu Di lên. Xá Lợi Phất lại đem dải áo cột vào pháp tòa của đức Phật,
và lần này, dù Mục Kiền Liên đã đem hết thần lực ra cũng không thể nào lay chuyển
được cái pháp tòa ấy. Xá Lợi Phất cười, nói với Mục Kiền Liên:
- Sư huynh! Những điều chúng ta học được và tu chứng được, nếu
đem so sánh với đức Thế Tôn vạn đức vạn năng thì thật cách xa một trời một vực.
Thần lực của chúng ta có thể lay chuyển núi Tu Di, làm rung động trời đất,
nhưng với cái pháp tòa của Người thì không thể làm cho nhúc nhích được. Hôm nay
vì tôi nghi ngờ với chính thần lực của tôi cho nên tôi đã mời sư huynh thử nghiệm
để xem có đúng như vậy không. Thôi bây giờ chúng ta hãy mau mau đi bái kiến Người.
Xin sư huynh đi trước, tôi sẽ theo sau liền.
Nghe mấy lời của Xá Lợi Phất. Mục Kiền Liên rất lấy làm kính
phục. Sau khi gật đầu với Xá Lợi Phất, tôn giả liền vận dụng thần túc thông trở
về hồ A Nậu Đạt. Nhưng khi tôn giả về đến nơi thì đã thấy Xá Lợi Phất tự lúc
nào rồi! Tôn giả đảnh lễ đức Phật và bày tỏ nổi thắc mắc, thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Có lẽ con đã mất thần túc thông rồi hay sao?
Từ tu viện Kì Viên về đây, con đã đi trước sư huynh con, sao bây giờ sư huynh
con lại đến trước con? Thế Tôn thường bảo rằng con là người có thần thông bậc
nhất, nhưng tôn hiệu ấy bây giờ nên dùng cho sư huynh con thì đúng hơn.
Đức Phật từ hòa an ủi:
- Thầy Mục Kiền Liên! Thầy là người có thần thông lớn, trừ
Như Lai ra, không ai có thể so sánh được. Thầy cũng không hề mất thần túc
thông. Thầy nên biết rằng, thầy Xá Lợi Phất chỉ là người có trí tuệ lớn.
Sau khi thuyết giới ở hồ Na Nậu Đạt, đức Phật dẫn chúng tăng
trở về thành Xá Vệ. Đại chúng ở thành Xá Vệ, sau khi biết được câu chuyện trên
đều xôn xao bàn tán, cho rằng thần thông của Xá Lợi Phất trội hơn Mục Kiền
Liên. Nghe lời bình phẩm ấy của mọi người mà Mục Kiền Liên không hề cảm thấy bất
mãn. Với tấm lòng khoáng đạt, khiêm cung, tôn giả biết rằng Xá Lợi Phất đã vượt
trội hơn mình. Nghe đại chúng khen ngợi Xá Lợi Phất, tôn giả cũng cảm thấy rất
vinh hạnh như chính mình được khen ngợi. Nhưng riêng Xá Lợi Phất thì lại cảm thấy
không yên lòng. Tôn giả cho rằng sự việc vừa rồi đã làm cho Mục Kiền Liên mất
thể diện. Tôn giả liền bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Sư huynh Mục Kiền Liên con là người có thần
lực lớn, có công hạnh lớn. Vừa rồi con đã đến hồ A Nậu Đạt sớm hơn là tại vì
con quá vội muốn nghe Thế Tôn thuyết giới, còn sư huynh con thì tuy có vận dụng
thần lực nhưng lại không muốn vội vàng. Hiện giờ đại chúng đều xôn xao bàn tán,
biết rằng thần lực của con vượt trội hơn sư huynh con; điều đó con không dám nhận.
Xin Thế Tôn dùng cách nào để xóa bỏ lời bình phẩm không công bằng của đại chúng
đi.
Đức Phật mỉm cười gật đầu. Ngài biết hai người này đều vô
cùng khiêm tốn, yêu bạn. Một hôm, sau thời giảng kinh, Phật bảo Mục Kiền Liên:
- Này thầy Mục Kiền Liên! Thầy là người có thần thông lớn,
trong đại chúng không ai có thể so sánh được. Thầy cũng không hề mất thần túc
thông. Bây giờ ở trước đại chúng, thầy hãy diễn bày oai lực thần thông để gây
lòng tin cho những kẻ sơ học.
Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, bước ra khỏi chỗ ngồi, một
chân thì đạp trên trái đất này, một chân thì đạp trên cõi trời Phạm Thiên, làm
cho cõi đất chấn động sáu lần.
Tôn giả lại từ không trung dùng Phạm âm để nói kệ, khiến cho
chu vị tì kheo có mặt trong giảng đường trừ hết lậu hoặc, trí tuệ bừng
sáng.
Từ đó, mọi người đều tôn xưng tôn giả là người có thần
thông bậc nhất.
移山度梵志
在佛陀住世時的印度,不信奉佛法的外道,證得五通的為數也不少。可惜他們不明白究竟的真理,不修智慧慈悲的德行,所以不能了脫生死,仍然沈淪在六道輪迴之中。
對於這些有神通的外道,以牙還牙的作風,佛陀往往都是叫目犍連去度化他們。
有一天,佛陀對目犍連說道:
「目犍連!在印度的邊境,有一個大國,國王及臣民不解佛法,都奉侍梵志外道,很多的梵志,均有神通,能移山住流,分身變化。你可以方便運用威神德力,使其信奉佛法,回邪向正,改往修來。」
目犍連即刻遵照佛陀的意旨,飛騰空中,只見甚多外道,繞山而坐,看那情形,像要用道力移動大山的樣子。
目犍連就在大山的頂上,高懸虛空,大山就絲毫不動。眾外道大驚說道:
「此山已起,是誰使其不動,難道我道之中,有了不淨的人嗎?」
眾外道聽梵志說後,忽見山頂之上目犍連高橫虛空,他們就大聲呼喝道:
「你是何人?敢在這裏放肆!此山阻塞交通,國王命令我等移去此山,為民除患,你為何壓住此山,不讓其移動。」
目犍連笑著說道:
「我明明是懸在虛空之中,誰來壓你的山呢?」
外道梵志,又再發動道力,三次欲令山移,但是高大的山岳,依然如故。
正當諸外道感到無法而驚慌時,目犍連高聲叫道:
「眾梵志留神注意,你看大山去了。」
目犍連說話時,那巍巍高聳的大山,頓時就成為平地。
諸外道梵志都稽首說道:
「大德何方而來?如果不是智慧明達,道德深厚,斷定不能如此,請收我等作你座下的弟子,指示我們迷津。」
目犍連從空中而下,對大家說道:
「你們虔誠悔改的心,我知道不是虛假欺人,不過,我忠實的告訴你們,你們果真欲去暗求明,除惡趨善的話,我有尊師,名曰無上正等正覺的佛陀,佛陀是天中之天,聖中之聖,俱一切智,萬德萬能,你們都隨我到佛陀的座前皈依,佛陀一定會慈悲的接受。」
諸梵志歡喜踴躍的問道:
「佛陀的教化難道還要超過你嗎?」
目犍連莊嚴的說:
「佛陀如須彌,我等如芥子,芥子不能比須彌;佛陀如大海,我等如河流,河流也不能比大海;佛世難遇,你們皈依佛陀,才能得度!」
諸梵志聞言歡喜,都跟隨目犍連至佛陀的座前皈依受教。
目犍連尊者,就是常常用神通降伏外道,使其投向佛法的懷抱之中,他對於降服外道,是佛陀弟子中最有能力的人。
6.- DỜI NÚI HÓA ĐỘ CÁC VỊ PHẠM CHÍ:
Thời đức Phật còn tại thế, tại Ấn Độ, số tu sĩ ngoại đạo, chứng
được thần thông cũng không phải là ít, nhưng rất tiếc là họ không giác ngộ được
chân lí rốt ráo, không tu các đức hạnh từ bi, trí tuệ, cho nên họ đã không
thoát được vòng sinh tử mà vẫn bị trầm luân trong sáu nẻo luân hồi. Đối với quí
vị ngoại đạo có thần thông này, để lấy độc trị độc, đức Phật thường bảo Mục Kiền
Liên dùng thần thông để hóa độ cho họ. Một hôm Ngài bảo:
- Này Mục Kiền Liên! Tại một vương quốc lớn kia ở vùng biên
giới, từ vua quan cho đến dân chúng đều tôn phụng các vị phạm chí mà không hề
biết Phật pháp. Rất nhiều các vị phạm chí ở đó đã chứng được thần thông, có thể
dời núi, ngăn sông, phân thân, biến hóa. Thầy nên đến đó, tùy tiện mà dùng oai
đức hoặc thần lực để điều phục họ, khiến họ tin phục Phật pháp, bỏ con đường tà
để trở về nẻo chánh.
Tôn giả vâng mạng, bay lên hư không mà đi. Đến nơi, tôn giả
thấy rất nhiều vị phạm chí đang ngồi vòng quanh một quả núi lớn. Xem tình hình
thì có vẻ như họ đang vận dụng thần lực để di chuyển quả núi ấy. Tôn giả bèn
treo cáo quả núi ấy lên hư không và làm cho nó không thể nào di động được nữa.
Chúng ngoại đạo rất lấy làm kinh dị, một vị bảo: “Quả núi này đã nhích lên được
rồi, sao ai lại làm cho nó bị bất động như thế này! Hay là trong chúng ta có
người nào bất tịnh chăng?” Bỗng họ nhìn lên không trung thì thấy có người đang
đứng giữa hư không, ngay trên đỉnh núi. Họ bèn lớn tiếng cự nự:
- Ông là ai, sao dám tới đây buông lung? Quả núi này làm cản
trở lưu thông, quốc vương sai chúng tôi dời nó đi chỗ khác. Đó là chúng tôi vì
dân chúng mà trừ đi việc bất lợi, sao ông lại đè chặt không cho nó di chuyển?
Mục Kiền Liên cười đáp:
- Rõ ràng là tôi đang đứng giữa hư không đây, sao quí vị lại
bảo tôi đè chặt quả núi của quí vị?
Các vị phạm chí lại gia tăng phát động thần lực, đã ba lần cố
đẩy quả núi đi, nhưng núi cao vẫn y nhiên bất động, Trong lúc họ đang lo lắng
không biết làm cách nào thì tôn giả gọi họ, bảo:
- Này! Xin quí vị hãy chú ý, xem quả núi này đi mất nhé!
Tôn giả vừa nói xong thì cả quả núi cao đồ sộ kia bỗng biến
đi đâu mất, trước mặt họ chỉ còn là bình địa. Họ thấy thế thì lại càng kinh dị,
chỉ biết cúi đầu nói lớn:
- Thưa đại đức! Đại đức từ đâu đến? Nếu không phải là bậc có
trí tuệ cao cả, đạo hạnh sâu dầy thì làm sao làm được việc vừa rồi! Vậy xin đại
đức hãy thu nhận chúng tôi làm đồ đệ và xin chỉ bày cho chỗ tăm tối của chúng
tôi.
Bấy giò tôn giả mới từ trên không trung hạ xuống, nói với họ
một cách từ hòa:
- Tôi đã rõ thấu tấm lòng chân thành của quí vị. Quí vị đã
muốn từ bỏ chỗ tối tăm để tìm về nơi sáng sủa, thì tôi xin giới thiệu bậc tôn
sư của tôi, đó là đức Phật. Ngài là vị Trời trên hết các vị Trời, là vị Thánh
trên hết các vị Thánh, đầy đủ trí tuệ cao diệu, vạn đức vạn năng. Xin quí vị
theo tôi cùng đến với Người để xin qui y, nhất định Người sẽ từ bi thu nhận.
Các vị phạm chí lại hỏi:
- Đạo hạnh của đức Phật còn vượt quá cả đại đức nữa sao?
Tôn giả nghiêm trang đáp:
Đức Phật như núi Tu Di, còn chúng tôi thì chỉ như hạt cải; hạt
cải thì đâu có thể nào so sánh với núi Tu Di! Đức Phật như biển cả, còn chúng
tôi thì chỉ như một dòng sông con, một dòng sông con thì đâu có thể nào so sanh
với biển cả! Gặp Phật xuất thế là việc rất khó, cho nên qui y với Người thì quí
vị sẽ được hóa độ.
Các vị phạm chí nghe nói hết sức vui mừng, đều nguyện theo Mục
Kiền Liên đi về chỗ Phật ngự, xin qui y thọ giáo.
降伏弊魔
目犍連尊者雖然能降伏惡魔外道,但惡魔外道也常常找他的麻煩。
有一次目犍連奉佛陀的慈命,單獨在跋伽國佈教的時候,一個叫弊魔的惡鬼,見目犍連在路上散步,他就以神通力進入目犍連的腹中,目犍連覺得一陣腹痛,忽然腹部有一塊像碗大的東西隆起來,並且像雷鳴一樣。目犍連隨即停止散步,回到室中靜坐思維,知道是弊魔向他挑戰,他就說道:
「弊魔!趕快出來,不要侵犯佛陀的弟子。佛陀和佛陀的弟子,你是不能擾害的。除非業力未完的弟子,否則,你是永遠無可奈何!」
弊魔心中想道:「奇怪!我是什麼樣子,佛陀都不知道,目犍連雖有神通,怎麼會知道呢?」
目犍連又再說道:
「弊魔!你不要感到奇怪,你這時心中想著佛陀都不知道你是什麼樣子,目犍連雖有神通怎麼會知道呢!」
弊魔一聽大驚,趕快化作唾沫出來,從此再也不敢向目犍連挑戰了!
目犍連的神通,永遠使佛法的信者敬仰,使外魔畏懼!
7.- HÀNG PHỤC ÁC MA:
Mục Kiền Liên tuy thường dùng thần thông để hàng phục ác ma,
ngoại đạo, nhưng rồi chính tôn giả cũng thường hay bị họ tìm đến quấy nhiễu.
Một ngày kia, tôn giả vâng mạng đức Phật, một mình đi đến nước
Bạt Già để giáo hóa. Trong lúc tôn giả đang thiền hành trên con đường vắng thì
một con ác quỉ trông thấy. Nó bèn dùng thần thông chui vào bụng tôn giả. Bỗng
dưng tôn giả cảm thấy bụng đau dữ dội. Trong bụng dường như có một cục gì to bằng
cái chén, lại có tiếng động lớn như tiếng sấm. Tôn giả lập tức quay về tịnh thất.
Sau một lúc tĩnh tọa và quán sát, tôn giả biết ngay đó là ác ma muốn quấy phá
mình. Tôn giả bảo:
- Này ác ma! Hãy mau ra đây! Tốt hơn hết là người không nên
xâm phạm đến đức Phật cũng như các đệ tử của Người, vì chắc chắn là ngươi không
thể nào nhiễu hại được họ; chỉ trừ phi người nào nghiệp lực chưa dứt hẳn, còn
không thì ngươi vĩnh viễn không làm gì được đâu.
Ác quỉ nghĩ thầm: “Quái lạ thật! Ta dù có thế nào đức Phật
cũng không biết được, Mục Kiền Liên dù có thần thông đến đâu đi nữa, làm sao biết
được ta?”
Tôn giả lại bảo:
- Này ác quỉ! Ngươi đừng lấy làm lạ! Ngươi vừa nghĩ rằng, dù
có đức Phật đi nữa cũng không thể biết ngươi là gì huống hồ là ta, dù có thần
thông, làm sao lại biết được ngươi, có phải không? Ngươi lầm rồi!
Ác quỉ nghe thế thì lấy làm kinh hãi vô cùng, liền hóa làm
nước bọt mà chui ra ngoài. Từ đó nó không bao giờ còn dám trở lại trêu ghẹo tôn
giả nữa.
美色敵不過神通
有神通力的目犍連尊者,非但不會給有魔力的弊魔所害,就是美色也動搖不了他的道心。
有一次,目犍連在托缽歸來的途中,經過一座園林,園林中有一位中年的女子在等著他。這個女子,雖然已有三十多歲,但年齡掩飾不了她的美麗。她嬌媚的眼珠,輕盈的體態,很能吸引一般男子的心。
她見到目犍連走近她身旁的時候,就站起來微笑著向目犍連說道:
「尊者!你忙著到哪裏去?你有時間和我談談嗎?」
目犍連停下腳步,注意一看,這不但看清楚了她的面貌,而且也看透了她的心,她的心中有什麼企圖,目犍連完全知道。
目犍連尊者不動聲色,但很威嚴的說道:
「可憐的女子!妳的身體已經污穢不堪,現在拿了很少的金錢,又昧著良心,聽信外道的指使,想在我的面前有非法的企圖!」
女子一聽大驚,囁嚅著說道:
「尊者!你……你怎麼說這樣的話?」
目犍連像不動的高山,莊嚴的教訓道:
「妳不要隱藏你的罪惡,你的來意是什麼,我一見到妳就知道。你迷於虛幻的美色,美色又助長你造罪的機會,好比老象沈溺於污泥,越陷越深!」
「尊者!你既然知道我的來意,我也曉得瞞不過你。我早聽說你是佛陀弟子中神通第一的弟子,我不信你的神通不會被美色打敗。現在,我已知道我是一個罪業深重的人,我也想向善,無奈世間上的一切,叫人太灰心。我想我是一個不能得到救度的人,我有不堪的過去,我將來一定會被可怕的因果所纏。」女子的感情終是脆弱的,她說到最後幾句,眼淚都流下來。
目犍連尊者又安慰她道:
「妳不要難過,更不要灰心失望,不管過去的罪業如何深重,只要肯懺悔前愆,是沒有不可救的,衣服骯髒的時候可以用水洗,身體污穢的時候,也可以用水洗,心裏不清淨時,可以用佛陀的教法來洗。再污濁的百川,只要能流到大海裏去,大海中的水總會洗清百川所流入的那些水。我的老師救世主大聖佛陀的教示,能夠洗淨污穢的人心,能夠懺悔往昔的罪業。」
目犍連的話,使她非常歡喜,她的眼中充滿了希望的光彩。她對目犍連說道:
「尊者!佛陀的教示真是這麼慈悲偉大嗎?我的過去實在是太罪惡了,我的遭遇都是不幸的,我說出來,尊者一定要掩耳避面。」
「沒有關係的,你說出來給我聽聽也好。你叫什麼名字?」
「尊者!我的名字叫蓮花色,是德叉尸羅城中長者的女兒,我十六歲的時候,父母為我招贅夫婦。不久,父親不幸去世,失去父親的寡母,就和我的丈夫私通,我知道時,真是肝腸寸斷。我那時已和我的丈夫生養一個女兒,我一氣之下,就拋下了女兒出走。離家後,我又重新改嫁一個丈夫。有一次我改嫁的丈夫出外經商,他從德叉尸羅城回來時,瞞著我以數千黃金購買一個小妾。他起初守著秘密,不讓我知道,把那個小妾藏在朋友的家中,後來我知道時,哭鬧著要看看那位姑娘長得究竟是怎樣的人,她為什麼要奪去我丈夫的愛情。可是,尊者!我不看則已,一看差點兒使我悶絕倒地,原來那個小姑娘就是我和前夫所生養的女兒。」
蓮華色說到這裏的時候,已經泣不成聲。目犍連很同情的安慰她道:
「蓮華色!你不要這麼傷心,明白過去現在未來的人,知道這些因果輪迴的事相,實在說,人生就是罪惡的淵藪。你後來呢?」
「我後來怎麼能忍受這樣的打擊呢?想到當初,我的母親奪去了我的丈夫,現在,我的女兒又和我合爭著一個丈夫。我還有什麼面目見人呢?從此我又離家出走了。我厭惡世間,厭惡人類,我做了賣笑的淫女,我要玩弄世間,玩弄人類,我就這樣打發著我罪惡的生活。
「尊者!只要有錢,我什麼事都做得出來,不用說,尊者已經知道我為什麼要來此向你的戒行挑戰,幸而尊者有大神通力,但我該如何向尊者懺悔才好?」
目犍連聽完了蓮花色坦白的敘述以後,一點也沒有輕視她的念頭,反而此刻看到蓮華色的心很真、很善、很美。他用慈和的口氣,走向蓮華色說道:
「蓮華色!你的身世的確是一段可怕的因緣,但能依著佛陀的教示而行,這樣的因緣會有結束的時候。你現在就跟我去見佛陀吧!」
蓮華色很歡喜,她所以能夠得救,能夠因禍得福,都因為目犍連尊者有大神通,有度生的善巧與方便。
8.- SẮC ĐẸP MĨ NHÂN KHÔNG ĐỊCH NỔI VỚI THẦN THÔNG:
Mục Kiền Liên không những không bị ma lực làm hại, mà cho đến
sắp đẹp của mĩ nữ cũng không thể làm hoen ố đạo hạnh của tôn giả.
Một ngày kia, trên đường khất thực trở về khi đi qua một khu
rừng, tôn giả trông thấy một thiếu phụ tuổi chừng trung niên, ngồi bên đường
như đang chờ đợi. Khi tôn giả đi vùa đến trước mặt thì nàng liền đứng lên chận
lại, mắt liếc đưa tình, miệng nở nụ cười duyên dáng, thỏ thẻ nói:
- Tôn giả ơi! Ngài đi đâu mà quên em vậy? Có rảnh rỗi thì
nói chuyện với em một chốc nha!
Tôn giả đứng hẳn lại, mắt chăm chú nhìn thiếu phụ. Dù tuổi
nàng đã trên ba mươi, nhưng nét đẹp kiều diễm và quyến rũ của nàng vẫn đầy sức
hấp dẫn đối với những chàng trai trẻ si tình. Không những tôn giả nhìn kĩ vào
nét mặt và vóc dáng nàng mà con nhìn thấu trong tâm ý của nàng. Với thái độ an
nhiên tự tại, tôn giả dùng lời lẽ thật oai nghiêm nói với thiếu phụ:
- Thật đáng thương cho bà! Thân xác bà đã không trong sạch
mà tâm hồn bà thì lại càng mờ tối. Bà tưởng có thể đem tâm niệm bất chánh của
bà để lung lạc được ta ư?
Người đàn bà khựng lại, thất sắc:
- Tôn giả! Tôn giả! Ngài ... Ngài nói gì vậy? Em không hiểu!
- Bà đừng mong che dấu được tư tưởng mờ ám của bà. Bà đợi ở
đây với dụng ý gì, ta đã thấy rõ tất cả. Ba đang bị mê lạc trong một thứ sắc đẹp
dối trá và chính nó lại đang giúp bà nhiều cơ hội để tạo tội lỗi; cũng như con
voi già bị lún trong bãi sình lầy, càng cố ngoi lên càng bị chìm sâu xuống.
Thiếu phụ như sực tỉnh cơn mê:
- Thưa tôn giả! Ngài đã thấy được tâm ý của con thì con cũng
biết là không thể dối gạt được ngài nữa rồi! Từ lâu con đã nghe người ta nói rằng
ngài là vị đệ tử thần thông bậc nhất của đức Phật, nhưng con không tin là thần
thông lại có thể đánh bại được sắc đẹp của mĩ nhân. Bây giờ con mới biết con là
một người đàn bà có nhiều tội lỗi sâu nặng. Con muốn hồi tâm hướng thiện chứ
không như bao nhiêu người ngoan cố khác, nhưng con lại nghĩ rằng, có lẽ con là
một người không còn xứng đáng để được cứu vớt. Con có một quá khứ thật ghê sợ,
trong tương lai thế nào cũng bị quả báo trói buộc.
Tình cảm của người đàn bà cuối cùng rồi cũng trở nên yếu đuối.
Nàng vừa nói vừa khóc rấm rứt, nước mắt chảy ràn rụa. Tôn giả phải an ủi:
- Bà đừng buồn nữa, và cũng đừng thất vọng. Dù trong dĩ vãng
bà đã tạo tội lỗi sâu nặng thế nào đi nữa, chỉ cần bà biết ăn năn sám hối thì
bà vẫn là người có thể cứu vớt được. Áo quần dơ bẩn có thể dùng nước giặt sạch;
khi tâm ý dơ bẩn thì chúng ta dùng giáo pháp của đức Phật để gột rửa. Nước từ
trăm dòng sông dù có ô trược, một khi đã chảy vào biển cả thì tức khắc trở nên
trong sạch. Giáo pháp của đấng Đại Giác Thế Tôn cũng vậy, có thể rửa sạch tất cả
sự ô uế của tâm ý con người, làm tiêu trừ mọi lầm lỗi của quá khứ.
Lời dạy của tôn giả đã làm cho thiếu phụ tươi hẳn nét mặt.
Nàng cảm thấy tâm ý được bình tĩnh thêm, ánh mắt sáng ngời và dâng lên niềm hi
vọng tràn trề. Nàng kính cẩn:
- Kính thưa tôn giả! Giáo pháp của đức Phật thật từ bi, vĩ đại
vậy sao? Nhưng cái quá khứ của con thì xấu xa quá lắm! Đời con gặp toàn chuyện
bất hạnh, con mà nói ra chắc ngài phải bịt tai, che mắt!
- Không sao đâu! Bà cứ kể hết cho tôi nghe. À tên bà là gì
nhỉ?
- Thưa tôn giả! Con tên là Liên Hoa Sắc (Utpalavarna -
Upplavanna), vốn là con của một vị trưởng giả ở thành Đức Xoa Thi La. Năm mười
sáu tuổi con lập gia đình. Chẳng bao lâu thì cha con qua đời, và mẹ con lại tư
thông với chồng con. Khi con biết được thì ruột gan đau như đứt khúc. Lúc đó
con vừa sinh được một cháu gái, trong cơn tức giận con bèn đem ném nó trong bụi,
rồi bỏ nhà ra đi. Sau đó con lấy một người chồng khác, Người chồng này thường
hay đi làm ăn xa. Một hôm y từ thành Đức Xoa Thi La trở về, đã dối gạt con lấy
mấy ngàn lượng vàng để mua một cô gái làm vợ bé. Y gởi cô vợ bé này ở nhà bạn
bè, giữ hết sức bí mật, sợ con biết; nhưng về sau thì con cũng biết được chuyện
ấy. Khi biết chuyện, con khóc la ầm ĩ, đòi y phải để cho con được thấy mặt cô
ta để xem cô ấy là người thế nào và làm sao mà chiếm được tình yêu của chồng
con. Khi đã thấy và biết rõ cô ta rồi, thì, tôn giả ơi, lòng con đau đón đến chết
ngất! Tôn giả biết không? Nàng ấy không phải ai xa lạ, mà chính là đứa con gái
của con với người chồng trước!
Nói đến đây, Liên Hoa Sắc xúc động quá, khóc nấc lên. Mục Kiền
Liên lại an ủi:
- Bà Liên Hoa Sắc! Bà đừng quá đau buồn như vậy! Khi một người
trông thấy rõ quá khứ, hiện tại, vị lai thì cũng thấy rõ được những mối dây
nhân quả chằng chịt quấn nhau. Nói một cách xác thực thì cuộc đời chỉ là một
vũng sâu của tội lỗi. Câu chuyện về sau của bà như thế nào, bà cứ bình tĩnh kể
tiếp đi!
- Thưa tôn giả! Con làm sao chịu đựng nổi những trận đòn dồn
dập này! Nghĩ đến lúc trước đã bị mẹ cướp mất một người chồng, rồi bây giờ con
gái của con lại cùng với con giành nhau một người chồng, thì con còn mặt mũi
nào mà nhìn thiên hạ! Cho nên con lại bỏ nhà ra đi. Con chán ghét cái thế gian
này. Chán ghét cả loài người. Con bèn biến mình thành một dâm nữ để lấy thế
gian này, nhân loại này làm trò vui; và như tôn giả thấy đó, con đang sống một
cuộc sống đầy tội lỗi, bẩn thỉu như thế này đây. Thưa tôn giả, bất cứ tội lỗi xấu
xa nào con cũng làm được, miễn là có tiền và gây khổ lụy cho người khác. Con
không cần nói nhưng tôn giả cũng đã biết được tại sao hôm nay con cố chờ đợi ở
dây, cũng may là gặp phải một bậc thần thông, có giới hạnh toàn vẹn như tôn giả;
nhưng con phải làm thế nào để sám hối với tôn giả bây giờ?
Nge xong câu chuyện của cuộc đời Liên Hoa Sắc, Mục Kiền Liên
không hề có ý tưởng khinh rẻ nàng, trái lại, trong giờ phút ấy, tôn giả đã nhìn
thấy nơi nàng cái tâm rất chân, rất thiện, rất mĩ. Để cho nàng yên tâm, tôn giả
đến gần nàng hơn, dùng lời lẽ hết sức từ hòa để khuyến khích:
- Bà Liên Hoa Sắc! Quả thật bà đã có một thân thế quá đau
thương, tủi nhục, nhưng nếu bà quyết tâm tu học theo giáo pháp của đức Phật thì
cái đoạn nhân duyên ấy cũng có lúc phải chấm dứt, bà sẽ được hoàn toàn giải
thoát, an lạc, tự tại. Xin bà hãy theo tôi về yết kiến đức Phật.
Liên Hoa Sắc cảm thấy mừng vui vô hạn. Sở dĩ nàng được cứu vớt,
được thay đổi từ một cuộc sống đầy tai họa trở thành một cuộc sống đầy phúc lạc
là nhờ ở tôn giả Mục Kiền Liên, một người vừa có thần thông lại vừa biết dùng
phương tiện khéo léo để hóa độ.
試聽佛音遠近
目犍連尊者,在佛陀的僧團中,是最活躍的人物,別人做不到的,他都能做到;別人所不能到的地方,他都能到。
有一天,佛陀在王舍城竹林精舍的講堂中說法,目犍連坐在禪室中沒有去聽講,但佛陀說法的音聲,在他耳中像雷鳴一樣。他很驚奇在離佛陀很遠的地方還能聽到佛陀的音聲。他為了要試驗佛陀的法音究竟能聽多遠,就運用神足通,來到數十億佛土之外的一個佛國,這一個佛國,正是世自在王如來的國土。
目犍連常常遊行在其他的佛土,他像是一個經驗豐富的旅行家,到了什麼地方,他總是看成和在自己的國土,自己的家鄉一樣。
現在,他到了數十億佛土之外的佛國,正見到彼佛國土的世自在王如來也在說法,他很歡喜,就輕手輕腳的向前找了個座位,聽聽世自在王如來的說法。
但不可思議的是,目犍連除了聽著世自在王如來的說法外,娑婆世界上釋迦牟尼佛說法的音聲,仍然在他的耳中響著。
正在這時,世自在王如來的法音停下來了,有一位菩薩向前頂禮世自在王如來後,指著目犍連說道:
「如來!在您說法的時候,不知什麼地方爬來一條大蟲,看他像是怪可憐似的,我們還是把他趕走吧!」
世自在王如來趕快阻止著說道:
「別這麼說!他是娑婆世界釋迦牟尼佛座下神通第一的弟子目犍連哩!」
「他長得怎麼這樣矮小呢?」眾菩薩都這樣的發問。原來,世自在王如來的國土裏,所有的菩薩和眾生,身體都長得比娑婆世界上的人高大數百倍,難怪他們見到目犍連要這樣說了。
世自在王如來解釋道:
「你們不可輕視這位尊者,他有大神通,大威德,他能行化自在,遊諸國土。至於身體矮小,這是各個國土眾生不同的業力所感。」
世自在王如來說後,慈和的對目犍連說道:「尊者!你從他方國土,可於我的弟子菩薩眾中,現其神化,除卻眾人對你的疑惑!」
目犍連即乘佛神力,現種種神通變化,諸菩薩見了都生起恭敬之心。
目犍連變現神通後,還復本位,世自在王如來就問他道:
「尊者!你來到我們的國土,是要試聽釋迦如來說法的音聲的遠近嗎?」
「是的!弟子確實是有如此的用心。」目犍連恭敬頂禮的回答。
「尊者!你不可以這麼想,諸方佛陀的威力,不是凡夫二乘所能完全了知的,諸方佛陀說法的聲音,是遍一切虛空的。眾生諸根攀緣的境界有遠近,以分別心不可以試聽佛陀的音聲。」
世自在王如來開示目犍連的話,目犍連聽了很慚愧,他後來在佛陀的僧團中雖然活躍,但從此再也不敢試探佛德和佛的音聲了。
9.- PHÁP ÂM CỦA PHẬT NGHE ĐƯỢC BAO XA ? :
Trong giáo đoàn của đức Phật thi Mục Kiền Liên là người có nếp
sống sinh động nhất. Việc gì không ai làm được thì tôn giả làm; nơi nào không
ai đi tới được thì tôn giả đi tới.
Một ngày nọ ở thành Vương Xá, khi đức Phật đang nói pháp
trong giảng đường tu viện Trúc Lâm thì Mục Kiền Liên ngồi trong thiền thất của
mình. Tuy thiền thất cách khá xa giảng đường, nhưng tôn giả vẫn nghe rõ mồn một
pháp âm của Phật. Sự việc ấy đã làm cho tôn giả hết sức lạ lùng. Nhân đó, tôn
giả đã nảy sinh ra ý tưởng là hãy thí nghiệm xem pháp âm của Phật có thể nghe
được đến bao xa.
Tôn giả liền vận dụng thần túc thông, đi ra khỏi thế giới Ta
Bà đến vài mươi ức Phật độ, tới quốc độ của đức Phật Thế Tự Tại Vương
(Lokesvararaja) đang nói pháp.
Mục Kiền Liên vẫn thường hay du hành đến các Phật độ khác,
và giống như một người lữ hành đầy kinh nghiệm, mỗi khi đi đến đâu tôn giả cũng
xem nơi đó như chính là quê hương của mình. Bây giờ tôn giả đang ở tại quốc độ
xa xôi này, vừa gặp lúc đức Phật Thế Tự Tại Vương đang nói pháp, nên hết sức
vui mừng, bèn nhẹ nhàng đến trước pháp tòa, tìm một nơi ngồi xuống để nghe pháp.
Có một sự việc mà nói ra thì không thể nào lấy sự suy nghĩ
hay bàn luận mà có thể hiểu được. Mục Kiền Liên đang ngồi đây nghe Phật Thế Tự
Tại Vương nói pháp, nhưng ngoài tiếng nói của đức Phật này, tôn giả vẫn còn
nghe rất rõ tiếng nói pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tận thế giới Ta
Bà!
Ngay lúc ấy, Phật Thế Tự Tại Vương ngưng nói pháp. Một vị Bồ
Tát tiến đến trước pháp tòa đảnh lễ đức Phật, rồi chỉ về phía Mục Kiền Liên
thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn! Khi Thế Tôn đang nói pháp thì chẳng biết con
vật kia từ đâu chạy vào đây, trông thật quái lạ. Để chúng con đuổi nó đi!
Phật Thế Tự Tại Vương liền ngăn lại bảo:
- Ông đừng nói như vậy! Vị đó là Mục Kiền Liên, đệ tử thần
thông bậc nhất của đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà.
Chúng Bồ Tát lại nói:
- Bạch Thế Tôn! Sao thân hình ông ta lại quá bé nhỏ như thế?
Sở dĩ chúng Bồ Tát hỏi như vậy là vì thân thể của người ở thế
giới đó so với người ở thế giới Ta Bà thì cao lớn hơn đến mấy trăm lần. Đức Phật
Thế Tự Tại Vương giải thích:
- Các ông không nên coi thường vị tôn giả này. Ông ấy có thần
thông lớn, oai đức lớn, thường hay du hành đến các quốc độ, hành hóa một cách tự
tại, còn thân thể lớn nhỏ khác nhau là do nghiệp lực của chúng sinh ở các thế
giới không giống nhau mà cảm ra.
Nói xong đức Phật quay sang bảo Mục Kiền Liên:
- Này Mục Kiền Liên! Ông từ thế giới khác đến đây, hãy hiển
lộng các thứ thần hóa cho chúng Bồ Tát đệ tử của ta xem để giải trừ mối nghi hoặc
của họ đối với ông!
Mục Kiền Liên liền nương oai thần của Phật, hiển lộng thần
thông biến hóa, rồi trở về chỗ cũ ngồi xuống. Chúng Bồ Tát thấy vậy bèn tỏ lòng
cung kính, Đức Phật lại hỏi tiếp:
- Này Mục Kiền Liên! Có phải ông đến quốc độ của ta để thử
xem pháp âm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghe được bao xa phải không?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Dụng tâm của con chính thực như vậy.
Mục Kiền Liên cung kính trả lời.
- Này Mục Kiền Liên! Ông không nên có ý tưởng đó, vì đối với
với oai lực của chư Phật trong mười phương, hàng nhị thừa không thể nào thấu rõ
trọn vẹn được. Pháp âm của chư Phật đầy khắp hư không. Đối với căn duyên của
chúng sinh thì các cảnh giới có xa có gần, cho nên không thể lấy cái tâm phân
biệt gần xa ấy mà thí nghiệm pháp âm của chư Phật.
Nghe xong lới dạy của đức Phật Thế Tự Tại Vương, tôn giả tự
lấy làm hổ thẹn. Từ đó, trong tăng đoàn của đức Phật, tôn giả dù vẫn là người
sinh động nhất, nhưng không còn dám dùng thần thông của mình để làm việc vô ích
nữa.
眾鬼問業報因緣
目犍連尊者不但常遊諸國,並且也常乘神通到地獄中觀察眾生受善惡的果報。
有一天,目犍連行腳在恒河的岸邊,時光像河水一樣,不停的在向前奔流,是暮色蒼茫的黃昏,目犍連想到夜晚行化不便,他就靜坐在恒河的岸邊。
晚風輕輕的吹動,天空閃著點點的繁星。
不一會,恒河的邊上聚集來很多的餓鬼,想取水來解除饑渴,但另有一個兇惡的守水鬼,手執鐵杖前來驅馳,眾鬼因此不敢走近水邊。目犍連端身正坐,見諸餓鬼受罪不同,就把他們叫來,眾鬼也向他一一請問其罪業因緣。
第一個鬼問道:
「尊者!我們先世為人,現在墮入餓鬼道中的餓鬼之身,常患饑渴,聽說恒河水味清涼,但來取食的時候,水又沸熱,只要飲上一口,五臟六腑都會焦爛,而且有守水鬼,以鐵杖追打驅逐,請問尊者,我們是何罪業,才受如此苦報?」
目犍連以神通定力觀察三世因果,即刻告訴餓鬼說道:
「你先世所作的職業,是算命之人,在相人吉凶時,虛言多於實語,毀譽隨心而談,自稱明白,實是欺誑,為了求得利養,不惜迷惑眾生,所以才有如此業報。」
第二個鬼問道:
「尊者!我常常被一些兇猛的大狗,噉食我的身體,肉吃盡時,風吹骨頭,又再復生。不知是何因緣,使我受如此苦報?」
「因為你先世殺害雞鴨豬羊,祭神拜天,所以受此報應。」
「尊者!」第三個鬼問道:「我的腹大如甕,而咽喉卻細如針,見到珍餚美味的飲食,不能進食,不知是什麼因緣,受此苦報?」
「你先世為官作宰,自恃豪強,恣情縱樂,輕欺他人,別人的血汗所得,你是恃強占有,故今受此苦報。」
第四個鬼又向前問道:
「尊者!我的身上長滿口舌,而血液常從身下湧上,使頭如斗大。血管每要破裂,命如遊絲,不知是何因緣,受此苦報?」
「你先世喜歡談論是非,說人長短,出言吐語,不想利樂眾生,所有語言,都是增人苦惱,故今方受此報。」
許多的餓鬼,都一一問往昔造作罪業,今生受報的因緣,目犍連都一一的回答,目犍連的神通,就是這麼一位天上地下來去自如的人!
10.- CHÚNG QUỈ HỎI VỀ NHÂN DUYÊN NGHIỆP BÁO:
Không những thường hay du hành đến các Phật độ, Mục Kiền
Liên còn thường hay đến các cảnh giới địa ngục để quán sát như thế nào.
Trên đường hành hóa, một ngày nọ đến bờ sông Hằng thì trời vừa
tối, Mục Kiền Liên bèn dừng bước, ngồi nhập định bên bờ sông để chờ trời sáng.
Gió đêm thổi nhẹ, bầu trời trong vắt đầy sao. Bỗng đâu,
chúng quỉ đói tụ tập tới bờ sông thật đông để lấy nước uống, nhưng lại bị bị
con quỉ thật hung ác có nhiệm vụ canh giữ nước sông ở đó, cầm gậy sắt xua đuổi,
khiến cho chúng không dám xuống sông lấy nước. Lúc đó, trong lúc thiền định, Mục
Kiền Liên đã quán sát và thấy rõ tội nghiệp của chúng đều không giống nhau, bèn
gọi chúng lại ngồi chung quanh, nhân đó mà chúng được dịp hỏi tôn giả về nhân
quả nghiệp báo của mình.
Con quỉ đầu tiên hỏi:
- Thưa tôn giả! Kiếp xưa con làm người, nhưng bây giờ phải đọa
lạc vào chốn Ngạ quỉ, thường bị đói khát. Nghe nói nước sông Hằng trong mát,
nhưng khi con múc nước uống thì thấy nước nóng vô cùng, chỉ cần uống vào một ngụm
thôi, là lục phủ ngũ tạng đều bị bỏng, đã thế lại còn bị con quỉ hung ác kia
xua đuổi. Vậy xin tôn giả cho biết lúc xưa con đã tạo nghiệp gì mà phải chịu quả
báo như hôm nay?
Sau một giây lát dùng thần lực quán sát, tôn giả trả lời:
- Đời trước ngươi làm nghề bói toán. Trong lúc nói về sự kiết
hung của người, ngươi thường tùy ý khen chê, nói dối nhiều hơn nói thật, tự cho
mình biết rõ mọi việc nhưng sự thật chỉ là lừa đảo, chỉ vì kiếm lợi cho mình mà
đang tâm mê hoặc chúng sinh; bởi vậy ngươi mới phải chịu quả báo đau khổ như
ngày hôm nay.
Con quỉ thứ nhì hỏi:
- Thưa tôn giả! Con thường bị một con chó thật lớn, thật mạnh
ăn thịt. Khi thịt con hết rồi thì một cơn gió thổi qua xương, tức thì thịt có
ra trở lại để cho con chó ấy ăn nữa. Chẳng biết vì nguyên nhân gì mà con phải
chịu quả báo như vậy?
- Tại vì kiếp trước người thường hay giết hại các loài heo,
dê, gà, vịt để lấy thịt cúng thần tế trời, cho nên ngày nay phải chịu quả báo
như vậy.
Con quỉ thứ ba hỏi:
- Thưa tôn giả! Bụng con thì to như cái vại mà tay chân và cổ
họng thì nhỏ như cây kim, thấy đồ ăn thức uống gì cũng thèm mà không thể nào ăn
được. Chẳng biết vì nguyên nhân gì mà con phải chịu quả báo như vậy.
- Đời trước ngươi làm quan đến chức tể tướng, nhưng vì tự ỷ
mình giàu có quyền cao mà khinh khi hiếp đáp người, cưỡng chiếm tài sản do mồ
hôì nước mắt người làm ra, mặc ý tư tình hưởng lạc, cho nên ngày nay phải chịu
quả báo như vậy.
Con quỉ thứ tư hỏi:
- Thưa tôn giả! Đầu con thì to như cái đấu, miệng lưỡi của
con thì to lớn chiếm đầy cả nửa thân trên, trong khi đó thì máu cứ từ ở nửa
thân dưới phun lên, các huyết quản lúc nào cũng như muốn bể ra, mạng sống mỏng
manh như chỉ mành. Chẳng biết vì nguyên nhân gì mà con phải chịu quả báo như vậy?
- Kiếp xưa ngươi chỉ thích bàn luận chuyện thị phi, hay nói
tới cái xấu cái tốt của người, những điều ngươi nói ra không bao giờ đem lai lợi
lạc cho người mà chỉ làm cho người đau khổ, cho nên ngày ngay ngươi phải chịu
quả báo như vậy.
Còn rất nhiều câu hỏi như thế nữa, và mỗi mỗi đều được tôn
giả trả lời thỏa đáng.
盂蘭盆會的由來
目犍連尊者用天眼通,能夠知道眾鬼的罪業報應因緣,他忽然想起他死去的母親,他運用神通力見到自己的亡母也墮在餓鬼道中受苦,咽喉像針縫似的細小,皮骨連結在一起,目犍連見狀,孝心油然而生,不禁傷感萬分,他即刻用缽盛裝了飯菜,藉神通力量往饗老母,但是他母親取飯尚未入口,飯食在手中即化為火炭,不能飲食,目犍連悲號涕泣,不能自己。他能知道眾鬼的因緣業報,但不知道母親究竟以什麼罪業因緣受著如此苦楚。他帶著沉重的心情,趕快前去請示佛陀,目犍連尊者稟告道:
「佛陀!弟子今日以神通力見到我此生的母親,墮在餓鬼道中受苦,取食成火,不知是何因緣?弟子的神通,能夠觀察眾鬼的罪業因緣,何以對生身之母,竟不知情?墾求佛陀慈悲開導!」
佛陀面上流露出憐愍的慈光,回答道:
「目犍連!你的母親因為在生之時,謗佛謗僧,不信因果正法,貪瞋邪惡,戲弄眾生,所以受此苦報。你因母子情深,神通為親情所掩,所以不知母親罪業!」
「佛陀!有什麼妙法能使弟子的母親脫離餓鬼的苦楚呢?」目犍連向佛陀哀求。
「目犍連!你母親的罪根深結,不是你一個人的力量可以救拔,你的孝心雖然感動天地,但天地神祇對毀謗三寶而墮落的人也無可奈何。你現在唯有仗十方僧眾威神之力,方能令你母親離餓鬼之苦。
「每年的七月十五日,是十方僧眾的解居自恣日,於此日,做子女的人,應當為七世父母以及現在父母於危難之中者,設百味珍餚飯食,新鮮果品,盡世甘美,放置盆中,供養十方大德僧眾。因為七月十五日的僧自恣日,一切聖眾,或在山間水邊禪定,或得四阿羅漢果,或在樹下經行,或是六通自在教化。甚至更有十方菩薩大人權現比丘,皆同一心受食,所有聖眾,均具清淨戒行,其德如汪洋大海,不可思議,如能供養此等自恣僧眾,現世父母,六親眷屬定能出離三塗之苦,應時解脫,衣食自然,若父母尚健在者,福樂百年,萬事吉祥順利。這就是真正的超薦拔度的妙法!」
目犍連聽佛陀說後,歡喜奉行,在僧自恣日供養聖僧大眾以後,其母即於是日脫離餓鬼之苦。
目犍連知道母親脫離了餓鬼道中,他很感激佛陀。並讚歎三寶功德,奉勸世間應行盂蘭盆之法,供佛及僧,以報父母生養撫育慈愛的恩惠。
奉勸舉行盂蘭盆法會,這本是受益的目犍連利人的苦心,但現在每逢七月十五日,盂蘭盆訛為拜神祭鬼之日,真是辜負佛陀及目犍連的慈悲了。
目犍連尊者不但神通第一,大慈大悲更是聞名!
11.- NGUYÊN DO NGÀY HỘI VU LAN:
Một ngày nọ, Mục Kiền Liên bỗng nhớ đến thân mẫu đã qua đời.
Trong lúc thiền định, tôn giả đã quán chiếu thấy mẹ mình
đang phải chịu quả báo đau khổ trong chốn Ngạ quỉ.
Thân hình bà khô héo tiều tụy, chỉ còn da dính xương, cổ thì
nhỏ như cây kim may, trông tình trạng thì có vẻ đang đói khát lắm.
Tôn giả thương cảm vô cùng, bèn lấy bình bát đựng đầy cơm
đem dâng cho mẹ. Thấy cơm bà mừng lắm, lấy cơm bỏ vào miệng ăn, nhưng đau khổ
thay, cơm chưa tới miệng thì đã biến thành lửa đỏ, không thể nào ăn được!
Thấy mẹ như thế, tôn giả thương quá, buồn quá đau đớn quá!
Tôn giả biết là tội nghiệp của mẹ rất nặng, nhưng sức mình
không làm gì được để cứu mẹ, bèn đi bái kiến đức Phật, kể rõ câu chuyện vừa rồi
và xin Phật dạy cho phương pháp cứu mẹ. Đức Phật dạy:
- Này Mục Kiền Liên! Vì gốc tội của mẹ thầy quá sâu dầy, cho
nên dù thần lực của thầy có rộng lớn, và dù cho lòng hiếu thảo của thầy có làm
cảm động đến trời đất, nhưng chỉ có sức một mình thầy thì không thể nào cứu nổi
bà thoát khỏi cảnh giới đau khổ.
Muốn cứu được bà, thầy phải nhờ đến thần lực của toàn
thể tăng chúng mới được.
Chỉ có sức chú nguyện của toàn thể tăng chúng mới tạo nên thần
lực lớn, làm cho nghiệp chướng của mẹ thầy tiêu trừ và bà sẽ thoát khỏi các quả
báo đau khổ.
Vậy, mỗi năm cứ đến ngày Rằm tháng Bảy, là ngày “tự tứ” của
chư tăng khi mãn khóa an cư, những người làm con nên xin chư tăng tổ chức cho lễ
chú nguyện để hộ niệm cho các bậc cha mẹ đã qua đời cũng như hiện còn sống.
Những người con hiếu thảo, đến ngày ấy phải sắm sửa trai phạn,
hương hoa trà quả để cúng dường chư tăng; bởi vì, chư tăng trong mười phương,
hoặc đang thiền định nơi hang núi hay bên bờ sông, hoặc đang kinh hành ở dưới gốc
cây, hoặc đang tu tập và chứng bốn quả vị Thanh Văn, hoặc đã chứng được sáu
phép thần thông và đang giáo hóa đó một cách tự tại, hoặc là các vị Bồ Tát đang
phương tiện hành hóa bằng thân tướng tì kheo, những bậc thánh chúng như vậy rất
nhiều, giới hạnh của họ thật thanh tịnh, phước đức của họ như biển lớn, cho nên
sức chú nguyện của họ hợp lại sẽ hùng mạnh vô cùng, làm cho cha mẹ và người người
thân thuộc đã quá vãng trong nhiều đời trước được tiêu tan nghiệp chướng, thoát
li các quả báo đau khổ trong các chốn tối tăm, và đồng thời cũng làm cho cha mẹ
và những người thân thuộc đang còn sống được nhiều phước lạc.
Đó là phương pháp mầu nhiệm và hữu hiệu để thực hiện
lòng hiếu thảo.
Được Phật chỉ dạy cặn kẽ, Mục Kiền Liên vui mừng lạy tạ.
Đến ngày tự tứ, tôn giả y lời Phật dạy, cung thỉnh đại chúng
chú nguyện cho mẫu thân; quả nhiên, nhờ thế mà bà giải thoát được cảnh khổ đau
nơi chốn Ngạ quỉ.
Để đền ơn đức Phật, tôn giả nhân đó đã đem lời Phật dạy
mà hướng dẫn cho Phật tử thực hiện ngày hội Vu Lan hằng năm để đáp đền công ơn
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Và cũng bởi nguyên do này, ngoài tôn hiệu “thần thông bậc nhất’,
tôn giả Mục Kiền Liên còn được tôn xưng là bậc “đại hiếu”.
講說七佛通戒
目犍連尊者的神通,可以知道過去現在未來的事情,有一次佛陀的弟子們要求佛陀講說釋迦族往昔的本生因緣,佛陀想到這個問題,講到好的地方難免像是自我宣傳,佛陀考慮以後,就叫目犍連代為宣說。
目犍連運用宿命通,觀察久遠劫來的事跡,歷歷如繪。他把釋迦族的歷史,很詳細的敘述出來,大家聽後都感到佛陀降誕於釋迦族中成就正覺,不是沒有因緣。
目犍連尊者,就是常常為佛陀代座說法的人。
又有一次,比丘們像開座談會似的集合在一起,大家都報告對修學佛陀教法的心得,目犍連尊者說出七佛通偈,偈云:
「諸惡莫作,眾善奉行;
自淨其意,是諸佛教。」
什是是諸佛的教示?
從目犍連尊者簡單的偈語中,使初學者很明白的知道佛教的義理,這首偈語,和尊者目犍連一樣,大家都把他時時記在心中。
12.- BÀI KỆ CỦA BẢY ĐỨC PHẬT:
Với thần thông rộng lớn, Mục Kiền Liên có thể thấy biết mọi
sự việc xảy ra trong cả ba đời: quá khứ, hiện tại, và vị lai. Tôn giả cũng lại
là người thường hay thay thế Phật nói pháp.
Một hôm, vì có sự khẩn cầu của đại chúng, đức Phật đã bảo
tôn giả nói về những sự việc đời quá khứ của dòng họ Thích Ca.
Tôn giả đã vận dụng túc mạng thông quán sát lịch sử của dòng
họ này từ nhiều kiếp xa xưa, rồi tuần tự thuật lại tỉ mỉ.
Đại chúng nghe xong đều nhận thấy rằng, đức Phật đã đản sanh
vào dòng họ Thích Ca rồi thành tựu đạo quả giác ngộ, không phải là không có
nhân duyên.
Rối một hôm khác, nhân đại chúng tập hợp để cùng nhau trình
bày những kiến giải của mình trong việc tu học, tôn giả đã đọc cho đại chúng
nghe bài kệ của bảy đức Phật như sau:
Mọi việc xấu nên tránh
Mọi việc tốt nên làm
Giữ tâm ý thanh tịnh
Đó là lời Phật dạy
Huấn thị của chư Phật ra sao?
Cứ nghe bài kệ đơn giản Mục Kiền Liên vừa nói ra, dù
là kẻ sơ học cũng thấy rõ được mục đích của Phật giáo. Bởi vậy, tôn giả
cùng với bài kệ đều được đại chúng ghi khắc trong lòng.
神通敵不過業力
目犍連尊者的神通,在佛陀的弟子中沒有人能和他相比,他就以為凡事運用神通是沒有不成的。
神通的運用,確是便於接引眾生,可是神通不能違背因果法則,不能勝過業報,不能解脫生死煩惱,也是事實。
有一次,佛陀的祖國迦毘羅衛城,遭到憍薩彌羅國的琉璃王的侵略,佛陀起初也曾為愛國的熱忱所動,想為祖國出力幫忙,佛陀曾三次坐在路上阻攔琉璃王的大軍,但琉璃王逢到佛陀,雖然每次回軍,但報仇和侵略的恨心紿終沒有息滅,佛陀知道因果業報的道理,應該要把它完結,佛陀盡了愛國的心後,就只有由他去。
可是,目犍連尊者的神通還不能了解到無盡的業報,他得悉琉璃王大軍包圍了迦毘羅衛城的消息以後,很激動的對佛陀稟告道:
「佛陀!迦毘羅衛城受到琉璃王的侵略,我們為了營救全城的人民,應該要出力幫忙。」
佛陀注視了目犍連一會,就用慈和的口吻回答道:
「目犍連!釋迦族中受宿世的罪業之報,這是共業所感,你不能為他們代受!他們不懺悔罪業,一味驕橫,不改往修來,腐蝕了的房屋,終要倒下來的!」
目犍連尊者聽了佛陀的話後,他雖然知道這是事實,但他又想到他的神通,他要以神通來營救城中的人民。
琉璃王用百萬大軍圍困迦毘羅衛城,水洩不通,什麼人都無法通行。唯有目犍連能用神通騰空飛入城中。
目犍連進入城內,在釋迦族中找了五百位優秀的人,他升空用缽把他們攝裝起來,再由空中飛出。
出城後,到了平安地帶,目犍連打開手中捧著的缽,想放出五百位的釋迦族,哪知不看則已,一看之下,目犍連大驚起來,原來缽中藏著的五百人都化為血水了!
目犍連尊者到這時候,才完全覺悟到佛陀所說的因果法則不可違背,就算是有神通,也敵不過業力。
13.- THẦN THÔNG KHÔNG CHỐNG LẠI ĐƯỢC NGHIỆP LỰC:
Thần thông của Mục Kiền Liên, quả thật trong tất cả các đệ tử
của đức Phật, không ai có thể so sánh được.
Bất cứ việc gì, dù khó khăn đến đâu, hễ tôn giả vận dụng đến
thần thông thì không có việc gì là không thành.
Mặc dù vậy, việc sử dụng thần thông chỉ hữu hiệu đối với
việc cứu độ chúng sinh hay giúp thêm phương tiện cho việc tuyên dương Phật
pháp, chứ không thể sử dụng nó để làm những việc trái ngược lại với các luật tắc
nhân quả.
Thần thông không giúp thắng được nghiệp báo, cũng
không thể giúp giải thoát được phiền não, sinh tử; đó là sự thật.
Một ngày kia, quê hương Ca Tì La Vệ của đức Phật bị vua Lưu
Li (Virudhaka - Vidudabha) của nước Kiều Tát La dẫn đại quân xâm lược.
Nghe được tin ấy, lúc đầu đức Phật cũng nghĩ đến việc phải bảo
vệ tổ quốc. Ngài bên ngồi ngay trên đường tiến quân của vua Lưu Li cốt ý cảm trở
viếc tiến quân này.
Đã ba lần như vậy, cứ trông thấy đức Phật thì vua cho lui
quân, nhưng cái tâm xâm lược cũng như cái ý chí muốn trả một mối cựu thù gì đó
của nhà vua thì không chấm dứt được.
Đức Phật quán chiếu và biết rõ là cái mối nhân quả nghiệp
báo ràng buộc giữa hai bộ tộc từ lâu đã đến lúc phải được kết thúc, nếu không
thì không thể nào giải trừ được. Bởi vậy, dù rất yêu mến quê hương, dù đã ba lần
xả thân cản trở đạo quân xâm lăng, nhưng cuối cùng thì Ngài cũng đành phải để
cho vua Lưu Li tấn công thành Ca Tì La Vệ.
Nhưng Mục Kiền Liên thì không chịu như vậy. Khi biết tin
thành Ca Tì La Vệ đã bị đại quân của vua Lưu Li bao vây, tôn giả bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thành Ca Tì La Vệ đang bị tấn công, con nghĩ
là mình phải ra sức cứu giúp nhân dân trong thành.
Phật nhìn Mục Kiền Liên, giọng từ ái bảo:
- Này thầy Mục Kiền Liên! Bộ tộc Thích Ca đã đến đến
lúc phải chịu quả báo của những tội nghiệp đã gây từ bao đời trước. Đó là cộng
nghiệp của họ chiêu cảm nên, thầy không thể nào chịu thế cho họ được. Họ đã
không biết sám hối tội lỗi, không chịu sửa đổi những sai lầm cũ và ngăn ngừa những
nghiệp xấu mới, mà vẫn cứ một mực kiêu ngạo, ngang tàng. Dĩ nhiên, ngôi nhà đã
bị mối mọt đục nát thì phải bị sụp đổ!.
Nghe lời Phật dạy của đức Phật, Mục Kiền Liên biết đó là sự
thật, nhưng tôn giả vẫn nghĩ là có thể sử dụng thần thông của mình để cứu nhân
dân trong thành được.
Vua Lưu Li dùng hàng trăm ngàn quân để bao vây thành, một giọt
nước cũng khó lọt qua, huống nữa là người; cho nên Mục Kiền Liên phải dùng
thần thông bay vào bên trong thành Ca Tì La Vệ.
Vào thành rồi, tôn giả bèn chọn lấy năm trăm nhân vật ưu tú
của bộ tộc Thích Ca, bỏ họ vào trong bình bát, đậy nắp lại và bay ra khỏi
thành.
Đến một nơi thật an toàn, tôn giả mở nắp bình bát ra,
tưởng là đã cứu thoát được năm trăm người này, nhưng khi nhìn vào bình bát thì
hỡi ôi! Tôn giả hoảng kinh thất sắc, tất cả năm trăm người trong bình bát
đều biến thành máu!
Lúc bấy giờ tôn giả mới sực tỉnh ngộ, lời Phật dạy quả không
sai, dù thần thông có quảng đại đến thế nào đi nữa, cũng không thể thắng
được nghiệp lực cùng những luật tắc nhân quả.
殉教第一人
目犍連依仗著他上天入地的神通,幫助佛法的宣揚,其功甚偉。但佛陀早就說過,神通不是究竟的法門,長眉羅漢,本是優填王的大臣,名叫賓頭羅波羅墮,跟隨佛陀出家後,得到神通,曾在白衣前炫燿,佛陀很不客氣的呵斥過他一次,並且命令他和僧團隔開,獨自到西瞿耶尼州去教化。唯有目犍連的神通,佛陀非但沒有斥責,而且常常加以讚揚。
佛陀不是偏心,佛陀知道一個事實,以目犍連的神通助其宣化固好,但目犍連運用神通的結果,不能勝過業報,個人所造作的業力要了,就是有神通,也不會不死。佛陀就想以這個事實可以教誡後人。
目犍連年齡雖然漸漸的接近老的邊緣,但像行雲流水的佈教生活,他是越來越有精神。他不知道正因為他對佛陀的教法熱心宣揚,才更遭到嫉妒。外道對於佛陀沒有辦法,但他們等待機會要暗殺目犍連。
目犍連荷擔弘法利生的責任,有一次在宣揚真理的途中,經過伊私闍梨山下,被當時的裸形外道看到,他們就從山上推下亂石想要擊殺目犍連,亂石像雨點一般的落下,目犍連無常的肉身被打成肉醬,但裸形外道兩三天內不敢走近目犍連亡身的地方,他們懼怕著他的神通力。可是目犍連為了傳播佛法的菩提種子,遭遇外道的迫害,為了給後世做個為法犧牲的榜樣,他的肉身真的與世長辭了。目犍連的鮮血不是白流的,為了弘法利生,多少先賢聖哲,在佛陀的慈光照耀下,踏著目犍連尊者的足跡,獻出了生命,獻出了一切,真理之光,能不滅於世間,這是要付出很大的代價!
目犍連尊者被外道暗害的消息傳到阿闍世王耳中,震怒非常,下令逮捕兇手,數千的裸形外道,在阿闍世王的激怒之下,都被投進火坑!
外道被阿闍世王的處死,消除不了比丘們對目犍連殉教的悲哀,大家唉聲嘆氣,他們都感到世間上的事太不公平,以目犍連那麼大的神通威力,為什麼不能避免外道的襲擊!
比丘們心有不甘,大家集合起來請問佛陀,他們問道:「佛陀!目犍連尊者和舍利弗尊者,同是佛陀上座的弟子,他是一位那麼了不起的人,佛陀到天宮為母說法,他曾受我們請求,到天宮去探望佛陀;他的母親因毀謗三寶墮入地獄受苦,他曾到地獄救母。他是這麼一位轟轟烈烈有大神通的尊者,為什麼不用神通和外道對抗呢?至少,他為什麼不躲避外道的暗算呢?」
佛陀是體證到宇宙的真理,世間上所要發生的一切,佛陀大智覺海中早有所知,佛陀沒有像諸比丘那麼激動,佛陀很安詳的告訴大家道:「目犍連是我弟子中神通第一的弟子,他不是不能同外道對抗,而是因為有一次琉璃王侵略迦毘羅衛國時,他用神通救不了城中的人民,他知道神通敵不過業力,肉體是無常的,業報是要了結的,目犍連過去生中,以捕魚為業,不知有多少生命為他冤屈而死。你們不要難過,目犍連雖然辭世了,但真理是不會滅的!」
「不過,佛陀!」放不下的比丘們說:「我們終覺得目犍連尊者被害的遭遇太悽慘了!」
「諸比丘!你們不要這麼想,生死的問題,在覺悟者之前是不成問題的。有生就有死,死是不必驚慌懼怕的,要緊的是對於死時有無把握。只有目犍連尊者,亡身的時候並不迷,而進入涅槃才真正可貴,唯有目犍連尊者為了宣傳佛陀的教法而犧牲,這才是無限之美!」
諸比丘中,仍然還有些放不下的人,他們嘆息搖頭,無限傷感的對佛陀說道:
「佛陀!我們也知道應該要有為教犧牲的精神,但目犍連尊者現在就犧牲了,實在嫌早了些,有許多弘化的事業,都需要他來領導著去做。佛陀!他的這次遭遇,您怎麼不早些告訴他,讓他有個預防?」
從這些比丘對佛陀的問話,就可知道他們對目犍連殉教的激動,也可以知道諸比丘對目犍連的敬仰,佛陀又再用安慰鼓勵的口氣對大家說道:
「諸比丘!目犍連殉教的時候,並不是他不知道預防,他有大神通力,他可以保衛自己不死,但這不是究竟的辦法,修行人不可違背因果法則,目犍連在因中補魚,殺生的業要了結。而且,目犍連早就發願要把他的生命獻給真理,現在滿了他的願望,他很歡喜入滅,我的弟子都能有目犍連犧牲殉教的精神,佛法就更加發揚廣大,諸比丘!你們應該效法目犍連尊者!」
佛陀開示的法語,比丘和比丘尼們聽了非常感動,一個目犍連的色身死亡,將有無數的目犍連為了宣揚佛陀的真理,為了聖教的流傳,自願而歡喜的踏著殉教者的足跡向前邁進!
我們應該為目犍連尊者的殉教而歡呼!
14.- BẬC TUẪN GIÁO ĐỆ NHẤT:
Mục Kiền Liên thường sử dụng thần thông để trợ lực đức Phật
trong việc hoằng dương chánh pháp, công đức thật lớn lao. Mặc dù vậy, từ lâu đức
Phật vẫn thường lưu ý đại chúng rằng, thần thông không phải pháp môn rốt ráo. Sự
thật rất rõ ràng, như tôn giả Mục Kiền Liên đó, là bậc thần thông quảng đại như
vậy đó, và đã từng dùng thần thông làm phương tiện hành đạo hữu hiệu như vậy
đó, nhưng rốt cuộc, thần thông ấy đã không giúp tôn giả thắng được nghiệp báo của
chính mình. Đức Phật muốn dùng sự thật điển hình này để răn dạy người sau.
Tuy tuổi tác mỗi ngày một cao, nhưng tinh thần bố giáo của
tôn giả Mục Kiền Liên vẫn càng lúc càng sung mãn, bước chân hành hóa cứ như nước
chảy mây trôi, không bao giờ ngưng nghỉ. Tôn giả không biết rằng, chính vì cái
nhiệt tâm truyền bá Phật pháp ấy mà tôn giả đã bị rất nhiều tu sĩ ngoại đạo hiềm
khích, đố kị, Những tu sĩ ngoại đạo ấy rất nhiều lần muốn hại đức Phật, nhưng
không làm cách nào được, bèn hướng mục tiêu vào Mục Kiền Liên.
Một ngày kia trên đường hoàng hóa, khi đi ngang qua một ngọn
núi thì tôn giả bị một đám tu sĩ ngoại đạo phái Lõa Hình phục kích. Họ đã xô đá
từ trên núi xuống. Đá lăn xuống như mưa vào người tôn giả, cho đến khi nhục
thân của tôn giả nhừ nát, ngã gục, Tôn giả đã phải chết dưới bàn tay họ, vây mà
trong ba ngày liên tiếp họ vẫn không dám trở lại gần nơi đó, vì vẫn còn sợ thần
lực của tôn giả.
Mục Kiền Liên đã vì công việc truyền bá hạt giống bồ đề mà bị
ngoại đạo hãm hại, đã vì hậu thế mà nêu lên tấm gương hi sinh vì đạo, thì nhục
thân của tôn giả quả thực đã trở thành một tuyên ngôn bất hủ để lại cho thế gian!
Máu của tôn giả đã không đổ ra một cách vô ích, mà dưới ánh
từ quang của đức Phật, bao nhiêu vị tiên hiền thánh triết, cũng vì công cuộc hoằng
pháp lợi sinh, đã noi dấu vết tôn giả mà từng dâng hiến thân mạng, dâng hiến tất
cả để cho ánh sáng chân lí vẫn bất diệt ở thế gian. Ôi cao cả thay!
Tin tức tôn giả Mục Kiền Liên bị ngoại đạo ám hại chẳng mấy
chốc được truyền đến hoàng cung, vua A Xà Thế bị chấn động mạnh.
Nhà vua nổi giận tột cùng, liền hạ lệnh tức tốc tìm bắt
hung thủ, và hậu quả tàn khốc đã xảy ra - dưới cơn giận mãnh liệt của nhà vua,
đã có đến mấy ngàn tu sĩ phái Lõa Hình bị bắt ném vào hầm lửa!
Trong tăng đoàn thì toàn thể đại chúng không ai là không
than khóc tiếc thương. Ai cũng bảo là trên đời sao có nhiều việc quá bất công,
một vị đại thần thông như Mục Kiền Liên mà đã không tránh được cuộc tập kích của
ngoại đạo!
Lòng họ cứ ray rứt mà không giải tỏa được. Họ bèn cùng
nhau đến bái kiến đức Phật để xin chỉ dạy:
- Bạch Thế Tôn! Sư huynh Mục Kiền Liên của chúng con là vị đệ
tử lớn của Thế Tôn, Khi Thế Tôn lên thiên cung nói pháp cho lệnh bà Ma Da
(Mahamaya), sư huynh chúng con đã từng đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng con mà
lên thiên cung vấn an Thế Tôn; sư huynh chúng con cũng đã từng vào chốn địa ngục
để cứu mẹ thoát khỏi đau khổ. Sư huynh chúng con oanh liệt là thế, thần
thông quảng đại là thế, vì sao mà đã không dùng thần thông để chống lại ngoại đạo,
thậm chí cũng không trốn tránh sự ám toán của họ?
Vì đã quán triệt được mọi việc xảy ra, đức Phật đã không quá
bị khích động như các vị tì kheo, Ngài bảo đại chúng:
- Này quí thầy! Đại đức Mục Kiền Liên là người đệ tử có thần
thông số một của Như Lai, không phải là đại đức không thể kháng cự nổi quí vị
tu sĩ ngoại đạo, nhưng vì lúc trước, khi vua Lưu Li dẫn đại quân xâm lăng thành
Ca Tì La Vệ, đại đức đã từng dùng thần thông tưởng có thể cứu được nhân dân
trong thành, nhưng rồi đã tỉnh ngộ rằng thần thông không thể nào chống trả
được nghiệp lực, nhục thể chỉ là vô thường, và nghiệp báo phải có lúc được kết
thúc. Trong tiền kiếp đại đức đã từng làm nghề bắt cá để nuôi thân, chẳng biết
đã có bao nhiêu mạng sống bị chết oan bởi bàn tay của đại đức!
Nhưng này quí thầy! Quí thầy cũng không nên đau buồn, đại đức
Mục Kiền Liên tuy đã nhập diệt, nhưng chân lí thì vẫn không bao giờ bị tiêu diệt.
Một số đông quí vị ti kheo vẫn không dằn được bi thương:
- Nhưng sư huynh chúng con bị hại thảm thiết quá, bạch Thế
Tôn! Chúng con không an tâm được!
- Này quí thầy! Quí thầy nên biết, đối với bậc giác ngộ thì
việc sinh tử không là vấn đế gì cả. Có sinh thì có tử, cho nên cái chết không
làm cho ta kinh hoàng sợ sệt. Điều cần yếu là chúng ta xem có thể học hỏi gì từ
cái chết đó. Đối với đại đức Mục Kiền Liên, trong phút lâm chung, thần trí
không hôn mê mà đã an nhiên nhập niết bàn, đó là điều rất quí báu; đến như tinh
thần hi sinh thân mạng vì công cuộc hoằng dương Phật pháp của đại đức thì quả
thật là cao đẹp cực cùng!
Dù Phật dạy như vậy, trong đại chúng vẫn còn một số vị tì
kheo lắc đầu than thở, lòng thương cảm chưa nguôi, lại bộc bạch:
- Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng biết tinh thần hi sinh vì đạo
cao cả, nhưng sự hi sinh của sư huynh chúng con vào lúc này thật là quá sớm. Sự
nghiệp hoằng pháp còn dài và còn nhiều việc phải làm, chúng con đang cần sự
lãnh đạo của sư huynh. Còn nữa, bạch Thế Tôn, về tai nạn này, sao Thế Tôn đã
không bảo trước cho sư huynh chúng con biết mà đề phòng?
Những lời bộc bạch của quí vị tì kheo vừa dâng lên đức Phật,
đã chứng tỏ lòng kính yêu của họ đối với tôn giả Mục Kiền Liên. Họ đã bị xúc động
mãnh liệt đối với tai nạn thảm khốc của tôn giả. Đức Phật cũng rất thương cảm,
cho nên lại phải an ủi họ:
- Này quí thầy! Khi đại đức Mục Kiền Liên tuẫn giáo, không
phải là đại đức đã không biết trước để đề phòng. Đại đức có thần thông lớn có
thể tự bảo vệ được mình, nhưng đó không phải là biện pháp rốt ráo.
Người tu hành không thể cưỡng lại các luật tắc nhân quả; quả
báo của nghiệp nhân bắt cá làm kế sinh nhai ở đời trước của đại đức nay đã đến
lúc phải được kết liễu.
Vả lại, từ buổi đầu xuất gia, đại đức đã phát nguyện sẽ đem
sinh mạng mình cống hiến cho việc phụng sự chân lí, nay đại đức dã được mãn
nguyện và hoan hỉ nhập niết bàn, tất cả đệ tử của Như Lai cũng nên có cái
tinh thần tuẫn giáo như Mục Kiền Liên vậy, thì Phật pháp mới được quảng bá rộng
rãi ở thế gian.
Này quí thầy! Quí thầy hãy học lấy cái tinh thần cao quí ấy
của đại đức Mục Kiền Liên!
Lời khai thị của đức Phật đã làm cho toàn thể đại chúng vô
cùng cảm động.
Cái chết vì đạo của một Mục Kiền Liên đã làm nảy sinh vô số
các Mục Kiền Liên khác.
Tất cả đại chúng đều vì sự trường tồn của chánh pháp mà phát
nguyện học theo tinh thần tuẫn đạo cao quí của tôn giả Mục Kiền Liên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét