Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Ý Trinh ghi chép Phật Học Cơ Bản (quyển 18)




Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP BỐN


Mục Lục

Lời giới thiệu
Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn, Ban Biên soạn

Phần I - Tam tạng thánh điển Phật giáo
1.1 Tam tạng thánh giáo Nam truyền - Thích Phước Sơn
1.2 Giới thiệu tổng quát hệ thống kinh điển Hán tạng - Đào Nguyên

Phần II - Các vấn đề Phật học
2.1 Giáo lý duyên khởi - Thích Chơn Thiện
2.2 Một vài khái niệm về triết lý trong đạo Phật - Phật-Điển Hành-Tư
2.3 Giới thiệu đại cương về Duy thức học - Tuệ Hạnh
2.4 Giới thiệu khái quát về Nhân minh học Phật giáo - Minh Chi



2.5 Giới thiệu vài nét về văn học Phật giáo Việt Nam - Thích Tâm Hải





Phần III - Bài đọc thêm
3.1 Đặc trưng của đạo Phật - Thích Phước Sơn
3.2 Ảnh hưởng của đạo Phật vào nền văn hóa Việt Nam - Thích Trí Quảng.
3.3 Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam - Minh Chi
3.4 Quan niệm về Đức Phật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Thích Tâm Hải
3.5 Đạo lý uyên nguyên của dân tộc Việt - Ngọc Kinh Lang Hoàn
3.6 Đạo Phật có phải là tôn giáo không? - Huyền Chân
3.7 Phật giáo trong thời đại khoa học - Trần Chung Ngọc
3.8 Quy ước trích dẫn tam tạng kinh điển Nguyên thủy - Thảo Hiền Sucitto



Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP BỐN




LỜI GIỚI THIỆU



Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng phápTrung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử.

Bộ sách Phật học cơ bản gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả, trình bày theo cấu trúc từ các vấn đề Phật học nhập mônđến một số chủ đề giáo lý chuyên sâu nhằm giới thiệu đến học viên và độc giả những kiến thức cơ bản về Phật giáo.

Trong tập bốn, chúng tôi cho in lại các bài giảng chính khóa trong năm thứ tư và một số bài đọc thêm đã được giới thiệu trên nguyệt san Giác Ngộ. Hy vọng rằng, bộ sách Phật học cơ bản (4 tập) do Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN thực hiện sẽ là một tài liệu hữu ích cho những ai bước đầu muốn tìm hiểu và nghiên cứu về Phật giáo.
BAN BIÊN SOẠN

CHƯƠNG TRÌNH PHẬT HỌC HÀM THỤ








Thành phần Ban Tổ chức,
Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn



Ban tổ chức

* Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ
* Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó ban Giáo dục T.Ư GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ
* Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN
* Ban Thư ký và biên tập Chương trình: Khải Thiên, Ủy viên Ban Văn hóa T.Ư
* GHPGVN; Thích Tâm Hải, Biên tập viên Báo Giác Ngộ
* Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ
Ban giảng huấn

HT Tiến sĩ THÍCH THIỆN CHÂU, HT Tiến sĩ THÍCH TRÍ QUẢNG, TT Tiến sĩ THÍCH CHƠN THIỆN, và chư tônThượng tọa, Đại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng phápGHPGVN
Ban biên soạn

HT THÍCH TRÍ QUẢNG, TT THÍCH CHƠN THIỆN, TT THÍCH PHƯỚC SƠN, GS. MINH CHI, TUỆ HẠNH, KHẢI THIÊN, THÍCH TÂM HẢI, PHẬT ĐIỂN HÀNH TƯ, ĐÀO NGUYÊN, TRẦN CHUNG NGỌC, NGỌC KINH LANG HOÀN, THẢO HIỀN SUCITTO


Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2001


Phần I - Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo


Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP BỐN




Phần I - Bài 1TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁOTAM TẠNG THÁNH GIÁO NAM TRUYỀNTT. Thích Phước SơnDẪN NHẬP

Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) lãnh đạo 500 vị A la hán mở đại hội kết tập Pháp tạng lần thứ nhất. Kế đến, khoảng 100 năm sau, 700 vị A la hán lại kết tập Pháp tạng lần thứ hai, dưới sự chủ trì của trưởng lão Nhất Thiết Khứ và Ly Bà Đa. Thế rồi, cách chừng 118 năm sau đó, 1.000 vị A la hán lại kết tập Pháp tạng lần thứ ba, dưới sự chủ trì của tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta-tissa). Lần kết tập này mới bắt đầu biên tập Luận điển. Sau đó, vương tử Ma Sẩn Đà (Mahinda) đem tam tạng này truyền sang Sri Lanka (Tích Lan) và được gọi là Tam tạng Thánh giáoPàli (Pàli Tipitaka). Các điển tịch Đại tạng kinh hiện còn nói về niên đại thành lập không nhất trí. Do đó, niên đại thành lập chậm nhất được suy đoán là vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Nhưng theo Đảo sử Tích Lan thì lần đầu tiên Tam tạng được ghi chép trên lá bối tại Sri Lanka (Tích Lan) là vào khoảng năm 83 trước Tây lịch, dưới triều vua Sinhala Vattagamani Abhaya. Tam tạng này chứa đựng tinh hoa giáo lý của Đức Phật, gồm có tạng Luật (Vinaya pitaka), tạng Kinh (Sutta pitaka) và tạng Luận(Abhidhamma pitaka), tất cả 41 tập.
Phần một: LUẬT TẠNG (VINAYA PITAKA)
Luật tạng nhằm thuyết minh về những giới cấm và những chế định mà đời sống của Tăng già cần phải thực hành. Tương tự như Luật tạng Pàli, Hán dịch Bắc truyền gồm cócác bộ sau đây:

1. Tứ Phần luật, 60 quyển;
2. Ngũ Phần luật, 30 quyển;
3. Thập Tụng luật, 60 quyển;
4. Ma Ha Tăng Kỳ luật, 40 quyển;
5. Căn bản Thuyết Nhất thiết hữu bộ Tì nại da, 50 quyển.
Bốn bộ đầu nội dung hoàn toàn tương đồng với Luật Pàli. Đây chính là 4 bộ luật mà xưa nay thường được nói đến. Hơn nữa, luật của Tây Tạng cũng tương đương với Quảng luậtnày. Những bộ này đều phát xuất từ một nguồn gốc, nội dung đại thể nhất trí, chỉ vì bộ phái truyền thừa bất đồng mà có sự sai khác ít nhiều. Điều đáng chú ý là sự hình thành của Luật Pàli, Tứ Phần, Ngũ Phần là sớm hơn tất cả. Và bộ Luật Pàli đối với các bộ luật khác được xem là hoàn chỉnh nhất.
Nội dung tổ chức của Luật Pàli gồm 3 bộ phận cấu thành:

1. Kinh Phân biệt;
2. Kiền độ;
3. Phụ tùy.
Những giới bản bằng tiếng Phạn của bộ Luật này đã được Bá Hi Hòa (Paul Pelliot) phát hiện tại Trung Á, nhưng bài tựa và tiêu đề của 4 giới Ba la di đã bị mất.
I. KINH PHÂN BIỆT (Sutta Vibhanga)
Phần này được chia làm 2 loại như sau:
A. Đại phân biệt (Mahà Vibhanga), tức là giới bản của Tỷ kheo, gồm có 8 nhóm:
1. Ba la di (Pàràjika): Tương đương với tội cực hình của Tỷ kheo, người vi phạm bị mất tư cách của Tỷ kheo và bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn. Giới này gồm có 4 điều: Theo ý nghĩa được giải thích thì người phạm giới này sẽ bị Tăng đoàn đả kích; còn theo sự giải thích của Bắc truyền Hán dịch thì gọi là Đoạn đầu (bị chặt đứt đầu); Thối một (bị thoái hóa); Tha thắng (bị kẻ khác đánh bại).
2. Tăng già bà thi sa (Sanghàdisesa): Tội này tuy cũng nặng nhưng kém hơn Ba la dimột bậc. Người vi phạm tuy không mất tư cách của Tỷ kheo, nhưng phải ở riêng thực hành 6 ngày đêm pháp tùy hỷ (làm cho Tăng chúng hoan hỷ). Sau đó, Tăng sẽ giải tội (xuất tội). Giới này gồm có 13 điều:
3. Bất định pháp (Aniyata): Tôi không thể quyết định được. Khi Tỷ kheo ngồi một mìnhvới phụ nữ ở chỗ khuất hoặc chỗ trống và bị một tín nữ thuần thành phát hiện, báo cho Tăng biết. Tăng sẽ tùy theo sự tường thuật ấy mà kết một trong 3 tội: Ba la di, Tăng tàn, hoặc Ba dật đề.
4. Ni tát kì ba dật đề (Nissaggiya-pàcittiya): Tỷ kheo cất chứa những y phục và vật dụngquá quy định, do đó, phải đem những vật ấy ra xả giữa chúng Tăng hoặc cho người khác, rồi sám hối tội phạm. Nghĩa là xả bỏ tài vật đã vi phạm và sám hối tội đọa địa ngục. Giới này gồm có 30 điều.
5. Ba dật đề (Pàcittiya): Cũng như pháp Ni tát kì ba dật đề (xả đọa) ở trên, nhưng tội này không liên quan đến tài vật mà liên quan đến các vấn đề như vọng ngữ, sát sinh, uống rượu v.v..., và các tội thuộc về phiền não, chấp trước. Người phạm tội này sám hối trước 3 vị Tỷ kheo thanh tịnh. Giới này gồm có 92 điều, Bắc truyền gọi là Đơn đọa.
6. Ba la đề đề xá ni (Pàtidesanìya): Nghĩa là hướng đến người khác mà sám hối. Hán dịch là Hối quá, nghĩa là phải đối diện với người khác mà tự bạch sám hối tội phạm. Giới này gồm 4 điều, liên quan đến việc ăn uống.
7. Chúng học (Sekhiya): Nguyên ngữ có nghĩa là học tập, đây không phải là tên tội mà là những việc cần phải học, cho nên còn gọi là Ưng đương học. Giới này thuộc về oai nghi, liên quan đến tác phong của Tỷ kheo khi tiếp xúc với người thế tục. Nếu Tỷ kheo cố ýphạm thì phải sám hối với một Thượng tọa, còn khi vô tình phạm thì sám hối bằng cách tự trách tâm mình. Giới này gồm 75 điều. Bắc truyền đến 100 điều.
8. Diệt tránh (Adhikarana-samatha): Đây không phải là tên tội mà là những phương thức dùng để giải quyết các sự tranh chấp, xung đột gây nên mối bất hòa giữa Tăng đoàn. Nếu Thượng tọa không giải quyết được những rắc rối xảy ra trong chúng thì phạm tội Đột cát la (hành vi xấu).
B. Tiểu phân biệt (Cùla Vibhanga) hay Tỷ kheo ni phân biệt:
1. Ba la di: Gồm 8 giới, nhiều hơn Tỷ kheo 4 giới.
2. Tăng già bà thi sa: Gồm 17 giới, nhiều hơn Tỷ kheo 4 giới.
3. Xả đọa: Gồm 30 giới, giống như Tỷ kheo.
4. Ba dật đề: Gồm 166 giới, nhiều hơn Tỷ kheo 74 giới.
5. Ba la đề đề xá ni: Gồm 8 giới, nhiều hơn Tỷ kheo 4 giới.
6. Chúng học: Gồm 75 giới, giống như Tỷ kheo.
7. Diệt tránh: Gồm 7 điều, giống như Tỷ kheo.
Tỷ kheo ni không có giới Bất định như Tỷ kheo.
II. KIỀN ĐỘ (Khandha)
Kiền độ có nghĩa là khối, nhóm hay chuyên đề, được chia làm 2 phần lớn và nhỏ như sau:
A- Đại phẩm (Mahà-bhanga)
Đại phẩm bao gồm 10 Kiền độ, trình bày về những chế độ, quy tắc, nghi thức và nguyên nhân thành lập giới luật.
1. Đại kiền độ (Mahà-khandha): Nói về nguyên nhân Đức Phật thành đạo, đến việc Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên xuất gia, cùng những phương thức thọ giới Cụ túc và các quy tắc khác. Kiền độ này gồm có 10 phẩm.
2. Bố tát kiền độ (Uposatha-khandha): Trình bày về thể thức tụng giới của Tăng đoàn vào mỗi nửa tháng.
3. An cư kiền độ (Vassupanayika-khandha): Trình bày về quy chế an cư của Tăng đoànmỗi năm 3 tháng vào mùa mưa hay mùa Hạ.
4. Tự tứ kiền độ (Pavàrana-khandha): Trình bày về cách thức Tự tứ - yêu cầu Tăng đoànchỉ bảo những sai phạm của mình - sau khi an cư kết thúc.
5. Bì cách kiền độ (Camma-khandha): Đề cập về cách thức dùng các loại da đối với chúng Tỳ kheo.
6. Dược kiền độ (Bhesajja-khandha): Thuyết minh về các loại thuốc mà các Tỷ kheođược phép sử dụng.
7. Ca hi na kiền độ (Kathina-khandha): Thuyết minh về y công đức, tức y được tưởng thưởng sau mùa An cư.
8. Y kiền độ (Civara-khandha): Thuyết minh về vấn đề y phục của Tỷ kheo.
9. Chiêm ba kiền độ (Campà-khandha): Đề cập đến những việc rắc rối xảy ra tại Chiêm Ba.
10. Kiều thưởng di kiền độ (Kosambi-khandha): Đề cập đến những sự xung đột xảy ra tại Kiều Thưởng Di.
B. Tiểu phẩm (Culla-vagga)
Sau Đại phẩm là Tiểu phẩm, tức là những chuyên đề nhỏ hơn, và được chia thành 12 loại, hay 12 Kiền độ.
1. Yết ma kiền độ (Kamma-khandha): Thuyết minh về các phương pháp thực hiện việc yết ma.
2. Biệt trú kiền độ (Pasivàsika-khandha): Thuyết minh thể thức xử phạt Biệt trú đối với Tỷ kheo phạm tội Tăng tàn mà che giấu.
3. Tập kiền độ (Samuccaya-khandha): Thuyết minh về phương thức xử trí đối với Tỷ kheo phạm tội Tăng tàn.
4. Diệt tránh kiền độ (Samatha-khandha): Thuyết minh về phương pháp dập tắt những sự xung đột trong nội bộ Tăng đoàn.
5. Tiểu sự kiền độ (Khuddaka vatthu-khandha): Những quy định về các tư cụ và các việc khác trong nếp sinh hoạt của Tỷ kheo.
6. Ngọa tọa cụ kiền độ (Sesàsana-khandha): Những quy định về cách thức kiến lập tinh xá và các dụng cụ dùng để ngồi, nằm của các Tỷ kheo.
7. Phá Tăng kiền độ (Sanghabhedaka-khandha): Thuyết minh về nhân duyên xuất giacủa các đồng tử dòng họ Thích và sự kiện Đề Bà Đạt Đa phá Tăng.
8. Nghi pháp kiền độ (Vatta-khandha): Trình bày về thể thức tập hợp Tăng chúng để giải quyết các công việc.
9. Già thuyết giới kiền độ (Patimakhàthapana-khandha): Thuyết minh về thể thức ngăn cản Tỷ kheo phạm tội tụng giới.
10. Tỷ kheo ni kiền độ (Bhikkhuni-khandha): Thuyết minh về những qui định liên quan đến sinh hoạt của Tỷ kheo ni.
11. Ngũ bách (kết tập) kiền độ (Pãncasatika-khandha): Thuyết minh về việc 500 Tỷ kheokết tập pháp tạng lần đầu tiên tại thành Vương Xá, sau khi Phật vừa nhập diệt.
12. Thất bách (kết tập) kiền độ (Sattasatika-khandha): Sau Phật diệt độ khoảng 100 năm, nhóm Tỷ kheo ở Bạt Kỳ đề xướng 10 điều phi pháp, do đó, 700 Tỷ kheo tập họp tại Tỳ Xá Li để giải quyết việc ấy, đồng thời kết tập pháp tạng.
III. PHỤ TÙY (Parivàra)
Phần này thuộc về phụ lục, dùng để toát yếu những điểm chính của 2 phần trên : Kinh Phân biệt và Kiền độ. Phương thức biên soạn phần lớn dùng lối kệ tụng để cho dễ đọc tụng [1].
Phần hai: KINH TẠNG (SUTTA - PITAKA)
Tạng kinh này được chia thành 5 bộ, là : Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ. Trường Bộ và Trung Bộ được sắp theo hình thức của kinh, tức kinh dài và kinh trung bình. Tương Ưng Bộ và Tiểu Bộ được sắp theo thể tài của kinh. Còn Tăng Chi Bộ thì được sắp theo pháp số từ ít đến nhiều. Ta có thể trình bày rõ hơn như sau:
I. KINH TRƯỜNG BỘ (Dìgha-nikàya)
Bộ kinh này tập hợp những bài kinh dài, gồm tất cả 34 kinh, tương đương với kinh Trường A Hàm thuộc Hán tạng.
II. KINH TRUNG BỘ (Majjhima-nikàya)
Bộ kinh này tập hợp những bài kinh trung bình, gồm tất cả 152 kinh, tương đương với kinh Trung A Hàm thuộc Hán tạng.
III. KINH TƯƠNG ƯNG BỘ (Samyutta-nikàya)
Bộ kinh này tập hợp những bài kinh cùng chung thể loại theo sự tương quan của từng vấn đề, gồm tất cả 7.762 kinh, tương đương với kinh Tạp A Hàm thuộc Hán tạng.
IV. KINH TĂNG CHI BỘ (Anguttara-nikàya)
Bộ kinh này được sắp theo pháp số, chia thành 11 chương, từ chương một pháp đến chương 11 pháp, gồm tất cả 171 phẩm, 2.203 kinh (có chỗ nói 2.198 kinh, hoặc 2.308 kinh). Tương đương với bộ kinh này là kinh Tăng Nhất A Hàm thuộc Hán tạng.
V. KINH TIỂU BỘ (Khuddaka-nikàya)
Bộ kinh này tập hợp những bài kinh tương đối nhỏ, và không có tương đương trong Hán tạng. Nội dung được chia thành 15 loại như sau:
1. Tiểu tụng kinh (Khuddaka-pàtha): Nội dung bao gồm 9 loại:

a) Văn 3 quy y; b) Văn 10 giới; c) Ba mươi hai thân phần; d) Văn chất vấn Sa di; e) Kinh Cát tường; f) Kinh Tam bảo; g) Kinh Hộ ngoại; h) Kinh Phục tạng; i) Kinh Từ bi.
Bốn loại đầu từ trong kinh luật chép ra, văn cú giản lược, nhằm giúp những kẻ sơ học dễ dàng đọc tụng. Kinh Cát tường, kinh Tam bảo và kinh Từ bi thuộc về một bộ trong Kinh tập. Kinh Hộ ngoại được rút ra từ Ngạ quỉ sự. Kinh Phục tạng thuyết minh về phương pháp giữ gìn sự giàu có [2].
2. Pháp Cú kinh (Dhammapada): Những câu kệ này có tác dụng rất mãnh liệt làm cho hành giả phấn khởi nỗ lực tiến tu; vì thế được giới Phật giáo rất xem trọng. Đây vừa là nấc thang của những người mới học, vừa là tạng bí áo của những người đã thâm nhập. Bộ này gồm có 26 phẩm, 423 bài kệ.
3. Tự thuyết kinh (Udàna): Bộ này còn được dịch là "Vô vấn tự thuyết", nghĩa là không do ai hỏi mà Phật tự trình bày; hay còn gọi là "Cảm hứng ngữ", tức là những lời cảm hứng. Bộ này gồm có 8 phẩm, mỗi phẩm gồm 10 kinh, cộng tất cả 80 kinh.
4. Như thị ngữ (Itivuttaka): Đây là bộ thứ tư của kinh Tiểu Bộ, được biên tập theo lối trùng tụng từ một pháp tăng dần đến nhiều pháp, gồm có 4 tập, 112 kinh. Bộ này tương truyền do nữ cư sĩ Dhammapàla Khijjuttara nghe Phật thuyết giảng rồi về tường thuật lại.
5. Kinh tập (Sutta-nipàta): Thể văn của bộ này theo lối kệ tụng, gồm 5 phẩm, 71 kinh. Bộ này gồm những kinh được xem là xưa nhất, gần với thời Đức Phật hơn hết.
6. Thiên cung sự (Vimàna-vatthu): Bộ này được chia làm 7 phẩm, 85 mẩu chuyện, thuyết minh về những người được sinh lên cõi trời hưởng hạnh phúc, rồi thuật lại những nỗi khổ đau bi thảm trong kiếp ngạ quỉ trước kia của mình. Hễ ai gây nhân lành thì được hưởng phước báo an lạc, ai gây nhân bất thiện thì phải chịu quả báo đau khổ, nó có tác dụng cỗ vũ mọi người bố thí cúng dường, làm những việc phước đức. Bộ này và Ngạ quỉ sự liên quan với nhau rất mật thiết. Về thể tài và ý nghĩa thì 2 bộ này vô cùng nhất trí.



7. Ngạ quỉ sự (Peta-vatthu): Bộ này gồm 6 phẩm, 51 mẩu chuyện. Về giá trị của nó như đã trình bày ở Thiên cung sự.
8. Trưởng lão kệ (Thera-gàthà): Bộ này gồm có 1.279 bài kệ của 264 vị trưởng lão, chia thành 21 chương, từ chương một kệ đến chương cuối cùng 71 kệ. Phần kệ tụng là do các vị trưởng lão nói lên hạnh tu, quả chứng của chính mình.
9. Trưởng lão ni kệ (Theri-gàthà): Bộ này gồm 522 kệ do 73 vị trưởng lão Ni trình bày, được chia thành 16 chương. Nội dung của bộ này với Trưởng lão kệ nói lên tinh thầnthiểu dục, tri túc, nhàm chán nếp sinh hoạt của trần thế, nỗ lực thực hiện nếp sống tự tạigiải thoát của các đệ tử Đức Phật. Có thể nói những vần thi kệ này rất gần gũi với những bài kệ của các Thiền sư Trung Hoa.
10. Thí dụ (Apadàna): Thể văn của bộ này theo lối kệ tụng, được chia làm 4 chương:

a) Phật thí dụ; b) Bích chi Phật; c) Trưởng lão thí dụ; d) Trưởng lão Ni thí dụ.
Tuy chia làm 4 chương nhưng chủ yếu là Trưởng lão thí dụ. Các trưởng lão đệ tử Phật tựthuật lại nhân hạnh kiếp trước của mình, trải qua nhiều đời, nhiều kiếp, cuối cùng được theo Phật Thích Ca xuất gia tu hành, chứng đắc cứu cánh giải thoát.
11. Bản sinh kinh (Jàtaka): Trong Tiểu Bộ kinh, chỉ có bộ này là dài nhất và được hoàn thành khá muộn so với các bộ khác. Toàn bộ gồm có 547 mẩu chuyện Bản sinh. Bộ này được lưu hành rất phỗ biến tại Sri Lanka và được xem là tư liệu chủ yếu dùng để tuyên dương Phật pháp. Theo Gandhavamasa thì nguyên bản Pàli chỉ có kệ tụng, còn bản văn là do ngôn ngữ Sri Lanka được chuyển dịch thành tiếng Pàli.
12. Vô ngại giải đạo (Patisambhidà-magga): Nội dung bản kinh này phân loại trình bày về đường hướng tu hành giải thoát. Toàn kinh được chia làm 3 phẩm là: Đại phẩm, Song kết phẩm và Tuệ phẩm, đồng thời mỗi phẩm có phụ thêm 10 luận. Ở đây Đại phẩm là trung tâm của toàn kinh. Bản kinh này tuy thuộc về Kinh tạng, nhưng hình thức và nội dung lại mang tính chất của một luận thư.
13. Phật chủng tánh kinh (Buddha-vamsa): Kinh này gồm 28 phẩm, do kệ tụng hợp thành, thuyết minh về chủng tộc, nhân hạnh của Đức Thích Ca trong đời quá khứ. Đoạn nói về 7 Đức Phật quá khứ từ Phật Tì Bà Thi đến Đức Thích Ca trong kinh này cũng được tìm thấy trong kinh Đại bản và kinh A sá nang chi thuộc kinh Trường Bộ. Trong kinh tạng Pàli, bản kinh này với Thí dụ và Sở hành tàng bị xem là được biên tập muộn màngnhất.
14. Sở hành tàng (Cariyà-pitaka): Bộ này còn được dịch là Nhược dụng tàng, nội dung tự thuật về những việc làm (sở hành) của Đức Thế Tôn trong các kiếp quá khứ, tức những cố sự Bản sanh của Đức Phật, được chia thành 7 Ba la mật, gồm 35 mẩu chuyện.
15. Nghĩa thích (Niddesa): Bộ sách này nhằm chú thích về Kinh tập của Tiểu Bộ kinh. Nội dung được chia làm 2 phần: Đại nghĩa thích (Mahà-niddesa) và Tiểu nghĩa thích(Culla-niddesa). Đại nghĩa thích dùng chú thích phẩm thứ tư của Kinh tập tức phẩm Nghĩa. Tiểu nghĩa thích dùng chú thích phẩm thứ 5 của Kinh tập túc phẩm Bỉ ngạn đạovà phần kết luận. Toàn sách chủ yếu dựa vào các từ ngữ mà giải thích ý nghĩa.
Phần ba: LUẬN TẠNG
So với Luật tạng và Kinh tạng thì Luận tạng được trước thuật muộn hơn, bắt đầu từ lần kết tập Pháp tạng thứ 3 trở đi, còn hai lần kết tập thứ nhất và thứ nhì thì chưa có. Do đó, các nhà Phật học thế giới cho là không mang tính chất nguyên thỉ, vì vậy mà họ ít trọng thị. Tuy thế, đối với giới Phật giáo Sri Lanka và Myanmar lại gọi đây là Vi diệu pháp, cho nên đôi khi còn xem trọng hơn cả Kinh và Luật. Bộ này gồm có 7 quyển như sau:
1. Pháp tập luận (Dhamma-sangani): Nội dung quyển sách này nhằm phân loại giải thích tất cả các pháp. Đây là một trong 7 bộ luận thuộc phân biệt Thượng tọa bộ Sri Lanka. Quyển sách nêu ra Thiện pháp, Bất thiện pháp, Vô ký pháp v.v... bao gồm 122 mục thuộc bản luận gốc, và Hữu lậu pháp, Vô lậu pháp v.v... gồm 42 loại thuộc danh mụccủa bản kinh gốc để giải thích.
2. Phân biệt luận (Vibhanga): Bộ này nhằm phân tích, giải thích tất cả các pháp trên nhiều phương diện. Có người cho rằng bộ này là tục biên của Pháp tập luận. Trong các luận thư thuộc Hữu bộ thì Pháp uẩn túc luận rất giống với quyển này. Bộ luận này gồm có 18 phân biệt (phẩm), 15 phẩm đầu trình bày 2 phần là: Kinh Phân biệt, Luận Phân biệt và những chất vấn. Ba phẩm cuối chia làm 2 đoạn là Bản mẫu và Quảng thích để giải thích các pháp.
3. Giới luận (Dhàtu-kathà): Nội dung trình bày về mối quan hệ giữa các pháp Uẩn, xứ, giới được thu nhiếp, không thu nhiếp, có tương ưng hay không tương ưng. Bộ này tương đương với các quyển 3, quyển 8, 9, 10 và quyển 18 của phẩm Loại túc luận thuộc Luận tạng Hán dịch.
4. Nhân thi thiết luận (Puggala-pannanatti): Bộ luận này nhằm phân loại thuyết minhvề "bỗ đặc già la" (Puggala: con người), chủ yếu luận về 6 phần: Uẩn, xứ, giới, căn, đế, nhân. Nội dung chia làm Mẫu luận và phần giải thích, nhưng phần giải thích là bộ phận chủ yếu. Mọi người đều công nhận bộ này và phân biệt luận là 2 bộ được trước tác sớm nhất. Bộ luận này có mối quan hệ mật thiết với phẩm Nhân (người) trong bộ "Xá Lợi Phất A tì đàm luận" và "Tập dị môn túc luận" thuộc hệ Hán dịch.
5. Song luận (Yamaka): Đây là bộ luận thứ 5 thuộc văn hệ Pàli của Nam truyền. Nội dung nhằm thuyết minh tính chất hỗ tương của các pháp có nhiếp nhập hay không nhiếp nhập, và các mối quan hệ sinh khởi, biến diệt, bao gồm 10 phẩm:

1) Căn bản song luận; 2) Uẩn song luận; 3) Xứ song luận; 4) Giới song luận; 5) Đế song luận; 6) Hành song luận; 7) Tùy miên song luận; 8) Tâm song luận; 9) Pháp song luận; 10) Căn song luận. Trong mỗi phẩm này lại chia ra 3 phần: phần Thi thiết, phần Chuyển dịch và phần Biến tri.
6. Phát thú luận (Patthàra-kathà): Bộ luận này thuyết minh về mối quan hệ giữa 122 môn với 24 duyên. Phần đầu là phần thiết trí của luận mẫu và phần riêng biệt thuộc Duyên phần; tiếp đến thuật về Bản văn, do 24 phát thú (vấn đề) mà thành lập.
7. Luận sự (Kathà-vatthu): Tác phẩm này trình bày lập trường của Đại tự phái ở Sri Lanka nhằm mục đích đả phá những chấp trước sai khác của các bộ phái. Tương truyền bộ luận này do Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta-tissa), người chủ trì cuộc kết tậppháp tạng lần thứ 3, trước tác. Trọn bộ gồm 213 phẩm, 217 luận, cuối mỗi phẩm đều có bài tụng tóm tắt. Nội dung của bản luận này có mối quan hệ mật thiết với Di Lan vương vấn kinh.
PHỤ LỤC
Ngoài 3 tạng giáo kể trên, Đại tạng Nam truyền Tích Lan còn thu thập một số tác phẩmkhác vào Đại tạng gồm các trước tác sau đây:
1. Di Lan Vương vấn kinh (Milinda-panha): Kinh này so với kinh Na Tiên Tỷ kheothuộc Hán tạng thì đại đồng tiểu dị. Nội dung nguyên thỉ chia làm 2 quyển, phần mở đầu và phần đối thoại chính. Phần đầu lược thuật về hành trạng của vua Di Lan (Milanda) và Tỷ kheo Nàgasena (Na Tiên). Phần hai đề cập đến cuộc đối thoại giữa hai người về các vấn đề như: Duyên khởi, vô ngã, nghiệp báo, luân hồi v.v..., vốn là những giáo lý căn bảncủa Phật giáo nguyên thỉ; nhưng cách trình bày thật là sắc sảo, mạnh mẽ, sáng sủa, tinh vi và nhất là sống động, luôn luôn kèm theo nhiều thí dụ rất sát ý, khiến người đọc thấy tâm hồn mình phấn khởi một cách phơi phới. Đặc điểm độc đáo chính là ở đây. Và chính vì đặc điểm độc đáo ấy mà Milindapanha được Giáo hội Phật giáo Sri Lanka tôn thờ ngang hàng với Thánh điển Ngũ bộ kinh; Phật giáo Myanmar thì xếp Milindapanha vào Thánh điển hẳn... Trải qua thời gian, Phật giáo Sri Lanka thêm dần dần vào, ngày nay thành ra 7 quyển" [3].
Bộ kinh này ngày nay đã được dịch sang các thứ tiếng: Anh, Nhật, Pháp, Đức, Ý và Việt Nam.
2. Đảo vương thống sử (Dipa-vamsa): Gọi tắt là Đảo sử hay Châu sử, được biên soạnkhoảng thế kỷ thứ tư, thứ năm, không rõ tác giả. Đây là loại sử thi biên niên tối cỗ của Sri Lanka. Ai muốn nghiên cứu về Phật giáo Sri Lanka thì không thể thiếu bộ sử này. Bộ sách được chia thành 37 chương, tường thuật vắn tắt về sự sinh hoạt của Phật, về sự tích Ngài đến Sri Lanka truyền giáo (?); đồng thời đề cập đến 3 lần kết tập pháp tạng, lịch sử của các bộ phái và sự quy y Phật giáo của vua A Dục [4]
3. Tiểu vương thống sử (Culla-vamsa): Còn gọi là Tiểu sử; đây là bộ sử biên niên nói về mối quan hệ giữa vương triều với Phật giáo tại Sri Lanka. Bộ này là tục biên của Đại sử (Đại vương thống sử). Học giả của Sri Lanka trước đây đem Đại sử và Tiểu sử viết chung thành một bộ và gọi là Đại sử. Về sau, vị học giả tiếng Pàli người Đức là Uy Khiêm Cái Cách Nhĩ (Wilhelm Geiyer, 1856-1943) đem chia ra thành Đại sử và Tiểu sử, rồi dịch sang tiếng Đức, hiệu đính lại nguyên điển, và đem xuất bản.
4. Thanh tịnh đạo luận (Visuddhi-magga): Bộ luận này gồm 3 quyển, chia làm 23 chương, do Phật Âm (Buddhaghosa), vị cao tăng người Ấn Độ, trước tác khoảng thế kỷ thứ 5 Tây lịch. Nội dung nhằm giải thích giáo nghĩa của Thượng tọa bộ, chủ yếu là Tam vô lậu học, được trình bày theo thứ tự Giới, Định và Tuệ. Quyển sách này là một luận thư có quyền uy tối cao đối với Phật giáo Nam truyền. Nội dung của nó ví như một bộ bách khoa toàn thư, giải thích khá tường tận về những điểm giáo lý căn bản, có thể so sánhvới bộ Đại tì bà sa luận của Thượng tọa hữu bộ. Hiện nay, bộ luận này đã được dịch sang các thứ tiếng: Hán, Nhật, Anh và Việt.
5. Nhiếp A tì đạt ma nghĩa luận (Abhidhammattha-sanghaha): Bộ luận này do A Nậu Lâu Đà (Anuruddha) soạn, nội dung trình bày những điểm cương yếu trong giáo lý A tì đạt ma của phân biệt Thượng tọa bộ Sri Lanka, được chia làm 9 phẩm.
6. A Dục Vương khắc văn (Dhamma-lipi): Còn gọi là A Dục vương pháp sắc, chỉ cho những bản cáo thị bằng giáo pháp, do vua A Dục cho khắc tại những hang động và trụ đá v.v... Niên đại khắc văn khoảng năm 250 trước Tây lịch. Văn tự được dùng tương tựnhư loại phương ngôn của Phạn văn và Pàli văn. Ngày nay, người ta đã phát hiện được tại những tảng đá lớn và nhỏ gồm 7 chỗ, trụ đá gồm 10 trụ, những bài kinh và những thạch bản gồm chừng 5 loại.
Tạng thánh giáo này khởi thủy bằng tiếng Pàli thuộc Phật giáo Sri Lanka, gồm có 41 tập, trải qua thời gian dần dần nó được dịch sang các tiếng:

1. Myanmar (gồm thành 21 tập)
2. Thái Lan (gồm 45 tập)
3. Campuchia (gồm 52 tập)
4. Anh văn (gồm 46 tập)
5. Nhật văn (gồm 65 tập)
6. Hán văn (gồm 65 tập)
Trong tạng Nhật văn được phân phối như sau:

(1) Luật tạng gồm 5 tập đầu, từ tập 1 đến tập 5.
(2) Kinh tạng gồm tất cả 39 tập, từ tập 6 đến tập 44.
(3) Luận tạng gồm tất cả 14 tập, từ tập 45 đến tập 58.
(4) Phần phụ lục gồm 7 tập, từ tập 59 đến tập 65. Trong đây, các tập 11, 16, 22, 48, 59 đều có 2 quyển thượng và hạ, riêng tập 65 gồm có 3 quyển.
Theo quan điểm của các nhà Phật học quốc tế có uy tín mà cụ thể là Pháp sư Ấn Thuận[5] và Kimura Taiken [6] thì chỉ công nhận tạng Luật và Kinh là Thánh giáo, còn tạng Luận và các tác phẩm khác thì không công nhận. Vì các tác phẩm này được trước tác theo quan điểm riêng của bộ phái và được hình thành khá muộn màng không phải thuần túy nguyên thủy, thậm chí một số kinh trong Tiểu Bộ cũng rơi vào tình trạng ấy.
Tuy vậy, Pháp sư Ấn Thuận vẫn tán thành việc soạn thuật những tác phẩm Phật giáophù hợp với thời đại, để cập nhật hóa giáo lý Đức Phật, làm cho giáo lý đạo Phật luôn luôn sinh động, hiện thực, thích hợp với mọi trào lưu tiến hóa của nhân loại. Có như vậy, chánh pháp thậm thâm vi diệu của Đức Đạo Sư mới thực sự đem lại lợi ích cho mọi người và mọi thời đại.
-ooOoo-
* Tài liệu tham khảo:

1. Hán dịch Nam truyền Đại tạng kinh, Luật bộ tập 1-5, chủ nhiệm: Thích Bồ Diệu, Dân Quốc 79-1990.

2. Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi tập thành, Ấn Thuận trước, Đài Bắc, 1988, tr.859, 870.

3. Cao Hữu Đính, Kinh Na Tiên Tỳ kheo, Minh Đức xuất bản, 1971, Lời nói đầu, tr.4-5.

4. Phật Quang đại từ điển, chủ biên: Từ Di, Đài Bắc, xb.1989, tr.4088. Ngoài ra, nhiều chỗ khác cũng dùng tư liệu của từ điển này.

5. Như tài liệu 2.

6. Kimura Taiken, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, HT.Thích Quảng Độ dịch, Khuông Việt xb.1971, tr.14.

* Ngoài ra còn dùng: Nam truyền Đại tạng kinh sách dẫn, Thủy Dã Hoằng Nguyên trước, Nhật Bản học thuật Chấn hưng hội phát hành, Đông Kinh 1960.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tam tạng thánh điển Nam truyền là gì?
2. Học viên hãy trình bày sơ lược nội dung của Kinh tạng Nam truyền.







Phần I - Bài 2GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

HỆ THỐNG KINH ĐIỂN HÁN TẠNGĐào NguyênDẪN NHẬP

Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ, về sau được truyền bá sang nhiều nước quanh khu vực qua hai ngả: Nam, Bắc. Các cụm từ: Phật giáo Nam phương, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Bắc phương, Phật giáo Bắc truyền đã được hình thành và tồn tại dựa trên yếu tố địa lý của sự truyền bá ấy. Kinh điển theo hệ Nam truyền được ghi chép bằng tiếng Pàli. Kinh điển theo hệ Bắc truyền được ghi chép bằng tiếng Phạn. Từ chữ Phạn, kinh điển Phật giáo lần lượt được phiên dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng, hình thành và hoàn thành Đại tạng kinh chữ Hán (Hán tạng), Đại tạng kinh chữ Tây Tạng (Tạng tạng) là 2 Đại tạng kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tổng quát về hệ thống kinh điển thuộc Hán tạng của Phật giáo Bắc truyền.

Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập, đã luôn nói đến cùng cố gắng thực hiện hai yếu tố: khế lý và khế cơ. Khế lý là nhấn mạnh về tính tư tưởng. Khế cơ là nhấn mạnh về tính lịch sử. Nhờ khế lý, tư tưởng luôn phong phú, sâu sắc, mà mình vẫn là mình. Do khế cơ nên mọi hình thái sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt luôn đa dạng, gắn bó mà không hề mất gốc. Giáo sư D.T.Suzuki (1870-1966), nhà Phật họcngười Nhật nỗi tiếng, trong tác phẩm "Nghiên cứu kinh Lăng Già" (Studies in the Lankavatara Sutra), nơi phần bàn về "Tầm cỡ của Phật giáo Đại thừa" đã viết: "Chẳng hạn, kinh Pháp Hoa đánh dấu thời kỳ lịch sử Phật giáo khi Đức Thích Ca Mâu Ni không còn được xem là một nhân vật lịch sử phải chịu nhận số phận của một chúng sinh giả tạm, vì Ngài không còn là Đức Phật mang tính chất người, mà chính là một vị sống bằng sự vĩnh cửu đối với lợi ích của mọi chúng sinh" [1]. Hòa thượng Trí Quang, trong bản dịch kinh Pháp Hoa do mình thực hiện, phần "Ghi nhận mở đầu", nhân bàn đến câu kệ nơi phẩm Thọ lượng, đã viết: "Chỗ này nói gì? Nói Phật không mất đi đâu cả. Phật ở bên ta. Ta không thấy Phật vì cái thấy của ta thấy có sống chết mà Phật thì bất sinh bất diệt" [2].

Những kiến giải như thế đã là những khơi gợi vô cùng quý giá giúp chúng ta trong tiến trình tiếp cận với kinh điển của Phật giáo Bắc truyền. Và chúng ta sẽ thấy, cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học đã khẳng định, Phật giáo Bắc truyền, trong hơn 2000 năm phát triển và tồn tại, đã có những nỗ lực tuyệt vời để thể hiện những thành tựu về tính chất khế lý - khế cơ của mình. Chính từ ý nghĩa đó, mà ở đây bài viết tuy mang tính giáo khoa, chúng tôi vẫn luôn chú ý đến cả hai khía cạnh tư tưởng và lịch sử.

A. Tóm lược về tiến trình dịch thuật kinh điển Hán tạng:

Đạo Phật được truyền vào Trung Quốc khá sớm. Nơi đây, với vùng đất rộng lớn, dân cư đông đúc và một nền văn hóa có từ lâu đời, Phật giáo đã gặp được một số điều kiệnthuận lợi để phát huy cả về chiều rộng, chiều sâu. Kinh điển của Phật giáo bằng tiếng Phạn - trong giai đoạn đầu có cả những bản kinh bằng chữ của một số nước Tây Vực - đã được đưa vào Trung Quốc qua nhiều ngả và bằng nhiều cách, đồng thời phong tràodịch thuật kinh điển ấy đã phát triển rộng khắp do sự kết hợp giữa các vị sư người Ấn Độ, Tây Vực tới truyền đạo với các vị đại sư và cư sĩ ưu tú của Phật giáo Trung Quốc - trong số này, nhiều vị đã từng lặn lội sang tận Tây Trúc để cầu học, thỉnh kinh. Toàn bộquá trình dịch thuật và hỗ trợ cho sự dịch thuật ấy đã được thực hiện liên tục, đồng bộ, trải qua hàng mấy trăm năm, dẫn tới việc hình thành Đại tạng kinh chữ Hán đầu tiên vào năm 983, đầu đời Triệu Tống (960-1276). Thêm vào đấy là những công trình chú giải, nghiên cứu, soạn thuật, giảng luận v.v... có giá trị của các vị đại sư và học giả xuất sắc của Phật giáo Trung Quốc, tất cả đã tạo cho Đại tạng kinh chữ Hán một sự phong phú, xứng đáng là tiêu biểu nhất cho mảng kinh điển của Phật giáo Bắc truyền.

Ngày nay, người học Phật, trong mọi cố gắng tự thân để tiếp cận với hệ thống kinh điểnBắc truyền, không thể không có những hiểu biết nhất định về tiến trình dịch thuật ấy.

I. Mấy điểm tổng quát:

Có thể ghi nhận 3 điểm tổng quát như sau:

1. Tính chất dung hợp, mở rộng: Về đặc điểm tổng quát này, có thể bàn qua hai khía cạnh: đối ngoại và đối nội.

a. Về đối ngoại: "Phải tạo được những dung hợp bước đầu đối với một số bản sắc văn hóa nơi dân tộc Trung Hoa". Vấn đề này chắc chắn là đã được đặt ra cho các nhà truyền đạo và dịch thuật thời bấy giờ. Đây là ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê trong sách "Sử Trung Quốc": "Có điều đáng để ý là đạo Phật, khi mới vào Trung Quốc thì các tín đồ Đạo giáo đều thấy ngay nó hợp với họ; mà các nhà sư cũng thấy các tín đồ Đạo giáo như là anh em của mình... Cả hai tôn giáo đó (Lão và Phật) có những điểm giống nhau: thờ phụng, trầm tư, luyện hơi thở, kiêng một số thức ăn..., nhất là có truyền thuyết cho Lão Tử về già qua phương Tây, mà đạo Phật cũng ở phương Tây, cho nên tín đồ Đạo giáocho rằng Phật với Lão là một. Do đó, những người Hán đầu tiên theo đạo Phật phần nhiều là đã theo Đạo giáo, và những nhà sư phương Tây qua muốn dịch kinh Phật, đã dùng ngay một số từ ngữ trong Đạo Đức kinh... [3].

Thêm nữa, theo Đại tạng kinh Đại Chính tân tu (ĐTKĐCTT), chúng ta có một số bản kinhđược dịch vào giai đoạn đầu, đã dùng những khái niệm mang đậm ảnh hưởng của Nho giáo để giải thích về 5 Giới của nhà Phật. Chẳng hạn, kinh số 76, ĐTKĐCTT/tập I, do cư sĩ Chi Khiêm dịch:

5 Giới là:


- Thủ nhân bất sát (Giữ trọn lòng nhân, không giết hại sinh mạng);
- Tri túc bất đạo (Biết đủ không trộm cắp);
- Trinh khiết bất dâm (Trinh khiết, không dâm dật);
- Chấp tín bất khi (Giữ lấy điều tín nghĩa, không lừa dối);
- Tận hiếu bất túy (Dốc lòng hiếu thuận, không rượu chè say sưa) [4].
Hoặc kinh số 687, ĐTKĐCTT tập 16, (mất tên người dịch), 5 giới gồm:

- Nhân trắc bất sát (Nhân từ, thương người, vật, nên không sát sinh);
- Thanh nhượng bất đạo (Trong lành, khiêm cung, không trộm cắp);
- Trinh khiết bất dâm (Trinh khiết, không dâm dật);
- Thủ tín bất khi (Giữ lấy điều tín nghĩa, không lừa dối);
- Hiếu thuận bất túy (Hết lòng hiếu thảo, không say sưa) [5].
b. Về đối nội: Đối với Phật giáo Ấn Độ và vùng Tây Vực, nhất là các bậc lãnh đạo giàu tâm huyết, các vị danh tăng đã chọn con đường hoằng dương chánh pháp làm sự nghiệp, thì công việc đem Phật giáo vào miền Đông độ, vào đất Trung Hoa quả là một sứ mạng. Chính vì thế mà các nhà sư truyền đạo, dịch thuật, trong thời kỳ đầu cũng như mãi về sau này, đã tùy theo sở học và chỗ tâm đắc của mình, thuận theo hoàn cảnh và sự hỗ trợ thích hợp, đều dốc hết tâm lực để dịch thuật, truyền bá, không có sự phân biệt, cục bộ. Tất nhiên, vẫn có những quan điểm bất đồng, những kiến giải không giống nhau, nhưng đấy đều là chuyện thứ yếu; cái chính, cái trọng tâm là sự nghiệp hoằng pháp luôn được đặt ở hàng đầu. Đấy là lý do chính để cắt nghĩa tính chất dung hợp, mở rộng trong hướng dịch thuật, dẫn tới việc khẳng định sự phong phú trong Hán tạng. Có thể thamkhảo ý kiến của học giả Nguyễn Duy Cần, trong sách Phật học tinh hoa, phần bàn về "Kinh điển Phật giáo": "Các nhà nghiên cứu Phật học thường hay chia kinh điển ra làm hai phần đặc biệt là Nam tông và Bắc tông. Tuy hai bộ phận ấy chưa hề có sự chia rẽ hay chống đối nhau, nhưng riêng về phương diện giáo lý cũng như về lối nhận thức thì hẳn có nhiều điểm khác nhau... Ngày nay, khi đặt vấn đề tìm hiểu coi hệ thống kinh điểnnào có trước, Pàli hay Sanskrit, và hệ thống kinh điển nào còn giữ đúng tinh thần Phật giáo, thật khó mà quyết đoán được. Vậy, muốn tìm hiểu Phật giáo, không thể dừng ở bộ phận nào, mà phải kiêm cả hai bộ phận (Nam tông, Bắc tông) mới được. Chúng ta cũng cần phải lưu ý về hai điểm này trong khi nghiên cứu về kinh điển Phật giáo:

* Hệ thống kinh điển Bắc tông rất dồi dào, phong phú hơn hệ thống Nam tông nhiều, cả về kinh, luận.

* Kinh điển Nam tông không hề thấy có lẫn lộn kinh điển Bắc tông, trái lạitrong kinh điển Bắc tông thấy rất nhiều kinh điển Nam tông... [6].
2. Tính chất đa dạng: Đây là hệ luận của đặc điểm kể trên. Với một địa bàn hoạt độnghết sức rộng lớn, mà các phương tiện in ấn, truyền đạt còn hạn chế, nên trong cùng một thời gian, một giai đoạn, một bản kinh chữ Phạn cùng được nhiều người dịch. Hơn nữa, trong tinh thần cầu tiến, cầu toàn, người đi sau cần bỗ sung, hỗ trợ cho người đi trước, nên có thể một bản kinh đã được dịch rồi vẫn được dịch lại v.v... Tất cả đã dẫn tới tính chất đa dạng nơi kinh điển của Hán tạng. Hầu hết các bộ kinh tiêu biểu của Phật giáoBắc truyền như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Lăng Già, Pháp Hoa, Duy Ma, Niết Bàn, v.v... mỗi bộ đều có nhiều bản Hán dịch. Mỗi bản Hán dịch đều là những cố gắng tột bực của người dịch, mang đậm dấu ấn về ngôn từ, tư duy của thời đại, lại mở ra cho nhà nghiên cứu đi sau nhiều phát hiện, soi sáng mới. Xin nêu dẫn thêm trường hợp một bản kinhngắn, có mặt trong cả điển tịch Nam truyền và Bắc truyền. Đó là kinh Thiện Sinh, còn gọi là kinh Thiện Sinh Tử, kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ.
a. Về kinh tạng của Phật giáo Nam truyền, kinh Thiện Sinh được ghi lại trong Trường Bộ kinh (Digha-Nikaya), kinh số 31, có tên là Singalovàda Suttanta (kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt) [7].
b. Về kinh tạng thuộc Hán tạng thì kinh Thiện Sinh hiện còn 4 bản Hán dịch, kể theo thứ tự thời gian dịch thuật như sau:

- Kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ: 1 quyển, do Đại sư An Thế Caodịch vào đời Hậu Hán (25-220) [8], thời điểm dịch là vào khoảng 148-170.

- Kinh Phật Thuyết Thiện Sinh Tử: 1 quyển, do Sa môn Chi Pháp Độ dịch vào thời Tây Tấn (265-317) [9], thời điểm dịch là vào khoảng năm 301.

- Kinh Thiện Sinh trong kinh Trung A Hàm, quyển thứ 33, kinh số 135 [10] do Đại sư Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch vào đời Đông Tấn (317-419) thời điểm dịch là vào khoảng năm 397.

- Kinh Thiện Sinh trong kinh Trường A Hàm, quyển thứ 11, kinh số 16 [11] do hai Đại sư Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Hậu Tần (384-417), thời điểm dịch là vào khoảng năm 408.
3. Tính chất kế thừa và phát huy: Cũng là những chi tiết trong tinh thần khế lý - khế cơvốn có, kinh điển đã được dịch ra chữ Hán cần có sự trợ lực để dễ dàng và thuận tiệnhơn trong quá trình nghiên cứu, quảng diễn, truyền bá, phỗ cập. Đó là công việc chú thích, sớ giải, do các đại sư thuộc vào hàng kiệt xuất của Phật học Trung Hoa đảm trách và chúng ta có thể nói đến một ngành "Sớ giải học" vô cùng phong phú trong Hán tạng. Ngoại trừ một vài mặt hạn chế do yếu tố thời đại, yếu tố lịch sử, nhìn chung, trên nền tảng là tính chất kế thừa và phát huy, mỗi bản sớ giải về kinh dù ngắn, dù dài đều là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, thể hiện mọi nỗ lực của người viết nhằm phát hiện, khám phá, soi sáng, lý giải, giúp người đọc tiếp cận bộ kinh qua nhiều góc độ, không chỉ lĩnh hội ở tầng hiển ngôn mà còn vươn tới tầng vô ngôn thăm thẳm. Chính từ những chú giải, những phát hiện ấy mà nhiều tông phái Phật giáo đã được hình thành trong nỗ lực kế thừa cùng phát huy chánh pháp. Và với sự xuất hiện của 10 tông pháiPhật giáo thì rõ ràng là tư tưởng của Phật học Trung Hoa nói riêng, của Phật giáo Bắc truyền nói chung, đã đạt tới mức toàn thịnh, viên mãn. Giáo sư Tưởng Duy Kiều (1872-?) trong tác phẩm "Đại cương triết học Phật giáo", phần bàn về "Các giáo phái Phật giáo", đã khẳng định: "Phật giáo tuy xuất xứ tại Ấn Độ, nhưng các giáo phái được mở mang rực rỡ đặc biệt và sự nghiên cứu, tổ chức có hệ thống, chúng ta thấy chỉ có nước Trung Hoa" [12]. Xin nêu dẫn một chi tiết thuộc tông Hoa Nghiêm. Đại sư Pháp Thuận (Đồ Thuận, 557-640), vị Tổ thứ nhất của tông Hoa Nghiêm, đã dựa trên bộ kinh ấy để lập ra 3 pháp quán về Pháp giới là Chân không quán, Lý sự vô ngại quán và Chu biến hàm dung quán [13]. Từ Chu biến hàm dung quán, Đại sư lại chia ra làm 10 môn, nhấn mạnh về tính chấtdung thông vô ngại của lý, sự. Từ 10 môn này, vị Tổ thứ hai của tông Hoa Nghiêm là Đại sư Trí Nghiễm (còn gọi là Tôn giả Vân Hoa, 602-668) đã lập thành 10 Huyền môn (còn gọi là 10 Huyền nghĩa duyên khởi), rồi được Đại sư Pháp Tạng, tức Quốc sư Hiền Thủ(643-712) vị Tổ thứ ba, người được D.T. Suzuki đánh giá là một trong số các học giả xuất sắc nhất của Phật giáo Trung Hoa [14], bỗ sung để hoàn thành "Tân thập Huyền môn", là một phát hiện, một lý giải sáng giá nhất trong sứ mạng kế thừa và phát huy giáo lý Duyên khởi [15].
II. Thời kỳ mở đầu:
Bước đầu bao giờ cũng khó khăn nên luôn trân trọng đối với những đóng góp trong thời kỳ này. Ba gương mặt dịch thuật đáng chú ý nhất của thời kỳ mở đầu là Đại sư An Thế Cao (thế kỷ II), Đại sư Chi Lâu Ca Sấm (147-?) và cư sĩ Chi Khiêm (thế kỷ III).
1. Đại sư An Thế Cao: Người nước An Tức, tên là Thanh, tự Thế Cao, bác học đa văn, là vương tử nhưng không nối ngôi cha mà quy ngưỡng Phật, học thông về A tỳ đàm và Thiền, có mặt ở Trung Hoa trong khoảng 148-170 (đời Đông Hán), đóng góp nhiều công sức vào buỗi đầu của quá trình dịch thuật kinh điển Hán tạng. Hầu hết các bản Hán dịch của Đại sư An Thế Cao đều là những bản kinh ngắn, thuộc hệ A Hàm (như các kinh mang số 13, 14, 16, 31, 32, 36, 48 v.v... [16] và Thiền (như các kinh: số 602: Phật thuyếtĐại An Ban Thủ Ý kinh. số 603: Ấm Trì Nhập kinh. số 604: Phật Thuyết Thiền Hành Tam Thập Thất Phẩm kinh. số 605: Thiền Hành Pháp Tưởng kinh... [17]. Thành tựu về dịch thuật của Đại sư tạo được âm vang đáng kể đối với hậu thế là bản dịch kinh Bát Đại Nhân Giác (số 779: ĐTKĐCTT, tập 17, tr.715B-715C). kinh Bát Đại Nhân Giác được xem là sự quảng diễn về một số điểm đã được nêu ra trong kinh Trường A Hàm [18]. Tuy chỉ là một bản kinh rất ngắn, nhưng đã hàm chứa những đề xuất thiết thực, sâu sắc đối với người tu Phật, nên từ lâu (ở Việt Nam) kinh ấy đã được dùng làm tài liệu giáo khoa giảng dạy cho các lớp Phật học sơ cấp. Cụm từ "Duy tuệ thị nghiệp" vốn xuất xứ từ kinh Bát Đại Nhân Giác [19].
2. Đại sư Chi Lâu Ca Sấm (147-?): Chi Lâu Ca Sấm (Lokasema) còn gọi là Chi Sấm, người nước Đại Nhục Chi, học rộng, thông đạt kinh tạng, vào những năm cuối đời vua Hoàng đế nhà Đông Hán, Đại sư đến kinh đô Lạc Dương, từ 178-189 tham gia vào công việc dịch kinh với những đóng góp thật lớn lao. Các kinh do Đại sư dịch gồm:

a. Thuộc hệ Bản Duyên: số 204: Tạp Thí Dụ kinh, 1 quyển [20]

b. Thuộc hệ Bát Nhã: số 224: Đạo Hành Bát Nhã kinh, 10 quyển [21]

c. Thuộc hệ Hoa Nghiêm: số 280: Phật thuyết Đâu Sa kinh, 1 quyển [22]

d. Thuộc hệ Bảo Tích:
- số 313: A Súc Phật Quốc kinh, 2 quyển
- số 350: Phật thuyết Di Nhật Ma Ni Bảo kinh,1 quyển... [23].
Trong số này, đáng chú ý hơn hết là bản dịch kinh Đại Hành Bát Nhã (10 quyển), được xem là bản Hán dịch đầu tiên về một phần chủ yếu của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa. (Kinh Đạo Hành Bát Nhã tương đương với hội thứ 4, gồm 18 quyển, từ quyển 538-555 của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 600 quyển do Pháp sư Huyền Tráng, 602-664, dịch).
Ngoài ra, với 2 bản dịch kinh Phật Thuyết Ban Chu Tam Muội (số 417, 1 quyển) và Ban Chu Tam Muội kinh (số 418, 3 quyển) [24], Đại sư Chi Lâu Ca Sấm được xem là người đầu tiên phỗ biến tư tưởng niệm Phật, thế giới Tây phương với Phật A Di Đà, làm cơ sở cho tín ngưỡng Tịnh độ sau này [25].
3. Cư sĩ Chi Khiêm (thế kỷ III): Tự là Cung Minh, gốc người nước Đại Nhục Chi, theo ông bà nhập cư vào Trung Quốc, sau lánh nạn nên dời xuống phương Nam (Đông Ngô), từng theo học với Đại sư Chi Lượng (đệ tử của Chi Lâu Ca Sấm), là người học rộng, đọc nhiều, được người đương thời xưng tụng là "Trí nang" (túi chứa trí tuệ). Vãn niên ẩn tu nơi núi sâu, thọ khoảng 60 tuỗi. Sự nghiệp dịch thuật của cư sĩ Chi Khiêm kéo dài hơn 30 năm, từ năm 222-253, với những thành tựu đáng kể:

a. Thuộc hệ A Hàm: Các kinh mang số hiệu 20, 21, 27, 54, 59, 67, 68 v.v... [26]

b. Thuộc hệ Bản Duyên: số 153: Bồ Tát Bản Duyên kinh, 3 quyển; số 185: Phật Thuyết Thái tử Thụy Ứng Bản khởi kinh, 2 quyển [27]; số 200: Soạn Tập Bách Duyên kinh, 10 quyển [28]...

c. Thuộc hệ Bát Nhã: số 225: Đại Minh Độ kinh, 6 quyển [29].

d. Thuộc hệ Hoa Nghiêm: số 281: Phật Thuyết Bồ tát Bản Nghiệp kinh, 1 quyển [30]...
Ngoài ra, cư sĩ Chi Khiêm còn là dịch giả các bản kinh như: số 474: Phật Thuyết Duy Ma Cật kinh, 2 quyển [31]. số 710: Phật Thuyết Bột kinh sao, 1 quyển [32]...
Cư sĩ Chi Khiêm được xem là vị dịch giả thành công nhất trong thời kỳ đầu, xét về mặt ngôn từ, cách thế diễn đạt. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, nhân giới thiệu một kinh trong bộ "Soạn Tập Bách Duyên kinh", đã nhận xét: "Soạn Tập Bách Duyên kinh do Chi Khiêmdịch khoảng giữa những năm 220-252 tại Kiến Nghiệp, và ai cũng biết Chi Khiêm là một dịch giả thiên trọng về văn vẻ và bóng gió, một sự kiện mà ta chỉ cần đọc bản Hán dịch dẫn trên (Bách tử đồng sản duyên: Chuyện 100 người con cùng sinh) cũng đủ để chứng minh. Lời văn dịch lưu loát, hoa mỹ đến nội ngay cả bản Việt dịch ngày nay của chúng tôicũng không cần phải thêm thắt gì nhiều để "hiện đại hóa" [33].
Điều nhận xét trên lại càng thấy rõ hơn nữa nơi bản dịch kinh "Phật Thuyết Bột kinh sao" [34]. Đây là một bản kinh ngắn nhưng thuyết minh một cách phong phú, sinh động về tính chất xử thế và trị nước, nên hàm chứa những giá trị lớn về nhân sinh theo quan điểmcủa Phật giáo. Người dịch - cư sĩ Chi Khiêm - với lối diễn đạt lưu loát, uyển chuyển, bố cục hài hòa, chuyển mạch hợp lý, đối thoại gãy gọn, hàm súc, tất cả đã khiến cho người đọc bản kinh như đọc một truyện ngắn văn học giá trị. "Kinh Phật Thuyết Bột kinh sao" từ lâu đã được Hòa thượng Hành Trụ dịch sang tiếng Việt với nhan đề "Kinh Hiền Nhân" và được dùng làm tài liệu giảng dạy cho các lớp Phật học sơ cấp.
III. Ba dấu mốc tiêu biểu:
Ba dấu mốc tiêu biểu trong quá trình dịch thuật và hoàn thành Đại tạng kinh chữ Hán nói chung, kinh điển Hán tạng nói riêng, là Pháp sư Trúc Pháp Hộ của hậu bán thế kỷ III, đầu thế kỷ IV, Pháp sư Cưu Ma La Thập cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ V và Pháp sư Huyền Tráng của thế kỷ VII TL.
1. Pháp sư Trúc Pháp Hộ (226-304): Trúc Pháp Hộ còn gọi là Chi Pháp Hộ, dịch âm theo tiếng Phạn là Đàm Ma La Sát (Dharmaraksa), gốc người Đại Nhục Chi, nhưng tiền nhân đã định cư ở Đôn Hoàng. Xuất gia tu Phật từ lúc 8 tuỗi, theo thầy là Trúc Cao Tọa. Bản tính thông minh, hiếu học, có chí lớn, đọc rộng, xem nhiều, từng đi khắp 36 nước vùng Tây Vực để học hỏi và thu thập kinh điển. Sự nghiệp dịch thuật bắt đầu từ năm 226 kéo dài đến cuối đời, luôn tận tụy với công việc, nên đã đạt được nhiều thành tựu lớn lao: "Kinh điển lưu hành rộng rãi tại Trung Hoa, đầu tiên là nhờ ngài" [35]. Theo mục lục của ĐTKĐCTT thì số lượng dịch phẩm của Pháp sư Trúc Pháp Hộ hiện còn là 95 tên kinh, 208 cuốn bao gồm hầu hết các hệ, từ A Hàm, Bản Duyên, Bát Nhã đến Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Niết Bàn, Đại Tập, Kinh Tập, Mật giáo, và ở một số hệ, ngài là vị dịch giả mở đầu, đặt nền tảng. Chẳng hạn:

a. Thuộc hệ Bản Duyên: số 154: kinh Sinh, 5 quyển (tiền thân Phật); số 186: Phật Thuyết Phỗ Diệu kinh, 8 quyển (lịch sử Đức Phật) [36]...

b. Thuộc hệ Bát Nhã: số 222: Quang Tán kinh, 10 quyển [37] (Tương đương với hội thứ nhì, từ quyển 401-478 của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, 600 quyển do Pháp sư Huyền Tráng dịch).

c. Thuộc hệ Pháp Hoa:
số 263: Chánh Pháp Hoa kinh, 10 quyển. Đây là bản Hán dịch đầu tiên về kinh Pháp Hoa(38); số 266: Phật thuyết A Duy Việt Trí Già kinh, 3 quyển [38].d. Thuộc hệ Hoa Nghiêm:
số 283: Bồ tát Thập trụ Hành Đạo phẩm, 1 quyển (Tương đương với phẩm Thập Trụ (phẩm 15) của kinh Hoa Nghiêm 80 quyển); - số 285: Tiệm Bị Nhất Thiết Trí Đức kinh, 5 quyển (Tương đương với phẩm thứ 26 (phẩm Thập địa) của kinh Hoa Nghiêm 80 quyển); số 288: Đẳng Mục Bồ tát Sở Vấn Tam Muội kinh, 3 quyển (Tương đương với phẩm thứ 27 (phẩm Thập định) của kinh Hoa Nghiêm 80 quyển); số 291: Phật Thuyết Như Lai Hưng Hiển kinh, 4 quyển (Tương đương với phẩm thứ 37 (phẩm Như Laixuất hiện) của kinh Hoa Nghiêm 80 quyển); số 292: Độ Thế Phẩm kinh, 6 quyển (Tương đương với phẩm thứ 38 (phẩm Ly thế gian) của kinh Hoa Nghiêm 80 quyển) [39].e. Thuộc hệ Niết Bàn: - số 378: Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoànkinh, 2 quyển; số 381: Đẳng Tập Chúng Đức Tam Muội kinh, 3 quyển; số 391: Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp kinh, 1 quyển [40], v.v...
Học giả Lương Khải Siêu (1873-1929) đã chú ý về hai điểm trong sự nghiệp dịch thuật của Pháp sư Pháp Trúc Hộ để ghi vào "Phật giáo đại sự biểu" của Trung Hoa:

- Năm 269, kinh Niết Bàn của Đại thừa bắt đầu xuất hiện do ngài dịch.

- Năm 288, kinh Pháp Hoa bắt đầu xuất hiện do ngài dịch [41].
Một bản kinh rất ngắn do Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch đã tạo được sự gắn bó đậm đà với hậu thế là kinh Vu Lan Bồn [42]. Hòa thượng Trí Quang, nơi bản Việt dịch kinh Vu Lan, phần giới thiệu dịch giả, đã kết luận: "Lịch sử phiên dịch của Phật giáo Trung Hoa rõ ràngcó 3 cái mốc là Pháp Hộ, La Thập và Huyền Tráng. Nhưng ngài Pháp Hộ thuộc thời kỳphôi thai, lại không có sự hỗ trợ của thế quyền. Cộng tác với ngài chỉ có cha con cư sĩNhiếp Thừa Viễn, Nhiếp Đạo Chân... nhưng truyện tích không có một tỳ vết nào về Tăng cách và Nhân cách. Do đó, bất cứ ai đọc và học kinh sách Hoa văn đều ngưỡng mộ ngài không ít. Chỉ nói, tuy đã gần hết 17 bách kỷ, mà Vu Lan Bồn, một bản kinh rất ngắn, nhưng hàng năm cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, lời dịch của ngài non 1700 năm về trước, vẫn được duy nhất tụng lên, và hình ảnh của ngài lại càng hiện rõ trong bao niềm ngưỡng mộ..." [43].
2. Pháp sư Cưu Ma La Thập: (344-413): Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) là gương mặt dịch thuật vào hàng kiệt xuất của Phật giáo Bắc truyền, có một ảnh hưởng rất lớn đến sự hoàn thành Đại tạng kinh chữ Hán, cả về mặt tư tưởng và thuật ngữ. Pháp sư người nước Quy Tư, xuất thân từ hàng vương tộc, mẹ là em gái vua nước này, 7 tuỗi xuất giađầu Phật, chịu ảnh hưởng của mẹ, thông tuệ tột vời, đọc rộng, xem khắp, đi nhiều. Từ Hải, bộ từ điển có giá trị của Trung Hoa, đã dùng 8 chữ để tóm kết tính chất xuất chúng nơi ngài La Thập: "Tổng quán quần tịch, diệu giải Đại thừa" [44] (thâu tóm mọi thứ điển tịch sách vở, lý giải thấu đạt diệu chỉ nơi giáo pháp Đại thừa).
Pháp sư Cưu Ma La Thập có mặt tại đất Trường An vào năm 401, bấy giờ là kinh đô của nhà Hậu Tần (384-417), thời vua Diêu Hưng (366-416), sự nghiệp dịch thuật bắt đầu từ đấy cho tới cuối đời, thời gian tuy không nhiều nhưng thành quả đạt được thật là vĩ đại. Hỗ trợ cho thành tựu ấy phải kể đến công đức hộ pháp của vua Diêu Hưng cùng những đóng góp của hàng môn đồ, nhất là 4 vị đệ tử xuất sắc là Tăng Duệ, Tăng Triệu, Đạo Sinh và Đạo Dung, trong đó đáng kể nhất là Tăng Duệ, người đã tham gia hầu hết vào các bản dịch tiêu biểu của thầy (đọc lại, viết lời tựa...). Theo mục lục của ĐTKĐCTT, tổng số dịch phẩm của Pháp sư Cưu Ma La Thập hiện còn là 15 loại, 53 đề mục, 343 cuốn, bao gồm hết thảy các hệ của Kinh tạng (A Hàm, Bản Duyên, Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Niết Bàn, Đại Tập, Kinh Tập), Luật tạng, Luận tạng (Thích kinh luận, Trung quán, Luận tập) và Sử truyện. Học giả Lương Khải Siêu, trong "Phật giáo đại sựbiểu" của Phật giáo Trung Hoa, đã ghi nhận [45]:

- Năm 403: Kinh Đại Bát Nhã xuất hiện lần thứ 3, do ngài La Thập dịch [46].

- Năm 404: Bách luận xuất hiện, do ngài La Thập dịch [47].

- Năm 405: Luận Đại Trí Độ xuất hiện, do ngài La Thập dịch [48].

- Năm 406: Kinh Pháp Hoa (định bản) và kinh Duy Ma (định bản) xuất hiện, do ngài La Thập dịch [49].

- Năm 408: Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã xuất hiện lần thứ 3, và luận Thập Nhị môn xuất hiện, do ngài La Thập dịch [50].

- Năm 409: Trung luận xuất hiện, do ngài La Thập dịch [51].

- Năm 411: Luận Thành Thật xuất hiện, do ngài La Thập dịch [52].
Chữ định bản ở đây là chỉ cho sự thành tựu bậc nhất của bản dịch, xét về mặt tư tưởngvà ngôn từ. Nói rõ hơn, một số kinh quen thuộc như kinh A Di Đà [53], kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương [54], kinh Duy Ma... với bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, được xem là những định bản, tức là từ trước tới giờ, mọi sự đọc tụng, nghiên cứu, sớ giải, bình luận... đều dựa trên các định bản ấy. Hơn thế nữa, hệ thống thuật ngữ Phật học trong Hán tạng đã nhờ vào sự nghiệp dịch thuật của ngài cùng ảnh hưởng của sự nghiệp ấy mà định hình (sẽ bàn ở phần sau). Học giả Lương Khải Siêu kết luận: "Phật giáo thuộc văn hệ Trung Hoa có một cơ sở vững chắc về học lý để có một sự phát triển có hệ thốngthực bắt nguồn từ ngài Cưu Ma La Thập" [55].
Cũng giống như kinh Vu Lan qua bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ, bản dịch kinh A Di Đàcủa ngài Cưu Ma La Thập đã tạo được sự gắn bó thân thiết với bao thế hệ Phật tử Trung Hoa và Việt Nam.
3. Pháp sư Huyền Tráng (602-664): Huyền Tráng là bậc danh tăng vào hàng kỳ vĩ của Phật giáo Trung Quốc. Hai sự nghiệp cầu pháp và dịch thuật trong cuộc dời ngài đều là siêu quần. Để thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin nêu dẫn những dòng viết của học giảNguyễn Hiến Lê trong sách "Sử Trung Quốc", tập 1, nhận xét về sự nghiệp cầu pháp và sự nghiệp dịch thuật của Pháp sư Huyền Tráng: "Huyền Tráng sinh năm 602 ở Hà Nam(xuất gia tu Phật từ năm 13 tuỗi, học rộng, đi nhiều, có tinh thần nhận xét, phê phán. Chúng tôi thêm - ĐN). Năm thứ 3 đời Đường Thái Tôn (629), một mình qua sa mạc Qua Bích dài non 500 cây số, tới nước Cao Xương, được vua nước đó rất trọng, rồi leo núi Thông Lĩnh cao 7.200 thước trong dãy Thiên Sơn, tiến theo đường chở lụa tới Thiết Môn Sơn, một nơi vô cùng hiểm trở. Từ đây, ông theo hướng Đông Nam qua nhiều nước nhỏ, vòng qua Đại Tuyết Sơn rồi vào Tây Trúc.
Ông thật là một nhà mạo hiểm, đời sau không chắc có ai hơn. Lại có tinh thần nhận xétcủa nhà khoa học, ghi rất kỹ và đúng những điều mắt thấy tai nghe ở các nơi ông đã đi qua. Ông đi một vòng nước Tây Trúc, coi hết các nơi có di tích của Phật Thích Ca, lại ở hơn 1 năm tại chùa Nalanda, một ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất, mà cũng là một trường đại học cỗ nhất. Ông tả cảnh chùa đó, giọng bóng bẩy như giọng thi sĩ Tràng An. Ông học hết bộ Du Già luận, học thêm triết lý Bà la môn và Phạn ngữ, rồi đi chu du Tây Trúctìm hiểu thêm các giáo phái khác... Tới đâu, ông cũng thuyết pháp được hoan nghênh, ai cũng muốn lưu ông lại. Lần về, ông theo một con đường khác, ghé nhiều nơi để giảng đạo. Năm 645 ông về tới Tràng An sau khi xa quê hương 16 năm, đi gần 30 ngàn cây số, qua 128 nước, đem về được 657 bộ kinh, không kể nhiều vật quý khác. Mới về nước được hơn 1 tháng, ông bắt tay ngay vào công việc dịch thuật đại quy mô và mải miết làm luôn trong 19 năm cho tới khi tắt thở. Ông tổ chức một ban dịch thuật, mời các vị cao tăng thông cả Hoa ngữ lẫn Phạn ngữ hợp tác. Công việc làm rất có phương pháp và kỹ lưỡng, soát đi soát lại nhiều lần... Ông dịch những kinh khó nhất và chỉ huy việc dịch những kinh khác. Tới năm 663, ông dịch được 600 quyển.
Ngoài ra, ông còn cho hậu thế:

- Bản dịch Đạo đức kinh ra tiếng Phạn để giới thiệu triết học Trung Hoa với Ấn Độ.

- Bản dịch Đại Thừa Khởi Tín luận từ Hoa ngữ ngược về Phạn ngữ. Nguyên bản chữ Phạn của Ấn Độ đã thất lạc từ lâu, nhưng ở Trung Hoa còn giữ lại được bản chữ Hán...

- Soạn một cuốn ngữ pháp Phạn, giản lược mà sáng sủa và đúng.

- Viết bộ Đại Đường Tây Vực ký gồm 12 quyển, chép những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thỉnh kinh. Bộ này chứa những tài liệu rất quý cho các nhà khảo cỗ Ấn Độ và Trung Á sau này, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật... và đã giúp các học giả Ấn sửa lại nhiều điều sai lầm trong lịch sử của họ về thế kỷ VII.
Công việc dịch kinh của ông chẳng những làm cho đạo Phật phát triển mạnh ở Đông Á mà còn ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ và văn học Trung Hoa... Huyền Tráng tịch năm 664, 1 triệu người ở Tràng An và tứ xứ đi đưa linh cữu ông [56].
Về con số "600 quyển được dịch" vừa nêu trên, chúng tôi không rõ học giả Nguyễn Hiến Lê đã dựa theo tài liệu nào. Căn cứ nơi mục lục của ĐTKĐCTT, tổng số dịch phẩm của Pháp sư Huyền Tráng hiện còn trên 70 tên kinh, luật, luận, gồm 1.322 quyển, không chỉ dịch các bộ kinh, luận lớn như kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, 600 quyển [57], luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, 200 quyển [58], luận Du Già Sư Địa, 100 quyển [59], luận A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý, 80 quyển [60], v.v... mà số bản kinh ngắn, rất ngắn cũng được Pháp sư dịch lại một cách kỹ lưỡng, như: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh [61]; kinh A Di Đà (bản dịch của ngài Huyền Tráng mang tên là: Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ kinh [62]; kinh Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức [63] v.v... Vốn có những sở học và tâm đắc về hệ thống Pháp tướng ở Ấn Độ, lại là dịch giả các bộ kinh, luận như kinh Giải Thâm Mật[64], luận Du Già Sư Địa, luận Nhiếp Đại Thừa [65], luận Thành Duy Thức [66], về sau được đệ tử là Đại sư Khuy Cơ (632-682) phát huy, nên Pháp sư Huyền Tráng được xem là sơ tổ của tông Duy Thức ở Trung Hoa. Về đường hướng dịch thuật, Pháp sư đã đề xuất quan điểm "Ngũ chủng bất phiên" [67] và tạo nên một phong cách riêng. Các nhà nghiên cứu Phật học đã dùng từ Cựu dịch, Tân dịch để chỉ cho các công trình và lối dịch thuật kinh điển Phật giáo trước ngài Huyền Tráng (cựu dịch) và từ ngài Huyền Tráng trở về sau (tân dịch), đủ thấy phong cách dịch thuật ấy đã có một ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, Tâm kinh Bát Nhã được xem là dịch phẩm thành công nhất của Pháp sư Huyền Tráng, tạo được sự gắn bó thân thiết đối với bao thế hệ người tu Phật.
IV. Mấy nét chính về quá trình sử dụng thuật ngữ Phật học trong kinh điển thuộc Hán tạng:
Về tiến trình dịch thuật kinh điển thuộc Hán tạng, chúng ta đã lần lượt bàn qua: Mấy điểm tổng quát, Thời kỳ mở đầu, Ba dấu mốc tiêu biểu, và bây giờ là Quá trình sử dụng thuật ngữ Phật học, trước khi bước sang phần 2 là Giới thiệu hệ thống kinh điển thuộc Hán tạng theo ĐTKĐCTT.
Kinh điển đã vô cùng phong phú nên mảng thuật ngữ Phật học, chỉ xét về số lượng thôi cũng hết sức dồi dào, đa dạng. Và như chúng ta sẽ thấy, các thuật ngữ ấy, để đạt đến sự chuẩn xác, dù là tương đối, và trở thành thông dụng, phỗ biến, là cả một quá trình đóng góp của nhiều thế hệ dịch giả qua các thời đại.
Ở thời kỳ mở đầu, thời kỳ phôi thai, bậc dịch giả được xem là tiêu biểu nhất cho giai đoạn định hình của mảng thuật ngữ Phật học trong Hán tạng chính là Pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413). Chúng tôi nêu sơ lược mấy nét chính:
1. Cụm từ mở đầu một bản kinh:
a. Không có cụm từ mở đầu: Một số bản kinh được dịch vào thời kỳ đầu, người dịch hầu như chưa chú ý về điểm này. Chẳng hạn:

- Kinh số 701: Do Đại sư An Thế Cao dịch vào đời Hậu Hán đã mở đầu: "A Nan viết: Ngô tùng Phật văn như thị, nhất thời Phật tại..." (Tôn giả A Nan nói: Tôi theo Phật, được nghe như vầy, một thời Phật ở tại...) [68].

- Kinh Trung Bản Khởi, số 196, 2 quyển, do Đàm Quả và Khang Mạnh Tường dịch vào đời Hậu Hán, đã mở đầu: "A Nan viết: Ngô tích tùng Phật văn như thị, nhất thời Phật tại..." (Tôn giả A Nan nói: Tôi ngày trước theo Phật, được nghe như vầy, một thời Phật ở tại...) [69].

- Kinh Đạo Hành Bát Nhã, số 224, do Đại sư Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán đã mở đầu: "Phật tại La duyệt kỳ, Kỳ Xà Quật sơn trung, ma ha Tỳ kheo Tăng bất khả kế..." (Phật ở tại núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá, chúng đại Tỳ kheo Tăng rất đông, chẳng thể tính kể...) [70].
b. Cụm từ mở đầu là: "Văn như thị" (Nghe như vầy). Hầu hết bản kinh được dịch từ cuối đời Tây Tấn (265-317), đầu đời Đông Tấn (317-419) trở về trước đều được mở đầu bằng cụm từ ấy.
c. Cụm từ mở đầu: "Ngã văn như thị": Kinh Trung A Hàm, số 26, 60 quyển với 222 kinh, do Đại sư Cù Đàm Tăng Già Đề Bà (Samghadeva) dịch vào năm 397-398 TL, đời Đông Tấn (317-419) đều được mở đầu bằng cụm từ "Ngã văn như thị" [71].
d. Cụm từ mở đầu định hình "Như thị ngã văn": Toàn bộ các kinh được dịch từ giữa thế kỷ IV TL trở về sau đều sử dụng cụm từ mở đầu là: "Như thị ngã văn" (Tôi nghe như vầy), mang tính chất định hình.
2. Bốn quả Thanh văn: Trong thời kỳ đầu, tên của 4 quả Thanh văn được dịch là:

- Câu cảng (Dự lưu, Tu đà hoàn) [72]
- Tần lai (Tư đà hàm)
- Bất hoàn (A na hàm)
- Ứng chơn hoặc Ứng nghi (A la hán)
Chẳng hạn:

- Kinh số 225: (Đại Minh Độ kinh) do Chi Khiêm dịch (đời Đông Ngô), 4 quả Thanh văn là: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi [73].

- Kinh số 20: (Chi Khiêm dịch) 4 quả Thanh văn là: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn [74].

- Kinh số 152: Lục Độ Tập kinh do Khương Tăng Hội dịch (đời Đông Ngô), 4 quả Thanh văn gồm: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn [75].

- Kinh số 5 (Kinh Phật Bát Nê Hoàn) do Bạch Pháp Tổ dịch vào đời Tây Tấn, 4 quả Thanh văn giống như trên: Câu cảng, Tần lai, Bất hoàn, Ứng chơn [76].
"4 hướng, 4 quả" được Chi Khiêm dịch là:

- Câu cảng thọ, Câu cảng chứng (Tu đà hoàn hướng, Tu đà hoàn quả).
- Tần lai thọ, Tần lai chứng (Tư đà hàm hướng, Tư đà hàm quả)
- Bất hoàn thọ, Bất hoàn chứng (A na hàm hướng, A na hàm quả)
- Ứng chơn thọ, Ứng chơn chứng (A la hán hướng, A la hán quả) [77].
3. Năm uẩn:

- Thứ tự của năm uẩn được Đại sư An Thế Cao (Hậu Hán) dịch là: Sắc, Thống dương (Thọ) Tư tưởng (Tưởng) Sinh tử (Hành) Thức (Thức) [78].

- Năm uẩn theo cách dịch của Đại sư Chi Diệu (Hậu Hán): Sắc, Thống (Thọ), Tưởng, Hành, Thức [79].

- Năm uẩn theo cách dịch của cư sĩ Chi Khiêm: Sắc, Thống (Thọ), Tưởng, Hành, Thức [80] và Sắc, Thống Dương (Thọ), Tư tưởng (Tưởng), Sinh tử(Hành), Thức [81].

- Năm uẩn theo cách dịch của Đại sư Tăng Già Đề Bà (đời Đông Tấn): Sắc ấm, Giác ấm (Thọ), Tưởng ấm, Tư ấm (Hành), Thức ấm [82].
4. Tám chánh đạo:

- Tám chánh đạo được Đại sư An Thế Cao (đời Hậu Hán) dịch là Bát chủng đạo, gồm: Trực kiến, Trực niệm hoặc Trực trị; Trực ngữ, Trực pháp hoặc Trực hành; Trực nghiệp, Trực phương tiện, Trực ý hoặc Trực niệm; Trực định [83; 84].

- Đại sư Chi Diệu (Hậu Hán) thì dịch là Bát trực đạo, gồm: Chánh kiến; Chánh tư; Chánh ngôn; Chánh hành; Chánh trị; Chánh mạng; Chánh chí; Chánh định [85].

- Tám chánh đạo theo hai dịch giả kinh Trường A Hàm là Phật Đà Da Xávà Trúc Phật Niệm (dịch vào đời Hậu Tần 384-417) gồm: Chánh kiến; Chánh trí; Chánh ngữ; Chánh nghiệp; Chánh mạng; Chánh phương tiện; Chánh niệm; Chánh định [86].

- Theo Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394-468), dịch giả kinh Tạp A Hàm, dịch vào đời Lưu Tống (420-478) thì 8 chánh đạo, thứ tự cũng giống như trên (Trường A Hàm) [87].
5. Mười hai Nhân duyên: Cũng như các thuật ngữ Ngũ uẩn, Bát chánh đạo, thuật ngữThập nhị nhân duyên cũng trải qua những biến chuyển rồi mới đạt đến sự định hình như ta đã biết. Xin nêu lên mấy ví dụ:

- Theo Sa môn Nghiêm Phật Điều và cư sĩ An Huyền (đời Hậu Hán) thì tên gọi của 12 nhân duyên là: 1- Bản vi si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc (danh sắc), 5- Lục suy (lục nhập), 6- Sở cánh (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Cầu (thủ), 10- Đắc (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão bệnh tử (lão tử) (kinh A Hàm Khẩu Giải Thập nhị nhân duyên. số 1508) [88].

- So với cách dịch của Đại sư An Thế Cao trước đó thì cũng có một vài chỗ khác: 1- Bản vi si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Tự (danh sắc), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Tài (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão Tử (lão tử) [89].

- 12 nhân duyên theo cách dịch của Sa môn Bạch Pháp Tổ (Tây Tấn) gồm: 1- Si (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Tự sắc (danh sắc), ), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Tài (xúc), 7- Thống (thọ), 8- Ái (ái), 9- Cầu (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Tử (lão tử) [90].

- Theo cách dịch của Pháp sư Trúc Pháp Hộ (Tây Tấn) thì 12 nhân duyêngồm: 1- Vô minh (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc(danh sắc), 5- Lục nhập (lục nhập), 6- Sở cánh (xúc), 7- Thống (thọ), 8-Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão bệnh tử (lão tử) [91].

- 12 nhân duyên theo cách dịch của Đại sư Tăng Già Đề Bà (Đông Tấn) dịch giả kinh Trung A Hàm: 1- Vô minh (vô minh), 2- Hành (hành), 3- Thức (thức), 4- Danh sắc (danh sắc), 5- Lục xứ (lục nhập), 6- Cánh lạc (xúc), 7- Giác (thọ), 8-Ái (ái), 9- Thọ (thủ), 10- Hữu (hữu), 11- Sinh (sinh), 12- Lão tử (lão tử) [92].
B. Hệ thống kinh điển thuộc Hán tạng theo ĐTKĐCTT:
ĐTKĐCTT đã dùng khái niệm bộ - chỉ cho sự tập hợp các kinh cùng loại - làm đơn vị để phân toàn bộ hệ thống kinh điển của Hán tạng ra làm 10 bộ như sau:

- A Hàm bộ (gồm 2 tập 1 & 2)
- Bản Duyên bộ (2 tập)
- Bát Nhã bộ (4 tập)
- Pháp Hoa bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
- Hoa Nghiêm bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
- Bảo Tích bộ (1 tập) (nhiều hơn 1 tập)
- Niết Bàn bộ (1 tập) (chưa đầy 1 tập)
- Đại Tập bộ (1 tập)
- Kinh Tập bộ (4 tập)
- Mật Giáo bộ (4 tập)
I. A Hàm bộ: (tập 1 & 2)
Chủ yếu của bộ này là giới thiệu 4 bộ kinh A Hàm:
1. Trường A Hàm: số 1, 22 quyển với 30 kinh, do hai Đại sư Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào khoảng đầu thế kỷ 5 TL, đời Hậu Tần (384-417).
2. Trung A Hàm: số 26, gồm 60 quyển với 222 kinh, do Đại sư Cù Đàm Tăng Già Đề Bàdịch vào năm 397-398 TL, đời Đông Tấn (317-419) [93].
3. Tạp A Hàm: số 99, gồm 50 quyển với 1.362 kinh ngắn, do Đại sư Cầu Na Bạt Đà La(394-468) dịch vào khoảng sau năm 435 TL, đời Lưu Tống (420-478).
4. Tăng Nhất A Hàm: số 125, gồm 51 quyển, 52 phẩm với 471 kinh và phẩm Tự do Đại sư Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch vào khoảng cuối thế kỷ 4 TL, đời Đông Tấn.
Đại sư cũng là dịch giả kinh Trung A Hàm. Cả hai bộ kinh ấy đều là dịch lại (trước do Đại sư Đàm Ma Nan Đề dịch vào năm 388 TL).
A Hàm (Àgama) là đọc theo lối dịch âm, còn gọi là A Cấp Ma, A Già Ma, dịch ý là Pháp quy (nơi quy về của muôn pháp), Pháp bản (gốc của các pháp) Vô tỉ pháp (pháp tối thượng), Thánh huấn tập (tập hợp các lời dạy của bậc giác ngộ), kinh điển (chỉ chung cho kinh điển lưu truyền). Học giả Lương Khải Siêu trong bài viết "Bàn về bốn bộ A Hàm" đã đưa ra 6 điểm để nhấn mạnh về tầm quan trọng của 4 bộ kinh ấy:

- A Hàm là kinh điển được thành lập trước nhất, dùng hình thức kiết tậpcông khai, rất đáng tin cậy...

- Phần lớn kinh Phật đều là tác phẩm văn học, A Hàm vẫn theo hướng ấy nhưng ít hơn, mang đậm tính chất phác, đơn giản. Vì thế, dù không dám cho rằng mỗi câu mỗi chữ của A Hàm đều là Phật nói, nhưng nó chứa nhiều và thuần túy lời Phật...

- A Hàm mang thể tài của một loại "Ngôn hành lục", tính chất đại kháigiống với sách Luận ngữ, nên muốn thể nghiệm nhân cách hiện thực của Đức Thế Tôn thì không thể không nghiên cứu A Hàm.

- Các nguyên lý căn bản của Phật giáo như Tứ đế, Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo... đều được thuyết minh trong A Hàm. Nếu đối với các giáo lý căn bản này mà không nắm vững thì không thể nào hiểu được kinh điển Đại thừa.

- A Hàm chẳng những không xung đột với kinh điển Đại thừa, mà giáo nghĩa Đại thừa được cưu mang trong đó không ít.

- A Hàm trình bày rất nhiều về tình hình xã hội đương thời. Đọc A Hàm có thể biết được hoàn cảnh sinh hoạt của Đức Thế Tôn và Ngài đã có những nỗ lực để ứng cơ giáo hóa như thế nào...[94].



Trước 1975 và gần đây, 4 bộ A Hàm đã được dịch ra Việt văn góp phần hình thành Đại tạng kinh Việt Nam.
Ngoài 4 bộ A Hàm, A Hàm bộ còn có khá nhiều các kinh, tạm gọi là "A Hàm rời". Những kinh này hầu hết đều có mặt trong 4 bộ kể trên, nhưng đã được dịch riêng, lẻ tẻ, phần lớn được dịch từ thời Tây Tấn trở về trước, soi sáng thêm cho 4 bộ A Hàm, góp phần khẳng định sự phong phú của Hán tạng.
II. Bản Duyên bộ: (tập 3 & 4)
Bản Duyên đồng nghĩa với Bản Sinh (Jàtaka). Bộ này gồm 2 tập 3 & 4, tập hợp toàn bộcác kinh dài, ngắn, kệ tán (mang số hiệu từ 152 đến 219) viết về lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiền thân của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chư vị Bồ tát, các vị đại đệ tử Phật... Đây là mảng kinh mang đậm tính chất văn học hơn hết, có một ảnh hưởng rất lớn đối với văn học Trung Quốc, là điều mà học giả Lương Khải Siêu đã khẳng định. Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) trong sách "Sử Trung Quốc", phần "Bàn về tiểu thuyết đời Đường" (618-906) đã cho rằng: "Nhờ đọc kinh Phật trong đó chép đời nhiều vị Phật, nhiều truyện tưởng tượng, nên văn nhân Trung Quốc bắt chước lối viết truyện của Ấn" [95]. Kinh Phật mà ông Nguyễn nói đến ấy chính là mảng kinh thuộc Bản Duyên bộ.
Còn Lương Khải Siêu thì nhấn mạnh:
"Thủ xướng Đại thừa, ai cũng suy tôn là ngài Mã Minh, mà căn cứ nơi truyện của ngài do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch, ta được biết ngài thật là một văn hào, một nhà âm nhạclớn, sự nghiệp hoằng pháp của ngài thường dùng hai thứ ấy làm lợi khí. Kiểm tra tác phẩm của ngài trong Đại tạng kinh nước ta, thì "Phật sở hành tán" - số 192 [96], đúng là một thiên trường ca hơn 30 ngàn lời dầu bản dịch không có âm vận. Đến như Đại Trang Nghiêm kinh luận - số 201 [97] mà Pháp sư Cưu Ma La Thập đã dịch thì thật là một bộ tiểu thuyết giống như Nho Lâm Ngoại Sử. Tài liệu lấy trong 4 bộ A Hàm, nhưng qua sự điểm xuyết của ngài Mã Minh, đã khiến cho người đọc có những xúc động mãnh liệt..." [98].
Một số kinh thuộc Bản Duyên bộ đã được dịch ra tiếng Việt và ấn hành như:

- Kinh Lục Độ tập, số 152, 8 quyển.
- Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, số 156, 7 quyển.
- Kinh Bi Hoa, số 157, 10 quyển.
- Kinh Đại thừa Bản sinh Tâm Địa Quán, số 159, 8 quyển.
- Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, số 187, 12 quyển.
- Kinh Hiền Ngu, số 202, 13 quyển.
- Kinh Cựu Tạp Thí Dụ, số 206, 2 quyển.
- Kinh Bách Dụ, số 209, 4 quyển.
- Kinh Pháp Cú, số 210, 2 quyển.
- Kinh Pháp Cú Thí Dụ, số 211, 4 quyển.
Đó là chỉ kể số kinh đã được in ấn. Ngoài ra, còn có khá nhiều kinh thuộc bộ này đã được dịch xong, trong tương lai sẽ được ấn hành, có mặt trong Đại tạng kinh Việt Nam.
III. Bát Nhã bộ: (tập 5, 6, 7, 8)
Bộ này gồm 4 tập (từ tập 5 - tập 8). Chủ yếu là giới thiệu kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa.
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, số 220, 600 quyển, chiếm hết 3 tập 5, 6, 7 với hơn 3.000 trang Hán tạng, do Pháp sư Huyền Tráng dịch từ tháng Giêng năm 660 đến tháng 10 năm 663 TL. Kinh gồm 16 hội, trong ấy, so với các kinh đã được dịch từ trước thì:

- 9 hội (1,3, 5, 11, 12, 13, 14, 15, 16) với tổng số 481 quyển là phần ngài Huyền Tráng dịch mới.

- 7 hội còn lại (2, 4, 6, 7, 8, 9, 10), đã có các vị đi trước dịch rồi và ngài Huyền Tráng dịch lại, gồm 119 quyển. Chẳng hạn:
a. Hội thứ 2: gồm 78 quyển, từ quyển 401-478. Các kinh sau đây đã được dịch trước ngài Huyền Tráng, thuộc về hội này:

- Kinh Phóng Quang Bát Nhã, 20 quyển, do Đại sư Vô La Xoa dịch vào đời Tây Tấn, số 221, tập 8.

- Kinh Quang Tán Bát Nhã, 10 quyển, do Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, số 222, tập 8.

- Kinh Ma ha Bát Nhã Ba La Mật, 27 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thậpdịch vào đời Hậu Tần, số 223, tập 8.
b. Hội thứ 4: gồm 18 quyển (từ quyển 538-555). Bốn kinh sau đây đã được dịch trước ngài Huyền Tráng, thuộc về hội này:

- Kinh Đạo Hành Bát Nhã, 10 quyển, do Đại sư Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán, số 224, tập 8.

- Kinh Đại Minh Độ, 6 quyển, do cư sĩ Chi Khiêm dịch vào đời Đông Ngô (229-280), số 225, tập 8.

- Kinh Ma ha Bát Nhã Sao, 5 quyển, do hai Đại sư Đàm Ma Bì và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Tiền Tần (351-384), số 226, tập 8.

- Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã, 10 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần, số 227, tập 8.
c. Hội thứ 9: gồm 1 quyển (quyển 577) mang tên là "Năng Đoạn Kim Cương Phần", tức là kinh Kim Cương mà phần đông người học Phật biết đến. Chúng ta cần ghi nhận thêm là, trước và sau ngài Huyền Tráng, kinh Kim Cương đã được nhiều bậc dịch giả dịch riêng. Hiện còn 5 bản dịch kinh Kim Cương sau đây (4 trước, 1 sau ngài Huyền Tráng):

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần (đầu thế kỷ thứ V TL). số 235, tập 8.

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Đại sư Bồ Đề Lưu Chidịch vào đời Nguyên Ngụy (339-556) đầu thế kỷ VI TL, số 236, tập 8.

- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Đại sư Chân Đế (499-569) dịch vào đời Trần (557-588) giữa thế kỷ VI TL, số 237, tập 8.

- Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, Đại sư Cấp Đa (?-619) dịch vào đời Tùy (580-618) cuối thế kỷ VI TL, số 238, tập 8.

- Kinh Phật thuyết Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, 1 quyển, Đại sư Nghĩa Tịnh (635-713) dịch vào đời Đường (618-906) đầu thế kỷ VIII TL (sau ngài Huyền Tráng), số 239, tập 8.
Trong số này, bản dịch ra đời sớm nhất là bản dịch của ngài La Thập, như đã nói ở trước, chính là định bản.
2. Tập 8: Ngoài 3 tập 5, 6, 7 là kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, tập còn lại (tập 8) của Bát Nhã bộ đã tập hợp giới thiệu các kinh thuộc hệ Bát Nhã (mang số từ 221 đến số 261) như các kinh đã nêu trong phần đối chiếu ở trên. Và đáng chú ý thêm nữa là Tâm kinhBát Nhã Ba La Mật Đa với 7 bản Hán dịch (mang số từ 250-257), trong đó, bản dịch ngắn gọn, súc tích và uyển chuyển nhất là bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng (số 251), chính là bản mà người Phật tử thường đọc tụng. Pháp thoại ngắn này được xem là một thâu tóm phần tinh túy nơi diệu nghĩa của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, đồng thờinhấn mạnh những nét chính về diệu dụng bất khả tư nghì của quá trình tu tập Bát Nhã Ba La Mật theo nẻo trí tuệ vượt bờ đó. Theo Hòa thượng Trí Quang thì Đại sư Tăng Triệu(384-414), một trong số các đệ tử xuất sắc của Pháp sư Cưu Ma La Thập, trong khi chú giải kinh Kim Cương đã cho rằng: "Chủ yếu của kinh Kim Cương là Không tuệ". Và Hòa thượng giải thích thêm: "Không tuệ là tuệ giác Bát Nhã. Tuệ giác tri kiến như thật về Như, nghĩa là không còn ngã chấp nên gọi là không tuệ. Không tuệ ấy, tri kiến như thật về đối tượng của nó thì gọi là cảnh không, tri kiến như thật về bản thân của nó thì gọi là tuệ không, tri kiến như thật về chủ thể của nó (người tu không tuệ) thì gọi là người không..."[99].
Toàn bộ những điểm vừa nêu cũng có thể dùng để thâu tóm diệu nghĩa của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, và quá trình tu tập để chứng đắc Không tuệ ấy luôn khởi đầu cũng như chung cuộc, là từ việc khám phá, lý giải, hội nhập tính chất không của năm uẩntrong mối tương quan hai chiều hay nhiều chiều của chúng. Đây chính là chỗ mà Tâm kinh Bát Nhã đã đúc kết và thuyết mình: "Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách...". Nhiều nhà nghiên cứu Phật học đã cho rằng câu: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" của Tâm kinh Bát Nhã chính là một thâu tóm sinh động về toàn bộ diệu chỉ nơi kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Như đã nói ở trước, kinh điển thuộc hệ Bát Nhã đã được dịch sớm ở Trung Quốc, tạo được ảnh hưởng đáng kể đối với tầng lớp trí thức. Nhà Phật học Trung Quốc đã có những tiếp cận thấu đạt nhất về diệu lý không của tư tưởng Bát Nhã chính là Đại sưTăng Triệu (384-414). Bài viết "Bát Nhã Vô Tri luận" in trong Triệu luận [100] là những phát hiện, soi sáng, mang tính lý giải, khẳng định hết sức sâu sắc, hàm súc về diệu lýkhông ấy. Cứ xem trong ĐTKĐCTT hiện có đến 2 bản Sớ giải về Triệu luận [101] cũng đủ thấy giá trị của tác phẩm Triệu luận nói chung, của bài viết "Bát Nhã Vô Tri luận" nói riêng.
Một số kinh thuộc Bát Nhã bộ đã được dịch ra tiếng Việt như:

- Kinh Ma ha Bát Nhã Ba La Mật, số 223, 27 quyển.
- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, số 235, 1 quyển.
- Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật, số 251, 1 quyển.
Riêng bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 600 quyển (số 220) đã được Hòa thượngTrí Nghiêm dịch ra Việt văn từ lâu, hiện đang được biên tập, hiệu đính, đối chiếu một cách cẩn trọng, để tiến tới xuất bản, góp phần hoàn thành Đại tạng kinh Việt Nam.
IV. Pháp Hoa bộ: (tập 9)
Bộ này chưa đầy 1 tập (tập 9) tập hợp, giới thiệu kinh Pháp Hoa và những kinh thuộc hệ Pháp Hoa.
1. Kinh Pháp Hoa: Hiện có 3 bản Hán dịch kinh Pháp Hoa, theo thứ tự thời gian như sau:

a. Kinh Chánh Pháp Hoa, số 263, 10 quyển, 27 phẩm, do Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn. Đây là bản Hán dịch đầu tiên về kinh Pháp Hoa.

b. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, số 262, 7 quyển, 28 phẩm, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần. Đây là định bản: mọi sự đọc tụng, nghiên cứu, sớ giải, bình luận... đều theo bản dịch này.

c. Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa: số 264, 7 quyển, 27 phẩm, do hai Đại sư Xà Na Quật Đa (523-600) và Đạt Ma Cấp Đa (?-619) dịch vào khoảng cuối thế kỷ VI TL, đời Tùy (580-618).
Kinh Pháp Hoa, xét về mặt số lượng thì chỉ là một bộ kinh loại vừa, nhưng về mặt tư tưởng, với việc thuyết minh cùng khẳng định giáo pháp Nhất thừa, khẳng định khả tính giác ngộ nơi mọi chúng sinh, khẳng định tính thường trụ của Phật trong mọi hiện hữu..., nên các nhà nghiên cứu Phật học Đông, Tây, xưa nay đều xác nhận đây là bộ kinh thuộc loại vĩ đại của Phật giáo Bắc truyền. Học giả Nhật Bản Nikkyò Niwano, nơi lời nói đầucủa sách "Đạo Phật ngày nay, một diễn dịch mới về 3 bộ Pháp Hoa" (Buddhism For Today, a modern interpretation of the threefold Lotus Sùtra) đã viết: "Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika-sùtra) thường được gọi là kinh Pháp Hoa, là kinh tuyệt diệu nhất..." [102].
Nhìn vào số lượng các sách chú giải, bình luận về kinh Pháp Hoa hiện có trong ĐTKĐCTT: hơn 10 đề mục với trên 150 quyển (tập 33 và tập 34, không kể tác phẩm của các tác giả Nhật Bản) cũng đủ thấy kinh ấy đã được chú trọng và có ảnh hưởng lớn như thế nào. Tác giả của những bộ sách chú giải, giảng luận đó đều là các bậc danh tăngvào hàng đầu của Phật giáo Trung Quốc: Pháp Vân (467-529), Trí Khải (538-597), Cát Tạng (549-623), Quán Đỉnh (561-632), Nguyên Hiểu (617-?), Khuy Cơ (632-682), Huệ Chiểu (651-714), Trạm Nhiên (711-782)...
Về phương diện kế thừa và phát huy, kinh Pháp Hoa được xem là nền tảng giáo phápcủa tông Thiên Thai với những xiển dương của Đại sư Trí Khải. Kinh Pháp Hoa đã được dịch ra tiếng Việt khá sớm. Hiện chúng ta có gần 10 bản Việt dịch, chú giải, giảng luận về kinh Pháp Hoa.
2. Mảng kinh thuộc hệ Pháp Hoa (từ số 265-277) cũng được lần lượt dịch sang tiếng Việt góp phần soi sáng thêm phần giáo nghĩa của kinh Pháp Hoa.
V. Hoa Nghiêm bộ: (một phần tập 9 và tập 10)
Cũng giống như Pháp Hoa bộ, Hoa Nghiêm bộ tập hợp, giới thiệu kinh Hoa Nghiêm và các kinh ngắn, vừa thuộc hệ Hoa Nghiêm.
1. Kinh Hoa Nghiêm: gọi đủ là kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddha àvatamà sakamahàvaipulya-sùtra), hiện có 3 bản Hán dịch:

a. Lục Thập Hoa Nghiêm: số 278 (tập 9), gồm 7 xứ (nơi chốn thuyết giảng), 8 hội, 34 phẩm, 60 quyển, do Đại sư Phật Đà Bạt Đà La(Budddabhadra, 359-429) dịch vào năm 418, cuối đời Đông Tấn (317-419).

b. Bát Thập Hoa Nghiêm: số 279 (tập 10), gồm 7 xứ, 9 hội, 39 phẩm, 80 quyển, do Đại sư Thật Xoa Nan Đà (Siksànanda, 652-710) dịch vào năm 695-699, đời Đường (Võ Tắc Thiên, 624-705). Đây là bản dịch đầy đủ nhất về kinh Hoa Nghiêm.

c. Tứ Thập Hoa Nghiêm: số 293, gồm 40 quyển, do Đại sư Bát Nhã(Prajnnà, 734-?) dịch vào năm 796-798) đời Đường (vua Đường Đức Tông), từ quyển 1-39 tương đương với phẩm 39 (phẩm Nhập Pháp giới), quyển 40 tương đương với phẩm 36 (phẩm Phỗ Hiền hạnh). Bản dịch này có tính chất bỗ sung cho 2 phẩm 39 và 36 của kinh Bát Thập Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh vĩ đại của Phật giáo Bắc truyền, xét về mặt số lượng, cách thế diễn đạt và tư tưởng. Giáo sư D.T.Suzuki viết:
"Còn về kinh Hoa Nghiêm, đấy quả thực là một toàn hảo của tư tưởng Phật giáo. Theo ý tôi, không có nền văn học tôn giáo nào trên thế giới có thể sánh kịp với sự lớn lao về quan niệm, sự sâu thẳm của cảm thụ và mức vĩ đại của việc biên soạn mà kinh này đạt được. Đấy là cái dòng suối vĩnh cửu của cuộc đời mà không tâm thức nào có tính cáchtôn giáo đến đó rồi quay về mà còn khao khát hay còn chưa hoàn toàn thỏa mãn..." [103].
Cũng giống kinh Pháp Hoa đối với tông Thiên Thai, kinh Hoa Nghiêm là giáo pháp căn bản của tông Hoa Nghiêm, người khởi xướng là ngài Pháp Thuận (557-640), với phát hiện về pháp quán "Chu biến hàm dung", một lý giải sâu sắc về diệu lý tương tức, tương nhập của kinh Hoa Nghiêm, dẫn tới việc thành lập 10 Huyền môn nỗi tiếng. Nối tiếp là các Đại sư Trí Nghiễm (602-668), Nghĩa Tương (625-702, Sơ Tổ tông Hoa Nghiêm ở Triều Tiên), Pháp Tạng (643-712), Trừng Quán (738-839), Tông Mật (780-841). Công việc chú giải, giảng luận về kinh Hoa Nghiêm đều do các đại sư kể trên đảm trách, trong đó, đóng góp nhiều công sức và trí tuệ để hình thành và xác lập tư tưởng cho tông Hoa Nghiêm là Đại sư Pháp Tạng, còn gọi là Quốc sư Hiền Thủ. Và đến Đại sư Trừng Quán, với 2 tác phẩm nỗi tiếng "Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh sớ", 60 quyển. "Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao", 90 quyển [104] thì tư tưởng của tông Hoa Nghiêm đã được tập đại thành. Giáo sư Tưởng Duy Kiều viết: "Đến đời Đường, ngài Thật Xoa Nan Đà phiên dịch kinh Hoa Nghiêm gồm 80 quyển, gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm. Ngài Quốc sư Thanh Lương (tức Đại sư Trừng Quán) căn cứ vào đó mà làm những bộ chú thích như Huyền Đàm và Sớ Sao, trong ấy thâu tóm tất cả Đại thừa, Tiểu thừa, Tánh tông và Tướng tông, thật là rộng rãi, tinh thâm. Đến đây, ý nghĩathâm thúy của Hoa Nghiêm rực rỡ như mặt trời chói lọi giữa thiên không" [105].
Ngoài ra, còn có những đóng góp của cư sĩ Lý Thông Huyền (635-730), một học giả về Hoa Nghiêm nỗi tiếng ở đời Đường, vốn xuất thân từ hàng vương tộc, tác giả bộ "Tân Hoa Nghiêm kinh luận", 40 quyển [106].
2. Kinh Hoa Nghiêm (80 quyển) đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch ra Việt văn. Mảng kinh ngắn và vừa còn lại thuộc hệ Hoa Nghiêm (mang số hiệu từ số 280 đến 309), trừ số 293 là Tứ Thập Hoa Nghiêm đã nói ở trước) trong ấy phần nhiều do các Đại sư Chi Lâu Ca Sấm, Trúc Pháp Hộ, Trúc Phật Niệm, Cưu Ma La Thập, Địa Bà Ha La (613-687) dịch, cũng đang lần lượt được dịch ra Việt văn, góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng kinh Hoa Nghiêm và làm phong phú cho Đại tạng kinh tiếng Việt.
VI. Bảo Tích bộ: (tập 11 và 1/3 tập 12)
Tập hợp, giới thiệu kinh Đại Bảo Tích và các kinh thuộc hệ Bảo Tích.
1. Kinh Đại Bảo Tích: Kinh Đại Bảo Tích (Màhà ratna kùta-sùtra) số 310 gồm 120 quyển, 49 hội, do Đại sư Bồ Đề Lưu Chí (562-727) dịch và tập hợp các kinh đã được dịch từ trước. Trong tổng số 49 hội, 120 quyển thì:

- Các kinh được dịch từ trước: 23 hội, hơn 80 quyển.
- Các kinh do Đại sư Bồ Đề Lưu Chi dịch: 26 hội, hơn 39 quyển.
Công việc này bắt đầu từ năm 706 (đời Đường) kéo dài trong 8 năm thì hoàn thành.
Bảo Tích có nghĩa là tích tập các pháp bảo, nên mỗi hội có thể xem như một bộ kinh với chủ đề riêng và có một vài sự trùng lặp với các bộ khác. Chẳng hạn:
- Hội thứ 48, mang tên Thắng Man phu nhân hội, 1 quyển (quyển 119) do Đại sư Bồ Đề Lưu Chi dịch (mới). Nhưng kinh này đã được Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394-468) dịch vào khoảng 435-443 TL đời Lưu Tống mang tên là "Kinh Thắng Man Sư Tử Hống nhất thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng" (số 353, tập 12). Đại sư Cầu Na Bạt Đà La cũng là dịch giả kinh Tạp A Hàm.
- Hội thứ 5 mang tên "Vô Lượng Thọ Như Lai hội", gồm 2 quyển 17, 18 thì tương đương với các kinh số 360, số 364, tập 12 (sẽ nói thêm ở phần sau).
- Hội thứ 46 mang tên "Văn Thù Thuyết Bát Nhã hội", gồm 2 quyển 25, 26 do Đại sư Mạn Đà La Tiên dịch vào khoảng đầu thế kỷ VI TL đời Lương (502-556) chính là hội thứ 7 của kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (quyển 574, 575).
- Hội thứ 47 mang tên "Bảo Kế Bồ tát hội", gồm 2 quyển 117, 118 do Đại sư Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, thì trùng với kinh Đại Tập, quyển 25, 26 (do Đại sư Đàm Vô Sấm 385-433 dịch vào đời Bắc Lương 397-439).
Kinh Đại Bảo Tích đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch sang Việt văn.
2. Mảng kinh thuộc hệ Bảo Tích mang số hiệu từ số 311 đến số 373 nói chung là rất dồi dào, trong ấy kinh Thắng Man như đã nêu, là một bản kinh ngắn, nội dung có những liên hệ với kinh Pháp Hoa, đã được dịch ra Việt văn. Ngoài ra, đáng chú ý là các kinh:
- số 360: Phật Thuyết Vô Lượng Thọ kinh, 2 quyển, Đại sư Khương Tăng Khải (Samghavarman) dịch vào khoảng hậu bán thế kỷ 3 TL đời Tào Ngụy (220-265).
- số 364: Phật Thuyết Đại A Di Đà kinh, 2 quyển, do cư sĩ Vương Nhật Hưu (?-1173) hiệu đính, biên tập vào khoảng năm 1160-1162 đời Triệu Tống (960-1276).
- số 365: Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ kinh, 1 quyển, do Đại sư Cương Lương Da Xá (383-442) dịch vào khoảng năm 424, đời Lưu Tống (420-478).
- số 366: Phật Thuyết A Di Đà kinh, 1 quyển, do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần (3 kinh số 360, 365, 366 đã được dịch ra Việt văn). Đó là những kinh chủ yếu của tông Tịnh Độ và tín ngưỡng Tịnh độ.
VII. Niết bàn bộ (2 phần tập 12)
Bộ này gồm các kinh từ số 374 đến 396, tập 12, nội dung là giới thiệu kinh Đại Bát Niết Bàn và các kinh ngắn, vừa, thuộc hệ Niết Bàn.
1. Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinirvàna-sùtra) cũng là một bộ kinh lớn của Phật giáo Bắc truyền, thuyết minh về các giáo nghĩa Như Lai thường trụ, Chúng sinh đều có Phật tánh, Xiển đề đều thành Phật (xiển đề là chỉ cho loại chúng sinh đoạn trừ căn lành, thiếu nhân giải thoát). Kinh này có hai bản Hán dịch:

a. Bắc bản Đại Bát Niết Bàn kinh: số 374 gồm 40 quyển, 13 phẩm, do Đại sư Đàm Vô Sấm (385-433) dịch vào khoảng năm 415-421 đời Bắc Lương (397-439).

b. Nam bản Đại Bát Niết Bàn kinh: số 375, gồm 36 quyển, 25 phẩm, do các Đại sư Huệ Nghiêm (363-443), Huệ Quán (thế kỷ V TL) và cư sĩ Tạ Linh Vận (385-433), dựa vào bản dịch kinh Đại Bát Nê Hoàn gồm 6 quyển của Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), tham khảo Bắc bản của Đại sưĐàm Vô Sấm để tu đính, soạn thành, khoảng sau năm 421, đầu đời Lưu Tống (420-478).
Sự kiện "Niết bàn" đã được nói đến trong kinh Trường A Hàm (kinh số 2, mang tên Du Hành kinh [107] và một số kinh thuộc hệ A Hàm như kinh Phật Bát Nê Hoàn, số 5, 2 quyển, do Đại sư Bạch Pháp Tổ dịch vào đời Tây Tấn; kinh Bát Nê Hoàn, số 6, 2 quyển, mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm đời Đông Tấn (317-419), kinh Đại Niết Bàn, số 7, 3 quyển, do Đại sư Pháp Hiển dịch vào đời Đông Tấn [108]. Nhưng với kinh Đại Bát Niết Bàn (40 quyển, 36 quyển) nội dung đã không dừng ở việc thuật lại giai đoạn sau cùng của cuộc đời Đức Thế Tôn, mà đã nhân nơi bối cảnh ấy thuyết minh, quảng diễn một số diệu lý then chốt như đã nêu ở trên. Chính vì thế mà sau khi kinh Đại Bát Niết Bàn (Bắc bản, Nam bản) được lưu hành, đã tạo nên một ảnh hưởng rộng lớn trong giới Phật họcTrung Hoa đương thời ở cả hai miền Bắc Nam, dẫn đến việc thành lập tông Niết Bànhưng thịnh một thời.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Nam bản) đã được HT.Thích Trí Tịnh dịch ra Việt văn (bản Việt dịch ngoài 25 phẩm của Nam bản Đại Bát Niết Bàn kinh còn có thêm 4 phẩm nữa: phẩm 26-29, không rõ người dịch đã dịch theo Tạng nào).
2. Phần còn lại của Niết Bàn bộ gồm các kinh từ số 376 đến số 396, với những kinh tiêu biểu như kinh: Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn kinh, số 378, 2 quyển; Đẳng Tập Chúng Đức Tam Muội kinh, số 381, 3 quyển; Bát Nê Hoàn Hậu Quán Lạp kinh, số 391, 1 quyển; đều do Đại sư Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn. Kinh Bồ tát Đâu Thuật Thiên Giáng Thần... số 384, 7 quyển, Trung Ấm kinh, số 385, 2 quyển (kinh này đã được dịch ra Việt văn)... đều do Đại sư Trúc Phật Niệm dịch vào đời Hậu Tần. Kinh Tập Nhất Thiết Phước Đức Tam Muội, số 382, 3 quyển, kinh Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới, số 389, 1 quyển (tức kinh Di Giáo, đã được dịch ra Việt văn), cả hai kinh đều do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Hậu Tần. Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn, số 376, do Đại sư Pháp Hiển dịch vào đời Đông Tấn. Kinh Đại Bát Niết Bàn Hậu Phần, số 377, 2 quyển, do Đại sư Nhược Na Bạt Đà La dịch vào đầu đời Đường (618-906). Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trú, số 390, 1 quyển, do Pháp sư Huyền Tráng dịch vào đời Đường... Tất cả đều được lần lượt dịch ra tiếng Việt, góp phần làm rõ thêm về giai đoạn sau cùng của cuộc đời Đức Bỗn Sư.
VIII. Đại Tập bộ (tập 13)
Bộ này tập hợp giới thiệu kinh Đại Tập và những kinh ngắn, vừa thuộc hệ Đại Tập.
1. Kinh Đại Tập: Gọi đủ là Đại Phương Quảng Đại Tập kinh (Mahàsamnipàta - Sùtra), số 397, 17 phẩm, 60 quyển, do các Đại sư: Đàm Vô Sấm (385-433) dịch vào đời Bắc Lương (397-439), từ phẩm 1 đến phẩm 11 và phẩm 13, gồm 29 quyển; Đại sư Trí Nghiêm (350-427) và Bảo Vân (376-449) dịch phẩm 12 (4 quyển) vào đời Lư Tống (420-478); Đại sư Na Liên Đề Da Xá (490-589) dịch vào đời Cao Tề (550-576) gồm các phẩm 15, 16, 17 (15 quyển), và phẩm 14 gồm 12 quyển, dịch vào đầu đời Tùy (580-618).
Công việc tập hợp sắp xếp này là do Đại sư Tăng Tựu thực hiện vào đời Tùy. Nội dung kinh Đại Tập thuyết minh về một số pháp tu tập của hạnh Bồ tát như Tam học, 6 Ba la mật, các pháp Tam muội, các pháp Tổng trì... cùng nhấn mạnh về sự nghiệp hộ phápcủa 8 bộ chúng.
2. Phần còn lại của bộ Đại Tập gồm các kinh ngắn, vừa mang số hiệu từ số 398 đến 424, nhìn chung rất là dồi dào, phần nhiều là những bản dịch khác của những kinh đã có nơi kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập. Ngoài ra có hai kinh đáng chú ý là:

- số 411, kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân, 10 quyển, do Pháp sư Huyền Tráng dịch.

- số 412, kinh Địa Tạng Bồ tát Bản Nguyện, 2 quyển, do Đại sư Thật Xoa Nan Đà (652-710) dịch vào đời Đường (Đại sư cũng là người dịch kinhHoa Nghiêm 80 quyển).
Đó là hai kinh thuyết minh về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Địa Tạng (kinh số 412 đã được dịch ra Việt văn).
IX. Kinh Tập bộ (tập 14, 15 đến 4, 16, 17)
Bộ này, về số lượng chiếm đến 4 tập của ĐTKĐCTT (tập 14-17) tập hợp giới thiệu toàn bộ các kinh còn lại không thể sắp vào 8 bộ trước (các kinh mang số hiệu từ số 425 đến 847).
Xin có mấy ghi nhận:
1. Kinh dài nhất ở bộ này là kinh Chánh Pháp Niệm Xứ (Saddharma-smràty-upasthàma-sùtra) gồm 7 phẩm, 70 quyển, do Đại sư Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi cùng dịch với các Đại sư Đàm Diệu, Bồ Đề Lưu Chí dịch trong khoảng năm 538-543, vào cuối đời Hậu Ngụy (339-556). Nội dung của kinh là thông qua 7 phẩm: Thập thiện nghiệp đạo, Sinh tử, Địa ngục. Ngạ quỷ, Súc sinh, Quán thiên và Thân niệm xứ, thuyết minh về tính nhân quả của sự sinh tử nơi sáu đường để người tu Phật nhận ra nẻo giải thoát. Kinh này đã được dịch ra tiếng Việt, trong tương lai sẽ được xuất bản.
2. Mảng kinh nói về Thiền, Quán, Tam muội và các vấn đề liên hệ, nhìn chung là khá nhiều, do các vị Đại sư như An Thế Cao (Hậu Hán), Trúc Pháp Hộ (Tây Tấn), Chi Lâu Ca Sấm (Hậu Hán), Cưu Ma La Thập (Hậu Tần), Na Liên Đề Da Xá (Tùy), Huyền Tráng (Đường)... dịch (các kinh mang số hiệu từ số 463, 464, 465, 466, 602, 603, 604, 605, 611, 612, 613, 614, 616, 617, 618, 619, 621, 622, 623, 635 đến 643...) đáng lẽ nên được tách ra thành một tập. Công việc này sẽ được thực hiện khi chúng ta hoàn thành Đại Tạng kinh tiếng Việt chăng?
3. Một số kinh trong Kinh Tập bộ với nội dung hàm chứa những giá trị tiêu biểu, thiết thựcnên đã được lần lượt dịch ra tiếng Việt như:

a. Kinh Dược Sư: Kinh này hiện có 3 bản Hán dịch:
- Bản dịch của Đại sư Đạt Ma Cấp Đa (?-619) dịch vào đầu thế kỷ VII, đời nhà Tùy, mang tên: Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bản Nguyện kinh, số 449 tập 1 quyển.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, dịch vào đời Đường, mang tên "Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản NguyệnCông Đức kinh": 1 quyển, số 450, T 14. Đây là bản dịch phỗ cập hơn cả.

- Bản dịch của Đại sư Nghĩa Tịnh (635-713) dịch vào khoảng cuối thế kỷ VII đầu thế kỷ VIII, đời Đường, mang tên: "Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản NguyệnCông Đức kinh" 1 quyển, số 451, T14.b. Kinh Di Lặc Hạ Sinh: Cũng có 3 bản Hán dịch:
- Bản dịch của Pháp sư Trúc Pháp Hộ, dịch vào đời Tây Tấn mang tên: "Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh kinh", 1 quyển, số 453, tập 14.

- Bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, dịch vào đầu thế kỷ V, đời hậu Tần, mang tên: "Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sinh Thành Phật kinh" 1 quyển, No.454, tập 14.

- Bản dịch của Đại sư Nghĩa Tịnh, mang tên giống như bản dịch của ngài La Thập, số 455, tập 14.c. Kinh Duy Ma: Kinh này hiện cũng có 3 bản Hán dịch:
- Bản dịch của cư sĩ Chi Khiêm, đời Đông Ngô (224-280) mang tên: "Phật Thuyết Duy Ma Cật kinh", số 474, 2 quyển, tập 14.

- Bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập, mang tên: "Duy Ma Cật Sở Thuyết kinh", số 475, 3 quyển, tập 14. Đây là định bản.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, nhan đề: "Thuyết Vô Cấu Xưng kinh", số 476, 6 quyển, tập 14.d. Kinh Thập Thiện: gọi đủ là kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, số 600, 1 quyển, tập 15, do Đại sư Thật Xoa Nan Đà dịch vào cuối thế kỷ VII, đời Đường, đây là bản dịch thông dụng. Ngoài ra, còn có 2 bản Hán dịch khác:
- Phẩm 11 của kinh Phật Thuyết Hải Long Vương, số 518, 4 quyển, tập 15, dịch giả là Pháp sư Trúc Pháp Hộ [109].

- Kinh Phật Vị Sa Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa, số 601, 1 quyển, tập 15, dịch giả là Đại sư Thi Hộ, dịch vào cuối thế kỷ X, đời Triệu Tống (960-1276).đ. Kinh Kim Quang Minh: Hiện có 3 bản Hán dịch:
- Bản dịch của Đại sư Đàm Vô Sấm (385-433) dịch vào đầu thế kỷ V, đời Bắc Lương (397-439) mang tên: "Kim Quang Minh kinh", số 663, 4 quyển, tập 16.

- Bản của Đại sư Bảo Quý san định vào cuối thế kỷ VI, đời Tùy, mang tên: "Hợp Bộ Kim Quang Minh kinh", 8 quyển, số 664, tập 16.

- Bản dịch của Đại sư Nghĩa Tịnh, mang tên: "Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh", 10 quyển, số 665, tập 16 [110]e. Kinh Thắng Man: Kinh này có 2 bản Hán dịch:
- Bản dịch của Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394-468) dịch vào khoảng 435-443 đời Lưu Tống, mang tên: "Kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương TiệnPhương Quảng", số 353, 1 quyển (ĐTK/tập 12).

- Bản dịch của Đại sư Bồ Đề Lưu Chi (562-727) dịch, là hội 48 trong kinh Đại Bảo Tích, mang tên "Thắng Man Phu Nhân hội", 1 quyển (quyển 119) (ĐTK/tập 11).g. Kinh Lăng Già: Cũng hiện có 3 bản Hán dịch:
- Bản dịch mang tên: "Lăng Già A Bạt Đa La Bảo kinh", 4 quyển, số 670, tập 16, dịch giả là Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394-468) đời Lưu Tống (420-478).

- Bản dịch của Đại sư Bồ Đề Lưu Chi (thế kỷ VI) đời Nguyên Ngụy (339-556), mang tên: "Thập Lăng Già kinh", 10 quyển, số 671, tập 16.

- Bản dịch mang tên: "Đại Thừa Nhập Lăng Già kinh", 7 quyển, số 672, tập 16, dịch giả là Đại sư Thật Xoa Nan Đà, đời Đường.h. Kinh Giải Thâm Mật: Hiện có 4 bản Hán dịch:
- Bản dịch của Đại sư Bồ Đề Lưu Chi, mang tên: "Thâm Mật Giải Thoát kinh", 5 quyển, 10 phẩm, số 675, tập 16.

- Bản dịch của Pháp sư Huyền Tráng, nhan đề: "Giải Thâm Mật kinh", 5 quyển, 8 phẩm, số 676, tập 16.

- Bản dịch của Đại sư Chân Đế (499-569) đời Trần, (557-588), mang tên: "Phật Thuyết Giải Tiết kinh", 1 quyển, số 677, tập 16, tức là phẩm thứ 2 so với bản dịch của ngài Huyền Tráng.

- Bản dịch của Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394-468) dịch vào đời Lưu Tống (420-478). "Tương Tục Giải Thoát Liễu Nghĩa kinh", 2 quyển, số 678, số 679, tập 16, tương đương với 2 phẩm 7, 8 nơi bản dịch của ngài Huyền Tráng.i. Kinh Vu Lan: Gọi đủ là kinh Phật Thuyết Vu Lan Bồn, 1 quyển, số 685, tập 16, dịch giả là Pháp sư Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn. Kinh Vu Lan còn một bản Hán dịch nữa mang tên: "Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn kinh", 1 quyển, số 686, tập 16, mất tên người dịch.

j. Kinh Bát Đại Nhân Giác: 1 quyển, số 779, tập 17, dịch giả là Đại sư An Thế Cao (Hậu Hán).

k. Kinh Tứ Thập Nhị Chương: 1 quyển, số 784, tập 17, dịch giả là hai Đại sư Ca Diếp Ma Đằng (?-73) và Trúc Pháp Lan, dịch vào năm 67, đời Hậu Hán, được xem là bản kinh Hán dịch đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc.

l. Kinh Hiền Nhân: Bản Hán dịch mang tên "Phật Thuyết Bột Kinh Sao", số 790, 1 quyển, tập 17, dịch giả là cư sĩ Chi Khiêm.

m. Kinh Viên Giác: Gọi đủ là "Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa LaLiễu Nghĩa kinh", số 842, 1 quyển, tập 17, dịch giả là Đại sư Phật Đà Đa La, dịch vào đầu đời Đường.

Ngoài ra, kinh Thủ Lăng Nghiêm (gọi đủ là: Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh), 10 quyển, do Đại sư Bát Thích Mật Đế dịch vào khoảng đầu thế kỷ VIII đời Đường, đã được dịch ra tiếng Việt (nhiều bản Việt dịch) khá phỗ biến trong giới Phật học Việt Nam, ĐTKĐCTT đã xếp vào phần Mật giáobộ, số 945, tập 19.
X. Mật giáo bộ (tập 18, 19, 20, 21)
Gồm 4 tập, tập hợp giới thiệu toàn bộ mảng kinh điển, minh chú, nghi quỹ... của Mật giáo.
- Mật giáo là giai đoạn phát triển thứ 3 của tư tưởng Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ (giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ hai là Duy Thức). Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ IV, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ VI... Đứng về phương diện tư tưởng, Mật giáo là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trọng về trí thức và nghiên cứu của các hệ thống Bát nhã và Duy thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo..." [111].
Mật giáo được truyền vào Trung Quốc vào cuối thập kỷ 2 của thế kỷ VIII với công sức của các vị Đại sư Thiện Vô Úy (637-735), Kim Cương Trí (671-741) và Bất Không (705-774). Các vị Đại sư này vừa là nhà truyền đạo vừa là những dịch giả đóng góp nhiều trong quá trình dịch thuật kinh sách Mật giáo ra chữ Hán. Vị Đại sư người Trung Quốc có nhiều hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của Mật giáo ở Trung Hoa trong giai đoạn đầu là Đại sư Nhất Hành (683-727).
Những kinh điển làm nền tảng cho Mật giáo là các kinh Đại Nhật, kinh Kim Cương Đỉnh.
1. Kinh Đại Nhật:: Gọi đủ là "Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì kinh", 7 quyển, 36 phẩm, số 848, tập 18, trang 1A-55A, do hai Đại sư Thiện Vô Úy và Nhất Hànhdịch vào khoảng năm 716-720, đời Đường.
2. Kinh Kim Cương Đỉnh: Kinh này có 3 bản Hán dịch:

a. Bản dịch của Đại sư Bất Không (705-774) mang tên: "Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại GiáoVương kinh", 3 quyển, số 865, tập 18, trang 207A-223B.

b. Bản do Đại sư Kim Cương Trí (671-741), dịch vào năm 723, mang tên "Kim Cương Đỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng kinh", 4 quyển, số 866, tập 18, trang 223B-253C.

c. Bản do Đại sư Thi Hộ (thế kỷ X TL) dịch vào khoảng 980, đời Triệu Tống (960-1279), nhan đề: "Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân ThậtNhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Đại Giáo Vương kinh", 30 quyển, số 882, tập 18, trang 341A-445B.
Một số khái niệm cơ bản của Mật giáo như Tam đại, 4 thứ Mạn đồ la, Tam mật, Ngũ tướng v.v... cần được quảng diễn trong một dịp khác.
Trên đây là những nét chính về hệ thống kinh điển của Hán tạng, là sơ đồ cần thiết để lần lượt tiếp cận với nội dung Kinh tạng.
-ooOoo-
Tham khảo:

1) Nghiên cứu kinh Lăng Già, Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn dịch, Ban Giáo dục Tăng Ni xb, 1992, tr.105.
2) Kinh Pháp Hoa, HT.Trí Quang dịch, 1994, T1, tr.6.
3) Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Nhà Xuất bản Văn Hóa, 1997, T1, tr.226-227.
4) ĐTKĐCTT, T1, tr.886A.
5) ĐTKĐCTT, T16, tr.780B.
6) Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, bản in 1997, tr.83-89.
7) Xem kinh Trường Bộ, T2, HT.Minh Châu dịch, 1991, tr.529-547.
8) ĐTKĐCTT, T1, số 16, tr.250-252B.
9) ĐTKĐCTT, T1, số 17, tr.252B-255A.
10) ĐTKĐCTT, T1, số 26, tr.638C-642A.

11) ĐTKĐCTT, T1, số 1, tr.70A-72C.
12) Tưởng Duy Kiều, Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quangdịch, 1958, tr.61.
13) Chu biến, Hàm dung: Chu biến là không một đối tượng nào là không hiện diện. Hàm dung là không một pháp nào là không được thâu tóm, tức tính chất dung thông vô ngại của vạn pháp.
14) Nghiên cứu kinh Lăng Già, sđd, tr.5.
15) Về 10 Huyền môn có thể tham khảo: - Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quang dịch, 1958. - Các tông phái Phật giáo, Tuệ Sĩ dịch, 1973. - Chư Kinh Tập Yếu, Thích Duy Lực dịch giải, 1997. - Phật học phỗ thông, HT.Thiện Hoa biên soạn, khóa 5, in trong T2, 1992, phần giới thiệuvề tông Hoa Nghiêm.
16) ĐTKĐCTT, T1.
17) ĐTKĐCTT.
18) Kinh Trường A Hàm, quyển thứ 9, kinh số 10. ĐTKĐCTT, T1, tr.55C.
19) Kinh Bát Đại Nhân Giác, ĐTKĐCTT, T17, 779, tr.715B.
20) ĐTKĐCTT, T4.

21) ĐTKĐCTT, T8.
22) ĐTKĐCTT, T10.
23) ĐTKĐCTT, T11, 12.
24) ĐTKĐCTT, T13.
25) Phật Quang đại từ điển, 1988, tr.1416B-C.
26) ĐTKĐCTT, T1.
27) ĐTKĐCTT, T3.
28) ĐTKĐCTT, T4.
29) ĐTKĐCTT, T8.
30) ĐTKĐCTT, T10.

31) ĐTKĐCTT, T14.
32) ĐTKĐCTT, T17.
33) Lê Mạnh Thát, Lục Độ Tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1972, tr.53.
34) Phật Thuyết Bột kinh sao, số 790, ĐTKĐCTT, T17, tr.729A-736A.
35) HT.Trí Quang, Kinh Vu Lan, 1994, tr.48.
36) ĐTKĐCTT, T3.
37) ĐTKĐCTT, T8.
38) ĐTKĐCTT, T9. Xem thêm bài viết của chúng tôi: "Nghĩ về một cách hàng phục ma trong một bộ kinh". Tập văn Thành đạo, số 46, 1-2000, tr.33-42.
39) ĐTKĐCTT, T10.
40) ĐTKĐCTT, T12.

41) Dẫn theo HT.Trí Quang, Kinh Vu Lan, sđd, tr.49.
42) Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh, ĐTKĐCTT, T16, số 685, tr.779A-779C.
43) Kinh Vu Lan, sđd, tr.50-51.
44) Từ Hải, Tối Tân Tăng đính bản, Đài Loan Trung Hoa thư cục ấn hành, 1994, tập Hạ, tr.5005B.
45) Dẫn theo HT.Trí Quang, Ngài La Thập, Phật học viện Trung Phần xb, 1962, tr.85-86.
46) Kinh Đại Phẩm Bát Nhã, số 223, 27 quyển, ĐTKĐCTT, T8.
47) Bách luận, số 1569, 2 quyển, ĐTKĐCTT, T30.
48) Luận Đại Trí Độ, số 1509, 100 quyển, ĐTKĐCTT, T25.
49) Kinh Pháp Hoa, số 262, 7 quyển, ĐTKĐCTT, T9. Kinh Duy Ma, số 475, 3 quyển, ĐTKĐCTT, T14.
50) Kinh Tiểu phẩm Bát Nhã, số 227, 10 quyển, ĐTKĐCTT, T8. Luận Thập Nhị Môn, số 1568, 1 quyển, ĐTKĐCTT, T30.

51) Trung luận, số 1534, 4 quyển, ĐTKĐCTT, T30.
52) Luận Thành Thật, số 1646, 16 quyển, ĐTKĐCTT, T32.
53) Kinh A Di Đà, số 366, 1 quyển, ĐTKĐCTT, T8.
54) Kinh Kim Cương, số 235, 1 quyển, ĐTKĐCTT, T8.
55) Dẫn theo HT Trí Quang, Ngài La Thập, sđd, tr.47.
56) Sử Trung Quốc, T1, sđd, tr.331-333.
57) Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa, số 220, ĐTKĐCTT, T5, 6, 7.
58) Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, số 1545, ĐTKĐCTT, T27.
59) Luận Du Già Sư Địa, số 1579, ĐTKĐCTT, T30.
60) Luận A Tỳ Đạt Ma Thuận Chánh Lý, số 1562, ĐTKĐCTT, T30.

61) Tâm kinh Bát Nhã, số 251, ĐTKĐCTT, T8.
62) Xưng Tán Tịnh Độ Nhiếp Thọ kinh, số 367, ĐTKĐCTT, T12.
63) Kinh Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức, số 289, ĐTKĐCTT, T10.
64) Kinh Giải Thâm Mật, số 676, ĐTKĐCTT, T16.
65) Luận Nhiếp Đại Thừa, số 1594, ĐTKĐCTT, T31.(66) Luận Thành Duy Thức, số 1585, ĐTKĐCTT, T31.
67) Ngũ chủng bất phiên: Năm trường hợp được giữ lại nguyên bản, không nên dịch ra.
68) ĐTKĐCTT, T16, tr.802C.
69) ĐTKĐCTTu, T4, tr.147C.
70) ĐTKĐCTT, T8, tr.425C.

71) Kinh Trung A Hàm, số 26, ĐTKĐCTT, T1, tr.421A-809C.
72) Câu: là rãnh nước, ngòi nước. Cảng là sông lớn, thuyền bè có thể qua lại. Câu cảng ý cũng như Dự lưu, tức dòng nước nhỏ hội nhập nơi sông nước lớn.
73) Kinh Đại Minh Độ, số 225, ĐTKĐCTT, tr.482B, 482C, 483A, 484A...
74) Kinh số 20, ĐTKĐCTT, T1, tr.260C, 262B.
75) Kinh Lục Độ Tập, số 152, ĐTKĐCTT, T3, tr.2B, 12B.
76) ĐTKĐCTT, T1, tr.164A.
77) ĐTKĐCTT, T1, số 87, tr.911B.
78) Kinh số 13, ĐTKĐCTT, T1, tr.237A. Kinh số 150A, ĐTKĐCTT, T2, tr.875B.
79) Kinh số 46, ĐTKĐCTT, T1, tr.836B.
80) Kinh số 225, ĐTKĐCTT, T8, tr.479A, 479B, 479C, 480B.

81) Nt, T8, tr.479B.
82) ĐTKĐCTT, T1, tr.467A.
83) ĐTKĐCTT, T1, tr.237A.
84) ĐTKĐCTT, T1, tr.816A.
85) Kinh số 46, ĐTKĐCTT, T1, tr.836B.
86) ĐTKĐCTT, T1, tr.52B, tr.55A.
87) Kinh Tạp A Hàm, số 99, ĐTKĐCTT, T2, tr.10, 18C, 56C...
88) ĐTKĐCTT, T25, tr.53A-53B.
89) Kinh số 151, ĐTKĐCTT, T2, tr.883C.
90) Kinh số 5, Bạch Pháp Tổ dịch, ĐTKĐCTT, T1, tr.163B.

91) Kinh Quang Tán Bát Nhã, số 222, ĐTKĐCTT, T8, tr.164C.
92) Kinh Trung A Hàm, kinh số 55, ĐTKĐCTT, T1, tr.490C-491A.

93) Xin chú ý về phần niên đại của thời kỳ lịch sử Trung Quốc sau nhà Tây Tấn (265-317). Nhà Tây Tấn mất ngôi năm 317, hoàng tộc chạy xuống phương Nam, đóng đô ở Kiến Nhiếp, lập ra nhà Đông Tấn (317-419). Sau đấy, các triều đại kế tiếp của phương Nam là: Lưu Tống (420-478), Nam Tề (479-501), Lương (502-556) và Trần (557-588). Về phương Bắc, sau khi nhà Tây Tấn sụp đỗ là tình trạng hùng cứ của những bộ tộc miền Bắc, có tất cả 16 nước, nhiều nước được tạo lập cả khi còn nhà Tây Tấn, chỉ nêu ra mấy nước có liên quan tới Phật giáo: - Tiền Lương (301-376), - Tiền Tần, Phù Tần (351-384), - Hậu Tần, Diêu Tần (384-417), - Bắc Lương
397-439), - Bắc Ngụy, Hậu Ngụy, Nguyên Ngụy (339-534). Về sau, Bắc Ngụy phân ra Tây Ngụy (534-556) và Đông Ngụy (534-550). Nhà Đông Ngụy mất về tay nhà Bắc Tề, Cao Tề (550-576). Nhà Tây Ngụy thì mất về tay nhà Bắc Chu còn gọi là Vũ Văn Chu, Hậu Chu (557-579). Nhà Hậu Chu diệt nhà Bắc Tề, thống nhất phương Bắc (576). Nhà Tùy (580-618) diệt nhà Hậu Chu ở phương Bắc và nhà Trần ở phương Nam, thống nhất đất nước (580).

94) Định Huệ dịch, Tập văn Suối nguồn, số 4, Vu Lan 1999, tr.52-53.
95) Sử Trung Quốc, T1, sđd, tr.351.

96) Phật sở hành tán, số 192, 5 quyển, Bồ tát Mã Minh tạo, Đại sư Đàm Vô Sấm dịch, ĐTKĐCTT, T4, tr.1A-54C. (Xem thêm bài viết của chúng tôi: "Phật sở hành tán, tác phẩm thi ca đầu tiên thuộc Phật giáo Bắc truyền viết về cuộc đời Đức Phật", nguyệt san Giác Ngộ, số 26, Phật Đản 1998, tr.16-21.

97) Đại Trang Nghiêm kinh luận, số 201, 15 quyển, Bồ tát Mã Minh tạo, Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch, ĐTKĐCTT, T4, tr.277-349.
98) Dẫn theo HT Trí Quang, Ngài La Thập, sđd, tr.82-83.
99) Kinh Kim Cương, HT Trí Quang dịch, 1994, tr.129-130.
100) Bát Nhã Vô Tri luận, in trong Triệu luận, số 1858, ĐTKĐCTT, T45, tr.153A-154C.

101) Một bản của Đại sư Nguyên Khang, đời Đường, số 1859, 3 quyển. Một bản của Đại sư Văn Tài, đời Nguyên, số 1860, 3 quyển, ĐTKĐCTT, T45.
102) Đạo Phật ngày nay... Trần Tuấn Mẫn dịch, 1997, tr.5.
103) Nghiên cứu kinh Lăng Già, sđd, tr.110-111.
104) Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh sớ, 60 quyển, số 1735, ĐTKĐCTT, tập 35. Đại Phương Quảng Phật Hoa nghiêm kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao, 90 quyển, số 1736, nt, T36.
105) Đại cương triết học Phật giáo, sđd, tr.107.
106) Tân Hoa Nghiêm kinh luận, số 1738, 40 quyển, ĐTKĐCTT, T36.
107) Kinh Trường A Hàm, kinh số 2, ĐTKĐCTT, T1, tr.11A-30B.
108) ĐTKĐCTT, T1.
109) ĐTKĐCTT, T15, tr.146A-148A.
110) Việt dịch kinh Kim Quang Minh, ngoài bản dịch của TT Thiện Trì còn có bản dịch, chú giải kỹ lưỡng của HT Trí Quang, mang tên: Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, 1994.

111) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận I, 1974, tr.128-129.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày tóm tắt về tiến trình dịch thuật kinh điển Hán tạng.

2. Trình bày những đóng góp của ngài Huyền Tráng đối với sự hình thành Tam tạng thánh điển chữ Hán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét