Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ý Trinh và Buddha : Tôn giả Ưu Ba Li


IX.-  ƯU-BA-LI 

優波離-持戒第一

出身首陀羅族

  優波離尊者能被列入佛陀的十大弟子之一,在階級森嚴的印度社會,實在不是一件容易的事!

  優波離出身在首陀羅族的賤族,命運注定他就是別人的奴隸,生為首陀羅的種族,在古印度是被認做「初生」的人,其受社會的歧視,好像一塊糞土,不值一顧。

  首陀羅的人,在路上如遇到婆羅門和剎帝利,要跪在路旁讓路,如果偷看他們一眼,眼睛就會被挖掉,如果和婆羅門或剎帝利講說理由,就會被割掉舌頭,可憐的優波離,出生在首陀羅族中,就是過著如此悲慘的生活。

  優波離的童年,唯一可給他安慰的就是他的父母,不管怎樣被人嘲笑、輕侮,父母愛子之心總不會比人稍差。

  優波離從小就沒有受教育的權利,婆羅門教的摩奴法典,他雖然有心學習,但對生在首陀羅族中的他,這簡直是一種妄想。

  當優波離長大以後,父母想讓他學一項手藝,以備將來生活餬口。在當時,政府的公職或商行的買賣,生為一個首陀羅族的人,無法參加,而且一個沒有受過教育的人,要想參加軍政商教的活動,也不容易。父母知道孩子的出路,唯有在農工、勞力、奴隸之中選擇其一,藉此度過可憐的人生。

  起初,父母本想讓優波離學習耕種農田,但後來想到種田過於辛苦,而且種田需要大的力氣,從小生來瘦弱的優波離,父母怕他受不住而作罷,繼之父母想把他送去做工,為人趕馬拉車,但後來又想到馬伕和車伕的生活,起早帶晚,奔波勞碌,又捨不得讓孩子受那些辛苦。天下父母心,為了優波離的職業問題,父母真傷透腦筋!

  為別人做奴隸,也要找個好主人,要想找到好主人,還得自己先學一項專長的技術,父母商量的結果,選來選去,就送他去學做一個剃頭匠。

  優波離是一位很易於接受教導的孩子,他的天賦性情有虛心和服從的良好習慣,雖然是剃頭的手藝,不要多久,他就能把各種髮型,各種剃法,全都學會。

  學會了手藝,父母又為他托人介紹,好不容易,迦毘羅的王宮,允許他前去剃頭理髮。

  優波離雖然是一個理髮匠,但他的心地純良,本性忠實,終於獲得釋迦族的信任,讓他在宮中,專門負責為一些小王子們理髮。

  像跋提王子、阿那律王子等,都是優波離為他們理的髮,這些小王子們見他理髮細心,不但很快,而且不痛,大家很歡喜他,他也很尊敬大家。



IX.- Tôn giả ƯU BA LI

(Upali)

(Vị luật sư mô phạm và uy tín nhất)

1.- XUẤT THÂN TỪ GIAI CẤP NÔ LỆ:

Theo luật lệ khắc nghiệt về giai cấp của xã hội Ấn Độ thời Phật tại thế, việc tôn giả Ưu Ba Li được liệt vào một trong mười vị đệ tử thượng thủ của Phật không phải là một việc bình thường!

Ưu Ba Li nguyên xuất thân từ chủng tộc Thủ đà la, tức giai cấp nô lệ, hạ tiện. T

ừ lúc mới sinh ra, những người thuộc giai cấp này đã bị xã hội kì thị, coi như phân rác, không thèm ngó tới. Trên đường đi, nếu gặp những người của hai giai cấp Bà la môn và Sát đế lị thì họ phải quì nép bên lề, nhường đường cho người kia đi qua; nếu lén nhìn trộm những người kia thì họ liền bị móc mắt; nếu biện bạch tự bào chữa thì liền bị cắt lưỡi. 

Suốt đời họ chỉ được làm nô lệ cho các giai cấp trên. Thân phận của Ưu Ba Li buồn thảm, đáng thương là vậy! Chàng chỉ có một nguồn an ủi duy nhất, đó là tình yêu thương vô bờ của cha mẹ!

Từ nhỏ, Ưu Ba Li đã không được học hành. Theo luật Ma Nỗ của đạo Bà la môn, chủng tộc Thủ đà la không có quyền học tập. Cho nên, dù có tâm chí đi nữa, việc học hành đối với Ưu Ba Li cũng chỉ là mộng tưởng mà thôi! Khi chàng đã khôn lớn, cha mẹ chỉ biết mong cho con mình học được một nghề gì đó để nuôi thân. 

Vào thời đó, những nghề như công chức chính phủ, thương gia, địa chủ, v.v... những người thuộc giai cấp Thủ đà la không được phép làm. Họ chỉ được làm những công việc dành riêng cho giới nô lệ như nông dân, thợ thuyền, tôi tớ v.v... mà thôi. 

Ưu Ba Li là người rất gầy yếu, vì thế mà cha mẹ không muốn cho chàng phải làm những nghề nặng nhọc, vất vả quá sức như làm ruộng, đánh xe, giữ ngựa v.v... mà chỉ muốn chàng được làm tôi tớ cho một người chủ giàu lòng nhân ái nào đó. 

Muốn tìm được một người chủ tốt thì trước hết phải tạo cho mình có một khả năng chuyên môn nào đó để được người chú ý đến. 

Suy đi tính lại, cha mẹ chàng bèn quyết định cho chàng đi học nghề hớt tóc. 

Tâm tánh Ưu Ba Li vốn trong sáng và thuần phác, cho nên chàng học nghề không mấy khó khăn; chẳng mấy chốc, tất cả các kiểu tóc cũng như các cách thức cắt uốn, chàng đều rành rẽ. Có nghề rồi, cha mẹ chàng lại nhờ người giới thiệu, và may mắn thay, chàng được tuyển vào làm thợ hớt tóc trong hoàng cung Ca Tì La Vệ!

Tuy chỉ là một anh nô lệ làm nghề hớt tóc, nhưng vốn tâm địa thuần lương, trung thật, cho nên chẳng bao lâu Ưu Ba Li được cả hoàng cung tín nhiệm, thương mến, được giao cho mỗi một công việc nhẹ nhàng là hớt tóc cho các vương tử mà thôi.

 Chàng hớt tóc vừa cẩn thận, vừa nhanh, vừa đẹp, lại không đau, nên các vương tử như Bạt Đề, A Na Luật v.v... thích lắm!

為佛陀理髮

  優波離大約在二十歲左右的時候,還是一個小理髮匠,此時正是佛陀成道後的第三年,佛陀回到故鄉迦毘羅衛城的時候,大家就介紹優波離為佛陀剃頭理髮。

  為佛陀理髮,讓優波離受寵若驚,他想到佛陀是大覺者,聽說有三十二相,佛陀的頭髮一定與人不同,他不敢為佛陀理髮,怕萬一有什麼觸犯怎麼得了。他竟然跑回家中,向母親訴說不敢為佛陀理髮的原因,出身於首陀羅族的優波離,從小就自卑感很重,佛陀,是王子成道的佛陀,他看都不敢看,哪敢為他理髮呢?

  母親安慰他,叫他不要怕,告訴他佛陀很慈悲,還經常對苦難的人說法,佛陀不會有勢利的眼光,一定不會看不起首陀羅族的人。母親雖然這麼說,但優波離恐怖的心仍不能減少,母親沒有辦法,就告訴優波離說,明天去為佛陀理髮時,她要帶他去。

  學會了理髮的手藝,去為別人理髮時,還要母親陪著去,這真是一個大奇聞!

  從這裏我們不難想像優波離的個性與為人!

  第二天,母親帶著優波離,先去拜見佛陀,然後就叫優波離為佛陀剃髮。

  優波離謹慎、小心的、緩慢的為佛陀剃髮,他的母親在旁邊看著,理了一會,母親跪在佛陀面前問道:

  「佛陀!優波離剃髮的手藝怎樣?」

  佛陀經這一問,注意優波離一下,說道:

  「身體好像顯得太彎了!」

  大概是由於優波離對佛陀的恭敬,彎著腰,不敢直起來,但經佛陀這麼一說,他集中心力,據說他就有進入初禪的功夫!

  過了一會,他的母親又跪下來問道:

  「佛陀!此刻優波離剃髮怎樣?」

  佛陀對於他母親的再問,回答說:

  「現在身體好像又太直了!」

  優波離被佛陀這麼一說,不敢妄想稍懈,一心一意,據說,他這樣就有進入二禪的功夫!

  不久,他的母親再問:

  「佛陀!現在優波離剃髮怎樣?」

  佛陀不假思索的答道:

  「入息太粗了!」

  優波離一聽,竟想不要入息,把心力集中在出入息上時,據說,他這樣就已有了進入三禪的功夫!

  最後,他母親又再問道:

  「佛陀!現在優波離剃髮怎樣?」

  佛陀回答說:

  「出息太粗了!」

  優波離竟然此刻一念不生,忘記手中的剃刀,據說,他此刻就有了進入四禪的功夫!

  到了這時,佛陀趕快對身旁的比丘們說:

  「你們來一個人,把優波離的手中剃刀拿下來吧!他此刻沒有想念,已進入第四禪,再過來一人把他扶著,不要讓他倒在地上!」

  像這樣的記事,我們可以知道優波離對於自己的工作是如何的細心,每受人家的忠告,都肯認真的改正。因為他有多慮和嚴肅的性情本質,所以生活很容易受外人左右,在他身上,決不願給人有一句非的和惡的批評,故此,他後來被推為持戒第一,不是沒有原因。

2.- CẠO TÓC CHO PHẬT:

Vào năm thứ ba sau ngày thành đạo, Phật trở về Ca Tì La Vệ để thăm lại hoàng tộc. 

Bấy giờ Ưu Ba Li khoảng hai mươi tuổi. Nhân Phật cần người cạo tóc, chàng được giới thiệu lên Phật. 

Đó là một sự ưu ái rất lớn, nhưng đã làm cho chàng hoảng hồn! 

Chàng nghe nói, Phật là bậc đại giác, có đến 32 tướng quí; và nếu thế thì đầu tóc Phật nhất định phải rất khác với người thường! Vậy làm sao chàng dám đụng đến đầu Phật, vạn nhất có điều gì sơ suất thì sao! 

Vốn đã có mặc cảm thấp hèn rất sâu nặng từ thuở nhỏ, chàng chỉ thấy Phật hiện là một vị thái tử đi tu đắc đạo, lấy mắt nhìn còn không dám, lại dám đụng đến đầu Ngài sao! 

Chẳng biết tính sao, chàng bèn chạy một mạch về nhà thưa chuyện với mẹ để xin ý kiến. 
Bà mẹ liền trấn an chàng. Bà khuyên chàng đừng sợ sệt Phật, rằng Ngài là người giàu tình thương, đã từng tiếp xúc và giáo hóa những kẻ khốn cùng; rằng không bao giờ Ngài dùng cặp mắt của kẻ quyền thế để nhìn người, cho nên nhất định Ngài cũng không bao giờ khinh ghét chủng tộc Thủ đà la ... 

Nhưng dù bà có trấn an thế nào, Ưu Ba Li vẫn không hết sợ sệt. Không biết làm cách nào, bà liền quyết định sẽ đích thân dắt chàng đi cạo tóc cho Phật.

Sáng hôm sau, bà dẫn Ưu Ba Li vào cung, trước hết xin được bái kiến Phật, sau đó mới bảo Ưu Ba Li cạo tóc cho Phật. Chàng vâng lời, bèn tập trung tâm ý, cạo tóc cho Phật một cách hết sức chậm rãi, cẩn trọng. Bà đứng một bên chăm chú nhìn từng động tác của con mình. Được một lúc, bà quì xuống thưa hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ngài thấy Ưu Ba Li cạo tóc thế nào?

- Anh ấy cong người nhiều quá!

Câu trả lời của Phật nghe có vẻ như lạ, vì Ưu Ba Li tỏ vẻ cung kính đối với Phật nên đứng khom lưng, không dám đứng thẳng; nhưng theo truyền thuyết, qua câu nói ấy Phật có ý bảo cho biết, trong giờ phút đó, khi đang hết sức tập trung tâm ý, Ưu Ba Li đã nhập Sơ thiền.

Một lúc sau, bà lại hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Bây giờ thì Ngài thấy Ưu Ba Li cạo tóc thế nào?

- Bây giờ thì người anh ấy rất thẳng!

Nghe Phật bảo thế, Ưu Ba Li càng chú mục tâm ý hơn nữa, và cũng theo truyền thuyết, lúc bấy giờ chàng đang ở bậc Nhị thiền.

Chẳng bao lâu, mẹ chàng lại thưa:

- Bạch Thế Tôn! Bây giờ thì Ngài thấy Ưu Ba Li cạo tóc thế nào?

- Hơi thở vào còn nặng nề lắm!

Ưu Ba Li nghe thế bèn để hết tâm ý vào hơi thở vô ra. Theo truyền thuyết, lúc đó chàng đang nhập Tam thiền.

Cuối cùng, mẹ chàng lại thưa:

- Bạch Thế Tôn! Bây giờ thì Ưu Ba Li cạo tóc thế nào?

- Hơi thở ra còn nặng nề lắm!

Lúc đó, bỗng nhiên tâm ý Ưu Ba Li hoàn toàn vắng lặng, không còn một niệm nào móng khởi, cả con dạo cạo trong tay cũng quên luôn ... Theo truyền thuyết, vào lúc đó chàng đã chứng nhập Tứ thiền!

 Ngay lúc ấy, Phật quay sang bảo quí vị tì kheo đang đứng bên cạnh:

Một thầy hãy đến lấy con dao cạo trong tay Ưu Ba Li ra! Anh ấy đang trụ trong trạng thái Tứ thiền, quí thầy hãy đỡ anh ấy, đừng để bị ngã xuống đất!

Qua câu chuyện, chúng ta thấy Ưu Ba Li là người cẩn trọng đối với hành vi cử chỉ của mình biết chừng nào! Mỗi khi nghe người ta nói đến một khuyết điểm nào của mình, tôn giả liền nhận thức ngay và sửa đổi tức khắc. 

Vì bản tính quá cẩn trọng và luôn luôn nghiêm túc như vậy cho nên tôn giả ít khi để cho mọi người chung quanh phải có một lời bình phẩm không tốt nào về mình, và đó cũng là lí do sau này tôn giả được đại chúng tôn xưng là vị gìn giữ giới luật nghiêm túc số một trong tăng đoàn.

先出家為師兄

  佛陀回鄉,在王城中普灑法雨,種子入地,就會發芽生長,釋種的諸王子,聽了佛陀說法以後,有些竟然要跟佛陀出家。

  王子當中,有的是獲得父母允許的,有的父母不准許,他們相約偷偷的出走,到尼拘陀樹林中找到佛陀,出了家以後再說。

  就這樣,有七個王子要出家,跋提、阿難、阿那律、均在其中。為了出家必須要剃髮,他們不得不瞞著人把優波離帶去。在一個樹蔭下,優波離為跋提王子們剃髮時,眼淚就滔滔的流下來,阿那律看到時,他以王子的身分責問優波離道:

  「你看到我們出家,應該歡喜才對,為什麼要流淚?」

  優波離惶悚的回答道:

  「阿那律王子!請您寬恕我沒有禮貌,因為跋提王子待我很好,現在他和你們一同剃髮出家,出家以後,一定雲遊四方,我就沒有辦法看到他,想到這裏,我才情不自禁的流下淚來!希望王子不要責怪才好!」

  阿那律聽後,很是同情,對優波離安慰道:

  「你不要難過,我們會幫助你的生活!」

  阿那律說後,又回過頭來對大家說道:

  「諸位王兄王弟!優波離服待我們很久,他很勤勞、忠實,我們今後出家,自然要把他的生活安排一下。這裡有一張毛氈,請你們把身上的裝飾品完全除下來放在上面,我們出家後用不著這些東西,就把這些東西贈送給優波離吧!」

  阿那律的話,大家都非常贊成,他們立刻把上衣珠寶都脫下來送給優波離,並且叫他返回迦毘羅衛城,而他們都去找佛陀了。

  優波離此刻本想回王城去的,但他忽然轉念想道:「現在如果我接受這些珠寶衣服回去王城的話,老王和釋迦族中的王公大臣,一定會怪我讓王子們出家而殺我,那麼,我怎麼能輕易的回去呢?而且,如此尊貴的王子都能捨棄世間的榮華而出家,何況像我這下賤的人,對世間還有什麼可留戀呢?我應該也去找佛陀出家!」

  優波離這麼想後,下定決心,如同被磁石吸引的鐵一般,沒有絲毫猶豫,將珠寶衣服掛在樹上,任過路的人去拿,他要去出家!
  他走了一程,想起他的出身,心裏忽然又悲哀起來,他坐在路邊流淚自語道:

  「我怎麼有資格出家呢?他們都是王子,我是奴隸的身分,我怎能和王子一樣的去出家呢?」

  他怨嘆世間的不平等,怨恨自己的命運不幸,正哭得傷心時,忽然耳邊有人問道:

  「你為什麼哭得這麼傷心?」

  優波離抬頭一看,見是舍利弗尊者,他揩拭一下眼淚,跪在舍利弗的面前問道:

  「尊者!您是佛陀的大弟子,您隨佛陀回宮的時候,我就知道您,請問您,像我這首陀羅身分的人,不知可不可以做佛陀出家的弟子?我這樣的妄想真是太大了。」

  舍利弗問道:

  「你叫什麼名字?」

  「我叫優波離!」

  舍利弗記起佛陀以前剃髮時,有一個理髮師青年曾入過四禪,想就是此人,當即說道:

  「佛陀的教法,是自由平等慈悲的,不論智慧的有否,不分職業的高低,只要能遵守清淨的戒律,是誰都可以做佛陀的弟子,是誰都可以出家,是誰都可以證得無上的正覺。你跟我來,佛陀一定很歡喜的允許你出家,允許你做他的弟子。」

  優波離很歡喜,跟在舍利弗的身後去見佛陀,佛陀很歡喜的為他剃度,為他授具足戒。「百川河水,同流入海;四姓出家,同一釋姓。」這是佛陀在法制上規定的精神,現在能由優波離的出家而實現佛陀的理想。

  佛陀嘉許優波離說道:

  「你很有善根,我知道你將來一定能宣揚我的正法。在你來此以前,跋提王子等已先來此要求剃度出家,我雖然已允許他們做我的弟子,但他們要經過七日的修行,等他們忘記王子的身分,真正知道是我的弟子時,我才允許他們剃度,他們才會有禮貌和你見面。」

  優波離感淚涕零,他過去雖然替佛陀理過髮,但想不到佛陀是這麼慈悲,他發願今後要好好做佛陀的弟子,好好的跟隨佛陀學習。
  經過七日,佛陀叫出跋提王子等七人和大家見面,在眾多師兄弟之中,他們意外的見到優波離的比丘相,大家都很驚奇,都躊躇不知如何對優波離招呼才好。

  佛陀威嚴的對他們七人說道:

  「你們躊躇什麼呢?出家學道之法,首先就是要降伏憍慢之心,我先許可優波離出家,他先受戒,你們應該向他頂禮才是!」

  跋提王子等七人,聽聞佛陀說法後,都很虛心的向優波離頂禮,他們都覺得此刻出家的信心大為增強。相反的,這麼一來,優波離倒反而感到拘束不安。

  佛陀對他說道:

  「你應該以兄長的身分對待他們。」

  優波離像平步青雲,感動得只是向佛陀頂禮。

  一個被人認為下賤的傭人,出家後的名次在他過去服侍過的王子之前,在法上能受到和諸王子同等的待遇,在當時階級懸殊的印度社會,這是破天荒的事情。

  優波離的出家,使佛陀制定的法制逐漸實現,在社會上儘管階級懸殊,在佛法僧的教團裏,卻沒有四姓的分別,優波離後來的成就,也沒有辜負佛陀准許他出家的恩惠!

3.- AI XUẤT GIA TRƯỚC LÀ SƯ HUYNH:

Trong chuyến hồi hương lần đầu tiên đó của Phật, cả hoàng cung và khắp kinh thành Ca Tì La Vệ đã được thấm nhuần mưa pháp. 

Cũng như hạt giống đã được gieo xuống đất rồi đâm rễ nẩy mầm, các vị vương tử trong dòng họ Thích Ca, sau khi nghe Phật nói pháp, đều muốn theo Phật xuất gia. 

Bấy giờ có bảy vị vương tử (trong đó có Bạt Đề, A Nan và A Na Luật), người thì được cha mẹ chấp thuận, người thì không, cùng rủ nhau đến vườn Ni Câu Đà (Nyagroda - Nigrodha) tìm Phật. 

(Theo Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh, bảy vị vương tử đó là Nan Đà, A Na Luật, Bạt Đề, Đề Bà Đạt Đa, A Nan, Kìm Tì La và Bà Cữu. Riêng Nan Đà thì theo Phật tới vườn Ni Câu Đà xuất gia trước; sáu vị còn lại, sau đó một tháng, mới tìm tới chỗ Phật đang hành hóa ở phía Bắc vương quốc Mạt La, sát biên giới phía Nam của vương quốc Thích Ca, chứ không phải ở vườn Ni Câu Đà; vì Ni Câu Đà thuộc kinh thành Ca Tì La Vệ của vương quốc Thích Ca. - Chú thích của người dịch). 

Muốn xuất gia thì phải cạo tóc, bởi vậy họ đã phải lén dắt Ưu Ba Li đi theo.

Dưới một bóng cây, lúc đang cạo tóc cho vương tử Bạt Đề, thì nước mắt của Ưu Ba Li bỗng nhiên chảy ràn rụa. A Na Luật thấy thế thì vặn hỏi:

- Ngươi thấy anh em ta đi xuất gia thì vui mừng mới phải, tại sao ngươi lại khóc?

Ưu Ba Li khép nép thưa:

- Thưa vương tử, xin tha thứ cho con tội vô lễ! Bởi vì vương tử Bạt Đề đã từng đối xử với con rất tốt. Nay quí vương tử đều đi xuất gia rồi sau này quí vương tử sẽ vân du bốn phương, lúc đó con biết tìm quí vương tử ở đâu! Cứ nghĩ đến điều này là con muốn khóc, xin vương tử thương mà đừng trách mắng con.

A Na Luật an ủi:

- Ngươi đừng buồn nữa, anh em ta sẽ giúp đỡ cho ngươi có được cuộc sống khá giả.

A Na Luật quay lại nói với các vị vương tử khác:

- Này chư huynh đệ! Ưu Ba Li hầu hạ anh em chúng ta đã lâu, rất siêng năng và trung thành. Nay anh em chúng ta đều đi xuất gia thì trước hãy giúp đỡ cho anh ấy có một cuộc sống khá giả về sau. Tôi xin đề nghị: Sau khi xuất gia rồi thì chúng ta đâu có dùng tới đồ trang sức nữa nữa. Vậy tôi trải tấm giạ ra đây, xin quí huynh hãy cởi tất cả đồ trang sức bỏ xuống đây để tặng cho anh ấy làm vốn sinh nhai!

Các vị vương tử vui vẻ tán thành lời đề nghị của A Na Luật. Họ cởi tất cả hoàng bào cùng vòng ngọc châu báu đang đeo trên người, đem biếu hết cho Ưu Ba Li, và bảo chàng hãy trở về lại thành Ca Tì La Vệ sinh sống, rồi cùng nhau nhắm nơi cư trú của Phật mà bước đi ...

Ưu Ba Li vừa muốn quay về lại kinh thành thì bỗng chuyển niệm. 

Chàng nghĩ: “Bây giờ nếu mình mang hoàng bào cùng châu ngọc này trở về thì chắc chắn là phải bị vua cùng các vương công đại thần trong hoàng tộc trị tội. Vả lại, các vị vương tử tôn quí là thế, mà dám từ bỏ tất cả vinh hoa phú quí của thế gian để đi xuất gia, huống nữa là một kẻ hạ tiện như mình, không có gì cả trên thế gian này thì lấy gì để lưu luyến! Vậy thì mình cũng nên đi tìm Phật để xin xuất gia! ...”

Suy nghĩ như vậy rồi, không còn chút do dự, Ưu Ba Li quyết định thi hành ý định. Chàng liền đem đống hoàng bào và các thứ châu ngọc treo lên cành cây, rồi bước theo con đường các vương tử đã đi khi nãy ...

Đi một chặng đưòng, bỗng nhiên nhớ lại thân phận mình, chàng lại tủi thân, buồn khổ. Không cầm được nước mắt, chàng liền ngồi xuống bên đường vừa khóc vừa than: 

“Mình làm sao có đủ tư cách để xuất gia! Các vị kia đều là vương tử, còn mình thì chỉ là kẻ nô bộc, làm sao dám sánh ngang với họ!” 

Rồi chàng oán than nào là thế gian không bình đẳng, nào là phần số bất hạnh của chính bản thân mình ... Bỗng đâu có tiếng người hỏi bên tai:

- Anh làm sao mà khóc than não nuột như thế?

Chàng quay đầu nhìn lại thì hóa ra là tôn giả Xá Lợi Phất. Chàng vội vàng lau nước mắt, quì trước tôn giả trần tình:

- Bạch đại đức! Đại đức là vị đệ tử lớn của Phật. Con biết đại được từ khi đại đức theo Phật về hoàng cung. Nay con có một chuyện xin thỉnh ý đại đức. Một người thuộc chủng tộc Thủ đà la như con, nếu muốn theo Phật xuất gia có được không, hay đó chỉ là vọng tưởng xa vời?

- Tên anh là gì?

- Thưa con tên là Ưu Ba Li.

Tôn giả Xá Lợi Phất liền nhớ lại thời gian vừa qua ở hoàng cung, có một thanh niên đứng cạo tóc cho Phật mà nhập đến Tứ thiền, chắc hẳn là người này đây; bèn khai thị:

- Giáo pháp của Phật là giáo pháp tự do, bình đẳng và từ bi. Bất luận là ai, dù có trí tuệ hay không, dù nghề nghiệp và địa vị cao hay thấp, chỉ cần giữ gìn giới luật thanh tịnh là đều có thể trở thành đệ tử của Phật, đều có thể xuất gia và đều có thể chứng quả vô thượng chánh giác. Anh hãy đi theo tôi đến bái kiến Phật. Nhất định Ngài sẽ hoan hỉ chấp nhận cho anh xuất gia làm đệ tử của Ngài.

Ưu Ba Li sung sướng, tức khắc theo tôn giả Xá Lợi Phất đi bái kiến Phật. Phật cũng rất hoan hỉ, đích thân xuống tóc và thọ giới cho chàng. Sau đó Ngài dạy:

- Này Ưu Ba Li! Thầy đã có rất nhiều căn lành, trong tương lai nhất định thầy sẽ có đầy đủ khả năng tuyên dương Phật pháp. Khi thầy chưa đến đây thì nhóm các vương tử Bạt Đề đã đến trước rồi, cũng để xin xuất gia; tuy nhiên, Như Lai chỉ mới mới chấp thuận trên nguyên tắc. Họ còn phải tĩnh cư tu tập trong bảy ngày để hoàn toàn quên đi cái thân phận vương tử của họ, sau đó mới được chính thức xuất gia và được cùng thầy tương kiến.

Ưu Ba Li cảm kích cùng cực. Lúc trước đã từng cạo tóc cho Phật, nhưng tôn giả đâu có tưởng tượng nổi là Phật từ bi đến độ ấy! Cho nên tôn giả thầm nguyện là phải hết lòng theo Phật tu tập, làm sao để trở thành là một người đệ tử thật xứng đáng của Người.

Bảy ngày tĩnh cư của nhóm vương tử Bạt Đề đã mãn, Phật gọi ra để cùng đại chúng diện kiến. Đứng trước đại chúng, họ bỗng ngỡ ngàng trông thấy tì kheo Ưu Ba Li! Họ cảm thấy thật là lúng túng, không biết nên xưng hô thế nào với Ưu Ba Li cho phải đây! Phật hiểu được tâm ý họ, liền uy nghiêm bảo:

- Các ông còn trù trừ gì nữ? Phàm xuất gia học đạo thì trước hết là phải diệt trừ cái tâm kiêu mạn. Ưu Ba Li nay đã xuất gia, đã thọ giới và trở thành một vị tì kheo rồi, thì các ông nên đảnh lễ cho đúng pháp.

Bảy vị vương tử nghe Phật dạy thế, liền đem tâm chân thành hướng về tôn giả Ưu Ba Li đảnh lễ; và sự kiện này lại làm cho lòng tin của họ nơi Phật pháp càng thêm vững chắc; trong khi đó thì Ưu Ba Li lại cảm thấy áy náy không yên. Phật thấy rõ được tâm trạng ấy, bèn dạy:

- Từ nay, thầy hãy lấy tư cách của một vị sư huynh mà đối xử với họ!

Sự kiện Ưu Ba Li xuất gia đã khiến cho pháp chế của Phật trở thành hiện thực. Pháp chế ấy được đặt trên tinh thần “Nước trăm sông đều chảy về biển; người ở bốn giai cấp đều được xuất gia và cùng chung một họ Thích Ca”. 

Ở xã hội thì sự phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt, nhưng trong giáo đoàn của Phật thì sự phân biệt ấy đã bị đánh tan; và đó cũng là sự việc xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ.

一段本生譚


  就在優波離出家的那年夏天,僧團內舉行安居的時候,優波離因精進修道而開悟了,因此,他自然的成為教團中的上首,受出家在家二眾的尊敬,當然,因為這個事實,使很多人驚奇,一個首陀羅賤族的人,他的根機是這麼敏銳,這不只是首陀羅族之光,而且也是佛教的平等之光。

  佛陀為此,特別敘述了一段優波離的本生譚:

  「過去,有兩個人,他們是朋友,都生在貧窮的家庭,不過,他們雖然貧窮,但沒有忘記布施行善,以這樣的功德因緣,後來再生的時候,一個做了國王,名叫梵德;一個生在有崇高名聞的婆羅門家,名叫優婆伽,優婆伽娶了一個年輕美貌的妻子,非常愛她。有一天,大概因為優婆伽對別的女子表示親切的態度被他太太看到,所以她很不高興,開始嫌惡起丈夫來,起初幾天是大哭大鬧,後來就終日不和優婆伽講話。

  「心愛的妻子,她的疑心妒心是這麼重,優婆伽沒有辦法可想,只有悶悶不樂。春日花開,夏天炎熱,就是在夫妻不講話的這年春夏之間,妻子忽然對丈夫說道:

  『請你今天到街上去買些鮮花回來,裝飾裝飾我們的房子!』

  「多情的丈夫,聽到妻子的話,非常歡喜,隨即到市場裏買花,歸途中,正值火傘似的太陽照著大地的時候,因為重新獲得妻子的愛情,而充滿喜悅心情的優婆伽,在路上不禁就大聲唱起戀歌來。

  「這時,梵德王正在王宮的樓閣上眺望風景的時候,優婆伽從王宮的城牆下經過,歌聲傳進梵德王的耳中,他聽了以後,覺得奇怪,心想:看他的裝束,是一個婆羅門身分的人,在這樣大炎熱天能悠然的唱著戀歌走路,他一定是很樂觀的人。國王一時的好奇心,就派人去把優婆伽叫來,兩人一談,國王大喜,願將很高的官位送給優婆伽,從此非常寵愛他。

  「優婆伽受梵德王的信任,權威一天大似一天,到後來,人民有的只知道有優婆伽,而不知道有梵德王。優婆伽並不就此滿足,他竟想在梵德王睡午覺的時候,把他刺死,自立為王,當他有了這樣企圖的時候,有一天終於自己反省覺悟,深深的感到名位權欲的可怕,他把自己的惡念完全坦白的告訴梵德王,梵德王仍嘉許他的忠實,但優婆伽願捨棄權柄,懺悔出家,他修行不久,就證得神通!

  「在這時,王宮中有位理髮師,名叫恆伽波羅,聽到梵德王讚歎優婆伽的出家,生起隨喜的心,他也發願出家,做了優婆伽的弟子,一心修道,終於同樣的獲得神通!

  「優婆伽和恆伽波羅,同樣有了神通,同樣都是聖者,所以當有一天梵德王到高山森林裏供養優婆伽的時候,他頂禮以後,心想,對聖者不可以過去的出身來衡量,因此就以身作則的自己先向優婆伽頂禮,然後又叫跟隨的數百大臣,也向恆伽波羅頂禮。

  「出身下賤的恆伽波羅,由於法的威力,能使國王向他跪拜。

  「以上雖然是過去古佛時的往事,但法是永久不變的,在佛法裏無論誰的出身怎樣,這不是問題,開悟證果的人就應該受人尊敬,而證悟又是不分階級的!」

  佛陀說到這裏,鄭重的告訴大家:

  「當時的優婆伽,就是我身;理髮師恆伽波羅,也就是現在的優波離!」

  像這樣單調的本生譚的故事,若是仔細的吟味,就知道他暗示的含義。為了權欲,生起殺害的心,當佛陀因中修行時也起過這種念頭,首陀羅族的賤民優波離,現在開悟證果,成為教團的上首,受大家的恭敬,這並不是首次,在過去世,他就有這樣的本因。

  佛陀像這樣的說法,才能讓今人對優波離的疑念完全消除!

(http://www.rinku.zaq.ne.jp/kazu_san/200912100004.jpg)

4.- TRONG MỘT KIẾP TRƯỚC:

Ngay trong mùa an cư năm ấy, vì rất tinh tấn trong công phu tu học, tôn giả đã đạt được quả vị giác ngộ, nghiễm nhiên trở thành một vị thượng thủ trong giáo đoàn, được cả hai giới xuất gia cũng như tại gia đều tôn kính. Sự việc đó đã làm cho mọi người kinh ngạc.

 Một người vốn thuộc chủng tộc Thủ đà la hạ tiện, mà căn cơ lại mẫn tuệ đến thế! Tôn giả không những đã chứng tỏ được cái khả năng phi phàm của chủng tộc Thủ đà la mà còn làm nổi bật ánh sáng bình đẳng của đạo Phật nữa. 

Nhân đây, Phật đã thuật lại một tiền kiếp của tôn giả như sau:

“Thuở trước có hai người nghèo khổ, cùng kết bạn với nhau. Tuy là nhà nghèo, nhưng cả hai cùng có tâm nguyện chuyên bố thí và làm việc từ thiện giúp người.

 Do công đức ấy mà trong kiếp sau đó, một người được sinh làm quốc vương, tên là Phạm Đức; còn người kia, sinh vào trong một gia đình Bà la môn tiếng tăm lừng lẫy, được mọi người sùng kính, tên là Ưu Bà Già. 

Lớn lên, Ưu Bà Già lập gia đình với một cô gái rất xinh đẹp. Chàng yêu vợ rất nhiều. Một ngày kia, vì trông thấy chàng tỏ thái độ thân mật với một cô gái khác, người vợ liền nổi cơn ghen. Liên tiếp mấy ngày đầu nàng còn than khóc, nhưng sau đó thì suốt ngày không thèm nói chuyện với chàng nữa. Người có tâm nghi kị và ghen tương nặng nề kia lại chính là người vợ mà chàng yêu thưong rất mực, bởi vậy mà Ưu Bà Già không biết phải xử trí ra sao, đành một mình âm thầm buồn khổ! Tình cảnh ấy kéo dài đến nửa năm, từ đầu xuân cho đến cuối hạ. Bỗng một hôm, vợ chàng ôn tồn lên tiếng:

- Hôm nay xin chàng xuống chợ mua ít hoa tươi về trang trí cho phòng ngủ của chúng ta!

Thốt nhiên nghe vợ mở lời, người chồng nặng tình kia cảm thấy vui mừng khôn tả. Chàng chạy ngay xuống chợ mua hoa. Trên đường về nhà, gặp lúc trời nắng như thiêu đốt, nhưng vì lòng đang tràn trề niềm sung sướng được vợ yêu thương, không ngăn được cao hứng, chàng cất tiếng hát vang theo nhịp chân bước. 

Đúng vào lúc ấy, vua Phạm Đức đang đứng trên lầu hoàng cung nhìn xem phong cảnh bốn phương. Ưu Bà Già đang đi qua dưới chân hoàng thành, và tiếng hát của chàng đã đập vào tai nhà vua. Vua rất lấy làm lạ, nghĩ rằng xem cách ăn mặc thì hắn đúng là một người Bà la môn, nhưng giữa lúc trời nắng gắt thế này mà vừa đi vừa ca hát hớn hở như thế kia thì chắc hẳn là hắn đang có niềm vui gì lớn lao lắm!

 Nghĩ vậy, nhà vua liền cho gọi Ưu Bà Già bệ kiến, Khi đã biết rõ được tâm trạng chàng, nhà vua cũng vui lắm, phong cho chàng một chức quan rất cao, và rất sủng ái chàng.

Ưu Bà Già được vua hết sức tín nhiệm, cho nên quyền uy của chàng một ngày một lớn; đến nỗi về sau, nhân dân chỉ biết có chàng mà không còn biết đến vua nữa, nhưng Ưu Bà Già vẫn chưa cho thế là đủ, còn có ý giết vua để tiếm ngôi. 

Trong khi đang chờ cơ hội thuận tiện để thực hiện ý đồ, thì một hôm chàng bỗng giật mình tỉnh ngộ; vì cảm thấy một cách rất sâu sắc rằng, danh vị và quyền lực thật là đáng sợ! 

Chàng liền đem hết ý đồ xấu xa của chàng tâu thật cho nhà vua Phạm Đức nghe. Nhà vua lại càng quí mến sự trung thực của chàng; muốn gia ân cho, nhưng chàng đã quyết từ bỏ mọi quyền bính, sám hối tội lỗi, xuất gia tu hành, và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Ưu Bà Già đã chứng được thần thông.


Lúc bấy giờ, trong hoàng cung có một người thợ cạo tên là Hằng Già Ba La. Khi nghe vua Phạm Đức khen ngợi về sự xuất gia của Ưu Bà Già, ông cũng thấy vui mừng, bèn phát tâm xuất gia, xin làm đệ tử của Ưu Bà Già, vì quyết tâm tu hành, sau ông cũng chứng quả và được thần thông như thầy mình là Ưu Bà Già.

Một ngày nọ, vua Phạm Đức lên núi cúng dường Ưu Bà Già. Sau khi đảnh lễ cúng dường, nhà vua quán niệm rằng, đối với người đã chứng quả thánh rồi thì ta không nên để tâm đến chỗ xuất thân ngày xưa của họ. Quán niệm như vậy xong nhà vua liền tự mình đến đảnh lễ Hằng Già Ba La; và sau đó lại khuyến khích các quan viên tùy tùng cùng đến đảnh lễ Hằng Già Ba La”.

Và Phật kết luận: “Người được gọi là Ưu Bà Gìa trong câu chuyện chính là tiền thân của Như Lai; còn người thợ cạo Hằng Già Ba La kia chính là Ưu Ba Li ngày nay”.

Hằng Già Ba La tuy xuất thân ở làng hạ tiện, nhưng do uy lực của Phật pháp mà ông được quốc vương tôn kính, lễ bái.

 Câu chuyện trên tuy là một câu chuyện cổ của thời quá khứ xa xưa, nhưng nó cho chúng ta thấy rằng, bản chất của Phật pháp quả là không thời nào thay đổi. 

Trong Phật pháp, nơi xuất thân của mọi người không được đặt thành vấn đề; bất cứ ai đạt được quả vị giác ngộ thì đều được mọi người tôn kính.

 Không có sự phân biệt giai cấp nào trong đạo quả giác ngộ. 

Câu chuyện trên còn cho chúng ta hấy rõ hai sự việc quan trọng: 

-Thứ nhất, người ham mê quyền lực thì rất dễ sinh tâm giết hại người khác - ngay như Phật, trong những tiền kiếp tu nhân, vẫn không tránh khỏi lỗi lầm đó; 

-thứ nhì, tôn giả Ưu Ba Li vốn xuất thân từ hàng tiện dân, nhưng đã tu tập và chứng quả, trở thành một trong những vị thượng thủ của giáo đoàn, việc đó không phải là lần đầu tiên xảy ra, nhưng trong những tiền kiếp tu nhân, tôn giả cũng đã từng như thế. 

Cho nên, khi Phật kể câu chuyện ấy xong thì những mối nghi hoặc trong đại chúng về Ưu Ba Li đều được giải tỏa.

行化中的遭遇


  優波離證悟以後,因其個性拘謹,對於生活上最注重行住坐臥的威儀,佛陀所制定的戒條,他都能一一遵守,從不毀犯,不久,在同學比丘中,他就被大家一致公推為持戒第一!

  說起持戒,真實發心修道的人,對嚴持戒律的長老,當然歡喜恭敬供養,但那些不守規矩不持戒的人,就不會喜歡持戒的人,這是很自然的事。

  因此,優波離在僧團中,有些人對他不歡迎,甚至也有批評他的人!

  一個持戒的比丘,住在家中,恭敬他的人,自會跑上門來,若是出外遊化,不一定會受各地僧俗的歡迎。

  有一次,優波離和一些持戒如法比丘到各處去行腳弘化,他們發揚持戒精神,對於訶責羯摩、驅出羯摩、依止羯摩、舉罪羯摩等的懺悔法,經常舉行,有一些比丘聽到優波離來,就非常不歡喜,他們商量說:

  「現在優波離持戒比丘將要到來,他來了以後,一定會教誡我們什麼應作,什麼不應作,反而增加我們的疑悔,我們應該設去阻止,使他不要來!」

  「當他來時,我們可以把門戶關起來,把臥具掛在門口,不理睬他!」

  「當他來時,我們可以到別處去!」

  優波離在各地,經常遇到這樣的情形,因此他決心不要到外面弘化,但佛陀又常常鼓勵他。

  尤其有一次,有一位偷蘭難陀比丘尼,竟然當面罵優波離道:

  「這不是真修道的人,專門喜歡興風作浪,為什麼要常常請問佛陀,這是二部僧持,那是一部僧持,此項應作,彼項不應作,使我們生活增加不少困難和苦惱!」

  遇到這樣的情形,優波離總是行忍辱不睬他,一個持戒比丘,有真信仰的人,總是恭敬;表面上修行的人,總不歡迎。

  佛陀很關心優波離,有些從各方遊化回來的比丘,佛陀見到時就會問他:

  「你有見到優波離比丘嗎?」

  「佛陀!我見到了,他正在各處弘化!」

  「他行腳的地方,大家很恭敬供養他嗎?」

  「佛陀!有些地方對優波離尊者的恭敬供養實嫌不足,在家信徒不知道他是持戒比丘,出家比丘總不願和他見面,甚至還有比丘起瞋罵他!」

  「這是為什麼呢?」佛陀懷疑的問。

  「因為和持戒比丘在一起,大家感到很多不便!」這位比丘誠實坦白的回答。

  佛陀聽後,很不高興,馬上召集諸比丘,說明戒的可尊可貴,持戒的人,就像一盞明燈,品行端正,身心清淨的人自然歡喜在光明之下,那些為非作歹的人,才不要光明,喜歡黑暗!

  佛陀又特地派人把那些對優波離無禮的比丘及瞋罵優波離的比丘尼找來,佛陀問道:

  「你們對優波離比丘拒絕歡迎,甚至對他避不見面,瞋怒惡口大罵,真有這樣的事嗎?」

  這一群比丘、比丘尼在佛陀之前不敢說謊,只得承認說道:

  「佛陀!是真的,我們確曾對優波離比丘無禮!」

  佛陀嚴肅的訶責道:

  「你們真是愚痴,不恭敬持戒比丘,,還有誰可恭敬?戒是汝等尊師,戒在則法住,你們不對持戒比丘恭敬,就證明你們有非法的企圖!」

  為了愛護持戒的優波離,佛陀非常不客氣的訶斥那些對優波離無禮的比丘及比丘尼,由此可知,優波離在佛陀心中,是占有如何重要的位置!



5.- NHỮNG CẢNH NGỘ OÁI ĂM TRÊN ĐƯỜNG HÀNH HÓA:

Sau khi chứng ngộ, với cá tính cẩn trọng cố hữu, Ưu Ba Li càng giữ gìn nghiêm mật tất cả những giới điều Phật đã chế ra, mọi cử chỉ hành vi trong các sinh hoạt đi đứng nằm ngồi hằng ngày đều theo đúng oai nghi tế hạnh. 

Bởi vậy, chẳng bao lâu tôn giả đã được đại chúng tôn xưng là vị thượng thủ giữ gìn giới luật bậc nhất của giáo đoàn. Những ai có tâm tu hành chân chính đều tỏ lòng hoan hỉ và cung kính đối với tôn giả. T

uy nhiên, trong giáo đoàn vẫn có những vị sống buông thả, không theo qui củ, không giữ gìn giới hạnh, cho nên không thích gần những người chuyên tâm giữ giới như tôn giả. 

Đó cũng là lẽ đương nhiên. Những người này đã không có thiện cảm với tôn giả, lại đôi khi còn nói những điều không tốt cho tôn giả!


Một vị tì kheo có giới hạnh, khi lưu trú tại tu viện thì được những người ngưỡng mộ đến tận cửa cúng dường; nhưng khi vị ấy đi du phương hành hóa thì không chắc chắn là sẽ được mọi giới tăng cũng như tục hoan nghênh. 

Một lần nọ, tôn giả và một nhóm quí vị tì kheo có giới hạnh khác cùng lên đường đi các nơi hằng hóa. Để phát huy tinh thần tuân thủ giới luật, họ thường cử hành đúng đắn các phép yết ma sám hối như yết ma quở trách, yết ma tẩn xuất, yết ma y chỉ v.v... 

Nhưng có một số vị tì kheo nghe tin Ưu Ba Li sắp đến thì trong lòng không thích. Họ cùng nhau bàn bạc. Một vị nói:

- Khi lão tì kheo Ưu Ba Li đến đây thì chỉ có việc là bắt chúng ta phải làm như thế này, không được làm như thế kia, sẽ làm chúng ta bực mình lắm. Chi bằng hãy tìm cách ngăn chận, không để cho lão ta đến thì hơn.

Một vị khác đề nghị:

- Khi nào lão ấy đến, chúng ta hãy đóng chặt cửa ngõ lại, lấy ngọa cụ treo ngoài cửa, đừng ngó ngàng gì tới lão.

- Hay là, khi nào lão ấy tới thì chúng ta bỏ đi nơi khác quách!

Tôn giả đã vài lần gặp phải hoàn cảnh như vậy, cho nên cũng có lúc nghĩ lại, không muốn đi du phương bố giáo nữa; nhưng Phật thì vẫn khuyến khích tôn giả hoài.

Rồi một lần, một vị tì kheo tên là Du Lan Nan Đà, bỗng nhiên đến mắng ngay mặt tôn giả:

- Ông không phải là người chân tu! Sao ông cứ hay gây sóng gió quá vậy! Lúc nào cũng theo bên Phật để bày vẽ nhiều chuyện nọ kia, khi thì “đây là hai bộ tăng phải giữ gìn, kia là một bộ tăng phải giữ gìn”; lúc thì “điều này nên làm, điều kia không nên làm”, làm cho cuộc sống của chúng tôi càng thêm phiền phức, khó khăn!


Gặp những trường hợp như vậy, tôn giả chỉ biết nhẫn nhục mà không hề đối đáp lại. Những người có lòng tin chân chính và có tâm thành giữ giới thì luôn luôn tôn kính tôn giả; trái lại, những người tu hành không chân thật thì không ưa tôn giả. Bởi vậy, Phật lúc nào cũng rất quan tâm đến tôn giả. Có lần Phật hỏi thăm một vị tì kheo vừa đi hoằng hóa ở phương xa mới về:

- Thầy có trông thấy Ưu Ba Li không?

- Bạch Thế Tôn! Con có thấy sư huynh Ưu Ba Li đang đi các nơi để hoằng hóa.

- Tại các nơi ấy, Ưu Ba Li có được mọi người cung kính cúng dường không?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy ở một vài nơi người đối với sư huynh con không được nhiệt tình lắm. Các tín đồ tại gia thì chưa từng biết sư huynh con là người giữ gìn giới hạnh nghiêm túc, còn chư vị xuất gia thì không muốn thấy mặt sư huynh con; thậm chí một số vị trong hàng ni chúng còn oán hận và mắng mỏ sư huynh con.

Phật lo ngại hỏi:

- Vì sao thế nhỉ?

Vị tì kheo cứ tình thực trả lời:

- Tại vì họ cảm thấy, sinh hoạt chung với một vị giữ giới quá nghiêm túc thì không thoải mái tí nào!


Phật nghe thấy thế thì không vui, liền cho triệu tập đại chúng để giảng giải về sự tôn quí của giới luật. 

Phật dạy, người nghiêm trì giới luật giống như ngọn đèn sáng tỏ; ai có phẩm hạnh đoan trang, thân tâm thanh tịnh thì đều thích ở chỗ sáng sủa, còn ai có điều gì ám muội thì rất sợ ánh sáng mà chỉ thích nơi tối tăm.

Phật cũng cho mời quí vị tì kheo và tì kheo ni đã từng đối xử không tốt với Ưu Ba Li đến, và hỏi họ:

- Quí vị đã từng không chịu đón tiếp, muốn lánh mặt, thậm chí còn oán hận mắng mỏ đại đức Ưu Ba Li phải không?

Trước mặt Phật, họ không dám chối cãi, đành phải thú thật:

- Bạch Thế Tôn! Thật có như vậy. Chúng con đã từng cư xử vô lễ như thế đối với sư huynh của chúng con.

Phật nghiêm khắc quở trách:

- Quí vị như thế là thiếu hiểu biết. Nếu không kính trọng những vị tì kheo giữ giới thì kính trọng ai! Giới luật chính là bậc thầy cao cả của quí vị. Giới luật còn được tôn trọng thì Phật pháp còn trụ thế. Nếu quí vị không tôn kính những vị giữ giới, thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng quí vị đang ấp ủ những ý tưởng sai traí đối với giáo pháp mà thôi.

Để bảo vệ một vị tì kheo giữ giới như Ưu Ba Li mà Phật phải khiển trách quí vị tì kheo và tì kheo ni kia một cách nặng nề như vậy, thì chúng ta thất đối với Phật, Ưu Ba Li có địa vị trọng yếu biết chừng nào!

奉派去息諍

  在僧團裏,依法修行證果的人很多,但犯戒的人也不少。像比丘中的迦留陀夷、提婆等,比丘尼中的修摩、婆頗、偷蘭難陀等,都是常常犯戒的,他們的惡行、惡名聲,常常讓佛陀煩心,佛陀總是勸大家以優波離持戒比丘為模範!

  僧團本來是清淨和合的,但惡性難改的比丘,有時非法起諍,你不讓我,我不讓你,影響大家的修行,也影響僧團的名譽,每當各地有僧眾間起諍事的時候,佛陀都要派一位上座長老前去調解糾紛,像這樣的人選,非但要德高望重,而且更要能明辨是非,主持公道的才行,各處的諍事,每次佛陀都是命優波離前往調解。拘眼彌國的諍事,沙祇園的諍事,優波離都曾做過和平使者,像和暖的春陽,他的光芒所照之處,那凝結的冰塊,自然就會溶解。

  優波離跟隨佛陀,經常住在舍衛城的時候多,舍衛城的比丘很和合,因為大家常常親近佛陀的關係,一師一道,水乳交融,從來就不曾有過芝麻綠豆大的不愉快事情發生,優波離了解佛陀的心意,每當他奉命去息諍的時候,他有個原則:「彼處諍事彼處斷」,他不把共諍的話拿來這邊說,他不把起諍的人帶到這邊來,那裏的是非那裏了,他不會擴大諍事,他把諍的結解開,不留下痕跡!

  像這樣的和事佬,真不愧是持戒的比丘,不愧是教團上首的長老!

  曾經有一次,正是安居的季節,佛陀派他到沙祇國息諍,優波離就推辭不去,佛陀問他道:

  「你為什麼不去呢?」

  優波離覺得這次諍事,非要佛陀前去調解不可,他不好這樣要求,只得藉故推辭道:

  「佛陀!我的袈裟僧伽黎很重,假若路上遇到雨,一時不易乾,再帶一件放在身邊,在安居期中,這又不合戒法,請佛陀慈悲,這次不叫我去好嗎?」

  佛陀聽後,思索了一下,他希望優波離先去調查一下,所以就再問道:

  「你此去要幾天才可以往還?」

  「佛陀!如果是非要我去不可的話,從舍衛城到沙祇國要兩天時間,在那邊要停留兩天時間,回來也要兩天時間,總計要六天時間才可往還一次!」

  佛陀聽後,點點頭,說道:

  「從今以後,夏安居期中,比丘留衣二件以內,可以六天為限!」

  為了要優波離去調查諍事,寧可將已制定了的戒條重新修改,這不是以法來遷就人,而是在法上優波離是如何的重要!

  佛陀派優波離調查諍事,息滅諍事,而且好諍的比丘,佛陀總是叫優波離為他們作懺悔羯摩,優波離在事先總是鄭重的告訴大家:
  「諸位大德!奉佛陀的慈命,要我為你們好諍者作種種羯摩,治擯汝等,到時候請你們不要怪我,不要心裏不喜歡!」

  有些比丘聽到優波離這有權威的聲音,不敢再住在那裏,寧可他去,不再相諍,也不願給執法如山的優波離作嚴厲的羯摩,因此,一場諍事,往往化之於無形,這真是一位善於息諍的和平長老!



6.- SỨ MẠNG HÒA GIẢI:

Trong tăng đoàn, người tu hành chứng quả cũng đông, mà kẻ buông lung phạm giới cũng không phải là ít. Những vị tì kheo như Ca Lưu Đà Di, Đề Bà, v.v... và những vị tì kheo ni như Tu Ma, Bà Phả, Du Lan Nan Đà v.v... đều rất thường phạm giới, Những hành vi và tai tiếng không tốt của họ đã gây cho Phật nhiều ưu phiền. Bởi vậy, Phật hay nhắc nhở đại chúng hãy lấy cái hạnh giữ giới của tôn giả Ưu Ba Li làm mẫu mực hành trì.

Tăng đoàn vốn thanh tịnh và hòa hợp. Nhưng cũng có một số vị tính tình xấu xa khó mà sửa đổi, hay tranh chấp phải trái, không nhường nhịn nhau, vừa ảnh hưởng không tốt đến sự tu hành của đại chúng, vừa làm mất danh dự của tăng đoàn. 

Mỗi khi có sự tranh chấp giữa các vị tì kheo ở tại một địa phương nào. Phật đều phái một vị thượng thủ đến để hòa giải. Vị được phái đi, không những là bậc đạo cao đức trọng, mà còn có khả năng xét đoán phải trái để cho sự dàn xếp lúc nào cũng được công minh. Và hầu hết các công việc hòa giải này, Phật đều giao cho Ưu Ba Li đảm trách - điển hình là những vụ tranh cãi ở các xứ Câu Diễm Di, Sa Kì v.v... 

Tôn giả đã trở thành một sứ giả của hòa giải, giống như nắng ấm mùa xuân, ánh sáng chiếu đến đâu thì băng tuyết tiêu tan đến đấy. 

Tôn giả luôn theo hầu bên Phật, nên rất thường ở tại Xá Vệ. Tăng chúng ở thành Xá Vệ rất hòa hợp, tại vì họ thường được kề cận bên Phật, một thầy một đạo, như nước hòa với sữa, ít khi có sự gì không vui xảy ra.
Tôn giả lại rất hiểu tâm ý của Phật. 

Mỗi khi vâng mệnh Phật đi giải quyết những tranh chấp, tôn giả đều thi hành theo một nguyên tắc: “Tranh chấp ở đâu thì chấm dứt ngay ở đó”. Theo nguyên tắc này, tôn giả không bao giờ đem người và sự việc tranh chấp ở chỗ này đi nói ở chỗ khác. 
Chuyện thị phi xảy ra ở đâu thì giải quyết ngay ở đó. 

Tôn giả cũng không bao giờ để cho các cuộc tranh chấp trở nên ồn ào, lớn rộng; khi những tranh chấp đã được chấm dứt thì các vết tích cũng nhất định không còn.

Nhưng có một lần nọ, đang trong mùa an cư, Phật sai tôn giả sang xứ Sa Kì để giúp giải quyết một vụ tranh chấp. Tôn giả đã từ thác không đi. Phật hỏi:

- Vì sao thầy không đi?

Tôn giả cảm thấy rằng, việc tranh chấp lần này, nếu Phật không thân hành đi giải quyết thì không thể chấm dứt được; nhưng tôn giả cũng không tiện thưa thẳng với Phật điều đó, đành cứ quanh co thoái thác:

- Bạch Thế Tôn! Chiếc y của con quá nặng, nếu giữa đường bị mưa ướt thì khó mà khô được; còn nếu mang theo thêm một chiếc nữa để phòng hờ thì lại không hợp với giới pháp, vì đang trong mùa an cư. Xin Thế Tôn từ bi, miễn cho con khỏi đi lần này!

Nghe vậy, Phật chỉ muốn tôn giả đi điều tra sự việc trước mà thôi, nên hỏi:

- Thầy chỉ đi vài ngày rồi trở về được không?

- Bạch Thế Tôn! Nếu quả thực con không đi không được, vì từ thành Xá Vệ đến Sa Kì phải mất hai ngày, ở lại đó hai ngày, và trở về hai ngày nữa, cả thảy phải mất sáu ngày con mới về đến đây.

Phật gật đầu bảo:

- Từ nay về sau, trong mùa an cư, tăng chúng được phép giữ trong người hai chiếc y trong thời gian sáu ngày, không phạm luật.


Vì muốn nhờ Ưu Ba Li đi điều tra việc tranh chấp mà Phật cho phép sửa đổi một giới điều đã ban hành. Đó chẳng phải là đem giới pháp chiều người, nhưng vì tôn giả là người vô cùng trọng yếu về mặt giới pháp. Phật phái tôn giả đi điều tra cuộc tranh chấp, lại còn thi hành phép yết ma sám hối đối với những vị tì kheo hay gây ra các cuộc tranh chấp. Trước khi làm phép yết ma, tôn giả trịnh trọng tuyên bố:

- Thưa chư vị đại đức! Vâng từ mệnh của đức Thế Tôn, tôi đến đây để làm các phép yết ma, trục xuất quí vị hay gây ra các cuộc tranh cãi trong đại chúng. Đến lúc đó, xin quí vị đừng buồn phiền và cũng không nên oán hận tôi.
Một số quí vị tì kheo khi nghe giọng nói đầy quyền uy của tôn giả thì không dám ở lại đó nữa. Thà đi nơi khác chứ không dám ở đó cãi nhau, cũng không dám để cho vị chấp pháp uy nghiêm như núi kia làm phép yết ma. Nhân đó, cả một cuộc tranh cãi gay go, lớn lao trước đó, giờ liền tan biến, không còn gì nữa. Tôn giả đúng là một sứ giả của hòa bình, thật khéo léo trong việc chấm dứt các cuộc tranh chấp.

向佛陀問戒


  在僧團中有著這麼重要地位的優波離,而且被公認為是持戒第一的尊者,關於戒法,他經常向佛陀請示討論,這在藏經的律部裏隨處可見,因為那都是片斷的,或者都是枯燥的戒條,我們很難用故事的體裁把它寫出,現在只能搜集一二,加以敘述,以此可去推想一斑。

  在迦毘羅衛城的釋迦族,國中有一條法律規定,凡是釋迦族的女子,不可以嫁給別族,否則當治重罪。

  這時,有一個釋迦族的黑離車女,年紀輕輕的,正是所謂花容月貌的時候,很不幸的是丈夫死了,年輕的女子,一旦寡居,難度晨昏的寂寞,恰巧不少異族的青年向她追求,黑離車女有心答應,可是丈夫的弟弟從中作難,想占她為自己的妻子。

  是這位夫弟的品行不端,還是黑離車女的另有新歡,她再三不肯答應,夫弟非常氣憤,發誓說:

  「她大概另有私情,我一定要把她殺死!」

  夫弟在酒中放下藥料,黑離車女吃得爛醉如泥,夫弟就把她毆傷,向政府報告說:「這是我的妻子,她和外族青年私通!」

  黑離車女醒來,知道有口難辯,有了這樣的罪名,必被處死無疑,她就乘人不備的時候,逃向舍衛城而來。並且在舍衛城跟隨比丘尼出家。

  迦毘羅衛城釋迦族的政府,到處搜查黑離車女,都不知下落,後來聽到情報說黑離車女逃到舍衛城,他們即刻作書給波斯匿王道:

  「我國有一個罪女她犯了國法,聽說她現在已逃亡到貴國,希望貴國能將黑離車罪女送還我國,以後貴國如有犯罪的人逃亡至我國,我國亦當送回貴國辦理!」

  波斯匿王收到這封國書之後,就問左右道:

  「黑離車女真的逃來我國了嗎?」

  大臣們回答說:

  「啟稟大王!黑離車女確實已逃亡到我國,不過,她現已跟比丘尼出家。大王當初曾有禁令,若人犯比丘比丘尼,當治重罪,現在她已出家,無論誰也不敢去觸犯她,請問大王,這怎麼辦呢?」

  波斯匿王再三考慮以後,就作書回答說:

  「黑離車女確實已逃來我國,不過,她現在已經出家,不可追罪,若有餘事,敬如來示。」

  釋迦族的政府,接到這封回答,都憤憤不平,大家覺得,一個女人犯罪,都無法制裁,以後的國法還有什麼用呢?

  為了一個罪女的出家,使兩國種下恨因,優波離知道後,就把此事請問佛陀道:

  「佛陀!犯了國法的人,我們可以收她出家嗎?」

  佛陀回答道:

  「優波離!國法的合理不合理,那是人民與政府的事,假使犯了國法,在沒有宣判無罪前,僧團不可收她出家!」

  那位收黑離車女出家的比丘尼,被佛陀嚴厲的訶責一頓,這不是佛陀不慈悲,不救罪人,因為在清淨的僧團,若犯了戒律,還是要被擯棄出去;犯了國法,自應受國法制裁,佛法不能包庇罪人,為了健全僧團,為了使戒法不抵觸國法,優波離和佛陀才作了如上的問答。
 
 優波離有一次還問了佛陀一個有趣的問題:

  「佛陀!比丘和比丘尼可以為社會男女做媒嗎?」

  佛陀回答道:

  「優波離!若比丘、比丘尼持男意至女邊,持女意至男邊,乃至介紹,這就犯了僧伽婆尸沙,需要悔過。」

  「那麼,佛陀!僧團裏的比丘、比丘尼,對在家信徒的婚事,應該採取什麼態度才對呢?」

  「不要多管!如果是合法的,可於佛法僧三寶之前為其證明!」

  戒,就是防非止惡的意思,就是為了要規範身心的,而男女問題,是最易引起糾紛,最易給身心帶來煩惱與不安,所以持戒第一的優波離,向佛陀請示的戒律中,關於限制男女問題的為多。

7.- HỎI GIỚI PHÁP NƠI PHẬT:

Tôn giả Ưu Ba Li có địa vị trọng yếu trong tăng đoàn, lại được tôn xưng là người giữ gìn giới luật bậc nhất, là vì đối với những sự việc có liên quan đến giới luật, tôn giả thường hay trực tiếp gặp Phật để thỉnh ý và bàn thảo. 

Điều đó chúng ta có thể thấy ở phần “Luật Bộ” trong Kinh Tạng. Nhưng vì những sự kiện này đã được ghi lại một cách rải rác, hoặc giả chúng chỉ là những giới điều khô khan, khó có thể dùng thể truyện để diễn tả, nên ở đây chúng tôi chỉ xin nhặt ra một hai sự việc để thuật lại, để từ đó có thể suy những sự việc khác.

Luật pháp của vương tộc Thích Ca ở thành Ca Tì La Vệ có qui định rằng, con gái của dòng họ Thích Ca không được lấy chồng người ngoại tộc; nếu ai phạm luật này, sẽ bị trị tội rất nặng. Lúc bấy giờ, có một phụ nữ thuộc dòng họ Thích Ca, tên là Hắc Li Xa, vô cùng xinh đẹp, đang lúc tuổi còn son trẻ mà chẳng may chồng lại chết sớm, vì không chịu nổi cảnh cô đơn, nên gặp lúc có chàng thanh niên ngoại tộc, đến tỏ tình thì nàng đáp ứng ngay.

 Nhưng oái ăm thay cùng lúc ấy ông em chồng của nàng cũng muốn lấy nàng làm vợ, nên ra mặt cản trở. Phần thì ông em chồng phẩm hạnh không tốt, phần thì nàng đang có niềm vui mới, nên nàng nhất định cự tuyệt ông em chồng. 

Ông này căm tức vô cùng, bèn thề rằng: “Người đã tư tình thì nhất định ta phải giết chết ngươi!” Ông ta bèn bỏ thuốc mê vào rượu, nàng uống rồi thì hôn mê bất tỉnh. Ông đánh đập nàng thương tích khắp mình, rồi lên quan tố cáo:
- Cô này là vợ tôi, và nàng đã tư thông với thanh niên ngoại tộc.

Khi Hắc Li Xa tỉnh dậy biết rõ sự việc thì nghĩ rằng, dù mình có miệng cũng khó biện bạch, với tội danh này thì nhất định phải bị xử tử! Thừa lúc mọi người không phòng bị, nàng liền bỏ trốn, chạy một mạch thẳng đến thành Xá Vệ tìm vào ni viện xin xuất gia. 

Triều đình Ca Tì La Vệ cho người đi khắp nơi truy nã Hắc Li Xa nhưng không thấy nàng đâu cả. Mãi về sau mơí có tin thám tử báo về rằng, Hắc Li Xa đã trốn thoát sang thành Xá Vệ. Được tin này, triều đình Ca Tì La Vệ gửi công hàm cho vua Ba Tư Nặc nói rằng:

- Tệ quốc có nữ tội nhân tên là Hắc Li Xa. Y thị phạm quốc pháp rồi chạy trốn ra khỏi nước. Tệ quốc vừa được tin cho biết, hiện y thị đang lẫn trốn tại quí quốc. Vậy xin quí quốc giao nữ tội phạm Hắc Li Xa lại cho tệ quốc. Sau này, nếu quí quốc có tội phạm chạy trốn sang tệ quốc thì tệ quốc cũng sẽ xin bắt tội phạm ấy giao nạp lại cho quí quốc để xử trị.

Vua Ba Tư Nặc đọc xong công hàm, xoay sang hỏi tả hữu:

- Có thật Hắc Li Xa đã đào thoát sang nước ta sao?

- Bẩm đại vương! Quả thật Hắc Li Xa có đào thoát sang nước ta, nhưng hiện thời đã vào ni viện xin xuất gia. Trước đây đại vương đã ra lệnh, nếu ai xúc phạm đến quí vị tăng ni thì sẽ bị trọng tội. Hiện giờ bà ấy đã xuất gia thì dù là ai cũng đâu dám xúc phạm. Vậy xin đại vương cho chỉ thị, chúng thần phải làm thế nào?

Sau khi suy nghĩ cặn kẽ, vua Ba Tư Nặc gửi công hàm sang Ca Ti La Vệ phúc đáp:

- Hắc Li Xa quả thật có đào thoát sang tệ quốc, nhưng bà ấy đã vào ni viện xuất gia, nên hiện tại tệ quốc không thể truy tội, còn tất cả những trường hợp khác thì tệ quốc sẽ xin thực hành đúng như lời của quí quốc.

Triều đình Ca Tì La Vệ tiếp được công hàm thì rất lấy làm bất bình. Họ cho rằng, một người đàn bà phạm phép nước như thế mà chẳng có cách nào để chế tài; vậy thì về sau luật pháp còn dùng vào đâu được nữa!

Vì một nữ tội phạm đi xuất gia mà khiến cho hai vương quốc hiềm khích nhau. Ưu Ba Li biết được sự việc, liền đến thỉnh ý Phật:

- Bạch Thế Tôn! Người đã phạm quốc pháp, tăng đoàn có nên thâu nhận họ xuất gia không?

Phật dạy:

- Này Ưu Ba Li! Quốc pháp hợp lí hay không hợp lí là việc của triều đình và nhân dân của nước đó, nhưng một người đã phạm quốc pháp, nếu tòa án chưa phán quyết là vô tội, thì tăng đoàn không được thâu nhận cho họ xuất gia!
Sau đó Phật đã quở trách vị ni sư đã thâu nhận Hắc Li Xa xuất gia. 

Điều đó không có nghĩa là Phật thiếu từ bi, không cứu giúp người có tội; nhưng bởi vì, tăng đoàn vốn là nơi thanh tịnh, người phạm giới luật còn phải bị tẩn xuất; huống chi người phạm quốc pháp thì phải chịu quốc pháp chế tài.

 Phật pháp không thể bao che cho người phạm pháp. Vì để kiện toàn tăng đoàn, và cũng vì để cho khỏi có sự chống chọi nhau giữa giới pháp và quốc pháp mà tôn giả Ưu Ba Li và Phật có cuộc hội đàm như trên.

Một lần khác, tôn giả đã trình lên Phật một vấn đề thú vị như sau:

- Bạch Thế Tôn! Tì kheo và tì kheo ni có thể vì xã hội mà đứng ra làm mai mối cho trai gái lập gia đình không?
Phật dạy:

- Này Ưu Ba Li! Nếu tì kheo hoặc tì kheo ni đem ý tứ của đàng trai sang nói cho bên đàng gái, đem ý tứ của đàng gái sang nói cho bên đàng trai, cho đến giới thiệu hai bên gặp nhau một lần, đều là phạm giới, nhất định phải sám hối.

- Vậy thì, bạch Thế Tôn! đối với hôn lễ của các tín đồ tại gia, tăng đoàn nên có thái độ như thế nào mới đúng cách?

- Không nên lo toan thái quá! Nếu hôn sự là hợp pháp thì cần tổ chức hôn lễ ở trước Tam Bảo đề cầu Phật Pháp Tăng chứng minh cho là đủ.

Ý nghĩa đích thực của GIỚI là phòng ngừa việc quấy và ngăn chận việc xấu. Theo ý nghĩa đó thì GIỚI đúng là khuôn mẫu cho việc tu chỉnh thân tâm. Sự quan hệ nam nữ rất dễ gây rắc rối, làm cho thân tâm mang nhiều nỗi buồn phiền bất an. 

Bởi vậy, vị tôn giả “trì giới bậc nhất” Ưu Ba Li kia, trong những lúc thỉnh thị thánh ý của Phật về giới luật, phần lớn là nhắm tới việc hạn chế sự quan hệ giữa nam và nữ.

慰問病人法


  如何慰問病人?優波離有一次請佛陀詳細的解說過。

  有病的時候,雖在病中,如何病得合乎戒法?問病的時候,如何問得合乎戒法?優波離很關心這個問題。

  曾經,優波離跟隨在佛陀身後,見到一個病比丘臥在糞穢之中不能自起;優波離又知道有一次一個病比丘臥在路旁,有一比丘明明看見,卻特地繞道而行,不願看病,但佛陀制戒應看比丘病;還有,病了的比丘,以為不須持戒,就隨意行事。為了這些事實,優波離提問題請問佛陀道:

  「佛陀!若有大德比丘病時,應該怎樣前去慰問看視?」

  佛陀回答道:

  「優波離!大德比丘生病的時候,不應該給他住在陋小的房中,應該住在陽光空氣流通的房中,他的弟子要常侍在左右,灑掃房中,插花燒香,隨時聽他的呼吸,若有同學比丘前來問病,應以飲食供養問病比丘,若有所問,病者應答;病人力弱,沒有精神講話,侍者代答。慰問時要能隨順說法,能為病人服務一切,能滿足病人所需飲食湯藥。若是在家信眾前來問病,請其坐後,即為說法;若有供養,即為念佛祝願接受。如病人要大小便利,問病者要趕快退出。病房中除有人侍奉外,門口亦應有人,不得讓人卒入。

  「優波離!大德比丘病,應照此看視!」

  「佛陀!小德比丘病了,請問您,我們應該怎麼樣來慰問看視呢?」優波離又請問佛陀。

  「優波離!小德比丘病時,不應該臥於顯著的地方,不可以讓臭穢薰到房外來,他的師長或弟子都應該來看視,假使他沒有師長弟子,同住的僧眾應該差人看病,看病人數在三人之間,病人如要醫藥飲食,看病的人應該服侍供給,若是沒有,大眾應供給,大眾也沒有,應取病人有價值的衣缽易取飲食醫藥,若病人愛惜不捨,應稟告大德長老,輕語說法,使其開解,然後貿易,若無法貿易,大眾應乞化供給,如不能乞得,在僧食中應取好的給予,僧食中沒有好食,看病的人應持二缽到聚落中乞食,將好的供養病人!優波離!看小德比丘的病,應該如此!」

  關於有病的比丘,他的飲食、湯藥應如何規定,甚至圓寂以後的遺物處理,優波離都曾請問過佛陀,他能對病人關心得那麼仔細,可見他慈悲為人的精神,這也就是持戒的精神!

  一個出家的比丘,割愛辭親,遠離家庭故鄉,加入僧團,病了的時候,如果沒有人照應,當然很苦,但從優波離請問佛陀的話來看,生病不見得是苦事,因為八福田中,看病福田,是第一福田,師長、師兄、師弟、弟子都可以照顧他的,從優波離對佛陀的問話中,生病的問題,在僧團中可見是多麼重視了。

8.- PHÉP TẮC THĂM HỎI BỆNH NHÂN:

Nên thăm hỏi người bệnh như thế nào? Ưu Ba Li đã từng nêu vấn đề này lên để thỉnh ý Phật. Về phía người bệnh dù đang trong lúc mang bệnh, cũng phải như thế nào mới đúng giới pháp? Về phía người thăm bệnh, khi thăm bệnh cũng phải như thế nào mới đúng giới pháp? Đó là những vấn đề mà tôn giả rất quan tâm.

Có một lần, nhân đi theo sau Phật tôn giả trông thấy một vị tì kheo bị bệnh đang nằm ở nơi dơ dáy mà không thể đứng dậy được. 

Tôn giả cũng biết được có trường hợp một vị tì kheo bị bệnh nằm ở bên đường, một vị tì kheo khác đi ngang trông thấy, nhưng vì Phật chưa chế giới điều nào về việc chăm sóc bệnh, nên vị tì kheo ấy chỉ đi một vòng quanh bệnh nhân rồi bỏ đi, chứ không chăm sóc gì cả. 

Lại có một vị tì kheo bị bệnh khác, lấy có rằng bị bệnh thì không cần phải giữ giới, nên cứ tự tiện sống theo ý riêng của mình. 

Vì có những sự việc đã xảy ra như vậy, nên tôn giả đem ra thỉnh ý Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu có một vị tì kheo cao đức bị bệnh thì chúng con nên đến thăm hỏi và chăm sóc như thế nào?

Phật dạy:

- Này Ưu Ba Li! Khi vó một vị tì kheo cao đức bị bệnh thì không nên để vị ấy nằm ở trong phòng nhỏ chật hẹp, mà phải để nằm nơi phòng ở dãy trước, rộng rãi, thoáng khí, sáng sủa. Các đệ tử của đại đức ấy phải quét dọn phòng sạch sẽ, cắm hoa, đốt hương, và lúc nào cũng túc trực hầu cận một bên để cho thầy sai việc. 
Nếu có các vị tì kheo khác tới thăm hỏi thì nên đem trà nước hoa quả ra mời. Nếu được hỏi han thì người bệnh nên trả lời; nếu vì sức yếu quá không trả lời được thì vị thị giả phải trả lời thay. 

Những vị đến thăm thì phải tùy theo tình trạng người bệnh mà an ủi. Nói pháp, và làm bất cứ việc gì để giúp đỡ cho người bệnh, kể cả việc cung cấp các nhu cầu thiết yếu như cơm nước, thuốc thang. 
Nếu có các Phật tử tại gia đến thăm bệnh thì mời họ ngồi, và nhân tiện nói pháp cho họ nghe; nếu họ có cúng dường thì nên niệm Phật và chú nguyện cho họ. 
Lúc nào người bệnh muốn đi tiêu, đi tiểu thì tất cả mọi người đến thăm bệnh phải ra khỏi phòng ngay; trong phòng người bệnh đã có thị giả phục dịch, nhưng ở ngoài cửa cũng nên có một người nữa để trông chừng, phòng có kẻ đột nhập vào. 

Này Ưu Ba Li, nếu có vị tì kheo cao đức nào bị bệnh thì nên theo cách thức đó mà thăm hỏi và chăm sóc.

- Bạch Thế Tôn! Nếu có một tì kheo kém đức bị bệnh thì chúng con nên thăm hỏi và chăm sóc như thế nào?

- Này Ưu Ba Li! Khi một tì kheo kém đức bị bệnh thì nên để vị ấy nằm ở nơi kín đáo hơn, không để cho mùi hôi hám bay tỏa ra ngoài. Thầy hoặc đệ tử của vị ấy phải lo chăm sóc. Nếu vị ấy không có thầy và đệ tử thì nên cắt cử từ một đến ba vị trong chúng để chăm sóc. 

Những nhu cầu thiết yếu của người bệnh như cơm nước thuốc thang thì những vị nuôi bệnh này phải cung cấp. Nếu những vị này không có thì đại chúng phải cung cấp. 
Nếu đại chúng cũng không có thì nên lấy những vật gì có giá trị của người bệnh như y bát v.v... đem đổi lấy lấy cơm nước thuốc thang. 
Nếu người bệnh tiếc của không cho lấy thì phải trình lên vị trưởng lão quản chúng để dùng lời lẽ khéo léo thuyết phục, người bệnh bằng lòng thì mới đem đổi được. 
Nếu cũng không được nữa thì đại chúng nên đi xin để nuôi bệnh. Nếu xin không có thì nên lấy những thức ngon trong đồ ăn của tăng chúng để nuôi bệnh. Nếu trong chúng không có thức ăn ngon thì người nuôi bệnh phải mang hai bình bát đi vào trong xóm khất thực, rồi chọn bát nào có thức ăn ngon thì đem cho người bệnh. 
Này Ưu Ba Li, phải theo cách thức đó mà chăm sóc cho một tì kheo kém đức.


Quan tâm đến bệnh hoạn của tăng chúng, tôn giả đã thỉnh ý Phật để có được những qui định rõ ràng không những về việc chăm sóc, mà cả đến việc xử lí các di vật của người bệnh để lại trong trường hợp vị này viên tịch. 

Sự lưu tâm thật cẩn thận và tỉ mỉ như thế của Ưu Ba Li đối với người bệnh, đã làm sáng tỏ lòng từ bi, vị tha cũng như tinh thần giữ giới nghiêm cẩn của tôn giả.

Người xuất gia đã cắt đứt mọi sự ràng buộc của gia đình, thân tộc, xa lìa làng xóm để hoàn toàn sống với tăng đoàn, mà gặp những lúc bệnh hoạn, nếu không có người chăm sóc thì thật là khổ sở. Nhưng từ khi Ưu Ba Li đặt vấn đề trình lên Phật thì không còn sự khổ sở đó nữa. 

Việc chăm sóc người bệnh đã được liệt vào một trong tám thứ ruộng phước (tức là tám đối tượng mà người tu hành nên cung kính cúng dường để tạo phước báo: chư Phật, các bậc thánh nhân, bổn sư truyền giới, quí vị thọ dạy cho oai nghi tế hạnh trong lễ thọ giới, chư tăng, cha, mẹ, và người bệnh hoạn.- Chú thích của người dịch) của người tu học. 

Thầy, sư huynh, sư đệ, và đệ tử của người bệnh đều có thể chăm sóc cho người bệnh. Sau cuộc pháp đàm này giữa Phật và Ưu Ba Li thì vấn đề bệnh hoạn trong tăng đoàn rất được mọi người để ý đến.


破僧與和僧


  優波離站在他持戒的立場,關心法制的問題,關心男女的問題,關心老病的問題,尤其他最關心的是破僧與和僧的問題。

  六和敬的僧團,戒和才能同住,一個持戒的比丘,最關心的就是僧團和合的問題。

  有一次,佛陀住在舍衛城,優波離想到僧團的團結問題,就走到佛陀座前,頂禮佛陀問道:

  「佛陀!請問什麼叫做破和合僧?」

  「優波離!」佛陀喊了一聲,回答說道:「若大德比丘如法如律善解深理,諸弟子們無論是出家的或在家的,都應該禮拜恭敬隨順他的教導,若有人輕視、嘲笑、譏諷、毀謗,就是破和合僧;若在家信徒,對出家僧團,妄分人我,或在僧團中挑撥離間,或製造糾紛,是名破和合僧;若軍政大員,強以權力,干涉寺院,驅污僧尼,是名破和合僧。」

  「佛陀!破和合僧的人有什麼罪過呢?」優波離又這樣請問。

  佛陀沒有考慮就說道:

  「優波離!破和合僧的罪過,一劫之中墮在地獄中受苦!」

  「什麼叫做和合僧呢?」優波離問。

  「優波離!禮拜、恭敬、隨順如法、如律的比丘,以及能夠發心助僧、讚僧、和僧,是名和合僧。」

  「那麼,和合僧的人有什麼功德呢?」

  「和合僧者的功德,一劫之中,升入天界享受快樂!」

  和僧、破僧的功罪,優波離不是不知道,他要借佛陀的金口宣說,增強話的力量,他就是這麼一位謙虛、守法、明理的人,他的作風,他的態度,使我們對他生起無限的敬愛!

9.- HÒA HỢP TĂNG VÀ PHÁ HÒA HỢP TĂNG:

Trên lập trường tuân thủ giới luật, ngoài những vấn đề liên quan đến pháp chế, nam nữ, bệnh hoạn, tôn giả Ưu Ba Li còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề hòa hợp và phá hòa hợp tăng. 

Dù tăng đoàn sống trong tinh thần “Sáu phép hòa kính”, nhưng quan trọng là phải cùng giữ gìn giới thì mới sống chung được. Cho nên đối với một vị tì kheo giữ giới thì hòa hợp tăng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Một ngày nọ, lúc Phật ngự tại thành Xá Vệ, nhân để ý đến sự đoàn kết trong tăng đoàn, Ưu Ba Li đã đến trước Phật, đảnh lễ và bạch:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là phá hòa hợp tăng?

- Này Ưu Ba Li! Nếu một vị tì kheo hiểu rõ đạo lí, giữ giới luật, sống đúng như giáo pháp, thì các đệ tử của vị ấy, bất luận là xuất gia hay tại gia, đều phải cung kính, lễ bái và tu học theo sụ dạy bảo của vị ấy. 

Nếu có người tỏ ra khinh thị, chê cười, chế nhạo, hủy báng, đó là phá hòa hợp tăng. 

Nếu các tín đồ tại gia đối với tăng chúng xuất gia khởi sinh vọng tưởng phân biệt nhân ngã, hoặc khêu gợi hiềm khích để gây chia rẽ, hoặc tạo ra những chuyện rắc rối làm cho náo loạn, đó là phá hòa hợp tăng. 

Nếu các quan quân chính quyền dùng quyền lực để can thiệp vào nội bộ các tự viện, li gián tăng ni, đó là phá hòa hợp tăng.

- Bạch Thế Tôn! Phá hòa hợp tăng thì phạm tội như thế nào?

- Ưu Ba Li! Nếu phạm tội phá hòa hợp tăng, phải bị đọa địa ngục, chịu khổ trong một kiếp.




- Bạch Thế Tôn! Thế nào là hòa hợp tăng?

- Ưu Ba Li! Kính trọng, lễ bái, tu học theo các vị tì kheo sống đúng như giới luật, như giáo pháp, cũng như phát tâm ủng hộ, khen ngợi và xây dựng sự hòa kính cho tăng chúng, đó là hòa hợp tăng.

- Bạch Thế Tôn! Hòa hợp tăng thì công đức gì?

- Ưu Ba Li! Nếu hòa hợp tăng thì được sinh lên cõi trời, hưởng thọ sung sướng trong một kiếp.

Đối với công và tội của sự hòa hợp tăng và phá hòa hợp tăng, tôn giả không phải là không biết, nhưng ở đây, ý của tôn giả là muốn gợi vấn đề lên để xin Phật đích thân nói, cốt làm tăng tầm quan trọng cho sự việc.

 Tôn giả đúng là một mẫu người khiêm cung, giữ phép và hiểu biết. 

Thái độ đó, tác phong đó của tôn giả thật đáng chúng ta kính yêu!


結集毘奈耶


  在平時,能夠處理僧團糾紛,能夠為犯戒的比丘懺摩,能夠和佛陀問答戒律微細的地方,漸漸養成崇高聲望的優波離,在戒律方面,他已經成為權威。在僧團裏,佛陀說他是持戒第一,比丘們也公認他是持戒第一!

  有些比丘和比丘尼,對戒律有不解的地方,請問佛陀又感到不便,總是請教優波離尊者,他像默默的大鐘,平時雖不多發議論,但一到叩打的時候,他就會發出洪亮的聲音。

  優波離的一生,因為他是持戒比丘,所以和俗世的人士很少往來,他沒有到社會上去弘化,戒律是因僧團而設的,優波離的生活,從來也沒有離開僧團。所以關於他的記事,我們也只能限於僧團之中。

  佛陀涅槃的時候,優波離大概已經有七十多歲的高齡,諸大弟子們在耆闍崛山的畢波羅延石窟中,由大迦葉為上首,公推阿難陀結集經藏,優波離結集律藏,但當請優波離結集律藏的時候,他謙虛的推辭道:

  「我不敢擔負如此大任,請再推其他長老!」

  大迦葉支持優波離,見他推辭,即說道:

  「尊者優波離!請你不要客氣,雖然今日在座的五百人都是長老比丘,但佛陀當初授記你成就十四法,除佛陀以外,僧團中以你持戒第一,現在律藏還是請你誦出吧!」

  優波離不再推辭,他先提出很多原則性的問題,要大家共同遵守,然後他就誦出律藏。

  他升座誦律的時候,一一條目都說明此戒佛陀於何時、何地、對何人,以何因緣而制,以及犯了此戒有罪無罪的程度,參加結集的長老,對他的細心記憶,都佩服得五體投地!

  一個出身下賤種族的優波離,在僧團裏有那麼崇高的地位,實在不是偶然的,最後能由他主持結集三藏之一的律藏聖典,受著萬世人的敬仰禮拜,使苦難的民族增強了信心,使佛法的平等之光萬世千秋的照撫著一切眾生!

10.- KẾT TẬP TẠNG LUẬT:

Bình nhật, tôn giả là người có đủ khả năng đức độ và uy tín để giải quyết các việc rắc rối trong tăng đoàn, làm phép yết ma sám hối cho các tì kheo phạm giới, cũng như cùng với Phật bàn thảo về những chỗ vi tế của giới luật, và dần dần nghiễm nhiên trở thành một vị có thanh danh trong tăng đoàn; riêng về phương diện giới luật thì tôn giả lại là người có uy thế lớn nhất.

 Phật khen ngợi tôn giả là vị có giới hạnh nghiêm túc nhất, đại chúng cũng công nhận tôn giả là vị giữ giới bậc nhất. Những vị tì kheo và tì kheo ni không hiểu rõ giới luật, muốn đến hỏi Phật, nhưng sợ phiền phức thì đều đến hỏi tôn giả. Tôn giả như là chuông đại hồng, thường ngày tuy không hay phát biểu, luận bàn, nhưng mỗi khi chuông được thỉnh lên thì âm thanh phát ra vang vọng khắp chốn đều nghe.

Giới luật là vì tăng đoàn mà thiết chế, hơn nữa, vì là một vị giữ giới nghiêm túc, nên trong cuộc đời của Ưu Ba Li, tôn giả không bao giờ xa rời tăng đoàn, ít tới lui với người thế tục, cũng không hề có một hoạt động nào nhằm vào quần chúng, xã hội. 

Cho nên khi ghi lại những sự việc liên quan đến cuộc đời của tôn giả, chúng tôi chỉ có thể ghi được những sự kiện ở trong tăng đoàn mà thôi.

Khi Phật nhập diệt thì tôn giả khoảng hơn bảy mươi tuổi. (Trong tiết 2, “Cạo Tóc Cho Phật”, ở trên, tác giả nói, khi Phật về thăm Ca Tì La Vệ lần đầu tiên sau ngày thành đạo thì tôn giả Ưu Ba Li khoảng 20 tuổi. Lúc đó Phật đã 38 tuổi. Vậy khi Phật nhập diệt thì tôn giả chỉ khoảng hơn 60 tuổi thôi, chứ không phải hơn 70 tuổi như tác giả nói ở đây. - Chú thích của người dịch). 

Khi các vị đệ tử lớn của Phật vân tập tại hang núi Kì Xà Quật (về địa danh này, xin xem lại “chú thích của người dịch” ở trang 288 - người dịch) để kết tập kinh điển - do tôn giả Đại Ca Diếp làm thượng thủ - thì tôn giả A Nan được đại chúng suy cử kết tập tạng Kinh và chính tôn giả đã được suy cử kết tập tạng Luật; nhưng khi vừa được suy cử thì tôn giả liền khiêm tốn khước từ:

- Đây là trách nhiệm quá lớn lao, tôi không dám nhận lãnh. Xin đại chúng suy cử một vị trưởng lão khác.

Tôn giả Đại Ca Diếp quyết ủng hộ tôn giả, nên nói ngay:

- Đại đức Ưu Ba Li, xin đừng từ chối! Hôm nay tuy có đông đủ năm trăm vị tì kheo đều thuộc hàng trưởng lão, nhưng ngay từ đầu đức Thế Tôn đã kí thác cho đại đức thành tựu mười bốn pháp. Vậy trừ đức Thế Tôn ra, tăng đoàn đã từng công nhận đại đức là người giữ giới bậc nhất, cho nên trong pháp hội hôm nay, chính đại đức là người duy nhất có thẩm quyền để đọc tụng tạng Luật mà thôi!

Nghe vậy, tôn giả không còn từ chối được nữa. Trước hết tôn giả đưa ra một số nguyên tắc, và sau khi được toàn thể đại chúng chấp thuận, tôn giả bắt đầu đọc tụng tạng Luật. 

Trong khi đọc tụng, đối với mỗi điều giới, tôn giả đều nói rõ thời gian, địa điểm, đối tượng và nguyên do chế giới. Tôn giả cũng đề cập đến sự phạm giới, đến mức độ nào thì có tội hoặc trở nên vô tội. 

Với những điều ghi nhớ thật chi tiết, tỉ mỉ như thế, tôn giả đã làm cho toàn thể đại chúng vô cùng bội phục và tin tưởng.

Một người xuất thân từ giai cấp  hạ tiện, nhưng đã được địa vị cao cả trong tăng đoàn, cuối cùng lại còn là người chủ trì tạng Luật trong cuộc kết tập thánh điển, đó không phải là điều ngẫu nhiên! 

Tôn giả Ưu Ba Li thật xứng đáng được thế nhân kính ngưỡng, là tấm gương cho các dân tộc đau khổ hướng lên để thêm mạnh lòng tin, và làm cho ánh sáng bình đẳng của Phật pháp chiếu rọi khắp cả chúng sinh, muôn đời không dứt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét