Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Ý Trinh trình bày Kinh Địa Mẫu ( bản 4) - phần 2














BỔ KHUYẾT CHÂN KINH


Phật Mẫu hay Diêu Trì Kim Mẫu hay Tây Vương Mẫu (gọi tắt của Tây Thiên Bá Chủ Vương Cung Tây Mẫu), thuở Trời Đất sơ khai hỗn độn, một “Khối Tích Âm Tích Dương” cực phần tinh túy rút ra ở ”Bao la Càn Khôn chi hỗn hiệp” tự nhiên biến hóa trong chính trung tâm “Khối hỗn hiệp chi Càn Khôn”. Sự Biến Hóa nầy gọi là "Vô Cực Biến Hóa di chuyển” và có thể tượng trưng như hình số 1.



“Địa Mẫu bổn thị mồ Kỷ Thổ”



Phật Mẫu trấn ở giữa trung ương Càn Khôn rút khí Tiên Thiên (khí Âm Dương còn tuyệt đối trong sạch như bậc Phật Tiên) biến hóa ra “Tiên Thiên chí khí” hội hợp sanh hóa vạn vật muôn loài. Tiên Thiên Chi Khí hay Nhất Khí sơ khai là Thái Âm và Thái Dương phối hợp để sanh hóa.


“Âm Dương nhị khí cẩn tương liên”



Hai khí khắn khít giao hợp biến hóa vô cùng vô tận.

Bởi nhờ thanh khí nên con người thuở ấy tâm địa tốt tươi. Khí thanh ở Trái Đất vượt lên trên được Tỏa Nguyên Diêu Khí chiếu trở xuống làm thuận thời tiết, nhuần mưa gió, tươi tốt cỏ cây, dân cư bình yên vui sống. Đạo giáo ra đời dạy thêm cang thường luân lý.


“Phu quân bổn thị Huyền Đồng Tử

Thu lung ngã á phối thành song”


Thiên tôn tượng trưng sự khắn khít của hai khí Âm và Dương trong Ngài ”Phu quân” đây khí Dương là một vị Đồng tử tốt tươi xinh đẹp chẳng cần nghe lời khen ngợi nào dầu của chư Phật Tiên. Khí Âm âm thầm biến hóa chẳng thốt ra lời hợp với khí Dương mà sanh sanh hóa hóa chẳng ngừng.


Cũng Thần Khí hay Âm Dương phối hợp mới biến hóa ra Trời Đất rồi đến người, vật, cỏ cây,


Âm Dương đều ở trong thân Phật Mẫu mà sanh hóa, biến muôn vạn trạng ức Hóa Linh hay Chân Thần.


“Tích Âm Tích Dương” hội hợp hóa sanh thường được gọi là “Đấng Tạo Hóa”, Đấng Tạo Hóa ấy thường được xưng tụng là Phật Mẫu (nghĩa là đấng sinh thành hoàn toàn sáng suốt ) hay Phật Địa Mẫu, vì Ngài thủ ngôi Trung ương Trái Đất hay vì Ngài rút tinh túy Ngài ở Ngôi Trung ương.


Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Thần đều ở thân Mẹ mà ra.


Cũng sự biến hóa của Ngài mà sanh ra Thời Tiết, Phương Hướng trong quẻ “Càn Khôn định vị, Biến Hóa Hư Vô” quẻ hào di chuyển (hình số 2).



Sau khi tạo ra đủ nhu cầu cho các con, Địa Mẫu diệt độ về cõi Hư Không lấy danh hiệu là Diêu Trì Kim Mẫu. Ngài cai quản ba ngàn thế giới gồm có Tây Phương Cực Lạc vì thế xưng tụng Ngài: Tây Thiên Bá Chủ Vương Cung Tây Mẫu. Thời Mạt Kiếp, Ngài ra uy vũ sắp yên bốn bề. Phương Tây thường xưng tụng Ngài là “Bà Mẹ Thế Giới”.


Trì tụng danh hiệu Ngài sẽ được điển lực của Ngài với sức mạnh vô biên soi sáng tâm trí được trở nên sáng suốt vô cùng tận.


Tụng kinh Ngài sẽ được Oai Linh Ngài che trở khỏi vòng Thiên tai, Địa ách trong thời Mạt Kiếp.


Quang Tự cửu niên, chánh ngoạt, sơ cửu nhật, Thiểm Tây, Hớn Trung Phủ, Thành Cố Huyện, Địa Mẫu miếu, phi loan truyền kinh.


Đời nhà Thanh, vua Quang Tự, năm thứ 9, nhằm tiết tháng Giêng, ngày mùng 9, tại nơi tỉnh Thiểm Tây, phủ Hớn Trung, huyện Thành Cố, Phật Mẫu ngự chim loan hiện xuống tận miếu, ngài giáng cơ bút truyền ra kinh này.


Bản gốc Hán văn được dịch sang tiếng Việt.




Bát hồn vận chuyển...


Con người cha mẹ sanh ra

Thân xác của mẹ ,của cha linh hồn

Bát hồn vận chuyển học khôn

Đến nay bài học nhân hồn con mang

Nhờ ơn tam giáo minh quang

Nhân đạo ráng học bước sang thiên đàng

Thần hồn bước kế cao sang

Tôn trọng luật lệ xã làng tin yêu

Thần hoàng bổn cảnh sớm chiều

Dân luôn tin tưởng giữ điều thiện lương

Thánh hồn oanh liệt can trường

Sống nên chí thánh,thác thường hiển linh

Nhập thế hành pháp chí minh

Giúp cho nhân đạo luật hình nghiêm trang

Tiên hồn bác ái hành tàng

Xuất thế luyện đạo,mênh mang lý trời

Thần khí tu luyện không lơi

Để mà đắc pháp đến thời lập công

Nguồn gốc cha mẹ rõ thông

Cõi Tiên vui hưởng ,lập công cõi trần

Chúng sanh tiến hóa có phần

Công Quần Tiên Hội giúp trần tiến lên

Từ bi hỉ xả làm nền

Phật hồn thấu hiểu dưới trên thuận hòa

Trên thời thiên thượng,tam tòa

Dưới thời thiên hạ trái hoa cõi trần

Về bên cha mẹ ân cần

Giúp trời lập pháp mười phân vẹn mười

Niết bàn đạt pháp vui tươi

Tiểu hồn đi học điểm mười dâng cha

Phật hồn tham dự tam tòa

Giúp cho cha mẹ để hòa anh em

Chúng sanh mau hãy tìm xem

Phật hồn đại giác làm quen đại hồn



Thầy Trí Tuệ diễn giải về

- Đâu là lý Nhân Quả.

- Đâu là Tâm bồ đề.

- Đâu là Tánh của Tâm


trong Địa Mẫu Chân Kinh



1-Lý nhân quả


Người nào đầy lòng thương tiếp dẫn

Giúp chúng sanh ngộ nhận đạo chơn

Dựng đời thạnh trị thượng ngươn

Hết lòng chỉ giáo linh nhơn tỏ tường...



Kẻ nào tụng niệm chơn thành

Thánh Tiên đắc đạo rạng danh lâu rồi...


Ai chẳng tin bất cầu ác cảm

Chê bai rằng mờ ám không tùng

Ðến khi vào lúc lâm chung

Hồn linh kẻ ấy vô cùng khổ đau

Ngục A-tỳ sa vào miên viễn

Ðọa đày người lắm tiếng dễ khinh

Sanh lòng nhạo báng lý kinh

Tội như biển cả mông minh thảm sầu ...



2-Tâm bồ đề


..."Cho người trần thế dương gian tri tường

Khắp thiên hạ thập phương chung cảnh

Nạn thiên tai phải quạnh hiu sầu

Dập dồn nhiều cảnh khổ đau

Họa tai trước mắt tránh đâu bây giờ

Mẹ thương con đề thơ phân tỏ

Lại chẳng nghe ghi rõ lời châu

Cuộc đời thế sự bể dâu

Mẹ đà tường tận đoán rồi tiên tri

Dầu khó khăn việc chi nguy khốn

Mẹ bình trị chỉnh đốn khắp nơi

Phán truyền bày tỏ bao lời

Hóa sanh hoằng đạo khai đời dưỡng sanh..."



3-Tánh của tâm


Mẹ thương con chẳng đành đoạn dứt

Tình thiêng liêng bút mực ghi rằng

Các con lớn nhỏ nghe chăng

Thọ trì kinh Mẫu khó khăn cũng lành

Khắp nhơn sanh điều hành tâm đạo

Giúp cho đời cải tạo ăn năn...



Mỗi người đều có một cái Tâm ẩn khuất bên trong, vô hình vô ảnh, nhưng rất mầu nhiệm thiêng liêng. Người chỉ biết được Tâm chớ không thể thấy Tâm.


Khi Tâm thể hiện ra ngoài bằng cử chỉ, hành động, lời nói thì gọi là Tánh. Thánh nho nói: Tánh tự Tâm sanh, nghĩa là cái Tánh do từ cái Tâm sanh ra. Do đó, Tâm và Tánh liên hệ chặt chẽ mật thiết với nhau, làm cho đôi khi người ta nghĩ rằng: Tâm cũng là Tánh, mà Tánh cũng là Tâm.


Khi Tâm rung động trước những sự vật biến đổi bên ngoài và Tâm phát tiết ra thì gọi là Tình. Tình ấy do Tâm cảm động mà ra nên gọi là Tình cảm.


So sánh với chơn linh và chơn thần của con người thì:

  • Tâm là chơn linh (Thần).
  • Tánh là chơn thần (Khí). 


Tóm lại:

Nguồn gốc vũ trụ vạn vật đều do âm (mẹ) dương (cha) sanh ra.

Thật diễm phúc ở điểm giao thời này chúng ta được ơn nhuần của cha mẹ đó là những lời kinh mô tả nguồn gốc vũ trụ vạn vật trong đó có con người.

Quí thầy nào còn nói kinh Mẫu không phải chánh pháp thì quả là uổng một đời tu vẫn bám vào mạt pháp thì...không biết sẽ về đâu???.


Trích dẫn thêm từ wikipedia tiếng việt:


Địa Mẫu chân kinh hay Địa Mẫu kinh là một bài kinh do cơ bút mà có Địa Mẫu chơn kinh không có trong danh mục Đại Tạng Kinh, nội dung không tập trung đề cập các giáo lý như bát chánh đạo, tam pháp ấn, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, do đó nhiều người cho rằng kinh Mẫu không thuộc về Phật giáo. Kinh Địa Mẫu chủ yếu khuyên nhủ chúng sanh sớm lo tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận con người để hầu mong được cứu rỗi. 


Lời kinh như lời người mẹ hiền thống thiết khuyên nhủ đứa con thơ dại sớm thức tỉnh để quay về.


"Mẹ đưa trẻ vào trường vào lớp

Sắp con ngồi có lớp có lang

Nguyện đi mùi khói hương nhang


Con cầu khắp cả Tây phang Phật Trời

Ráng khẩn nguyện Cha Trời Mẹ Đất

Cùng mười phương chự Phật khắp nơi

Nào là Thần Thánh giáng đời

Để con nguyện sửa bao lời thiết tha"


Nội dung và nguồn gốc


Nguồn gốc có lẽ xuất phát từ tiên đạo và được viết ra qua các buổi hầu bút và chịu ảnh hưởng bởi lưỡng cực âm dương của Đạo giáo.


Theo bản gốc tiếng Hoa thì Địa Mẫu chân kinh được viết vào ngày 9 tháng 1 năm 1829 tại tỉnh Thiểm Tây, phủ Hán Trung, thành Cố Huyện. Miếu Địa Mẫu, người nhập đàn truyền (nói) "kinh" có tên là Phi Loan(飛鸞傳經 tạm dịch "Phi Loan truyền (nói) kinh).




Sự tích


Vua Quang Tụ nhà Thanh lên ngôi trị vì ở nước Trung Hoa, vào năm thứ 9, nhằm tiết tháng giêng, ngày mồng chín, tại nơi tỉnh Thiễm Tây, phủ Hớn Trung, huyện Thành Cổ có Phật địa Mẫu ngự chim loan hiện xuống tận miếu Bà giáng cơ bút truyền ra kinh.


Phật địa Mẫu ngự trên cõi Thượng Tần tối cao đặt quyển Chân Kinh khuyên răn đời, dưỡng dục đời và bảo toàn tính mạng cho tất cả người đời.


Sự hình thành


Tam cửu là 12, thập nhị Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo,Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Còn Nhị bát là 10 thập Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Can Chi là Âm Dương đó. Vì trong bát quái có phân chia làm 8 hướng, mỗi một hướng chia ra 8 quẻ, mỗi một quẻ chia ra 6 hào, cộng chung lại 64 quẻ, tẻ ra làm 384 hào. Đúng giờ mãn nguyện trúc cơ, thì trong thân của Mẫu xuất hiện ra sáu vị Thánh đế Minh quân. Kể dưới đây: Một là vua Thiên Hoàng, hai là vua Địa Hoàng, ba là vua Nhân Hoàng, bốn là vua Phục Hi, năm là vua Thần Nông, sáu là vua Hiên Viên. Qua đến đời vua Phục Hi thì ngài đã hiểu rõ máy biến hóa Trời Đất. Ngài bèn phân định hai khí Âm Dương và họa ra một cái bát quái Tiên Thiên rõ 8 hướng trong Kiền khôn Vũ Trụ. Đến đời vua Thần Nông thì ngài tiên đắc tìm kiếm ra được năm giống lúa và sáu thứ gạo. Đến đời vua Hiên Viên thì ngài kiếm ra đủ cách thế chế tạo ra y phục và các đồ vật dụng cho con người đời cần dùng chẳng sót món nào.


Lão Bà Địa Mẫu nầy tuy là vô hướng, chớ lão cầm quyền sữa trị và khảo sát cả nhân luân đạo lý. Vì bởi hồi mới mở mang ra một bầu khí mù mù mịt mịt thì đã có Lão Mẫu này hóa sinh ra trước. Mẫu là lớn hơn hết. Cái người mà tạo ra Thiên lập ra Địa là đây, thật là người căn gốc đó. Thưở đó có một mình Mẫu đứng ra làm thầy trước hết. Mẫu liền khai hóa mở mang ra có một mối Đạo và tuyên truyền phổ thông cũng có một phong tục cho tất cả nhân loại mà thôi.


NHỚ LỜI MẸ DẶN

Biết phận sự con đừng than thở

Đạo muôn đời nhắc nhở danh thơm

Nhục vinh chẳng nghĩ mất còn

Chỉ cần sứ mạng lo tròn Mẹ ban

Dù dạo pháp gian nan khổ cực

Hay đắng cay nghiệp lực khảo nhồi

Một lời thệ nguyện con ơi

Thần minh chứng giám đất trời rỏ thông

Chớ chán nản thay lòng đổi dạ

Muốn đắc thành đạo quả phải hành

Truân chiên thử thách phù sanh

Là điều tiến hóa luật hành người tu

Chớ nghĩ tới giận thù oán ghét

Chí đại hùng học phép từ bi

Đức ân vạn sự khó bì

dù cho lao khổ sá gì bản thân

Thương nhớ mẹ phải cần lo đạo

Mới xứng danh con thảo rồng tiên

Đáp đền thất tổ cửu huyền

Sanh thành phụ mẫu tại miền trần gian

Dù khanh tướng giàu sang khó sánh

phật thánh tiên dụng tánh thảo hiền

Nghiệp trần dù lắm oan khiên

Thành lòng tu niệm Mẹ hiền giải oan

Cơ tái tạo sảy sàng cận gấp

Chớ chần chớ để lấp tánh linh

Trận đồ bát quái luật hình

Ngũ hành vận chuyển nhơn sanh điêu tàn

Lòng mẹ đã rải ban chỉ dạy

Các con nào còn cải luật trời

Không lo tu niệm chiều mơi

Thì đừng trách Mẹ vậy thời chẳng thương

Màn ma quỷ còn đương trà trộn

Phật thánh tiên lẫn lộn hồng trần

Để túy duyên kiếp độ căn

Dể gì gặp được chánh chơn kỳ nầy

Luật kinh phật tỏ bày nói trước

Đời mạt pháp mực thước khó dò

Tứ sanh thập nhị nhỏ to

đầu thai báo quả khó đo được lòng

Bất kể sự tổ tông đạo đức

Mang lớp người ngũ trược tâm ma

Ham làm những chuyện gian tà

Đâu còn kể đến ông bà tổ tiên

Cứ chỉ biết bạc tiền danh lợi

Rồi tung hoành gây tội chẳng cần

Giết người cướp của muôn dân

Bạo tàn độc ác khó mong chánh tà

Bởi sắc lịnh hoàng thiên ân xá

cũng là kỳ trả quả nghiệp căn

Chuyển xây định luật công bằng

Khảo nhồi thưởng phạt kiếp căn đời cùng

Sự chọn lựa hiếu trung kỳ chót

Con khá lo bòn mót đức ân

Chớ ham mê sự hồng trần

Buộc ràng nghiệp quả kiếp căn đọa đày

2 nhận xét:

  1. A chị cho hỏi có bảng đầy đủ ko.em đang tìm

    Trả lờiXóa
  2. Em đang tìm bảng kinh đủ của mẹ.lh Zalo 0899236796 phúc vinh

    Trả lờiXóa