Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Ý Trinh tìm hiểu Phật giáo Căn Bản (phần 2)


PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác : HT Thích Tịnh Không

Việt dịch : Thích Tâm An



8. NĂM ĐẠI KHOA MỤC TU HỌC PHẬT PHÁP


1. Ba phước

Nói đến việc tu học của một người, Phật giáo chia thành năm giai đoạn. Mỗi một giai đoạn trong kinh luận nói rất phong phú. Nhắc đến quá trình tu học của một người, Phật dạy rất rõ. 


Nên bắt đầu từ đâu? 
Từ ba phước. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói điều đó. Đây là một đạo lý rất quan trọng, cùng với hệ tư tưởng của Nho gia không bàn mà hợp. Phật nói phước báo thứ nhất là thuộc phạm vi trời người, nói một cách khác chúng ta muốn làm Phật, Bồ tát trước tiên chúng ta phải nhận thức rõ về vị trí đó. 

Làm Phật, làm Bồ tát là trở thành một con người có hiểu biết. Vì chư Phật và chư vị Bồ tát đối với vũ trụ nhân sinh này có sự nhận thức rõ ràng. Vì vậy làm Phật, Bồ tát không phải là đi làm thần tiên, làm thần tiên là đã trở thành tôn giáo

Nếu một người hiểu rõ về chân tướng của vũ trụ nhân sinh thì người này được gọi là Phật, là Bồ tát. Phật là một người có hiểu biết giác ngộ viên mãn, Bồ tát tuy giác ngộ nhưng chưa đạt đến cứu cánh viên mãn. Trí tuệ chúng ta cùng với trí tuệ Phật tuy bình đẵng, song Phật, Bồ tát là người giác ngộ, chúng ta thì mê, phải có nhận thức chân chính như vậy mới không có sự ngộ nhận sai lầm về giáo nghĩa của Phật giáo. 

Do đó, chúng ta nên cầu làm Phật, làm Bồ tát, hy vọng trở thành một con người hiểu biết, không muốn làm người hồ đồ. Phàm phu là một người hồ đồ, Phật, Bồ tát là những người hiểu biết. Nói như thế mọi người có thể hiểu một cách dễ dàng. Như vậy, Phật dạy chúng ta nên thực hành từ đâu? Từ hiếu thuận, việc này tương tự như nhà Nho. Vì thế, phước báo thứ nhất là thuộc phạm vitrời và người, chúng ta phải làm tròn, làm tốt những điều kiện này mới có khả năng thành Phật. 

Trong phạm vi này, Phật nói có bốn điều, một là hiếu dưỡng với cha mẹ, hai là phụng sự sư trưởng, ba là từ bi không sát sinh, bốn là tu mười thiện nghiệp. Bốn điều này chính là căn bản, là cội gốc của người học Phật. 

Ý nghĩa của chữ hiếu có phạm vi rất lớn và sâu mầu, đặc biệt trong văn tự của Trung Quốc, vì ý nghĩa văn tự của Trung Quốc rất đặc thù mà bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều không có. Điều đó có thể cho chúng ta tự hào về tổ tiên cha ông của chúng ta. 

Có thể nói, họ rất có sự chiếu cố, quan tâm cho hậu thế. Trí tuệ và kinh nghiệm của họ muốn truyền đạt cho con cháu bằng công cụ gì? Chính là văn tự, qua văn tự chúng ta có thể cảm nhận được điều đó. 
Đây là một dụng cụ truyền đạt rất viên mãn mà tổ tiên chúng ta để lại cho chúng ta, mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới này đều không thể tìm thấy. 

Trong việc chế tác ra văn tự Trung Quốc, có sáu nguyên tắc được hình thành, còn được gọi là Lục thư. Trong sáu nguyên tắc đó có một nguyên tắc gọi là hội ý, như chữ hiếu chẳng hạn. Chúng ta xem chữ hiếu có ý nghĩa gì? Chữ hiếu bao gồm có hai bộ hợp lại mà thành. 

Trên là bộ lão, bên dưới là bộ tử, nghĩa là thế hệ trước và thế hệ sau là một thể, tinh thần của chữ hiếu được kiến tạo trên cơ sở này. Hiện tại , người ngoại quốc gọi là đại câu, đại câu nghĩa là không hiếu thuận, thế hệ trước và thế hệ sau không ăn khớp mà tách rời nhau. 

Thế hệ trước vẫn là thế hệ trước, thế hệ sau vẫn là thế hệ sau, quá khứ vô thủy, vị lai vô chung. Vì không hiểu được đạo lý và không có khái niệm nên họ không có truyền thống hiếu đạo. 

Nho gia và Phật giáo đều kiến tạo trên nền tảng hiếu thuận. Nói một cách khác, muốn làm Phật, trước tiên chúng ta phải thực hành viên mãn việc hiếu thuận thì mới có thể thành Phật. Nền tảng dạy học của Phật giáo không ngoài việc dạy con người ta phải biết hiếu thuận mà thôi.

Công đức dạy dỗ nên người là nhờ ơn thầy, việc phụng sự thầy phải được xây dựng trên nền tảng hiếu thuận, cho nên hiếu thuận là cội gốc. Một người muốn trở thành người tốt thì người đó phải có sự cống hiến đối với xã hội. Người đó nhất định phải trải qua sự đào tạo trong một nền giáo dục tốt. 


Một nền giáo dục tốt phải là nền giáo dục có sự gắn bó, phối hợp mật thiết giữa gia đình và trường học, mới có thể cho ra đời những người con đạo đức. 

Làm cha mẹ chúng ta không thể nói với con cái rằng, con là con của cha mẹ, vì thế con phải hiếu thuận với cha mẹ. 

Giả như đứa con hỏi ngược lại, vì sao con phải hiếu thuận với cha mẹ, thì chúng ta làm sao trả lời! Cho nên, dạy hiếu thuận là trách nhiệm của người thầy, thầy giáo có trách nhiệm đem đạo lý dạy cho học sinh hiểu vì sao cần phải hiếu thuận với cha mẹ? Đồng thời cha mẹ cũng có trách nhiệm dạy cho con mình vì sao cần phải biết tôn sư trọng đạo? 

Làm thầy giáo, chúng ta cũng không thể nói với học sinh tôi là thầy của các em, các em cần phải tôn sư trọng đạo. Vì vậy, giữa gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp qua lại, mới có thể xây dựng nên con người có tài đứccho quê hương đất nước. Thế nên, tu phước là bước khời đầu. Hiếu thuận cha mẹvà phụng sự sư trưởng là nền tảng giáo dục chân chính để tu phước. 

Từ đó tiến lên một cấp bậc nữa là bạn phải có tâm từ bi, phải có sự quan tâm đối với xã hội, quan tâm với đại chúng, chăm sóc cho cộng đồng xã hội, đó là thể hiện tâm từ bi. 
Để nuôi dưỡng lòng từ, quan trọng là không được sát sinh hại vật, như vậy chúng ta mới không làm tổn thương bất kỳ một người nào, hay không làm hại bất kỳ một động vậtnào. Để nuôi dưỡng tâm từ bi, chúng ta cần phải tu mười thiện nghiệp, mười thiện nghiệp là nền tảng cơ bản để làm người. Thân chúng ta không sát sinh, trộm cắp, tà dâm; miệng không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không nói lời ác độc; ý không tham, không giận và si mê. Đó là tu ba phước.

2. Lục hòa
Lục hòa hay còn gọi là lục hòa kính, là sáu nguyên tắc, thái độ, cung cách cư xử trong một cộng đồng tập thể, gọi chung là lục hòa.


Một là kiến hòa đồng giải. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là cùng xây dựng hiểu biết chung, đây là một việc quan trọng. Tục ngữ có câu: “Gia hòa vạn sự hưng”. Sống trong một gia đình, nếu các thành viên có cùng chung phương hướng và nỗ lực, gia đìnhđó nhất định sẽ được hưng vượng; một quốc gia có sự hòa hợp như vậy thì quốc gia đó sẽ phát triển. Vì vậy, kiến tạo sự nhận thức chung là một hình thức được ưa chuộng và phổ biến trong các tập thể hiện nay.

Nguyên tắc thứ hai là giới hòa đồng tu, có nghĩa là tôn trọng và thuân theo pháp luật. Giới là pháp luật, quy củ. Như vậy, mọi người ai cũng tôn trọng và tuân theo pháp luật, quốc gia có quốc pháp, nhà có gia quy, công ty xí nghiệp thì có nội quy chương trình. 


Nếu người người đều tuân giữ, chăm lo hết lòng, tận lực có tinh thần với trách nhiệm được giao thì sự nghiệp mới có thể thịnh vượng.

Nguyên tắc thứ ba là thân hòa đồng trụ, thứ tư là khẩu hòa vô tranh, và ý hòa đồng duyệt là nguyên tắc thứ năm. Nói theo góc độ hiện đại, ba nguyên tắc trên là chỉ cách xử sự ăn ở hòa thuận với nhau. 


Nguyên tắc sau cùng rất quan trọng, là lợi hòa đồng quân, chỉ về phương diện vật chất trong đời sống làm sao đạt đến trình độ quân bình mà không có sự sai khác. Đây là nguyên tắc tối quan trọng mà xã hội ngày nay cần phải áp dụng. Nói đến nguyên tắc này thì cách đây ba nghìn năm, Đức Phật đã có nói đến lợi hòa đồng quân. 
Cho nên Phật pháp chân chính rất tự do dân chủ, đó cũng là lý tưởng cao độ của nhân loài ngày nay.

3. Tam học : 

Giới, Định, Tuệ

Tam học là trung tâm giáo dục của Phật giáo, cũng là khóa trình của Phật giáo. Giáo khoa thư, kinh điển tuy rất nhiều nhưng trung tâm không đi ngược lại với giới, định và tuệ. Nghĩa là bất kỳ một bộ kinh điển, không luận đại thừa hay tiểu thừa, một khi được triển khai không ngoài ba môn tam học. Song sự triển khai hoàn toàn không giống nhau, có kinh chú trọng ở phần giới, có kinh chú trọng ở phần định, có nhiều kinh lại chú trọng ở phần tuệ. Nhưng tất cả lại có trình tự theo thứ lớp, trước tiên là giữ giới, do giới sinh định, công năng của định sẽ phát sinh trí tuệ. 


Do đó chúng ta cần phải tuân thủ theo thứ tự, không tuân thủ thì khó đạt được kết quả như ý. Trì giới nói theo ngôn ngữ hiện đại chính là chúng ta phải tuân giữ khái niệm, giữ gìn tinh thần, chỉ có làm như vậy định mới phát sinh. Định nghĩa là khi đối duyên xúc cảnh không bị ngoại cảnh nhiễu động, dù ai nói ngã nói nghiêng, tâm chúng ta vẫn chủ động và có thể làm chủ được mình, đó chính là định. 

Từ chỗ có định, trí tuệ sẽ sinh. Nếu muốn làm chủ được mình thì đối với thực tướng, chúng ta cần phải nhận thức cho thấu đáo, viên mãn. Vì thế giới, định và tuệ là ba môn học mà Phật giáo hóa tất cả chúng sinh, đây là cương yếu tổng quát của Phật pháp, ba món này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời.

4. Lục độ :

Lục độ là sáu nguyên tắc đối nhân xử thế trong cuộc sống mà Phật đã dạy cho chúng ta. Nói là nguyên tắc chỉ nhằm giúp cho mọi người dễ hiểu. Sáu nguyên tắc này, chúng ta cần phải tuân theo, bất luận chúng ta thuộc địa vị nào, đời sống sinh hoạt ra sao, xuất gia hay tại gia, chúng ta cũng phải nên theo đó mà thực hành, cho nên gọi là Bồ tát. Chúng ta muốn làm Bồ tát nhất định phải tuân giữ sáu nguyên tắc này. 

Thứ nhất là bố thí. Bố thí có nghĩa là xả bỏ, phóng hạ, không phải bỏ bê công ăn việc làm, mà buông xả tâm keo kiệt, bỏn xẻn, lo âu, phiền não, đó mới là chân chính bố thí. Vì thế, hiện tại mọi người phát sinh rất nhiều nhận thức sai lầm, cho rằng đi đến chùa hay một tự viện nào đó cúng dường tiền tài, hay làm một việc gì thì gọi là bố thí. Đó là một nhận thức sai, tất nhiên, làm như vậy cũng gọi là bố thí, song không đúng với ý nghĩa chân chính của bố thí. Bố thí là chúng ta phải mang những lo âu, phiền não, chấp trước, vọng tưởng mà phóng hạ đi. 

Đây là phương pháp tự độ. Đối với phương pháp độ tha, Phật giáo dạy bố thì có ba loại: Tài thí, pháp thí và vô úy thí. Bố thí tài là chúng ta đem của cải của mình tạo ra để giúp người, nó tương đối dư thừa. Nói theo nghệ thuật cao độ là đời sống thực tại của chúng ta có tự tại, không bị vướng mắc. Không nhất định chúng ta phải rất giàu, hào hoa mới có thể làm được việc bố thí. 

Sống trên đời này chẳng có gì có thể làm cho chúng ta thỏa mãn về sự tham muốn, chỉ cần chúng ta biết đủ về sự ăn mặc là chúng ta sẽ có sự tự tại. Của cảicủa chúng ta không cần phải dư thừa, ăn làm sao cho đủ no, mặc làm sao cho đủ ấm, ở trong một căn nhà làm sao che mưache nắng là đủ, sống như vậy chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm mình an ổn. Tóm lại, đem vật chất cho người đó gọi là tài thí . 

Bố thí mà chấp vào tướng, nghĩa là còn để lại trong lòng, dù bố thí nhiều bao nhiêu cũng chỉ được phước báo phổ thông, không thể phát sinh trí tuệ. Chúng ta phải bố thí thế nào mà tâm của chúng ta thanh tịnh, không có mảy may nhiễm trước, không chấptrước, được vậy mới có công đức chân chính. Công đức là giới, là định, là tuệ. Có định tuệ, có giúp đỡ cho người thì mới gọi là công đức, có định tuệ mà không giúp đỡ cho người thì không được gọi là công đức.

Pháp bố thí là chúng ta có trí tuệ, có kỹ năng, đem trí tuệ và kỹ năng mà truyền đạt lại cho người, gọi là pháp thí. 


Thí như chúng là người học Phật pháp, hiểu biết về Phật pháp, trong công tác hàng ngày tiếp xúc với mọi người, chúng ta đem đạo lýgiảng giải cho họ nghe, giúp cho họ giác ngộ đó gọi là bố thí pháp. Bố thí pháp chắc chắn không đòi hỏi thù lao. 

Cho nên có nhiều người đồng tu, khi có băng và đĩa CD, chúng tôi đều phát hành ấn tống đến tất cả cho họ nghe, đó cũng là bố thí pháp. Sách băng không có bản quyền, ai ấn tống và phát hành được thì tốt, vì nó đem lại lợi ích cho xã hội, cho mọi người. 

Nếu kinh sách có sở hữu bản quyền thì không còn là bố thí pháp nữa, mà là buôn bán kinh doanh. Vì thế, chúng ta phải trợ giúp cho xã hội, nhiệt tâm mà làm, làm được rồi thì giữ gìn tâm cho thanh tịnh, tự tại, không nên chấp vào việc đó.

Vô úy thí là giải quyết khó khăn, sợ hãi cho chúng sinh. Chúng sinh có lo lắng sợ hãi và tâm bất an, chúng ta giúp họ thân tâmđược an ổn, đó gọi là bố thí vô úy. Phật dạy người thực hành vô úy thí được quả báo tráng kiện, trường thọ; bố thí pháp được quả báo thông minh trí tuệ; tài thí được giàu sang. 


Người thế gian ai ai cũng muốn được giàu sang, trí tuệ, thông minh, mạnh khỏe và sống lâu, nhưng nếu không biết tu nhân, thì những ham muốn ấy chỉ là vọng tưởng, còn cầu Phật, cầu Bồ tát gia hộ nhất định sẽ không được. 

Vì thế chúng ta đừng quên, mỗi chúng ta ai cũng có thể làm việc bố thí, bố thí không nhất định phải có nhiều tiền, nhiều tài năng mới có thể làm việc bố thí, mà trong chúng ta, ai ai cũng có khả năng làm được việc đó cả.

Nguyên tắc thứ hai là trì giới. Trì giới chính là tuân thủ, bất luận chúng ta làm công tác gì đều cần phải giữ gìn quy củ, nội quy và pháp luật.

Nguyên tắc thứ ba là nhẫn nhục. Nhẫn nhục chính là tâm kiên nhẫn, làm bất kỳ một công việc gì, nếu không có tâm nhẫn nại, công việc chúng ta nhất định sẽ không thành tựu. Việc càng cao, càng đòi hỏi tâm nhẫn nại càng lớn, khi ấy mới có khả năng thành tựu.

Nguyên tắc thứ tư là tinh tấn. Tinh tấn nói theo ngôn ngữ hiện đại đó là sự cầu tiến bộ. Nhất định không được có tâm bảo thủ, không thể lấy ít mà cho đủ. Thời đại khoa học kỹ thuật hiện tại con người càng đổi mới, nếu chúng ta không chịu tiến bộ sẽ bị xã hội đào thải. Vì thế, Phật pháp chẳng những nói tiến bộ trên mặt trí tuệ, đức hạnh, kỹ thuật, mà còn tiến bộ về cả trong đờisống sinh hoạt, phải không ngừng phát triển và thăng hoa. Như thế, đủ biết Phật pháp là không lạc hậu, không bảo thủ mà luôn luôn phải tiến lên.

Nguyên tắc thứ năm là thiền định. Ý nghĩa của thiền định là nói đến sức mạnh làm chủ của bản thân, không dễ dàng bị ngoại cảnh dao động. Làm thế nào có thể đạt được định lực?


Thiền định là một danh từ thường được sử dụng trong thiền tông. 

Trong Lục Tổ Bảo Đàn kinh, Lục Tổ Huệ Năng có nói rất rõ ràng và minh bạch. Tổ dạy chúng ta, Thiền nghĩa là không chấp trước vào các tướng, nói theo ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểuđó là không bị ngoại cảnh mê hoặc, cám dỗ; Định là tâm không dao động, luôn ở trạng thái thanh tịnh, không khởi phân biệt, phiền não, chấp trước. 

Lục Tổ nhờ nghe Kinh Kim Cang mà ngộ đạo, vì thế Tổ giải thích ý nghĩa thiền định cũng y chiếu theo Kinh Kim Cang. Trong Kinh Kim Cang, Phật có nói hai câu: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”. Bất thủ ư tướng là thiền, như như bất động là định. Như vậy đủ biết thiền định không phải là ngày ngày ngồi quay mặt vào tường. 

Quay mặt vào tường chỉ là một mặt, mà trong các cử chỉ như đi, đứng, nằm, ngồi và trong các hành động sinh hoạt khác, chỉ cần chúng ta bên ngoài không nắm giữ, chấp thủ các tướng, bên trong tâm không điên đảo, xao động, đó chính là thiền định

Vì thế, trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy các vị Bồ tát, họ tu hành ở đâu? 

Ở chợ. Trong kinh nói là ở chợ. Nói theo thời nay tức là những nơi náo nhiệt, các vị ấy đến những nơi đó để tu hành. Điều này chúng ta cần phải nhận thức cho sâu. Tuy các vị ấy đến nơi đó để tu thế nhưng tâm của các vị ấy vẫn hằng thanh tịnh và không bị nhiễm trước. 
Tuy sở hữu tất cả các thứ nhưng không bị mê hoặcvà quyến rũ. Vì thế chúng ta cần phải đạt được như các vị ấy mới có được sự chân thật hưởng thụ. Trí tuệ là sự hưởng thụ tối cao của con người.

Nguyên tắc cuối cùng là trí tuệ. Chúng ta không có trí tuệ thì khi làm bất cứ việc gì khó mà thành tựu viên mãn. Vì vậy, chúng ta cần phải tuân thủ sáu nguyên tắc này, đặc biệt là chúng ta muốn thực hành Bồ tát hạnh. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta gặp bất kỳ một sự việc gì không vừa ý, có phương pháp gì có thể giúp chúng ta không nổi nóng và tức giận không? Thật ra, chúng ta rất khó giải quyết. 


Chúng ta thử nghĩ xem, lúc sự việc không vừa ý đã phát sinh, chúng ta liền phát cáu không giải quyết được vấn đề, mà còn tổn hao tâm can, chỉ có uổng phí. Chi bằng chúng ta giữ tâm bình tĩnh, tâm có bình tĩnh thì trí tuệ mới có. Chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết tốt đẹp được vấn đề. 

Vì vậy, các trạng thái tâm lý như buồn vui, giận hờn, thương yêu, ganh ghét, hơn thua, … chỉ là những tình cảm thường tình của thế gian, vì vậy thiền và trí tuệ rất quan trọng. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta phải cố gắng giữ tâm bình tĩnh, thanh tịnh, chỉ có bình tĩnh mới có thể xử lý được vấn đề, chỉ có bình tĩnh mới sinh được trí tuệ. Bình tĩnh là yếu tố quan trọng hơn hết.

5. Mười nguyện

Mười nguyện là mười phương pháp tu học thuộc loại cao đẳng, không phải là những phương pháp tu học thông thường. Người bình thường có thể thực hành được lục độ, khi thực hành viên mãn lục độ có thể tiến lên một bước tu tập nữa là mười hạnh nguyện Phổ Hiền. 

Điểm đặc sắc của mười nguyện này là tâm bình đẳng và tâm thanh tịnh. Nếu chúng ta không có tâm bình đẳng và tâm thanh tịnh thì không thể tu được mười hạnh nguyện Phổ Hiền. Ví dụ trong mười hạnh nguyện, nguyện thứ nhất là lễ kính chư Phật. 

Chư Phật là ai? tất cả chúng sinh đều là Phật, mà Phật không phải chỉ cho Phật đã thành. Vì Phật có ba hạng: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai. Phật vị lai là tất cả chúng sinh. Ngoài loài hữu tình, chúng sinh bao quát cả loài thực vật và khoáng vật, đó là cảnh giới được nói đến trong kinh Hoa Nghiêm: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí”. 

Chẳng những con người có khả năng thành Phật mà ngay cả động vật, thậm chí cả khoáng vật và thực vật cũng có khả năng đó. Vì thế, tu hạnh lễ kính là thực tập bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. 
Nếu tâm chúng ta còn khởi phân biệt và chấp trước, còn cao thấp là lục độ, chưa phải là mười hạnh nguyện. Đây chính là điểm khác biệt giữa mười hạnh nguyện và lục độ.




9. TU HỌC THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ PHÓNG HẠ ĐƯỢC PHIỀN NÃO?


Đây là việc mà người sơ cơ học Phật rất khó làm. Vì sao chúng ta không thể phóng hạ và buông xả được phiền não? 

Vì không có nhận thức chính xác, không hiểu rõ về chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Nếu chúng ta liễu giải triệt để được thì tự nhiên chúng ta sẽ phóng hạ được, cho nên Phật Thích Ca cả cuộc đời chỉ giảng kinh và thuyết pháp. 

Vì sao Phật nói thời kinh Bát Nhã đến hai mươi năm? Nói đến Bát Nhã là nói đến trí tuệ, là thuyết minh chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Hai mươi năm nói pháp mà chỉ quy nạp tổng kết lại chỉ trong 260 chữ. Nói một cách tường tận hơn, người Trung Quốc thích thú đọc kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Đây là một bộ kinh ngắn đại biểu cho sự tinh hoa trong hai mươi năm thuyết kinh Bát Nhã của Đức Thích Ca. 

Trong đó, điều quan trọng nhất Phật dạy chúng ta là ba tâm không thể nắm giữ. Tâm quá khứ không thể nắm giữ, tâm hiện tại không thể nắm giữ, và tâm vị lai cũng không thể nắm giữ. 

Tâm hàng ngày mà chúng ta nghĩ có thể nắm giữ được, đó chỉ là khái niệm và vọng tâm, không có thật. Những gì chúng ta nắm giữ hàng ngày không kể là vật chất hay tinh thần, Phật dạy chỉ là do nhân duyên biến hiện, là duyên sinh. Bất kể vật gì đều do nhiều yếu tố hợp lại mà thành, nó không có tự thể. Vì thế mới nói bản thể vốn không nên không thể nắm giữ. 

Vì thế, trong Kinh Kim Cang, Phật dạy: “Phàm những vật có hình tướng đều hư vọng”. Sau đó, Phật đưa ra kết luận: “Tất cả các pháp hữu vi như mộng huyễn, bào ảnh”. Như mộng huyễn bào ảnh là chỉ cho tất cả vạn vật trong vũ trụ đều không chân thật. Khoa học hiện đại cũng đã khám phá ra điều đó. Họ đã dùng phương pháp phân tích vật chất, phân thành phân tử, nguyên tử, cuối cùng là điện tử. 

Mỗi lần nghiên cứu như vậy họ mới khám phá được sự thật của chân tướng của vạn vật là tất cả đều không có thật, tất cả đều do nhiều yếu tố phân tử, nguyên tử và điện tử kết hợp lại mà thành. 
Như vậy, cách đây ba nghìn năm trước, Đức Phật đã nói một cách rõ ràng về những hiện tượng vật chất trong vũ trụ, đủ cho chúng ta thấy đạo Phật là đạo khoa học. 

Khoa học ngày nay phát triển chẳng qua chỉ chứng minh rõ ràng những lời Phật dạy mà thôi. Phật dạy chúng ta tất cả các sự vật đều tạm bợ, huyễn tưởng, nó tồn tại rất ngắn, không thật, không tồn tại mãi mãi, cho nên tất cả chỉ như sương hay như điện chớp. Chúng ta thử nghĩ xem, hạt sương ban mai đọng trên đầu ngọn cỏ, dưới ánh nắng mặt trời có thể tồn tại lâu dài hay không? 

Trong khi thời gian liên tục đổi thay, vạn vật biến chuyển sinh diệt trong từng sát na. Sát na là chỉ cho khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta phàm phu không thể nhìn thấy được, chỉ có Phật mới đủ trí tuệ thấy được một cách rõ ràng. Sinh diệt tức là không sinh diệt, vì thời gian rất ngắn, cho nên trong sinh có diệt và trong diệt có sinh. 

Vì vậy trong sự biến chuyển đó chúng ta không có gì có thể nắm giữ được, không có gì là ta hay của ta. Chúng ta phải có nhận thức chính kiến như thế mới có thể phóng hạ và buông xả được phiền não. 

Tất cả đều tùy duyên, tùy duyên thì được tự tại, không phiền não, có phiền não chỉ tự mang đau khổ đến cho bản thân. Tất cả phải tùy duyên, có như thế trong cuộc sống chúng ta mới đạt được mỹ mãn hạnh phúc và tự tại an vui.



10. PHẬT GIÁO CÓ ĐỀ XƯỚNG ĂN CHAY HAY KHÔNG?


Người học Phật có nhất định ăn chay hay không?

Người học Phật không nhất định là phải ăn chay. Người ăn chay trong đời sống sẽ có nhiều lợi ích. Lúc bắt đầu học Phật, không ai bắt buộc tôi ăn chay, song sáu tháng sau tôi mới bắt đầu ăn. Vì tôi đọc được lời khai thị về lợi ích của việc ăn chay. 

Lúc nhỏ tôi có đọc một quyển sách của một người bạn thân, anh này là một tín đồ của Hồi giáo. Trong đó họ cho rằng, ăn chay là giữ vệ sinh. Người bình thườngcũng nói như vậy. Ăn chay là giữ vệ sinh về sinh lý, ngoài giữ vệ sinh về sinh lý ra, ăn chay còn giúp con người giữ vệ sinh về tánh tình. Tánh tình thì có thiện có ác. Họ cho rằng ăn uống có quan hệ và ảnh hưởng đến tánh tình của một người. Người không lương thiện thì sẽ không ăn chay, đây là một điểm mà tôi biết được từ đạo Hồi.

Đối với đạo Phật, ăn chay có ba lợi ích. 


Một là nuôi dưỡng tâm từ bi. Chúng ta nghĩ xem, có ai sống trên đời này lại không ham sống sợ chết. Dù là một con vật, nó cũng có cha, có mẹ như chúng ta, vậy sao chúng ta nỡ lòng nào cướp lấy sự sống của nó mà nuôi dưỡng sự sống cho mình! 

Hai là tránh quả báo. Đời nay chúng tagiết nó, đời sau nó giết lại chúng ta, oán oán chồng chất biết đời nào có thể giải trừ. Nguyên nhân chiến tranh ngày nay trên thế giới cũng là do nghiệp sát mà chiêu cảm lấy. 

Vì thế cổ nhân có nói: “Hàng ngày trong bát cơm ăn, oán sâu bể thẳm hận bằng non cao, muốn hay binh lửa thế nào, hãy nghe hàng thịt tiếng gào đêm khuya”. 

Nguyên nhân thứ ba Phật dạy ăn chay là để giữ tâm bình đẳng. Chúng ta ham sống sợ chết, không muốn bị người ta giết hại, làm tổn thương đến những người thân yêu của mình, vậy chúng ta phải lấy mình để suy ra người, chớ giết và đừng sai người khác giết dù là những con vật. Phàm làm bất cứ việc gì, nhân quả đều đi theonhư bóng theo hình. Vì vậy, ăn chay là giữ vệ sinh cả về thân thể và tánh tình.

Sau khi nghe được lời khai thị như vậy, tôi bắt đầu ăn chay vào lúc hai mươi sáu tuổi, đến nay đã hơn bốn mươi mấy năm, mà thân thể tôi ngày càng tráng kiện, một người bình thường bằng tuổi tôi không thể có được. Năm trước, bác sĩ khám và đo huyết áp cho tôi. Họ nói độ thuần khiết máu và nhan sắc của tôi giống như người ba mươi tuổi. Từ đó họ đi đến kết luận ăn chay rất tốt. Cho nên, ăn chay đối với thân thể tuyệt đối được tráng kiện, hơn nữa tâm được thanh tịnh, không bị nhiễm trước.


11. NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ? 

NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?

Nghiệp là sự nghiệp. Thời gian tạo tác gọi là sự, sự tình sau khi làm hoàn tất đưa đến kết quả gọi là nghiệp. Thí như chúng ta là học sinh đến trường để học, thời gian học tập đó chính là tạo nghiệp. Sau ba năm học hoàn tất gọi là mãn khóa hay ra trường. 

Cho nên nghiệp là kết quả của những hành động tạo tác thành thói quen. Người bình thường chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp, vì vậytừ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp. Phật dạy yếu tố chính tạo nghiệp không ngoài ba cửa: thân, khẩu và ý. Tâm chúng ta khởi những tư tưởng động niệm gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra ngôn ngữ là khẩu nghiệp, thân chúng ta tạo tác các việc gọi là thân nghiệp. 

Vì thế, mỗi một hành động tạo tác của thân, miệng, ý tất cả đều tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là nghiệp. Nghiệp phát sinh ra chướng ngại, chướng ngại là gì? Là định, tuệ như trên đã nói. 

Vì sao chúng ta không có định? Vì tâm chúng ta luôn hướng ngoại, bị ngoại cảnh dẫn dắt, đã bị dẫn dắt tức phải tạo tác, một khi đã tạo tác và bị dẫn dắt là chúng ta không có định và tuệ, do đó nó biến thành nghiệp chướng. Chúng ta làm việc thiện cũng có thể là chướng ngại. Vì sao? Vì khi chúng ta làm việc thiện tâm chúng ta khởi làn sóng hoan hỷ, thì gió phiền não cũng từ đó phát sinh. 

Vì thế, tất cả đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp có ba đường: Trời, người, A tu la; ác nghiệp cũng có ba đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nói một cách khác, dù thiện hay ác nghiệp tất cả đều còn nằm trong sáu đường luân hồi. 

Chúng ta có nghiệp chướng là chúng ta không có định, tuệ. Chỉ có định và tuệ mới vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi, mới có thể giải quyết được vấn đề sinh tử. 
Do đó, Phật giáo dạy chúng ta tu tịnh nghiệp, tức là chúng ta không làm việc xấu mà làm việc tốt. Chúng ta làm thiện nghiệp nhưng nếu không chấp vào việc mình làm, chúng ta sẽ không gặp chướng ngại. Đây là điều chúng ta cần phải ghi nhớ. 

Trong đời sống sinh hoạt, lúc cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, xã giao, từ sớm đến tối, hành động và việc làm chúng ta cần phải tương ưngvới giới, định và tuệ. 

Giới, định, tuệ, ba chữ này nếu chúng ta hiểu được sẽ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta là người sơ cơ khó mà hiểu được. Có thể nói nó tương tự như tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. 

Bình đẳng là không phân biệt, thanh tịnh thì không chấp trước. Đối với tất cả mọi việc không có phân biệt và chấp trước, thường nhận biết rõ ràng là trí tuệ; không phân biệt, không chấp là định. 

Hành động nếu tương ưng với định và tuệ thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ có tự tại và mỹ mãn. Sự nghiệp của chúng ta nhất định thuận buồm xuôi gió, nhất định chúng ta sẽ làm tốt hơn người khác, vì chúng ta có định và tuệ.



12. QUAN HỆ CỦA NHÂN QUẢ


Thế gian hay xuất thế gian, tất cả đều không lìa nhân quả. Phật pháp cũng được xây dựng từ nền cơ sở đạo lý nhân quả. Chúng ta không gieo nhân, làm sao có thể gặt hái được quả. 

Giả như việc học hành, quá khứ chúng ta có chăm chỉ học hànhlà nhân, học vị trong tương lai là quả. Chúng ta cần cù lao động là nhân, được đền bù là quả, vì thế gian hay xuất thế gian không nằm ngoài nhân quả. Nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tục và tuần hoàn, đây là một đạo lý chúng ta cần phải biết. 

Biết được nhân quả là liên tục và tiếp nối tuần hoàn thì trong mọi cảnh, chúng ta tự nhiên sẽ hướng đến đoạn trừ các việc ác và tu tập các việc thiện. Vì chính mình tạo nhân thì tự gặt lấy quả, và tất nhiên, kết quả ai cũng muốn tốt đẹp như ước muốn. 

Do đó,chúng ta gieo nhân thiện nhất định sẽ được quả thiện, gieo nhân ác tất nhiên sẽ bị quả ác. Không thể nói gieo nhân thiện mà lại gặt quả ác hay gieo nhân ác mà được quả báo thiện, đây là đạo lý không thể có. 

Nhân quả là định luật tất yếu. Đời này gieo nhân thiện, đời nay không hưởng thì đời sau hưởng, việc ác cũng như vậy. Nếu người đời nay làm thiện mà được quả báo xấu, hay ngược lại đời nay tạo việc xấu lại được may mắn hạnh phúc. Khi xét đến thời gian nhân quả, chúng ta cần phải đề cập đến ba khoảng thời gian:

Thứ nhất là hiện báo: Nghĩa là người tạo nhân thiện hay ác trong đời này, do nhân duyên thuần thục đưa đến lãnh thọ quả báo ngay trong hiện đời. Ví như trồng các loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa hay một năm đã thu thập được kết quả. Cho nên cổ đức có nói: “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay trả báo một giây nhãn tiền” là vậy.

Thứ hai là sinh báo: nghĩa là chúng ta gây nhân đời này, đời sau sẽ chịu quả báo.Quả báo này có tánh cách hơi lâu. Như chúng ta trồng cây chuối con, trồng năm nay qua sang năm chúng ta mới thu hoạch được quả. Vì thế trong kinh có câu: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời nay. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này”. Hai câu này có thể chỉ cho sinh báo.

Thứ ba là hậu báo: nghĩa là chúng ta tạo nhân trong đời nay, đến ba bốn năm, trăm năm, ngàn năm hay vô lượng kiếp sau chúng ta mới thọ quả báo. Ví như chúng tatrồng những loại cây lâu năm, đến năm năm, mười năm hay vài mươi năm sau mới kết quả. 

Cho nên trong kinh có kệ:Giả sử trăm ngàn kiếp trôi qua, những nghiệp chúng ta đã tạo sẽ không mất. Khi nhân duyên hội đủ, tự mình phải nhận chịu quả báo”. Vì thế, đường đi của nhân quả rất phức tạp vi tế. Ví như đời ông cha làm thiện, đời con cháu sẽ được quả thiện, hoặc đời ông cha làm ác, đời sau con cháu phải chịu quả ác. 

Quả báo tự ai làm thì người đó chịu, con cháu chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp, không phải trực tiếp. Như vậy có thể biết, mặc dù đời này hay đời trước làm việc xấu, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển đổi những hành động đó. Chúng ta không sửa đổi là do chúng ta không trí tuệ, chưa tin và chưa hiểu sâu sắc về đạo lý nhân quả

Nếu chúng ta có thể giữ gìn nguyên lý, nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ phát sinh, khi đó, chúng ta sẽ có đủ năng lực chuyển đổi tất cả. Dù ác nghiệp có nặng đến đâu, chúng ta cũng có thể chuyển đổi được, tất cả đều tùy ở năng lực quyết tâm và trí tuệ của mỗi người.



13. HỌC PHẬT CÓ LỢI ÍCH GÌ?


Thông thường, người ta cho rằng, ở đời chỉ làm việc tốt là được. Đây là sự ngộ nhận rất đáng tiếc. 
Chúng ta nên biết học Phật là học làm người giác ngộ và tỉnh thức. Nhưng có một số người cho rằng, tôi làm một người tốt là đủ rồi, cần gì phải làm người giác ngộ, hiểu biết! Tôi đâu cần phải hiểu biết chân tướng vũ trụ nhân sinh để làm gì! 

Xin thưa, khi nào chúng ta trở nên một người hiểu biết và giác ngộthì chúng ta mới có khả năng làm người tốt viên mãn. Người tốt theo quan niệm thế gian chỉ là nằm trong phạm vi nhỏ bé chưa thật viên mãn, còn quá nhiều khiếm khuyết. Chỉ khi nào chúng ta có định và tuệ, làm người hiểu biết thì lúc đó chúng tamới có khả năng làm người tốt viên mãn. 
Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa.


14. NGƯỜI HỌC PHẬT CÓ CẦN PHẢI XUẤT GIA HAY KHÔNG?


Người tại gia học Phật có thể thành tựu không?

Người học Phật không nhất định cần phải xuất gia. Nếu nói học Phật cần phải xuất gia là một quan niệm sai lầm. Xuất gia như một nghề nghiệp ở thế gian. Phải thích thú công việc nào chúng ta mới có thể làm và chọn lấy nó. 

Học Phật không luận là chúng ta làm nghề nghiệp gì đều có thể học, đều có thể thành Bồ tát và Phật. 

Không nhất định phải xuất gia, xuất gia là một nghề nghiệp trong số các ngành nghề. Tôi chọn nghề này vì tôi thích làm công tác giáo dục. Xuất gia là chí nguyện của một người, không dễ gì chúng ta có thể làm được. Vì thế, chúng ta cần phảihiểu được trí tuệ viên mãn của Phật pháp. 

Dù sinh hoạt ra sao, làm công tác gì, trong hoàn cảnh thế nào, chúng ta đều có đầy đủ khả năng học Phật và thành tựu được lợi ích trong Phật pháp. 

Không nhất định phải xuất gia, nếu xuất gia mà không làm công tác giáo dục cũng là một sai lầm lớn. 

Giống như chúng ta học ngành sư phạm, khi tốt nghiệp, được phân phối đi về địa phương dạy học mà chúng ta không đi dạy, không đứng lớp thì học để làm gì? 

Cho nên, tùy theo nghề nghiệp chúng ta chọn mà làm cho tốt, lại phải cố gắng làm gương cho bạn đồng nghiệp, đó gọi là Phật, Bồ tát. Phật và Bồ tát luôn là tấm gương ngời sáng để cho tất cả chúng sinh noi theo.


15. LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ XA RỜI KHỔ ĐAU VÀ ĐẠT ĐƯỢC AN LẠC?


Trong kinh Phật dạy, khổ đau và phiền não đều do từ mê muội mà tự chiêu cảm lấy. Nguyên nhân mê lầm là do hoàn cảnh sinh hoạt mà có, vì chúng ta không hiểu rõ ràng về chân tướng sự vật. 

Ngày ngày chúng ta chỉ có vọng tưởng, đã vọng tưởng thì suy nghĩ, xem nghe, thấy biết tất cả đều hoàn toàn sai lầm. Từ chỗ thấy biết sai lầm, việc làm tạo tác mê lầm cũng theo sau. Chúng ta nên biết tư tưởng, suy nghĩchỉ đạo hành vi. 

Tư tưởng sai lầm nhất định hành động sẽ sai lầm, hành động sai lầm đương nhiên sẽ mang lại kết quả khổ đau. Phật dạy nếu muốn giải quyết hết tất cả khổ đau cho chúng sinh, nhất định phải giúp họ giác ngộ, chân chính hiểu biết về cuộc sống. 

Quan điểm hiện đại ngày nay không như người xưa. Người xưa có quan niệm an tâm với phận nghèo để giữ đạo, vì thế họ sống rất hạnh phúc. Con người ngày nay hoàn toàn ngược lại, lòng ham muốn không bao giờ biết dừng, nếu thế làm sao không tránh được khổ đau! 

Có thể bình tĩnh suy nghĩ, mỗi ngày chúng ta vất vả làm việc, cuộc sống chúng ta tìm được những gì? Hãy xét lại chính mình, chúng ta sẽ thấy được sai lầm rất lớn. Lúc trẻ tôi học Phật, có lão Hòa thượng kể cho tôi một câu chuyện có thật. Tại Giang Tô, Tần Châu, có một người xin ăn rất đáng thương. Ông có một người con buôn bán rất giàu có. 

Người con này bị bạn bè trách mắng là giàu sang phát tài chỉ biết lo hưởng thụ, trong khi để cho cha mình đi xin ăn mà không biết. Anh này rất khó xử nên cho người đi tìm và đưa cha về nhà, sau đó tiếp đãi rất nồng hậu. Sống với con được một tháng, ông lại lén lút trốn nhà tiếp tục đi xin ăn. 

Có người hỏi: “Tại sao ông không ở nhà hưởng thụ cho sung sướng, lại đi xin ăn chi cho cực khổ”. 

Ông đáp: “Tôi ở nhà có bao nhiêu người trọng đãi với tôi ắt tôi mang tội, trong khi tôi lại không muốn ăn những gì mà người khác phải hy sinh cho mình ăn, càng không muốn mặc những gì mà người khác hy sinh cho mình mặc. Sống cuộc đời ăn xin, rày đây mai đó, có thể dạo núi ngắm sông. Đói thì xin một bát cơm ăn, chiều về tùy theo địa phương kiếm một chỗ nào đó mà ngủ. Tôi rất vui thích với đời sống như vậy, rất tự tại, rất an lạc”. 

Đó là một người có quan niệm sống hoàn toàn khác so với đời sống thế tục ngày nay của chúng ta. Người này không học Phật, nếu ông ta học Phật chắc cũng sẽ thành Phật. 
Trên thực tế, ông này là một Bồ tát thị hiện làm kẻ ăn xin. Người ăn xin giác ngộ không tranh chấp với đời, không mong cầu nên sống vô cùng tự tại. Một người có được sự nhận thức như vậy, quay đầu nhìn lại sự giàu sang của con cái thật không thẹn. Đó là một nghệ thuật sống giúp chúng ta tránh khổ đau mà đạt được sự an lạc.


16. KHI GẶP HOÀN CẢNH KHÔNG VUI NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?


Trong Kinh Kim Cang, Phật có dạy: “Phàm những vật có hình tướng đều là hư vọng”. 

Muôn người và muôn vật chỉ tồn tại trong nhất thời, như mây khói bay qua, hà tất gì cần phải phóng tâm theo nó, tự mình cũng có thể vượt qua. Đó là sự ngu sicủa chúng ta. Thường nghĩ mọi người đều tốt, không nghĩ đến việc xấu của người thì chúng ta sẽ có an lạc. Ngược lại, ngày ngày chỉ biết nhìn lỗi người, không muốn mọi người tốt như mình, đó là tự chiêu cảm lấy khổ đau. Mọi người có liên can đến mình hay không? 

Khổ đau không phải do người khác đem đến cho mình, chỉ tự mình đi tìm lấy nó. 
Người như vậy thật là ngu si. Trong kinh gọi là điên đảo mê lầm. Hãy suy nghĩ kỹ lời Phật dạy. Chúng ta muốn được nhiều phước báo, phải luôn luôn nhớ nghĩ đến việc tốt của người, không nên nhìn lỗi của người. 
Dù người có lỗi lầm, dù người có làm việc xấu, chúng ta cũng như luôn nhớ nghĩ đến những việc tốt của họ đã làm. 
Dùng thái độ lương thiện đối xử với người như vậy, chẳng những tự mình được phước mà còn có thể giúp người ác chuyển thành người lương thiện, đó là vô lượng công đức. Không làm ác cho người mà đối xử tốt với người, chúng ta mới có thể chân chính đạt được hạnh phúc an vui.



17. LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ KHỐNG CHẾ ĐƯỢC VỌNG TƯỞNG ĐỂ KHAI MỞ TINH THẦN?

Đây là một hiện tượng rất phổ biến. Sống trên đời này ai cũng có. Theo Phật dạy thì nguyên nhân chính là do tập khí chúng ta quá sâu, phiền não quá nặng. Đôi khi có nhiều người đã hiểu được Phật pháp, nhưng hiện tại vẫn không khắc phục được, vẫn như cũ không thay đổi. Phật dạy có rất nhiều phương pháp để khắc phục. 


Trong lúc tụng kinh, nếu phiền não khởi lên, tâm không được định thì chúng ta nên tiến hành đọc qua kinh một lần chắc chắn tinh thần sẽ trở nên ổn định. 

Vì vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp đọc kinh, trì chú hay niệm Phật. Thậm chí không dùng các phương pháp trên mà có thể dùng các phương pháp thế gian như nghe nhạc. Lúc nghe nên chú tâm vào âm thanh bài nhạc, tâm chúng ta cũng có thể an tĩnh trở lại. 
Cho nên, phương pháp khắc phục không nhất định, miễn sao chúng ta cảm thấy phương pháp đó có hiệu quả với mình thì nên vận dụng. 

Tóm lại, làm lắng đọng vọng tưởng của chính mình là một việc rất quan trọng. Đó cũng là điều trọng yếu mà người tu hành chúng ta cần phải nhận thức.




18. NGƯỜI TẠI GIA NÊN TỰ TU NHƯ THẾ NÀO?


Người bắt đầu học Phật nhất định phải học theo từng bước cho vững bền. Những năm gần đây, trong nước cũng như ở hải ngoại, chúng tôi có đề xướng và vận độngbốn việc tốt, đó là tâm tốt, làm việc tốt, nói lời hay và làm người tốt. 

Đó là bốn tiêu chuẩn làm người tốt. Nhất là làm việc lợi ích cho xã hội và đại chúng, không phải là lợi ích cho bản thân. 

Nếu một người chỉ biết làm lợi ích cho bản thân mà dẫm đạp lên lợi ích của tập thể, lợi ích đại chúng, làm sao có thể tốt được. 

Niệm niệm vì lợi ích cho xã hội, niệm niệm vì lợi ích cho đại chúng, vì chúng ta cũng là một thành viên của đại chúng. Nếu mọi người tốt tất nhiên chúng ta sẽ tốt. 

Nếu chúng ta tốt mà mọi người không tốt chúng ta vẫn gặp tai nạn, không có phương pháp gì tránh được tai nạn. 

Cho nên, tiêu chuẩn để làm một người tốt, phải vì lợi ích xã hội và đại chúng, đó là nền tảng cơ bản đầu tiên. Người sơ học nên bắt đầu học từ đâu? Quá khứ của Ấn Quang đại sư, cả đời Ngài cật lực đề xướng dạy người Liễu Phàm Tứ Huấn, đây là một cuốn sách học phổ biến tại Đài Loan

Trước đó cũng đã từng giảng giải rất tỉ mỉ, có thâu băng và cũng đã in thành sách để phát hành, chúng tacó thể xem qua để học tập. Người sơ học tại gia trước tiên phải lấy đó làm cơ sở tu học mới có hiệu quả, sau đó mới tiến hành nghiên cứu sang kinh sách. 

Quá trình nghiên cứu kinh sách rất khó khăn, tốt nhất chúng ta nên đọc kinh Vô Lượng ThọBộ kinh không dài, rất thích hợp cho người tu học trong thời đại ngày nay. Phương pháp lý luận và cảnh giới của kinh tương đối viên mãn. Có thể nói đây là một bộ kinh hay về mọi mặt.

( xem phần 19 tiếp theo mục sau) - Source: thuvienhoasen






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét