Ý Trinh giới thiệu về Chim Công :
Công hay còn gọi cuông, nộc dung, khổng tước (danh pháp khoa học: Pavo muticus) là một loài chim thuộc họ Trĩ được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Chim công sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Nó có mối quan hệ gần gũi với Pavo cristatus ở lục địa Ấn Độ. Công đã từng phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á từ phía đông và đông bắc Ấn Độ, Bắc Myanma và miền nam Trung Quốc, mở rộng thông qua Lào, và Thái Lan vào Việt Nam, Campuchia, bán đảo Mã Lai và các đảo Java. Loài này được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng như thường xanh và rụng lá. Họ cũng có thể được tìm thấy trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi và cạnh đất nông nghiệp.
Hình dạng
Con đực: Bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim cái.
Con cái: Gần giống con đực nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con cái thường ngắn và có viền nâu. Mắt nâu thẫm, mỏ xám sừng, chân xám.
Con đực: Bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim cái.
Con cái: Gần giống con đực nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con cái thường ngắn và có viền nâu. Mắt nâu thẫm, mỏ xám sừng, chân xám.
Loài phụ :
Loài công có 3 phân loài khác nhau, nhưng một số nhà nhân giống công lại cho rằng công có thể có nhiều phân loài hơn.
- Pavo muticus imperator: Công Đông Dương
- Pavo muticus spificer: Công Miến Điện
- Pavo muticus muticus: Công Java
Văn học :
Trong dân gian, có nhiều câu nói về công, xem công như là đại diện cho cái gì cao quý:
Con công ăn lẫn với gà
Rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên
- Về hình ảnh con công xòe đuôi xòe cánh, ca dao có câu:
Tập tầm vôngCon công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra...
- Về tiếng kêu của con công, vì nó giống với từ "tố hộ", nên trong dân gian có khá nhiều câu ca dao nói về đặc điểm này:
Con công tố hộ trên rừng
Đã có con chị, thì đừng con em
Lòng yêu vô giá quá chừng
Con công tố hộ trên rừng mặc công
hay
hay
Con công tố hộ trên rừng
Mẹ ơi lạy mẹ xin đừng bỏ con
Lịch Sử :
Thời cổ đại, mọi người thường nuôi công để thưởng ngoạn. Bộ lông tuyệt đẹp của công được người ta tận dụng bằng nhiều cách, để tô điểm, làm đẹp cho cuộc sống.
Trước đây người ta gọi loài có bộ lông đẹp như công, uyên ương là “văn cầm”, ca ngợi bộ lông vũ diễm lệ sặc sỡ của chúng. Đồng thời, chữ “văn” ở đây còn hàm ý là “ văn nhã”, “ văn minh”. Ví dụ chim công, người ta cho rằng nó có “cửu đức” (trung, tín, kính, cương, nhu, hòa, cố, trinh, thuận), là loài chim văn minh. Trước đây người ta gọi những bức tranh công là “thiên hạ văn minh”, sử dụng rất rộng rãi. Thời Thanh, quan nhị, tam phẩm cũng vẽ chim công.
Tương truyền chim công giỏi nhảy múa, chỉ vào những thời điểm nhất định mới xòe đuôi múa, nên được coi là may mắn. Trong âm nhạc, hội họa cổ điển Trung Hoa đều có “khổng tước khai bình” (khổng tước xòe đuôi) mang ngụ ý may mắn thái bình.
- Tục ngữ cũng có câu "nem công chả phượng" để tả những món ăn đắt tiền, quý hiếm.
Lịch Sử :
Thời cổ đại, mọi người thường nuôi công để thưởng ngoạn. Bộ lông tuyệt đẹp của công được người ta tận dụng bằng nhiều cách, để tô điểm, làm đẹp cho cuộc sống.
Trước đây người ta gọi loài có bộ lông đẹp như công, uyên ương là “văn cầm”, ca ngợi bộ lông vũ diễm lệ sặc sỡ của chúng. Đồng thời, chữ “văn” ở đây còn hàm ý là “ văn nhã”, “ văn minh”. Ví dụ chim công, người ta cho rằng nó có “cửu đức” (trung, tín, kính, cương, nhu, hòa, cố, trinh, thuận), là loài chim văn minh. Trước đây người ta gọi những bức tranh công là “thiên hạ văn minh”, sử dụng rất rộng rãi. Thời Thanh, quan nhị, tam phẩm cũng vẽ chim công.
Tương truyền chim công giỏi nhảy múa, chỉ vào những thời điểm nhất định mới xòe đuôi múa, nên được coi là may mắn. Trong âm nhạc, hội họa cổ điển Trung Hoa đều có “khổng tước khai bình” (khổng tước xòe đuôi) mang ngụ ý may mắn thái bình.
Sự Tích Truyện Cổ :
Xưa kia, khi thượng đế tạo ra muôn loài, Ngài cố gắng tô vẽ cho chúng thật nhiều bộ váy áo sặc sỡ. Chim vàng anh có một chiếc áo vàng óng ánh, điểm xuyến những vệt đen kiêu kỳ. Thỏ thì được khoác bộ lông trắng muốt, mượt mà…
Khi mọi người đã về hết, chim công mới lò dò đến. Thấy chim công đến trễ, thượng đế hỏi:
“Chim công sao giờ này mới đến? Đã hết màu đẹp mất rồi”.
Chim công thật thà đáp: “Dạ, con bận giúp bạn rùa bơi qua sông ạ”.
Thượng đế chau mày nhìn xung quanh và thấy chỉ còn mỗi màu nâu trầm mặc. “Thôi thì đành cho mi chiếc áo màu nâu vậy”, thượng đế tặc lưỡi. Thượng đế cố gắng chăm chút vẽ hồi lâu nhưng chiếc áo mang tông màu buồn chẳng thể tươi hơn được.
Công về đến trần gian, mọi người thấy bộ áo đơn điệu thì xúm lại chọc ghẹo. Ai cũng xa lánh và không muốn chơi với công. Ấy vậy mà công không hề buồn tủi cho số phận của mình. Các bạn thỏ trắng, chim vàng anh, vẹt sặc sỡ đều xua đuổi… nên chim công chỉ chơi thân với chuột, nhím, rùa…
Tuy vẻ ngoài không được bắt mắt nhưng chim công chẳng hề bận tâm mà luôn sống chan hòa và rất tốt bụng. Ngày ngày, chim công rủ những người bạn của mình đi hái trái rừng đem tặng cho các gia đình nghèo khó. Thấy ai chưa có đồ mặc, chim công tình nguyện rút những chiếc lông của mình ra để bện thành quần áo ấm và đem biếu cho họ. Hằng đêm, chim công cùng các bạn nhảy múa, ca hát để giúp vui cho mọi người. Bất cứ khi nào có ai nhờ vả chuyện gì, chim công cũng sẵn sàng làm giúp không ngại khó khăn.
Tấm lòng nhân ái của chim công đã khiến thượng đế cảm động. Ngài quyết định biến chiếc áo đơn điệu của chim công thành bộ cánh lộng lẫy nhất. Ở thân ngài cho nó có màu xanh lam ánh tím, ở cổ thì lấp lánh ánh vàng và xanh lục, riêng phần đuôi áo được kéo dài ra, điểm những tinh tú óng ánh, lung linh… Thượng đế còn ban thêm cho chim công những điệu múa uyển chuyển, lả lướt để ai nhìn thấy cũng trầm trồ khen ngợi.
Thượng đế chau mày nhìn xung quanh và thấy chỉ còn mỗi màu nâu trầm mặc. “Thôi thì đành cho mi chiếc áo màu nâu vậy”, thượng đế tặc lưỡi. Thượng đế cố gắng chăm chút vẽ hồi lâu nhưng chiếc áo mang tông màu buồn chẳng thể tươi hơn được.
Công về đến trần gian, mọi người thấy bộ áo đơn điệu thì xúm lại chọc ghẹo. Ai cũng xa lánh và không muốn chơi với công. Ấy vậy mà công không hề buồn tủi cho số phận của mình. Các bạn thỏ trắng, chim vàng anh, vẹt sặc sỡ đều xua đuổi… nên chim công chỉ chơi thân với chuột, nhím, rùa…
Tuy vẻ ngoài không được bắt mắt nhưng chim công chẳng hề bận tâm mà luôn sống chan hòa và rất tốt bụng. Ngày ngày, chim công rủ những người bạn của mình đi hái trái rừng đem tặng cho các gia đình nghèo khó. Thấy ai chưa có đồ mặc, chim công tình nguyện rút những chiếc lông của mình ra để bện thành quần áo ấm và đem biếu cho họ. Hằng đêm, chim công cùng các bạn nhảy múa, ca hát để giúp vui cho mọi người. Bất cứ khi nào có ai nhờ vả chuyện gì, chim công cũng sẵn sàng làm giúp không ngại khó khăn.
Tấm lòng nhân ái của chim công đã khiến thượng đế cảm động. Ngài quyết định biến chiếc áo đơn điệu của chim công thành bộ cánh lộng lẫy nhất. Ở thân ngài cho nó có màu xanh lam ánh tím, ở cổ thì lấp lánh ánh vàng và xanh lục, riêng phần đuôi áo được kéo dài ra, điểm những tinh tú óng ánh, lung linh… Thượng đế còn ban thêm cho chim công những điệu múa uyển chuyển, lả lướt để ai nhìn thấy cũng trầm trồ khen ngợi.
BÀI HỌC: Nếu không xinh đẹp như bạn bè, các bé cũng đừng buồn phiền. Hãy cứ sống vui vẻ và tốt bụng như chim công. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ khiến bé tỏa sáng và trở nên đáng yêu trong mắt mọi người.
Lông chim công và những bí mật phong thủy
Nhiều nhà phong thủy cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.
PHONG THỦY LÀ GÌ ?
– Phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động.
– Thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Ở Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng. Đặc biệt trong các cung điện, đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy.
Thuật phong thủy, hình thành nên nhiều trường phái khác nhau trong lịch sử phát triển, mỗi trường phái có phương pháp lí luận và ứng dụng riêng, thậm chí có khi đối lập nhau dựa trên những suy luận khác biệt nhau. Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri. Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học.
Ngày nay, phong thủy áp dụng chủ yếu trên lĩnh vực vào nhà ở như nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn thuận lợi, khả quan hơn.
Dù vẫn còn vẻ huyền bí , vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất nhưng phong thủy rất thực tế và gần gũi với đời sống con người. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thủy vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng.
Ý nghĩa của loài chim công trong phong thủy
Trong “Đường thư” còn viết: Thê tử của Đường Cao Tổ Lý Uyên thời trẻ, cha mẹ bà vì thấy con gái tài mạo hơn người, để cầu được rể hiền, nên đã vẽ hai con chim công trên bình phong trước cửa, tuyên bố ai có tài bắn trúng mắt công, sẽ gả con gái cho người đó. Ai ngờ, mười người đến cầu hôn mà không một ai bắn trúng, chỉ có Lý Uyên bắn hai mũi tên trúng cả hai con mắt, cuối cùng đã tạo nên mối nhân duyên hiếm thấy. Người đời sau thường dùng “tước bình” (bình phong chim công) để ví việc chọn rể.
Hoa văn trên lông của chim công cũng giống như báo kim tiền, trông giống như những đồng tiền cổ nối liền, màu sắc chủ yếu là vàng óng, vô cùng lộng lẫy. Vì vậy, trước đây người ta thường dùng lông công làm đồ trang sức. Có người còn lấy cả bộ lông đuôi để trang trí, vô cùng quý giá. Có người dùng lông công làm quạt, gọi là quạt lông công. Có người lại cắm lông công cắm vào bình san hô, bày ở trên bàn. Nổi bật nhất có lẽ là các quan viên đời Thanh dùng lông công để cắm vào mũ, thời đầu Thanh, chỉ những đại thần quý tộc nhận được đặc ân của triều đình mới được ban tặng, sau này được sử dụng để ban thưởng nhiều hơn, nhưng cũng chỉ có quan ngũ phẩm trở lên mới được dùng. Vì vậy lông công đã trở thành biểu tượng cho giới quan lại, quyền thế. Tranh cát tường sau này cũng có hoa văn lông công cắm vào bình san hô, xuất hiện trong hình vẽ, văn phòng phẩm và nhiều vật dụng khác, gọi là “linh đỉnh huy hoàng” hoặc “hồng đỉnh hoa linh”, ngụ ý chúc cho quan lộ thuận lợi, thăng quan tiến chức.
Giá trị :
Công hay khổng tước là loài chim thuộc họ trĩ, từ xưa nó đã được xem là loài chim quý và được coi trọng, mọi người rất chú ý đến bộ lông đuôi sặc sỡ của nó. Thời cổ, người ta thường nuôi công để thưởng ngoạn.
Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.
Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng vô cùng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.
Lông chim công làm thành quạt được gọi là quạt lông công. Cắm lông chim công vào bình bày ở trên bàn cũng là cách trang trí nhà cửa được yêu thích.
Trong chiều đại phong kiến Trung Quốc xưa, dùng mũ cắm lông chim công chỉ được sử dụng với các quan ngũ phẩm trở lên. Vì vậy, lông chim công nói riêng hay chim công nói chung biểu tượng cho sự quyền uy, sang trọng.
Theo các truyền thuyết xưa thì Phượng Hoàng là linh vật được hồi sinh từ trong lửa với năng lượng tràn đầy, nó biểu tượng cho sự vươn lên sau những thất bại để đạt những thành công lớn hơn. Được coi là biểu trưng của Phượng Hoàng nên chim công cũng có những giá trị như vậy.
Người ta cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt. Sự điều hòa lại âm dương là thật sự cần thiết để lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.
Nếu một người khách đến công ty, nhà bạn, hay cửa hàng của bạn mang theo người luồng khí xấu, nếu bạn dùng biện pháp phong thủy lộ liễu, khách biết sẽ buồn, bởi thế dùng một bức tranh chim công hay một chiếc bình cắm lông công trang trí huy hoàng là biện pháp xua đi luồng khi xấu mang lại vượng khí cho văn phòng lại đẹp về mặt thẩm mỹ.
Để một bình cắm lông công trong phòng ngủ được cho là sẽ tạo thêm sức mạnh phòng the cho phái nam, và sự gợi cảm cho phái nữ. Treo tranh đôi chim công ân ái trong nhà cũng giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.
Để lông công trong phòng làm việc tạo ra sự uy nghi, sang trọng và phần nào đó mang lại vượng khí cho công danh sự nghiệp của gia chủ.
Vì chim công thuộc họ trĩ, Nên trong thiết kế hay trang trí nội thất đã được ứng dụng và sử dụng khá phổ biến, vì mang lại giá trị đẹp ,thẩm mỹ cho ngôi nhà. Khi trang trí nhà cửa bạn có thể sử dụng thêm tượng chim công để trưng bày, nếu bạn không có tượng phượng hoàng, gà trống, bạn có thể dùng tượng chim công hay thế, nhưng hiệu quả tất nhiên sẽ không bằng.
Lông công ứng dụng trong trang trí quần áo, giày dép thời trang :
In hoa văn Lông Chim Công lên Áo Dạ Hội...mang giá trị cao cấp cho sản phẩm
Lông Chim Công Làm Trang sức :
Lông Chim Công Làm điểm nhấn cao cấp cho thời trang :
Trang trí Lông Chim Công trên sản phẩm đồ dùng gia đình :
Trong cuộc sống hiện đại sôi động với nhịp sống nhanh và bận rộn, việc nuôi chim công trở lên khó khăn, con người tìm đến những bức tranh chim công, tượng chim công hay đơn giản là lông chim công để trang trí nhưng cũng mang đến lợi ích phong thủy tương tự.
Lông Chim Công Ứng dụng trong nghệ thuật đương đại :
Một bức tranh treo tại văn phòng, phòng làm việc của bạn sẽ đem đến sự sang trọng, quyền quý và những ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp cân bằng âm dương giúp sự nghiệp thăng tiến.
Bên cạnh đó, bộ lông đuôi với màu sắc sặc sỡ tựa như những đồng tiền trải dài, là vẻ đẹp đặc trưng của chim công. Để lông công trong phòng làm việc sẽ tạo ra sự sang trọng, uy nghi và phần nào đó mang lại tiền tài, vượng khí cho chủ nhân căn phòng đó.
Đôi chim công là biểu tượng của tình yêu nồng thắm, bền chặt, tình cảm vợ chồng sắc son. Để một bình cắm lông công hay bức tranh, tượng đôi chim công đang ân ái trong phòng ngủ sẽ tạo thêm sự gợi cảm cho phái nữ, sức mạnh phòng the cho phái nam, giúp tình duyên bền vững, nồng thắm.
Với những người độc thân việc sử dụng tranh, tượng cặp chim công cũng có ý nghĩa tương tự, tạo sức lôi cuốn giúp gia chủ sớm tìm được người bạn đời ưng ý nhất.
Kiêng kỵ sử dụng tranh chim công có một hoặc ba con. Bởi vì hình ảnh một con trống (hoặc mái) đại diện cho cuộc sống cô độc đến hết đời, không tốt cho những người độc thân. Sử dụng tranh treo ba con sẽ là hình ảnh có người thứ ba xem vào mối quan hệ, phá vỡ tình cảm vợ chồng.
Tranh chim công nên được treo ở hướng Tây Nam của phòng ngủ đạt những lợi ích về mặt phong thủy một cách tối đa.
Với những ý nghĩa phong thủy mà chim công, tranh chim công, lông công mang đến,… chúng ta sẽ có một cách nhìn khác về loài chim này.Chúng đại diện cho vẻ đẹp hài hòa giữa tài và sắc, là một lựa chọn tuyệt vời cho những người chơi chim và đem đến những lợi ích tốt đẹp về mặt phong thủy cho gia chủ.
Chim công với xăm hình, Chim công có thuộc tính của loài chim, do vậy người tuổi rồng , rắn, trâu có thể xăm hình chim công. Người tuổi mèo, chó, gà không hợp, không nên xăm hình chim công
Hình ảnh về Lông Chim Công được ứng dụng trong mỹ thuật trừu tượng :
Chim công (khổng tước) còn được gọi là văn cầm. Chim công có hình thể đẹp, miệng ngọc, mắt huyền, cổ mảnh, ức rộng. Chim trống có đuôi dài 3 thước (1 thước = 0,3m), màu sắc sặc sỡ. Từ phần lưng kéo dài xuống hết phần đuôi được tô điểm bằng những vòng tròn ngũ sắc, phát sáng lấp lánh, yểu điệu, duyên dáng.
Cử chỉ, khí chât của loài công so với vác loài chim khác hoàn toàn có sự khác biệt. Đó là nơi hội tụ đủ của 9 đức tính tốt trong 1 cá thể:
- Thứ nhất, dung mạo đoan trang, ung dung, hoa mỹ.
- Thứ hai, âm thanh trong trẻo, vui tai.
- Thứ ba, bước chân nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Thứ tư, sống có nguyên tắc, sinh hoạt theo thói quen
- Thư năm, ăn uống điều độ, ăn thong thả, không tham lam vội vàng.
- Thứ sáu, tùy thời mà an.
- Thứ bảy, không tách ly khỏi bầy đàn, luôn đoàn tụ với đồng loại.
- Thứ tám, luôn phân biệt phương vị, không mê lạc lối về.
- Thứ chín, dùng lễ, không thô tục hàm hồ.
Chim công không chỉ đẹp mà còn có phẩm chất cao khiết. Trên trang phục của quan lại thuộc hai triều Minh, Thanh, chim công được thêu lên để phân biệt phẩm cấp cao thấp. Vào thời nhà Minh, quan văn hàng tam phẩm mới được thêu chim công, thời nhà Thanh, quan văn nhị phẩm mới được thêu chim công. Chim công trở thành loài vật tượng trưng cho chức vị, quyền thế. Hình xăm chim công đang xòe cánh tượng trưng cho quan vận hanh thông, thăng quan tiến chức.
Truyền thuyết kể rằng, nguyên phi của Đường Cao Tổ Lý Uyên vốn là một tiểu thư quốc sắc thiên hương, hoa hờn nguyệt thẹn, cầm kỳ thi họa, tài sắc vẹn toàn. Khi kén chồng, vị tiểu thư này không đưa ra tiêu chuẩn của mình, song thân của nàng cho vẽ hai con chim công rất đẹp, dán ở trên cửa. Đến ngày kén rể, ai có thể bắn trúng vào mắt của con chim công tất sẽ trở thành hiền rể của gia đình quyền quý này. Điều kiện kén rể vô cùng hà khắc, tất người cầu hôn được tiểu thư cũng không phải người bình thường. Hàng trăm người thuộc hàng công tôn, vương tử đến trổ tài thiện xạ đều không trúng đích. Duy chỉ có Lý Uyên cả hai phát tên đều ghim vào mắt của chim công và trở thành người kết mối lương duyên với tiểu thư khuê các, Do vậy, cụm từ “tước bình” (bức bình phong có dán hình chim công) trở thành ẩn dụ ví với việc kén chọn rể hiền. Từ đó chim công trở thành vật cát tường, tượng trưng cho tình yêu và hôn nhân.
Màu sắc ấn tượng của Lông Chim Công được sử dụng làm ý tưởng cho nghệ thuật làm đẹp như trang điểm , nhuộm tóc...
Hình ảnh Chim Công được ứng dụng trong tất cả sản phẩm trang trí tôn lên vẻ sang trọng quý phái, lịch lãm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét