MẬT TÔNG TỐI THƯỢNG DU GÌA
Lời đầu
Trí Hòa sưu tập
Trước khi nghe pháp hay học giáo lý, nên dùng tâm thanh tịnh khởi lòng bồ đề, rộng mở tâm từ bi làm động cơ học đạo để tịnh hóa tâm thức.
***
Muốn bước vào Mật Tông Đại thừa, hành giả trước tiên cần phải thực hành điều thứ nhất ( bắt buộc ):
--- Thuần hóa tâm theo con đường chung ( common path hay Lamrim ), gồm có: a) Qui y Tam Bảo: là cánh cửa dẫn vào Phật pháp,
b) Phát tâm Bồ Đề: là cánh cửa dẫn vào Đại thừa,
c) Hiểu rõ về Tánh Không,
Ba điều này dùng làm nền tảng để bước vào Mật pháp Đại thừa. Nếu không, người tu sẽ dấn thân vào con đường sai lạc, như nấu cát mong thành cơm, vắt sừng bò mong được sữa.
Dàn bài
Bài này chia làm năm điểm:
1) Nét đặc thù giữa Phật giáo so với các Tôn giáo ngoài Phật giáo ( non- Buddhism )
2) Nét đặc biệt giữa Phật giáo Nguyên thủy ( Theravada )và Đại thừa Phật giáo (Hinayana ).
3) Đặc điểm khác nhau giữa Đại thừa Hiển tông ( Paramitayana )và Đại thừa Mật tông ( Vajrayana ).
4) Sự khác biệt giữa Đại thừa Mật tông ( Vajrayana ) và Mật Tông Tối Thượng Du Gìa ( Anuttarayogatantra ).
5) Đại thừa Mật tông và Kalachakra.
Mật Tông Tối Thượng Du Gìa lại chia ra : Bổn Tôn Du Gìa ( Deity yoga ), Hevajra, Vapabhairava, Chalarasamvara, và Kalachakra.
Phần Chánh
1) Đặc Điểm của Phật Giáo
Phật giáo có gì đặc biệt khác với các Tôn giáo khác?
Chắc chắn có người nghỉ Phật giáo có nhiều nghi lễ hơn, nhiều cách cúng dường hơn ....vv... Những việc này chưa hẳn là Chánh pháp.
Vì tâm nguyện cầu giải thoát khỏi luân hồi sanh tử mà người con Phật tìm về Qui y nơi Tam Bảo. Phật Pháp Tăng là đối tượng của tâm qui y, nơi có đủ khả năng đưa người con Phật đến bờ giải thoát, tránh khỏi mọi đau khổ và nhân đau khổ cho tương lai, mãi mãi về sau. Tất cả mọi khổ đau đều phát xuất từ nghiệp chướng phiền não tích lũy trong dòng tâm thức. Vì nhân tích tụ nên quả khổ đau phải trả trong cuộc sống.
Qui y Tam Bảo là quay về nương gởi nơi Phật Pháp Tăng, nhờ đó có thể thoát được nghiệp chướng, đạt kết quả rốt ráo là giải thoát mọi khổ đau và nguyên nhân đau khổ, là động cơ tu hành chánh của người con Phật hàng sơ cơ.
Ví như có người vì phạm nhiều ác nghiệp lâu đời nhiều kiếp, mà nay lại tha hồ để tâm tham giận si mê chạy theo ý muốn thì chắc chắn sẽ chịu quả khổ. Thì nay mỗi khi tâm không tốt nổi lên, nếu có phương pháp để áp dụng hóa giải, ác báo sẽ từ từ giảm bớt, tâm dần dần tịnh hóa, có khuynh hướng tạo nghiệp lành, nghiệp lành càng tụ, nghiệp dữ càng tiêu. Đến một lúc nào đó sẽ tận diệt khổ đau, thoát khỏi luân hồi.
Muốn thoát khỏi khổ, giải thoát luân hồi, không cần phải bỏ nơi này dến một nơi đặc biệt nào khác, mà khổ đau có thể diệt tận ngay trong thân tâm này, giải thoát có thể đạt ngay trong đời này. Thân tứ đại này vốn có sẳn tiềm năng thành tựu nguồn hạnh phúc tối thượng. Chỉ cần ta chọn đúng con đường, đúng phương pháp, hợp căn cơ, rồi ra công nổ lực tu trì. Như vậy là, đạo Phật là con đường đưa chúng sanh tới bờ giải thoát giác ngộ.
Con đường giải thoát này không có trong các Tôn giáo khác. Các Tôn giáo khác có thể dạy nhiều phương pháp nhập định sâu, có thần thông, bay lên mây hay độn thổ, xuất hồn du ngoạn, nhưng không dạy cách tu giải thoát khổ đau, tránh gây nhân ác. Đây là phần cốt tủy của Phật giáo, mức độ cao quí tuyệt diệu của đạo Phật. Nó không nằm ở chỗ nghẻo thì cầu Phật độ cho giàu, bệnh thì cầu cho khỏi, ế hàng thì cầu cho mua may bán đắt.
2) Đặc Điểm của Đại Thừa
Sự khác biệt giữa Bồ Tát Thừa và Thanh Văn Thừa. Tại sao Đại Thừa lại thâm diệu hơn?
Thanh Văn thừa là cổ xe nhỏ, đáp ứng một số nhỏ nhu cầu , chưa phải là thành tựu cao nhất.Muốn thành tựu rốt ráo con đường Phật dạy, triệt bỏ toàn diện phiền não nhiễm ô, đạt chức năng bồ đề, cần phải hành theo con đường Đại thừa, phương pháp dành cho Bồ Tát đạo.
Trong Phật giáo không có phân chia giáo pháp tốt xấu, pháp này hòan hảo hơn pháp kia. Giáo pháp nào thích hợp với căn cơ người tu là giáo pháp hòan hảo.
Khi mới Thành Đạo, vì quan sát căn cơ chúng sanh nên Đức Phật ba lần chuyển pháp, từ Tứ Diệu Đế, làm căn bản cho con đường giác ngộ. Lên cao hơn, Phật dạy phát lòng từ bi và tâm bồ đề cho các vị Bồ tát, lãnh trách nhiệm mang lợi ích đến cho chúng sanh và thành tựu vô thượng bồ đề. Quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa là A La Hán, chưa xả bỏ mọi phiền não mê lầm, nên bị vô minh che phủ trí toàn giác. Phật thành tựu vô thượng bồ đề mau chóng, mục đích tìm chân lý vì muốn cứu chúng sanh thoát khổ, trong giai đoạn tu hành tích lũy phước đức, cầu giác ngộ vì lợi ích chúng sanh. Cuối cùng Ngài thành Phật cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Từ khi mới phát tâm cho đền khi thành đạo đều dựa trên căn bản tâm bồ đề, vì lợi ích chúng sanh. Đến khi thành Phật, Ngài có khả năng buông xả rốt ráo để đạt trí viên giác.
Tất cả chúng ta đều có hạt giống thành Phật, có khả năng đạt vô thượng bồ đề. Điều thiết yếu là phải phát tâm bồ đề, nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sanh, cố gắng tu trì tích lũy phước đức trí tuệ, hành tâm buông xả rốt ráo để thành tựu giác ngộ viên mãn. Chỉ có con đường Đại thừa mới có phương pháp đưa hành giả đến quả vị vô thượng bồ đề.
Vì vậy nên pháp Đại thừa cao diệu hơn.
Tuy nhiên, không thể cho rằng hành theo Đại thừa không cần đến Giới, Định, Huệ. Căn bản của Đại thừa chính là Tiểu thừa, chỉ khác là, Đại thừa đòi hỏi phải phát tâm đại bi và tâm bồ đề.
3) Đặc Điểm của Kim Cang Thừa
Pháp Đại thừa lại có hai, một là Tu Nhân ( Ba la Mật thừa ) hay là Hiển Tông, hai là Tu Quả, ( Kim Cang Thừa ) hay là Mật Tông. Mật Tông được cho là thâm diệu hơn.
Mật Tông là một hệ thống hành trì Phật giáo được nhiều thế hệ cao tăng đắc đạo giữ gìn và truyền trao trọn vẹn không gián đoạn từ nhiều thế kỷ qua. Như Ngài Long Thọ ( Nagarjuna ), Nguyệt Xứng ( Chandrakirti ), Thánh Thiên ( Aryadeva ), cùng nhiều vị thánh danh tiếng khác từ Ấn Độ.
Vì sao Mật Tông lại thâm diệu hơn?
Những phép thần thông hay sự linh ứng của các câu thần chú chỉ là một việc nhỏ. Điều quan trọng cần hiểu rõ là phương pháp do chính Đức Phật truyền dạy cùng các phương pháp khác, mục đích chính là hành trì hai sắc thái trong Phật giáo là phương tiện ( Lục độ ) và trí tuệ.
Hiển giáo và Mật giáo giống nhau nơi nội dung tu hành – phương tiện và trí tuệ – Nột dung giống nhau, nhưng cách hành trì lại khác.
Hiển Tông khi nói, '' song tu phương tiện và trí tuệ,'' hay song tu công đức và trí tuệ, song tu ở đây có nghiã là song song, xen kẽ, dùng trí tuệ để tu phương tiện, hay dùng phương tiện để tu trí tuệ, lần lần tích tụ tư lương công đức, chứ không phải trong cùng một lúc mà đồng thời tích tụ được cả hai. Mật Tông cũng nói, '' song tu phương tiện và trí tuệ'', nhưng song tu ở đây không phải là thực hiện xen kẻ mà là đồng loạt, trong cùng một pháp tu tích lũy được cả hai công đức trí tuệ. Khi quán tưởng thân sắc tướng của Phật, đồng thời quán về tánh không của thân Phật. Quán tưởng sắc thân nhiệm mầu của Phật là phương tiện, nhờ vậy tích tụ được công đức. Quán tánh không của thân Phật là trí tuệ, nhờ vậy tích tụ được trí tuệ. Phương pháp này giúp hành giả cùng một lúc tích lũy được cả hai tư lương công đức trí tuệ, do đó đủ khả năng mau chóng thành tựu thân Phật và trí Phật. Đây là lý do vì sao Mật Tông lại thâm diệu hơn Hiển Tông.
Làm thế nào trong cùng một công phu lại có thể song hành công đức và trí tuệ?
Trước tiên, cần hiểu về cốt tũy của pháp quán tưởng Bổn Tông Du Già ( Deity yoga ) của bốn bộ Mật pháp. Quán tưởng Bổn Tôn Du Gìa phải phát khởi từ nền tảng tánh không. Đầu tiên quán về trí tuệ tánh không, kế quán thân sanh diệt của mình, từ tánh không khởi hiện thành tướng Phật, do đó biết thân Phật tuy hiện hữu nhưng không có tự tánh, chỉ do trí tuệ tánh không hoạt hiện mà thành ( do trí tưởng tượng từ tánh không ). Khởi hiện thân Phật, trưởng dưỡng tâm hãnh diện thoát tục ( divine pride ), niệm niệm không rời tánh không của thân Phật đang hiện ra.
Trí tuệ tánh không hoạt hiện thành tướng Phật là quả của đường tu. Vì vậy mà nói Mật tông vận dụng quả để tu hành. Lấy kết quả để huân tập tâm thức, nhờ đó mau chóng đạt thành. Mật Tông là phương pháp tu nhanh chóng như vậy, nên đặc biệt hiếm quí.
Mặc dù, tự mình hiện đủ loại thân Phật trong quán tưởng, nhưng không có nghiã là mình là Phật. Chỉ quán tưởng thôi. Chưa phải thành Phật thực sự. Nhưng cũng đừng nói mình không thể thành Phật, mọi người đều có khả năng này. Quán tưởng thân Phật để mau chóng tích lũy tư lương công đức, hiểu và quán về tánh không để mau chóng tích lũy tư lương trí tuệ.
Giờ nên tìm hiểu vì sao gọi Mật Tông là '' tu quả '', hay Kim Cang thừa. Kim Cang là cứng chắc, không gì phá vỡ, biểu hiện cho sự hợp nhất không thể phân chia giữa trí tuệ và phương tiện. Khi hành trì theo pháp Bổn Tôn Du Gìa, hành giả luyện trí tuệ và phương tiện không xen kẽ mà cùng một lúc. Quán về cảnh Phật ( cõi Tịnh, Mandala ) là quán về sắc thân của Phật, về tâm hỉ lạc của Phật, về cảnh giới của Phật. Nhờ mang quả về ngay trong giây phút hiện tại, hành giả huân tập mọi tính năng của tâm mình để mau chóng đạt đến thành quả ấy. Kim Cang thừa là đường tu, phương tiện – trí tuệ không hai, mang kết quả về ứng dụng trên đường tu. Vì thế mà gọi Kim Cang thừa, là cổ xe '' tu quả''.
4) Đặc Điểm của Mật Tông Tối Thượng Du Già
Phương pháp Kim Cang Thừa lại phân thành bốn bộ.
Đâu là tinh túy của Mật Tông Tối Thượng Du Gìa? ( Anuttarayagatantra )
Giáo pháp Phật đặc biệt chú trọng đến tính không hai ( bất nhị )của phương tiện
và trí tuệ. Hai sắc thái này được tu luyện hợp nhất trong Mật Tông. Pháp tu hợp nhất này không có trong Hiển Tông. Hiển Tông tuy kết hợp phương tiện và trí tuệ, nhưng rèn luyện song song, xen kẽ. Còn trong Mật Tông thì hoàn toàn là một.
Mật Tông thường nói đến: nền tảng, đạo, và quả.
Đạo là công phu tu hành. Quả là thành quả sẽ đạt đến. Còn nền tảng chính là thân người. Thân người có cả một hệ thống khí, kinh mạch, luân xa, nhiều loại tinh chất luân chuyển trong thân, như máu từ mẹ, tinh khí từ cha, và các hợp uẩn bồ đề khác ( bodhicitta substances ).
Mật Tông cho rằng mỗi loại khí trong cơ thể ( lung ) tương ưng với một tầng tâm thức. Tâm và khí có nhiều tầng thô lậu và vi tế khác nhau. Mỗi loại khí kết hợp với một tầng tâm thức, phát sinh thành hình ảnh và ý tưởng trong tâm. Khi ngủ, chúng ta từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, tâm thức càng lúc càng trở nên vi tế, phần tâm và khí thô lậu lúc tỉnh dần dần thu về hội tụ nơi huyệt tim, làm hiển lộ các tầng tâm và khí càng lúc càng vi tế. Dần dần chúng ta mất tri giác, bắt đầu nằm mơ. Khi thức giấc, các luồng khí tán ra khỏi vùng tim, tâm thức càng trở nên thô, cho đến khi thức hẳn.
Hiển Tông và ba bộ mật pháp dưới của Mật Tông vận dụng lớp khí và tâm thô để thiền quán tu tập. Chỉ riêng các mật pháp trong Mật Tông Tối thượng Du Già không làm như vậy, mà chủ động thâu nhiếp các tầng tâm thức vi tế nhất để thiền quán về tánh không và về thân Phật, nhờ vậy có thể triệt bỏ mọi phiền não thô-tế, cùng với tất cả mọi tập khí phiền não tích lũy, đồng thời thành tựu ba thân Phật.
Phương pháp này chỉ có trong Mật tông Tối Thượng Du gìa. Do đó, MTTTDG là thâm diệu nhất. Vì ở đây có cả một hệ thống trình bày về khí, kinh mạch, luân xa cùng những thành phần luân chuyển trong đó. Khi chạm tới điểm tinh tuý nhất của thân kim cang, hành giả thu nhiếp hết các tầng tâm khí thô lậu để hiển lộ phần tâm khí vi tế nhất, lấy đó làm nền tảng thiền quán tánh không và thiền quán thân Phật.
Trong kinh thường nói đến khi Phật thi triển thần thông để thuyết pháp hay hóa độ chúng sanh, từ thân Phật thể hiện ra triệu triệu thân đầy khắp hư không; trên mồi đầu sợi tóc có vô lượng quốc đổ, mỗi quốc độ có ngàn triệu đức Phật vv...Thân tâm này của Phật là thân tâm cực kỳ vi tế, có thể tự tại ngự trên đầu sợi tóc không bị ngăn ngại.
Điều này không phải tin mù quán. Làm hiển lộ và vận dụng thân tâm vi tế, đó là đặc điểm của Mật Tông Tối Thượng Du Già. Còn về những lãnh vực khác như tâm bồ đề và tánh không thì cũng giống như Hiển Tông không gì khác.
Đừng cho rằng tu theo mật tông là tự do ngoài khuông khổ giới luật. Các Tổ sư truyền thừa mật pháp là những tỳ kheo giữ gìn phạm hạnh rất thanh tịnh trong suốt cuộc đời hành đạo.
5) Đặc Điểm của Mật Pháp Kalachakra
Mật Pháp Kalachakra là phương pháp cực kỳ thâm diệu. Vì cầu giác ngộ nhanh chóng để lợi ích chúng sanh. Điều cần yếu là đừng quá chìu thân xác, mà nên trú nơi tâm mình. Tâm vốn trong sáng, không ô nhiễm. Đặc tính của tâm không nhiễm ô, nhờ vậy mới có thể sám hối tịnh hóa tâm thức, đạt trí toàn giác. Trí này chính là tâm Phật. Còn thân Phật thì sao? Làm thế nào chúng ta có thể đạt thành thân Phật?
Theo pháp Mật tông, thân cha mẹ sanh là thân của mình, nhưng không thể lấy thân thô lậu này để chuyển thành thân Phật nhiệm mầu. Phải vận dụng phần tâm và khí vi tế nhất để thiền quán tánh không, rồi sám hối thanh tịnh mọi chướng ngại của thân và tâm ( sám hối nghiệp duyên ), thô và vi tế để chuyển thành sắc thân trong sáng của Phật Kim Cang Tát Đỏa ( Vajrasattva ) hay Phật Kim Cang Trì ( Vajradhara ), nói cách khác , để chuyển thành thân Phật. Đây là phần thân và tâm vi tế nhất, khác với thân và tâm năm uẩn do cha mẹ sanh ra. Phần tâm và khí vi tế nhất quán tưởng tánh không, là trí Phật, trí Phật hoạt hiện thân Phật, thân và trí của Phật trở thành một hiện tượng duy nhất không thể phân chia, đó gọi là thân tâm của Phật.
Kalachakra không những vận dụng thân và tâm vi tế nhất để thiền quán về tánh không, mà còn phải trải qua quá trình thu nhiếp toàn bộ mọi thành phần vật lý. Bao giờ mọi phần tử vật lý được thu nhiếp tiêu trừ, hành giả sẽ đạt thân vô sắc của Phật. Mật pháp Kalachakra không nói thân và khí vi tế khác với thân năm uẩn, mà dạy phương pháp tiêu trừ thân năm uẩn hiện có, để chuyển thân này thành thân vô sắc của Phật.
Nội dung của Mật Pháp Kalachakra
Cần phải hiểu Kalachakra qua ba điểm của pháp tu này: nển tảng, đạo, và quả.
Nền tảng là thân vật lý, từ ba độc khởi sanh phiền não tham, sân, si, cùng nhiều tùy phiền não khác. Thân là nguyên nhân của khổ đau luân hồi cho tất cả chúng ta. Những thành phần vật lý có trong đó, hệ thống khí mạch và các tinh chất là nền tảng của pháp Kalachakra, để hành trì.
Đạo là phương pháp tu. Để triệt bỏ khổ não, cần phải thành tựu tâm đại hỷ lạc bất động ( định ). Trong Kalachakra gọi tâm này là tâm chân như cực kỳ vi tế đang quán chiếu tánh không, chỗ khác gọi nó là tâm chân như ( the mind of clear light ). Muốn vận dụng tâm vi tế này để chứng tánh không, phải lẩn lượt thu nhiếp tiêu trừ hết thân vật lý. Điều này không đột xuất xảy ra mà thành tựu từng phần nhờ vào công phu dụng công kiên trì rèn luyện.
Lúc đầu thân vô sắc chỉ là một hiện tượng mơ hồ. Nếu kiên trì dụng công, các hợp chất vật lý của thân sẽ từ từ thu nhiếp lại. Thân vật lý thu nhiếp đến đâu, thân vô sắc hiện ra đến đó. Nhờ trú nơi tâm chân như, hiện thành sắc tướng năm vị Phật cùng chư tôn thánh trong Mandala Kalachakra. Đây là cách thành đạt thân vô sắc nhiệm mầu của Phật.
Thân vô sắc từ tâm chân như hoạt hiện mà thành. Còn tâm chân như là nhân tố thành tựu trí Phật. Nhờ vậy mà có sự hợp nhất giữa thân và tâm của Phật. Hành giả đạt quả vị Phật với thân vô sắc và tâm hỷ lạc bất động, đồng thời hiện thành chư Phật chư tôn thánh trong Mandala, tất cả đều nằm trong chân tánh của đại lạc và chân như.
Đặc điểm của Kalachakra là thu nhiếp tất cả mọi thành phần vật lý thô lậu của năm uẩn để chuyển thành thân vô sắc của Phật.
Tâm hỷ lạc bất động là tâm Phật. Thân vô sắc là thân Phật. Trong Kalachakra
thân Phật và tâm Phật không hai ( bất nhị ). Các Mật pháp khác lại vận dụng phần khí và tâm vi tế nhất để cùng lúc hiện thành sắc thân vi tế nhất, là thân Phật, đồng thời chứng ngộ về tánh không, là tâm của Phật. Giữa Kalachakra và các Mật pháp khác có sự sai biệt căn bản.
Kinh Kalachakra trình bày và giải thích rõ ràng từng chi tiết phương pháp hành trì nên được gọi là mật kinh hiển nghiã ( explicit tantra ). Các mật pháp khác như Guhyasamaja được gọi là mật kinh ẩn nghiã ( implicit tantras ) vì trình bày toàn bằng ẩn nghiã.
Pháp Quán Đảnh Kalachakra
Phát Quán đảnh được truyền dưới hai dạng: Ban cho phép và Truyền năng lực.
Cả hai đều được gọi là truyền mật pháp nhưng có nghĩa khác nhau. Cho phép hay ban quyền năng ( Empowerment – wang - ), người đệ tử được thầy trao cho quyền quán tưởng chính mình là Phật Bổn Tôn. Nhận được pháp quán đảnh này rồi mới có đủ quyền hành trì theo phương pháp thiền quán Kalachakra, mới có đủ khả năng quán tưởng mình là vị Phật Kalachakra và Phật trong các bộ Mật pháp khác. Còn Mật pháp gia trì ( Initiation – jenang- ) là truyền năng lực gia trì của Phật Bổn Tôn cho thân khẩu ý của đệ tử. Nhận pháp quán đảnh rồi mới có thể nhận pháp gia trì, để năng lực gia trì được thông suốt truyền qua ba cửa thân khẩu ý của đệ tử.
Có nhiều người khi biết có lễ quán đảnh Quan Âm, liền đi dự cho biết, chưa từng nhận pháp quán đảnh trước đó, dù có dự buổi lễ truyền pháp vẫn chưa phải thọ nhận được pháp gia trì của Đức quan Âm. Vì sao? Vì muốn thật sự nhận được pháp gia trì của Đức Quan Âm, cần phải quán tưởng mình trong thân tâm thanh tịnh của Đức Quan Âm, rồi vận dụng thân tâm thanh tịnh ấy để nhận pháp gia trì. Nếu chưa từng nhận pháp quán đảnh, không thể tự quán tưởng mình mang thân tâm thanh tịnh của Đức Quan Âm, vì vậy không thể nhận pháp gia trì. Chỉ có thể quán tưởng Phật ngự trên đỉnh đầu, rót dòng cam lộ xuống thân khẩu ý mình thôi. Như vậy cũng sẽ nhận được năng lực gia trì, nhưng không phải đã nhận mật pháp gia trì.
Đại lễ quán đảnh thường được truyền cho đệ tử qua Mandala: bằng cát màu, bằng gấm vẽ, từ khả năng định lực của vị thầy, hay dùng thân người, dùng kiến trúc ba chiều. Riêng Kalachakra có hai phương pháp: theo dạng thông thường và phi thường. Dạng thông thường giống như các bộ Mật tông khác. Dạng phi thường chỉ đọc đáo có Kalachakra với nghi lễ 11 pháp quán đảnh, từ lời dạy của Thánh Naropa, đòi hỏi Mandala cát màu hay đá quí, càng lớn càng tốt, càng tích lũy được nhiều công đức cho người tham dự. Kalachakra có tới sáu Phật bộ, vì vậy dùng sáu màu cát khác nhau, tượng trưng cho trí giác ( vase initiation ) của sáu Phật bộ. Cát được tịnh hóa trước khi dùng. Quá trình thực hiện được xây theo nghi thức nhất định. Tất cả vật liệu đều được tịnh hóa.
Mười một pháp quán đảnh trong Lễ Kalachakra.
Trí Hòa sưu tập
Trước khi nghe pháp hay học giáo lý, nên dùng tâm thanh tịnh khởi lòng bồ đề, rộng mở tâm từ bi làm động cơ học đạo để tịnh hóa tâm thức.
***
Muốn bước vào Mật Tông Đại thừa, hành giả trước tiên cần phải thực hành điều thứ nhất ( bắt buộc ):
--- Thuần hóa tâm theo con đường chung ( common path hay Lamrim ), gồm có: a) Qui y Tam Bảo: là cánh cửa dẫn vào Phật pháp,
b) Phát tâm Bồ Đề: là cánh cửa dẫn vào Đại thừa,
c) Hiểu rõ về Tánh Không,
Ba điều này dùng làm nền tảng để bước vào Mật pháp Đại thừa. Nếu không, người tu sẽ dấn thân vào con đường sai lạc, như nấu cát mong thành cơm, vắt sừng bò mong được sữa.
Dàn bài
Bài này chia làm năm điểm:
1) Nét đặc thù giữa Phật giáo so với các Tôn giáo ngoài Phật giáo ( non- Buddhism )
2) Nét đặc biệt giữa Phật giáo Nguyên thủy ( Theravada )và Đại thừa Phật giáo (Hinayana ).
3) Đặc điểm khác nhau giữa Đại thừa Hiển tông ( Paramitayana )và Đại thừa Mật tông ( Vajrayana ).
4) Sự khác biệt giữa Đại thừa Mật tông ( Vajrayana ) và Mật Tông Tối Thượng Du Gìa ( Anuttarayogatantra ).
5) Đại thừa Mật tông và Kalachakra.
Mật Tông Tối Thượng Du Gìa lại chia ra : Bổn Tôn Du Gìa ( Deity yoga ), Hevajra, Vapabhairava, Chalarasamvara, và Kalachakra.
Phần Chánh
1) Đặc Điểm của Phật Giáo
Phật giáo có gì đặc biệt khác với các Tôn giáo khác?
Chắc chắn có người nghỉ Phật giáo có nhiều nghi lễ hơn, nhiều cách cúng dường hơn ....vv... Những việc này chưa hẳn là Chánh pháp.
Vì tâm nguyện cầu giải thoát khỏi luân hồi sanh tử mà người con Phật tìm về Qui y nơi Tam Bảo. Phật Pháp Tăng là đối tượng của tâm qui y, nơi có đủ khả năng đưa người con Phật đến bờ giải thoát, tránh khỏi mọi đau khổ và nhân đau khổ cho tương lai, mãi mãi về sau. Tất cả mọi khổ đau đều phát xuất từ nghiệp chướng phiền não tích lũy trong dòng tâm thức. Vì nhân tích tụ nên quả khổ đau phải trả trong cuộc sống.
Qui y Tam Bảo là quay về nương gởi nơi Phật Pháp Tăng, nhờ đó có thể thoát được nghiệp chướng, đạt kết quả rốt ráo là giải thoát mọi khổ đau và nguyên nhân đau khổ, là động cơ tu hành chánh của người con Phật hàng sơ cơ.
Ví như có người vì phạm nhiều ác nghiệp lâu đời nhiều kiếp, mà nay lại tha hồ để tâm tham giận si mê chạy theo ý muốn thì chắc chắn sẽ chịu quả khổ. Thì nay mỗi khi tâm không tốt nổi lên, nếu có phương pháp để áp dụng hóa giải, ác báo sẽ từ từ giảm bớt, tâm dần dần tịnh hóa, có khuynh hướng tạo nghiệp lành, nghiệp lành càng tụ, nghiệp dữ càng tiêu. Đến một lúc nào đó sẽ tận diệt khổ đau, thoát khỏi luân hồi.
Muốn thoát khỏi khổ, giải thoát luân hồi, không cần phải bỏ nơi này dến một nơi đặc biệt nào khác, mà khổ đau có thể diệt tận ngay trong thân tâm này, giải thoát có thể đạt ngay trong đời này. Thân tứ đại này vốn có sẳn tiềm năng thành tựu nguồn hạnh phúc tối thượng. Chỉ cần ta chọn đúng con đường, đúng phương pháp, hợp căn cơ, rồi ra công nổ lực tu trì. Như vậy là, đạo Phật là con đường đưa chúng sanh tới bờ giải thoát giác ngộ.
Con đường giải thoát này không có trong các Tôn giáo khác. Các Tôn giáo khác có thể dạy nhiều phương pháp nhập định sâu, có thần thông, bay lên mây hay độn thổ, xuất hồn du ngoạn, nhưng không dạy cách tu giải thoát khổ đau, tránh gây nhân ác. Đây là phần cốt tủy của Phật giáo, mức độ cao quí tuyệt diệu của đạo Phật. Nó không nằm ở chỗ nghẻo thì cầu Phật độ cho giàu, bệnh thì cầu cho khỏi, ế hàng thì cầu cho mua may bán đắt.
2) Đặc Điểm của Đại Thừa
Sự khác biệt giữa Bồ Tát Thừa và Thanh Văn Thừa. Tại sao Đại Thừa lại thâm diệu hơn?
Thanh Văn thừa là cổ xe nhỏ, đáp ứng một số nhỏ nhu cầu , chưa phải là thành tựu cao nhất.Muốn thành tựu rốt ráo con đường Phật dạy, triệt bỏ toàn diện phiền não nhiễm ô, đạt chức năng bồ đề, cần phải hành theo con đường Đại thừa, phương pháp dành cho Bồ Tát đạo.
Trong Phật giáo không có phân chia giáo pháp tốt xấu, pháp này hòan hảo hơn pháp kia. Giáo pháp nào thích hợp với căn cơ người tu là giáo pháp hòan hảo.
Khi mới Thành Đạo, vì quan sát căn cơ chúng sanh nên Đức Phật ba lần chuyển pháp, từ Tứ Diệu Đế, làm căn bản cho con đường giác ngộ. Lên cao hơn, Phật dạy phát lòng từ bi và tâm bồ đề cho các vị Bồ tát, lãnh trách nhiệm mang lợi ích đến cho chúng sanh và thành tựu vô thượng bồ đề. Quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa là A La Hán, chưa xả bỏ mọi phiền não mê lầm, nên bị vô minh che phủ trí toàn giác. Phật thành tựu vô thượng bồ đề mau chóng, mục đích tìm chân lý vì muốn cứu chúng sanh thoát khổ, trong giai đoạn tu hành tích lũy phước đức, cầu giác ngộ vì lợi ích chúng sanh. Cuối cùng Ngài thành Phật cũng vì lợi ích cho chúng sanh. Từ khi mới phát tâm cho đền khi thành đạo đều dựa trên căn bản tâm bồ đề, vì lợi ích chúng sanh. Đến khi thành Phật, Ngài có khả năng buông xả rốt ráo để đạt trí viên giác.
Tất cả chúng ta đều có hạt giống thành Phật, có khả năng đạt vô thượng bồ đề. Điều thiết yếu là phải phát tâm bồ đề, nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sanh, cố gắng tu trì tích lũy phước đức trí tuệ, hành tâm buông xả rốt ráo để thành tựu giác ngộ viên mãn. Chỉ có con đường Đại thừa mới có phương pháp đưa hành giả đến quả vị vô thượng bồ đề.
Vì vậy nên pháp Đại thừa cao diệu hơn.
Tuy nhiên, không thể cho rằng hành theo Đại thừa không cần đến Giới, Định, Huệ. Căn bản của Đại thừa chính là Tiểu thừa, chỉ khác là, Đại thừa đòi hỏi phải phát tâm đại bi và tâm bồ đề.
3) Đặc Điểm của Kim Cang Thừa
Pháp Đại thừa lại có hai, một là Tu Nhân ( Ba la Mật thừa ) hay là Hiển Tông, hai là Tu Quả, ( Kim Cang Thừa ) hay là Mật Tông. Mật Tông được cho là thâm diệu hơn.
Mật Tông là một hệ thống hành trì Phật giáo được nhiều thế hệ cao tăng đắc đạo giữ gìn và truyền trao trọn vẹn không gián đoạn từ nhiều thế kỷ qua. Như Ngài Long Thọ ( Nagarjuna ), Nguyệt Xứng ( Chandrakirti ), Thánh Thiên ( Aryadeva ), cùng nhiều vị thánh danh tiếng khác từ Ấn Độ.
Vì sao Mật Tông lại thâm diệu hơn?
Những phép thần thông hay sự linh ứng của các câu thần chú chỉ là một việc nhỏ. Điều quan trọng cần hiểu rõ là phương pháp do chính Đức Phật truyền dạy cùng các phương pháp khác, mục đích chính là hành trì hai sắc thái trong Phật giáo là phương tiện ( Lục độ ) và trí tuệ.
Hiển giáo và Mật giáo giống nhau nơi nội dung tu hành – phương tiện và trí tuệ – Nột dung giống nhau, nhưng cách hành trì lại khác.
Hiển Tông khi nói, '' song tu phương tiện và trí tuệ,'' hay song tu công đức và trí tuệ, song tu ở đây có nghiã là song song, xen kẽ, dùng trí tuệ để tu phương tiện, hay dùng phương tiện để tu trí tuệ, lần lần tích tụ tư lương công đức, chứ không phải trong cùng một lúc mà đồng thời tích tụ được cả hai. Mật Tông cũng nói, '' song tu phương tiện và trí tuệ'', nhưng song tu ở đây không phải là thực hiện xen kẻ mà là đồng loạt, trong cùng một pháp tu tích lũy được cả hai công đức trí tuệ. Khi quán tưởng thân sắc tướng của Phật, đồng thời quán về tánh không của thân Phật. Quán tưởng sắc thân nhiệm mầu của Phật là phương tiện, nhờ vậy tích tụ được công đức. Quán tánh không của thân Phật là trí tuệ, nhờ vậy tích tụ được trí tuệ. Phương pháp này giúp hành giả cùng một lúc tích lũy được cả hai tư lương công đức trí tuệ, do đó đủ khả năng mau chóng thành tựu thân Phật và trí Phật. Đây là lý do vì sao Mật Tông lại thâm diệu hơn Hiển Tông.
Làm thế nào trong cùng một công phu lại có thể song hành công đức và trí tuệ?
Trước tiên, cần hiểu về cốt tũy của pháp quán tưởng Bổn Tông Du Già ( Deity yoga ) của bốn bộ Mật pháp. Quán tưởng Bổn Tôn Du Gìa phải phát khởi từ nền tảng tánh không. Đầu tiên quán về trí tuệ tánh không, kế quán thân sanh diệt của mình, từ tánh không khởi hiện thành tướng Phật, do đó biết thân Phật tuy hiện hữu nhưng không có tự tánh, chỉ do trí tuệ tánh không hoạt hiện mà thành ( do trí tưởng tượng từ tánh không ). Khởi hiện thân Phật, trưởng dưỡng tâm hãnh diện thoát tục ( divine pride ), niệm niệm không rời tánh không của thân Phật đang hiện ra.
Trí tuệ tánh không hoạt hiện thành tướng Phật là quả của đường tu. Vì vậy mà nói Mật tông vận dụng quả để tu hành. Lấy kết quả để huân tập tâm thức, nhờ đó mau chóng đạt thành. Mật Tông là phương pháp tu nhanh chóng như vậy, nên đặc biệt hiếm quí.
Mặc dù, tự mình hiện đủ loại thân Phật trong quán tưởng, nhưng không có nghiã là mình là Phật. Chỉ quán tưởng thôi. Chưa phải thành Phật thực sự. Nhưng cũng đừng nói mình không thể thành Phật, mọi người đều có khả năng này. Quán tưởng thân Phật để mau chóng tích lũy tư lương công đức, hiểu và quán về tánh không để mau chóng tích lũy tư lương trí tuệ.
Giờ nên tìm hiểu vì sao gọi Mật Tông là '' tu quả '', hay Kim Cang thừa. Kim Cang là cứng chắc, không gì phá vỡ, biểu hiện cho sự hợp nhất không thể phân chia giữa trí tuệ và phương tiện. Khi hành trì theo pháp Bổn Tôn Du Gìa, hành giả luyện trí tuệ và phương tiện không xen kẽ mà cùng một lúc. Quán về cảnh Phật ( cõi Tịnh, Mandala ) là quán về sắc thân của Phật, về tâm hỉ lạc của Phật, về cảnh giới của Phật. Nhờ mang quả về ngay trong giây phút hiện tại, hành giả huân tập mọi tính năng của tâm mình để mau chóng đạt đến thành quả ấy. Kim Cang thừa là đường tu, phương tiện – trí tuệ không hai, mang kết quả về ứng dụng trên đường tu. Vì thế mà gọi Kim Cang thừa, là cổ xe '' tu quả''.
4) Đặc Điểm của Mật Tông Tối Thượng Du Già
Phương pháp Kim Cang Thừa lại phân thành bốn bộ.
Đâu là tinh túy của Mật Tông Tối Thượng Du Gìa? ( Anuttarayagatantra )
Giáo pháp Phật đặc biệt chú trọng đến tính không hai ( bất nhị )của phương tiện
và trí tuệ. Hai sắc thái này được tu luyện hợp nhất trong Mật Tông. Pháp tu hợp nhất này không có trong Hiển Tông. Hiển Tông tuy kết hợp phương tiện và trí tuệ, nhưng rèn luyện song song, xen kẽ. Còn trong Mật Tông thì hoàn toàn là một.
Mật Tông thường nói đến: nền tảng, đạo, và quả.
Đạo là công phu tu hành. Quả là thành quả sẽ đạt đến. Còn nền tảng chính là thân người. Thân người có cả một hệ thống khí, kinh mạch, luân xa, nhiều loại tinh chất luân chuyển trong thân, như máu từ mẹ, tinh khí từ cha, và các hợp uẩn bồ đề khác ( bodhicitta substances ).
Mật Tông cho rằng mỗi loại khí trong cơ thể ( lung ) tương ưng với một tầng tâm thức. Tâm và khí có nhiều tầng thô lậu và vi tế khác nhau. Mỗi loại khí kết hợp với một tầng tâm thức, phát sinh thành hình ảnh và ý tưởng trong tâm. Khi ngủ, chúng ta từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, tâm thức càng lúc càng trở nên vi tế, phần tâm và khí thô lậu lúc tỉnh dần dần thu về hội tụ nơi huyệt tim, làm hiển lộ các tầng tâm và khí càng lúc càng vi tế. Dần dần chúng ta mất tri giác, bắt đầu nằm mơ. Khi thức giấc, các luồng khí tán ra khỏi vùng tim, tâm thức càng trở nên thô, cho đến khi thức hẳn.
Hiển Tông và ba bộ mật pháp dưới của Mật Tông vận dụng lớp khí và tâm thô để thiền quán tu tập. Chỉ riêng các mật pháp trong Mật Tông Tối thượng Du Già không làm như vậy, mà chủ động thâu nhiếp các tầng tâm thức vi tế nhất để thiền quán về tánh không và về thân Phật, nhờ vậy có thể triệt bỏ mọi phiền não thô-tế, cùng với tất cả mọi tập khí phiền não tích lũy, đồng thời thành tựu ba thân Phật.
Phương pháp này chỉ có trong Mật tông Tối Thượng Du gìa. Do đó, MTTTDG là thâm diệu nhất. Vì ở đây có cả một hệ thống trình bày về khí, kinh mạch, luân xa cùng những thành phần luân chuyển trong đó. Khi chạm tới điểm tinh tuý nhất của thân kim cang, hành giả thu nhiếp hết các tầng tâm khí thô lậu để hiển lộ phần tâm khí vi tế nhất, lấy đó làm nền tảng thiền quán tánh không và thiền quán thân Phật.
Trong kinh thường nói đến khi Phật thi triển thần thông để thuyết pháp hay hóa độ chúng sanh, từ thân Phật thể hiện ra triệu triệu thân đầy khắp hư không; trên mồi đầu sợi tóc có vô lượng quốc đổ, mỗi quốc độ có ngàn triệu đức Phật vv...Thân tâm này của Phật là thân tâm cực kỳ vi tế, có thể tự tại ngự trên đầu sợi tóc không bị ngăn ngại.
Điều này không phải tin mù quán. Làm hiển lộ và vận dụng thân tâm vi tế, đó là đặc điểm của Mật Tông Tối Thượng Du Già. Còn về những lãnh vực khác như tâm bồ đề và tánh không thì cũng giống như Hiển Tông không gì khác.
Đừng cho rằng tu theo mật tông là tự do ngoài khuông khổ giới luật. Các Tổ sư truyền thừa mật pháp là những tỳ kheo giữ gìn phạm hạnh rất thanh tịnh trong suốt cuộc đời hành đạo.
5) Đặc Điểm của Mật Pháp Kalachakra
Mật Pháp Kalachakra là phương pháp cực kỳ thâm diệu. Vì cầu giác ngộ nhanh chóng để lợi ích chúng sanh. Điều cần yếu là đừng quá chìu thân xác, mà nên trú nơi tâm mình. Tâm vốn trong sáng, không ô nhiễm. Đặc tính của tâm không nhiễm ô, nhờ vậy mới có thể sám hối tịnh hóa tâm thức, đạt trí toàn giác. Trí này chính là tâm Phật. Còn thân Phật thì sao? Làm thế nào chúng ta có thể đạt thành thân Phật?
Theo pháp Mật tông, thân cha mẹ sanh là thân của mình, nhưng không thể lấy thân thô lậu này để chuyển thành thân Phật nhiệm mầu. Phải vận dụng phần tâm và khí vi tế nhất để thiền quán tánh không, rồi sám hối thanh tịnh mọi chướng ngại của thân và tâm ( sám hối nghiệp duyên ), thô và vi tế để chuyển thành sắc thân trong sáng của Phật Kim Cang Tát Đỏa ( Vajrasattva ) hay Phật Kim Cang Trì ( Vajradhara ), nói cách khác , để chuyển thành thân Phật. Đây là phần thân và tâm vi tế nhất, khác với thân và tâm năm uẩn do cha mẹ sanh ra. Phần tâm và khí vi tế nhất quán tưởng tánh không, là trí Phật, trí Phật hoạt hiện thân Phật, thân và trí của Phật trở thành một hiện tượng duy nhất không thể phân chia, đó gọi là thân tâm của Phật.
Kalachakra không những vận dụng thân và tâm vi tế nhất để thiền quán về tánh không, mà còn phải trải qua quá trình thu nhiếp toàn bộ mọi thành phần vật lý. Bao giờ mọi phần tử vật lý được thu nhiếp tiêu trừ, hành giả sẽ đạt thân vô sắc của Phật. Mật pháp Kalachakra không nói thân và khí vi tế khác với thân năm uẩn, mà dạy phương pháp tiêu trừ thân năm uẩn hiện có, để chuyển thân này thành thân vô sắc của Phật.
Nội dung của Mật Pháp Kalachakra
Cần phải hiểu Kalachakra qua ba điểm của pháp tu này: nển tảng, đạo, và quả.
Nền tảng là thân vật lý, từ ba độc khởi sanh phiền não tham, sân, si, cùng nhiều tùy phiền não khác. Thân là nguyên nhân của khổ đau luân hồi cho tất cả chúng ta. Những thành phần vật lý có trong đó, hệ thống khí mạch và các tinh chất là nền tảng của pháp Kalachakra, để hành trì.
Đạo là phương pháp tu. Để triệt bỏ khổ não, cần phải thành tựu tâm đại hỷ lạc bất động ( định ). Trong Kalachakra gọi tâm này là tâm chân như cực kỳ vi tế đang quán chiếu tánh không, chỗ khác gọi nó là tâm chân như ( the mind of clear light ). Muốn vận dụng tâm vi tế này để chứng tánh không, phải lẩn lượt thu nhiếp tiêu trừ hết thân vật lý. Điều này không đột xuất xảy ra mà thành tựu từng phần nhờ vào công phu dụng công kiên trì rèn luyện.
Lúc đầu thân vô sắc chỉ là một hiện tượng mơ hồ. Nếu kiên trì dụng công, các hợp chất vật lý của thân sẽ từ từ thu nhiếp lại. Thân vật lý thu nhiếp đến đâu, thân vô sắc hiện ra đến đó. Nhờ trú nơi tâm chân như, hiện thành sắc tướng năm vị Phật cùng chư tôn thánh trong Mandala Kalachakra. Đây là cách thành đạt thân vô sắc nhiệm mầu của Phật.
Thân vô sắc từ tâm chân như hoạt hiện mà thành. Còn tâm chân như là nhân tố thành tựu trí Phật. Nhờ vậy mà có sự hợp nhất giữa thân và tâm của Phật. Hành giả đạt quả vị Phật với thân vô sắc và tâm hỷ lạc bất động, đồng thời hiện thành chư Phật chư tôn thánh trong Mandala, tất cả đều nằm trong chân tánh của đại lạc và chân như.
Đặc điểm của Kalachakra là thu nhiếp tất cả mọi thành phần vật lý thô lậu của năm uẩn để chuyển thành thân vô sắc của Phật.
Tâm hỷ lạc bất động là tâm Phật. Thân vô sắc là thân Phật. Trong Kalachakra
thân Phật và tâm Phật không hai ( bất nhị ). Các Mật pháp khác lại vận dụng phần khí và tâm vi tế nhất để cùng lúc hiện thành sắc thân vi tế nhất, là thân Phật, đồng thời chứng ngộ về tánh không, là tâm của Phật. Giữa Kalachakra và các Mật pháp khác có sự sai biệt căn bản.
Kinh Kalachakra trình bày và giải thích rõ ràng từng chi tiết phương pháp hành trì nên được gọi là mật kinh hiển nghiã ( explicit tantra ). Các mật pháp khác như Guhyasamaja được gọi là mật kinh ẩn nghiã ( implicit tantras ) vì trình bày toàn bằng ẩn nghiã.
Pháp Quán Đảnh Kalachakra
Phát Quán đảnh được truyền dưới hai dạng: Ban cho phép và Truyền năng lực.
Cả hai đều được gọi là truyền mật pháp nhưng có nghĩa khác nhau. Cho phép hay ban quyền năng ( Empowerment – wang - ), người đệ tử được thầy trao cho quyền quán tưởng chính mình là Phật Bổn Tôn. Nhận được pháp quán đảnh này rồi mới có đủ quyền hành trì theo phương pháp thiền quán Kalachakra, mới có đủ khả năng quán tưởng mình là vị Phật Kalachakra và Phật trong các bộ Mật pháp khác. Còn Mật pháp gia trì ( Initiation – jenang- ) là truyền năng lực gia trì của Phật Bổn Tôn cho thân khẩu ý của đệ tử. Nhận pháp quán đảnh rồi mới có thể nhận pháp gia trì, để năng lực gia trì được thông suốt truyền qua ba cửa thân khẩu ý của đệ tử.
Có nhiều người khi biết có lễ quán đảnh Quan Âm, liền đi dự cho biết, chưa từng nhận pháp quán đảnh trước đó, dù có dự buổi lễ truyền pháp vẫn chưa phải thọ nhận được pháp gia trì của Đức quan Âm. Vì sao? Vì muốn thật sự nhận được pháp gia trì của Đức Quan Âm, cần phải quán tưởng mình trong thân tâm thanh tịnh của Đức Quan Âm, rồi vận dụng thân tâm thanh tịnh ấy để nhận pháp gia trì. Nếu chưa từng nhận pháp quán đảnh, không thể tự quán tưởng mình mang thân tâm thanh tịnh của Đức Quan Âm, vì vậy không thể nhận pháp gia trì. Chỉ có thể quán tưởng Phật ngự trên đỉnh đầu, rót dòng cam lộ xuống thân khẩu ý mình thôi. Như vậy cũng sẽ nhận được năng lực gia trì, nhưng không phải đã nhận mật pháp gia trì.
Đại lễ quán đảnh thường được truyền cho đệ tử qua Mandala: bằng cát màu, bằng gấm vẽ, từ khả năng định lực của vị thầy, hay dùng thân người, dùng kiến trúc ba chiều. Riêng Kalachakra có hai phương pháp: theo dạng thông thường và phi thường. Dạng thông thường giống như các bộ Mật tông khác. Dạng phi thường chỉ đọc đáo có Kalachakra với nghi lễ 11 pháp quán đảnh, từ lời dạy của Thánh Naropa, đòi hỏi Mandala cát màu hay đá quí, càng lớn càng tốt, càng tích lũy được nhiều công đức cho người tham dự. Kalachakra có tới sáu Phật bộ, vì vậy dùng sáu màu cát khác nhau, tượng trưng cho trí giác ( vase initiation ) của sáu Phật bộ. Cát được tịnh hóa trước khi dùng. Quá trình thực hiện được xây theo nghi thức nhất định. Tất cả vật liệu đều được tịnh hóa.
Mười một pháp quán đảnh trong Lễ Kalachakra.
Bảy pháp đầu gọi là '' bảy pháp quán đảnh sơ sanh ( enter as a child ), cộng thêm bốn pháp: bình bát ( vase ), kín mật ( secret ), trí tuệ ( wisdom ), danh tự ( letter ). Nếu là mười sáu pháp quán đảnh, thì chia ra : Bảy pháp quán đảnh sơ sanh, Bốn pháp quán đảnh trung đẳng ( four high empowerment ), bốn pháp quán đảnh cao đẳng ( four higher empowerment ), bốn pháp quán đảnh đại đạo sư Kim cang ( great vajra master empowerment ). Bốn pháp quán đảnh này đều cùng tên: bình bàt, kín mật, trí tuệ, danh tự.
Thời gian thường thì vào ngày Rắm tháng Ba ( Tạng lịch ) vì theo truyền thuyết, hay bất cứ ngày Rằm nào.
Vì sao truyền pháp quán đảnh Kalachakra phải dùng đến mười một pháp quán đảnh khác nhau?
Vì khi nhận bảy pháp quán đảnh sơ sanh, người thọ pháp tịnh hóa được chướng ngại áng ngữ bảy địa bồ tát, đồng thời cấy vào tâm thức đầy đủ nhân duyên đề thành tựu bảy địa bồ tát.
Con đường tu chứng và quá trình tịnh hóa của từng địa bồ tát, liên quan đến hai lãnh vực chính của pháp Phật dạy, pháp thâm sâu và rộng lớn. Là hai đề tài tu học chánh của ba tu viện lớn nhứt Tây Tạng: Bát nhã Balamật( Prajnaparamita ) và Trung Quán ( Madhỳamika ). Trong Bát nhã, giải thích rõ từng giai đoạn tu chứng của bồ tát địa ( thập địa ), về chướng ngại phải triệt tiêu, mỗi địa khi chuyển hóa được chướng duyên rồi đạt thành quả gì.
Vì sao phải nhận pháp quán đảnh? Vì mỗi pháp có khả năng thanh tịnh nghiệp chướng tương ứng với từng địa bồ tát. Mục đích của mật pháp là gíúp chúng ta thành tựu từng giai đoạn trên đường tu dẫn đến giác ngộ, bao gồm luôn con đường Hiển giáo. Vì thế, cần kết hợp Mật với Hiển giáo.
Các giai đoạn tu chứng trong Kalachakra không khác gì như Hiển tông, phương tiện và trí tuệ, là hai mặt rộng và sâu, cần thực hành song song. Mật tông cũng thế. Nhưng ngoài việc tích lũy phước đức ra, Hiển pháp không đề cặp đến khí, kinh mạch, luân xa và tinh khí bồ đề...cũng không nói đến phương pháp đả thông các điểm trọng yếu của thân kim cang để vận động các luồng khí và tâm vi tế.
Tất cả các điều này được giáo pháp Kalachakra chỉ dẫn rõ ràng. Chữ quan trọng nhất trong Kalachakra là Yugananda, là bất nhị, không hai, kết hợp, chỉ về sự đồng nhất giữa thân và tâm nhiệm mầu của Phật. Việc này đạt được trong pháp Kalachakra. Để hiểu phần vi diệu này, hành giả cần nhận pháp quán đảnh Kalachakra, nếu không, không được phép hành trì.
Người muốn tu theo pháp mật tông, điều tối quan trọng là phải qui y Tam Bảo, phát tâm bồ đề, thọ giới bố tát. Nếu là Mật tông tối thượng du già, phải thọ thêm giới kim cang. Rồi nghi thức phát tâm bồ đề. Phát nguyện không rời xa tâm bồ đề cho đến khi giác ngộ. Tâm bồ đề gồm có hai, qui ước và cứu cánh, cực kỳ quan trọng trong mật pháp. Là nền tảng cho tất cả mọi mật pháp.
Mật pháp Kalachakra là pháp tu có phần giống Hiển tông, lại có phần hành trì kín mật. Hiển pháp có hai loại phiền não và trí chướng, phải xả bỏ hai loại chướng này. Mật pháp Kalachakra cũng vậy, chỉ khác phương pháp dẹp bỏ chướng ngại.
Các mật pháp khác dạy tâm và khí vi tế khởi hiện sắc thân Phật ngay thân vật lý, dùng đó quán chiếu tánh không. Đây là sự bất nhị của thân và tâm Phật, thân và tâm không hai.
Phương pháp Kalachakra thục hiện thân và tâm không giống thế. Người tu khởi hiện thân Phật khác với thân vật lý để thành tựu thân vô sắc. Nghĩa là không có hình sắc. Không ở đây không phải là tánh không. Thân vô sắc không thuộc cảnh giới Chân đế, mà thuộc Tục đế. Gọi là vô sắc vì thân này hoàn toàn không có phần vật lý tập hợp, có được nhờ vào tu theo mật pháp. Các hợp uẩn vật lý dần dần bị thu nhiếp, chuyển thành thân vô sắc. Quá trình chuyển hiện này đòi hỏi phải dẹp bỏ hết trí chướng và phiền não chướng, giống như pháp Hiển tông, chỉ có phương pháp thực hiện khác nhau. Mật tông dẹp hai chướng này bằng cách tịnh hóa bốn giọt tinh chất ( bindus ) nằm ở bốn huyệt hay luân xa trong thân.
Giọt thứ nhất nằm nơi luân xa trên trán, liên quan đến thời gian thức giấc. Giọt thứ hai nằm ở giữa luân xa cổ, liên quan đến thời gian nằm mơ. Giọt thú ba nằm ở luân xa tim, liên quan đến thời gian ngủ say. Giọt thứ tư nơi luân xa đan điền, dưới rốn bốn lóng tay, liên quan đến hỉ lạc khi giao tình.
Quán chiếu tịnh hóa được tinh chất nơi trán, thành tựu thân kim cang. Thanh tịnh giọt tinh chất nơi cổ, thành tựu được ngữ kim cang. Thanh tịnh được giọt tinh khí nơi tim, thành tựu ý kim cang. Tịnh hóa được giọt tinh chất nơi huyệt đan điền, thành tựu trí giác bản lai kim cang ( primordial wisdom of the supreme immutable bliss ). Vậy là thành tựu pháp tu Kalachakra.
Do đó, Mandal Kalachakra có bốn cửa Đông, Tây,Nam, Bắc, với bốn màu: đen, đỏ, vàng, trắng, tương ưng với bốn kim cang: Thân, ngữ, ý, và trí giác bản lai.
Khi nhận pháp quán đảnh, nhận bảy pháp sơ sanh trước. Đang ngồi trên ghế vẫn tưởng tượng mình được vị thầy dẫn qua từng cửa của Mandala để nhận pháp. Trước mặt là Mandala với bốn cửa thành, vị Phật chánh la Phật Kalachakra ngự ngay giữa cùng các vị Phật mẫu, trời thần vây quanh.
Trước tiên được dẫn đến cửa Bắc màu trắng, liên quan đến thân kim cang. Nơi đây nhận hai pháp quán đảnh đầu. Rồi đến cửa Nam màu đỏ, ngữ kim cang, nhận pháp quán đảnh thứ ba và bốn. Kế cửa Đông màu đen, thọ pháp thứ năm và sáu. Cuối cửa Tây màu vàng nhận pháp thứ bảy. Mỗi cửa tương ưng với mỗi giọt tinh khí. Tịnh hóa bốn giọt này chuyển thành bốn kim cang. Nhận pháp quán đảnh dựa trên căn bản này. Và gieo trồng thiện duyên vào tâm thức, giúp thành tựu bốn thân Phật trong tương lai.
Pháp quán đảnh đầu tiên là nước ( water initiation ) như tắm trẻ mới sanh. Tịnh hóa năm hợp thể và năm trần. Hệ thống Kalachakra có tới sáu hợp thể: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức, hợp thể thứ sáu là trí giác bản lai.
Quán đảnh nước sẽ tịnh hóa năm uẩn và năm trần, gieo chủng tử để đạt thân Phật trong tương lai. Thứ hai là nón ( crown intiation ), liên quan đến thân Phật. Nơi cửa Nam nhận pháp quán đảnh nữ trang ( ear tassel initiation ), chày và chuông ( vajra and bell ), để tịnh hóa lời nói. Khi mới sanh, khí tán vào cơ thể. Thân người có tất cả 72,000 đường khí mạch. Khi chào đời, các đường khí mạch đi vào tứ chi, khí tán vào đó, do đó trẻ mới có khả năng nói cười, liên quan đến tiếng nói. Hai pháp quán đảnh nữ trang và chày cùng chuông tịnh hóa hệ thống khí mạch. Thành tựu ngữ kim cang, cần tịnh hóa suốt con đường tu.
Pháp quán đảnh thứ năm và sáu nơi cửa Đông màu đen liên quan đến ý kim cang, tịnh hóa những nhu cầu liên hệ đến giác quan ý, sắc thanh hương vị và cảm giác. Vì nghiệp và phiền não làm ô nhiễm giác quan, hai pháp quán đảnh này nhằm tịnh hóa các căn và trần, thanh tịnh mọi đối đãi phân biệt.
Pháp quán đảnh thứ bảy được truyền tại cửa Tây màu vàng, liên quan đến trí giác bản lai ( vajra primordial wisdom ). Khi thai nhi có đủ khí mạch, tay chân, đủ khả năng cử động, hơi thở đầu tiên là hơi thở của trí giác bản lai. Pháp quán đảnh được truyền trên căn bản khí của bản giác này. Ý thức và trí giác bản lai được tịnh hóa, gieo chủng tử trí giác hỷ lạc bất động trong tương lai. Khí bản lai này được mang vào an trú vĩnh viễn trong đường kinh mạch chính gìữa, sẽ không di chuyển nơi khác trong thân. Trí giác bản lai bất động chỉ thấy nói đến trong mật pháp Kalachakra.
Mandala Kalachakra có ba vòng tròn từ ngoài vào trong, tượng trưng hcho thân, khẩu và ý. Những lời giải thícg trên liên quan đến đối tượng cần tịnh hóa và kết quả nằm trong Mandala ý.
Bảy pháp quán đảnh đầu truyền cho người vào giai đoạn tiên khởi. Sau khi nhận bảy pháp sơ sanh, có thể tự mình hành trì, quán tưởng mình là đấng Bổn tôn Kalachakra và rèn tâm hãnh diện nhiệm mầu ( divine pride ) với thân Phật khi quán đảnh.
Kế là bốn bộ pháp quán đảnh. Pháp quán đảnh đầu tương ưng với giai đoạn tiên khởi, ba pháp sau tương ưng với ba chặng đường trong giai đoạn viên mãn:1) thành tựu báo thân Phật Kalachakra, 2) thành tựu pháp thân Phật Kalachakra, 3) thành tựu sự hợp nhất tam thân Phật.
Vì vậy, nên trong Mandala Kalachakra có mặt trăng nơi cửa Đông Bắc, mặt Trời nơi cửa Tây Nam, tiêu biểu cho hệ thống tu trong giai đoạn viên mãn khác thường này.
Báo thân Phật Kalachakra được thành tựu như thế nào?
Trước hết, thu nhiếp khí vào đường khí mạch chính giữa. Một phần của thân thể vật lý được tiêu trừ, một phần báo thân hiển lộ. Thân vô sắc được hình thành nhờ kiên trì thu nhiếp tiêu trừ từng nguyên tử của thân vật lý.
Pháp quán đảnh bình bát gia lực cho người hành trì trong giai đoạn tiên khởi. Pháp quán đảnh kín mật là bước đầu vào giai đoạn viên mãn, tương ưng với giai đoạn thành tựu báo thân. Kế, pháp quán đảnh trí tuệ, tương ưng với giai đoạn thành tựu pháp thân. Pháp thân được thành tựu nhờ thu nhiếp khí vào đường khí mạch chính giữa, khiến tâm hỷ lạc bất động hiển lộ, rồi dùng tâm này quán chiếu tánh không. Khi tâm hỷ lạc này chứng ngộ tánh không thì gọi là trí giác bản lai đại hỷ lạc bất động, và đây chính là nền tảng thành tựu pháp thân Kalachakra. Phương pháp hành trì này liên quan đến pháp quán đảnh thứ ba là pháp quán đảnh trí tuệ.
Hai pháp quán đảnh này tương ưng với hai chặng đường thành tựu báo thân, sau thành tựu pháp thân. Quán đảnh cuối cùng là danh tự, tương ưng với giai đoạn kết hợp báo thân với pháp thân. Hành giả nhập định, rồi từ trong định tiêu trừ từng phần các yếu tố vật lý. Giai đoạn này phải kiên trì thực hiện từng phần, không thể trong một lúc mà thành tựu ngay được.
Mật kinh Kalachakra nói có mười hai địa bồ tát là mười hai giai đoạn tu chứng quả Phật Kalachakra. Mười hai địa này tương ưng với mười hai đoạn trên đường khí mạch chính giữa, mỗi đoạn như vậy lại phân thành 1800 phần nhỏ.
Mỗi khi khí được thu nhiếp vào đường khí mạch chính giữa, sẽ có một phần hợp thể vật lý tương ưng tiêu trừ và một phần của thân vô sắc được thành tựu. Như thế, trong pháp môn đặc biệt này, hành giả qua mỗi địa bồ tát phải thu nhiếp 1800 giọt tinh chất, tiêu trừ 1800 thành phần vật lý và thành tựu 1800 thành phần thân vô sắc. Khi chuyển hết mười hai địa bồ tát, hành giả tiêu trừ được toàn bộ 21,600 thành phần vật lý của thân thể, thành tựu thân vô sắc, viên mãn sự kết hợp thuần nhất của ba thân Phật, đạt địa vị Kim Cang Tát Đỏa.
Khi nói tiêu trừ từng phần, có nghĩa là tuần tự xếp chồng hai loại tinh chất trắng, đỏ. Thu nhiếp các luồng khí tứ tán trong thân thể, gồm vào đường khí mạch chính giữa, rồi ép các giọt tinh chất đỏ xếp chồng từ trên xuống. Giọt tinh chất đỏ đầu tiên đẩy ép lên trên cùng, các giọt khác lần lượt xếp chồng từ trên xuống. Rồi hành giả lại ép giọt tinh chất trắng đầu tiên xuống dưới cùng đường khí mạch chính giữa, các giọt khác lần lượt xếp chồng từ dưới lên. Cứ như vậy cho đến khi toàn bộ 21,600 giọt tinh chất đều được thu nhiếp và xếp chồng trong đường khí mạch chính giữa. Quá trình xếp chồng tinh chất đỏ từ trên xuống và tinh chất trắng từ dưới lên này được thể hiện trong Mandala Kalachakra qua hình tượng mặt trăng ở cửa Đông Bắc và mặt trời ở cửa Tây Nam. Mặt trăng và mặt trời tượng trưng cho phương pháp xếp chồng các giọt tinh chất trong giai đoạn viên thành.
Giải mũ trong Mandala Kalachakra luôn luôn màu đỏ, tượng trưng cho giọt tinh chất đỏ xếp chồng từ trên xuống. Cũng vì lý do này mà tóc Phật Kalachakra màu đỏ.
Tóm Kết
Muốn trì theo pháp Kalachakra trước hết nên Qui y Tam Bảo, phát tâm bồ đề, thuần hóa tâm theo đường tu thông thường. Hiểu về tánh không. Thuần thục rồi, vào giai đoạn tiên khởi và viên mãn của Mật tông.
Nhận pháp quán đảnh và gia trì. Sự khác biệt về người có căn bản ba điểm trên và người không có căn bản như người đi máy bay và người đi xe đạp. Nơi đến tuy như nhau, nhưng vận tốc khác xa. Sự cần thiết của pháp qui y, tâm bồ đề và tánh không là những yếu tố không thể thiếu trong đường tu Kalachakra.
Nhận pháp quán đảnh xong, mỗi ngày cần phải ôn lại năng lực gia trì đã gieo vào tâm thức. Tự quán tưởng và hành trì. Tự tìm học hỏi thêm.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đặc biệt quan tâm đến Kalachakra. Vì Ngài là người chấp trì dòng truyền thừa của pháp quán đảnh này. Quốc vương Pundarika dòng Kulika là sơ tổ soạn bộ luận và nghi thức truyền pháp quán đảnh. Quốc vương là hiện thân của Đức Quan Thế Âm, Đức Đạt Lai Lama cũng được xem là hiện thân của Đức Quan Thế Âm. Nhận pháp quán đảnh Kalachakra do Đức Đạt Lai Lama truyền đặc biệt có ý nghiã.
Dòng truyền thừa này được truyền xuống không gián đoạn, qua đến Tây Tạng. Từ xưa đến nay, các vị thầy hiếm hoi tích cực hoằng dương pháp quán đảnh Kalachakra đều là những vị dòng Đạt Lai Lama tiếp nối. Các đời Đạt Lai Lama luôn luôn tích cực giữ gìn dòng truyền thừa của pháp quán đảnh Kalachakra.
Mong rằng người hữu duyên được nhiều lợi lạc trong pháp tu này. Nguyện cho thế giới an lành, hành trì theo pháp quán đảnh Kalachakra chóng thành tựu. Mọi công đức xin hồi hướng cho tất cả nhân loại đều hạnh phúc.
Thời gian thường thì vào ngày Rắm tháng Ba ( Tạng lịch ) vì theo truyền thuyết, hay bất cứ ngày Rằm nào.
Vì sao truyền pháp quán đảnh Kalachakra phải dùng đến mười một pháp quán đảnh khác nhau?
Vì khi nhận bảy pháp quán đảnh sơ sanh, người thọ pháp tịnh hóa được chướng ngại áng ngữ bảy địa bồ tát, đồng thời cấy vào tâm thức đầy đủ nhân duyên đề thành tựu bảy địa bồ tát.
Con đường tu chứng và quá trình tịnh hóa của từng địa bồ tát, liên quan đến hai lãnh vực chính của pháp Phật dạy, pháp thâm sâu và rộng lớn. Là hai đề tài tu học chánh của ba tu viện lớn nhứt Tây Tạng: Bát nhã Balamật( Prajnaparamita ) và Trung Quán ( Madhỳamika ). Trong Bát nhã, giải thích rõ từng giai đoạn tu chứng của bồ tát địa ( thập địa ), về chướng ngại phải triệt tiêu, mỗi địa khi chuyển hóa được chướng duyên rồi đạt thành quả gì.
Vì sao phải nhận pháp quán đảnh? Vì mỗi pháp có khả năng thanh tịnh nghiệp chướng tương ứng với từng địa bồ tát. Mục đích của mật pháp là gíúp chúng ta thành tựu từng giai đoạn trên đường tu dẫn đến giác ngộ, bao gồm luôn con đường Hiển giáo. Vì thế, cần kết hợp Mật với Hiển giáo.
Các giai đoạn tu chứng trong Kalachakra không khác gì như Hiển tông, phương tiện và trí tuệ, là hai mặt rộng và sâu, cần thực hành song song. Mật tông cũng thế. Nhưng ngoài việc tích lũy phước đức ra, Hiển pháp không đề cặp đến khí, kinh mạch, luân xa và tinh khí bồ đề...cũng không nói đến phương pháp đả thông các điểm trọng yếu của thân kim cang để vận động các luồng khí và tâm vi tế.
Tất cả các điều này được giáo pháp Kalachakra chỉ dẫn rõ ràng. Chữ quan trọng nhất trong Kalachakra là Yugananda, là bất nhị, không hai, kết hợp, chỉ về sự đồng nhất giữa thân và tâm nhiệm mầu của Phật. Việc này đạt được trong pháp Kalachakra. Để hiểu phần vi diệu này, hành giả cần nhận pháp quán đảnh Kalachakra, nếu không, không được phép hành trì.
Người muốn tu theo pháp mật tông, điều tối quan trọng là phải qui y Tam Bảo, phát tâm bồ đề, thọ giới bố tát. Nếu là Mật tông tối thượng du già, phải thọ thêm giới kim cang. Rồi nghi thức phát tâm bồ đề. Phát nguyện không rời xa tâm bồ đề cho đến khi giác ngộ. Tâm bồ đề gồm có hai, qui ước và cứu cánh, cực kỳ quan trọng trong mật pháp. Là nền tảng cho tất cả mọi mật pháp.
Mật pháp Kalachakra là pháp tu có phần giống Hiển tông, lại có phần hành trì kín mật. Hiển pháp có hai loại phiền não và trí chướng, phải xả bỏ hai loại chướng này. Mật pháp Kalachakra cũng vậy, chỉ khác phương pháp dẹp bỏ chướng ngại.
Các mật pháp khác dạy tâm và khí vi tế khởi hiện sắc thân Phật ngay thân vật lý, dùng đó quán chiếu tánh không. Đây là sự bất nhị của thân và tâm Phật, thân và tâm không hai.
Phương pháp Kalachakra thục hiện thân và tâm không giống thế. Người tu khởi hiện thân Phật khác với thân vật lý để thành tựu thân vô sắc. Nghĩa là không có hình sắc. Không ở đây không phải là tánh không. Thân vô sắc không thuộc cảnh giới Chân đế, mà thuộc Tục đế. Gọi là vô sắc vì thân này hoàn toàn không có phần vật lý tập hợp, có được nhờ vào tu theo mật pháp. Các hợp uẩn vật lý dần dần bị thu nhiếp, chuyển thành thân vô sắc. Quá trình chuyển hiện này đòi hỏi phải dẹp bỏ hết trí chướng và phiền não chướng, giống như pháp Hiển tông, chỉ có phương pháp thực hiện khác nhau. Mật tông dẹp hai chướng này bằng cách tịnh hóa bốn giọt tinh chất ( bindus ) nằm ở bốn huyệt hay luân xa trong thân.
Giọt thứ nhất nằm nơi luân xa trên trán, liên quan đến thời gian thức giấc. Giọt thứ hai nằm ở giữa luân xa cổ, liên quan đến thời gian nằm mơ. Giọt thú ba nằm ở luân xa tim, liên quan đến thời gian ngủ say. Giọt thứ tư nơi luân xa đan điền, dưới rốn bốn lóng tay, liên quan đến hỉ lạc khi giao tình.
Quán chiếu tịnh hóa được tinh chất nơi trán, thành tựu thân kim cang. Thanh tịnh giọt tinh chất nơi cổ, thành tựu được ngữ kim cang. Thanh tịnh được giọt tinh khí nơi tim, thành tựu ý kim cang. Tịnh hóa được giọt tinh chất nơi huyệt đan điền, thành tựu trí giác bản lai kim cang ( primordial wisdom of the supreme immutable bliss ). Vậy là thành tựu pháp tu Kalachakra.
Do đó, Mandal Kalachakra có bốn cửa Đông, Tây,Nam, Bắc, với bốn màu: đen, đỏ, vàng, trắng, tương ưng với bốn kim cang: Thân, ngữ, ý, và trí giác bản lai.
Khi nhận pháp quán đảnh, nhận bảy pháp sơ sanh trước. Đang ngồi trên ghế vẫn tưởng tượng mình được vị thầy dẫn qua từng cửa của Mandala để nhận pháp. Trước mặt là Mandala với bốn cửa thành, vị Phật chánh la Phật Kalachakra ngự ngay giữa cùng các vị Phật mẫu, trời thần vây quanh.
Trước tiên được dẫn đến cửa Bắc màu trắng, liên quan đến thân kim cang. Nơi đây nhận hai pháp quán đảnh đầu. Rồi đến cửa Nam màu đỏ, ngữ kim cang, nhận pháp quán đảnh thứ ba và bốn. Kế cửa Đông màu đen, thọ pháp thứ năm và sáu. Cuối cửa Tây màu vàng nhận pháp thứ bảy. Mỗi cửa tương ưng với mỗi giọt tinh khí. Tịnh hóa bốn giọt này chuyển thành bốn kim cang. Nhận pháp quán đảnh dựa trên căn bản này. Và gieo trồng thiện duyên vào tâm thức, giúp thành tựu bốn thân Phật trong tương lai.
Pháp quán đảnh đầu tiên là nước ( water initiation ) như tắm trẻ mới sanh. Tịnh hóa năm hợp thể và năm trần. Hệ thống Kalachakra có tới sáu hợp thể: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức, hợp thể thứ sáu là trí giác bản lai.
Quán đảnh nước sẽ tịnh hóa năm uẩn và năm trần, gieo chủng tử để đạt thân Phật trong tương lai. Thứ hai là nón ( crown intiation ), liên quan đến thân Phật. Nơi cửa Nam nhận pháp quán đảnh nữ trang ( ear tassel initiation ), chày và chuông ( vajra and bell ), để tịnh hóa lời nói. Khi mới sanh, khí tán vào cơ thể. Thân người có tất cả 72,000 đường khí mạch. Khi chào đời, các đường khí mạch đi vào tứ chi, khí tán vào đó, do đó trẻ mới có khả năng nói cười, liên quan đến tiếng nói. Hai pháp quán đảnh nữ trang và chày cùng chuông tịnh hóa hệ thống khí mạch. Thành tựu ngữ kim cang, cần tịnh hóa suốt con đường tu.
Pháp quán đảnh thứ năm và sáu nơi cửa Đông màu đen liên quan đến ý kim cang, tịnh hóa những nhu cầu liên hệ đến giác quan ý, sắc thanh hương vị và cảm giác. Vì nghiệp và phiền não làm ô nhiễm giác quan, hai pháp quán đảnh này nhằm tịnh hóa các căn và trần, thanh tịnh mọi đối đãi phân biệt.
Pháp quán đảnh thứ bảy được truyền tại cửa Tây màu vàng, liên quan đến trí giác bản lai ( vajra primordial wisdom ). Khi thai nhi có đủ khí mạch, tay chân, đủ khả năng cử động, hơi thở đầu tiên là hơi thở của trí giác bản lai. Pháp quán đảnh được truyền trên căn bản khí của bản giác này. Ý thức và trí giác bản lai được tịnh hóa, gieo chủng tử trí giác hỷ lạc bất động trong tương lai. Khí bản lai này được mang vào an trú vĩnh viễn trong đường kinh mạch chính gìữa, sẽ không di chuyển nơi khác trong thân. Trí giác bản lai bất động chỉ thấy nói đến trong mật pháp Kalachakra.
Mandala Kalachakra có ba vòng tròn từ ngoài vào trong, tượng trưng hcho thân, khẩu và ý. Những lời giải thícg trên liên quan đến đối tượng cần tịnh hóa và kết quả nằm trong Mandala ý.
Bảy pháp quán đảnh đầu truyền cho người vào giai đoạn tiên khởi. Sau khi nhận bảy pháp sơ sanh, có thể tự mình hành trì, quán tưởng mình là đấng Bổn tôn Kalachakra và rèn tâm hãnh diện nhiệm mầu ( divine pride ) với thân Phật khi quán đảnh.
Kế là bốn bộ pháp quán đảnh. Pháp quán đảnh đầu tương ưng với giai đoạn tiên khởi, ba pháp sau tương ưng với ba chặng đường trong giai đoạn viên mãn:1) thành tựu báo thân Phật Kalachakra, 2) thành tựu pháp thân Phật Kalachakra, 3) thành tựu sự hợp nhất tam thân Phật.
Vì vậy, nên trong Mandala Kalachakra có mặt trăng nơi cửa Đông Bắc, mặt Trời nơi cửa Tây Nam, tiêu biểu cho hệ thống tu trong giai đoạn viên mãn khác thường này.
Báo thân Phật Kalachakra được thành tựu như thế nào?
Trước hết, thu nhiếp khí vào đường khí mạch chính giữa. Một phần của thân thể vật lý được tiêu trừ, một phần báo thân hiển lộ. Thân vô sắc được hình thành nhờ kiên trì thu nhiếp tiêu trừ từng nguyên tử của thân vật lý.
Pháp quán đảnh bình bát gia lực cho người hành trì trong giai đoạn tiên khởi. Pháp quán đảnh kín mật là bước đầu vào giai đoạn viên mãn, tương ưng với giai đoạn thành tựu báo thân. Kế, pháp quán đảnh trí tuệ, tương ưng với giai đoạn thành tựu pháp thân. Pháp thân được thành tựu nhờ thu nhiếp khí vào đường khí mạch chính giữa, khiến tâm hỷ lạc bất động hiển lộ, rồi dùng tâm này quán chiếu tánh không. Khi tâm hỷ lạc này chứng ngộ tánh không thì gọi là trí giác bản lai đại hỷ lạc bất động, và đây chính là nền tảng thành tựu pháp thân Kalachakra. Phương pháp hành trì này liên quan đến pháp quán đảnh thứ ba là pháp quán đảnh trí tuệ.
Hai pháp quán đảnh này tương ưng với hai chặng đường thành tựu báo thân, sau thành tựu pháp thân. Quán đảnh cuối cùng là danh tự, tương ưng với giai đoạn kết hợp báo thân với pháp thân. Hành giả nhập định, rồi từ trong định tiêu trừ từng phần các yếu tố vật lý. Giai đoạn này phải kiên trì thực hiện từng phần, không thể trong một lúc mà thành tựu ngay được.
Mật kinh Kalachakra nói có mười hai địa bồ tát là mười hai giai đoạn tu chứng quả Phật Kalachakra. Mười hai địa này tương ưng với mười hai đoạn trên đường khí mạch chính giữa, mỗi đoạn như vậy lại phân thành 1800 phần nhỏ.
Mỗi khi khí được thu nhiếp vào đường khí mạch chính giữa, sẽ có một phần hợp thể vật lý tương ưng tiêu trừ và một phần của thân vô sắc được thành tựu. Như thế, trong pháp môn đặc biệt này, hành giả qua mỗi địa bồ tát phải thu nhiếp 1800 giọt tinh chất, tiêu trừ 1800 thành phần vật lý và thành tựu 1800 thành phần thân vô sắc. Khi chuyển hết mười hai địa bồ tát, hành giả tiêu trừ được toàn bộ 21,600 thành phần vật lý của thân thể, thành tựu thân vô sắc, viên mãn sự kết hợp thuần nhất của ba thân Phật, đạt địa vị Kim Cang Tát Đỏa.
Khi nói tiêu trừ từng phần, có nghĩa là tuần tự xếp chồng hai loại tinh chất trắng, đỏ. Thu nhiếp các luồng khí tứ tán trong thân thể, gồm vào đường khí mạch chính giữa, rồi ép các giọt tinh chất đỏ xếp chồng từ trên xuống. Giọt tinh chất đỏ đầu tiên đẩy ép lên trên cùng, các giọt khác lần lượt xếp chồng từ trên xuống. Rồi hành giả lại ép giọt tinh chất trắng đầu tiên xuống dưới cùng đường khí mạch chính giữa, các giọt khác lần lượt xếp chồng từ dưới lên. Cứ như vậy cho đến khi toàn bộ 21,600 giọt tinh chất đều được thu nhiếp và xếp chồng trong đường khí mạch chính giữa. Quá trình xếp chồng tinh chất đỏ từ trên xuống và tinh chất trắng từ dưới lên này được thể hiện trong Mandala Kalachakra qua hình tượng mặt trăng ở cửa Đông Bắc và mặt trời ở cửa Tây Nam. Mặt trăng và mặt trời tượng trưng cho phương pháp xếp chồng các giọt tinh chất trong giai đoạn viên thành.
Giải mũ trong Mandala Kalachakra luôn luôn màu đỏ, tượng trưng cho giọt tinh chất đỏ xếp chồng từ trên xuống. Cũng vì lý do này mà tóc Phật Kalachakra màu đỏ.
Tóm Kết
Muốn trì theo pháp Kalachakra trước hết nên Qui y Tam Bảo, phát tâm bồ đề, thuần hóa tâm theo đường tu thông thường. Hiểu về tánh không. Thuần thục rồi, vào giai đoạn tiên khởi và viên mãn của Mật tông.
Nhận pháp quán đảnh và gia trì. Sự khác biệt về người có căn bản ba điểm trên và người không có căn bản như người đi máy bay và người đi xe đạp. Nơi đến tuy như nhau, nhưng vận tốc khác xa. Sự cần thiết của pháp qui y, tâm bồ đề và tánh không là những yếu tố không thể thiếu trong đường tu Kalachakra.
Nhận pháp quán đảnh xong, mỗi ngày cần phải ôn lại năng lực gia trì đã gieo vào tâm thức. Tự quán tưởng và hành trì. Tự tìm học hỏi thêm.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đặc biệt quan tâm đến Kalachakra. Vì Ngài là người chấp trì dòng truyền thừa của pháp quán đảnh này. Quốc vương Pundarika dòng Kulika là sơ tổ soạn bộ luận và nghi thức truyền pháp quán đảnh. Quốc vương là hiện thân của Đức Quan Thế Âm, Đức Đạt Lai Lama cũng được xem là hiện thân của Đức Quan Thế Âm. Nhận pháp quán đảnh Kalachakra do Đức Đạt Lai Lama truyền đặc biệt có ý nghiã.
Dòng truyền thừa này được truyền xuống không gián đoạn, qua đến Tây Tạng. Từ xưa đến nay, các vị thầy hiếm hoi tích cực hoằng dương pháp quán đảnh Kalachakra đều là những vị dòng Đạt Lai Lama tiếp nối. Các đời Đạt Lai Lama luôn luôn tích cực giữ gìn dòng truyền thừa của pháp quán đảnh Kalachakra.
Mong rằng người hữu duyên được nhiều lợi lạc trong pháp tu này. Nguyện cho thế giới an lành, hành trì theo pháp quán đảnh Kalachakra chóng thành tựu. Mọi công đức xin hồi hướng cho tất cả nhân loại đều hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét