Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Ý Trinh và Buddha : Tôn giả A Nan Da


VII.-  A NAN DA 

阿難陀-多聞第一

出家的因緣


  當我執筆要寫下阿難陀尊者一生的事跡時,就自然的會記得文殊菩薩讚歎他的話:「相如秋滿月,眼似淨蓮華,佛法如大海,流入阿難心。」在佛陀所有的弟子中,相貌最莊嚴的,記憶力最強的,要算阿難陀尊者了。

  關於阿難陀尊者,有著不平凡的一生,他對於當時的教團,對於今日的佛法,都有很深切的影響。

  阿難陀和羅侯羅一樣,所謂童年入道,在他兒童的時代就加入教團,究竟是幾歲出家的,這很難考證,不過,據可靠的說法,他是和阿那律、跋提等一起出家的,最初釋種七王子出家時,阿難陀以最小的年齡,參予其中。

  阿難陀的父親是白飯王,提婆達多就是阿難陀的哥哥,他所以能夠在童年時加入僧團,可以說就是佛陀的希望。原因是佛陀回鄉說法時,白飯王怕阿難陀會受到佛陀出世思想的影響,在見過佛陀不久後,就把阿難陀在到毘舍離國去,不讓他有接觸佛陀的機會,可是後來佛陀也到了毘舍離國,白飯王只得又把阿難陀帶回到迦毗羅城城。

  說來真是不可思議的因緣,佛陀在諸王子中,最希望阿難陀能跟他出家。在有先見之明的佛陀心中想:「假如阿難陀出家,將來可以紹隆佛種,把佛法永傳於後世。」一個偉大的人物,在一生事業中最要緊的就是物色繼承的人選,加以培植,加以提拔,在佛陀成道後不久,他就選上了阿難陀。

  佛陀得悉阿難陀回到迦毗羅衛城,也馬上就到達白飯王的宮殿,住在阿難陀隔壁的房間,房門和房門相連,阿難陀一見佛陀,就恭恭敬敬的禮拜,並且還拿了扇子替佛陀搧風,我們從這裏可以看出,在阿難陀小小的心靈中,早就有對佛陀恭敬的信心!

  因此,一有機緣,阿難陀就和跋提王子等一同加入僧團,披剃出家。

(http://sites.google.com/site/terrycomic2/Untitled-4.jpg)

VII.-Tôn giả A NAN

(Ananda)

(Vị thượng thủ nghe nhiều nhớ kĩ nhất)

1.- NHÂN DUYÊN XUẤT GIA:

Khi cầm bút viết về cuộc đời tôn giả A Nan, tự nhiên tôi nhớ đến lời của đức Bồ Tát Văn Thù (Manjusri) khen ngợi tôn giả:-

“Dung mạo sáng đẹp như trăng trung thu,
Đôi mắt cười hiền như sen mới nở,
Phật pháp bao la như biển cả,
Đều chảy hết vào tâm A Nan".

Trong tất cả các đệ tử của Phật, A Nan là vị có tướng mạo trang nghiêm nhất, có trí nhớ mạnh mẽ nhất. Với một cuộc đời phi thường, tôn giả đã có một ảnh hưởng thật sâu rộng, không những đối với giáo đoàn thời ấy, mà ngay cả với thời đại ngày nay.

A Nan cũng như La Hầu La (Rahula), đều xuất gia từ lúc còn nhỏ. Thật khó có thể khảo chứng để biết đích xác A Nan xuất gia lúc mấy tuổi, nhưng cứ theo truyền thuyết thì trong số bảy vị vương tử dòng Thích ca đi xuất gia đầu tiên, như A Na Luật, Bạt Đề v.v... thì A Nan là vị nhỏ tuổi nhất có mặt trong đó. 

(Theo Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh, danh sách bảy vị đó là Nan Đà [Nanda], A Na Luật, Bạt Đề, Đề Bà Đạt Đa [Devadatta], A Nan, Kim Tì La [Kimbila] và Bà Cữu [Bhagu]; lúc đó A Nan được 18 tuổi - Chú thích của người dịch).


A Nan là con của thân vương Bạch Phạn (Suklodana - Sukkodana), và là em ruột của vị đệ tử phản nghịch nguy hiểm nhất của Phật; đại đức Đề Bà Đạt Đa, A Nan xuất gia khi tuổi còn nhỏ, chính đó là niềm hi vọng của Phật.

 Khi Phật trở về quê hương giáo hóa, Bạch Phạn vương sợ rằng A Nan có thể chịu ảnh hưởng tư tưởng xuất thế của Phật, cho nên sau khi gặp Phật không bao lâu, ông bèn đem A Nan sang thành Tì Xá Li (Vesali) để A Nan không còn cơ hội gặp Phật. Sau đó Phật cũng sang Tì Xá Li, thì ông lại tức khắc đem A Nan trở lại Ca Tì La Vệ (Kapilavathu).

Nói đến thiện duyên của A Nan thì thật là kì diệu! Trong số các vị vương tử thì Phật hi vọng nhất là có được A Nan đi xuất gia. Lần đầu tiên trông thấy A Nan, Phật đã nghĩ ngay rằng, nếu A Nan đi xuất gia thì về sau có thể làm cho Phật pháp hưng thịnh và truyền mãi đến ngàn sau. 

Các bậc vĩ nhân trong lúc sinh tiền, một trong các việc tối quan trọng và khẩn yếu phải làm là tìm người xứng đáng để kế thừa sự nghiệp của mình. Tìm được người rồi thì lo rèn luyện, gây dựng người ấy tiến lên mãi. Sau khi thành đạo không bao lâu, Phật đã để ý và chọn được A Nan. 

Bởi vậy, ở Tì Xá Li, khi biết Bạch Phạn vương đem A Nan về lại Ca Tì La Vệ, Phật cũng tức khắc quay về và ngự ngay trong căn phòng sát vách với phòng của A Nan. Vì cửa của hai căn phòng sát liền nhau, nên A Nan rất dễ trông thấy Phật, và khi vừa trông thấy Phật, bất giác một niềm yêu kính dâng tràn, A Nan liền phục lạy xuống đất, rồi cầm quạt đứng hầu. 

Điều này cho chúng ta thấy, dù A Nan tuổi hãy còn nhỏ, nhưng trong con tim ngây thơ trong trắng ấy, một niềm kính trọng, một lòng tin tưởng tuyệt đối nơi bậc Đại Giác đã bừng nở một cách hồn nhiên. 

Do đó, khi cơ duyên đến, A Nan đã không ngần ngừ theo các vương tử Bạt Đề v.v... cùng theo Phật cạo tóc xuất gia, hòa nhập dễ dàng vào đời sống tăng đoàn.

幫助女人出家

  在教團裏漸漸長大的阿難陀,有著溫和慈悲的天性,有著打動人心的俊容,他是教團裏裏外外最受女眾尊敬的人,對比丘尼,他盡心關切;對在俗的信女,他給予安慰。

  假若沒有阿難陀,今日的僧團裡,是不是允許女人出家做比丘尼,那就難說。

  說起女眾在僧團裏能允許依正法出家,那完全是阿難陀尊者的力量。

  原因是聖母磨耶夫人的妹妹憍曇彌,是佛陀的養母,她看到佛陀成道的五年內,光是釋迦族中就有王子跋提、阿那律、阿難陀、難陀等皈依佛陀剃度出家,王孫羅侯羅也做了沙彌,夫君淨飯王也駕崩了,她思前想後,感慨萬千,大概是她的善根發芽,她要求佛陀允許她在僧團中如法出家。

  憍曇彌第一次請求,佛陀沒有考慮就拒絕她,她又兩次、三次的請求,都被佛陀拒絕。後來佛陀怕姨母的糾纏,就帶領弟子往距毘舍離不遠的那摩提尼精舍去教化。

  憍曇彌夫人不因佛陀的拒絕而灰心,她集合了和她有同樣想法的五百名釋種女眾,剪去頭髮,赤著腳,離開迦毘羅衛國,往毘舍離追趕佛陀。據說迦毘羅距離毘舍離有兩千里以上的路途,住在深宮中的她們,連上下樓都會覺得疲倦,現在變成三衣一缽的比丘尼,赤著腳趕二十天以上的行程,因此驚動不少路旁的人,他們帶著好奇心來看這些花容月貌的比丘尼,有的人甚至預備很多食物給她們帶著,終於她們趕到那摩提尼精舍。

  當她們到達精舍的時候,已經是黃昏了。不慣於走路的她們,這時已喘不過氣來,她們疲倦憔悴的徘徊在精舍門外,不敢進去。恰巧,阿難陀剛從裏面出來,看到憍曇彌等五百女眾,都穿了比丘尼的服裝,滿身灰塵,滿面淚痕,對人間有豐富感情的阿難陀,嚇了一跳,他問她們道:

  「妳們是為了什麼?」

  憍曇彌夫人回答道:

  「我們是為了求道,割愛辭親,棄家遠來請求剃度,佛陀再不允許,我們就死在這裏不回去!」

  憍曇彌的話,使阿難陀深深的感動,他也不住的流下眼淚來,安慰她們道:

  「妳們放心吧!我只見到妳們這樣,心中就非常難過。你們在此等一會,我為妳們請求佛陀允許。」

  年輕而又富於感情的阿難陀,把憍曇彌等五百女眾的願望,告訢佛陀,並請求佛陀可憐她們,允許她們出家。

  佛陀拒絕道:

  「我可憐她們,但為正法流傳,你去替我回絕她們吧。」

  阿難陀不肯去回絕,他仍向佛陀稟告道:

  「佛陀!如果是別人我可以去回絕,但對方是佛陀的姨母,假如非要拒絕她不可,一定會發生不幸的後果。她們說,就是死,也不回去。」

  「阿難陀!僧團中是不允許女眾出家的!」

  「佛陀!難道佛法有男女的分別嗎?」為了替女眾講話,阿難陀在佛陀座前,真是鼓足了勇氣。

  「阿難陀!我的法,天上人間都一樣,我不揀別男女,就是一切眾生,我都平等看待。女眾可以和男眾一樣照我的法信仰、修持、證果,但不一定要出家,這是法則問題,不是男女平等問題。女眾出家,好像良田中生長了稗草,會傷害收穫的。」

  有遠見的佛陀,他的話,是有深長意義的。當然,照人情說,是應該允許女眾出家的,不過,照法理來說,兩性要共同在一起修道,那是很困難的事。智慧與情愛是背著路走的,或許有人為了情愛而棄道不修,佛陀所以不准女眾出家,也就是為了這一點。或者,佛陀以為女眾虛榮心、憍慢心比男人重,才以不允許出家給她們一個教誡。

  看見佛陀那麼堅決的拒絕,溫和得從不曾違背過佛陀一句話的阿難陀,他流淚頂禮說道:

  「佛陀!難道您忍心見她們白白的死去,不能慈悲的伸出救援之手來嗎?」

  佛陀感到世間上法和情有時候是不能兼顧的,佛陀更知道由於眾緣和合的關係,世間上沒有清淨常住不壞的法。佛陀沉默了一會,終於收回自己的主張,像是不得已的向阿難陀說道:

  「實在是沒有辦法,你去叫她們來吧!」

  佛陀的慈命一出,阿難陀歡歡喜喜的急忙出去傳報這個喜訊,憍曇彌等五百女眾聽了都歡喜得流出了眼淚。

  見了這五百女眾的佛陀,像和平常不一樣似的有一個掛心,佛陀允許她們出家為比丘尼,但要她們對比丘能奉行八敬法。

  因為阿難陀的幫忙,比丘尼的教團終於成立了,憍曇彌對阿難陀很感激,她懇切的說出自己的歡喜道:

  「阿難陀!我們能奉行這八敬法,就好像佳人獲得美裝。」

  阿難陀就是這麼一位肯幫女眾忙的人,今日僧團中能允許女眾出家,這都是阿難陀的功勞。

  女眾,應該感激阿難陀。

  阿難陀有功於女眾,所以女眾也對他特別有緣,他是最受女眾歡迎的人物!

2.- GIÚP CHO NỮ GIỚI ĐƯỢC XUẤT GIA:

Sống với giáo đoàn, càng lớn lên, bản tính ôn nhu và hiền từ của A Nan ngày càng tỏ rõ. Đối với quí vị tì kheo ni, tôn giả luôn luôn để tâm lo lắng; đối với các tín nữ, tôn giả lúc nào cũng giúp cho họ được an lạc.

 Giáo đoàn là một nơi nghiêm cẩn, lạnh lùng, nhưng sự có mặt của A Nan, một người vừa đẹp trai vừa giàu tình cảm, đã như mặt trời xuất hiện giữa ngày đông giá lạnh, làm ấm áp biết bao con tim nữ giới! Đã thế, dung mạo của tôn giả làm cho ai trông thấy cũng sinh lòng cảm mến, cho nên tôn giả là người được phái nữ ở cả trong và ngoài giáo đoàn sùng kính nhất.

Nếu không có tôn giả A Nan thì nữ giới có được phép xuất gia và lập nên chúng tì kheo ni trong giáo đoàn hay không, điều đó khó mà nói chắc được. Tại vì, thực tế là, việc nữ giới được Phật cho phép xuất gia là hoàn toàn nhờ vào công sức của tôn giả.

Nguyên vì, Phật thành đạo được năm năm thì vua Tịnh Phạn tạ thế. Di mẫu của Phật là thái hậu Kiều Đàm Di (Gautami - Gotami, em ruột của cố thái hậu Ma Da - Mahamaya) đã suy nghĩ rất nhiều và rất lấy làm cảm khái về trường hợp các vương tử dòng họ Thích Ca như Bạt Đề, A Na Luật, A Nan, Nan Đà v.v... và cả vương tôn La Hầu La nữa, đều đã được theo Phật xuất gia từ trước. 

Niệm lành bỗng chốc phát sinh, bà cũng xin Phật cho phép bà được đi xuất gia. 

Khi bà vừa ngỏ lời lần thứ nhất, Phật liền từ chối ngay.

 Bà thỉnh cầu lần thứ nhì, rồi thứ ba, Phật đều dứt khoát không chấp thuận.


Sau đó, vì không muốn để bà phải kèo nài lôi thôi. Phật đã dẫn tăng chúng sang hành hóa ở thành phố kế cận là Tì Xá Li, và ngụ tại tu viện Na Ma Đề Ni. (Lúc đó Phật và tăng chúng vừa tổ chức xong tang lễ của vua Tịnh Phạn và đang giáo hóa tại kinh thành Ca Tì La Vệ - Chú thích của người dịch).


Dù bị Phật từ chối đến ba phen, nhưng bà vẫn không nản chí. Bà đã tập hợp được năm trăm phi tần và cung nữ thuộc dòng họ Thích Ca có cùng chí hướng với bà. Họ cạo tóc, cùng kéo nhau đi bộ đến thành Tì Xá Li. 

Đường từ Ca Tì La Vệ đến Tì Xá Li dài hơn hai nghìn dặm. Những người cung nữ đã quen sống trong thâm cung, chỉ cần lên gác xuống lầu một lúc cũng đã thấy mệt nhọc, thế mà giờ đây quí bà tự biến mình thành tì kheo ni, với ba y một bát, đi chân trần suốt hơn hai mươi ngày đường! Sự việc đó đã làm kinh hoàng những người ở hai bên đường. Lòng đầy hiếu kì, họ kéo nhau ra đường để coi tận mắt đoàn ni cô hoa nhường nguyệt thẹn. Nhiều người cảm mến quí bà đến nỗi đã mang thật nhiều lương thực theo quí bà cho đến tận tu viện Na Ma Đề Ni.

Khi quí bà đến tu viện thì trời đã hoàng hôn. Vì không quen đi bộ như vậy, nên tất cả đều cảm thấy quá mệt mỏi, thở không ra hơi, hình dung tiều tụy. Họ không dám vào thẳng trong tu viện mà cứ lẩn quẩn ở ngoài cổng. 

Nhưng thật may mắn, vừa lúc đó thì A Nan từ trong đi ra. Trông thấy thái hậu và đoàn cung nữ đều mặc áo cà sa, mình dính đầy bụi, mặt tràn nước mắt, vốn người giàu tình cảm, tôn giả xúc động kêu lên sửng sốt:

- Lệnh bà cùng quí công nương làm sao vậy?

Thái hậu Kiều Đàm Di đáp:

- Chúng tôi vì cầu đạo, nguyện bỏ gia đình nhà cửa, từ xa đến đây xin được xuất gia. Nếu đức Thế Tôn lại từ chối thì chúng tôi nguyện chết tại đây chứ không trở về nữa!

Lời lẽ chí thành của thái hậu làm tôn giả thêm xúc động. Tôn giả an ủi quí bà:

- Xin lệnh bà cùng quí công nương yên tâm. Trông thấy tình cảnh này của quí bà, tôi cũng rất ái ngại. Xin quí bà đứng chờ ở đây. Tôi sẽ vào trình ngay lên đức Thế Tôn và xin Người chấp thuận lời cầu xin của quí bà.

Tôn giả liền trở vào, đem tâm nguyện cùng tình cảnh của thái hậu và năm trăm cung nhân trình lên Phật, đồng thời cầu xin Ngài thương xót mà chấp thuận cho họ được xuất gia. Nhưng Ngài vẫn không chấp thuận:

- Này A Nan! Như Lai hiểu và thương họ lắm chứ, nhưng vì sự trường tồn của chánh pháp, thầy hãy ra nói với họ rằng Như Lai từ chối lời thỉnh cầu của họ.

Tôn giả không nỡ ra từ chối với họ, vẫn cố nài nỉ Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu người nào khác thì con đã ra từ chối rồi, nhưng đây là bà di mẫu của Thế Tôn, nếu nhất định không chấp thuận thì hậu quả thê thảm sẽ xảy ra; vì bà đã quyết tâm rằng, nếu Thế Tôn từ chối lần này nữa thì bà và tất cả cung nữ đi theo đều nguyện chết tại chỗ chứ không chịu trở về!

- Này A Nan! Trong tăng đoàn thật không nên chấp nhận cho nữ giới xuất gia.

Vì vận động cho nữ giới mà tôn giả đã hết sức biện bạch:

- Bạch Thế Tôn! Không lẽ trong Phật pháp lại có sự phân biệt nam nữ sao?

- Này A Nan! Ở trong Phật pháp, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, cõi trời hay cõi người đều giống nhau, cũng không phân biệt nam nữ. Nữ giới cũng có quyền tin tưởng như nam giới, tu học như nam giới, chứng quả như nam giới, nhưng không nhất định phải xuất gia. Đây là vấn đề pháp chế chứ không phải là vấn đề bình đẳng nam nữ. Nếu nữ giới xuất gia thì cũng giống như trong đám ruộng tốt mà mọc lên cỏ dại, lúa thu hoạch sẽ không được bao nhiêu.

Phật là người thấy xa biết rộng, lời nói của Ngài tất nhiên mang ý nghĩa sâu xa. Đứng về mặt nhân bản thì đương nhiên nữ giới phải được phép xuất gia, nhưng đứng về mặt pháp lí thì nam nữ cùng tu học chung một chỗ vẫn là điều bất ổn. 

Lí trí và tình cảm là hai con đường đối nghịch, để rồi có người vì tình cảm mà từ bỏ con đường tu tập; đó là một lẽ khiến cho Phật không chấp thuận cho nữ giới xuất gia. 

Mặt khác, cũng có thể vì tâm tính nữ giới nặng về ham chuộng hư danh và kiêu căng ngã mạn hơn nam giới mà Phật không muốn cho họ xuất gia để ngầm ý răn dạy. 

Nhưng dù có thế nào, A Nan cũng không dám làm điều gì trái ngược với ý chỉ của Phật, mà chỉ dùng lời lẽ thiết tha để khẩn cầu. Tôn giả vừa đảnh lễ Phật, vừa thưa trong nước mắt:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn có thể nhìn quí bà chết mà không đưa bàn tay từ bi ra cứu vớt sao!

Phật biết rằng, trên thế gian này, nhiều lúc cũng không thể làm cho chu toàn giữa pháp lí và tình cảm được. 

Phật cũng thấy rõ rằng, vì sự tương quan tương duyên mà trên thế gian này không thể có một pháp nào tuyệt đối trong sạch, thường còn và không hư hoại. Bởi vậy, sau một phút im lặng quán chiếu, Phật bảo A Nan:

- Thôi vậy, chẳng còn cách nào khác hơn, thầy hãy ra mời họ vào!

Lệnh của đức Phật vừa ban ra, A Nan hân hoan không tả, lập tức ra ngoài báo tin. Thái hậu cùng đoàn cung nữ vừa nghe tin cũng vui mừng đến chảy nước mắt. Họ vào ra mắt Phật. Thấy họ bằng thái độ nghiêm nghị hơn lúc bình thường, Phật chấp thuận cho họ xuất gia làm tì kheo ni, với điều kiện là họ phải tuân giữ “Tám Phép Hòa Kính” đối với chúng tì kheo.

Do sự ủng hộ nhiệt tình của tôn giả A Nan mà rốt cục chúng tì kheo ni đã được thành lập. Ni trưởng Kiều Đàm Di đã tỏ ra vô cùng cảm kích ân đức của tôn giả. Bà thành khẩn bộc bạch với tôn giả niềm hoan hỉ của bà:

- Bạch Đại Đức! Chúng tôi xin vâng lời đức Thế Tôn, nguyện tuân giữ “Tám Phép Hòa Kính”(Bát kỉnh pháp), bởi vì, có tám phép này, chúng tôi cũng giống như người đẹp mà có được y trang lộng lẫy!

Cho nên biết, sở dĩ tăng đoàn ngày nay cho phép nữ giới xuất gia, đó là công lao ngày xưa của tôn giả A Nan. Này quí vị tín nữ, hãy cảm tạ ân đức của tôn giả đi!

Cũng vì công đức đó mà tôn giả có duyên đặc biệt đối với nữ giới: Tôn giả là người được nữ giới tôn kính nhất.

摩登伽女的誘惑

  阿難陀年輕貌美,因此所引起的麻煩也很多,有一次阿難陀持缽到舍衛城街上乞食,歸途中經過一口井旁,有一個首陀羅種姓的姑娘正在那裏汲水,他覺得口渴,就走上前去說道:

  「姑娘!請布施我一瓢水!」

  姑娘抬起頭來,一看是一位莊嚴的少年比丘,並且她認識他是阿難陀,她看看自己的裝束,很害差的說道:

  「尊者!我並不是憐惜一點水,我實在是一個下賤的種姓,怎有資格供養你?」

  阿難陀一聽,就安慰她道:

  「姑娘!我是比丘,沒有貴賤上下的分別心!」

  姑娘很高興的把剛汲上來乾淨的水供養阿難陀,阿難陀喝過後,說聲謝謝,就靜靜的走開了。

  正在情竇初開的妙齡姑娘,情不自禁的目送著阿難陀的背影,那王族出身的崇高儀表,那溫和的語言,像是在她白紙般的心靈上濃濃的畫了一筆,永遠無法擦掉。甚至她妄想到假若能夠嫁給他,不知多麼的幸福!

  姑娘回到家裏,就像失魂落魄一樣,茶飯不思,懶於工作,整天睡在床上沈思妄想。母親問她,起初她不肯說,再三追問,她要求母親請阿難陀到家裏來,她希望他能做她的丈夫。母親想想也沒有辦法,已經出了家的比丘,而且是王族的種姓,怎麼可以招贅他為婿?但心愛的女兒不能不顧,她請了會念魔咒的外道,想等阿難陀出外托缽經過她門前時,就以魔咒迷惑他。

  魔咒有靈感沒靈感這是不知道的,但阿難陀不能忘記這位姑娘也是真的!他經過她家的門前時,姑娘向他微笑,向他招手,他就昏昏迷迷的進入姑娘的家裏,姑娘又喜又羞不知所以,這時的阿難陀想到自己是受過具足戒的比丘,他憶念起佛陀,佛陀的威力加被到他,智慧頓然生起,像是給佛陀如風一般的護著,他回到祗園精舍去了。

  第二天阿難陀靜下心來,在城裡托缽,奇怪的是那個姑娘穿著新衣,掛著花鬘,站在路上等候阿難陀,她一見阿難陀,就像飛蛾追隨燈火一般,一直跟在他的身後不肯離開。阿難陀急得沒有辦法,回到精舍告訴佛陀,佛陀叫他把姑娘叫來,佛陀要親自和她講話。阿難陀只得又回到門口,見到那個姑娘,阿難陀就問她道:

  「你為什麼老是跟著我?」

  「你真傻,為什麼要問這個問題?」

  「佛陀說要見你,叫你跟我來!」

  一聽到佛陀要見她,她的心裏一驚,但是為了要獲得阿難陀,不得不鼓起勇氣去見佛陀,佛陀見到她就說道:

  「阿難陀是一個有修行的人,要做他的妻子必須先要出家修行一年才行,你願意嗎?」

  「我願意,佛陀!」姑娘意外的覺得佛陀真慈悲,這麼容易就成全她,她也就很快的認許!

  「依我的法出家,必須要父母的允許,妳能叫妳的父母來為妳證明一下嗎?」

  佛陀沒有為難人,佛陀的條件都很容易做到,姑娘隨即回去把母親找來,母親在佛陀座前也歡喜說好,讓姑娘先出家修行然後再和阿難陀結婚。

  姑娘為了想做阿難陀的妻子,非常高興的剃髮染衣,做了比丘尼。她很熱心地聽佛陀說法,也很精進的遵照佛陀的指示修行,在比丘尼的教團中,和眾比丘尼們共同經營著佛化的生活。

  姑娘欲海痴情的心,一天一天的平靜下來,還不到半年的出家生活,使她知道過去執著愛情是可恥的行為。

  佛陀常常宣說五欲是不淨之法、眾苦之源。愚痴的飛蛾,自己投火燒死;無知的春蠶,自己作繭自縛,去除了五欲,內心才能清淨、生活才能安寧。

  現在的她,已經體會到自己迷戀阿難陀,完全是不善不淨的思想。她很後悔,有一天,她跪在佛陀座前,流淚懺悔著說道:

  「佛陀!我已從夢中醒來,我不會像過去那麼愚痴胡來,我此刻所證悟的聖果,或許超過阿難陀比丘,我非常感激佛陀,佛陀為了度化我們這些愚昧的眾生,真是用盡種種的苦心與方便!今後我願永遠做一個比丘尼,踏著佛陀的足跡,做一個真理的使者!」

  佛陀懇切的教化,終於打動了她那敏感的少女心,醒悟地回到清涼的天地,成為一個模範的比丘尼!

  這位姑娘的名字,就是有名的摩登伽女,佛陀讓一個下賤的首陀羅種姓的女孩子出家,在階級森嚴的印度社會,消息傳出去以後,不少人批評反對,但大聖的佛陀,反而說出四姓平等的主張,百川流入海洋,四姓出家同為釋氏,摩登伽女為了愛戀阿難陀的英俊,而轉禍為福的佳話,在僧團中留下千古的美談!

3.- NẠN MA ĐĂNG GIÀ:

Tuổi trẻ đẹp trai như A Nan cũng là nguyên do gây ra nhiều chuyện rắc rối. Một ngày nọ, A Nan ôm bát vào thành Xá Vệ khất thực. Trên đường về tôn giả thấy khát nước. Nhân đi ngang một cái giếng, tôn giả thấy một cô gái dòng hạ tiện đang đứng kéo nước, liền ghé vào nói:

- Thưa cô! Xin cô vui lòng cho tôi gáo nước!

Cô gái quay lại nhìn, thấy một vị tì kheo trẻ tuổi, tướng mạo uy nghiêm, liền nhận ra đó là tôn giả A Nan. Cô nhìn lại trang phục của mình thì tự lấy làm xấu hổ. Cô nói:

- Bạch Đại Đức! Không phải con tiếc gì một ít nước, nhưng sự thật là con vốn thuộc dòng hạ tiện, nên không có tư cách để cúng dường Đại Đức.

- Thưa cô! Tôi là kẻ tu hành. Trong tâm tôi không bao giờ có niệm phân biệt về sang hèn, trên dưới.

Cô gái nghe nói thế thì lòng rất vui, liền dâng nước cúng dường. Tôn giả uống xong, nói lời cám ơn, rồi lặng lẽ bước đi, nhưng cũng trong lúc ấy, mối tình đầu bỗng như vùa chớm nở trong lòng cô thiếu nữ! Bất giác nàng đưa mắt đắm đuối nhìn theo bóng dáng xa dần của A Nan. Ôi, cái dáng vẻ của con nhà vua chúa trông cao sang quí phái như thế kia! Giọng nói nhỏ nhẹ, êm ái như thế kia! 

Tất cả như một nét bút vừa vẽ đậm lên trái tim trong trắng của nàng, không làm sao xóa nhòa được. Nàng mơ màng mong ước: “Giá mình được gả cho người ấy thì hạnh phúc biết chừng nào!”

Nàng về nhà mà tâm trí cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, cơm nước không màng, việc nhà biếng nhác, suốt ngày chỉ nằm để tưởng nhớ bâng khuâng. Bị mẹ cật vấn, lúc đầu nàng không chịu nói. Nhưng hỏi đến lần thứ ba thì nàng xin mẹ phải mời cho được tôn giả A Nan về nhà, vì nàng tin rằng, thế nào tôn giả cũng chịu làm chồng nàng. 

Bà mẹ cảm thấy việc này vô cùng khó khăn, - một người đã xuất gia làm tì kheo, mà lại là người thuộc dòng vua chúa, thì làm sao có thể làm rể nhà này được! Nhưng vì lòng bà quá thương con, không làm cũng không được! Bà bèn nhờ một vị “thầy pháp” giỏi ma thuật giúp cho một câu thần chú. Cứ chờ đến khi A Nan đi khất thực qua nhà thì liền đọc thần chú, làm cho tâm trí tôn giả mê loạn.

Thần chú có linh nghiệm hay không thì không biết, nhưng sự thật là A Nan đã bị mê hoặc vì cô thiếu nữa này Khi tôn giả đi ngang qua nhà nàng thì nàng đứng trước nhà nhìn tôn giả mỉm cười, rồi vẫy tay mời gọi.

 Tôn giả như mê như tỉnh, bước thẳng vào nhà thiếu nữ. Nàng vừa mừng, vừa thẹn, cứ cuống cả lên, chưa biết phải làm gì. Giữa lúc đó thì tôn giả bừng tỉnh, tự biết mình là tì kheo, đã thọ đại giới. T

ôn giả nghĩ ngay đến Phật, Nhờ oai lực của Phật gia hộ, trí tuệ tôn giả sáng hẳn lên, và như là Phật đang cho nổi một luồng gió mạnh để bảo hộ và đưa tôn giả trở về tu viện Kì Viên.

Ngày hôm sau, với tâm trí hoàn toàn định tĩnh, tôn giả lại ôm bát vào thành khất thực. Nhưng thật lạ lùng, hôm nay cô thiếu nữ kia lại mặc áo mới, đeo tràng hoa, đứng sẵn bên đường tự lúc nào để chờ tôn giả! Khi tôn giả vừa đi tới thì nàng liền bám sát theo sau, như con thiêu thân bu theo ngọn đèn, không rời nửa bước. Tôn giả quýnh quáng, nhất thời chưa biết làm cách nào, bèn quay về tu viện trình sự việc lên Phật.

 Phật bảo tôn giả đi gọi thiếu nữ đến gặp Ngài, vì Ngài muốn nói chuyện thẳng với nàng. Tôn giả vừa ra đến cổng thì đã thấy nàng đứng đợi ngay ở đó. Tôn giả hỏi:

- Sao cô theo tôi hoài vậy?

- Thầy thật là một anh chàng ngốc mới hỏi một câu hỏi như vậy!

- Phật cần gặp cô. Mời cô hãy theo tôi!

Nghe nói đến Phật, nàng cảm thấy lo sợ. Nhưng vì quyết phải chiếm được A Nan nên nàng cố mạnh dạn lên, theo A Nan vào yết kién Phật, Phật hỏi:

- A Nan là một người tu hành. Muốn được làm vợ A Nan thì trước hết cũng phải đi tu một năm, con có bằng lòng không?

Nàng ngạc nhiên quá, đâu có dè Phật lại hiền từ đến độ đó! Nàng nghĩ, chuyện này quá dễ, chẳng qua chỉ là phương tiện để thành toàn cho mình mà thôi. Cho nên nàng chịu liền:

- Bạch Thế Tôn! Con bằng lòng!

Theo pháp chế của ta thì việc xuất gia của con phải được cha mẹ chấp thuận. Vậy con có thể mời cha mẹ đến đây để chứng kiến việc xuất gia của con hay không?

Nàng lại nghĩ, Phật không chút gì làm khó mình. Điều kiện của Người thật quá dễ thực hiện. Nàng bèn chạy một mạch về nhà mời mẹ cùng lên tu viện. Trước mặt Phật, mẹ nàng rất hoan hỉ, muốn con gái bà đi tu một năm cũng chẳng sao, miễn là sau đó được làm vợ A Nan thì thôi.

Với niềm vui sẽ cùng A Nan thành chồng vợ, nàng vô cùng hân hoan được cạo tóc, mặc áo cà sa để trở thành tì kheo ni. Ni cô mới mẻ này rất siêng nghe Phật nói pháp, rất tinh tấn trong việc tu tập. Cô hoàn toàn hòa nhập vào nếp sống sinh hoạt tu học cùng với bao sư tỉ, sư muội khác trong ni chúng. 

Từ đó, tâm si tình đầy dục vọng của cô mỗi ngày lắng xuống dần. Không đầy nửa năm từ ngày xuất gia, một hôm chợt nhớ lại hành vi đầy ái dục của mình ngày trước, cô cảm thấy hổ thẹn vô cùng! 

Phật thường nhắc nhở, năm thứ dục vọng đều là pháp bất tịnh, là nguồn gốc của mọi khổ đau. Loài thiêu thân vì không hiểu biết nên tự gieo mình vào lửa để bị chết cháy!

 Loài tằm không hiểu biết nên cứ nhả tơ để trói lấy mình! Nếu không vướng mắc vào năm thứ dục vọng kia thì tâm ý sẽ được thanh tịnh, cuộc sống sẽ được tự tại an vui.

Một hôm, trong lúc tâm ý đã trở nên thật tĩnh lặng, cô chiêm nghiệm lại và thấy rõ tư tưởng luyến ái của mình đối với tôn giả A Nan là hoàn toàn lầm lỗi, bèn đi tìm Phật để tỏ lòng sám hối:

- Bạch Thế Tôn! Con thấy là con vừa tỉnh một cơn mộng. Không ngờ là ngày trước con lại ngu si dại dột đến mức đó. Con nay đã chứng thánh quả, còn vượt cả tôn giả A Nan. Con vô cùng cảm kích ân đức của Thế Tôn, vì lũ chúng sinh ngu si chúng con mà Thế Tôn phải nhọc lòng và đã dùng biết bao phương tiện để hóa độ. Từ nay con nguyện suốt đời làm tì kheo ni, nguyện theo gót Thế Tôn mà làm sứ giả của chân lí.

Sự giáo hóa khéo léo của Phật cuối cùng đã chuyển hóa được tâm tham dục của cô thiếu nữ, làm cho cô tỉnh ngộ và trở về với bầu trời trong sáng, trở thành một vị tì kheo ni mẫu mực. Người ta thường gọi cô là con gái của dòng họ Ma Đăng Già (Matangi). 

Đó là cô gái đầu tiên thuộc dòng hạ tiện đã được Phật chấp thuận cho xuất gia. Với chế độ giai cấp khắt khe của xã hội Ấn Độ thời ấy, khi sự việc này được truyền ra ngoài, rất nhiều người phê bình, phản đối, nhưng Phật vẫn chủ trương của mình là tất cả mọi người đều bình đẳng; như trăm sông chảy vào biển cả, tất cả mọi người thuộc mọi dòng giống, khi đã xuất gia thì đều cùng một họ Thích Ca. 


Con gái của dòng Ma Đăng Già, vì yêu mến dung mạo đẹp đẽ của tôn giả A Nan mà đã chuyển họa thành phúc. 

Đó là một câu chuyện đẹp đã được lưu truyền và nhắc nhở trong tăng đoàn từ mấy nghìn năm!

對比丘尼說法


  因為阿難陀的俊貌多情,不但在俗的女眾追求過他,甚至連出了家的比丘尼戀慕他的也有。

  阿難陀對女眾的出家,盡心幫忙,加之他的人緣好,所有的女眾,尤其比兵尼對他特別恭敬。有時他和大迦葉尊者同在行化的途中,路過比丘尼的蘭若,比丘尼們總是先請阿難陀開示,然後再請大迦葉,可是論大迦葉的年齡、法臘、戒行,總是強過阿難陀,但比丘尼們不管這些。

  出家的生活,在心裏好像有一個戰場一樣,那就是理智與情感交戰的戰場,理智戰勝了,可以成佛作祖;情感戰勝了,仍然是凡夫俗子。假若說,要求每個出了家的人,都像枯木死灰的樣子,沒有一點人間的情感,那是不可能的。

  住在祇園精舍裏的一位年輕的比丘尼,見到阿難陀那瀟灑文雅的神態,日裏夜裏,一刻不能忘懷,可是,中國的古語說,男女授受不親,何況是嚴格的僧團?這一位比丘尼雖然默默的戀愛著阿難陀,但她怎樣也無法突出那禁戒的範圍,除了偷看阿難陀幾眼,其他她一點辦法也沒有。

  有一天,這位年輕的比丘尼病了,她請人帶了一個口信去對阿難陀說:「尊者!我現在生著大病,恐怕是沒有好的希望了,請求尊者慈悲,前來看我一次!」

  像這樣可憐的要求,最使阿難陀動心,第二天早晨,他就在著衣持缽出外乞食前,順便去看她,她衣服不整的躺在床上不起來,見到阿難陀走近時,她用多情的眼睛,眨都不眨的注視著他,阿難陀見到她那含情的姿態,已明白一切,他馬上轉身就走,不好意思再看她,她見到已經來了的阿難陀,不說一句話回身而去,一定是不滿意她的行為,她馬上生起慚愧心,趕快起床,著衣敷坐具,追上阿難陀,請他就坐,阿難陀坐後,就開示道:

  「妳不可以用不淨的東西來養身,不可以憍慢養心,不可以存碰觸之想、淫欲之念,妳病了,把身心安住於無所求的境界,你就會痊癒了。」

  年輕的比丘尼,像是忘記她已經出家的身分,仍然低著頭,含情脈脈的說道:

  「我不是不懂你的道理,沒有好吃的、沒有好穿的,我都能忍受,唯有對你的情愛,我怎樣努力也抑制不住。人,為了保身安心,不能不有所求!」

  「你千萬不可這麼想,人求衣食住是為了保身,保身是為了修道,修道才能安心,忘道而求身上不實的欲樂那就錯了。商客塗酥油於車,但無染著之想,只為了使車轉動;生瘡者塗酥油於身,並非為飾身,也非為欲樂,只是為治瘡而已!我們養身安心,要斷欲念,離樂想,遠離有漏心,求真實之道,不可為虛幻無常之法所迷!」

  比丘尼聽後,深深感動,息滅愛欲之念,獲得法眼。

4.- THUYẾT PHÁP CHO TÌ KHEO NI:

Vừa đẹp trai lại vừa giàu tình cảm, tôn giả A Nan không những đã làm cho các cô gái thế tục mê mệt theo đuổi, mà cả đến một số các ni cô cũng động tâm luyến mộ. 

Đối với ni chúng, tôn giả luôn luôn hết lòng giúp đỡ; thêm vào đó, tôn giả lại rất có duyên, cho nên đã được các ni cô đặc biệt mến mộ. 

Chẳng hạn, một lần nọ, tôn giả và tôn giả Đại Ca Diếp cùng đi hành hóa. Khi tới một ni viện, tôn giả đã được các ni cô mời lên pháp tọa trước, rồi sau đó mới mời đến tôn giả Đại Ca Diếp; mặc dù về tuổi đời, tuổi đạo, giới hạnh, tôn giả đều kém thua tôn giả Đại Ca Diếp, nhưng các cô không cần để ý đến những điều đó.

Trong đời sống xuất gia, tâm lí mỗi người giống như một bãi chiến trường, ở đó, lí trí và tình cảm luôn luôn giao chiến với nhau thật mãnh liệt. Nếu lí trí thắng thì hành giả thành Phật, thành Tổ; nếu tình cảm thắng thì vẫn là phàm phu tục tử, nhưng nói cho cùng, nếu bảo những người đã xuất gia phải giống như cây khô, tro nguội, hoàn toàn không của có một tí tình cảm nào, thì cũng là điều khó có thể có được.

Trong ni viện gần tu viện Kì Viên, có một ni cô trẻ tuổi đang tu học. Thấy A Nan có phong thái nhu hòa văn nhã, cô đã ngày đêm ôm ấp ưu tư. Nhưng khổ nỗi, như cổ ngữ Trung Hoa có nói: “Nam nữ thọ thọ bất thân”, huống chi kia là chốn tăng viện nghiêm cẩn, ngăn cách! 

Cho nên, dù cô có thương trộm nhớ thầm tôn giả đi nữa thì cũng không có cách gì vượt qua phạm vi giới cấm; cùng lắm thì cũng chỉ cố nhìn trộm được vài cái mà thôi, còn muốn gì khác thì hoàn toàn vô vọng. 

Cho đến một hôm, cô bị bệnh. Cô nhờ người sang nhắn riêng với tôn giả: “Thưa thầy, con đang bệnh nặng, sợ khó qua khỏi, xin thầy từ bi ghé sang thăm con một lần”. 

Lời yêu cầu thật đáng thương đó đã làm cho tôn giả cảm động. Sáng hôm sau, trước khi vào thành khất thực, tôn giả tiện đường ghé vào thăm cô. Lúc tôn giả bước vào, cô đang nằm trên giường, áo chăn xốc xếch. Cô đã nhìn tôn giả một cách say đắm bằng cặp mắt đầy tình tứ. Nhìn thấy thái độ ấy, tôn giả bỗng hiểu rõ tâm ý cô, cho nên không nói không rằng, tôn giả quay lưng bỏ đi. 

Thấy vậy, cô cũng hiểu ra rằng, tôn giả bỏ đi mà không nói một lời là tại vì tôn giả không bằng lòng về hành vi vừa rồi của mình. Cô thật thấy hổ thẹn, bèn ngồi bật dậy, lấy áo mặc vào đàng hoàng, rồi trải tọa cụ ra, chạy theo năn nỉ tôn giả trở lại, mời ngồi xuống tọa cụ. Sau khi ngồi xuống, tôn giả khai thị:

- Sư cô! Người tu hành không nên dùng các thứ dơ dáy để nuôi dưỡng thân mạng, không nên dùng sự kiêu mạng để nuôi dưỡng tâm tính, không nên chứa chấp những ý tưởng ái dục. Trong lúc bện hoạn, sư cô nên để thân tâm nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh lặng, hoàn toàn không có gì để mong cầu, thì bệnh sẽ rất chóng khỏi.

Nhưng dường như lúc này cô đã quên mất mình là người xuất gia, vẫn cúi đầu mà nói trong nghẹn ngào:

- Không phải là con không hiểu những điều thầy dạy. Không có cơm ăn, áo mặc, con có thể chịu đựng được, chỉ có tình yêu đối với thầy, dù con đã rất cố gắng, nhưng không làm sao chế ngự được. Làm người, vì để giữ gìn thân mạng và an ổn tâm hồn, làm sao mà không có điều mong cầu thưa thầy!

- Không phải vậy đâu, sư cô! Tất nhiên là chúng ta cần cơm ăn, áo mặc, và chỗ ở để giữ gìn thân mạng, nhưng giữ gìn thân mạng là để tu tập. Có tu tập thì tâm ý mới an ổn. Quên việc tu tập mà chỉ mong cấu các thứ dục lạc giả dối để nuôi dưỡng thân tâm là điều vô cùng lầm lẫn.

 Người đi buôn bơm dầu mỡ vào xe là để làm cho xe chạy dễ dàng, chứ không có ý tưởng đắm trước gì đối với những thứ dầu mỡ đó; người bị ghẻ chóc thì xức dầu lên da để trị ghẻ, tuyệt nhiên không phải vì trang sức thân thể hay muốn chuyện vui. 

Cũng vậy, chúng ta muốn nuôi thân, an tâm, thì phải chặt đứt niệm ái dục, đánh tan những ý tưởng ham vui, chuyển hóa tâm hữu lậu. 

Hãy tìm đến với đạo chân thật mà đừng để bị mê hoặc bởi những pháp hư huyễn, vô thường.

Do đang yêu mà cô chăm chú nghe. Nhờ chăm chú nghe mà cô thấy được chỗ sâu xa, rồi tâm như bị chấn động, tức khắc dứt được niệm ái dục, và được pháp nhãn thanh tịnh.

分餅的流言

  阿難陀了為女眾的事,常常為自己招來麻煩,被人嫉妒、被人批評,佛陀為了他,也常常煩心。

  不過,他和迦留陀夷不一樣,他不去找女眾,而女眾常常來找他,他對女眾有著純潔的感情,而沒有愛慾的念頭,我們從他對比丘尼的開示就可以知道。

  可是,不管你對女眾有怎樣純正的念頭,在教團中,好像凡牽涉到女眾的事,總不是光榮的事,因為男女相愛,雖不是什麼大的罪惡,但總是不淨的行為。

  有一次,佛陀住在舍衛國的時候,有一個檀越做了很多糯米糕前來供養,佛陀叫阿難陀將米糕分給諸比丘,阿難陀分好以後,還剩下很多,佛陀就叫他再分給舍衛城中貧苦的人!

  阿難陀遵照佛陀的指示,召集貧苦的人前來領糕,這一集合,就有好幾千的窮人,阿難陀看看人數,再看看米糕,一個人分一個是沒有問題。

  阿難陀在分糕的時候,其中有一個裸形外道的美麗少女,正當阿難陀要分給他的時候,真不巧,有兩個糕黏在一起分不開,阿難陀沒有辦法,就把它當做一個分給他,這本是無心的事情,可是給慣於說人是非的人看到這情形,就引起了他們很大的譏嫌,一面嫉妒,一面好奇,好多人都在議論紛紛的說著:「英俊的阿難陀,將雙份的米糕分給漂亮的少女,難道他們很早就有了特殊的交情?」

  阿難陀聽到別人這麼說,心中非常不高興,想到人言可畏,真不知如何做人處事才好?尤其是做一個修行的人,有很多吃虧的地方,社會上的人,以為修行者應該忍辱,他們總喜歡用冷嘲熱諷來傷害修行者的心!

  佛陀常常教誡弟子們要避免社會譏嫌,尤其是男女問題,不管你的修行怎麼好,若人批評與女人有染時,你就不能揚眉吐氣,事實上還沒有證得聖果的修道者,說完全不會被女色誘惑,那是不可能的。

  不過,修道者對於愛欲的防線比較堅固,警覺性比較堅強,阿難陀常感到為女眾苦惱,有一次他在靜處思維的時候,想道:「世人都是由愛欲而生的,每日的生活也是在滾滾的愛欲中而不知厭倦,人們一面自己喜歡追求愛欲,一面又喜歡嘲笑別人與愛欲的關係,愛欲為人間帶來苦惱,帶來紛爭,佛陀常常訶欲,實在是有甚深的道理。」

  阿難陀從來不曾這麼認真的想過這個問題,這次為了多分一塊米糕給一位美貌的少女,引起了譏嫌,他才如此痛切的思維這個問題,到了日沒時,他就起坐,徐徐的整衣,來到佛陀的面前,把自己的感想告訴佛陀。佛陀聽了以後,還說了一段他往昔因中的事:

  「阿難陀!你說得不錯,人們浸在欲海中不知厭倦,在過去世中,有一位名叫頂生的國王,以正法治民,不用刀杖而能降伏惡人,可是他不能滿足有限的國土,於是設法征服他國,到處都有人稱讚頂生王的德化,國土人民的欲望滿足了,各國的佳麗,任他選擇,他又為美色所囚,很多美女日夜侍候他,他還不滿足,想把別國的國王刺死,把王后奪來,就因為貪欲無厭,沉迷色海,王政日弛,終於民怨沸騰,政權崩潰,悽慘的度過了晚年!

  「阿難陀!欲的無止境,其害如此,所謂頂生王者,便是我的前生。」

  聽了佛陀開示以後的阿難陀,也知道像他這樣溫和的人,對於愛欲問題,是急需下工夫遠離的!

5.- BỊ DÈM PHA VÌ CHIA BÁNH:

Vì cứ phải dính líu đến những vấn đề liên quan tới nữ giới mà A Nan thường phải chuốc lấy những điều phiền phức, như bị ganh ghét, bị phê bình. 

Chính đức Phật cũng nhiều khi rất khổ tâm vì những chuyện ấy dù biết rằng tôn giả luôn luôn đối xử với nữ giới bằng một tâm niệm thuần khiết. Tôn giả không bao giờ đi tìm các cô, tôn giả không bao giờ có tâm niệm luyến ái; cứ xem lại câu chuyện tôn giả giáo hóa cho vị tì kheo ni trẻ tuổi ở trên thì đủ rõ.

Thực ra, trong đời sống thế tục, trai gái yêu thương nhau không phải là tội lỗi, nhưng trong đời sống tăng đoàn thì bất cứ hành vi nào có dính dáng tới nữ giới, đều bị coi là hành vi không trong sạch. Dù quí thấy có đối với nữ giới bằng một ý niệm thuần chính thì cũng bị coi là không được trong sáng.

Một hôm, lúc Phật đang trú tại thành Xá Vệ, có một vị thí chủ nấu thật nhiều bánh nếp đem đến cúng dường. Phật bảo A Nan đem bánh chia cho đại chúng. 

Sau khi chia xong, số bánh còn lại vẫn rất nhiều. Phật bảo tôn giả đem chỗ bánh còn lại ấy chia cho những người nghèo khổ ở trong thành. T

ôn giả vâng mệnh, đi mời hết đám dân nghèo đến, tính ra cũng có tới vài nghìn người. Tôn giả xem chừng số người và số bánh thì có thể mỗi người cũng được một cái. Tôn giả bèn theo thứ tự bắt đầu phân phát bánh. Khi đến lượt một cô gái vô cùng xinh đẹp thuộc giáo phái Lõa Hình thì tôn giả bốc trúng một cặp bánh dính nhau, không tách ra được. Chẳng biết làm sao, tôn giả đưa nguyên cặp bánh ấy cho cô gái. Đó là một việc hết tình cờ, và tôn giả rất vô tâm, nhưng tức khắc nó đã trở thành đầu đề dèm pha cho những kẻ vẫn quen xấu miệng và đầy ác ý.

 Họ riễu cợt: “Đại đức A Nan đẹp trai kia đã chia cho cô gái diễm lệ nọ những hai cái bánh, chắc là giữa họ đã có tình ý gì với nhau rồi!” Nghe được những lời đàm tiếu kia, tôn giả cảm thấy không vui. Con người thật đáng sợ, thật chẳng biết cư xử ra sao mới được! 

Làm người tu hành đã là điều khó, mà nhiều người trong xã hội, vì cho rằng tu hành thì phải nhẫn nhục, cho nên họ cứ thích chọc ghẹo, trêu cợt, quấy phá, cốt làm cho tổn thương tâm đạo của người tu hành!

Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử nên tránh mọi trường hợp có thể làm cho người ta dèm pha, nhất là về vấn đề trai gái. Chẳng cần biết công phu tu tập của mình cao thấp thế nào, chỉ cần có người chê cười mình có liên hệ nọ kia với nữ giới, là mình không dám ngẩng mặt nhìn ai được! 

Thực ra, đối với những vị tu hành chưa chứng quả thánh mà bảo hoàn toàn không bị nữ sắc mê hoặc thì cũng thật khó. Dù biết vậy, khi mọi người đã quyết tâm tu tập thì đối với ái dục phải luôn luôn đề cao cảnh giác, quyết chí đề phòng cho thật cẩn thận mới được. 

Tôn giả A Nan thường bị nhiều khổ não do nữ giới mang đến, cho nên một hôm, nhân tĩnh tọa ở một nơi vắng lặng, tôn giả đã quán niệm: “Con người do ái dục mà sinh ra. Hằng ngày họ sống trong biển sóng ái dục cuồn cuộn mà không biết chán. Người ta một mặt thì vui thích thụ hưởng ái dục! một mặt lại cười chê người khác theo đuổi ái dục! Ái dụ luôn luôn đem đến cho người đời bao nhiêu khổ não và tranh chấp; cho nên đức Thế Tôn thường quở trách về tâm luyến ái, thật là chí lí!”.

Từ trước đến giờ tôn giả chưa từng có những ý nghĩ như thế. Hôm nay, nhân vì chuyện chia bánh cho một cô gái mà bị mang tiếng, cho nên tôn giả mới thấy thấm thiá tình đời. 

Bởi vậy, khi hoàng hôn xuống, tôn giả rời chỗ ngồi, sửa áo ngay ngắn, về chỗ Phật ngự, đem hết những ý nghĩ vừa qua trình lên. Phật chú ý lắng nghe, nhân đó kể cho tôn giả nghe một câu chuyện tiền thân của Ngài như sau:

- Này A Nan! Thầy nói rất đúng, người đời mê đắm trong biển ái dục mà không bao giờ biết nhàm chán. 

Ngày xưa có một vị quốc vương tên gọi Đỉnh Sinh. Ông đem tinh thần chánh pháp để trị dân, không dùng hình phạt mà bao nhiêu kẻ xấu đều hướng thiện, nhưng vì không thỏa mãn với cương thổ hạn hẹp của nước mình, ông đã đi chinh phục các nước khác Ông đến đâu cũng được mọi người qui thuận và ca tụng là một vị quốc vương nhân đức. Vậy là ông đã toại nguyện trong việc chinh phục. 

Ông lại được các nước dâng cho vô số gái đẹp, tha hồ chọn lựa. Thế là ông bị đám gái đẹp vây quanh. Lòng dục của ông dâng lên cuồn cuộn, bao nhiêu gái đẹp hầu hạ ngày đêm vẫn chưa vừa lòng, ông còn giết vua nước khác để đoạt lấy hoàng hậu. Nhân vì tham dục quá độ, cuối cùng ông bị dân chúng óan ghét và nổi loạn, vương triều sụp đổ, và ông đã phải trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời thật thê thảm! 

Thầy A Nan! Nếu không ngăn được tâm ái dục thì phải chuốc lấy sự bại hoại như thế đó. Vua Đỉnh Sinh ngày xưa là tiền thân của Như Lai.

做佛陀的侍者


  因為阿難陀在佛陀心目中是紹隆佛種的人,可是他的女難特別多,為了讓阿難陀把持自己,專心修道,佛陀就想叫阿難陀做自己的侍者。

  這是佛陀成道的第二十二年,佛陀已經五十三歲了,那時佛陀正住在竹林精舍,阿難陀被選為佛陀的侍者。

  在這以前,佛陀初成道不久,曾有舍利佛和目犍連侍奉過佛陀,後來那迦波羅比丘也侍奉過佛陀,可以說,二十年來,佛陀沒有常隨的侍者,侍奉佛陀都是由諸比丘輪流。

  大概由於佛陀漸漸年老了,需要一個常隨的侍者,諸比丘弟子們就集合一起,公推一位能侍奉佛陀的人做侍者,這次集合的上首弟子很多,在這些人中,憍陳如首先站起來自薦佛陀的侍者,他是五比丘之一,是佛陀習苦行時跟隨的舊臣,可以說他是有比丘的第一人,他的年紀雖高於佛陀,卻有著終生侍奉佛陀的赤誠,但佛陀不允准他,佛陀說他的年紀已老了,只要自己照顧自己就好,後來還有好多位要求准予做侍者,佛陀都叫他們各處去弘法而辭謝之,這時目犍連知道佛陀的意思,他和舍利弗來勸阿難陀道:

  「阿難陀比丘!佛陀的意思是要你做他的侍者,譬如樓閣東面開窗,朝日必定先照到西壁,你年輕有為,聰明溫和,我們希望你能夠承擔!」

  阿難陀聽後,以任重而推辭,經過目犍連、舍利弗的勸說,阿難陀提出三個條件:

  一、佛陀的衣服,無論新舊,他不要穿著。
  二、如有信眾請佛陀應供,他不侍奉前去。
  三、不是去見佛陀的時候,他不去見,此外都願侍奉佛陀。

  目犍連和舍利弗把阿難陀的意思轉呈給佛陀,並向佛陀轉達阿難陀的條件,佛陀非但沒有生氣,而且非常歡喜的讚歎道:

  「阿難陀真是有品格的比丘,他提出的要求,是為了避免譏嫌,是必要的預防。因為阿難陀比丘是怕別人批評,說阿難陀是為了穿衣才侍奉佛陀的,阿難陀是為了食物才侍奉佛陀的,他知道預防,才有這樣的要求。」

  從此阿難陀做了佛陀的侍者,這時他的年齡也只二十多歲,在他侍奉佛陀二十七年的歲月裏,他都遵照佛陀的意旨行動,依教奉行,跟隨佛陀的身後,到各地弘化,以這樣的因緣,如大海似的佛法,完全流入阿難陀的心中。

  年輕的阿難陀,每天跟隨著佛陀,女難是少有了,他儼然成為佛陀與諸比丘之間的調和者。

  在僧團裏,他經常保持著謙虛、虔敬、慚愧的心裏,不少的信眾,因為阿難陀的關係而皈依了佛教,雖然阿難陀遇到不少女難,大家對他有過非常不利的批評,可是一到他負擔責任時,就修養得更成熟了。

6.- LÀM THỊ GIẢ CỦA PHẬT:

Từ lâu Phật đã thấy rõ A Nan là người có thể nối truyền chánh pháp. Bởi vậy, khi thấy tôn giả bị nạn về nữ giới quá nhiều, Phật muốn tôn giả phải làm thị giả cho mình để tôn giả có thể tự giữ mình và chuyên tâm tu tập.

Lúc bấy giờ là 22 năm sau ngày thành đạo, Phật đã 53 tuổi. Lúc ấy Ngài đang trú tại tu viện trúc Lâm và tôn giả A Nan được chọn làm thị giả thường xuyên cho Ngài. 

(Theo Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh thì tôn giả A Nan được chọn làm thị giả thường xuyên cho đức Phật vào năm thứ 20 sau ngày Phật thành đạo; lúc đó Phật 55 tuổi. Tôn giả đã được chọn trong một buổi họp của quí vị trưởng lão tại giảng đường Lộc Mẫu ở gần tu viện Kì Viên, thành Xá Vệ; chứ không phải ở tu viện Trúc Lâm, thành Vương Xá. - Chú thích của người dịch). 

Trước đó, sau khi Phật thành đạo không lâu, đã từng có quí vị đại đức Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên hầu hạ Phật; sau đó thì có đại đức Ca Ba La, nhưng từ 20 năm trở lại đây thì Phật không có một vị thị giả thường xuyên nào, mà việc hầu hạ Phật đều do chư tăng thay phiên nhau.

Nhân vì, gần về già, Phật cần có một vị thị giả thường xuyên luôn ở bên cạnh. Cho nên một hôm chư vị tì kheo đã hội họp lại để đề cử một vị đứng ra lãnh trách nhiệm này. Trong buổi họp, các vị đệ tử thượng thủ của Phật đã có mặt đông đủ. Trong số các vị ấy, Kiều Trần Như (Kaundinya - Kondana) là người đầu tiên đứng lên xin nhận làm thị giả cho Phật. Tôn giả Kiều Trần Như nguyên là một trong những người bạn đồng tu khổ hạnh với Phật khi xưa. Tôn giả cũng là vị tì kheo đầu tiên của tăng đoàn. Dù tuổi tác có cao hơn Phật, tôn giả vẫn nguyện đem hết cuộc đời còn lại để hầu hạ Phật, nhưng Phật không chấp thuận, vì Ngài thấy tôn giả đã già, chỉ mong tôn giả tự lo mọi việc cho mình cũng đã là quí lắm rồi. Sau đó, một số quí vị khác cũng xung phong lãnh trách nhiệm, nhưng Phật đều khuyên họ nên đi hành hóa các nơi thì tốt hơn. Lúc ấy, Mục Kiền Liên hiểu được ý tứ của Phật, bèn cùng Xá Lợi Phất khích lệ A Nan rằng:

- Su huynh A Nan! Ý của đức Thế Tôn là muốn sư huynh làm thị giả cho Người. Ví như vào buổi sáng, khi tòa nhà mở cánh cửa phía Đông thì ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào bức vách phía Tây. Sư huynh tuổi còn trẻ, tâm ý minh mẫn, thông minh, nhu hòa, chúng tôi hi vọng sư huynh nhận làm thị giả cho đức Thế Tôn.

A Nan thấy trách nhiệm nặng nề nên không dám nhận; nhưng vì hai vị tôn túc khuyên bảo mãi, cuối cùng tôn giả đã nhận lời với ba điều kiện:

1) Tôn giả sẽ không mặc y phục của Phật, bất luận cũ mới; 

2) Nếu có vị thí chủ nào thỉnh Phật thụ trai, tôn giả sẽ không đi cùng với Ngài; 

3) Nếu không phải lúc đến gặp Phật thì tôn giả không đến. 


Ngoài ba điều kiện ấy ra, tôn giả nguyện tuân theo ý chỉ của đại chúng để hầu hạ Phật. 

(Theo Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh thì tôn giả A Nan đã xin Phật chấp nhận đến 8 điều kiện: 

1) Phật đừng cho tôn giả những y áo mà thí chủ đã cúng dường Ngài; 
2) Phật đừng cho tôn giả những thức ăn mà thí chủ đã cúng dường Ngài; 
3) Phật đừng cho tôn giả ở cùng một tịnh thất với Ngài;
 4) Phật đừng cho tôn giả đi theo khi thí chủ thỉnh Ngài thọ trai; 
5) Xin Phật cùng đi với tôn giả khi tôn giả được thí chủ mời thọ trai; 
6) Phật cho phép tôn giả được quyền tiến dẫn hay từ chối những người muốn tham kiến Ngài;
 7) Phật cho phép tôn giả hỏi lại những điều gì Ngài nói mà tôn giả chưa hiểu; 
8) Xin Phật lập lại đại ý những bài pháp thoại mà vì bất đắc dĩ tôn giả đã không được nghe. - Chú thích của người dịch). 


Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đem ý nguyện của A Nan trình lên Phật. Ngài hoan hỉ chấp thuận và khen ngợi:

- A Nan là một vị tì kheo có phẩm cách. Những điều kiện của thầy ấy đưa ra đều nhằm tránh miệng tiếng dèm pha; vì người ta có thể cho rằng, thầy ấy vì muốn có áo mặc nên chịu hầu hạ Như Lai; vì muốn có thức ăn ngon nên chịu hầu hạ Như Lai ... Thầy ấy đề phòng như thế rất phải!

Từ đó tôn giả làm thị giả thường xuyên cho Phật. Lúc đó tôn giả khoảng trên 20 tuổi. 

(Theo các niên đại đã được chính thức công nhận về tiểu sử đức Phật, tính ra, tôn giả A Nan được chọn làm thị giả thường xuyên cho Phật lúc 35 tuổi, và đã hầu hạ Phật cả thảy 25 năm. - Chú thích của người dịch).

 Trong suốt 27 năm hầu hạ Phật, mỗi hành vi cử chỉ, tôn giả đều tuân theo lời chỉ dạy của Phật. Ngài đi hành hoá nơi nào, tôn giả cũng luôn luôn theo sau. Vì nhân duyên đó, Phật pháp rộng như biển cả đều chảy hết vào tâm của tôn giả, và cũng do được hằng ngày ở bên Phật mà những khổ nạn về nữ giới ngày càng bớt đi, tôn giả nghiễm nhiên trở thành cái gạch nối giữa Phật và chư vị tì kheo.

Sống trong tăng đoàn, tôn giả luôn luôn tu tập các đức tính tàm quí, khiêm nhường và cung kính. Rất đông các tín chúng vì quen biết tôn giả mà được bước vào đường đạo. Tuy trước kia từng bị nhiều phiền phức, vì nữ giới đến nỗi bị miệng tiếng đàm tiếu, nhưng từ ngày gánh vác trách niệm quan trọng thì tôn giả đã tu dưỡng rất chín chắn.

友情法愛

  已經做了佛陀的侍者,但還沒有開悟的阿難陀,在僧團中,大家把他當做上首一般的尊敬,尤其他那溫和的性格,使接觸的人,都有如沐春風一般的感覺,他和人相處,從不揚己之長,顯人之短,他總是隱惡揚善,盡力幫助人,盡力給人方便,就是有時和外道談論到佛法,也只是限於顯正而不是破邪,他從不願割人的肉而補自己的膚,他像和暖的春陽,慢慢的溶解冰塊。

  阿難陀住在竹林精舍時,曾使俱迦那外道不敢提出問題來向僧團問難,在瞿師羅園的時候,他曾感動旃陀外道,歡歡喜喜的奉行佛法,阿難陀雖不和人滔滔雄辯,但從他在外道中的知名,由此可知他的攝受力。

  因為阿難陀的人緣好,在俗的朋友,在僧的比丘,和他交往的人很多,他肯聽人說法,也肯說法給人聽,佛陀曾說過,阿難陀一見到人的容貌與風采,就能預知其人性情,他對在俗的人,像慈母一般的愛護,對於上首的長老,他是如父親一樣的敬重。

  阿難陀有一位在俗的舊友盧夷,住在波婆城,有一天,佛陀帶領弟子們光臨時,城中的摩羅族都很高興的歡迎,並且相約說,哪一個不出來歡迎佛陀,就罰他黃金百兩。盧夷對佛法毫無信心,除阿難陀外,他不尊敬任何一位出家人,甚至連佛陀在內。

  可是,這一天,盧夷跟在歡迎佛陀的行列中,阿難陀一見,很驚奇的問他,他說是為了怕罰百兩黃金才跟著來歡迎的,阿難陀一聽,很是掃興,但他仍很熱情的和他招呼,不過,在到達後不久的休息時,阿難陀把盧夷的為人說給佛陀聽,佛陀很同情,說他可憐,命令阿難陀把他帶到面前來,佛陀對他開示很多話,他終於心開意解,發心皈依三寶,受持五戒。

  後來盧夷常以衣服、醫藥、臥具等等供養佛陀。本來就是老朋友,現在又是同一信仰,使阿難陀把他的家看做自己的家一樣。

  有一天,阿難陀少一件衣服穿,就去盧夷家中要,真不巧,那天盧夷不在家,阿難陀想,既然來了,總不能空手而回,他就不客氣的叫盧夷的妻子把衣箱搬出來,隨便拿了一件回去,後來盧夷回來聽到妻子說起,他馬上跑去訪問阿難陀,他說:

  「你為什麼不選一件好的衣服,偏偏拿那件粗衣?」

  阿難陀回答說:

  「好的衣服,我現在不需要,我把那件衣服做了浴巾替你送給上座的比丘去用了。」

  他倆的感情是如此的親密,當然教團裡有一部份人反對這種無拘無束的態度,可是,佛陀卻不曾阻止阿難陀的這種行為。

  做了侍者的阿難陀,雖然不像舍利弗和目犍連有那麼活躍的進取精神,但也不像大迦葉那麼保守,因為溫和的人,他的性情,總是中庸的為多。

阿難陀曾協助佛陀將為了愛欲要還俗的掘多比丘勸回來,並且鼓勵他修行,使他證果;他曾調和過僧團的爭執,使爭執不下的人復歸於好,他曾在祗園精舍和舍利弗論道,研討「滅」、「六觸」等問題;在巴連弗城和跋陀羅談說各種問題;在俱睒彌國為諸比丘說修道的要點;在東園曾代佛陀應比丘之請前去說法;他讚歎目犍連的孝心,宣揚富樓那的說法。在教內教外,他對人的法情友愛,充份的表現出他已盡了大弟子的任務了。

7.- TÌNH BẠN TRONG ĐẠO NGOÀI ĐỜI:

Đã làm thị giả cho Phật, dù chưa chứng quả thánh, tôn giả vẫn được tăng đoàn kính trọng và xem ngang hàng với các vị thượng thủ. Tính tình của tôn giả vốn rất nhu hòa, khiến cho bất cứ ai tiếp xúc với tôn giả đều cảm thấy mát mẻ như đang đứng trước gió xuân.

 Đối với người, tôn giả không bao giờ khoe cái sở trường của mình và chê cái sở đoản của người. Tôn giả hết lòng giúp đỡ người, lúc nào cũng nói tới những điều tốt đẹp của người và tránh đề cập tới những chuyện không tốt.

 Có những khi đàm luận Phật pháp với ngoại đạo thì tôn giả chỉ trình bày cho họ thấy những điều chân chính của Phật pháp mà không hề đã kích những điều sai trái của ngoại đạo. Tôn giả giống như mặt trời ấm áp của mùa xuân, từ từ làm tan đi băng tuyết.

Khi trú tại tu viện Trúc Lâm, tôn giả đã từng khiến cho ngoại đạo Câu Ca Na không dám đem những vấn đề của ông ta đến vấn nạn tăng đoàn. Tại công viên Cù Sư La, tôn giả đã cảm hóa được ngoại đạo Chiên Đà, làm cho ông ta phát tâm hoan hỉ quay về với Phật pháp. Tôn giả không hề sử dụng thuật hùng biện để tranh luận thao thao bất tuyệt với người, nhưng xem những thí dụ trên thì đủ thấy tiếng tăm của tôn giả lừng lẫy trong giới ngoại đạo như thế nào!

Tôn giả được rất nhiều người, ở trong tăng đoàn cũng như ở ngoài thế tục, thích kết làm bạn. Tôn giả biết nghe người nói, mà cũng biết nói cho người nghe. Bởi vậy Phật đã từng nói, chỉ cần trông thấy hình dáng và tư thái của một người thì A Nan có thể biết ngay tính tình của người ấy. Đối với người thế tục, tôn giả thương mến bảo hộ như mẹ hiền đối với con cái; đối với các bậc trưởng lão trong tăng đoàn, tôn giả dịu dàng dễ thương như em gái đối với các anh chị.

Tôn giả có một người bạn cố tri, thân thiết, tên là Lư Di, sống tại thành Ba Bà. Một hôm Phật dẫn chúng tăng đến đó hành hóa. Toàn thể bộ tộc Ma La ở trong thành nghe tin đều vui mừng hớn hở nghênh đón.

 Họ bảo nhau, nếu ai không chịu đón tiếp Phật và tăng đoàn thì phải bị phạt một trăm lượng vàng. Lư Di vốn chưa từng có lòng tin đối với Phật pháp, cho nên, ngoài người bạn quí của ông là A Nan ra, ông không kính trọng bất cứ một vị xuất gia nào, kể cả Phật. 

Tuy nhiên, trong đám đông dân chúng đi đón tiếp Phật ngày hôm đó cũng có mặt ông. Tôn giả thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng; hỏi, thì ông cho biết chỉ vì sợ bị phạt một trăm lượng vàng mà ông bất đắc dĩ phải nghênh đón Phật! Tôn giả nghe thế thì chưng hửng, tuy vậy, vẫn tiếp chuyện ông một cách đậm tình như thuở trước. 

Sau đó, nhân lúc nghỉ ngơi, tôn giả thưa chuyện với Phật về trường hợp ông bạn Lư Di của mình. Phật cũng nghĩ như tôn giả là Lư Di rất đáng thương, và bảo tôn giả tìm cách khéo léo đưa ông ta đến gặp Ngài. Sau cuộc gặp gỡ với Phật, Lư Di thấy tâm mình sáng tỏ ra, liền phát tâm qui y Tam Bảo và thọ trì năm giới. Từ đó ông thường đem cúng dường Phật những thứ cần thiết như y phục, cơm nước, thuốc men, chăn chiếu v.v... 

Riêng A Nan, từ ngày Lư Di qui y, tôn giả đối với ông ta càng quí mến hơn nữa, vì ngoài tình bạn cố tri ra, bây giờ ông lại cùng tôn giả đi chung một con đường, thờ chung một thầy, bởi vậy, tôn giả đã coi ông như người một nhà.
Một hôm vì thiếu áo mặc. Không may, khi tôn giả đến nơi thì Lư Di đã đi vắng, nhưng, đã đến chẳng lẽ lại về không! Tôn giả bèn rất tự nhiên, bảo vợ Lư Di đem rương quần áo của chồng ra, tự tiện chọn lấy một chiếc áo đem về. Khi Lư Di về đến nhà, nghe vợ thuật chuyện lại, ông đã chạy ngay lên tu viện hỏi tôn giả:

- Con có nhiều áo vải tốt lắm, sao thầy không chọn lấy một chiếc mà lại lấy chiếc áo xấu như thế?

Tôn giả trả lời:

- Tôi không cần đến đến vải tốt. Tôi chỉ cốt dùng nó làm chiếc khăn tắm cúng dường cho một vị thượng tọa giùm cho đạo hữu mà thôi.

Hai người đối xử với nhau thân mật như thế đó! Nhưng trong chúng có một số vị lại cho rằng hành động này của tôn giả là không thận trọng. Tuy nhiên, Phật đã không quở trách gì về chuyện ấy.

Thầy thị giả A Nan, tuy không có tính hoạt bát, cấp tiến như hai tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, nhưng cũng không quá bảo thủ như tôn giả Đại Ca Diếp, mà vì tính tình ôn nhu cho nên ở hầu hết mọi trường hợp đều giữ mức trung dung. 

Đại đức Quật Đa, vì tâm vướng ái dục mà muốn hoàn tục. Tôn giả đã giúp Phật trong việc khuyến hóa vị này trở lại đời sống tu hành. Và cũng nhờ sự cổ lệ, giúp sức của tôn giả mà đại đức Quật Đa đã tu tập một cách tinh tấn cho đến khi chứng được quả thánh. 

Tôn giả đã từng đứng ra hòa giải nhiều chuyện tranh chấp trong tăng đoàn, khiến cho những vị tính tình cố chấp, ưa gây sự nhất cũng phải tương nhượng. 

Tôn giả đã từng thảo luận với tôn giả Xá Lợi Phất về các vấn đề như “sự tịch diệt”, “sáu sự xúc chạm” v.v... tại tu viện Kì Viên; cùng đàm luận với Bạt Đà La về nhiều loại vấn đề khác tại thành Ba Liên Phất (Pataliputra - Pataliputta); đã từng nói pháp cho chư tăng ở nước Câu Diệm Di (Kosambi) nghe về những yếu điểm của sự tu tập. 

Tại tu viện Đông Viên (Purvarama), tôn giả đã từng thay mặt Phật nói pháp thoại theo lời thỉnh cầu của chư vị tì kheo. Tôn giả cũng thường ca ngợi lòng từ hiếu của tôn giả Mục Kiền Liên và biệt tài nói pháp của tôn giả Phú Lâu Na ...

 Như thế đó, tôn giả đối với tất cả mọi người, tình đời nghĩa đạo rất tròn đầy, đủ để chứng tỏ tấm chân tình cũng như nhiệm vụ của một vị đệ tử lớn của Phật.


最大的憾事

  阿難陀一生的遺憾,恐怕要算他有一位哥哥提婆達多了。

  提婆達多也是當初七王子出家之一的王子,或許他是為了湊熱鬧才出家的,而不是真正發心出家,所以出家後他不安心修道,專門顯異惑眾,並想求得神通。

  做哥哥的提婆達多,和做弟弟的阿難陀,完全是兩種性情,提婆達多生來本性就是具有野心而不安本分的人。佛陀曾勸他還俗做在家弟子來護持佛法,千萬不可在僧團中惹是生非,但他不肯接受佛陀的忠告。

  他要佛陀教他學習神通的法門,而佛陀叫他先要淨化身心,不要貪求神通,因為神通不能代表德行。當佛陀拒絕他後,他很不服氣,就要求舍利弗、目犍連等大阿羅漢僧教他求學神通法門。舍利弗等知道他的習性,也加以拒絕,只教他觀察佛陀說的苦、空、無常、無我的道理就好。

  提婆達多叛逆的心逐漸擴大,他覺得不害死佛陀,不能發洩胸中怨恨,今後也不會有他的天下。

  有一次阿難陀跟隨佛陀經過耆闍崛山下,適巧被在山頂遊玩的提婆達多看到,他覺得這是千載難逢的機會,他就用巨石從山上推下來傷害佛陀,雖然他見到嫡親的弟弟阿難陀跟在身後,也沒有一點同胞之情,就將巨石推下,佛陀沒有躲讓,阿難陀則奔逃到很遠,大石滾在佛陀的身旁,過了一會,阿難陀才慌張的前來問佛陀道:

  「佛陀!沒有什麼事吧?這可能又是我哥哥提婆達多想來殺害佛陀,我真難為情,佛陀的處境太危險了。」

  佛陀安詳的回答道:

  「阿難陀!用暴力或陰謀危害佛陀,這是不可能的。過去提婆達多派惡漢行刺,後來又放出醉象來蹴踏,現在是投下巨石,你不要難過,各人造業各人當,佛陀的處境不危險,我看危險的是你,你看你剛才的樣子。」

  阿難陀的修養到底不及佛陀,他羞澀的笑道:

  「我剛才慌張恐懼的樣子,給佛陀看到了。」

  佛陀也笑笑,用手拍拍阿難陀,然後又再前進。

  在投石事件後不久,有一天阿難陀又隨侍佛陀出外行化,在路上遇到提婆達多帶領很多人迎面而來,佛陀很快的避開道路,走另外一條小徑,雖然一向溫和的阿難陀,此刻也激動著情緒,怏怏不樂的說道:

  「佛陀!您為什麼要避開提婆達多呢?他是佛陀的弟子,難道佛陀還要怕他嗎?」

  佛陀知道阿難陀心中不平,安慰他道:

  「阿難陀!我不是怕他,不過我不要和他相逢,何必同愚人見面呢?如同打惡狗,惡狗更是狂吠,他現在滿懷著邪念,不要理睬他,不就好了嗎?」

  師父讓路給弟子,就是在今日,像提婆達多這樣的弟子仍然很多。

  阿難陀聽了佛陀的話,心中雖然仍是不平,但也沒有再說什麼。

  有一次,提婆達多來擾亂佛陀的道場。佛陀在靜室裏靜坐,他就在集會所大聲的說道:

  「你們相信我的人站過來!」

  佛陀的弟子們沒一個理睬他,他對阿難陀斥責道:

  「阿難陀!你是我的弟弟,你也敢不相信我!」

  一向溫文儒雅的阿難陀,此刻已到了忍無可忍的程度,也不客氣的回答道:

  「今天是你幸運,若是尊者舍利弗和目犍連在座的話,一定不會容你放肆,佛陀此刻已在靜坐,請你不要吼叫,你這麼兇惡,想到你未來不幸的果報,我真為你憂愁!」

  提婆達多大怒,他幾乎要動手打阿難陀,但當他看到從來沒有如此震怒的阿難陀後,竟不敢把手伸出去,只得不聲不響的走了。

  不久,提婆達多的惡報現前,很悽慘的死去,但在阿難陀的心中,總覺得有這麼一位哥哥,是終身的遺憾!

8.- NỔI KHỔ TÂM LỚN NHẤT:

Người đã gây ra cho A Nan nổi khổ tâm và sợ sệt lớn nhất trong đời lại chính là anh ruột của tôn giả, tì kheo Đề Bà Đạt Đa.

 Ông vốn là một trong bảy vương tử đầu tiên thuộc dòng Thích Ca đi xuất gia. Có thể ông đã xuất gia vì ham vui bè bạn chứ không phải vì lòng chân thành, bởi vậy sau khi xuất gia, ông đã không chuyên tâm tu hành, mà chỉ khoe khoang những điều kì dị để lòe người và ôm ấp ý tưởng cầu chứng thần thông.

Tuy là anh em ruột, nhưng tính tình của Đề Bà Đạt Đa và A Nan hoàn toàn khác biệt nhau. Tâm tính của Đề Bà Đạt Đa vốn không chính trực, mà cũng không biết an phận. 

Đã nhiều lần Phật khuyên ông hoàn tục, thà làm một cư sĩ tại gia để hộ trì đạo pháp còn hơn là sống trong tăng đoàn mà gây rối ren, phiền luỵ, nhưng ông nhất định không nghe. 

Ông xin Phật dạy cho ông về thần thông, nhưng Phật bảo ông cần phải thanh lọc thân tâm chứ không nên ham có thần thông, vì thần thông không thay thế được cho đức hạnh. Ông lại không nghe lời khuyên này của Phật, cho nên đã đến nhờ hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dạy thần thông cho mình. 

Hai vị tôn giả này biết ông tính tình bất chính, nên cũng từ chối dạy thần thông mà chỉ dạy cho ông quán niệm về những nguyên lí “khổ, không, vô thường, vô ngã” mà thôi. 

Do đó, lòng thù nghịch của ông đối với Phật mỗi ngày một lớn. Ông nghĩ, chỉ còn cách giết Phật đi thì mối hận trong tâm ông mới giải tỏa được; hơn thế nữa, ông lại còn có thể thay Phật làm giáo chủ của giáo đoàn!

Một ngày kia, khi ông đang ngoạn cảnh trên đỉnh núi Kì Xà Quật thì bỗng thấy Phật cùng tôn giả A Nan đi ngang dưới chân núi. Thật là cơ hội nghìn năm khó gặp! Ông bèn xô một tảng đá thật lớn cho lăn xuống để hại Phật. Tuy có thấy người em ruột của ông đang đi sau Phật, nhưng ông vẫn dửng dưng, không chút động tâm vì tình máu mủ. 

Phật thấy tảng đá đang lăn xuống nhưng không né tránh, còn tôn giả thì vội vàng chạy ra xa, nhưng tảng đá chưa chạm người đức Phật thì đã dừng lại! Tôn giả chạy lại hỏi rối rít:

- Thế Tôn có sao không? Chắc cũng lại là ông anh của con là Đề Bà Đạt Đa muốn ám hại Thế Tôn nữa đây! Cảnh vừa rồi thật nguy hiểm cho Thế Tôn quá, làm con sợ hết hồn!

Phật an nhiên trả lời:

- A Nan ạ! Dùng bạo lực hoặc âm mưu hiểm ác để hại Như Lai thì không bao giờ hại được! Trước đây Đề Bà Đạt Đa đã từng cho người lén hành thích Như Lai; sau đó lại thả voi say để hại Như Lai; và bây giờ thì xô đá để giết Như Lai; thầy đừng lo lắng, ai tạo nghiệp thì chịu quả báo. Không có gì là nguy hiểm đối với Như Lai, nhưng nguy hiểm thực sự là đối với thầy, phải không A Nan, thầy xem vừa rồi thầy làm gì vậy?

Định lực của tôn giả thật không thể bì kịp với Phật! Việc vừa rồi làm cho tôn giả tự thấy xấu hổ, bèn mỉm cười thưa:

- Lúc nãy vì sợ quá mà con đã mất tự chủ!

Phật cũng mỉm cười, vỗ về tôn giả, rồi thầy trò tiếp tục bước đi ...

Sau khi sự việc này xảy ra không lâu, một hôm tôn giả theo Phật đi hành hóa. Đang trên đường, bỗng thấy Đề Bà Đạt Đa dẫn một đoàn người từ đàng trước đi lại, Phật liền tránh mặt, rẽ vào một con đường nhỏ mà đi. Tuy là người ôn hòa, nhưng trong trường hợp này tôn giả cũng cảm thấy không bằng lòng, nên bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao Thế Tôn lại lẩn tránh Đề Bà Đạt Đa! Sư huynh con là đệ tử của Thế Tôn, có thể nào Thế Tôn lại sư huynh con!

Biết lòng tôn giả đang bất bình, Phật an ủi:

- A Nan! Không phải Như Lai sợ ông ấy, mà chỉ vì không muốn chạm mặt với ông ta đó thôi. Tâm tính ông ta hiện chứa đầy những tư tưởng hung ác, cho nên tránh gặp mặt ông ta thì vẫn hơn; vả lại, đâu nhất thiết chúng ta phải chạm trán với người lòng dạ đen tối, phải không A Nan?

Ở thời buổi này, những trường hợp thầy phải nhường đường cho học trò giống như trường hợp Phật và Đề Bà Đạt Đa thuở xưa cũng không phải là ít vậy!

Một hôm khác, Đề Bà Đạt Đa lại đến quấy nhiễu đạo tràng của Phật. Lúc đó Phật đang tĩnh tọa trong tịnh thất, bên ngoài, ông đứng trước đại chúng nói thật lớn:

- Tất cả những vị tin theo tôi thì hãy đứng sang bên này!

Cả đại chúng không ai buồn nhìn đến ông ta. Ông quắc mắt nhìn về phía A Nan, giọng trách cứ:

- A Nan! Mi là em ruột ta mà cũng không theo ta sao?!

Dù vẫn rất hòa nhã, nhưng tôn giả cũng đã bực bội lắm rồi, đã không thể nhịn được nữa rồi, bèn nói thẳng:

- Hôm nay thật là may mắn cho sư huynh lắm đấy! Nếu có hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở tại đây thì hai vị ấy không để cho sư huynh buông lung như vậy đâu. Đức Thế Tôn đang tĩnh tọa, xin sư huynh không nên làm huyên náo. Sư huynh hung ác như vậy tất sau sẽ gánh lấy quả báo xấu xa. Em thật là lo buồn cho sư huynh!


Đề Bà Đạt Đa giận tái mặt, cơ hồ muốn đánh tôn giả, nhưng khi ông nhìn thấy người em mình xưa nay chưa bao giờ tức giận đến thế, bất giác tay ông chùn lại, rồi không nói không rằng, bỏ đi một mạch.

Không bao lâu, quả báo nhãn tiền đã đến với Đề Bà Đạt Đa, và ông đã phải chết một cách vô cùng thảm thiết. 

Riêng tôn giả A Nan, khi nghĩ đến mình có một người anh như vậy, lòng thấy đau buồn khôn tả!

夢的預言


  阿難陀做了佛陀二十七年的侍者,他很能觀機,當比丘、比丘尼以及在家信徒來參拜佛陀時,他總能安排適當的時間。尤其遠道而來求見佛陀的比丘,在未見佛陀之前,他們總歡喜先和阿難陀談談,因為阿難陀對他們有親切的慰藉。比丘尼最歡喜聽阿難陀的教誡,當阿難陀說:「各位!好好的遵守聖戒吧!」她們總歡歡喜喜的接受。在家男女信徒,也喜歡聽阿難陀說法,阿難陀總是教他們尊敬三寶,受持五戒,侍奉雙親,供養僧團。在家善男信女愛聽他講而不願他沈默,他還是沒有開悟的人,就已經具備有這些美德。他跟隨佛陀在各地弘法,時光迅速,轉眼間已是五十多歲的人了。

  有一天,佛陀在舍衛城的普會講堂對波斯匿王說法時,阿難陀的面色現出憂愁的樣子,佛陀問他為何如此,阿難陀說出他在一夜之中,夢見七項稀奇古怪的事,才會心裏有些驚慌。佛陀又問道:

  「你是夢見哪七事呢?」

  「佛陀!我第一個夢,是夢見大江河海,都被烈火焚燒起來,並且火燄直衝天上!」

  佛陀聽後,面色一變,像有所感觸似的解釋道:

  「阿難陀!聖者本不必說夢,但你的夢確實奇怪,大海江河被火焚燒,這是象徵著未來僧團中的比丘,惡逆盛,善心少,取得供養,復起鬥爭,這就如澄清的淨水,變成了火燄一般。你的第二個夢呢?」

  「佛陀!我夢見太陽將沒,娑婆世界一片黑暗,天上沒有一個星星!」

  已經將近八十歲的佛陀,很感慨的解釋道:

  「阿難陀!佛陀不久要涅槃了,諸大弟子也都會涅槃,這表示人天的眼睛即將消滅。你第三個夢呢?」

  「佛陀!我夢見比丘不依佛制披搭袈裟,出家僧伽墮落陷坑,在家人踏在他們的頭上!」

  佛陀喟然的嘆息一聲,說道:

  「阿難陀!這是暗示未來比丘開演說經大會,口頭宣講,並不奉行,他們互相嫉害,不畏因果,終於墮落,白衣乘機上座,輕蔑僧寶,他們走進寺院,誹謗比丘,毀壞塔寺,你第四個夢呢?」

  「佛陀!我夢見比丘法衣不全,躑躅在荊棘之中!」

  佛陀像有些激動,說道:

  「阿難陀!這是說未來的比丘,捨棄法衣不穿,棄戒樂俗,蓄養妻子,這真是大法的不幸!你第五個夢呢?」

  「佛陀!我夢見茂密的森林中,有很多的山豬爬掘著旃檀大樹的樹根!」

  佛陀像憂愁的樣子說道:

  「呵!這是說未來比丘只為生活打算,販賣如來,鬻經為生。你的第六個夢呢?」

  「佛陀!我夢見大象厭棄小象,百獸之王的獅子死去,名華撒在頭上,禽獸仍然恐怖遠避,但不久身內生蟲,還食獅子肉!」

  佛陀無可奈何的搖搖頭道:

  「大象棄小象不顧,這是說未來僧團長老比丘,自私自利,不肯提拔年輕的後進!獅子蟲還食獅子肉,這是說沒有外道能壞佛陀正法,還是我的出家在家七眾弟子,自壞我法!你的第七個夢呢?」

  「我夢見我頭頂須彌山,我並不覺得重!」

  佛陀那黯然的樣子稍為寬解了一些,說道:

  「阿難陀!這是說佛陀三個月後,進入涅槃,諸大比丘,諸天人民,要靠你承教啟經,結集法典!」

  阿難陀的七夢,經過佛陀這麼解釋,這是預言著未來佛教的衰頹,和時代的變化。尤其是獅子身上蟲還食獅子肉,這是諷刺著今日僧俗的弟子,這樣的教言,對於我們,是一個酷烈通髓的痛事!

  我們可以猜想得出,在佛陀晚年,為了阿難陀的夢,那麼感慨的解說,其心情的沈重可想而知,末法時代慚愧的我們,如何才能給佛陀歡喜,就讓這些預言,不要成為事實!

9.- MỘNG VÀ NHỮNG DỰ ĐOÁN:

Trong 27 năm làm thị giả cho đức Thế Tôn, tôn giả A Nan đã tỏ ra có khả năng quán xuyến mọi công việc. 

Từ quí vị tì kheo, tì kheo ni, cho đến các tín đồ tại gia, ai muốn tham bái Phật, tôn giả đều sắp đặt giờ giấc thích hợp. Quí vị tì kheo từ các địa phương xa xôi về thăm Phật, trong khi chờ được diện kiến, họ đều tỏ ra rất vui vẻ được đàm đạo cùng tôn giả; đó cũng chỉ vì cách đối xử luôn luôn thân thiết của tôn giả dành cho mọi người. Quí vị tì kheo ni rất thích được nghe tôn giả chỉ bảo. 

Mỗi khi nghe tôn giả nói: “Này quí sư tỉ, sư muội, hãy giữ gìn giới luật một cách cẩn trọng đó nghe!” là họ răm rắp vui vẻ tuân hành. Các tín đồ tại gia nam nữ cũng rất thích nghe tôn giả nói pháp. Tôn giả thường dạy họ tôn kính Tam Bảo, thọ trì năm giới, phụng dưỡng cha mẹ, cúng dường chúng tăng.

Ngày tháng qua mau, theo Phật đi hành hóa các nơi, mới đó mà tôn giả đã hơn 50 tuổi! Một hôm, Phật đang nói pháp cho vua Ba Tư Nặc tại thành Xá Vệ, thì trông thấy sắc diện A Nan lộ rõ nét ưu sầu một cách khác thường.

 Phật hỏi nguyên do thì tôn giả bạch rằng, trong một đêm kia tôn giả nằm mộng thấy bảy sự việc lạ lùng chưa từng có, khiến cho tâm thần cứ bị hoảng hốt. Phật lại hỏi:

- Bảy sự việc gì thế?

- Bạch Thế Tôn! Đầu tiên con thấy lửa phát cháy dữ dội, thiêu đốt khắp cả sông biển; ngọn lửa bốc cao đến tận trời xanh!

Nghe thế, Phật xúc động mạnh. Ngài giải thích:

- Này A Nan! Đáng lẽ Như Lai không nói chuyện mộng mị, nhưng rõ ràng là giấc mộng của thầy quả thật là bất tường. Sông biển đều bị thiêu đốt là điềm báo trước rằng, tăng đoàn trong đời vị lai, người thánh thiện thì rất ít, mà phần lờn là những phần tử xấu. Những hạng này, tuy được hưởng sự cúng dường đầy đủ nhưng vẫn thường xuyên khởi xướng các vụ tranh chấp với nhau, giống như mặt nước đang trong xanh bỗng bừng dậy lửa dữ. A Nan, còn việc thứ hai?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy mặt trời rơi xuống, cõi Ta Bà này hoàn toàn tối đen, cả trăng sao cũng đều biến mất!

- Này A Nan! Không còn bao lâu nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn, và các vị đệ tử lớn của Như Lai cũng lần lượt sắp nhập niết bàn! A Nan, còn việc thứ ba?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy các vị tì kheo không mặc áo cà sa do Thế Tôn chế định. Hàng tăng chúng xuất gia thì bị vùi dập trong hầm hố, còn hàng cư sĩ tại gia thì dẫm lên đầu họ mà đi!

Phật thở dài thật nhẹ, rồi giảng giải:

- Này A Nan! Điều này ám chỉ rằng, trong đời vị lai, rất nhiều các vị tì kheo mở đạo tràng diễn thuyết kinh điển, nhưng chỉ nói suông ở cửa miệng mà không chịu hành trì tu tập. Họ ganh tị nhau và tìm cách hại nhau, không sợ nhân quả, cuối cùng phải chịu đọa lạc. Trong khi đó thì hàng bạch y cư sĩ thừa cơ lên mặt, khinh miệt Tăng Bảo hễ đến chùa viện là phỉ báng tăng chúng, phá hoại chùa tháp! A Nan, còn việc thứ tư?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy quí vị tì kheo y áo tả tơi và cứ lẩn quẩn trong chốn chông gai.


- Này A Nan! Việc đó nói lên rằng, trong đời vị lai sẽ có hạng tì kheo bỏ pháp y không mặc bỏ giới pháp để theo thế tục hưởng lạc, vợ con đùm đề, thật là bất hạnh cho Phật pháp! A Nan, còn việc thứ năm?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy nơi rừng rậm bỗng xuất hiện một bầy heo rừng cùng ào tới đào gốc bốc rễ một cây chiên đàn to lớn xanh tươi.

- Này an! Trong đời vị lai sẽ có hạng tì kheo chỉ lo tính toán việc sinh kế vì lợi dưỡng mà đem cả Phật ra bán buôn. A Nan, còn việc thứ sáu?

- Bạch Thế Tôn! Con thấy con voi mẹ bỏ mặc đàn voi con. Trong khi đó, một con sư tử chết đi chưa được bao lâu thì dòi bọ từ trong thân thể nó sinh ra, rồi dòi bọ ấy trở lại ăn thịt nó.

- Này A Nan! Trong đời vị lai sẽ có hạng trưởng lão trong tăng chúng chỉ biết lo cho lợi dưỡng riêng tư, đối với hàng hậu sinh thì bỏ mặc, không lưu tâm dìu dắt, cũng như con voi mẹ bỏ mặc đàn con, còn những loài dòi  bọ sinh ra từ thân thể sư tử rồi trở lại ăn thịt sư tử là ám chỉ rằng, sẽ không có hàng ngoại đạo nào có thể hủy hoại được Phật pháp, mà chỉ có chính những hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Phật mới tụ hủy hoại Phật pháp mà thôi. A Nan, còn việc thứ bảy?


- Bạch Thế Tôn! Con thấy đầu con đội núi Tu Di, nhưng con không cảm thấy nặng chút nào.

Nét mặt như đượm chút ngậm ngùi, Phật dạy:

- Này A Nan! Còn ba tháng nữa Như Lai sẽ nhập niết bàn. Sau đó, toàn thể tăng đoàn, quần chúng và chư thiên sẽ tín nhiệm và yêu cầu thầy kết tập kinh điển.

Lời giải thích của Phật về bảy sự việc lạ lùng trong giấc mộng của tôn giả A Nan được coi là những dự đoán của Ngài về tình trạng suy đồi của đạo pháp trong đời vị lai. Riêng về điều “dòi bọ trong thân thể sư tử trở lại ăn thịt sư tử” đã là một lời dạy chí tình nhưng thật chua xót dành cho tất cả Phật giáo đồ cả tăng lẫn tục ngày nay. 

Nếu chúng ta biết hổ thẹn thì hãy cố gắng làm sao cho những lời dự đoán trên kia không trở thành sự thật; được vậy, Phật sẽ hoan hỉ biết bao nhiêu!

涅槃床前問遺教


  佛陀成道的四十九年,由動歸靜,佛陀宣布在迦毘羅衛城三十餘里的拘尸那迦羅城的娑羅雙樹間進入涅槃。

  如同夕陽西下會投射出奇麗的光輝一般,佛陀在涅槃前特別發射和平常不一樣的光明,承侍在佛陀身旁的阿難陀,蒙受到佛陀的感召,德慧日漸走向成熟的階段。

  佛陀吉祥臥的睡在阿難陀為他敷設的床座上,頭在北方向西,這時太陽已西下,黑暗漸漸籠罩著世間,娑羅樹不在開花的時候卻開,沒有夜風而美麗的花瓣一片片的散在聖體的旁邊。阿難陀跪在佛陀的枕邊,輕輕的問道:

  「佛陀!我們以後對女眾應採取什麼態度?請佛陀再說一次給我聽!」

  佛陀看看跪在床四周的諸大弟子,然後對阿難陀說道:

  「阿難陀!想要離煩惱證悟的人,是不可以把女眾放在心中的。你要將老的女眾看做自己的母親,年長的女眾看做姐姐,年輕的女眾看做妹妹,阿難陀!你千萬要把我的話記好!」

  佛陀回答上面的問題以後,又把荼毘、建塔等的事一一加以說明,感情脆弱的阿難陀,想到這是佛陀最後的遺誡,一陣心酸,不覺流出眼淚來,他不敢再跪在佛陀的床前,趕快跑到園中哭了一場!

  阿難陀想到佛陀將要涅槃,別的大弟子們都已開悟,唯有他,今後依誰來證悟呢?想到從今以後,再沒有恩師給他服侍,他像斷腸一樣的傷心!

  佛陀看到阿難陀不在身邊,就叫人去把他叫來,佛陀又再對他說:

  「阿難陀!你不要悲傷!有相會就有別離,有繁榮就有衰微,我不是常對你說嗎?世間是無常的,有生必定有死,壞了的車子用修補來維持,那也不是長久的辦法,有為的色身要壞,佛陀會在法性中照顧你們。你服侍我那麼久,勤勞而能忍耐,你對我沒有什麼缺陷,我將以這個功德報答你。你用心精進修道,你不久就會離開煩惱的繫縛,能開悟證果!」

  佛陀說到這裏,阿難陀感激得泣不成聲,佛陀又看看大家,對大家說道:

  「諸比丘!阿難陀非常忠實的侍奉我多年,他很溫和而善良,他聽聞大法不忘,他的功德將來能在世間上發出光輝!」

  阿難陀用手蒙著臉,悲泣地離開佛陀。這時二月中旬的滿月,靜靜的光如同流水一般的照著娑羅林,佛陀寂然而崇高的心也照徹林中所有的人。這是無法經驗到的感人莊嚴場面,在場的每一個人,這時都悲傷的哭泣,就是開悟的聖者,也是如此。

  大家都流淚不止,可是像這樣的流淚有什麼用?要緊的是提出有關如何使正法久住的問題來請示佛陀才對,大家商量以後,又把阿難陀找回,公推他請問佛陀道:

  
「第一、佛陀涅槃後,以誰為師?

   第二、佛陀涅槃後,以什麼安住?

   第三、佛陀涅槃後,惡人如何調伏?

   第四、佛陀涅槃後,經典的結集,如何才叫人起信?」

  佛陀仍像往常一樣,慈祥愷悌的回答道:

  「阿難陀!你和大家好好記住,你們應依戒為師,依四念處安住,遇到惡人時,默擯置之,經首安立如是我聞,就叫人起信。你們依法而行,就是我的法身常在之處!」

  佛陀的話,大家聽了更感動!更傷心!

  這是多麼有權威的聲音啊!

  佛陀就這麼進入安養的涅槃!

  四面八方的弟子聽到佛陀涅槃,都集攏而來,阿難陀想到佛陀生前,很少有婦人能到面前來參拜,於是他就先讓比丘尼和在家信女來親禮佛身,由此可知他永遠是婦女們的同情者!


10.- THỈNH GIÁO LẦN CUỐI TRƯỚC GIỜ PHÚT PHẬT NHẬP NIẾT BÀN:


Bốn mươi chín năm sau ngày thành đạo, từ chỗ động trở về chỗ tĩnh, tại thành Câu Thi Na (Kusinagara - Kusinara), cách thành Ca Tì La Vệ hơn ba mươi dặm, trong rừng cây Sa la, đức Thế Tôn tuyên bố nhập niết bàn.

 Giống như mặt trời lúc sắp lặn phát ra thứ ánh sáng đẹp đẽ rạng ngời, trước giờ phút nhập niết bàn, kim thân Phật cũng phát tỏa hào quang rực rỡ khác với ngày thường. 

Tôn giả A Nan vẫn phục thị bên cạnh Phật với tâm thành thầm cảm ân đức dạy dỗ của Ngài từ bấy lâu nay, mà giờ đây phước đức cũng như trí tuệ của tôn giả đã đến chỗ thành thục.

Tôn giả đã sửa soạn xong chỗ nằm cho Phật. Ngài nằm xuống trong tư thế cát tường, đầu hướng về phương bắc, mặt hướng về phương tây.

Mặt trời lặn dần, màn đêm từ từ buông xuống bao phủ khắp thế gian. Mùa này không phải là mùa hoa nở của cây Sa la, nhưng hoa Sa la đang nở rộ khắp khu rừng! Và hoa đang rơi rải rác chung quanh Phật. Tôn giả quì sát bên Ngài, thưa thật nhỏ:

- Bạch Thế Tôn! Từ nay về sau, đối với nữ giới, chúng con nên có thái độ như thế nào? Xin Thế Tôn dạy cho chúng con một lần nữa.

Phật nhìn khắp lượt các vị đệ tử đang quì chung quanh rồi dạy:

- Này A Nan! Người đã có quyết tâm cởi bỏ phiền não để tiến bước trên đường giác ngộ thì không bao giờ để cho hình bóng người đàn bà ngự trị trong tâm mình. 
Riêng về thầy, tuy bây giờ tuổi cũng đã sắp về già, nhưng nếu thầy đừng nhìn tới đàn bà thì vẫn tốt hơn. Trong trường hợp bất khả kháng, không thể không nhìn được, nếu thấy một bà già thì thầy nên xem bà ấy là mẹ mình; nếu là một thiếu phụ lớn hơn mình chút ít thì xem đó là chị mình; nếu là một thiếu nữ trẻ hơn mình thì xem đó là em mình ... A Nan, thầy hãy nhớ kĩ những lời Như Lai vừa nói!

Dạy những lời trên xong, Phật lại dặn dò tỉ mỉ các việc về trà tì, xây tháp v.v... Tôn giả vốn người đa cảm, nên khi những lời giáo huấn ấy thì nghĩ ngay rằng, đây chính là những lời dạy sau cùng của Phật, bất giác lòng đau quặn thắt, nước mát chảy đầm đìa, rồi không dám quì bên cạnh Phật nữa, trốn ra đứng ở một góc vắng, khóc sướt mướt ... 

Tôn giả nghĩ, Phật sắp nhập niết bàn rồi, những huynh đệ khác đều đã khai ngộ mà chỉ riêng mình thì vẫn còn tối tăm, rồi đây mình sẽ trông cậy vào ai để được khai ngộ! Tôn giả lại nghĩ, từ đây đâu còn bậc ân sư để được hầu hạ! Càng nghĩ đến những điều ấy, tôn giả càng thấy đau đớn như đứt từng khúc ruột!

Phật nhìn lại không thấy A Nan đâu, liền sai người đi tìm. Tôn giả trở lại quì chỗ cũ, Phật an ủi:

- A Nan! Thầy không nên đau buồn nữa! Có hội họp thì có chia li, có lúc phồn vinh thì cũng có lúc suy tàn, không phải Như Lai đã từng nói với thầy như thế sao! 

Thế gian là vô thường có sinh thì nhất định phải có tử, đem sửa lại một chiếc xe hư để dùng thì đâu phải là biện pháp lâu bền! Cái xác thân hữu vi này sẽ hoại diệt, nhưng pháp tính Như Lai sẽ bảo hộ quí thầy. 

A Nan! Thầy hầu hạ Như Lai đã rất lâu, rất siêng năng và chịu khó. Thầy đối với Như Lai hoàn toàn không có điều gì sơ suất. Như Lai đem mọi công được để đền đáp cho thầy. Thầy hãy tinh tấn lên, không bao lâu nữa thầy sẽ cởi bỏ được mọi sự trói buộc của phiền não và chứng ngộ đạo giải thoát.

Tôn giả lại xúc động, nhưng phải cố nén tiếng khóc. Phật nhìn khắp đại chúng nói:

- Này quí thầy! Trong bao nhiêu năm qua, đại đức A Nan đã thân cận và săn sóc Như Lai hết lòng. Đại đức là người nhu hòa, hiền lành, nghe pháp không bao giờ quên. Công đức của đại đức sẽ sáng rỡ mãi ở thế gian!

Tôn giả lại phải lấy tay che mặt khóc, và một lần nữa, bỏ trốn ra ngoài. Hôm ấy là ngày trăng tròn của trung tuần tháng Hai. Ánh sáng trăng trong mát, bàng bạc chiếu tỏa khắp rừng Sa la. Tâm đức tịch tịnh, cao vọi của Phật cũng thấm đượm toàn thể mọi người có mặt. Đã không có cách gì giúp giữ được bầu không khí nghiêm tịnh lúc đó, vì mọi người trong đại chúng, ai cũng khóc lóc bi thương; vả chăng, dù quí vị đã là các bậc thánh chứng đạo đi nữa, cũng làm sao thoát khỏi tình người trong giờ phút ấy!

Đại chúng cứ khóc mãi không thôi, nhưng họ cũng bảo nhau, nước mắt thì làm được gì trong lúc này! Tại sao không cùng nhau hội ý để xin Phật chỉ giáp cho những vấn đề có liên quan đến sự trường tồn của chánh pháp, há chẳng tốt hơn ư!

 Họ lại ra ngoài tìm A Nan vào, và cử tôn giả làm đại diện cho đại chúng để xin tham vấn Phật những vấn đề như sau: -

1) Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, đại chúng sẽ tôn ai làm thầy? 

2) Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, đại chúng sẽ lấy gì để an trụ?

 3) Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, đại chúng sẽ đối xử với kẻ ác như thế nào? 

4) Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, khi đại chúng kết tập kinh điển, muốn cho mọi người tin tưởng thì phải làm sao?


Vẫn với vẻ mặt từ ái như thường ngày, Phật dạy:

- Này A Nan! Thầy và đại chúng hãy nhớ kĩ! Quí thầy hãy lấy giới luật làm Thầy, hãy y vào bốn đối tượng quán niệm (tứ niệm xứ) mà an trú; gặp kẻ ác thì hãy tránh xa; khi kết tập kinh điển, hãy bắt đầu mỗi câu kinh bằng câu “Tôi nghe như thế này”. Quí thầy nên đúng như pháp mà tu tập, vì đó là chính là pháp thân thường tại của Như Lai!

Âm thanh của Phật nghe uy nghiêm làm sao! Nghe tiếng nói ấy, mọi người đều thấy chấn động, lại đau xót buồn thương! Và Phật nhập Niết Bàn ngay khi đó! ...

Đệ tử Phật ở mười phương nghe tin Phật nhập niết bàn, đều gọi nhau tụ hội về. Tôn giả A Nan nghĩ lại lúc đức Thế Tôn còn tại thề, giới nữ lưu rất ít có cơ hội được diện kiến tham bái Ngài, nên giờ đây tôn giả dành ưu tiên cho quí vị tì kheo ni và nữ cư sĩ được vào lạy Phật trước. Thế đủ thấy, lúc nào tôn giả cũng tỏ lòng ưu ái và cảm thông đối với nữ giới!

參加結集大典

  佛陀涅槃後,如同離開慈母的嬰兒一般的阿難陀,參加佛陀荼毘的儀式圓滿後,獨自的回到精舍裏思念著恩師佛陀,這時幾日來的疲勞一起湧上身來,感到身體不適,他就把自己關在房中靜心,每天只喝一點點乳汁,什麼東西也不吃,什麼話也不講,就這樣生活、靜思,一共過了三天!

  三天後,他趕往南方王舍城,因為那邊四月十五日安居要結集佛陀的經典,阿難陀雖然還沒有開悟,但在佛陀的教法中,他有著極重要的地位,他不能不為法忘我的前去為佛陀法身慧命報效微勞。

  在途中,他曾彎路到毘舍離國去了一次,有一些跟隨他的比丘就因此和他失散而各自去行腳,為了此事,他到達王舍城時,曾被嚴厲的大迦葉訶責一頓,他默默的忍受,不敢和大迦葉尊者說理。

  現在我們還是說阿難陀彎道到了毘舍離國的金剛村,這時是佛陀涅槃後的一個多月,阿難陀是佛陀的常隨弟子,人們哀慕佛陀的心自然集中到他身上來,他們每天集合在精舍裏,要求阿難陀為他們晝夜說法。阿難陀沒有辦法拒絕,只有順從大家的意思,方便的在這向大家開示。

  這時,跋闍弗比丘也在這精舍裏,因為信眾群集,走路和說話的聲音很大,那些嘈雜的音聲傳進跋闍弗的耳中,使他不能安安靜靜的參禪,他已是進道證果的大比丘,因此非常討厭阿難陀自己不求開悟,而徒為眾人說法,甚至他還說出偈子來諷刺阿難陀。

  阿難陀受此打擊,不敢強辯,他究竟是一個尚未開悟的身分,王舍城的安居又迫在眼前,經典誦出的大任,他可以稍微猜測得出來,在這極重要的時候,徒勞的玩弄饒舌,有什麼利益?生性就溫和讓人的他,就預備起程南下。他不是不知道自己修行的程度,但他生來就是易為群眾的願望所支配的性格,一直被俗流所激盪,一直在代人受過,一直給一些以道學自居的人冷嘲熱諷,跋闍弗的責怪,像銳利的箭矢一般,大大傷了他的心,他從此發願將向外的心轉向於內,祈求早日開悟。

  阿難陀到達王舍城時,已經是結集經典的前一天,這時被推為首座的大迦葉尊者,選了五百位大比丘參加,這五百位大比丘都是證果的羅漢,因為阿難陀他還沒有開悟的緣故,所以沒有把他的名字列入。

  當然,大迦葉也承認阿難陀的特長,尤其佛陀的說法,他能記憶不忘,但他恐怕這般重大的事情,倘若也給未斷煩惱結習的阿難陀參加,對於已經涅槃的佛陀,以及對於後世的眾生,不知會引起什麼過失來。阿難陀雖未開悟,但他那豐富的感情,以及一向和大家的和睦相處,使他對一切人都有左右的力量,所以當大家推舉阿難陀時,大迦葉說:

  「阿難陀還沒有開悟,我也知道他是獅子,但現在他好像是野牛群中的獅子一樣!」

  阿那律尊者也和大迦葉持一樣的看法,這又給阿難陀一個意外的打擊,不過,有彈性的阿難陀,你對他壓得重,他越跳得高,打擊是他的增上緣,他不灰心,好像冬日的梅花,必須經過一陣嚴寒的風雪,才開得格外清香,所以,當天晚上,他發奮用功修行,冥思默想,把一切放下,於中夜即開悟證果。第二天,他現大神通,不等門開就進入窟內。

  此刻阿難陀的道貌風姿,恰如初出雲間的明月一般的光輝,恰如在朝陽照耀下開放的蓮華一般的美麗,諸大比丘對他都投以驚奇的眼光表示歡迎。在大迦葉的領導下,他被全體比丘推到獅子座上,開始誦出:「如是我聞,一時,佛在某某處云...」,他將所記憶的統統誦出來,所有在座的大比丘再一次的接受到佛陀的教誡,大家都感激萬分,像尊者憍陳如老衰的身體,不堪這感激之情而終於昏倒。

  最初的經典,所謂《長阿含》、《中阿含》、《雜阿含》、《增一阿含》,以及《譬喻經》、《法句經》等,都是這有名的第一次結集聖典大會,由阿難陀尊者誦出來的。


11.- THAM DỰ ĐẠI HỘI KẾT TẬP KINH ĐIỂN:

Phật nhập niết bàn rồi, A Nan cảm thấy mình như đứa con dại vừa mất mẹ hiền! 

Sau khi lễ trà-tì  hoàn mãn, tôn giả một mình trở về tu viện để tưởng niệm bậc Ân Sư. Trong những ngày qua phải chịu bao lao nhọc, giờ đây thân thể mệt mỏi, tôn giả bèn đóng cửa phòng để tĩnh tâm. M

ỗi ngày tôn giả chỉ uống một ít sữa, không ăn một thức ăn gì, không nói một lời nào, liên tiếp ba ngày như vậy. 

Sau đó, tôn giả hướng về phương Nam, đi về thành Vương Xá để tham dự đại hội kết tập kinh điển sẽ được khai mạc vào đầu mùa an cư - Ngày Rằm tháng Tư sắp tới. Tuy chưa chứng ngộ, nhưng giáo pháp của Phật, tôn giả đã giữ một địa vị vô cùng trọng yếu. Vì vậy, tôn giả không thể không quên mình vì đạo pháp; hơn nữa, chuyến đi này cũng là cơ hội để tôn giả đền đáp pháp thân huệ mạng cho đức Ân Sư.

Trên đường đi về Vương Xá, tôn giả đã ghé lại thành phố Tì Xá Li. Một số vị tì kheo từng đi theo tôn giả, tới đây thì bị thất lạc, rồi mỗi người tự mình đi riêng. Vì chuyện này, khi về đến thành Vương Xá, tôn giả đã bị tôn giả Đại Ca Diếp quở trách và đã im lặng chịu lỗi, không dám nói nửa lời.

Tưởng cũng nên nhắc lại, khi A Nan đến Tì Xá Li thì đã hơn một tháng sau ngày Phật nhập diệt. Vì tôn giả là vị cao đệ thường xuyên ở bên cạnh Phật, cho nên bất cứ ai đã từng sùng kính Phật thì giờ đây, một cách tự nhiên, họ đều kéo đến tu viện và quây quần chung quanh tôn giả. 

Ngày nào họ cũng tụ tập ở tu viện để xin tôn giả nói pháp, bất kể là ban ngày hay ban đêm. Tôn giả không có cách gì từ chối, đành phải chiều ý mà phương tiện khai thị cho họ. 

Thường trú tại tu viện lúc ấy, có một vị đại đức đã chứng quả, tên là Bạt Xà Phất, vì số tín đồ đến với A Nan quá đông, họ đi lại, nói năng lớn tiếng, ồn ào, phá tan cái không khí an tịnh của tu viện, đã làm trở ngại cho các buổi tham thiền của đại đức.
 Ông thầm trách tôn giả không lo tự sách tấn để chứng quả, cho nên đã làm thi kệ để nhắc nhở tôn giả. Bị trách cứ, nhưng vốn tâm tính ôn hòa và hay nhường nhịn, hơn nữa, tự biết phận mình chỉ là một kẻ chưa chứng ngộ, cho nên tôn giả chỉ im lặng, không dám biện bác điều gì.

 Ngày an cư tại Vương Xá đã gần kề. Trách nhiệm đọc tụng kinh điển cũng to lớn lắm và ai sẽ gánh vác trách nhiệm ấy thì tôn giả cũng đã tự biêt rồi! 

Trong thời khắc cực kì quan trọng này mà bỏ công sức để nói những bài pháp suông ở đầu môi chót lưỡi thì phỏng có ích gì! Tôn giả bèn quyết định lên đường xuôi Nam. Không phải là tôn giả không biết trình độ tu chứng của chính mình, nhưng bình sinh tôn giả vốn dễ bị chi phối bởi những nguyện vọng thiết tha chính đáng của tín chúng.

 Lần này, vừa bị sức khích lệ của tín đồ vừa phải thay họ mà chịu lỗi, vừa bị huynh đệ chê cười, lại nữa, sự trách cứ của đại đức Bạt Xà Phất đã như một mũi tên bắn thẳng vào tim, tôn giả bèn phát nguyện dứt khoát từ nay sẽ xoay chuyển cái tâm hướng ngoại để hướng trở lại vào trong, mong sớm đạt đạo giác ngộ.

Tôn giả về đến thành Vương Xá trước khi đại hội kết tập khai mạc một ngày. Tôn giả Đại Ca Diếp, vị chủ tọa của đại hội kết tập, đã tuyển chọn năm trăm vị tì kheo lớn (đều đã chứng quả A la hán) để mời tham dự kì kết tập này; trong đó không có A Nan, vì tôn giả chưa chứng quả A la hán.

 Dĩ nhiên là Đại Ca Diếp vẫn công nhận những sở trường của tôn giả - đặc biệt nhất là những kinh gì Phật đã nói, tôn giả đều nhớ kĩ không quên; nhưng kết tập kinh điển là một sự việc vô cùng trọng đại, tôn giả Đại Ca Diếp sợ rằng, nếu để cho một vị chưa diệt hết phiền não tham dự kết tập, thì đối với đức Thế Tôn vừa mới nhập niết bàn cũng như đối với các thế hệ về sau, chẳng biết có vấp phải lỗi lầm gì không!

 Về phần A Nan, tuy chưa chứng quả, nhưng vì giao tình giữa tôn giả và đại chúng rất tốt đẹp, cho nên lực lượng ủng hộ tôn giả rất mạnh, ai ai cũng lên tiếng bệnh vực cho tôn giả được tham dự kết tập. Dù vậy, tôn giả Đại Ca Diếp vẫn cứng rắn:

- Tôi vẫn biết, tuy đại đức A Nan chưa chứng ngộ, nhưng địa vị của đại đức quả là địa vị sư tử; mặc dù vậy, trong giờ phút hiện tại này đại đức chỉ như con sư tử ở giữa bầy giã can mà thôi!

Tôn giả A Na Luật cũng cùng chung quan điểm với tôn giả Đại Ca Diếp, và đó quả là một sự tập kích bất ngờ đối với A Nan!

 Nhưng, tôn giả đã không vì vậy mà nản chí, như một người có sức bật lớn, càng bị đè nặng thì sức vọt càng cao; lại cũng như cây mai, cần phải trải qua mùa đông gió tuyết giá băng thì sang xuân hoa mới nở rộ; đối với tôn giả, bao nhiêu sự đả kích đều trở thành là những tăng thượng duyên.

 Bởi vậy, ngay buổi chiều hôm ấy, tôn giả đã buông bỏ tất cả, trầm tư mặc tửng, nổ lực thiền quán và đến khuya thì hoát nhiên khai ngộ! 

Sáng hôm sau, tôn giả không đợi mở cửa động, đã dùng thần lực đi vào đại hội. Toàn thân tôn giả lúc ấy hiển lộ một phong thái đạo mạo, sáng tỏ như mặt trăng vừa ra khỏi đám mây, rạng rỡ như đóa sen mới nở dưới ánh mặt trời buổi sáng, làm cho cả thánh chúng đều kinh ngạc và nhiệt liệt xưng tán. 

Rồi ngay lúc đó, dưới sự chủ trì của tôn giả Đại Ca Diếp và sự đồng tâm suy cử của toàn thể đại hội, tôn giả lên pháp tòa, bắt đầu đọc tụng “Tôi nghe như thế này, thuở ấy đức Thế Tôn ngự tại ... v.v...” Tất cả những gì đã được nghe và ghi nhớ kĩ, giờ đây tôn giả đọc tụng lại làu làu ... Tất cả quí vị tì kheo hiện diện được nghe lại những lời dạy dỗ của Phật đều vô cùng cảm kích!


Những bộ kinh được kết tập đầu tiên trong kì đại hội danh tiếng này như Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Thí Dụ, Pháp Cú v.v... đều do chính tôn giả đọc tụng lại.

恆河上空入涅槃


  佛陀涅槃後,繼承佛陀衣缽的是被尊為首座的長老大迦葉,二十年後,大迦葉已經一百多歲,他就往雞足山裏面涅槃。在他臨走時,他把佛陀的家業傳囑給阿難陀,阿難陀以將近八十歲的高齡,繼承法統,像是春天開花,秋天結果一樣的自然,這就是佛陀當初對他的希望。

  如此,佛法在阿闍世王的護持之下,很平和的弘揚開來,自從大迦葉入滅以後,親近過佛陀的大弟子恐怕就剩下阿難陀一個人,領導著教團的阿難陀,年齡也一年比一年高,當他一百二十歲的那一年,有一天在過路中,聽到一位青年比丘正誦著佛陀講過的偈語,那位比丘誦的是:

  
「若人生百歲,不見水老鶴,不如生一日,而得能見之。」

  阿難陀一聽這首偈語被誦得錯誤得離譜,簡直可說是牛頭不對馬嘴,就很懇切的上前糾正這首偈語應該如下誦念:

 
 「若人生百歲,不解生滅法,不如生一日,而得解了之。」

  那個青年比丘聽了阿難陀的教誡以後,回去告訴他的師父,哪知這位師父聽了反而不高興的對青年比丘道:

  「你不要聽阿難陀胡說,阿難陀現已老朽,已經失去記憶和智慧,我教你的不會錯。」

  青年比丘聽了師父的話,又再去告訴阿難陀,阿難陀聽了想去找他的師父,問他為什麼會說出這愚癡的話來?後來他想想,跟這種人講話,他也不會聽你的,也就中止了。一向溫和讓人的阿難陀,統理當時的教團,有著無上的教權,但仍是以忍讓為處世的根本。

  不過,已經一百二十歲的老人,而且又是開悟的聖者,對世間早就沒有絲毫的留戀,經過這次事件以後,他更深深的厭離世間,他想:「這個世間真沒有辦法,佛陀涅槃未久,謬解佛法的人就這麼多,未來教團中有邪知邪見的更不用說,我為佛陀誦出大法,而人們乃我見我執,並不依法奉行,我在世間上還有什麼用呢?」阿難陀這麼想時,自然就懷念起佛陀,更連想到舍利弗、目犍連、大迦葉等諸大弟子,他又繼續思維道:「啊!這些人如同飛鳥追隨颶風一般進入涅槃,眾多的聖者中,現在只剩下我一人,如同被砍光的森林一般,留著一顆大樹也不能遮風擋雨,人間很寂寞,我也進入涅槃吧!」

  阿難陀有了這樣的想法,就下了決心,把大法流傳的責任付囑給他久已培植的弟子商那和修,自己則拿起缽向北方的恆河走去。因為這時摩揭陀國的阿闍世王正要和毘舍離國開戰,阿難陀心想,如果在摩揭陀國入滅,遺骨就不會分給毘舍離,如果到毘舍離入滅,他們也不會將遺骨分給摩揭陀國,所以他打算在兩國交界處的恆河中間上空進入涅槃。

  當阿闍世王知道阿難陀要涅槃的消息時,幾乎昏了過去,他趕快帶領人馬在後追趕,當他到達恆河岸邊的時候,阿難陀已經坐船到恆河中間,阿闍世王立刻五體投地的大聲叫喊道:

  「最勝自在的佛陀!請您慈悲,施給我們寂靜的尊者!三界明燈的尊者!請您回來吧!」

  岸那邊,毘舍離的人也這樣叫著,阿難陀就在船中大聲說道:

  「我考慮了你們兩國的怨恨,所以才特地來到恆河中間入滅,讓你們兩國各得半身!」

  阿難陀說完以後,就坐在虛空中入火光三昧,進入涅槃,把聖體分成兩半,給兩國建塔供養。一個是在毘舍離城北方的大林重閣講堂,一個是在王舍城外竹林精舍的旁邊。摩揭陀和毘舍離兩國因為阿難陀入滅的因緣,遂釋嫌修好,不再戰爭,救了千萬人的生命財產。阿難陀尊者的犧牲,真是偉大崇高!

  阿難陀尊者入滅了,他對佛陀的功勞,對佛法的貢獻,他那溫和善良、謙虛忍讓的聖格,每在春風秋雨之際,更增加人們的懷念!

12.- NHẬP NIẾT BÀN:

Sau khi Phật nhập diệt, trưởng lão Đại Ca Diếp đã được tôn cử kế thừa y bát của Phật để lãnh đạo giáo đoàn. Rồi 20 năm sau, trưởng lão (lúc ấy đã hơn 100 tuổi) cũng vào núi Kê Túc nhập diệt, sau khi đã phó truyền đạo nghiệp cho tôn giả A Nan (lúc ấy đã hơn 80 tuổi).


Tôn giả kế thừa Phật nghiệp cũng là việc tự nhiên, như hoa nở về mùa xuân; và đó cũng là điều mong mỏi trước đây của đức Thế Tôn.

Như vậy, Phật Giáo đương thời, dưới sự ủng hộ của vua A Xà Thế, đã phát triển một cách bình thường. Đến khi trưởng lão Đại Ca Diếp nhập diệt thì những vị đệ tử lớn thường thân cận bên Phật thuở trước, bây giờ chỉ còn lại một mình tôn giả A Nan.

Một năm trôi qua lại thêm một tuổi! Năm ấy tôn giả đã 120 tuổi, một ngày nọ, đang đi trên đường thì tôn giả nghe một thầy tì kheo trẻ tuổi đọc một bài kệ mà trước đây Phật đã từng dạy. Đại đức đọc rằng:

“Nếu người sống trăm tuổi
Không thấy hạc thủy lão
Chi bằng sống một ngày
Mà thấy được hạc ấy”

Bài kệ đã được đọc sai hoàn toàn, đúng như tục ngữ có nói: “Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia!” Tôn giả nghe thế thì tiến đến bảo cho đại đức biết, nên đọc lại bài kệ cho đúng như sau:

“Nếu người sống trăm tuổi
Không hiểu pháp sinh diệt
Chi bằng sống một ngày
Mà hiểu rõ pháp ấy”

Đại đức nghe tôn giả bảo thế thì trở về thưa lại với thầy mình. Ông ta bực mình, bảo đệ tử:

- Ông đừng nên nghe lời A Nan nói bậy, ông ấy bây giờ đã già lẩm cẩm rồi, đã mất trí nhớ, không còn sáng suốt như trước nữa đâu. Những gì ta đã dạy thì không thể nào sai trật được!

Vị tì kheo trẻ lại đem những lời của thầy mình đến thưa với tôn giả. Thoạt nghe qua, tôn giả muốn đến hỏi vị kia tại sao lại dám thốt những lời khiếm nhã như vậy, nhưng rồi nghĩ lại, những người như thế dù nói gì cũng vô ích, nên thôi. 

Vốn một mực ôn hòa nhường nhịn, cho nên dù đang ở địa vị lãnh đạo giáo đoàn với đầy đủ giáo quyền tối thượng, tôn giả vẫn lấy đức nhường nhịn làm căn bản xử thế. 

Tuy nhiên, một thánh tăng với 120 tuổi đời như tôn giả, đối với mọi sự ở thế gian vốn sớm đã không chút gì tham luyến, huống chi, sau khi sự việc này xảy ra, càng suy gẫm lại càng thấy ngán ngẩm cõi đời. 

Tôn giả nghĩ: “Cõi đời này thật hết thuốc chữa! Phật nhập Niết bàn chưa bao lâu mà người ta đã hiểu Phật pháp sai lạc đến như vậy, thì trong tương lai, những tà tri tà kiến nảy sinh trong giáo đoàn sẽ nhiều nữa, nói sao cho xiết! Ta vì đức Thế Tôn mà kết tập kinh điển, nhưng người ta cứ ôm giữ kiến chấp mà không hành trì đúng theo giáo pháp, thì dù ta ở lại thế gian cũng chẳng ích gì!”

Khi nghĩ như vậy, tôn giả chợt nhớ đến Phật, đến Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp v.v... rồi lại nghĩ tiếp: “Ôi! Những vị ấy như chim bay theo cơn lốc, đều đã nhập niết bàn! Giờ chỉ còn lại một mình ta, nhu khu rừng bị đốn sạch, chỉ còn lại một cây cổ thụ, dù lớn nhưng làm sao đủ để ngăn gió che mưa! Thế gian sao mà tịch mịch, thôi thì ta cũng nên nhập niết bàn!” 

Ý nghĩ ấy liền trở thành quyết định. Tôn giả bèn đem giáo pháp truyền lại cho đệ tử là Thương Na Hòa Tu (Sanavasin - Sanavasi), rồi ôm bát nhắm hướng Bắc mà đi về sông Hằng. 

Đúng vào lúc ấy, vua A Xà Thế của nước Ma Kiệt Đà sắp cất quân sang đánh nước Tì Xá Li; mà sông Hằng là ranh giới giữ hai nước đó, nếu nhập diệt ở Ma Kiệt Đà thì xá lợi sẽ không được chia cho Tì Xá Li, và ngược lại, nếu nhập diệt ở Tì Xá Li thì xá lợi sẽ không được chia cho Ma Kiệt Đà. Bởi vậy, tôn giả quyết định sẽ nhập diệt ở trên không trung, ngay chính giữa sông Hằng.

Vua A Xà Thế, khi hay tin tôn giả sắp nhập niết bàn thì cơ hồ muốn té xỉu! Nhà vua tức tốc dẫn người ngựa đuổi theo, và khi đến bờ sông thì thuyền của tôn giả đã ra đến giữa dòng. Nhà vua liền sụp lạy và kêu lớn:

- Kính lạy Phật tự tại hơn hết trên thế gian! Xin người thương xót, ban cho chúng con niềm an tịnh! Kính lạy Tôn Giả sáng chói cả ba cõi! Xin Người hãy trở lại với chúng con!

Phía bờ bên kia, dân chúng nước Tì Xá Li cũng kêu lớn như vậy. Tôn giả ngồi trong thuyền trả lời:

- Tôi đã suy nghĩ kĩ rồi. Quí vị ở hai nước đang thù hận nhau, cho nên tôi mới phải nhập diệt ở giữa sông Hằng, để cho nước nào cũng có được một nửa thân thể của tôí!

Tôn giả nói xong bèn ngồi giữa hư không, nhập hỏa quang tam muội mà vào niết bàn, tụ phân nhục thân ra làm hai nửa để cho hai vương quốc cùng xây tháp thờ phụng.

 Dân chúng Tì Xá Li thì xây tháp tại tu viện Trùng Các (Kutagarasala), trong rừng Đại Lâm (Mahavana), phía Bắc thành phố Tì Xá Li. Dân chúng Ma Kiệt Đà thì xây tháp ở cạnh tu viện Trúc Lâm, ngoại ô thành Vương Xá. Do sự việc này mà hai nước đã bãi binh, cởi bỏ hận thù, giao hảo thân thiện.

Tôn giả nhập diệt rồi, người người đều nhớ tưởng. Ôi, một con người hiền lành, hòa nhã, khiêm cung và nhẫn nhịn! Ôi, công lao của tôn giả đối với đức Thế Tôn to tát dường bao! Sự cống hiến của tôn giả cho Phật pháp vĩ đại biết chừng nào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét