Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017
Ý TRINH niệm Khổng Tước Minh Vương Tâm Chú
Nói về việc cỡi Chim Khổng Tước, thì theo bản thân tôi biết có 3 vị cỡi Chim Khổng Tước:
1.Đức A Di Đà Như Lai.
2.Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
3.Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
PHÁP LỰC
1.Chuẩn Đề Chơn Ngôn.
2.Bát Tự Văn Thù Chơn Ngôn.
3.Kim Sắc Khổng Tước Chơn Ngôn.
Maha Mayùrà Vidya Ràjnì (Khổng Tước Minh Vương)
Khổng Tước Minh Vương Chơn Ngôn
Om Mayùrà Krànte Svaha.
KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG CHÂN NGÔN
Hán văn: chỉnh lý Nhiên Đăng tạp chí biên tập bộ
Việt dịch: HUYỀN THANH
Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương là Thân Đẳng Lưu (Niṣyanda-kāya) của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), Thân Biến Hóa (Nirmāṇa-kāya) của Đức Phật A Di Đà (Amitābha), Thân Thọ Dụng (Saṃbhoga-kāya)của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi). Ngoài ra, Đức Phật A Di Đà tại Thế Giới Cực Lạc (Sukha-vatī) ở phương Tây đã biến hóa hiện ra mọi loại Anh Vũ, Khổng Tước (chim công), Ca Lăng Tần Già, chim Cộng Mệnh… Nhân đây Khổng Tước cũng là Đức Phật A Di Đà biến hóa hiện ra mà đến. Bởi thế Đại Khổng Tước Minh Vương là Thân Biến Hóa do Đức Phật A Di Đà biến hóa hiện ra, có đủ lực lượng của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có một đời từng trải qua là Khổng Tước Vương (vua chim công) nên Thân Thọ Dụng của bản thân Đức Phật Thích Ca là Khổng Tước Vương
_Căn cứ vào sự ghi chép của Khổng Tước Minh Vương Kinh: Khi Đức Phật trụ ở đời, có một vị Tỳ Kheo bị rắn độc cắn gây thương tích, chẳng thể vượt qua được nỗi khổ ấy. Sau khi A Nan (Ānanda) hướng về Đức Thích Tôn bẩm cáo thì Đức Thích Tôn mới rói ra một loại Đà La Ni có thể dùng để khu trừ Quỷ Mỵ, độc hại, bệnh ác… Đây tức nà Khổng Tước Minh Vương Chú.
Ngoài ra, trước đây rất lâu xa, núi Tuyết có một Kim Sắc Đại Khổng Tước Vương bình thời trì tụng Khổng Tước Minh Vương Tâm Chú rất siêng năng, nhân đây thường được an vui. Có một hôm, do tham ái dật lạc cùng với Chúng phần lớn là Khổng Tước Nữ đến vùng đất xa trong núi vui đùa mà quên trì tụng Chú ấy, kết quả bị người thợ săn trong núi bắt được. Ngay lúc Khổng Tước Vương bị cột trói thì nhất thời khôi phục lại Chính Niệm, trì tụng Chú ấy, sau đó được giải thoát nạn cột nhốt, được tự do.
Nhờ sự mở bày của Đức Thích Tôn mà người đời mới biết nguyên do của Đại Khổng Tước Minh Vương với Đà La Ni ấy.
_Hình tượng của Khổng Tước Minh Vương tại Đại Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng Đàn Tràng Nghi Quỹ ghi chép rất rõ ràng: “Ở chính giữa Nội Viện vẽ hoa sen tám cánh, ở trên đài hoa vẽ Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát, đầu hướng về phương Đông, màu trắng, mặc áo lụa trắng mỏng, đầu đội mão; Anh Lạc, khoen tai, cánh tay đeo vòng xuyến, các thứ trang nghiêm, cỡi trên Khổng Tước Vương (vua chim công) màu vàng ròng, ngồi Kiết Già trên hoa sen trắng, hoặc trên hoa sen xanh lục, trụ tướng Từ Bi có bốn cánh tay. Bên phải: tay thứ nhất cầm hoa sen nở, tay thứ hai cầm Câu Duyên Quả (Quả ấy có dạng tương tự Thủy Cô). Bên trái: tay thứ nhất cầm Cát Tường Quả (như hình Đào Lý), tay thứ hai cầm năm, ba cái lông đuôi chim công”.
Trong bốn loại vật cầm của Khổng Tước Minh Vương đều có tác dụng của vật ấy: Hoa sen là dụng của Tức Tai, Câu Duyên Quả là dụng của Kính Ái, Cát Tường Quả là dụng của Tăng Ích, lông đuôi chim công là dụng của Giáng Phục.
_Mật Giáo Thai Tạng Giới Man Trà La đem Tôn này an trí ở vị trí thứ sáu đầu phương Nam của Tô Tất Địa Viện, hình tượng hiện bày màu thịt, có hai cánh tay, tay phải cầm lông đuôi chim công, tay trái cầm hoa sen, ngồi trên hoa sen đỏ. Mật Hiệu là: Phật Mẫu Kim Cương (Buddha-māta-vajra), hoặc Hộ Thế Kim Cương (Lokapāla-vajra)
Chân Ngôn là: “Ông, ma ngọc lợi, cát lạp đế, thoa cáp”
OṂ_ MAYURIḤ KIRAṂTE SVĀHĀ
(Theo người dịch thì Chân Ngôn này là: OṂ_ MAYŪRA KRĀNTE SVĀHĀ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét