Bài giảng 1 :
Infographic là gì
Infographic hay còn gọi là thiết kế đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật. Với thông tin dạng đồ họa, các nhà khoa học, nhà toán học, những người làm công tác thống kê có thể truyền đạt các ý tưởng, khái niệm một cách rõ ràng, hiệu quả và đầy đủ
Những năm gần đây, Infographic thật sự trở thành tâm điểm chú ý như một cách để truyền những ý tưởng và thông tin phức tạp. Chúng ta không thể cưỡng lại, khi thấy liên kết với một infographic, hầu hết chúng ta đều phải xem.
Nếu bạn quan tâm đến thiết kế infographic, hãy cùng chúng tôi khám phá các ví dụ được yêu thích sau đây và thảo luận cách tạo ta những đồ họa hấp dẫn và hiệu quả.
Tạo tâm điểm
Infographic thường xuyên bị biến thành những đồ họa và văn bản hỗn loạn. Là một designer, rất dễ để có một bố cục trên cả hữu ích. Một cách để nắm bắt xu hướng này là thiết kế hình ảnh trung tâm có liên kết chặt chẽ với Theme hoặc thông điệp.
Như bạn có thể thấy, trái bắp ở đây không chỉ là hình ảnh hấp dẫn duy nhất, nó còn hiện diện trên toàn không gian. Nó thu hút sự chú ý và giúp bạn dễ dàng hiểu được các thông tin liên quan. Một khi các đồ họa chính đã thu hút sự chú ý của bạn, bạn có thể chuyển sự chú ý của bạn vào phần thông tin xung quanh, đồ họa và text.
Bạn có thể đọc lướt qua?
Hãy nhớ rằng giống như bất kỳ thiết kế nào, infographic cần một mục tiêu cơ bản để hoàn thành. Thông thường, nhiệm vụ của một infographic là biến những thông tin phức tạp trở nên dễ hiểu hơn thông qua đồ họa. Vì vậy, mục tiêu của bạn là tạo một cái gì đó càng dễ hiểu càng tốt.
Không cần tất cả những thông tin chi tiết, nhưng dữ liệu tổng thể cần được hệ thống một cách dễ hiểu. Nếu bạn không giữ vững mục tiêu này, thiết kế dễ dàng mắc lỗi. Kết quả là một thiết kế với phần nội dung thô được cải tiến nhưng các dữ liệu trình bày không thật sự cách hấp dẫn và dễ hiểu.
Tôi không thể giúp nhưng tôi nghĩ rằng infographic này không quá khó để sắp xếp. Như khi thiết kế, bạn hãy nghĩ đến số lần lướt mắt qua một điểm dữ liệu.
Trong ví dụ trên, mắt của bạn gần như lướt qua mọi nơi để giải mã các grid ngang trên layout, màu sắc và mối liên hệ giữa chúng.
Đơn giản nhưng hiệu quả.
Sử dụng phép ẩn dụ
Một số infographic sắp xếp thông tin một cách nhàm chán, phức tạp và Infogtaphic dưới đây là một ví dụ về phép ẩn dụ tuyệt vời mà bạn có thể hiểu ngay lập tức.
Các nhà thiết kế đã được giao nhiệm vụ so sách sự phát triển kinh tế giữa 14 quốc gia. Biểu đồ cũ quá nhiều thông tin và chỉ làm cho những học sinh trung học nhàm chán. Tuy nhiên với phép ẩn dụ cho từng quốc gia, một học sinh tiểu học cũng có thể nắm bắt trên cấp độ cơ bản.
Một ví dụ khác bên dưới. Ở đây, dòng người nhập cư vào Hoa Kỳ được mô tả bằng một loạt biểu đồ thanh tạo nên lá cờ Mỹ. Những dữ liệu khối giúp dễ dàng đọc và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Tạo Slice
Đôi khi infographic không đơn thuần chỉ sử dụng những dữ liệu thô mà còn liên kết với thế giới thực trạng. Trong tình huống này, một chiến lược phổ biến là sử dụng đồ họa 3D để minh họa giống như một mẫu nghiên cứu tương tự thế giới thực như cách một nhà khoa học lấy mẫu cây.
Như bạn có thể thấy, kết quả của kỹ thuật này là một minh họa đặc biệt thú vị và dễ hiểu. Thường sẽ kèm một vài đoạn văn hoặc thậm chí là vài trang để giải thích một đồ họa hữu ích.
Dữ liệu có thể trông rất đẹp
Đôi khi infographic chỉ xử lý rất ít dữ liệu và đặt chúng lại với nhau để đọc nhanh hơn, đôi khi là một khối lượng lớn dữ liệu. Trong tình huống này, việc thực hiện không hề đơn giản, thậm chí rất khó để thu hút sự chú ý ở một khu vực.
Thay vào đó, các bức tranh lớn là trọng tâm: Chúng ta có thể hiểu được gì khi xem dữ liệu cùng một lúc? Trong những trường hợp này, designer thường trình bày những dữ liệu như một mảnh ghép nghệ thuật.
Nếu bạn dõi theo các liên kết và nhìn vào biểu đồ này, bạn sẽ thấy các thông tin trình bày rất đơn giản và dễ hiểu. Tuy vậy, infographic vẫn là nguồn tài nguyên tuyệt vời vì nó đã biến những thông tin thô ráp thành một cái gì đó theo một xu hướng nhất định.
Bar Graph
Người đã dạy tôi hầu hết những gì tôi biết đã nói với tôi rằng: “Ý tưởng đầu tiên của bạn có thể rất chung chung”. Trong thiết kế, ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn gần như giống với các designer khác, nó không phải lúc nào cũng xấu nhưng không mang lại sự độc đáo.
Trong infographic, concept thường là những Bar graph. Chắc chắn nó là công cụ thực sự hữu ích để trình bày dữ liệu một cách trực quan nhưng từ góc độ thiết kế, nó hơi chung chung và thiếu sự sáng tạo. Lần tới khi bắt đầu tạo một bar chart, hãy suy nghĩ cách tạo ra sự độc đáo riêng.
Infographic dưới đây là một ví dụ hoàn hảo. Ở đây, các nhà thiết kế đã sử dụng các ngăn xếp thẻ 3D để mô tả ý kiến của người Mỹ và các nước đồng minh. Càng nhiều thẻ nghĩa là càng nhiều ủng hộ. Chỉ là một bar graph nhưng nó trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Sử dụng bản sao
Bản sao là một trong những công cụ thiết kế cốt lõi và nên được sử dụng. Công cụ này đặc biệt hữu ích và thích hợp cho infographic khi một số điểm dữ liệu được hiển thị nhiều lần trong các ngữ cảnh khác nhau.
Dưới đây tôi đã thu nhỏ Envato Remote Staff Infographic cho thấy cách designer dùng bản sao như một Google Maps để đại diện cho đội ngũ nhân viên. Khi các biểu đồ liên quan đến địa điểm, đây là phép ẩn dụ hoàn hảo và việc sử dụng bản sao giúp chúng ta hiểu ngay lập tức mà không cần diễn giải.
Giới thiệu câu chuyện một cách trực quan
Đây là một cocept đơn giản đằng sau những con số. Mục tiêu của infographic là tạo nên những đồ họa dễ hiểu, và thiết kế của bạn có thể là một câu chuyện trực quan. Infographic sẽ trở nên trực quan hơn mà không dùng quá nhiều văn bản. Người dùng sẽ muốn đọc nó và hình ảnh của bạn nên đi kèm với thông tin có liên quan.
Trong infographic dưới đây, tôi đã nhận được một khối lượng lớn thông tin. Ngay lập tức, tôi biết cần thể hiện sự phát triển của điện thoại đi động qua những hình ảnh. Tôi xem những bức ảnh về điện thoại di động và tôi thấy sự thay đổi về trọng lượng và sự phát triển của điện thoại trong những năm qua.
Một khi bạn đã có thiết kế cho infographic, thử bỏ tất cả những văn bản và cho một số người chưa từng thấy trước đó xem thiết kế của bạn. Chúng có thể cho bạn thấy điều gì đã xảy ra. Bạn có thể làm gì cải thiện việc truyền tải thông tin thông qua những hình ảnh đó?
Cẩn thận khi dùng hình ảnh so sánh
Đây là thiết kế infographic design 101 tuyệt đẹp nhưng quan trọng là bạn cần suy nghĩ rất kỹ. Infographic không chỉ quan trọng trong việc đại diện cho các dữ liệu mà còn quan trọng khi so sánh dữ liệu.
Nghệ thuật Typographic cũng phổ biến nhưng không thật sự truyền tải tốt. Vì lý do này, các designer thường dùng các biểu đồ,graph, illustration hay cái gì đó có thể chuyển tải được nội dung cần thiết.
Như tôi đã đề cập ở trên, bạn cần cân nhắc bất cứ bar graph mà bạn sử dụng, ở đây tôi mở rộng ý tưởng này để trình bày những dữ liệu quan trọng. Công việc của bạn là cho ai đó thấy 14.2 nghìn tỷ cũng như 6.95 tỷ, làm thế nào để đạt được điều đó? Các công cụ và thủ thuật có thể giúp bạn chỉ trong một vài giây.
Thiết kế trực quan
Khi bạn nghĩ đến việc sử dụng một bar graph cũ, nó có thể hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng công việc tiếp theo của bạn là làm thể nào để nó trở nên dễ đọc hơn, thậm chí còn hơn thế nữa.
Chú ý việc sử dụng lá cờ nhỏ trên thanh biểu đồ sau đây. Bây giờ, tôi có thể tự đọc biểu đồ, tôi không cần đến số liệu những lá cờ nhỏ. Tuy nhiên, đây là cách để giải thích các dữ liệu một cách trực quan. Có thể không cần đến những thông tin này nhưng designer đã thêm vào để thông tin dễ đọc và chắc chắn hơn.
Kết luận
Bạn có thể thấy rằng rất nhiều mẹo ở trên chỉ chung một điểm: làm cho dữ liệu trở nên thân thiện với người dùng. Là những designer, chúng tôi thích đề cập đến khía cạnh “đẹp” trong thiết kế và nghệ thuật liên quan, nhưng cần thiết nhất là làm cho người sử dụng hài lòng.
Infogtraphics là một trong những đề tài về thiết kế đồ họa mà bạn sẽ phải trải qua. Chúng ta có thể sáng tạo với các phông chữ, màu sắc, thiết kế, phong cách và cách trình bày thông tin dễ hiểu hơn là những văn bản thuần túy.
Bài giảng 2 :
Infographic là gì?
Bạn đã từng xem qua những hình ảnh hay video có đầy đủ thông tin được tóm lược một cách ngắn gọn qua các biểu đồ, hình ảnh thay vì phải đọc hàng trang giấy để tìm hiểu về chúng. Nhưng bạn lại không biết đó là gì? Đó chính là infographic!
Infographic là gì?
Infographic là từ ghép của Information graphic.
Theo Wikipedia, “Information graphics or infographics are graphic visual representations of information, data or knowledge intended to present complex information quickly and clearly”. Tạm dịch là "Information graphics hoặc infographics là nghĩà là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng".
Điều này sẽ giúp cho người đọc có thể nắm bắt những ý chính của thông điệp một cách nhanh chóng, thay vì phải đọc một loạt những thông tin dài dòng. Những infographic thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng ngàn trang web, hay thiết kế, các thống kê phức tạp…thì chỉ cần xem một hình ảnh infographic là có thể nắm đủ thông tin chủ đề mà mình muốn xem.
Tại sao infographic lại ngày càng được ưa chuộng?
Điều làm infographic thu hút nhiều dân thiết kế, các thương hiệu chính là việc nó không giới hạn về phương thức trình bày. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video clip mà cũng có thể là dạng website kèm hiệu ứng.
Với người xem, infographic được yêu thích nhờ rất ít chữ nhưng lại đầy đủ nội dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt. Tuy nhiên, để có thể làm một infographic đạt được các tiêu chuẩn đẹp, đủ, dễ hiểu thì không hề đơn giản.
Để làm infographic, bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, phổ biến nhất là: bộ Adobe: Photoshop, Illustrator, After Effects, hoặc Inkscape, CorelDraw…. Ngoài ra còn có ứng dụng online như: Piktochart, Infogr.am. Vậy quy trình để tạo nên một Infographic như thế nào?
Bạn đã từng xem qua những hình ảnh hay video có đầy đủ thông tin được tóm lược một cách ngắn gọn qua các biểu đồ, hình ảnh thay vì phải đọc hàng trang giấy để tìm hiểu về chúng. Nhưng bạn lại không biết đó là gì? Đó chính là infographic!
Infographic là gì?
Infographic là từ ghép của Information graphic.
Theo Wikipedia, “Information graphics or infographics are graphic visual representations of information, data or knowledge intended to present complex information quickly and clearly”. Tạm dịch là "Information graphics hoặc infographics là nghĩà là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng".
Điều này sẽ giúp cho người đọc có thể nắm bắt những ý chính của thông điệp một cách nhanh chóng, thay vì phải đọc một loạt những thông tin dài dòng. Những infographic thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng ngàn trang web, hay thiết kế, các thống kê phức tạp…thì chỉ cần xem một hình ảnh infographic là có thể nắm đủ thông tin chủ đề mà mình muốn xem.
Tại sao infographic lại ngày càng được ưa chuộng?
Điều làm infographic thu hút nhiều dân thiết kế, các thương hiệu chính là việc nó không giới hạn về phương thức trình bày. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, video clip mà cũng có thể là dạng website kèm hiệu ứng.
Với người xem, infographic được yêu thích nhờ rất ít chữ nhưng lại đầy đủ nội dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt. Tuy nhiên, để có thể làm một infographic đạt được các tiêu chuẩn đẹp, đủ, dễ hiểu thì không hề đơn giản.
Để làm infographic, bạn có thể sử dụng nhiều phần mềm đồ họa khác nhau, phổ biến nhất là: bộ Adobe: Photoshop, Illustrator, After Effects, hoặc Inkscape, CorelDraw…. Ngoài ra còn có ứng dụng online như: Piktochart, Infogr.am. Vậy quy trình để tạo nên một Infographic như thế nào?
Quy trình tạo nên một Infographic
1. Xác định chủ đề infographic là gì?
Infographic có rất nhiều chủ đề, từ những điều rất khoa học, đến những chủ đề rất bình thường.
2. Lên ý tưởng
Việc lên ý tưởng này giúp bạn có thể dễ dàng chọn lọc được từ ngữ, số liệu cũng như hình ảnh phù hợp cho infographic. Ở bước này, bạn cũng có thể phác thảo sơ bộ bố cục trước. Nếu infographic dạng video clip hoặc website thì bạn phải chuẩn bị kịch bản để không bối rối khi làm.
Hãy chọn cách lên ý tưởng bằng giấy và bút để mọi việc nhanh, dễ dàng và dễ phát huy hơn!
1. Xác định chủ đề infographic là gì?
Infographic có rất nhiều chủ đề, từ những điều rất khoa học, đến những chủ đề rất bình thường.
Một infographic về xăng dầu
Infographic về phân tích thực phẩm ở nước Mỹ
Hay về chủ đề sức khỏe
Về chính trị
Hay thậm chí là bao cao su
2. Lên ý tưởng
Việc lên ý tưởng này giúp bạn có thể dễ dàng chọn lọc được từ ngữ, số liệu cũng như hình ảnh phù hợp cho infographic. Ở bước này, bạn cũng có thể phác thảo sơ bộ bố cục trước. Nếu infographic dạng video clip hoặc website thì bạn phải chuẩn bị kịch bản để không bối rối khi làm.
Hãy chọn cách lên ý tưởng bằng giấy và bút để mọi việc nhanh, dễ dàng và dễ phát huy hơn!
3. Thu thập tài liệu và chọn lọc thông tin
Sau khi xác định chủ đề, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo hoặc các nguồn khác nhau. Dựa trên ý tưởng, bố cục, bạn cần chọn những nguồn tài liệu, những từ ngữ và số liệu cần thiết. Và đừng quên bí kíp để có một Infographic thành công đó là “Less is more”. Vì nếu người xem muốn đọc chữ, họ đã chọn google và wiki thay vì infographic của bạn, họ chọn infographic của bạn vì những điều khác biệt cơ mà!
4. Thực hiện infographic
“Nguyên liệu” đã có gần như đầy đủ, bạn có thể bắt tay vào “chế biến” và kèm thêm những hình ảnh minh họa phù hợp. Được ưa chuộng hơn cả là hình ảnh dạng vector hoặc icon đơn sắc giúp người xem tập trung vào thông hơn. Với những con số cần thể hiện biểu đồ, hãy cân nhắc xem nên sử dụng loại nào thích hợp. Màu sắc sử dụng trong infographic rất quan trọng, tùy đối tượng người xem, chủ đề mà lựa chọn màu sắc cho phù hợp.
Còn trong trường hợp làm dạng video clip, ngoài hình ảnh, bố cục, chữ, thì âm thanh và hiệu ứng cũng quan trọng không kém. Đừng quá lạm dụng những hiệu ứng kĩ thuật, chỉ sử dụng nó để phụ trợ giúp người xem nắm bắt thông tin. Đối với dạng video clip có phần lồng tiếng giải thích, bạn cần quan tâm đến chất lượng giọng, nội dung và tốc độ đọc làm sao để có thể nhiều người hiểu bạn muốn nói gì nhất. Hãy thử xem 1 video cũ về social media năm 2011.
So với infographic dạng hình ảnh và video clip thì dạng wesbite chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Tuy nhiên, điểm mạnh của loại hình này chính là có thể tương tác được nhiều hơn, kết nối với các nguồn thông tin khác.
5. Quảng bá
Điểm đến cuối cùng của infographic chính là cộng đồng, bạn có thể chia sẻ lên MXH như Facebook, Twitter, Pinterest hoặc cộng đồng infographic như visual.ly, dailyinfographic…
Kết luận
Làm infographic cũng giống như chơi trò chơi xếp hình, nó đòi hỏi bạn sáng tạo và tư duy logic tốt. Nếu bạn là người thích sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục thì hãy thử qua một lần để thấy thật ra làm infographic không khó. Rõ ràng, infographic đang có một cộng đồng riêng cho mình nhờ những ưu điểm kể trên. Chúc bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét