Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017
Ý Trinh ghi chép Phật Học Cơ Bản (quyển 15)
Phần Ii - Tư Tưởng Phật Giáo
Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
TẬP BA
Phần II - Tư tưởng Phật giáo
Bài 1
Các cấp độ Giới pháp
Thích Phước SơnA- Dẫn nhập
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật.
Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
B- Nội dung
I. Tam quy Ngũ giới
Hai thành phần cư sĩ tại gia là Ưu bà tắc và Ưu bà di. Ưu bà tắc (Upàsaka) được dịch ý là Cận sự nam, nghĩa là người nam cư sĩ thân cận chùa chiền, phụng sự Tam bảo; ngoài racòn gọi là Thanh tín sĩ, nghĩa là trang nam tử có niềm tin Tam bảo trong sáng. Hạng thứhai là Ưu bà di (Upàsikà), được dịch ý là Cận sự nữ, Thanh tín nữ, nghĩa là người nữ đã thọ ba quy y, giữ gìn năm giới, thực hành thiện pháp, thân cận phụng sự Tam bảo
Theo lịch sử Phật giáo thì hai thương gia Đề Vị (Trapusa) và Ba Lợi (Bhallika) là hai đệ tửƯu bà tắc đầu tiên của Phật, người mẹ và vợ trước khi xuất gia của tôn giả Da Xá (Yasa) là hai đệ tử Ưu bà di đầu tiên trong hàng nữ Phật tử tại gia.
Giới pháp căn bản mà hai hạng người này thọ trì là năm giới. Nhưng trước khi thọ năm giới, điều kiện tiên quyết cho tất cả mọi tầng lớp người có niềm tin hướng về Phật giáo là thọ ba pháp quy y.
Nội dung ba pháp quy y
* Trở về nương tựa Phật, người dẫn đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
* Trở về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
* Trở về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức (1).
Phật, Pháp và Tăng có mặt trong mười phương thế giới mà cũng có mặt trong mọi ngườivà mọi loài. Trở về nương tựa Phật nơi Phật, Pháp và Tăng cũng có nghĩa là tin tưởng ở khả năng giác ngộ nơi tự tánh mình, ở khả năng khai mở và phát triển của tình thương và trí tuệ nơi bản thân cũng như những người đồng đạo.
Năm giới là những nguyên tắc hướng dẫn chúng ta về hướng an lạc, giải thoát và giác ngộ. Đó cũng là những nguyên tắc để xây dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình và xã hội. Học hỏi và thực hành 5 giới, ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, sẽ tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi và thất vọng. Ta sẽ xây dựng được an lạc, hạnh phúc cho ta, cho gia đình ta và góp phần vào sự an ổn cho toàn xã hội.
Giới tướng của 5 giới
* Giới thứ nhất: Không được sát sinh
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, người Phật tử phải học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Người Phật tử không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại mọi loài có mạng sống.
* Giới thứ hai: Không được trộm cắp
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp và bất công xã hội gây ra, người Phật tử theo học hạnh đại từ để đem niềm vui đến cho mọi người và mọi loài, chia sẻ thì giờ, năng lực và tài lực của mình cho những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Người Phật tửnguyện không lấy bất cứ một thứ của cải nào không được người khác vui lòng đem cho. Đồng thời nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, tích cực ngăn ngừa những kẻ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của cá nhân và tập thể.
* Giới thứ ba: Không được tà dâm
Ý thức được những đau khổ do thói tà dâm gây ra, người Phật tử học theo tinh thần trách nhiệm, giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Ý thức được những hành động bất chính sẽ gây ra khổ đau cho kẻ khác và cho chính mình, người Phật tử nguyện không ngoại tình mà sống chung thủy với người bạn đời có hôn phối hợp pháp.
* Giới thứ tư: Không được nói dối
Ý thức được những khổ đau do lời nói hư vọng gây ra, người Phật tử học theo hạnh ái ngữ và biết lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc đau khổ cho người khác, người Phật tử chỉ nên nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Người Phật tử nguyện không nói những lời sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Nguyện không lan truyền những tin tức thất thiệt, không phê bình và lên án những điều mà mình không biết chắc. Nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể.
* Giới thứ năm: Không được uống rượu
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, người Phật tử học cách chuyển hóa thân tâm, bồi dưỡng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tậpchánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Người Phật tử chỉ nguyện tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm minh, cho gia đình và cho xã hội. Nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố (trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo và phim ảnh). Những ai tàn hại thân tâm bằng rượu và các độc tố là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Người Phật tử nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội (2).
II. Bát quan trai giới
Đây là loại giới pháp Phật chế định cho đệ tử tại gia học tập xuất gia tạm thời. Những giới tử này rời bỏ gia đình đến ở chùa để tập sự nếp sống của người xuất gia trong vòng một ngày đêm. Bát nghĩa là tám, Quan nghĩa là đóng cửa (của 6 căn) lại, Trai nghĩa là chay lạt., Giới nghĩa là những điều răn nhằm ngăn ngừa những sai phạm. Người giữ 8 giới này có thể phòng hộ các ác hạnh của ba nghiệp thân, khẩu, ý, lại có thể đóng cửa con đườngác, nên gọi là Bát quan trai giới. Trong 8 giới này, 7 điều đầu gọi là giới, một điều sau «không ăn phi thời« gọi là trai, họp chung lại thành ra 8 trai giới. Phật chế định những giới này để Phật tử, không phân biệt nam nữ, thọ trì vào 6 ngày trai của mỗi tháng, tức ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (theo âm lịch, nếu tháng thiếu thì đổi hai ngày cuối cùngthành ra 28 và 29). Vì người thọ giới này phải rời bỏ gia đình đến chùa sống gần với chư Tăng trong một ngày đêm nên gọi là Cận trụ nam, Cận trụ nữ.
Nội dung của 8 giới pháp
* Giới thứ nhất: Không được sát sinh
* Giới thứ hai: Không được trộm cắp
* Giới thứ ba: Không được hành dâm
* Giới thứ tư: Không được nói dối
* Giới thứ năm: Không được uống rượu
* Giới thứ sáu: Không được trang sức bằng vòng hoa, không được ca hát, nhảy múa và cố ý đi xem nghe
* Giới thứ bảy: Không được ngồi nằm giường ghế cao sang lộng lẫy
* Giới thứ tám: Không được ăn phi thời.
Trong 5 giới đầu ở đây tương tự như ngũ giới ở trước, chỉ khác là trong giới thứ ba, giới tử tuyệt đối không được hành dâm - giống như nếp sống phạm hạnh của người xuất gia - còn giới thứ ba trong ngũ giới thì người cư sĩ được phép ân ái với người hôn phối chính thức, chỉ trừ việc ngoại tình mà thôi. Ngoài ra, luận Thành Thật và luận Trí Độ thì tách giới thứ 6 ra làm hai, như vậy thành ra 8 điều, rồi ghép điều cuối cùng «Không ăn phi thời«, gọi là 8 trai giới.
III. Thập thiện giới
Các nam nữ Phật tử sau khi thọ Tam quy, Ngũ giới, thấy đạt được nhiều tiến bộ trong sự tu học, muốn tiến xa hơn nữa trên bước đường đi đến giải thoát, có thể thọ trì 10 thiện giới. Mười thiện giới bao gồm trong 3 tụ tịnh giới sau đây:
1- Nhiếp luật nghi giới: Người con Phật phải nguyện từ bỏ mọi điều ác.
2- Nhiếp thiện pháp giới: Người con Phật vâng làm các việc lành.
3- Nhiêu ích hữu tình giới: Người con Phật phải đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Nội dung của mười thiện giới
1. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không giết hại chúng sanh mà còn đem sự sống đến cho muôn loài.
2. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không trộm cắp mà còn đem tài sản của mình bố thí cho kẻ khác.
3. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tà dâm, tôn trọng tiết hạnh và sự chung thủy của mọi người.
4. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói dối, luôn luôn nói đúng sự thật.
5. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói lưỡi hai chiều, chỉ nói những lời đưa đến hòa hợp, đoàn kết.
6. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói thêu dệt, mà nói những lời chính xác, có thật.
7. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không nói thô lỗ mà luôn luôn nói những lời nhã nhặn, từ ái.
8. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tham lam keo kiệt mà thực hành hạnh bố thí.
9. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không sân hận mà thực hànhhạnh từ bi.
10. Noi gương chư Phật và Bồ tát, vĩnh viễn không tà kiến, cố chấp mà tu hành chánh kiến (3).
Trong mười giới này, 3 giới đầu (1-3) thuộc về thân nghiệp; 4 giới giữa (4-7) thuộc về khẩu nghiệp; 3 giới cuối cùng (8-10) thuộc về ý nghiệp.
IV. Giới pháp của Sa di và Sa di ni
Sa di là tiếng dịch âm của Pàli Sàmanera, và được dịch ý là Cầu tịch, Cần sách hay Tức từ. Nghĩa là ưa sự vắng lặng, siêng năng tu học, dứt bỏ việc ác, thực hành từ bi. Đây là những người nam xuất gia từ 7 tuổi đến 70 tuổi, đã thọ mười giới mà chưa thọ giới Cụ túc. Nếu người nữ xuất gia thì gọi là Sa di ni (Sàmaneri) được dịch ý là Cần sách nữ, Tức từ nữ. Hai chúng này cùng chung một giới pháp. Phật quy định tuổi xuất gia nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 70 tuổi. Người 70 tuổi mà còn tráng kiện, có thể tu học tiến bộ thì cho xuất gia, nhưng nếu già yếu lụm cụm thì không cho xuất gia.
Luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyển 29, căn cứ theo tuổi tác, chia Sa di thành 3 hạng:
1. Khu ô Sa di (Sa di lo phận sự đuổi quạ) từ 7 tuổi đến 13 tuổi.
2- Đáng pháp Sa di (Sa di đúng pháp) từ 14 tuổi đến 19 tuổi.
3. Danh tự Sa di (Sa di trên danh nghĩa) từ 20 tuổi trở lên.
Những người đã thọ 10 giới thì gọi là Pháp đồng Sa di, nghĩa là Sa di đã đủ giới pháp; còn những người mới xuất gia đã cạo đầu mà chưa thọ giới thì gọi là Hình đồng Sa di, nghĩa là hình thức giống với Sa di.
Vị Sa di đầu tiên trong hàng ngũ đệ tử xuất gia của Phật là La Hầu La (Rahula). Phật đã bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất (Sàriputta) làm Đường đầu Hòa thượng truyền giới cho tôn giả La Hầu La.
Mười giới pháp của Sa di
Về phương diện giới pháp thì hai chúng Sa di và Sa di ni cũng tuân thủ mười giới căn bản như nhau, chỉ khác đôi chút về vấn đề oai nghi, nhưng không đáng kể. Mười giớipháp được kể như sau:
1. Không được sát sinh
2. Không được trộm cắp
3. Không được dâm dục
4. Không được nói dối
5. Không được uống rượu
6. Không được mang vòng hoa thơm, không được dùng hương thơm xoa mình
7. Không được ca, vũ, hòa tấu, biểu diễn hay đi xem nghe
8. Không được ngồi nằm giường ghế cao đẹp lộng lẫy
9. Không được ăn phi thời (ăn sau giờ ngọ)
10. Không được giữ vàng bạc, bảo vật (4).
Ngoài 10 giới đã kể trên, hai chúng này còn phải tuân thủ một số quy tắc theo nếp sinh hoạt hàng ngày của thiền gia, tức là «Tỳ ni nhật dụng« gồm chừng 45 điều; đồng thờiphải giữ tác phong đạo hạnh gồm khoảng 24 điều, gọi là 24 oai nghi.
Hiện nay, ở nước ta gồm có Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nguyên thủy (hay Nam tông) và hệ phái Khất sĩ. Nhưng về giới pháp của Sa di thì trên căn bản gần như đồng nhất. Chỗ khác nhau là Phật giáo Nam tông không có Sa di ni (có lẽ do thất truyền) mà chỉ có tịnh nhân nữ (tu nữ). Nghĩa là người nữ mặc áo hoại sắc, sống ở tự viện, theo nếp sống của người xuất gia.
V. Giới pháp của Thức xoa ma ni
Thức xoa ma ni hay Thức xoa ma na là từ dịch âm chữ Phạn Siksamànà, hay chữ Pàli Sikkhamànà, được dịch ý là Học giới nữ (người nữ học giới), Chánh học nữ (người nữ đang học những pháp cơ bản). Người nữ xuất gia, trước khi thọ giới Cụ túc làm Tỷ kheo ni, phải trải qua 2 năm học tập những học pháp căn bản của Tỷ kheo ni. Ở đây có hai trường hợp: Nếu là đồng nữ xuất gia thì khi được 18 tuổi, cho thọ học Thức xoa ma ni 2 năm, lúc đủ 20 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc. Nếu người nữ đã có chồng lúc 10 tuổi (ở Êẽn Độ ngày xưa có việc tảo hôn), mà xuất gia, cũng cho 2 năm học giới làm Thức xoa ma ni, sau 2 năm học giới xong, mới cho thọ Cụ túc. Trong 2 năm này, một là để học hết những giới pháp căn bản, tôi luyện tính tình, tập quen nếp sống xuất gia, khiến cho tâm ý được kiên cố; hai là để tránh tình trạng đã có thai ở nhà mà không biết, đến khi thọ giới Cụ túcrồi mới phát hiện [theo luật Thập Tụng]. (Vấn đề này rất phức tạp, ai muốn hiểu thêm xin xem bài «Thập tuế tằng giá là thế nào?« đăng trên nguyệt san Giác Ngộ số 27, tháng 6-1998).
Sáu giới căn bản
1. Không được sát sinh
2. Không được trộm cắp
3. Không được dâm dục
4. Không được nói dối
5. Không được uống rượu
6. Không được ăn phi thời.
Ngoài 6 giới kể trên, Thức xoa ma ni còn phải học 18 tùy pháp (những pháp phụ), như trong Ni luật đã đề cập, hoặc rộng rãi hơn là học tập 292 pháp (xem Thức xoa ma ni giới,HT Trí Quang dịch, bản ấn hành năm 1994).
VI. Giới pháp của Tỷ kheo
Trong 7 chúng đệ tử của Phật thì Tỷ kheo được xem là trưởng tử của Như Lai, chiếm một địa vị tôn quý nhất trong hàng ngũ đệ tử, cả tại gia lẫn xuất gia. Tiếng Pàli Bhikkhu được phiên âm là Tỷ kheo, tiếng Sanskrit Bhiksu được phiên âm là Bí-sô. Hai chữ Bhikkhu và Bhiksu cùng một nghĩa và được dịch ý là Khất sĩ, Bố ma, Phá ác.
- Khất sĩ: Đi khất thực để tự nuôi sống mình một cách thanh tịnh, nên gọi là Khất sĩ.
- Bố ma: Tỷ kheo có thể tu đạo khiến cho ác ma kinh hồn, nên gọi là Bố ma.
- Phá ác: Tỷ kheo tu giới, định, tuệ, có thể phá trừ hai thức ác là Kiến hoặc và Tư hoặc, nên gọi là Phá ác.
Đây là những người nam xuất gia đã thọ Đại giới hay giới Cụ túc. Tiếng Phạn Upasampadà. Hán dịch là Cụ túc hay Cận viên. Cụ túc nghĩa là thành tựu đầy đủ; Cận viên nghĩa là đến gần Niết bàn viên mãn. Luật quy định số tuổi tối thiểu để thọ giới Cụ túclà 20 tuổi. Một giới tử muốn thọ giới Cụ túc phải là người đầy đủ 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), đây là điều kiện chung, chủ yếu, từ xưa đến nay các bộ phái đều nhất trí chấp hành. Những điều kiện này bao gồm cụ thể trong 13 già nạn và 15 khinh nạn hay chướng pháp (xem Giới đàn Tăng, HT Thiện Hòa).
Theo giáo sử thì 5 anh em tôn giả Kiều Trần Như (Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji) là những đệ tử đầu tiên trong hàng ngũ đệ tử Tỷ kheo của Phật.
Luật Thập Tụng chia Tỷ kheo làm 4 hạng:
1. Danh tự Tỷ kheo: Tỷ kheo hữu danh mà vô thực
2. Tự ngôn Tỷ kheo: Người tự xưng mình là Tỷ kheo
3. Vi khất Tỷ kheo: Tỷ kheo đi khất thực để nuôi sống
4. Phá phiền não Tỷ kheo: Tỷ kheo chuyên phá trừ các phiền não.
Giới pháp của Tỷ Kheo (Theo Luật Tứ phần gồm 250 giới)
1. Ba-la-di, gồm có 4 giới
2. Tăng-già-bà-thị-sa, gồm có 13 giới
3. Bất định,gồm có 2 giới
4. Ni-tát-kỳ-ba-dạ-đề, gồm có 30 giới
5. Ba-dạ-đề, gồm có 90 giới
6. Ba-la-đề-đề-xá-ni, gồm có 4 giới
7. Chúng học pháp, gồm có 100 giới
8. Diệt tránh, gồm có 7 giới
Giải thích các thuật ngữ:
1. Ba-la-di (Pàràjika)được dịch ý là Khí hay Đoạn đầu. Khí nghĩa là người phạm tộinày coi như bị bỏ ra ngoài Phật pháp. Đoạn đầu nghĩa là giống như người đã bị chặt đầu, không thể dùng thuốc để cứu chữa được nữa.
2. Tăng-già-bà-thị-sa (Sangha-disesa)nghĩa là Tăng tàn, tức là người bị trọng thươngđối với tịnh pháp của Tăng đoàn; tuy bị trọng thương nhưng còn có thể dùng phương pháp sám hối để cứu chữa được.
3. Bất định (Aniyata), loại này không phải phạm một tội danh nào nhất định, mà có thể phạm Ba-la-di, Tăng tàn hoặc Ba-dật-đề, nên gọi là Bất định.
4. Ni-tát-kì-ba-dật-đề (Nissaggiya-pàcittiya): Ni-tát-kì nghĩa là xả bỏ tất cả; Ba-dật-đề nghĩa là đọa. Hợp cả hai gọi là Xả đọa. Người phạm tội này là do cất giữ những vật vượt ra ngoài quy định. Vì thế, trước hết phải đem vật ấy ra thí xả giữa chúng Tăng, rồi sám hối tội đọa.
5. Ba-dạ-đề (Pacittiya)nghĩa là tội bị đọa lạc. Người phạm tội này không có vật phải xả bỏ nên gọi là Đơn đọa, cần phải sám hối với 3 thầy Tỷ kheo thanh tịnh để diệt tội.
6. Ba-la-đề-đề-xá-ni (Patidesaniya) được dịch nghĩa là Hướng bỉ hối. Người phạm tộinày phải sám hối với một thầy Tỷ kheo để trừ tội.
7. Chúng học pháp: Tiếng Pàli «Sekkhiyavatta« được phiên âm là Thức-xoa-ca-la-ni, dịch ý là Chúng học pháp hay Ưng đương học, nghĩa là những pháp cần phải học. Loại này thuộc về oai nghi.
8. Diệt tránh: Tiếng Pàli Adhikarana-samattha được dịch ý là Diệt tránh, nghĩa là dập tắtsự tranh chấp. Pháp này gồm có 7 yếu tố. Một khi trong Tăng đoàn xảy ra sự xung đột, tranh chấp, thì dùng một hoặc nhiều yếu tố này để giải quyết, dập tắt sự xung đột ấy.
(Về nội dung chi tiết, xin xem Luật Tỳ kheo, tập II, Tứ phần Hiệp chú, HT Thích Trí Thủ, bản ấn hành năm 1991).
Các giới trên không phải được chế định một lần mà tùy phạm tùy chế, nghĩa là phạm đến đâu, Phật chế giới đến đó. Sau khi chế định xong, được đem ra phân loại thành 8 cột, rồi sắp xếp từ nặng đến nhẹ. Cột thứ 8 «Diệt tránh« tuy gọi là giới, nhưng tính chất của nó là do kết hợp giữa giới và luật mà thành.
VII. Giới pháp của Tỷ kheo ni
Tỷ kheo ni (Bhikkunì) hay Bí-sô-ni (Bhiksunì) là những người nữ xuất gia đã thọ giới Cụ túc; về ý nghĩa thì như ở phần Tỷ kheo đã giải thích. Ngoài ra còn là Khất sĩ nữ (những người nữ sống bằng sự khất thực) hay nói gọn là Ni. Về tuổi tối thiểu để thọ giới thì trên nguyên tắc là 20 tuổi, nhưng có trường hợp châm chước như ở phần Thức xoa ma ni đã nói.
Vị Tỷ kheo ni đầu tiên trong hàng ngũ Ni chúng là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề(Mahàpajàpati), di mẫu của Phật, được Phật cho phép xuất gia thọ giới Cụ túc. Tiếp theosau bà là 500 người nữ dòng họ Thích cũng được Phật độ cho xuất gia, thành lập Ni chúng.
Để đảm bảo tính chất tôn nghiêm của giáo pháp và sự thanh tịnh của Tăng đoàn, người nữ muốn xuất gia thọ giới, trước hết phải tuân thủ 8 kính pháp mà Phật quy định (5).
Giới của Tỷ Kheo Ni (Theo Luật Tứ phần gồm 348 giới)
1. Ba-la-di 8 giới
2. Tăng tàn 17 giới
3. Xả đọa 30 giới
4. Đơn đọa 178 giới
5. Hối quá 8 giới
6. Chúng học100 giới
7. Diệt tránh7 giới
Trên đây, giới bản của Tỷ kheo ni chỉ có 7 cột, không có cột «Bất định« như giới của Tỷ kheo; đồng thời trong mỗi cột, số giới hoặc bằng, hoặc nhiều hơn giới của Tỷ kheo, và nội dung mỗi giới cũng có sai khác ít nhiều.
Hiện nay, có hai loại giới bản được lưu truyền phổ biến là giới bản của Luật Tứ phần và giới bản của Luật Pàli. Ở nước ta, người xuất gia theo hệ thống Bắc tông cũng như hệ phái Khất sĩ thì áp dụng giới bản của Tứ phần, còn người xuất gia theo Nam tông thì áp dụng theo giới bản của Luật Pàli. Về số lượng và nội dung của giới bản giữa hai bộ luật sai khác nhau không nhiều lắm. Ta có thể so sánh:
- Luật Tứ phần: Tỷ kheo 250 giới; Tỷ kheo ni 348 giới
- Luật Pàli: Tỷ kheo 227 giới; Tỷ kheo ni 311 giới
(Về nội dung chi tiết, xin xem Tỷ kheo giới, HT Trí Quang, bản ấn hành năm 1994; Tỷ kheo ni giới cũng như trên).
VIII. Giới pháp của Bồ tát
Những bản kinh liên quan đến giới bản của Bồ tát gồm có:
1. Bồ tát Anh Lạc bản nghiệp kinh
2. Phạm Võng kinh Bồ tát giới bản
3.Du già Sư địa luận Bồ tát giới bản
4. Bồ tát Địa trì kinh
5. Bồ tát Thiện giới kinh
6. Ưu bà tắc giới kinh.
Trong các kinh nêu trên thì hai kinh Anh Lạc, Phạm Võng có nguồn gốc từ hệ thống kinh Hoa Nghiêm và được các học giả suy định là do người Trung Quốc biên soạn. Ba kinhDu già, Địa trì và Thiện giới bắt nguồn từ luận Du già Sư địa, cùng chung một nguyên bản, nhưng các bản dịch có tên khác nhau. Tại Trung Quốc, Việt Nam thì giới bản Phạm Võng tỏ ra thịnh hành nhất, nhưng ở Tây Tạng thì chỉ dùng giới bản Du giaâ.
Giới Bồ tát được gọi là Đạo tục thông hành giới, nghĩa là người xuất gia và tại gia đều thọ trì như nhau. Không những thế mà các loài chúng sanh từ cõi trời Sắc giới trở xuống, hễ ai hiểu được lời nói của pháp sư đều có thể thọ giới, chỉ trừ những kẻ phạm 7 tội nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá sự hòa hợp của Tăng, làm cho thân Phật ra máu, giết Hòa thượng Bổn sư và giết thầy dạy phép tắc). Hơn nữa, giới này có thể thọ toàn phần hay từng phần, tùy theo khả năng. Ai đã thọ lãnh giới này rồi thì vĩnh viễn không mất giới, dù tái sinh ở bất cứ nơi đâu, chỉ trừ phạm 7 tội nghịch, phạm thượng phẩm trọng giới và bỏ mất tâm Bồ đề.
Giới này lấy tinh thần Tam tụ tịnh giới (xem lời giải thích ở Thập thiện giới) làm nền tảng. Sau đây, xin giới thiệu 10 giới trọng và 48 giới khinh thuộc giới bản Phạm Võng vốn phổ biến trong đời sống tu tập của người Phật tử Việt Nam:
10 giới trọng
1. Không được sát sinh
2. Không được trộm cướp
3. Không được dâm dục
4. Không được vọng ngữ
5. Không được mua bán rượu
6. Không được nói xấu người đồng đạo
7. Không được khen mình, chê người
8. Không được tiếc lẫn tài và pháp
9. Không được ấp ủ sự giận hờn
10. Không được phỉ báng Tam bảo.
48 giới khinh
1. Không được bất kính với thầy, bạn
2. Không được uống các thứ rượu
3. Không được ăn các loại thịt
4. Không được ăn những thức ăn cay nồng
5. Không được không khuyên bảo người sám hối
6. Không được không siêng cầu chánh pháp
7. Không được không đi nghe pháp
8. Không được phản bội giới pháp Đại thừa
9. Không được không giúp đỡ người bệnh
10. Không được tàng trữ dụng cụ sát sinh
11. Không được làm kẻ chủ mưu gây chiến
12. Không được buôn bán một cách tàn nhẫn
13. Không được vô cớ phỉ báng người khác
14. Không được thiêu đốt bừa bãi
15. Không được chỉ dạy sai lệch
16. Không được nói pháp rối loạn
17. Không được dựa thế lực để cầu lợi
18. Không được làm thầy mà mù quáng
19. Không được hủy báng người có giới đức
20. Không được không phóng sinh và làm phước
21. Không được giận dữ báo thù
22. Không được kiêu căng, không học
23. Không được thọ giới trái quy định
24. Không được học các sách khác
25. Không được lạm dụng gây rối
26. Không được không đãi khách Tăng chu đáo
27. Không được lấy của chúng Tăng làm của riêng
28. Không được mời riêng chư Tăng
29. Không được sống bằng tà mạng
30. Không được làm những việc điên đảo
31. Không được không cứu chuộc đồng đạo và kinh tượng
32. Không được làm tổn hại chúng sinh
33. Không được tà tâm làm quấy
34. Không được rời bỏ tâm Bồ đề
35. Không được không phát đại nguyện
36. Không được không phát đại thệ
37. Không được không hành Đầu đà và bố tát hàng tháng
38. Không được ngồi lộn xộn mất trật tự
39. Không được không làm việc lợi ích
40. Không được lựa chọn người để truyền giới
41. Không được vì tham lợi mà làm thầy
42. Không được nói giới cho kẻ ác
43. Không được cố ý phạm giới
44. Không được không tôn trọng kinh luật
45. Không được không giáo hóa người và vật
46. Không được thuyết pháp trái với thể thức
47. Không được tìm cách khống chế Phật giáo
48. Không được phá hoại đạo pháp.
(Bản tóm tắt này dựa vào Bồ tát Phạm Võng của HT Trí Quang, bản ấn hành năm 1994).
C- Kết luận
Qua những trình bày trên đây, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về những điểm cơ bản trong giới pháp của 7 chúng đệ tử Đức Phật. Những giới pháp này do Phật chế định cách nay đã 25 thế kỷ, thời gian và không gian có nhiều thay đổi, nhất là ngày nay nhân loạiđã văn minh hơn xưa, khoa học đạt được những tiến bộ vượt bậc, thế nhưng, giới phápcủa Phật vẫn còn mang đầy đủ tính chất hiện đại và vô cùng thiết thực. Bởi lẽ, mục đíchcủa giới pháp đặt trên nền tảng đạo đức nhân bản, nhằm hoàn thiện phẩm giá con người, đem lại an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình, ổn định cho xã hội và thanh bình cho toàn thể nhân loại. Vì vậy, bao lâu cuộc đời còn đau khổ, con người còn khiếm khuyết, thì giới pháp của Phật vẫn còn tồn tại như những nguyên tắc tối ưu để giải phóngcon người thoát khỏi mọi khổ đau và lầm lỗi./,
* Chú thích:
(1), (2): Thiền sư N.H, Nghi thức tụng niệm, Lá Bối, 1994, tr.182, 189
(3) HT Thích Thiện Hòa, Giới đàn Tăng, tái bản 1999, tr.280, 284
(4) Sa di giới và Sa di ni giới, tập I, HT Trí Quang, xb 1994, tr.5
(5) Nội dung tám kính pháp gồm có:
1. Tỷ kheo ni dù 100 tuổi hạ mà khi thấy vị Tỷ kheo mới thọ giới cũng phải đứng dậy chào hỏi, mời ngồi
2. Tỷ kheo ni không được trách mắng Tỷ kheo
3. Tỷ kheo ni khôngđược nêu tội Tỷ kheo
4. Thức xoa ma ni sau 2 năm học giới hoàn tất phải đến Tỷ kheo thỉnh cầu thọ Đại giới (giới Cụ túc)
5. Nếu Tỷ kheo ni phạm tội Tăng tàn thì phải đến trước 2 bộ Tăng, Ni làm phép ý hỉ (làm cho mọi người hoan hỷ) trong vòng nửa tháng
6. Tỷ kheo ni phải đến Tỷ kheo thỉnh cầu thầy Giáo thọ vào những dịp bố tát của mỗi nửa tháng
7. Tỷ kheo ni không được kiết hạ an cư tại những nơi không có Tỷ kheo
8. Tỷ kheo ni an cư xong phải đến Tỷ kheo cầu tự tứ (vui lòng chỉ bảo) về ba phương diện: thấy, nghe và nghi trong những tình huống phạm tội.
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
1- Trình bày ý nghĩa của Tam quy.
2- Trình bày giới tướng của năm giới.
3- Từ sự phân tích giới tướng của năm giới, học viên có suy nghĩ gì về giới luật trong Phật giáo?
Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000
Phần II - Bài 2
Giới thiệu đường lối tu thiền
của Phật giáo
HT. Thích Thanh TừA- Dẫn nhập
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
B- Nội dung
A. Thiền không phải của đạo Phật
1- Thiền chuyển luân xa: Thiền này hành giả dẫn điện từ rốn ra sau lưng, lên đầu xuống rốn, từ rốn ra sau lưng, lên đầu xuống rốn, dẫn điện chạy vòng vòng như vậy là chuyển luân xa.
2- Thiền xuất hồn: Hành giả mở các khiếu huyệt trên thân rồi xuất hồn bay đi học đạovới các bậc thầy chưa từng biết, sau đó tự thực hành. Thiền này có hai cái hại: Cái hại thứ nhất là khi mở huyệt đạo để xuất hồn, có người mở không khéo phát điên. Cái hại thứ hai là xuất hồn bay đi học đạo, ai nói là minh sư liền theo, không giảng trạch chánh tà nên dễ bị thần linh đánh lừa.
3- Thiền thai tức: Hành giả thở vô, giữ hơi tại đan điền một lúc rồi mới thở ra, lâu ngày bụng dưới lớn dần như người nữ có thai, nên gọi là thiền thai tức.
4- Thiền luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần: Hành giả luyện tinh hóa thành khí, luyện khí hóa thành thần. Đây là lối tu tiên, đưa người đạt được thần thông du hí khắp mọi nơi.
5- Thiền Yoga hay Du già: Thiền này có nhiều cách tu, trọng tâm thiền này luyện cho cơ thể khỏe mạnh hơn là giải thoát.
Năm loại thiền kể trên thuộc thiền ngoại đạo, không phải thiền của đạo Phật.
B. Thiền của đạo Phật
Thiền của đạo Phật trọng tâm phát huy trí tuệ, phá si mê chấp ngã chấp pháp, để giải thoát sanh tử luân hồi đau khổ. Tạm chia ra: Thiền nguyên thủy, Thiền Đại thừa phát triển, Thiền tông.
I. Thiền nguyên thủy: Thiền nguyên thủy được truyền bá ở các nước: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia... Thiền nguyên thủy có rất nhiều pháp, ở đây chỉ nêu lên những pháp thường dùng.
1- Tứ niệm xứ:
* Quán thân bất tịnh: Là thấy đúng như thật về thân. Quán xét thân mình từ đầu tới chân toàn là một đãy da bao bọc não, tủy, thịt, gân, xương, máu, mủ... Những món này còn nằm trong đãy da thì dễ coi một chút, nếu nó ra khỏi đãy da thì rất nhơ nhớp. Phần đầu là quý nhất, thế mà những chất tiết ra từ mắt là ghèn, từ tai là cức ráy, từ mũi là nước mũi, từ miệng là đờm dãi đều tanh hôi nhơ nhớp, ai thấy cũng gớm ghê. Thân mình và tay chân cũng như thế; chỗ nào trong thân bài tiết ra cũng đều tanh hôi nhơ nhớp, không có cái nào là sạch, là quý cả. Nếu bên trong thân sạch sẽ thì khi tiết ra có mùi thơm. Nhưng vì quá dơ bẩn nên tiết ra có mùi tanh hôi nhơ nhớp mà lúc nào chúng ta cũng ảo tưởng thân mình là đẹp, là sạch, là quý... Do si mê thấy thân lầm lẫn như thế, nên tự cao ngã mạn phát sanh bao nhiêu thứ phiền não. Do đó, Phật dạy chúng ta phải thấy đúng như thật về thân, để phá cái nhân si mê chấp ngã, dứt mầm luân hồi sanh tử.
* Quán thọ là khổ: Thọ là những cảm giác mà mình lãnh thọ. Mắt thấy hình sắc đẹp tâm ưa thích là cảm thọ lạc, thấy hình sắc xấu tâm chán ghét là cảm thọ khổ. Tai nghe âm thanh nhẹ nhàng trầm bổng vừa ý là cảm thọ lạc, nghe âm thanh nặng nề chát tai tâm bực bội là cảm thọ khổ. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Mắt thấy sắc không xấu không đẹp, tai nghe tiếng không hay không dở... tâm không ưa không ghét là cảm thọ không khổ không lạc. Thọ khổ thì thấy khổ quá rõ, còn thọ lạc tại sao lại khổ? Ví dụ lưỡi nếm thức ăn ngon là thọ lạc, nhưng thọ lạc chỉ trong phút chốc, thức ăn qua khỏi cổ là hết, hết rồi nhưng còn muốn nữa nên khổ. Cảm thọ không khổ không lạc cũng thế, có rồi mất, nó vô thường nên khổ.
Con người có hai cái chấp nặng nhất là chấp thân thật và chấp cảm giác của thân là quý, cho nên mắt đòi sắc đẹp, tai đòi âm thanh hay, mũi đòi hương thơm... Hết đòi cái này tới đòi cái kia, không có ngày dừng. Vì không thấy thọ đúng như thật, nên say đắm theo những cái ưa thích tạm bợ vô thường nên khổ. Phật dạy chúng ta biết đúng như thậtnhững cảm thọ là vô thường, là khổ, để không đua đòi thụ hưởng thì không bị lệ thuộcvới ngoại trần, được tự do giải thoát hết khổ.
* Quán tâm vô thường: Tâm người lúc nghĩ tốt lúc nghĩ xấu, lúc nghĩ chuyện mình lúc nghĩ chuyện người, nghĩ hết chuyện này tới chuyện khác, không phút giây dừng nghỉ. Tâm nghĩ suy chợt khởi chợt diệt, không nhất định, luôn luôn chuyển biến vô thường. Thế mà ai cũng cho là thường, là cố định, là chân lý, người nào nghĩ khác, làm khác ý nghĩmình là nổi giận. Vì chấp những nghĩ suy là thường, là chân lý nên cãi vã, đấu tranh, sát hại, gây đau khổ cho nhau. Do đó, Phật dạy quán tâm nghĩ suy chợt khởi chợt diệt là vô thường không thật, để không lầm chấp nó là thường là thật, mới phá được kiến chấpmình đúng, kẻ khác sai.
* Quán pháp vô ngã: Có hai cách quán.
a)- Pháp chỉ cho những niệm buồn, thương, giận, ghét... Những niệm này không có chủ thể, không cố định; khi thì buồn lúc thì vui, khi thì thương lúc thì ghét... làm cho con người rối rắm bất an. Phật dạy quán những pháp này là tướng không cố định, không có thật, để phá niệm chấp ngãvề tâm.
b)- Pháp còn chỉ cho tất cả sự vật như bàn, ghế, nhà cửa, ruộng vườn... Với mắt người phàm tục thì thấy cái bàn thật, cái ghế thật... Nhưng với mắt người trí tuệ thì thấy cái bàn cái ghế không thật mà do các duyên như gỗ, đinh, công thợ... hợp lại tạm có, có một thời gian rồi hoại diệt, nên nói là vô ngã, không có chủ thể. Thân người cũng là một pháp, cũng do đất nước gió lửa hợp lại tạm có, có rồi hoại diệt.
Phật dạy quán các pháp đúng như thật của nó là vô ngã để phá chấpthân là thật, chấp tâm là thật, chấp cảnh là thật. Khi thấy thân, tâm, cảnh không thật thì hết mê muội, hết luyến ái, hết chạy theo người, chạy theocảnh.
2- Minh sát tuệ:
Hành giả dùng trí tuệ thấy rõ và theo dõi từng cử động nơi thân, hoặc những ý nghĩ khởi lên nơi tâm. Ví dụ hơi thở vô bụng phồng lên, hành giả biết và chú ý niệm thầm «phồng à«. Khi thở ra bụng xẹp xuống, hành giả biết và chú ý niệm «xẹp à«. Hoặc tâm khởi tưởng điều gì phải biết ngay tâm đang tưởng tượng và niệm (thầm) liền «tưởng tượng à, tưởng tượng à«... Đó là thiền Minh sát tuệ.
Người theo Phật giáo Nguyên thủy tu thiền, hoặc quán Tứ niệm xứ, hoặc ứng dụng Minh sát tuệ, hoặc quán Ngũ đình tâm. Đó là những pháp thiền người tu theo Phật giáo Nguyên thủy thường dùng.
II. Thiền Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Phát triển:
Thiền Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Phát triển được truyền bá ở Trung Hoa. Đại sưTrí Khải dạy tu thiền theo Lục diệu pháp môn gốc từ Phật giáo Nguyên thủy, nhờ ứng dụng khéo thành pháp tu của Đại thừa.
1- Lục diệu pháp môn:
- Sổ tức: Hành giả điều hòa hơi thở không mạnh, không gấp, yên ổn, thong thả... hít vô thở ra đếm từ một tới mười, nhiếp tâm tại số, không cho dong ruổi gọi là sổ tức. Tâm hành giả vận chuyển tự nhiên theo hơi thở với số không cần gia công, biết hơi thở rỗng nhẹ, tưởng tâm lần lần tế nhị. Khi không muốn đếm thì bỏ sổ tức tu tùy tức.
- Tùy tức: Xả pháp sổ tức, tâm nương theo hơi thở ra vào, hơi thở vào thì theo vào, hơi thở ra thì theo ra, dứt hết các duyên, ý không phân tán. Biết hơi thở ra vô là thô, muốn bỏ, khi ấy xả tùy tức tu chỉ.
- Chỉ: Dứt các duyên lự, không nhớ đếm hơi thở hay theo hơi thở, tâm ngưng lặng gọi là tu chỉ. Biết thân tâm đứng lặng vào định, không thấy tướng mạo trong ngoài, hành giảkhởi nghĩ định này tuy vô vi tịch tịnh, an ổn, khoái lạc, nhưng không có trí tuệ, không thể phá hoại nhân sanh tử. Khởi nghĩ như thế, không đắm nơi chỉ mà khởi quán.
- Quán: Tâm ở trong định dùng tuệ quán tưởng hơi thở ra vào vi tế như gió trong hư không, ba mươi sáu vật trong thân không thật, như bẹ chuối; tâm thức vô thường sanh diệt, từng sát na không có ta và người, người đã không có thì định nương vào đâu? Quán như thế, biết hơi thở ra vào khắp các lỗ chân lông, tâm sáng, thấy trong thân ngoài thân đều bất tịnh, biến đổi từng sát na, tâm quán lưu động, không phải đạo chân thật. Khi ấy xả quán tu hoàn.
- Hoàn: Đã biết quán từ tâm sanh hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quán lại tâm năng quán, quán tâm này từ đâu sanh, gọi là tu hoàn.
- Tịnh: Bấy giờ tâm đã thanh tịnh, không còn nương theo hơi thở, không còn quán. Đó là tịnh.
2- Tam quán:
Đại sư Trí Khải còn dạy tu theo Tam quán là quán không, quán giả và quán trung. Hành giả quán tất cả pháp trên thế gian này do nhân duyên hợp mà tạm có hình tướng, tạm có tên gọi, không có thật thể, nên nói là không. Tuy là không nhưng duyên hợp thì nó giả có. Vì giả có nên quán giả. Nếu thấy được nghĩa không giả hòa hợp là quán trung.
III. Thiền tông:
Sau đây là pháp tu của Thiền tông. Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Êẽn Độ sang Trung Hoa, Ngài ở chùa Thiếu Lâm, ngồi xoay mặt vào vách không tiếp người gần chín năm. Hôm ấy vào tiết mùa Đông có Thần Quang là một thiền khách đến yết kiến, thấy Tổ ngồi xoay mặt vào vách, đứng chắp tay chờ mãi, tuyết rơi lên tới gối. Tổ quay lại thấy, hỏi:
- Ngươi đến đây cầu cái gì mà chịu khổ hạnh như vậy?
Thần Quang thưa:
- Cúi mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.
- Diệu đạo vô thượng của chư Phật dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay, huống là dùng chút công lao nhỏ này mà cầu được pháp chân thừa!
Thần Quang nghe dạy bèn lén lấy dao chặt cánh tay đặt trước Tổ tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Tổ biết đây là pháp khí bèn dạy:
- Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy Phật pháp cao siêu tuyệt vời đưa tới giải thoát sanh tử. Người tu đạo phải quyết tâm gan dạ xem thường thân mạng mới có thể đạt được, còn tu lai rai cầm chừng thì không thể tiến được.
Sau đó, Thần Quang thưa:
- Pháp ấn của chư Phật, con có thể được nghe chăng?
- Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được.
- Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm.
- Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.
Thần Quang nhìn lại tâm mình, tìm mãi không thấy ở đâu, bèn thưa:
- Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được.
- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Ngay đó Thần Quang lãnh hội, biết pháp an tâm, Tổ đặt tên là Huệ Khả.
Từ lâu, ai cũng như ai đều cho cái nghĩ suy là tâm mình, nên hết nghĩ việc này, tới nghĩ việc kia, tâm lúc nào cũng loạn động bất an. Tổ bảo đem tâm ra ta an cho là bảo xoay lại tìm cái nghĩ suy lăng xăng đó ở đâu? - Khi xoay lại tìm thì nó lặng mất. Ý nghĩ lăng xăngmất ngay để tâm an. Vậy, xoay lại tìm ý nghĩ lăng xăng, thì ý nghĩ lăng xăng lặng, đó là phương pháp tu để được an tâm, để được định. Đây là phản quang tự kỷ, xoay lại soi sáng tâm mình, Tổ dạy tu một cách đơn giản, rõ ràng và thực tế, không phải chuyện xa vời không thực hiện được.
Về sau, Tổ Huệ Khả cũng dạy cho ngài Tăng Xán như thế. Một hôm có một cư sĩ đến đảnh lễ Tổ, thưa:
- Đệ tử mang bệnh ghẻ lở đầy mình, xin thầy từ bi vì đệ tử sám tội.
Tổ bảo:
- Đem tội ra, ta sẽ vì ngươi sám hối.
Cư sĩ đứng sững giây lâu, thưa:
- Đệ tử tìm tội không được.
- Ta vì ngươi sám hối rồi.
Sám hối cũng là lối phản quang tự kỷ. Ở trước thì phản quang tìm tâm (vọng tưởng), bây giờ thì phản quang tìm tội.
Về sau nữa, Tổ Tăng Xán cũng dạy cho Sa di Đạo Tín như thế. Sa di Đạo Tín đến đảnh lễ Tổ, thưa:
- Xin Hòa thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát.
Tổ hỏi:
- Ai trói buộc ngươi?
- Không ai trói buộc.
- Không ai trói buộc đâu cần cầu giải thoát?
Đạo Tín nghe liền đại ngộ.
Các Ngài ngộ đạo đều xoay lại mình tìm coi vọng niệm có thật không, nghiệp tội có thật không, sự trói buộc có thật không? Thấy tất cả đều là ảo tưởng không có thật. Thấy nó không thật là ngộ được lý Thiền. Đó là lối phản quang tự kỷ.
Từ đời Tống trở về trước, Thiền tông chưa có pháp tu khán thoại đầu. Từ đời Tống trở vềsau, các Thiền sư Trung Hoa trong tông Lâm Tế thấy đa số Tăng Ni đều thông hiểu lý Thiền, nhưng không chịu tu mà chỉ nói suông, nên các Ngài dạy khán thoại đầu, không cho tìm hiểu nghĩa lý để nói suông nữa.
Khán thoại đầu là pháp tu mà hành giả dồn hết tâm lực khán câu thoại đầu do vị thầy hướng dẫn đưa ra cho tới khi ngộ. Trong thời gian này không học kinh luận, ngoại trừ những buổi khai thị của vị thầy. Hiện giờ, đa số Tăng Ni và Phật tử chưa thấu suốt lý Thiền, nên chúng tôi không hướng dẫn khán thoại đầu mà phải giảng dạy cho hiểu lý Thiền, hiểu rồi mới biết đường lối tu. Đó là tùy thời tùy cảnh mà dùng phương tiện cho hợp với căn cơ của người đương thời để tu cho có kết quả tốt.
C- Kết luận
Tu thiền là một pháp tu thực tế phù hợp với tinh thần khoa học hiện đại. Tâm chúng takhởi vọng tưởng phiền não, chúng ta khéo quán thì vọng tưởng lặng, hết phiền não, tâm an định. Tu tới đâu có kết quả lợi ích tới đó, rất cụ thể, không xa vời. Vọng tưởng phiền não là cái không thật hư ảo, nơi mình sẵn có Phật tánh là cái chân thật bị vọng tưởngphiền não che khuất, bây giờ bỏ hết vọng tưởng thì Phật tánh hiện ra. Đó là những vấn đề chủ yếu của việc tu thiền./.
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
1- Thiền ngoại đạo là những pháp nào?
2- Thiền của đạo Phật có mấy thứ?
3- Thiền của đạo Phật trọng tâm phát huy cái gì?
4- Tu thiền được lợi ích gì?
Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000
Phần II - Bài 3
Giới thiệu học thuyết phân kỳ
về hệ thống phán giáo
Khải Thiên
Nội dung của bài này sẽ giới thiệu khái quát về học thuyết Phân kỳ và hệ thống Phán giáo. Đây là cách thức tiếp cận hệ thống giáo lý Phật giáo rất quan trọng, giúp học viên nắm rõ tiêu chí cơ sở của các bộ kinh thuộc Nam tạng và Bắc tạng. Bài này sẽ là bước mở đầu để học viên đi vào nội dung cơ bản của một số tông phái của đạo Phật tiếp theo.
A- Dẫn nhập
Học thuyết Phân kỳ và hệ thống Phán giáo (của Phật học Trung Hoa) có thể nói là một phương pháp tiếp cận lịch sử-tư tưởng có hệ thống và rất bao quát. Các giai đoạn trong lịch sử Phân kỳ và Phán giáo, ở đó phần lớn các tư tưởng đã được hệ thống hóa hoàn chỉnh. Một cách tương đối, nó giúp chúng ta nắm bắt và xác định các học thuyết cơ bản của các giai đoạn đáng chú ý trong tiến trình lịch sử-tư tưởng triết học Phật giáo. Vì lẽ đó, ngày nay khi nghiên cứu Phật học, phần lớn đều dựa vào phương pháp tiếp cận này.
B- Nội dung
I.- Học thuyết phân kỳ - Lịch sử tư tưởng
Một trong những học thuyết Phân kỳ nổi tiếng được các nhà Phật học chuyên môn, đặc biệt là về tánh Không luận như T.R.V. Murti, Ed. Conze, J. May... đánh giá rất cao, đó là học thuyết của Stcherbatsky, một nhà luận lý học Phật giáo (1).
Trong những trang đầu của tác phẩm «Logic học Phật giáo«, cũng như trong quyển «The Conception of Buddhist Nirvana« (Khái niệm về Niết bàn Phật giáo), ông đã có những nhận định chính xác và toàn diện về bối cảnh lịch sử-tư tưởng của Phật giáo tại Ấn Độ. Và theo Stcherbatsky, lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ có thể được chia thành 3 thời kỳ chính cộâng với một số tư tưởng trung tâm của mỗi thời kỳ. Các giai đoạn của lịch sử được bắt đầu và kết thúc trong vòng 1.500 năm, kể từ 500 năm trước Tây lịch. Và mỗi 500 năm là một thời kỳ, gồm có: sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ.
1- Thời kỳ thứ nhất (500 năm tr.TL)
Sơ kỳ - Thời kỳ này, triết học Phật giáo được gọi chung là «đa nguyên luận« - phủ định về Ngã thể. Ở đây, khi nói đến từ Đa nguyên luận là nhằm chỉ đến cách thức phân tích các «pháp« hiện hữu trên cơ sở của 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới. Và cũng trên cơ sở của các uẩn, xứ, giới này, Phật giáo hoàn toàn phủ nhận về Ngã thể bất biến - (Unreality of the Ego).
2- Thời kỳ thứ hai (500 năm sau TL)
Trung kỳ - Thời kỳ này, triết học Phật giáo được gọi chung là «Nhất nguyên luận« - phủ định về pháp - pháp vô ngã (Unreality of the Elements of existence). Triết gia xuất sắc trong thời kỳ này là Luận sư Long Thọ, người xiển dương về tánh Không luận - tất cả pháp vốn không có tự tính.
3- Thời kỳ thứ ba (500 năm kế tiếp)
Hậu kỳ - Thời kỳ của «Quan niệm luận«, do hai Luận sư Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) xiển dương triết học Duy thức - tất cả pháp đều được xem như là sự biểu hiện của tâm thức, chúng không có tự ngã, và do đó, sự hiện hữu của chúng là không thực (Unreality of the External world).
Bảng 1 (Học thuyết phân kỳ)
Sơ kỳ (500 năm tr.TL)
Dòng triết học: Đa nguyên thực tại luận
«Nhân Không«: Phủ định Ngã thể (Ego)Trung kỳ (500 năm s.TL)
Dòng triết học: Nhất nguyên luận
«Pháp không«: Phủ định Ngã tính của các pháp
Triết gia đầu tiên - Long Thọ - Tánh Không luậnHậu kỳ (500 năm tiếp theo)
Dòng triết học: Duy thức
Triết gia xuất sắc: Vô Trước và Thế Thân
Chủ trương: Tam giới Duy thức (Tất cả pháp đều là sự biến hiện của Tàng thức Alaya)
Trên cơ sở này, chúng ta thấy được bối cảnh phân kỳ tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ khá rõ ràng. Tuy nhiên, giữa thời kỳ thứ hai (trung kỳ) và thứ ba (hậu kỳ) còn có những mốc lịch sử tư tưởng quan trọng, do đó Stcherbatsky tiếp tục phân chia thêm một bảng phân kỳ dành cho sự phát triển của tư tưởng Đại thừa Phật giáo.
Bảng 2
Thế kỷ I - Hưng khởi của Đại thừa
Dòng triết học: A lại da và chân như Duyên khởi của Mã MinhThế kỷ II
Dòng triết học: Tánh Không, Duyên khởi luận do Long Thọ và Đề Bà(còn gọi Thánh Thiên) thành lậpThế kỷ III & IV
Một khoảng trốngThế kỷ V
Dòng triết học: Duy thức luận (Vijnànavàda) của Vô Trước và Thế ThânThế kỷ VI
Sự phân hóa giữa phái Duy thức và tánh Không - An Huệ (Sthiramati) và Trần Na (Dingnàga) đại diện cho phái Duy thức; Phật Hộ (Buddhapalita) và Thanh Biện (Bhàvaviveka) đại diện cho phái Không luậnThế kỷ VII
Hệ thống Trung quán do Nguyệt Xứng (Candrakirti) xiển dương và hoàn thành.
Bảng phân kỳ (số 2) trên, theo học giả J.Takakusu, trong «The Essentials of Buddhism Philosophy« (2), khoảng trống của thế kỷ thứ III và thứ IV, có thể điền vào bằng Kiên Huệ(Saramati) và Di Lạc (Maitreya). Di Lạc là thầy trực tiếp hoặc gián tiếp dạy Duy thức cho Vô Trước. Tuy nhiên, có lẽ do Di Lạc được truyền tụng bởi quá nhiều huyền thoại - có thuyết nói Ngài là vị Bồ tát trên cung trời Đâu Suất, xuống trần gian dạy Duy thức cho Vô Trước... - nên về mặt lịch sử, Stcherbatsky đã không đề cập đến.Từ các hệ thống phân kỳ lịch sử trên, giáo sư Takakusu đề xuất thêm một bảng phân kỳ mới, khác hơn, bao gồm 4 thời kỳ: Thực tại luận, Hư vô luận, Quan niệm luận và Phủ định luận.
Bảng 3
1- Thực tại luận: Thuộc Tiểu thừa hữu tông, đại biểu: thuyết Nhất thiết hữu bộ, xác định tất cả pháp đều có. Phủ định về ngã tính (Nhân không - Pudgala Sùnyata). Kết luận: Đây là thuyết về Hữu (Ens).
2- Hư vô luận: Thuộc Tiểu thừa không tông, chủ trương «Nhất thiết pháp không« - phủ định thực tính của tâm và vật. Kết luận: Đây là thuyết về Không (non-ens). Harivarman (Ha Lê Bạt Man) (kh. 250-350 tr.TL). Ở đây, Hư vô luận đối lập với Thực tại luận.
3- Quan niệm luận: Thuộc Đại thừa bán giáo, chủ trương Duy thức luận, phủ định thực tính của tất cả pháp, chỉ có sự biểu hiện của thức. Kết luận: Đây là giáo lý về Hữu (Ens) và phi hữu (non-ens).
4- Phủ định luận: Thuộc Đại thừa không luận, chủ trương Trung quán luận (Madhyamika), cho rằng thực tại có thể nhận thức bằng phủ định tổng hợp (synthetic negation) - phủ định cái phủ định. Đại biểu là Long Thọ, giáo thuyết cơ bản là «Bát bất Trung đạo«. Kết luận: Đây là giáo lývề phi hữu - phi phi hữu.
Trong bảng (số 3) phân kỳ này, mục đích của Giáo sư Takakusu là đưa Không luận của Harivarman (3) lên trên Long Thọ.
Trên đây là một số nét cơ bản của sự phân kỳ trong tiến trình phát triển của lịch sử-tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Như thế, trong suốt 1.500 năm này là thời kỳ phát triển hưng thịnh của Phật giáo Ấn Độ. Và từ đó, kéo dài cho đến thế kỷ thứ XI TL thì Phật giáo Ấn Độ rơi vào suy vong. Có điều, chúng ta nên nhớ rằng, trước khi Phật giáo Ấn Độ đi vàothời kỳ suy vong, thì mọi sự phát triển của nó đã được truyền sang các nước (theo hai hướng Nam truyền và Bắc truyền) khác. Và tất nhiên, trong sự truyền thừa đó, có cả những phát triển khác biệt mà nó được nảy sinh từ Ấn Độ. Trong trường hợp này, có thể nói tại Trung Hoa là nơi có những bước phát triển mới làm cho nền Phật học trở nên hoàn thiện, đặc biệt là quá trình hệ thống hóa các tư tưởng dị đồng được du nhập từ Phật giáo Ấn Độ. Điều này được trình bày cụ thể trong hệ thống phán giáo của Phật họcTrung Hoa.
II.- Hệ thống phán giáo Phật học Trung hoa
Phán giáo cũng có nội dung và tính chất như phân kỳ, nhưng phần lớn nó được tập trung vào hệ thống giáo lý, kinh điển. Nếu, nói một cách chính xác thì lịch sử phán giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thời đại của ngài Giới Hiền và Trí Quang, hai vị Luận sư này đều phân chia giáo lý Phật giáo theo ba thời giáo khác nhau, như được tìm thấy trong Pháp tướng tông (của ngài Giới Hiền) và Tam luận tông (của ngài Trí Quang) (4). Tuy nhiên, khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, thì phần lớn đều được hình thành qua hình thức tông phái, và trên cơ sở của mỗi tông phái mà hệ thống phán giáo được tổ chức khác nhau, theo hình thức khởi nguyên từ Ấn Độ.
Hệ thống phán giáo Phật học Trung Hoa, như đã đề cập, bắt đầu từ thời đại Nam Bắc triều (5) (cũng gọi là thời đại Lục triều), các nhà Phật học đã tổ chức hệ thống phán giáokhởi đầu, thông qua việc nghiên cứu kinh Niết Bàn mà ngài Đạo Sinh đề xuất học thuyết«đốn ngộ thành Phật«, và ngài Tuệ Quán đề xuất học thuyết «đốn tiệm bất địch«, và học thuyết của Tuệ Quán được xem là một trong những sự khởi xướng hệ thống Phán giáođầu tiên của nền Phật học Trung Hoa mà đời sau gọi là «Nam tam - Bắc thất« (ba hệ thống phán giáo ở phương Nam và bảy hệ ở phương Bắc).
A/- Ba hệ thống phán giáo ở Giang Nam
a)- Hệ thống một (do Pháp sư Hổ Khưu Sơn Cập lập thành) - có ba pháp luân:
1- Đốn giáo: Kinh Hoa Nghiêm
2- Tiệm giáo:
Hữu tướng giáo: (11 năm thuyết giáo của Phật sau thời Hoa Nghiêm)
Vô tướng giáo: (12 năm sau cho đến thời Pháp Hoa)
Thường trụ giáo: (thời Niết bàn)
3- Bất định giáo: Các kinh điển ngoài đốn, tiệm như luật, kinh Thắng Man, Giải Thâm Mật...
b)- Hệ thống hai (do Pháp sư Tăng Ai lập thành) - có ba pháp luân:
1- Đốn giáo: (như hệ thống một)
2- Tiệm giáo:
Hữu tướng giáo: (như hệ thống một)
Vô tướng giáo: (12 năm sau Phương Đẳng và Bát Nhã)
Đồng qui giáo: (thời Pháp Hoa)
Thường trụ giáo: (thời Niết bàn)3- Bất định giáo: (như hệ thống một)
c)- Hệ thống ba (do Tăng Nhu, Huệ Thứ, Huệ Quán lập thành) - có ba pháp luân:
1- Đốn giáo: (như hệ thống một)
2- Tiệm giáo:
Hữu tướng giáo: (như hệ thống một)
Vô tướng giáo: (Bát Nhã)
Ức dương giáo: (Phương Đẳng)
Đồng qui giáo: (như hệ thống một)
Thường trụ giáo: (như hệ thống một)3- Bất định giáo: (như hệ thống một)
B/- Bảy hệ thống phán giáo ở Giang Bắc
a)- Hệ thống một (Hoặc Sư lập) - có năm pháp luân:
1- Nhân thiên giáo: (Đề-vị-bà-lợi)
2- Vô tướng giáo: (Tịnh độ)
3- Đốn giáo: (Hoa Nghiêm)
4- Tiệm giáo: (Phương Đẳng)
5- Bất định giáo: (như trước)
b)- Hệ thống hai (Bồ Đề Lưu Chi lập) - có hai pháp luân:
1- Tiên giáo bán tự: (12 năm trước - Tiểu thừa giáo)
2- Hậu giáo mãn tự: (12 năm sau - Đại thừa giáo)
Bán tự và mãn tự - dụ cho trẻ con khi mới học thì trước hết dạy nửa chữ (tiên giáo bán tự), rồi sau đó mới dạy tiếp nguyên chữ (hậu giáo mãn tự).
c)- Hệ thống ba (Quang Thống lập)
Hệ thống này do ngài Giác Hiền, Huệ Quang đề xuất, có 4 tông:
1- Nhân duyên tông: (thuộc Tiểu thừa - Hữu bộ, chủ thuyết Tứ nhân lục duyên)
2- Giả danh tông: (thuộc Thành Thật tông, chủ thuyết Thành Thật luận: giảng về Tam giả - Nhân thành giả, Tương tục giả, Tương đãi giả)
3- Cuống tướng tông: (học thuyết Tam luận - Nhất thiết pháp không - Tính không luận)
4- Thường tông: (giáo lý Hoa Nghiêm và Niết bàn)
d)- Hệ thống bốn (Hoặc Sư lập) - có năm tông:
1- Nhân duyên tông: (A Tỳ Đàm)
2- Giả danh tông: (Thành Thật)
3- Cuống tướng tông: (Tam luận)
4- Thường trụ tông: (Niết bàn)
5- Pháp giới tông: (Hoa Nghiêm)
e)- Hệ thống năm (Pháp Sư ở Kỳ Xà) - có sáu tông:
1- Nhân duyên tông: (A Tỳ Đàm)
2- Giả danh tông: (Thành Thật)
3- Cuống tướng tông: (Tam luận)
4- Thường trụ tông: (Hoa Nghiêm - Niết bàn)
5- Chân tông: (Pháp Hoa)
6- Viên tông: (Đại Tập)
f)- Hệ thống sáu (Hoặc Sư lập) - có hai tông:
1- Hữu tướng Đại thừa
2- Vô tướng Đại thừa
g)- Hệ thống bảy (Hoặc Sư lập) - có một tông:
Nhất âm giáo: (Phật dùng một âm thanh thuyết pháp, chúng sanh tùy theo đó mà hiểu biết về giáo pháp khác nhau).
Trên đây là phần trình bày đại cương về «Nam tam - Bắc thất« - sự khái lược hóa về các hệ thống phán giáo Phật học Trung Hoa.
C/- Hệ thống phán giáo của các tông phái Đại thừa
Khi các tông phái Đại thừa Phật giáo hình thành tại Trung Hoa, thì mỗi tông phái lại tổ chức hệ thống phán giáo đặc thù theo tư tưởng của từng tông phái. Theo truyền thốnglịch sử Phật giáo Trung Hoa, các tông phái chính có hệ thống phán giáo được thành lậpnhư sau:
1- Pháp tướng tông
Tông phái này y cứ trên cơ sở của kinh Giải Thâm Mật rồi đem giáo pháp của Phật chia làm ba pháp luân (ba lần chuyển pháp luân của Phật).
a)- Pháp luân I: Phật nói về Hữu (Hữu giáo)
b)- Pháp luân II: Phật nói về Vô (Không giáo)
c)- Pháp luân III: Phật nói về Trung đạo (Trung giáo)
- Hữu giáo là giáo lý thời Nguyên thủy và Bộ phái
- Không giáo là giáo lý tiền Đại thừa và Đại thừa
- Trung giáo là giáo lý Đại thừa và hậu Đại thừa
* Pháp luân I: Giáo lý cơ bản là 4 thánh đế và 12 nhân duyên
* Pháp luân II: Giáo lý cơ bản là «Nhất thiết pháp không«
* Pháp luân III: Giáo lý cơ bản là «Trung đạo đế«
Hai pháp luân đầu, Phật nói về pháp phương tiện và bất liễu nghĩa (khế lý, khế cơ). Pháp luân thứ ba, Phật nói về pháp liễu nghĩa - chân thật tối thượng - Chủ đề cơ bản là Trung đạo: - 3 tự tính và 3 vô tính (tam tính và tam vô tính).
Về kinh điển, người đời sau đối chiếu như vầy:
* Pháp luân I: Gồm 4 bộ A Hàm ~ 4 bộ Nikàya
* Pháp luân II: Gồm kinh Bát Nhã (không tông)
* Pháp luân III: Gồm kinh Giải Thâm Mật, Hoa Nghiêm...
2- Tam luận tông
Tông phái này phân chia giáo pháp của Phật làm hai tạng và ba pháp luân:
- Hai tạng (Tùng pháp giảng): Thinh Văn tạng , Bồ Tát tạng
- Ba pháp luân (Tùng nhân giảng): Pháp luân gốc, Pháp luân ngọn, Pháp luân ngọn về gốc
- Thinh Văn tạng: gồm các kinh A Hàm và Nikàya
- Bồ Tát tạng: gồm các kinh Đại thừa
* Pháp luân gốc: Phật nói kinh Hoa Nghiêm
* Pháp luân ngọn: Phật nói kinh A Hàm đến Phương Đẳng
* Pháp luân ngọn về gốc: Phật nói kinh Pháp Hoa
Hệ thống Phán giáo này do Cát Tạng đề xuất.
3- Thiên thai tông
Tông phái này chia giáo pháp của Phật thành ngũ thời, bát giáo.
Ngũ thời: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng (Duy Ma, Lăng Già...), Bát Nhã, Pháp Hoa- Niết Bàn. Năm thời tương ứng với năm vị (của kinh Niết Bàn): Sữa tươi (ngưu nhũ), Váng sữa (lạc), Váng bơ (sinh tô), Bơ kết (thục tô), Bơ lỏng (đề hồ). Đề hồ là tối thượngtrong 5 vị, và kinh Pháp Hoa, Niết Bàn được ví như đề hồ - tối thượng trong các kinh.
Bát giáo:
- 4 hóa nghi (Hóa nghi tứ giáo) [4 phương pháp giáo hóa]
1- Đốn
2- Tiệm
3- Bí mật
4- Bất định- 4 hóa pháp (Hóa pháp tứ giáo) [4 nội dung giáo lý cơ bản]
1- Tạng giáo
2- Thông giáo
3- Biệt giáo
4- Viên giáo
Tứ giáo:
- Tạng giáo: hệ thống kinh điển A Hàm và Nikàya
- Thông giáo: hệ thống kinh điển xuyên thông cả Tam thừa
- Biệt giáo: giáo lý đặc biệt dành cho đối tượng đặc biệt, như hàng Bôì tát, (Lục độ, Nhị đế v.v...)
- Viên giáo: giáo lý viên dung - nhất thừa, chỉ cho kinh Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Pháp Hoa
Tứ nghi:
- Đốn giáo: giáo lý đốn ngộ, dành cho hàng trí giả - Đại thừa
- Tiệm giáo: giáo lý được giảng tùy theo trình độ, căn cơ (các kinh A Hàm, Phương Đẳng)
- Bí mật: giáo lý đặc thù dành cho đối tượng đặc thù (không phải ai cũng được nghe và hiểu được)
- Bất định: cùng một giáo lý, cùng một pháp hội nhưng chỗ này là đốn giáo, chỗ kia là tiệm giáo - tùy theo trình độ mà nói.
Ở đây, có một vấn đề. Tương truyền, ngũ thời bát giáo là do ngài Trí Khải (6), đệ tử của Huệ Tư, sáng lập. Nhưng học giả Sekiguchi Shindai trong bài viết «Khởi nguyên ngũ thờibát giáo« (Goji hakkyo kyohanron no kigen) (xem Taisho daigaku kiyo, tr.1-15 (1975)) cho rằng chính Trạm Nhiên (711-782) là người hệ thống hóa phán giáo này (?).
4- Hoa nghiêm tông
Tông phái này do sư Đỗ Thuận, Trí Nghiễm và Pháp Tạng thành lập. Giáo pháp được chia thành 5 giáo, 10 tông.
* Năm giáo:
1- Tiểu thừa giáo: giáo lý cho hàng Thanh văn, như A Hàm, A Tỳ Đàmluận, Thành Thật luận; 2- Đại thừa sơ giáo: giáo lý cho hàng Đại thừa, như Trung Quán luận, Du Già Sư Địa luận...; 3- Đại thừa chung giáo: giáo lý cho hàng Đại thừa cao cấp, như kinh Lăng Già, Thắng Man...; 4- Đại thừa đốn giáo: giáo lý cho hàng Đại thừa ưu tú, như Thiền tông...; 5- Nhất thừa viên giáo: giáo lý viên dung, tối thượng, như kinh Hoa Nghiêm...,
Nhất thừa viên giáo có hai loại:
a)- Nhất thừa đồng giáo: tương ứng với Tam thừa (kinh Pháp Hoa)
b)- Nhất thừa biệt giáo: khác với Tam thừa (kinh Hoa Nghiêm)
* Mười tông: (10 học thuyết cơ bản của Phật giáo Bộ phái và Đại thừa)
Sáu học thuyết của Phật giáo Bộ phái:
1- Tông Ngã pháp đều có: thuộc giáo lý của Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền vị bộ, Chính lượng bộ, Mật lâm sơn bộ, Kê dân bộ trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái.
2- Tông Ngã không pháp có: thuộc giáo lý của Nhất thiết hữu bộ, Tuyết sơn bộ, Ẩn quang bộ, Kinh lượng bộ.
3- Tông Pháp không khứ lai: thuộc quan niệm «Hiện tại hữu thể, quá vị vô thể« của Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Đại chúng bộ, Đa văn bộ, Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ, Bắc sơn trụ bộ.
4- Tông Hiện thông giả thật: thuộc quan niệm «Chân giả tịnh hữu« của Thuyết giả bộ.
5- Tông tục vọng chân thật: Quan niệm của thuyết Xuất thế bộ.
6- Tông chư pháp giả danh: Quan niệm «Tam thế chư pháp giả danh vô thể« của Nhất thuyết bộ.
Bốn học thuyết của Đại thừa:
7- Tông «Nhất thiết pháp không«: thuộc Đại thừa thỉ giáo.
8- Tông «Chư pháp thực tướng«: thuộc Đại thừa chung giáo.
9- Tông «Tướng và Tưởng đều không«: thuộc Đại thừa đốn giáo.
10- Tông «Như thị - viên mãn«: thuộc Nhất thừa viên giáo (7).
Trên đây là các tông phái có hệ thống phán giáo cụ thể. Còn Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông (Chân ngôn tông) thì hệ thống phán giáo không cụ thể và cũng khá đa diện. Tuy nhiên, với ba tông này, chủ yếu là đi vào tu tập thực tiễn. Do đó, nếu lập phán giáo thì phải lập theo một thể cách đặc thù của nó.
Riêng về phần phán giáo như vừa trình bày trên đây, chúng ta thấy lộ rõ một điều ở các hệ thống phán giáo, đó là sự tương quan thống thiết giữa nhận thức của con người và chân lý thực tại. Bởi lẽ, nhận thức của con người thì bất khả thuyết - có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu nhận thức khác nhau. Ở đây, sẽ không bao giờ có bất kỳ một khuôn mẫu tư duy nào có thể dùng cho mọi người; cũng như, tất cả mọi người đều mang giày, nhưng không thể có một đôi giày nào khả dĩ được dùng cho tất cả mọi người. Vả lại, chân lýthực tại cũng chỉ có Một, Đông phương hay Tây phương, đều chỉ có Một và chỉ Một mà thôi. Vì lẽ đó, vấn đề được đặt ra ở đây là: chân lý luôn luôn, lúc nào, và ở đâu, cũng bình đẳng trước mọi người; và, làm thế nào để mọi người có thể trực nhận được chân lý? Đây là lý do tại sao Phật tử Trung Hoa đề xuất và tổ chức các hệ thống phán giáo. Nó xuất hiện như là sự nối kết các nhịp cầu phương tiện để giúp người sang sông. Từ đó, ba thừa phân đốn, tiệm, quyền, thật tất cả đều viên dung. Đây là phương tiện thiện xảo để mỗi người với căn tánh và trình độ khác nhau đều có thể tu tập Phật giáo. Có thể tóm tắtý nghĩa trên qua phát biểu của Long Thọ như sau: «Nếu không nương tục đế, thì không thể đạt đến chân lý. Nếu không đạt đến chân lý, thì không thể hiểu được Phật pháp« (8)./.
Ghi chú: Học viên đọc thêm cuốn«Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo« của tác giảThích Tâm Thiện (phần Lược sử các bộ phái Phật giáo); cuốn «Lịch sử tư tưởng và triết học tánh Không« của tác giả Thích Tâm Thiện (phần Học thuyết Phân kỳ và hệ thốngPhán giáo); «Tâm lý học Phật giáo« của tác giả Thích Tâm Thiện (phần Đại cương triết học Duy thức)./.
* Chú thích:
(1) T.H.Stcherbatsky sinh ngày 19-9-1855 ở Keltse, Ba Lan (bấy giờ thuộc Nga), trong một gia đình công chức khá giả. Tại Đại học Saint Petersburg, năm 1885, ông học các ngôn ngữ Ấn-Âu dưới sự hướng dẫn của GS Minayeff và S.Oldenberg. Năm 1888, ông đến Viene (Áo) để học Sanskrit. Từ 1893-1900, ông tập trung nghiên cứu Phật học. Ông có nhiều tác phẩm: «The Theory of knowledge and logic in the doctrine of later Buddhism« xuất bản năm 1903 bằng tiếng Nga; «Buddhist Logic« 2 tập, tác phẩm này được Thủ tướng Nehru (Ấn Độ) đánh giá cao như một tác phẩm về logic học xuất sắc nhất được xuất bản trong vòng hai thế kỷ. Ông là Giáo sư viện sĩ Hàn lâm viện Nga, thông thạo 6 thứ tiếng châu Âu và tiếng Sanskrit, tiếng Tây Tạng. Những công trình của ông là sự cống hiến vĩ đại cho nền Phật học Ấn Độ và châu Âu.
(2) Xem bản dịch «Các tông phái của đạo Phật« của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973, tr.192-193.
(3) Harlvarman, tác giả bộ «Thành Thật luận« (Satyasiddhi-sastra, 16 quyển). Ông là người thuộc Kinh Lượng bộ, sinh ở vùng Trung Êẽn, trong một gia đình Bà la môn. Trong «Thành Thật luận« (gồm 202 phẩm), ở phẩm «Diệt Pháp Tâm«, Harlvarman nói rõ về quan điểm «Nhân-pháp đều là không«. Quan điểm này có lẽ là được kế thừa từ học thuyết «Quá, vị về thể hiện tại hữu thể« của Kinh Lượng bộ (Sautràntika).
(4) Trí Quang (Jnànaprabha), đệ tử của Thanh Biện theo dòng triết «Thật tướng luận« của Long Thọ tại chùa Nalanda. Ngài là bậc tinh thông Tam tạng của Đại thừa và Tiểu thừa, nên tổng hợp lại giáo lý và lần đầu tiên lập ra hệ thống Phán giáo gồm 3 hạng: a- «Tâm cảnh câu hữu giáo«, b- «Tâm hữu cảnh không giáo«, c- Tâm cảnh câu khônggiới«. Theo đó, Tiểu thừa Phật giáo thuộc «Tâm cảnh câu hữu giáo«; giáo nghĩa của Vô Trước và Thế Thân thuộc «Tâm hữu cảnh không giới«; và giáo nghĩa của Long Thọthuộc về «Tâm cảnh câu không giáo«.
Giới Hiền (Siladhadra), đệ tử của Hộ Pháp, nước Samatata, Trung Êẽn. Ngài học Duy thức với ngài Hộ Pháp tại Nalanda, khi Huyền Trang sang Êẽn vào niên hiệu Chính Quán, năm thứ 16, đời Đường (636 TL). Huyền Trang đã thọ giáo với ngài Giới Hiền tại Phật viện Nalanda, lúc đó, ngài Giới Hiền đã 106 tuổi. Vì ngài Giới Hiền là luận sư xiển dương Duy thức học, nên để đối ứng lại Phán giáo của ngài Trí Quang, Giới Hiền lập ra ba thời giáo khác, gồm: «Hữu giáo«, «Không giáo« và «Trung giáo«. Hữu giáo là giáo nghĩa của Tiểu thừa, Không giáo là giáo nghĩa của Long Thọ, và Trung giáo là giáo nghĩacủa Vô Trước và Thế Thân. Trung giáo là ngôi vị cao nhất trong ba thời giáo.
(5) Nhà Đông Tấn suy vong, các vương hầu kế tiếp nổi dậy, ở phương Nam có các triều Lương, Tề, Tống, Trần; ở phương Bắc, nhà Ngụy thống nhất Ngũ Hồ và lập thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, kế Đông Ngụy là Bắc Tề, kế Tây Ngụy là Bắc Chu; về sau, nhà Tùy thống nhất Nam Bắc, Nam triều ủng hộ Phật giáo, Bắc triều ủng hộ Đạo giáo. Cho đếnthời Võ đế-Bắc Chu và Thái Võ đế-Ngụy, Phật giáo rơi vào suy vong (xem Tôn giáo tỷ giảo - Thích Thánh Nghiêm).
(6) Trí Khải là tác giả của nhiều kinh sớ, và 3 tác phẩm: a- Ma ha chỉ quán - 209, Pháp Hoa huyền nghĩa - 109, và c- Pháp Hoa văn cú - 209, là 3 bộ chính yếu của Thiên thai tông.
- Nguồn gốc truyền thừa: Long Thọ-Bắc Tề Huệ Văn - Nam Nhạc Huệ Tư _ Thiên ThaiTrí Khải - Chương An quán đảnh - Tấn Văn Trí Oai - Tả Khê Huyền Lăng - Kinh Khê Trạm Nhiên - Hưng Đạo Đạo Thúy - Chí Hành Quảng Tu - Chỉ Định vật ngoại - Diệu thuyết Nguyên Tú - Cao Luận Thanh.
(7) Sự truyền thừa của Hoa Nghiêm tông như sau: Bồ tát Mã Minh - Long Thọ _ Đỗ Thuận - Trí Nghiễm - Pháp Tạng (Hiền Thủ) - Thanh Lương - Tông Mật...
Dưới tay Pháp Tạng có 6 đồ đệ ưu tú, gọi là Lục triết: Trí Quang, Tông Nhất, Huệ Uyển, Huệ Anh, Hoằng Quán và Văn Siêu.
(8) Tục đế (Samvrtti-satya) là chân lý của người còn vô minh, nó còn được gọi là chân lýcông ước, nó khác biệt với Chân đế (Paramàrtha-satya) - tức chân lý tuyệt đối - là cảnh giới hiện quán của chư Phật. Hai chân lý này, khi ứng dụng khéo léo, được gọi là «Nhị đế viên dung« - như qua bên kia bờ thì phải dùng thuyền, con thuyền là Tục đế (mang ý nghĩa phương tiện), và bờ bên kia là Chân đế (mang ý nghĩa cứu cánh).
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
1- Trình bày sơ lược học thuyết Phân kỳ tư tưởng Phật giáo theo quan điểm của T.H. Stcherbatsky.
2- Tóm tắt những điểm cơ bản trong tổ chức hệ thống Phán giáo của Phật học Trung Hoa.
Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét