Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

ĐÀN DƯỢC SƯ THẤT CHÂU

 




ĐÀN DƯỢC SƯ THẤT CHÂU





Đàn tràng Dược Sư đúng pháp


Hàng năm, các chùa thường lập đàn Dược Sư vào tháng Giêng đầu năm để cầu an. Ngoài ra, các chùa cũng tổ chức tụng kinh Dược Sư vào tháng 5 và tháng 9 cầu nguyện cho mọi người thoát khỏi những điều bất hạnh, tai ương.


Tại sao chúng ta tổ chức đàn Dược Sư và ăn chay, cầu nguyện là điều cần suy nghĩ. Đức Phật Dược Sư có thân tâm trong sáng như ngọc lưu ly. Muốn cầu nguyện, tiếp cận một bậc có thân tâm thuần khiết như vậy, đòi hỏi chúng ta phải có tư cách ở mức độ tương ưng nào đó.

Phật thương tất cả chúng sanh, nhưng chúng sanh tiếp cận được Phật là việc không đơn giản. Thực tế nhiều người cầu nguyện không kết quả là lý do đó. Đức Phật thì quá cao quý, trong sạch; còn chúng ta thì thân tâm đầy nhơ bẩn. Giữa ta và Phật có một khoảng cách quá lớn như vậy, nên thân và tâm chúng ta không thể gần Phật được.

Khi người lập đàn cầu nguyện với thân tâm trong sạch, đàn này có kết quả tốt. Trái lại, thân tâm không trong sạch, thì cách Phật xa, nên cầu hoài cũng chẳng được gì.

Chư Phật và Bồ-tát đều có nguyện. Chúng ta cũng vậy, muốn cầu nguyện, quan trọng nhất là phải đồng nguyện với Phật, với Bồ-tát, nhất định có kết quả tốt. Khác nguyện thì không thể nào đạt hiệu quả.

Thế nào là nguyện giống Phật và thế nào là khác với Phật. Phật và Bồ-tát chỉ phát nguyện cứu độ chúng sanh, các Ngài hoàn toàn vị tha. Chúng ta thì trái lại, lập đàn cầu nguyện Phật và Bồ-tát cứu độ mình, nghĩa là hoàn toàn vị kỷ. Hai nguyện này tương phản nhau, nên không thể có kết quả tốt. Phải phát nguyện với tinh thần vị tha vô ngã mới tương ưng với Phật và Bồ-tát, mới thành tựu quả lành.

Chúng ta lập đàn cầu nguyện cho quốc thái dân an là chính, cầu cho mọi người tai qua nạn khỏi, không phải cầu cho riêng ta. Nếu cầu nguyện cho mình là trái với nguyện của Phật Dược Sư, không được kết quả tốt. Cầu nguyện cho xã hội, cho chúng sanh, thì đúng với nguyện của Đức Dược Sư, nên Ngài sẽ gia bị cho ta, để lời nguyện của ta có kết quả. Có kết quả là thế nào.

Thân Phật Dược Sư trong suốt như ngọc lưu ly, không tì vết. Nếu hiểu thân trong suốt như viên ngọc thật, thì không đúng, vì thân như vậy không phải là thân nữa.

Phải hiểu thân của Phật Dược Sư là thân đạo đức, hay thân giới đức không có lỗi lầm, nên ví như viên ngọc trong suốt. Tuy Phật cũng mang thân ngũ uẩn, nhưng là vô lậu ngũ uẩn, nên biến thành Pháp thân, mà mọi người nhìn vào thấy trong suốt, thuần tịnh, không chút tội lỗi.

Chúng ta thấy mọi người trên thế gian, Tăng cũng như tục đều khác nhau, không ai giống ai; nhưng chúng ta thấy tất cả Phật đều giống nhau, Phật nào cũng không có lỗi lầm, Phật nào cũng hiện 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp tiêu biểu cho thân trong sạch trọn vẹn.

Khi chúng ta nhiếp tâm tụng kinh Dược Sư, cầu nguyện và được Phật Dược Sư gia bị, thân trong suốt của Phật Dược Sư đã ảnh hiện vào thân tâm ta, làm cho thân tâm ta cũng trở thành trong suốt, tất cả trần lao nghiệp chướng nhứt thời tự nhiên biến mất. Chính vì vậy mà người cũng nhìn thấy chúng ta không có tội lỗi. Đó là phần căn bản nhất thể hiện việc cầu nguyện của chúng ta có hiệu quả.

Nếu tụng Dược Sư mà người còn thấy ta tội lỗi là chưa đạt hiệu quả. Bản thân ta không có hiệu quả, vì cầu bằng tâm không trong sạch, Phật lực không gia bị được, chắc chắn không thể cầu cho người khác. Đức Phật Dược Sư có lời nguyện rằng ai thấy Ngài, nghĩ đến Ngài, nghe tên Ngài, tội gì cũng tiêu. Đức Dược Sư không gia bị cho chúng ta chứng tỏ chúng ta chưa nghĩ đến Ngài, chưa nghe tên Ngài, chưa thấy Ngài.

Tôi quán sát thấy đàn Dược Sư thanh tịnh, thì cầu nguyện được thành tựu; không thanh tịnh, chỉ là đàn tràng hình thức. Thật vậy, Phật lực không gia bị nên tất cả người tụng Dược Sư, lễ lạy, cầu nguyện, nhưng chúng ta thấy họ mệt mỏi, bệnh hoạn, buồn phiền, đau khổ. Trong một tháng, ai cũng mệt mỏi, trông chờ đàn tràng mau chấm dứt để nghỉ, như vậy đàn tràng này đã bị hư.

Tôi có kinh nghiệm điều này, trên bước đường tu, khi chúng ta đọc tụng lời Phật dạy đến mức say mê, thường không biết mệt mỏi. Nay tuy tuổi đã lớn, mà tôi lại làm việc nhiều hơn, là nhờ Phật lực gia bị, lòng thấy vui, nên sức sống mạnh mẽ hơn. Nhận được Phật lực gia bị, thì độ cảm về Phật lớn và ta thực hiện hạnh nguyện của Phật. Hai điều này tương giao là một, Phật là ta và ta là Phật, việc làm của ta mới trở thành Phật sự. Trên bước đường tu, điểm này quan trọng, không hiểu, không thực hành được, không thể đạt kết quả tốt, không vào cửa đạo được và cũng không thể tiến xa trên đường đạo.

Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta tu không kết quả tốt, vì thiếu nhất tâm, nên không thấy Phật, không cảm được Phật và không nghe được Phật.

Ta làm ở thế giới này, Phật ở thế giới khác, còn sự ngăn cách này, thì không thể đạt hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta lâm đàn cầu nguyện phải tắm gội sạch sẽ và mặc áo lễ. Sở dĩ chúng ta phải làm như vậy để cảm nhận được cuộc sống theo Phật pháp khác với cuộc sống đời thường của chúng ta. Mặc áo tràng gợi chúng ta ý thức thâm nhập đạo tràng, bắt đầu tu, thì không được nghĩ, nói và làm như người đời, tức phải giữ thân, khẩu, ý thanh tịnh.


Đạo tràng đông hay ít người, không quan trọng, quan trọng là phải thanh tịnh. Chúng ta không cần người đến đông, vì biết rằng nếu lực chi phối của chúng ta không trùm khắp, đạo tràng sẽ không thanh tịnh. Ai tu thì nhận biết điều này. Tâm và đức của ta trùm khắp đại chúng mới ảnh hưởng cho đại chúng thanh tịnh theo.

Thứ hai là nghiệp chúng sanh quá nặng và phước chúng ta quá mỏng, nên cũng không thể trùm khắp được. Phước đức chúng ta bao phủ được mười người, đạo tràng của chúng ta chỉ có mười người thanh tịnh. Nếu phước đức bao trùm một trăm người, đạo tràng tu được một trăm người. Chính phước đức của người lãnh đạo quyết định đạo tràng lớn hay nhỏ.

Tuy nhiên, phước đức chúng ta có thể bao trùm một ngàn người thanh tịnh, có tín tâm, nhưng không chắc là độ được một người chưa tín tâm. Điều đáng sợ là như vậy. Thí dụ đạo tràng gồm những người tín tâm, thanh tịnh rồi và tôi đến làm cho thanh tịnh thêm. Nhưng nếu một anh say rượu vào đạo tràng, vì anh đã mất bản tâm, không còn tự chủ, nên quậy phá, làm cho đạo tràng thành rối loạn. Nếu gặp người đa nghiệp chướng, thì càng khó hơn nữa.

Nghiệp chúng sanh nhiều vô số, tội lỗi cũng vô số. Đơn cử một thí dụ nhỏ như đạo tràng thanh tịnh hòa hợp, chỉ một người có ý không hòa vô đạo tràng sẽ làm tâm lý mọi người xáo trộn lên. Điều này thể hiện sự tương quan giữa tâm, một tâm ác xấu chen vô tâm thanh tịnh, thì khuấy động, khiến trở thành không thanh tịnh. Ví như một bể nước trong mà bỏ vào một viên mực đen, bể nước trở thành dơ. Nghiệp chúng sanh đem vào, thanh tịnh tự mất.

Thực tế chúng ta thấy một số chùa tu hành đang yên ổn, nhưng có một người sanh chứng, cả chùa náo động. Chỉ một người, nhưng làm hư cả chúng. Vì vậy, việc bố trí đạo tràng cho thanh tịnh để tu rất quan trọng.

Đối với đạo tràng Pháp Hoa, tôi có lời nguyện “Cầu xin Đại tướng Dược Xoa, đừng cho tà giáo, ác ma đến gần”. Ác ma đến gần đã phiền, nói chi đến thâm nhập đạo tràng.

Nhiều người mở đàn tràng Dược Sư, muốn quy tụ đông người để long trọng, nhưng thiếu cốt lõi nội đàn, thì hư hết. Chúng ta phải lựa một số người phát nguyện để lâm đàn Dược Sư, ít nhất có một đàn bảy người, nhiều thì có bảy đàn, bốn mươi chín người tạo thành thất khu, kết hợp thành sức mạnh và sức mạnh này tự tạo thế liên hoàn thủ hộ, ngăn chặn ác ma không thể chen vô được.

Tuy nhiên, đàn Dược Sư khép kín như vậy, ác ma bên ngoài sẽ tìm cách cài người vô phá chúng ta. Ác ma lựa trong bảy người hay bốn mươi chín người, tìm người nào đạo đức hay tinh thần yếu kém, nó tác động cho người này hư. Chỉ cần phá hại được một người là nó phá tiêu cả đàn tràng. Nó phá bằng cách nào.

Người tinh thần yếu là người thiếu sức tập trung trong thời khóa tu, nên đang tụng niệm trong đàn, họ vụt nhớ một việc nào đó, dù không phải việc xấu. Thí dụ một người ngồi đàn còn đang đi học, tự nhiên nhớ đến lớp học. Ác ma sẽ chen vào phá hư tâm của người này. Tâm của tất cả người trong đàn cũng sẽ bị hư theo, vì mọi người đang ở thế liên hoàn, nên chịu ảnh hưởng hỗ tương. Đàn Dược Sư không còn đạt kết quả tốt, vì đã bị ác ma phá hư, nên đàn không có sức sống.

Cần nhớ khi vào đàn, phải vứt bỏ mọi việc khác. Chỉ đến khi xả đàn, chúng ta mới xả tâm. Điều này ít ai làm được. Vì thế, các chùa không dám mở đại trai đàn Dược Sư lâu dài, chỉ mở một tuần. Vì tất cả bốn mươi chín người phải cố giữ tâm trong suốt bốn mươi chín ngày, thân tâm phải hoàn toàn trong sạch trong thời gian dài như thế, ít ai làm nổi.

Người ta thu hẹp lại, mở đàn trong bảy ngày với bốn mươi chín người hay bảy người tụng bảy ngày. Chỉ giữ tâm trong bảy ngày, thì có thể được. Tuy nhiên, suốt một tuần không khởi niệm gì khác, kể cả trong giấc mơ cũng là việc khó.

Thật vậy, giữ tâm trong lúc tụng kinh thì dễ, nhưng ngủ không nằm mơ là chuyện khó ai kiểm soát được. Tôi đã tập và có kết quả là trước khi ngủ, nên tụng một thời kinh ngắn, hoặc tụng Bổn môn Pháp hoa, hoặc tụng Hồng danh Pháp hoa, chúng ta niệm Phật và đi vào giấc ngủ. Tập như vậy quen, thì trong giấc ngủ, chúng ta vẫn niệm Phật, hoặc lên đàn Dược Sư tụng và trong giấc ngủ thấy được Phật Dược Sư, hay thấy thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài, hiệu quả càng cao hơn. Còn giấc ngủ không kiểm soát được, chúng ta thấy những điều không tốt, không lành, đàn Dược Sư cũng hư. Kết quả phần nhiều không cao, vì chúng ta chỉ có hình thức, phần thật tu còn yếu kém.

Ban đầu gội rửa thân chúng ta sạch sẽ, để ý thức mình bắt đầu cuộc đời mới. Và khi tâm nghĩ được Phật, thì Phật lực gia bị, tâm chúng ta cũng trở thành thanh tịnh trong suốt như ngọc. Chính tâm thanh tịnh này của ta tác động đến chúng sanh thấy ta cũng được thanh tịnh theo. Ta thấy Phật được thanh tịnh, người thấy ta cũng thanh tịnh, là họ thấy Phật qua ta. Đây là đàn thanh tịnh, nhờ đó người được thanh tịnh và phát tín tâm, thì cũng ngăn chặn được ác ma bên ngoài.

Dù họ thế nào, nhưng bước vào đàn Dược Sư, họ cũng phải sợ, không dám nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy. Đây là lời nguyện của Phật Dược Sư, hễ ai thấy Ngài, nghe danh Ngài, nghĩ đến Ngài, tâm liền thanh tịnh, nghiệp không hiện ra mà phước hiện ra, nên người thấy ta là Phật, ít nhất là Phật trong giờ chúng ta làm lễ. Còn ra ngoài, thì nghiệp chúng ta hiện ra; lúc làm lễ, nghiệp chúng ta được thanh tịnh.

Ta bắt gặp được nguyện thứ nhất của Phật Dược Sư, có được tâm thanh tịnh là phần cốt lõi tốt đẹp rồi, tất cả tai nạn, bệnh hoạn cũng theo đây tiêu mất. Thật vậy, chúng ta có nghiệp mới có bệnh, gặp tai nạn. Nhưng nghiệp thanh tịnh, bệnh phải hết, tai nạn phải qua.

Mở đàn Dược Sư tụng bảy ngày, nhờ bảy vị vào đàn thanh tịnh mà cảm được Phật Dược Sư. Bệnh nhân cảm Phật Dược Sư qua bảy vị này, nên bệnh họ hết, chữa lành bệnh từ tâm.

Chúng ta tu sai pháp, làm không đúng, lại bệnh hoạn, buồn phiền hơn. Không thấy cái sai của mình, mà lại phạm thêm sai lầm nữa, là nghĩ Phật không linh nghiệm. Kết quả tu sai của chúng ta làm cho người nghĩ Phật sai và họ cũng không dám tu, chúng ta phạm thêm tội phá pháp, một tội rất nặng.

Đức Phật Dược Sư có bảy vị Bồ-tát thị tùng là Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ-tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Cứu Thoát Bồ-tát, Bảo Đàn Hoa Bồ-tát và Di Lặc Bồ-tát.

Bảy vị Bồ-tát này tiêu biểu cho bảy đàn được thành lập, hay một đàn có bảy người tiêu biểu cho bảy Bồ-tát. Đức Phật Dược Sư có bảy Bồ-tát trợ thủ, nên hiệu quả của Ngài rất cao.

Ở đây, nếu bảy thầy, hay bảy cô lâm đàn mà không tiêu biểu được cho bảy Bồ-tát, thì đàn không linh nghiệm. Bảy thầy, hay bảy cô phải hiện được thân của bảy Bồ-tát và có tâm lượng như các ngài, đàn mới linh nghiệm.

Nhựt Quang và Nguyệt Quang là hai vị Bồ-tát thượng thủ trong đàn của Phật Dược Sư. Nhựt Quang tiêu biểu cho ánh sáng của mặt trời chiếu vào nhân gian, thiêu hủy được trần lao nghiệp chướng của con người.

Trong đàn phải hiện diện một vị thượng thủ có uy đức như vậy, khiến mọi người kính nể, không ai dám có ý nghĩ gì, không dám nói gì, tạo thế thanh tịnh cho đàn. Ví như vị Chánh na ở chùa tiêu biểu cho người đức độ, quyền uy làm cho đại chúng thanh tịnh. Vị này đi vắng là chùa lộn xộn.

Nguyệt Quang Bồ-tát cũng tiêu biểu cho ánh sáng, nhưng ánh sáng mặt trăng mát dịu hơn. Kinh Hoa nghiêm diễn tả Bồ-tát Nguyệt Quang như sau:

Bồ-tát thanh lương nguyệt

Thường du tất cánh không

Chúng sanh tâm cấu tịnh

Bồ-tát ảnh hiện trung.

Nghĩa là tâm Bồ-tát này rộng lượng, bao dung, không lưu lại bất cứ điều gì trong lòng. Cần có một người như vậy để dẫn chúng, lấy tâm đại chúng làm tâm mình, nên được đại chúng thương mến.

Vì thế, Bồ-tát Nhựt Quang được ví như người cha có uy đức mà đứa con phải kính sợ. Ví Bồ-tát Nguyệt Quang như người mẹ với tình thương bao la. Bồ-tát Nguyệt Quang không bao giờ áp đặt điều gì cho người. Ngài chỉ tiếp nhận vui buồn của người, nên tâm chúng sanh dơ hay sạch, Bồ-tát cũng không quan tâm, ngài vẫn gần gũi, thân thương giúp đỡ họ.

Đàn tràng chúng ta cần người có tâm rộng lượng, bao dung mọi người, dù người đó thiện hay ác, giàu hay nghèo, họ cần là sẵn lòng giúp.

Ngoài ra, còn có Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng cũng rất đặc biệt. Dược Vương là hiện thân của Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ-tát. Tìm một người mà ai cũng thương mến để đứng vô đàn cũng khó. Người không được ai thương mến, ở trong đàn thì đàn hư. Bước chân vô đàn, thấy Bồ-tát Dược Vương, ai cũng hết buồn phiền, được mát mẻ, an vui.

Dược Thượng Bồ-tát là đại lương y luôn cứu giúp người. Bệnh nhân thấy ngài là hết bệnh. Chúng ta vào đàn Dược Sư, tụng kinh một trăm ngày không mệt, vì có Dược Thượng cứu. Đàn chúng ta thiếu vắng Bồ-tát Dược Thượng nên tụng kinh một lúc là xỉu.

Đàn Dược Sư thanh tịnh nhờ có bảy vị Bồ-tát thị tùng Phật Dược Sư. Các ngài cũng là Bồ-tát trong hội Pháp hoa của Phật Thích Ca. Chúng ta tu Pháp hoa, trì tụng Dược Sư, liên tưởng đến Pháp hoa và kết hợp được Phật và Bồ-tát trong Pháp hoa. Từ đó, tâm chúng ta được an vui, thanh tịnh; người khác cũng nương nhờ công đức này mà vượt qua tai nạn, khỏi bệnh, nghiệp tiêu.

Vì vậy, ngay trong Ta-bà, Phật Thích Ca khuyên chúng ta dựng đàn Dược Sư để cầu nguyện thế giới của Phật Dược Sư ảnh hưởng đến thế giới này, làm cho thanh tịnh như thế giới của Đức Dược Sư.

Phật dạy chúng ta dựng đàn Dược Sư đốt đèn tiêu biểu cho ánh sáng, cũng có nghĩa là tiêu biểu cho trí tuệ. Vì vậy, Phật khuyên chúng ta đọc tụng, suy tư, dạy người làm phước, thì được công đức không thể nghĩ bàn, không phải chỉ đọc kinh, lập đàn treo phan thôi.

Lịch sử nước ta đã cho thấy bà Ỷ Lan mở kho bố thí cúng dường, bà nói rằng lương thực do dân làm ra, nên dân đói, phải chia sẻ cho dân trước; nhờ vậy, bà nổi tiếng là Quan Âm tái hiện. Mở kho bố thí, cúng dường chúng Tăng, làm người nghĩ rằng vua thương dân, lo cho dân, nên dân hết lòng với đất nước. Còn vua ác gom về cho riêng mình, để dân đói, sẽ dẫn đến việc dân nổi loạn, cướp phá.

Phật dạy đem thế giới của Phật Dược Sư đặt vào Ta-bà, Ta-bà thanh tịnh liền, bằng cách mở kho bố thí, thì sẽ không xảy ra ý niệm tranh cướp kho của nhà nước và khi dân đã no đủ rồi, dù có xúi giục họ chống đối, họ cũng không nghe theo.

Được thành quả như vậy, chúng ta đã thâm nhập đàn Dược Sư đúng pháp, không cô phụ lời Phật dạy, làm cho Phật pháp tồn tại trên thế gian lợi ích chúng hữu tình.

Quý vị đọc tụng kinh Dược Sư, suy nghĩ về 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư và phát tâm tu, thực hành đúng giáo pháp Phật dạy trong cuộc sống, chắc chắn tất cả đệ tử Phật đều tiếp nhận được Phật lực gia bị, đều thoát khỏi khổ đau, đều được thăng hoa phước đức, trí tuệ. Thành quả tu tạo được lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, tùy thuộc ở mỗi chúng ta thể hiện tâm lực, nguyện lực, hạnh lực đến mức độ nào trên bước đường đi theo dấu chân Phật.

Mong rằng tất cả hành giả của các đàn tràng Dược Sư đều thâm nhập được thế giới Tịnh Lưu Ly, diện kiến được Đức Phật Dược Sư, chư vị Bồ-tát, cùng 12 vị Dược Xoa thần tướng và tiếp nhận được lực gia trì của các Ngài, để thân luôn được bình an, trí luôn sáng suốt và gặt hái được những gì tốt đẹp nhất theo Phật dạy. 

HT.Thích Trí Quảng




Ý Nghĩa Đàn Dược Sư Thất Châu



Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.

Cho nên ngày xuân mọi người chúc tụng những lời tốt đẹp, chia sẻ những thành quả của mình đến mọi người. Bày biện Tổ đường trang nghiêm cũng là để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của con cháu. Hơn thế nữa, người ta còn đi trẩy hội ngoạn thủy du sơn, tham lễ, dâng hương các đạo tràng, các danh sách của chư vị Tổ sư, hầu thăm các bậc chân tu, đạo hạnh để được lắng nghe những kinh nghiệm tu tập, những lời dạy cao quý của các ngài, để lấy đó làm kim chỉ nam định hướng cho con đường tu nhân học Phật.

Đàn tràng được thiết kế theo đồ hình Dược Sư Mạn-đà-la với hình ảnh như một hoa sen nở trọn tám cánh. Mỗi cánh sen có một Đức Phật được bố trí theo chiều thuận nghịch như sau:

1. Đức Thiện Danh Xưng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Quang Thắng, cách thế giới Ta-bà 4 hằng hà sa Phật độ; 

2. Đức Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, ở quốc độ tên là Diệu Bảo, cách thế giới Ta-bà 5 hằng hà sa Phật độ; 

3. Đức Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Như Lai, ở quốc độ tên là Viên Mãn Hương Tích, cách thế giới Ta-bà 6 hằng hà sa Phật độ; 

4. Đức Vô Ưu Tối Thắng Kiết Tường Như Lai, ở quốc độ tên là Vô Ưu, cách thế giới Ta-bà 7 hằng hà sa Phật độ; 

5. Đức Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, ở quốc độ tên là Pháp Tràng, cách thế giới Ta-bà 8 hằng hà sa Phật độ; 

6. Đức Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, ở quốc độ tên là Thiện Trụ Bảo Hải, cách thế giới Ta-bà 9 hằng hà sa Phật độ; 

7. Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, ở quốc độ Tịnh Lưu Ly, cách thế giới Ta-bà 10 hằng hà sa Phật độ.

Bảy Đức Phật này đều ở về phương Đông.

Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông.

Phương Đông là nơi mặt trời xuất hiện, xua tan bóng tối đêm dài. Càng gần Ta-bà bao nhiêu thì càng cách xa mặt trời bấy nhiêu. Trái lại, càng xa Ta-bà bao nhiêu thì càng lại gần mặt trời bấy nhiêu. Đó là ý nghĩa vi diệu của Pháp hội Dược Sư mà chúng ta cần phải quán niệm:

Muốn gần ánh sáng giác ngộ thì phải tránh xa với hắc ám vô minh. Học Phật là bắt chước cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói luôn tỉnh thức của Đức Phật, để chuyển hóa cách sống, cách làm, cách nghĩ, cách nói thường mê lầm của chúng sanh. Tu tập theo đạo Phật là phải đem tuệ giác tỉnh thức của Đức Thế Tôn để chiếu soi lại cuộc sống của phàm tình để thấy rõ mình là ai, mình đang bước đi trên con đường nào, con đường đó có đưa mình đến cung điện Niết-bàn, an vui hạnh phúc không?

Dược Sư là thầy thuốc; Dược Sư cũng có thể hiểu là một phương thuốc.

Lưu Ly Quang là ánh sáng trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý hoàn toàn thanh tịnh.

Danh hiệu của bảy Đức Phật chính là bảy phương thuốc để trị liệu thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh của chúng sanh bằng sự thanh tịnh. Nói theo tinh thần Phật học thì hồng danh đức hiệu của mỗi Đức Phật là một phương thuốc; là một pháp hành mà người học Phật phải ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày để chuyển hóa khổ đau đem lại an vui hạnh phúc.

Tu tập theo kinh Dược Sư, hành giả phải lắng lòng thanh tịnh trì niệm danh hiệu của từng Đức Phật cho miên mật, nghĩa là phải thường xuyên uống thuốc (Dược Sư) để đào thải các chất phàm phu hắc ám ở trong mỗi chúng ta, và làm cho ánh sáng lưu ly an lành xuất hiện, càng giảm vô minh si ái tăm tối, thì càng tăng ánh sáng lưu ly tươi đẹp.

Pháp môn xưng danh là một phương pháp tự kỷ ám thị, mà hiệu lực không thể đo lường, nếu chúng ta áp dụng một cách chí thành chí khẩn. Nhưng hiệu lực ấy có cùng không có, ít hay nhiều đều tùy thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta đối với ý nghĩa nằm trong đức hiệu của chư Phật.

Có hiểu sâu ý nghĩa ấy mới thấm thía vào lòng ta, ám ảnh ta. Rồi thời gian sẽ khắng khít với ta và trở thành nguồn cảm hứng, từ đó sẽ lưu xuất ra những tư tưởng, ngôn ngữ và hành động tương xứng với ý nghĩa ấy.

Ba cõi do tâm tạo; Muôn pháp từ thức biến. Thiên đường địa ngục, đau khổ an vui đều do tâm ta quyết định

Tu học theo Pháp môn Dược Sư là phải thắp đèn trí tuệ liên tục. Treo Thần phan năm sắc (phong độ, cách sống luôn tươi đẹp) để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm pháp hội.

Đem chất liệu từ bi đượm thấm ba nghiệp để lời nói, hành động và ý nghĩa đều có tính dược, hầu chuyển hóa khổ đau của kiếp người và trị liệu những chứng bệnh trầm kha trong cuộc sống.

Giải kết giải kết giải oan kết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài cầu xin giải kết.

Quy mạng Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương.

Xin Ngài ban ánh sáng lưu ly thanh tịnh cho mọi người để được sống an lành trong tuệ giác từ bi của Đức Phật.




TT. Thích Lệ Trang






Cách lập đàn và tụng Kinh Dược Sư




- Cầu Phật và niệm Phật,tin tưởng nơi đức Phật hộ trì, mặt khác niệm Phật thì tự tâm trong lặng, không khởi lên dục vọng thất tình, bệnh tất mau lành.


Đàn Dược Sư được thiết lập để kỳ an Gia đạo và Bổn mệnh. Cầu nguyện Phong điều Vũ thuận, Quốc Thái Dân An. Tùy theo tính chất và bổn nguyện mà Đàn tràng được thiết lập lớn nhỏ, thời gian dài ngắn. Vào dịp đầu năm, các Chùa thường tổ chức Đàn này. Cung thỉnh Các vị Chư Tôn Trưởng lão Chứng minh và luân phiên trì tụng Kinh Dược Sư Bổn Nguyện để cầu nguyện chung cho tất cả Phật tử. Ngoài ra. Khi tư gia có tai nạn hoặc người lâm bịnh nặng, ngoài việc chữa trị bằng Đông, Tây y thì cũng có thể kiến lập Đàn này để cầu nguyện.

Như vậy, ngoài ý nghĩa dùng Dược lực từ Đông, Tây y để chữa trị, Pháp lập đàn Dược Sư là phương pháp dùng Tín lực để chữa trị, cầu nguyện được sự gia trì của Chư Phật. Trong sự Tín lực này cũng có hai duyên:

_Nội duyên: Nghĩa là tự mình cầu Phật và niệm Phật,tin tưởng nơi đức Phật hộ trì, mặt khác niệm Phật thì tự tâm trong lặng, không khởi lên dục vọng thất tình, bệnh tất mau lành.
_Ngoại duyên: Nghĩa là do những người trong gia đình tụng kinh, lễ bái giúp vào. Hoặc thỉnh chư Tăng, chư thiện hữu trợ duyên lễ Phật, tụng kinh để đem tâm tưởng tha lực phù trì, hiệp cùng tự lực, tất nhiên có được một năng động lực mạnh mẽ mà khiển bệnh tình chóng dứt.
Muốn đạt được sự lý dùng sức tin tưởng trị liệu, người Phật tử cần phải biết rõ nghi thức tụng kinh Dược sư, tụng thường hay tụng hội.

1. NGHI THỨC TỤNG KINH DƯỢC SƯ

Tụng thường: Nghiã là đối trước bàn Phật mà đem kinh Dược sư ra tụng, nhất tâm cầu nguyện hồi hướng công đức để cho người bệnh chóng được bình phục.
Việc tụng này có thể tổ chức ngay tại trong gia đình hay cầu thỉnh một vị Tăng tụng cho ở chùa cũng được, điều cốt nhất là người cầu tụng cũng như người tụng đều phải chí thành. Gia chủ tín thành nhưng thầy tụng có tính cách là sự tụng thuê, miễn sao xong việc thì thôi, thì không có công hiệu. Ngược lại người tụng kinh chí thành mà người gia chủ coi là một sự bất đắc dĩ phải chiều ý mà tổ chức tụng chứ không thật tâm muốn tụng, hoặc cố tổ chức cho có tiếng vang đối với bạn bè, hàng xóm v.v...nghĩa là có tính cách cầu danh thì cũng không lợi lạc. Về cách trang biện lễ vật thì cứ tùy tâm biện lễ, cốt được thanh tịnh là hơn.

Tụng hội:Tức là tổ chức lễ đàn Dược sư có bảy vị ngồi tụng hoặc có bảy khu, mỗi khu có bảy vị gọi là đàn Dược sư thất khu.
Việc tụng kinh Dược sư hội cần nên chú ý mấy điểm sau đây: 1. THIẾT LẬP ÐÀN TRÀNG_Ðàn Dược sư có thể thiết lập tại nhà cũng như tại chùa chia làm 7 khu có 7 hình tượng Phật, có tràng phan, bảo cái:

THẤT PHẬT TRỢ TUYÊN DƯƠNG
_Nam mô Tỳ Bà Thi Phật
_Nam mô Thi Khí Phật
_Nam mô Tỳ Xá Phù Phật
_Nam mô Câu Lưu Tôn Phật
_Nam mô Câu Na Hàm mâu ni Phật
_Nam mô Ca Diếp Phật
_Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

BÁT ÐẠI BỒ TÁT GIÁNG CÁT TƯỜNG
_Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
_Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
_Nam mô Ðắc Ðại Thế Bồ Tát
_Nam mô Vô Tận Ý Bồ Tát _Nam mô Bảo Ðàn Hoa Bồ Tát
_Nam mô Dước Vương Bồ Tát
_Nam mô Dược Thượng Bồ Tát
_Nam mô Di Lặc Bồ Tát

THẬP NHỊ DƯỢC XOA ÐẠI TƯỚNG
_Cung Tỳ La Ðại tướng
_Phạt Triết La Ðại tướng
_Mê Xí La Ðại tướng
_An Ðể La Ðại tướng
_Án Nể La Ðai tướng
_San Ðề La Ðại tướng
_Nhân Ðạt La Ðại tướng
_Ba Di La Ðại tướng
_Ma Hồ La Ðại tướng
_Thân Ðạt La Ðại tướng
_Chiêu Ðỗ La Ðại tướng
_Tỳ Yết La Ðại tướng

Bảy khu được phân định ra:

Trung Ương _ Thượng phương _ Hạ phương _ Ðông phương _ Nam phương _ Tây phương _ Bắc phương.

Mỗi khu được đặt 1 cái bàn và 7 ghế ngồi, nếu là tụng 49 vị và mỗi bàn 1 ghế ngồi, nếu chỉ có 7 vị ngồi tụng. Về việc bày bàn nên xếp đặt theo 2 phương thức tùy theo vị trí chỗ thiết lập: _ Xếp ngang _ bày bàn cùng hướng lên một hướng song song ngang nhau, hoặc giữa 3 bàn và 4 bàn lui xuống một chút.
_ Xếp theo phương hướng _ Trung Ương 3 bàn, rồi 4 bàn 4 phía đâu vào.( Nhìn thấy 5 bàn một hàng ngang , 3 bàn một hàng dọc ). Trung Ương đàn nên được bày biện nguy nga hơn hết và đó là chỗ vị Sám chủ ngồi tụng, nếu được ngoảnh mặt về phương Ðông thì tốt hơn hết.

2. VẬT PHẨM TRANG TRÍ
_ Về thức vật bày biện phải có đủ mỗi bàn:
a/ Ðầy đủ
_Một tượng Phật _Một bát hương _Hai cây nến (đăng) _Hai bình hoa _Hai mâm quả( Năm thứ quả, có năm mầu ) _Trà _Thực( thực vật ăn được như oản khảo hay oản nếp hoặc xôi chè v.v... Về vật phẩm cúng dàng nên y theo lục cúng tức là ở món chay tịnh
b/ Giản tiện
_Một bát hương _Một cây nến _Một bình hoa

3. VIỆC THỈNH NGƯỜI TỤNG KINH
_ Trong hội Dược sư ít nhất cũng nên có một vị Ðại Ðức Tăng chủ lễ, nếu được 7 vị Tăng hoắc Ni chia ra đứng chủ mỗi bàn thì càng quí hóa. Trường hợp không thỉnh được vị Tăng thì cũng có hàng cư sĩ có đức hạnh đáng tôn làm chủ lễ. Tất cả những vị trong đàn đều phải ăn mặc tề chỉnh (có áo tràng) và nếu có thể nên được chay tịnh ba ngày hay một ngày trước khi vào đàn. Những vị tham dự tụng kinh Dược sư hội nên giữ những điều cấm sau đây:
_Không nên ăn trầu trong khi tụng kinh
_Không nên hút thuốc
_Không nên chuyện trò, cười nói trong lúc tụng kinh cũng như trước khi tụng kinh
_Không nên vừa tụng kinh vừa quạt phì phà, phì phạch hoặc vặn mình nghiêng bên nọ, ngã bên kia.

Ðối với gia chủ phải giữ tuyệt đối những điều răng cấm sau đây:
_Không sát sanh.
_Không mời thầy bùa chú nguyện.
_Không cầu ma đảo quỉ, tin thầy yêu nghiệt.

Phải thực tâm hồi hướng bằng cách làm các việc phúc đức:
_Ấn tống kinh sách
_Làm việc bố thí
_Tổ chức phóng sanh
Ðối với người đau,cũng phải luôn luôn niệm câu : “Nam mô Dược Sư Phật”.

Hoặc nếu tâm linh còn minh mẫn có thể chuyên tụng bài chú sau đây:
“Nam mô Bạc già phạt đế bệ sái xã lũ rô, bệ lưu li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hắt đế. Tam diễu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế tóa ha”.
Càng nhiều càng có lợi lạc. Tuy nhiên, dù là tụng thường, dù là tụng hội, nên có ý niệm chân xác là phương pháp tụng kinh cốt ở ý thành, về lễ lạt càng giản dị càng tốt, trong hoàn cảnh nghèo chỉ cần một nén hương thơm, một chén nước trong cũng đủ.




Phát tâm hộ trì Chánh Pháp cữu trụ thế gian lợi ích hữu tình và muốn tu học những lời vàng ngọc của Ðức Phật dạy để chứng đắc và hóa sinh về cõi Phật An Lạc ngay trong đời này, thỉnh mời chư thiện hữu đến





KHÓA LỄ TRÌ TỤNG KINH DƯỢC SƯ

Trầm Hương Đốt

Trầm Hương Đốt, Xông Ngát Mười Phương
Nguyện Nguyện Kính Đức Nghiêm Từ Vô Lượng
Cầu Cầu Xin Chứng Tâm Thành Chúng Con
Vầng Vầng Khói Kết Mây Lành Cúng Dường
Đạo Nhiệm Mầu Đã Lan Truyền Nơi Cùng Nơi
Nhờ Chân Lý Chúng Sanh Đều Thoát Luân Hồi
Đồng Qui Kính, Quỳ Dưới Đài Sen
Dâng Hoa Thơm Tinh Khiết Màu Thắm Tươi Cành
Đài Quang Minh Sáng Huy Hoàng Trang Nghiêm
Ơn Mười Phương Điều Ngự Hào Quang An Lành
Nhìn Đạo Uyển Chuyển Soi Khắp Cùng Quần Sanh
Phật Đạo Đồng Cùng Nhau Tu Tinh Tấn Mau Viên Thành

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng kính bạch Đức Thế Tôn, đệ tử chúng con ....

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát

Thân Phật thanh-tịnh tợ lưu-ly.
Trí Phật sáng ngời như trăng sáng.
Phật ở thế gian thường cứu khổ,
Tâm Phật không đâu không từ bi.

Đại-từ Đại-bi thương chúng sinh,
Đại-hỷ Đại-xả cứu muôn loài.
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Đệ-tử chúng con qui-y đảnh-lễ.



Nhất tâm đảnh-lễ: Nam-mô .......





BÀI TÁN HƯƠNG
(Mọi người cùng ngồi kết già cùng đọc)

Dương chi tịnh thủy
Biến sái tam thiên
Tánh không bát đức lợi nhơn thiên
Pháp giới quảng tăng diên
Diệt tội tiêu khiên
Hỏa diệm hóa hồng liên
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát (3 lần)


CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI

Án Lam (7 lần)


CHƠN NGÔN TỊNH KHẨU NGHIỆP

Tu Rị Tu Rị, Ma Ha Tu Ri, Tu Tu Rị Ta Ba Ha (3 lần)


CHƠN NGÔN TỊNH TAM NGHIỆP

Án Sa Phạ, Bà Phạ Thuật Đà Sa Phạ, Đạt Ma Sa Phạ Bà Phạ Thuật Độ Hám (3 lần)


CHƠN NGÔN PHỔ CÚNG DƯỜNG

Án Nga Nga Nẵng, Tam Bà Phạ, Phiệt Nhựt Ra Hồng (3 lần)


CHƠN NGÔN AN THỔ ĐỊA

Nam Mô Tam Mãn Đa, Một Đà Nẫm, Án Độ Rô Độ Rô, Địa Vĩ Ta Ba Ha (3 lần)


ĐẠI BI CHÚ

NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Đa. Nam Mô A Ri Da, Bà Lô Yết Đế, Thước Bát Ra Da, Bồ đề Tát Đỏa Bà Da, Ma Ha Tát Tỏa Bà Da, Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da. Án Tát Bàn Ra Phạt Duệ, Số Đát Na Đát Tỏa. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa, Y Mông A Rị Da, Bà Lô Kiết Đế, Thất Phật Ra Lăng Đà Bà. (1 tiếng chuông).

Nam Mô Na Ra Cẩn Trì Hê Rị, Ma Ha Bàn Đa Sa Mế, Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng, A Thệ Dựng, Tát Bà Tát Đa Na Ma Bà Già, Ma Phạt Đạt Đậu Đát Điệt Tha, Án A Bà Lô Hê, Lô Ca Đế, Ca Ra Đế, Di Hê Rị, Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa, Tát Bà Tát Bà, Ma Ra Ma Ra, Ma Hê Ma Hê, Rị Đà Dựng Câu Lô Câu Lô Kiết Mông, Độ Rô Độ Rô, Phạt Xà Da Đế, Ma Ha Phạt Xà Da Đế, Đà Ra Đà Ra, Địa Rị Ni, Thất Phật Ra Da, Dá Ra Dá Ra, Mạ Mạ Phạt Ma Ra, Mục Đế Lệ, Y Hê Di Hê, Thất Na Thất Na, A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi, Phạt Sa Phạt Sâm, Phạt Ra Xá Da, Hô Lô Hô Lô Ma Ra, Hô Lô Hô Lô Hê Rị, Ta Ra Ta Ra, Tất Rị Tất Ri, Tô Rô Tô Rô, Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ, Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ, Di Đế Rị Da, Na Ra Cẩn Trì Địa Rị Sắc Ni Na, Ba Dạ Ma Na Ta Bà Ha, Tất Đà Dạ Ta Bà Ha. Ma Ha Tất Đà Dạ Ta Bà Ha. Tất Đà Du Nghệ Thất Bàn Ra Dạ, Ta Bà Ha. Na Ra Cẩn Trì, Ta Bà Ha. Ma Ra Na Ra Ta Bà Ha. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da Ta Bà Ha. Ta Bà Ma Ha, A Tất Đà Dạ, Ta Bà Ha. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ, Ta Bà Ha. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ, Ta Bà Ha. Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ, Ta Bà Ha. Ma Bà Lị Thắng Yết Ra Dạ, Ta Bà Ha.

Nam Mô Hắt Ra Đát Na, Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Rị Da, Bà Lô Yết Đế, Thước Bàng Ra Dạ, Ta Bà Ha. Án Tất Điện Đô, Mạn Đa Ra, Bạt Đà Dạ, Ta Hà Ha (3 lần, 1 chuông)

PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

Khể Thủ Quy-Y Tô Tất Đế
Đầu Diện Đảnh Lễ Thất Câu Chi
Ngã Kim Xưng Tán Đại Chuẩn Đề
Duy Nguyện Từ Bi Thùy Gia Hộ

Nam Mô Tát Đa Nẫm Tam Miệu Tam Bồ Đề, Câu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha, Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề, Ta Bà Ha (3 hoặc 7 lần, 1 chuông)

Chuẩn Đề Công Đức Tụ
Tịnh Tịch Tâm Thường Tụng
Nhất Thiết Chư Đại Nạn
Vô Năng Xâm Thị Nhơn
Thiên Thượng Cập Nhơn Gian
Thọ Phước Như Phật Đẳng

Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát

Bộ Lâm
Án Lam
Án Xỉ Lâm
Án Ma Ni Bát Ni Hồng
Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Ba Ha
(3 lần, 5 lần hoặc 7 lần)

VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)

Cúi Lạy Đấng Tam Giới Tôn
Quy Mạng Cùng Mười Phương Phật
Con Nay Phát Nguyện Rộng
Thọ Trì Kinh Của Phật
Trên Đền Bốn Ân Nặng
Dưới Cứu Khổ Tam Đồ
Nếu Có Kẻ Thấy Nghe
Đều Phát Lòng Bồ Đề
Hết Một Báo Thân Nầy
Sanh Qua Cõi Cực Lạc

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)


LỜI KỆ KHAI KINH

Pháp Vi Diệu Rất Sâu Vô Lượng
Trăm Nghìn Muôn Ức Kiếp Khó Gặp
Con Nay Thấy Nghe Được Thọ Trì
Nguyện Hiểu Nghĩa Chơn Thật Của Như-Lai

Nam Mô Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

KINH NÓI VỀ CÔNG ĐỨC BẢN NGUYỆN CỦA

ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

Đúng thực như thế, chính tôi được nghe:

Một thời bấy giờ. Đức Bạc Già Phạm đi độ các nước, đến thành Quảng Nghiêm. Ngài dừng lại ở dưới cây âm nhạc, cùng với tám nghìn vị đại Bậc-sô, ba vạn sáu nghìn, vị đại Bồ-tát, và các quốc vương, các quan đại thần, các Bà-la-môn, các thầy cư sĩ, thiên, long, bát bộ, nhân với phi nhân, đông không xiết kể, thảy đều cung kính, vây kín xung quanh, Đức Phật thuyết pháp.

Con đấng Pháp vương, bấy giờ là Ngài Mạn Thù Sư Lợi, theo uy thần Phật, đương ngồi đứng dậy, hở một vai áo, đầu gối bên hữu, quỳ sát tận đất, nhìn Bạc Già Phạm, cúi mình, chắp tay, bạch rằng: Thế Tôn, xin Phật diễn thuyết, cũng giống như thế, diễn những danh hiệu, và những điều nguyện, căn bản lớn lao, công đức tuyệt vời, của các Đức Phật, cho những người nghe, tiêu hết nghiệp chướng, vì muốn lợi lạc, các loài hữu tình, khi tượng pháp chuyển.

Bấy giờ Thế Tôn tán thán Đồng tử, Mạn Thù Sư Lợi, Ngài khen ngợi rằng: “Hay lắm! Hay lắm! Mạn Thù Sư Lợi, lòng đại bi ông, khuyến thỉnh Ta nói, danh hiệu chư Phật, bản nguyện công đức, để bạt cho hết nghiệp chướng ràng buộc, các loài hữu tình, và để làm cho, lợi ích an lạc, các loài hữu tình, khi tượng pháp chuyển.

Ông hãy nghe kỹ, nghiền nghĩ thực khéo, Ta sẽ nói đây”.

Mạn Thù Sư Lợi, bạch rằng: Xin vâng, xin Thế Tôn nói, chúng con thích nghe.

Đức Phật bảo Ngài Mạn Thù Sư Lợi: Về phương Đông kia, cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Găng-giờ, ở đấy có một thế giới gọi là cõi Tịnh Lưu Ly.

Đức Phật cõi ấy, hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác, Minh hành viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc Già Phạm.

Ông Mạn Thù ơi, khi Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai còn đương hành đạo Bồ-tát. Ngài đã phát ra, mười hai nguyện lớn, khiến cho hữu tình, cầu gì cũng được.

NGUYỆN LỚN THỨ NHẤT

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, A nốc đa la tam diễu tam Bồ-đề, thì tự thân Ta, sáng trưng rực rỡ, soi suốt tất cả, vô số thế giới, vô lượng vô biên; dùng ba mươi hai, tướng đại trượng phu, tám mươi tùy hình, để trang nghiêm thân, khiến cho hết thảy, các loài hữu tình, đều được tất cả, như Ta không khác.

NGUYỆN LỚN THỨ HAI

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, thì tự thân Ta, như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, sạch không vết bẩn, quang minh rộng lớn, công đức cao vời, thân khéo ở yên, trong lưới tia sáng, trang nghiêm hơn cả, mặt trời, mặt trăng, chúng sinh tối tăm, đều được sáng bừng, đâu cũng làm được, mọi sự như ý.

NGUYỆN LỚN THỨ BA

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, Ta dùng rất nhiều, trí tuệ phương tiện, vô lượng vô biên, khiến cho hữu tình, đều được mọi vật, thụ dụng vô cùng, chẳng để chúng sinh, có chỗ thiếu thốn.

NGUYỆN LỚN THỨ TƯ

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu có hữu tình, tu hành tà đạo, thì Ta khiến cho, đều được ở yên, trong đạo Bồ-đề; nếu ai hành đạo Thanh Văn, Độc Giác, thì Ta cũng đều, lấy đạo Đại thừa, mà dựng cho yên.

NGUYỆN LỚN THỨ NĂM

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu có vô lượng, vô biên hữu tình, tu hành phạm hạnh, trong pháp của Ta, thì hết thảy đều được giới chẳng thiếu, đủ giới tam tụ, nếu có ai mà, trót đã phạm giới, nghe tên Ta rồi, lại được tịnh giới, chẳng vào đường ác.

NGUYỆN LỚN THỨ SÁU

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu những hữu tình thân thể hèn kém, mọi căn chẳng đủ, xấu xa, ngu ngốc, mù, điếc, ngọng, câm, què quặt, còng lưng, hóa hủi, điên cuồng, bao nhiêu bệnh khổ, nghe tên Ta rồi, hết thảy đều được, đẹp đẽ sáng suốt, mọi căn hoàn toàn, không mọi tật khổ.

NGUYỆN LỚN THỨ BẢY

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu những hữu tình, mắc mọi bệnh khổ, không ai cứu chữa, không chỗ nương thân, không người thân thiết, không cửa không nhà, bần cùng khốn khổ, một khi tên Ta, nghe lọt vào tai, mọi bệnh đều hết, thân tâm yên vui, gia quyến tiền của, thảy đều phong túc, rồi tu đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề.

NGUYỆN LỚN THỨ TÁM

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu có thân gái, thấy trăm nỗi xấu, bức bách khổ não, sinh lòng chán ngán, muốn bỏ thân gái, nghe tên Ta rồi, thảy đều chuyển được, thân gái thành trai, đủ tướng trượng phu, rồi tu đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề.

NGUYỆN LỚN THỨ CHÍN

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, khiến những hữu tình, thoát chài lưới ma, thoát được hết thảy, ngoại đạo ràng buộc; nếu lạc vào các, rừng rậm ác kiến, Ta sẽ dắt dẫn, lên đường chính kiến, rồi tu tập dần, mọi hạnh Bồ-tát; chóng chứng được đạo, Vô thượng Bồ-đề.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu những hữu tình, bị pháp luật bắt, trói buộc đánh đập, giam cầm lao ngục, hoặc bị tử hình, và còn rất nhiều, tai nạn khác nữa, lấn hiếp nhục nhã, lo sầu nung nấu, thân tâm chịu khổ, nếu mà được nghe, danh hiệu của Ta, vì sức oai thần, phúc đức của Ta, đều được giải thoát hết thảy lo khổ.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI MỘT

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu những hữu tình, bị đói khát khổ, vì kiếm ăn mà, tạo mọi nghiệp ác, khi nghe tên Ta, chuyên tâm trì niệm, thì Ta hãy cho, ăn uống rất ngon, để no thân đã, rồi sau Ta mới, cho ăn Pháp vị, để lập thành người, rốt ráo yên vui.

NGUYỆN LỚN THỨ MƯỜI HAI

Nguyện đời sau này, khi Ta đắc đạo, Vô thượng Bồ-đề, nếu những hữu tình, nghèo không áo mặc, ruồi muỗi, bức rét, khổ suốt đêm ngày, khi nghe tên Ta, chuyên tâm trì niệm, thì tâm muốn gì, liền được đủ thứ, áo mặc thật đẹp, được cả đồ dùng, quý báu trang nghiêm, đeo hoa ướp hương, âm nhạc múa hát, tùy tâm thích gì, đều được đầy đủ.

Ông Mạn Thù ơi, thế là mười hai, nguyện rất nhiệm mầu, của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác, khi Ngài còn đương hành đạo Bồ-tát, Ngài đã phát ra.

Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, là những nguyện lớn, của Thế Tôn Dược Sư Quang Như Lai, Ngài đã phát ra, khi Ngài còn đương, hành đạo Bồ-tát, và những công đức, trang nghiêm ở bên, cõi nước của Ngài, nếu Ta nói ra, đến hết một kiếp, hay hơn một kiếp, cũng không hết được.

Nhưng có một điều: Ở nước Phật kia, một màu thanh tịnh, không có nữ nhân, không có ác thú, và những tiếng khổ; mặt đất thuần là, ngọc phệ lưu ly; những thừng bằng vàng, giăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, mạng lưới, đều bằng thất bảo, cũng như thế giới, Cực lạc phương Tây, công đức trang nghiêm, giống nhau không khác.

Trong nước có hai, vị đại Bồ-tát: Một vị gọi là, Nhật Quang Biến Chiếu. Một vị gọi là: Nguyệt Quang Biến Chiếu, đứng đầu tất cả, vô số vô lượng, các vị Bồ-tát. Hai ngài lần lượt, sẽ lên ngôi Phật, đều giữ vững được, kho báu chính pháp, của Đức Thế Tôn, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Ông Mạn Thù ơi, bởi thế cho nên, những thiện nam tử, và thiện nữ nhân, có tín tâm rồi, thời nên phát nguyện, sinh sang thế giới, của đức Phật kia.

Bấy giờ Thế Tôn, lại bảo Đồng tử, Mạn Thù Sư Lợi: Này ông Mạn Thù, có những chúng sinh, chẳng biết thiện ác, chỉ ôm cái lòng, tham lam keo bẩn, chẳng biết bố thí, và những quả báo, về hạnh bố thí, ngu si không trí, thiếu mất tín căn, chứa nhiều của báu, cầu giữ lấy mãi, thấy kẻ xin đến, tâm họ chẳng mừng, khi bất đắc dĩ, họ phải bố thí, thì họ coi như, cắt miếng thịt họ, rất là đau tiếc. Lại có lắm kẻ, tham lam keo sẻn, tích trữ tiền của, đến ngay thân họ, còn chẳng tiêu dùng, huống lại dám cho, cha mẹ vợ con, tôi đòi sai khiến và kẻ đến xin. Những hữu tình ấy đến lúc mệnh chung, sinh làm ngạ quỷ, hoặc làm bàng sinh, nhưng vì thuở xưa, ở đời từng được, tạm nghe danh hiệu, của Đức Thế Tôn, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên đương khi ở, trong vòng ác thú, được tạm nhớ đến, danh hiệu của Ngài, ngay trong phút nghĩ, liền ra khỏi vòng, lại được làm người, nhớ được túc mệnh, sợ khổ ác thú, chẳng ham dục lạc, thích làm bố thí, và khen những người, hay làm bố thí; mình có những gì, đều không tham tiếc, dần dà đem cả, đầu mắt chân tay, máu thịt của mình, cho kẻ đến xin, huống còn tiếc gì, đến tài vật khác.

Còn nữa này ông Mạn Thù Sư Lợi; nếu những hữu tình, tùy theo Như Lai, nhận các chỗ học, mà phá thi la, lại có kẻ tuy chẳng phá thi la mà phá quỹ tắc, kẻ giữ được cả thi la quỹ tắc, lại hủy chính kiến; lại có kẻ tuy chẳng hủy chính kiến, mà bỏ đa văn, chẳng thể hiểu rõ, nghĩa sâu trong kinh của Phật đã nói. Có kẻ đa văn, lại tăng thượng mạn, vì tăng thượng mạn, che lấp tâm rồi, khen mình chê người, phỉ báng chính pháp, làm bạn với ma, người ngu như thế, tự mình đi vào, con đường tà kiến, lại còn làm cho, vô lượng ức triệu, hữu tình cùng theo, xuống hố hiểm sâu. Những hữu tình này, trôi quanh mãi mãi, trong vòng địa ngục, bàng sinh, quỷ thú, nếu mà được nghe, danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, liền bỏ ác hạnh, tu mọi thiện pháp, chẳng đọa ác thú, dù có kẻ nào, chẳng thể bỏ được, hết mọi ác hạnh, mà tu thiện pháp, phải đọa ác thú, vì nhờ sức thần, bản nguyện của Phật, khiến họ hiện tiền, đã được tạm nghe, danh hiệu của Phật, họ sẽ thoát thân, nơi ác thú kia, lại được làm người, chính kiến tinh tiến, khéo điều hòa được, tâm ý yên vui, liền bỏ được nhà, đến chốn không nhà, chịu theo chỗ học, trong pháp Như Lai, không hề hủy phạm, chính kiến đa văn, hiểu nghĩa rất sâu, bỏ tăng thượng mạn, chẳng báng chính pháp, chẳng bạn với ma, dần dần tu hành, những hạnh Bồ-tát, chóng được vẹn tròn.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu những hữu tình, sẻn tham ghen ghét, khen mình chê người, sẽ phải đọa vào, trong ba đường ác, mấy mươi nghìn năm, chịu mọi cực khổ, chịu cực khổ rồi, ở đấy mãn hạn, lại lên nhân gian, làm thân trâu ngựa, lừa và lạc đà, thường bị đòn đánh, đói khát khổ não, lại thường mang nặng, theo đường mà đi, hoặc được làm người, ở nơi hạ tiện, làm kẻ tôi đòi, bị người sai khiến, chẳng được tự tại, nếu xưa làm người, đã từng được nghe, danh hiệu Thế Tôn, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bởi nhân lành ấy, nay lại nhớ đến, dốc lòng quy y, nhờ thần lực Phật, giải thoát mọi khổ, mọi căn thông lợi, trí tuệ đa văn, thường cầu thắng pháp, thường gặp bạn hiền, dứt hẳn lưới ma, đập vỡ cái xác, vô minh bưng tối, gạn ròng phiền não, giải thoát hết thảy, sinh già bệnh chết, lo sầu khổ não.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu những hữu tình, thích gây ngang ngược, đánh nhau kiện nhau, làm cho não loạn, cả mình và người, đem thân, miệng, ý, tạo thêm mãi ra, bao nhiêu nghiệp ác, lần lượt thường làm, sự chẳng lợi ích, mưu hại lẫn nhau, đi gọi các thần, ở rừng ở núi, ở cây ở mả, rồi giết chúng sinh, lấy máu lấy thịt, cúng tế bọn quỷ, Dược xoa, La sát, viết tên kẻ thù, làm hình kẻ thù, làm bùa chú ác để mà nguyền rủa; yểm bùa thành mị, nuôi trùng thành cổ, hô quỷ nhập vào, thây chết đứng dậy, sai đi giết hại, thân mệnh người ta; những hữu tình ấy, nếu mà được nghe, danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì ác sự kia, đều chẳng hại được; lần lượt hết thảy, đều khởi từ tâm, lợi ích yên vui, không còn có ý não hại hiềm thù, ai cũng vui mừng; mọi vật thụ dụng, tự cho là đủ, chẳng lấn của nhau, mà là cùng làm lợi ích cho nhau.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu có bốn chúng, Bật-sô, Bật-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, và những tịnh tín, thiện nam thiện nữ, ai chịu giữ được tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng, chịu theo chỗ học, để làm thiện căn, nguyện được sinh sang, thế giới Cực lạc, ở bên phương Tây, đến chỗ Đức Phật Vô Lượng Thọ Quang, cầu nghe chính pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe, danh hiệu Thế Tôn, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị, đại Bồ-tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Vô Tận Ý Bồ-tát, Bảo Đàn Hoa Bồ-tát, Dược Vương Bồ-tát, Dược Thượng Bồ-tát, Di Lặc Bồ-Tát, tám vị ấy sẽ, đi ở trên không, lại mà chỉ đường, tự nhiên thấy mình, hóa sinh ngay ở, bên thế giới kia, trong đám hoa báu, nhiều màu sắc đẹp.

Hoặc là nhân thế, được sinh lên trời, tuy sinh lên trời, mà căn lành cũ, cũng vẫn chưa hết, chẳng phải sinh vào, ác thú nào khác; trên trời tận số, thì xuống nhân gian, hoặc làm Luân vương, coi cả bốn châu, uy đức tự tại, giữ yên vô lượng, trăm nghìn hữu tình, ở trong thập thiện, hoặc sinh vào những, dòng Sát-đế-li, dòng Bà-la-môn, cư sĩ đại gia, rất nhiều của báu, kho tàng đầy nất, hình tướng tốt đẹp, quyến thuộc đông đủ, thông minh trí tuệ, dũng kiện uy hùng, như đại lực sĩ.

Nếu là nữ nhân, được nghe danh hiệu, Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc lòng trì niệm; thì sau chẳng phải, làm thân gái nữa.

Còn nữa nầy ông, Mạn Thù Sư Lợi, khi Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đắc đạo Bồ-đề, do sức bản nguyện, mà Ngài soi thấy, các loài hữu tình, mắc nhiều bệnh khổ, như là những bệnh, gầy còm, co quắp, khô héo, sốt vàng, hoặc bị trúng độc, ma mị trùng cổ, hoặc bị chết non, hoặc khi chết uổng. Ngài muốn khiến cho, những bệnh khổ ấy, đều được tiêu trừ, và có cầu gì, cũng được mãn nguyện, thời Ngài liền vào, cảnh Xa-ma-đề, gọi là cảnh Định, diệt hết khổ não, cho các chúng sinh.

Đã vào Định rồi, ở trong nhục kế, phóng đại quang minh, trong đại quang minh, diễn nói thần chú, Đại Đà-la-ni: “Nam mô Bạc già phạt đế bệ sái xã lũ rô, bệ lưu li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hắt đế. Tam diễu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế tóa ha”.

Khi trong quang minh, nói thần chú rồi, trái đất rúng động, phóng đại quang minh, hết thảy chúng sinh, bệnh khổ đều trừ, được vui yên ổn.

Ông Mạn Thù này! Thấy ai nam, nữ, nếu có bệnh khổ, thì nên nhất tâm, vì người bệnh ấy, tắm gội, súc miệng, sạch rồi tụng chú, một trăm tám lượt, vào một thức ăn, hoặc vào vị thuốc, hoặc vào nước lọc, không có vi trùng, rồi đem cho uống, thì bệnh khổ gì, cũng đều tiêu hết. Nếu có cầu gì, dốc lòng tụng niệm, cũng đều được cả; và lại còn được, sống lâu vô bệnh; sau khi mệnh chung, sinh sang cõi kia, được ngôi Bất thoái, cho đến tận khi, đắc đạo Bồ-đề. Bởi thế cho nên, ông Mạn Thù ơi, nếu có nam tử, nữ nhân nào mà dốc lòng tôn trọng, cung kính cúng dàng, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên thường trì chú, chớ để lãng quên.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu có nam tử, nữ nhân tịnh tín, được nghe tất cả, danh hiệu của Ngài, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác, nghe rồi tụng trì; sáng sớm trở dậy, xỉa răng, tắm, gội, súc miệng thanh sạch, dâng các hoa thơm, hương đốt, hương bôi, và các âm nhạc, cúng dàng tượng Phật, đem kinh này ra, hoặc mình tự viết, hoặc bảo người viết, nhất tâm chịu nghe, chịu nhớ lấy nghĩa, đối với Pháp sư, phải sắm hết thảy, các món cúng dàng, đủ để nuôi thân, thảy đều cấp cho, đừng để thiếu thốn; như thế liền được, chư Phật hộ niệm, cầu gì cũng được, và được cả đến, đạo quả Bồ-đề...

Bấy giờ Đồng tử, Mạn Thù Sư Lợi, bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, con thề đến khi, đời tượng pháp chuyển, con đem rất nhiều, các phép phương tiện, khiến người tịnh tín, thiện nam thiện nữ, được nghe danh hiệu, Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cả trong khi ngủ, cũng đem hiệu Phật, giác ngộ vào tai. Bạch Đức Thế Tôn, nếu ai thụ trì, đọc tụng kinh này, hoặc là diễn thuyết, khai thị cho người, hoặc tự mình viết, hoặc bảo người viết, hoặc là tôn trọng, cung kính kinh này, đem nhiều các thức, hương hoa, hương bột, hương đốt, hương bôi, tràng hoa, anh lạc, phướn lọng, âm nhạc, để mà cúng dàng; lấy sợi ngũ sắc làm túi đựng kinh, quét rửa chỗ sạch, thiết lập tòa cao, làm chỗ để kinh, bấy giờ sẽ có, bốn Đại Thiên vương, cùng với quyến thuộc, và Thiên chúng khác, mấy mươi trăm nghìn, đều đến chỗ ấy, gìn giữ cúng dàng. Bạch Đức Thế Tôn: Nếu chỗ nào phát, kinh báu này ra, có người thụ trì, và nhờ công đức, bản nguyện của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, được nghe danh hiệu, nên biết chỗ ấy, không còn có người, bị chết dữ dội, chẳng ai còn bị, bọn thần quỷ ác, đoạt mất tinh khí; ai bị đoạt rồi, lại được thân tâm, yên vui như cũ.

Đức Phật bảo Ngài, Mạn Thù Sư Lợi: Đúng thực như thế, đúng thực như thế! Ông nói đúng lắm! Ông Mạn Thù ơi, nếu có thiện nam, thiện nữ tịnh tín, mà muốn cúng dàng, Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, trước hết phải tạo, hình tượng của Ngài, lập tòa thanh tịnh, mà rước tượng lên, rắc các thứ hoa, đốt các thứ hương, dùng nhiều tràng phan, trang nghiêm chỗ ấy, bảy ngày, bảy đêm; chịu giữ được đủ, tám phần trai giới, ăn uống thanh tịnh, tắm gội sạch thơm, mặc áo thanh tịnh, tâm phải thanh tịnh, không chút vẩn đục, không chút giận dữ, não hại đến ai; đối với hết thảy, các loài hữu tình, phải khởi ra tâm, lợi ích yên vui, từ, bi, hỷ, xả, bình đẳng như nhau; đàn hát tán thán, nhiễu quanh tượng Phật, về bên tay hữu, lại phải nghĩ nhớ, công đức bản nguyện, của Đức Phật kia, đọc tụng kinh này, suy nghĩ nghĩa kinh, rồi đem diễn thuyết, khai thị cho người.

Thế rồi tùy muốn, cầu gì cũng được: cầu sống lâu, được sống lâu, cầu giàu có được giàu có, cầu quan chức, được quan chức, cầu con cái, được con cái.

Hoặc có người nào, bỗng thấy mộng ác, những hình tướng ác, hoặc chim quái ác, ở đâu đến đậu, hoặc có lắm sự quái ác hiện ra, ở ngay chỗ ở, người ấy nếu đem, các thức nhiệm mầu, cung kính cúng dàng, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời những mộng ác, những hình tướng ác, những điềm chẳng lành, đều biến mất hết, chẳng làm hại được.

Hoặc có sợ hãi, tai nạn thủy hỏa, binh đao độc ác, cheo leo hiểm nghèo; voi dữ, sư tử, hùm, sói, gấu bi, rắn, rết, độc ác, sâu, bọ, muỗi, ruồi, nếu hay dốc lòng, niệm Đức Phật kia, cung kính cúng dàng, thời sợ hãi ấy, thảy đều giải thoát.

Nếu có nước khác, xâm lấn quấy rối, giặc cướp phản loạn, thì người cung kính, niệm Đức Phật kia, cũng đều giải thoát.

Còn nữa này ông, Mạn Thù Sư Lợi, nếu có những người, thiện nam thiện nữ, lòng tin chân tịnh, cho đến hết đời, chẳng thờ thần khác, chỉ dốc một lòng, quy Phật Pháp Tăng, chịu giữ cấm giới: hoặc năm giới, mười giới, bốn trăm giới Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới Bật-sô, năm trăm giới Bật-sô-ni, nhưng hoặc ở trong, những chỗ thụ giới, có ai hủy phạm, sợ đọa ác thú, mà hay chuyên niệm, danh hiệu Phật kia, cung kính cúng dàng, thì quyết chẳng sinh, vào ba đường ác.

Hoặc có đàn bà, tới khi sinh nở, chịu rất đau khổ, mà hay dốc lòng, niệm danh hiệu Phật, lễ bái tán thán, cung kính cúng dàng, thì mọi đau khổ, đều trừ diệt hết; đứa con sinh ra, thân phận đầy đủ, hình sắc tốt đẹp, ai thấy cũng mừng, nhanh nhẹn thông minh, yên ổn ít bệnh, không bị phi nhân, đoạt mất tinh khí.

Bấy giờ Thế Tôn, bảo Át Nan rằng: Như Ta khen ngợi, công đức của đấng Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đó là những chỗ, hành vi rất sâu, của các Đức Phật, khó hiểu suốt lắm, ông có tin không? Át Nan bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con đối với kinh, của Phật đã nói, chẳng dám nghi hoặc, là vì lẽ sao? Vì rằng ba nghiệp: Thân, ngữ, ý của hết thảy chư Phật, đều thanh tịnh cả. Lạy Đức Thế Tôn, vừng nhật, nguyệt kia, làm rơi xuống được, núi Diệu Cao vương, làm nghiêng đổ được, lời chư Phật nói, không có khác được.

Bạch Đức Thế Tôn, có những chúng sinh, tín căn chẳng đủ, nghe nói những chỗ, hành vi rất sâu, của các Đức Phật, mà nghĩ ra rằng: Làm gì chỉ niệm, một danh hiệu Phật, của Ngài Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà được ngay những, thắng lợi công đức, nhiều đến như thế? Vì chẳng tin thế, sinh ra phỉ báng, người đó ở chỗ, đêm dài tối mịt, mất hết lợi lạc, đọa các đường ác, chuyển mãi không cùng.

Phật bảo Át Nan: Những hữu tình ấy, nếu nghe danh hiệu, Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, dốc lòng trì niệm, chẳng sinh nghi hoặc, thì không khi nào, phải đọa ác thú.

Ông Át Nan ơi, đó là những chỗ, hành vi rất sâu, của các Đức Phật, rất khó tin lắm, rất khó hiểu lắm, mà nay ông chịu, tin được như thế, thời nên biết là, đều nhờ uy lực, của Phật Như Lai. Này ông Át Nan, hết thảy các bậc, Thanh Văn, Độc Giác và các Bồ-tát, còn chưa đăng địa, đều chẳng tin hiểu, được đúng như thực, chỉ trừ một hạng, các vị Bồ-tát, Nhất sinh sở hệ. Ông Át Nan ơi, làm được thân người, đã là khó lắm; được biết kính tin, tôn trọng Tam Bảo, cũng là khó lắm; được nghe danh hiệu, Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời lại khó hơn.

Ông Át Nan ơi, những hạnh Bồ-tát, những phép phương tiện, những nguyện lớn lao, của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; nếu ta nói ra, suốt trong một kiếp, hay hơn một kiếp, thì kiếp mau hết, mà những hạnh nguyện, phương tiện của Ngài, vẫn không thấy hết.

Trong chúng bấy giờ, có đại Bồ-tát, tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi, đứng dậy kéo áo, hở vai bên hữu, quỳ gối bên hữu, sát xuống tận đất, cúi mình chắp tay, mà bạch Phật rằng: Đại đức Thế Tôn, khi tượng pháp chuyển, có những chúng sinh, bị nhiều hoạn nạn, làm cho khốn khổ, ốm lâu gầy mòn, chẳng ăn uống được, cổ ráo môi khô, thấy các phương tối, tướng chết hiện ra; cha mẹ thân thuộc, bạn bè quen biết, xúm quanh than khóc; thân người ốm kia, vẫn nằm nguyên đấy, mà thấy sứ giả, của vua Diêm ma, dẫn thần thức mình, đến trước cửa tòa, Pháp vương Diêm ma; những loài hữu tình, người nào cũng có một Thần Câu sinh, người ấy làm gì, tội hay là phúc, Thần đều chép đủ, rồi đem trình hết, cho vua Diêm ma; bấy giờ vua liền, xét hỏi người ấy, tính toán mọi việc, người ấy đã làm, theo chỗ tội phúc, ấy mà xử đoán. Lúc đó những người, thân thuộc quen biết, của người ốm ấy, nếu hay quy y, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cho người ốm ấy, thỉnh các chúng Tăng, chuyên đọc kinh này, đốt đèn bảy từng, treo lá phướn thần, năm sắc nối mệnh, thần thức người ấy, hoặc có chỗ đó, mà được trở về, tự thấy rõ ràng, như trong giấc mộng; hoặc quá bảy ngày, hoặc hăm mốt ngày, hoặc băm nhăm ngày, hoặc bốn chín ngày, thần thức người ấy, khi được trở về, như chiêm bao tỉnh, tự mình nhớ biết được các quả báo, của các nghiệp thiện, và nghiệp bất thiện; vì tự chúng lấy, quả báo của nghiệp, nên chừa cho đến, khi mắc nạn chết, cũng chẳng dám làm, những nghiệp ác nữa. Vì thế cho nên, những người tịnh tín, thiện nam thiện nữ, đều nên trì niệm, danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tùy sức mình mà, cung kính cúng dàng.

Bấy giờ Át Nan, hỏi ngài Cứu Thoát: Bạch Thiện nam tử, cung kính cúng dàng, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, phải nên thế nào, đèn phướn nối mệnh, nên làm thế nào? Ngài Cứu Thoát nói: Bạch Đại đức, nếu có người ốm, muốn thoát bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày, bảy đêm, chịu giữ cho đủ, tám phần trai giới; nên tùy lực sắm, các thức ăn uống, và các đồ dùng, cúng Bật-sô Tăng; đêm ngày sáu buổi, lễ bái hành đạo, cung kính cúng dàng, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tụng đọc kinh này, bốn mươi chín lượt, thắp bốn chín đèn, tạo bảy pho tượng, Đức Như Lai kia; trước mỗi vị tượng, để bảy ngọn đèn, mỗi một đèn sáng, to bằng bánh xe, suốt bốn chín ngày, không lúc nào tắt; làm một lá phướn, ngũ sắc và dài, bốn chín gang tay; phải đem phóng sinh, các loài cho đủ, bốn mươi chín thứ, thời có thể qua, tai nạn nguy ách, chẳng bị chết uổng, quỷ ác hãm hại.

Này ông Át Nan, lại còn như khi, các vua Quán đỉnh, và Sát-đế-lị, tai nạn khởi lên, như là những nạn, nhân dân tật dịch, nước khác lấn bức, trong nước phản nghịch, sao lạ mọc ra, nhật thực nguyệt thực, mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa, các vua Quán đỉnh, và Sát-đế-lị, bấy giờ đối với hết thảy hữu tình, khởi tâm từ bi, tha những tù tội, theo phép cúng dàng, trước đã nói kia, cung kính cúng dàng, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhờ thiện căn ấy, và sức bản nguyện, của Như Lai kia, khiến cho cả nước, liền được yên ổn, mưa gió thuận thời, lúa cấy được mùa, hết thảy hữu tình, vô bệnh mừng vui, ở trong nước ấy, không có những thần, bạo ác Dược Xoa, não hại hữu tình, những hình tướng ác, thảy đều biến mất; các vua Quán đỉnh, và Sát-đế-lị, sống lâu mạnh khỏe, vô bệnh tự tại, lợi ích đều tăng.

Này ông Át Nan, nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần, tể tướng, thế nữ trong cung, các quan và dân, có mắc bệnh khổ, và ách nạn gì, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sinh các loại, rắc các thứ hoa, đốt các hương thơm, bệnh được khỏi hết, nạn đều giải thoát.

Bấy giờ Át Nan, hỏi ngài Cứu Thoát:

- Bạch thiện nam tử, tại làm sao mà, mạng người đã hết, có thể tăng thêm?

Ngài Cứu Thoát nói:

- Bạch Đại đức, ngài há chẳng nghe, Như Lai nói có, chín thứ chết uổng? Bởi vậy khuyên làm, đèn phướn nối mệnh, tu mọi phúc đức; vì tu phúc nên, hết đời thọ mệnh, chẳng mắc nạn khổ.

Át Nan hỏi rằng:

- Chín thứ chết uổng, ấy là những gì?

Ngài Cứu Thoát nói:

- Nếu những hữu tình, bệnh tuy nhẹ mà, không thầy không thuốc, không người chăm nom, hay có gặp thầy, lại cho trái thuốc, thực chẳng đáng chết, mà phải chết uổng, lại tin các thầy, tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt thế gian, nói nhảm họa phúc, sinh ra sợ hãi, tâm chẳng được yên, xem bói thấy xấu, giết nhiều chúng sinh, khẩn vái thần thánh, phụ ma quỷ lên, ban cho hạnh phúc, muốn mong sống thêm, vẫn chẳng thể được; ngu si mê hoặc, mê tín tà kiến, thành ra chết uổng, đọa vào địa ngục, không có ngày ra, như thế gọi là, một thứ chết uổng. Hai là kẻ bị, vương pháp xử tử. Ba là những kẻ, săn bắn chơi bời, say đắm tửu sắc, rông rỡ quá độ, bị loài phi nhân, đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng. Bốn là chết cháy. Năm là chết đuối. Sáu là chết vì, các loài ác thú, cắn chết ăn thịt. Bảy là chết vì, ngã xuống sườn núi. Tám là chết vì, trúng phải thuốc độc, bùa chú nguyền rủa, thây ma đứng dậy, các thứ sát hại. Chín là bị đói, bị khát khốn khổ, chẳng được ăn uống, mà phải chết uổng. Đấy là Như Lai, nói qua chín thứ, chết uổng như thế, còn nhiều vô số, các thứ chết uổng, nói sao cho xiết.

Lại còn đây nữa, này ông Át Nan, vua Diêm ma kia, chủ lĩnh giữ sổ, ghi tên thế gian, nếu những hữu tình, phạm những tội như: bất hiếu ngũ nghịch, phá nhục Tam Bảo, hoại pháp vua quan, hủy cả tín giới, thì vua Diêm la, tùy tội nặng nhẹ, xét mà xử phạt.

Vì thế ta nay, khuyên những hữu tình, thắp đèn treo phướn, phóng sinh tu phúc, cho thoát khổ ách, chẳng gặp tai nạn. Bấy giờ trong chúng, có mười hai vị Đại tướng Dược Xoa, đều ngồi ở hội, ấy là các vị: Đại tướng Cung Tỳ La, Đại tướng Phạt Chiết La, Đại tướng Mê Si La, Đại tướng An Đễ La, Đại tướng Át Nễ La, Đại tướng San Để La, Đại tướng Nhân Đạt La, Đại tướng Ba Di La, Đại tướng Ma Hổ La, Đại tướng Chân Đạt La, Đại tướng Chiêu Đổ La, Đại tướng Tỳ Yết La. Mười hai vị này, Đại tướng Dược Xoa, mỗi vị đều có bảy nghìn Dược Xoa, để làm quyến thuộc, đồng thời lên tiếng, mà bạch Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, chúng con ngày nay, nhờ uy lực Phật, được nghe danh hiệu, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chẳng còn có sợ, những nơi ác thú, chúng con bảo nhau, đều cùng một lòng, quy Phật, Pháp, Tăng, cho đến hết đời, thề xin gánh vác, hết thảy hữu tình, làm việc nghĩa lợi, nhiêu ích yên vui; bất cứ chỗ nào: trong các thôn quê, thành thị làng nước, rừng cây vẳng lặng, mà có kinh này, ban phát đến nơi, rồi có người nào, thụ trì danh hiệu, Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính cúng dàng, quyến thuộc chúng con, hộ vệ người ấy, khiến cho giải thoát, hết thảy khổ nạn, có cầu nguyện gì, đều được đủ cả; hoặc có ai cầu, thoát khỏi bệnh tật, ách nạn cũng nên, đọc tụng kinh này, lấy chỉ ngũ sắc, mà kết thành chữ, tên của chúng con, được như nguyện rồi, sau hãy cởi ra.

Bấy giờ Thế Tôn, khen ngợi các vị, Đại tướng Dược Xoa. Ngài liền nói rằng: Hay lắm! Hay lắm! Tướng Đại Dược Xoa, trong đoàn các ông, vì nhớ báo ân, Đức Thế Tôn Dược Sư Quang Như Lai, thường nên cứ làm, như thế cho được, lợi ích yên vui, hết thảy hữu tình.

Bấy giờ Át Nan, bạch Đức Phật rằng: Lạy Đức Thế Tôn, pháp môn này nên, đặt tên là gì, và chúng con phải, phụng trì thế nào? Phật bảo Át Nan: Pháp môn này gọi, là pháp nói những, công đức bản nguyện, của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cũng gọi là pháp, nói những thần chú, kết nguyện của mười hai vị Thần tướng, lợi ích hữu tình; cũng gọi là pháp, bạt trừ hết thảy, mọi thứ nghiệp chướng; nên phụng trì đúng, những nghĩa như thế.

Khi Bạt Già Phạm, nói lời ấy rồi, các đại Bồ-tát, và đại Thanh Văn, quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, Thiên, Long, Dược xoa, Kiền thát phạ, A tố lạc, Yết lộ trà, Khẩn nại lạc, Mạc hô lạc già, nhân và phi nhân, hết thảy đại chúng, nghe lời Phật nói, đều cả vui mừng, tin chịu vâng làm.

KINH DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC (xong)

BÀI TÁN NHIỄU ĐÀN

Mười hai Đại tướng Dược Xoa, giúp Phật tuyên truyền, chỉ ngũ sắc kết thành tên, cầu nguyện được chu viên, rửa sạch oan khiên, phúc thọ khang vẹn tuyền.

Nam mô Bạt già phạt đế bệ sái xã lũ rô, bệ lưu li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hắt đế, tam diễu tam bột đà gia, đát diệt tha. Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Giải kết, giải kết, giải oan kết,
Nghiệp chướng bao đời đều giải hết
Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính,
Đối trước Phật đài cầu giải kết.
Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.
Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật,
Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (3 lần)


MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhật thiết khổ ách. Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc; thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quải ngại, vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba La Mật Đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết:

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (3 lần)


BẠT NHẤT THẾ NGHIỆP CHƯỚNG CĂN BẢN ĐẮC SANH TỊNH ĐỘ ĐÀ-LA-NI
(1 tiếng chuông)
Nam-mô a-di-đa-bà-dạ,
Đa-tha-dà-đa-dạ,
Đa-địa-dạ-tha.
A-di-rị-đô-bà-tỳ.
A-di-rị-đá, Tất-đam-bà-tỳ.
A-di-rị-đá, Tì-ca-lan-đế.
A-di-rị-đá, Tì-ca-lan-đá.
Già-di-nị, Già-già-na,
Chỉ-đa-ca-lệ, Sa-bà-ha
(3 lần, 1 tiếng chuông)

BÀI TÁN CHUNG

Hải hội Dược Sư, sáng rực thần quang, tám vị Bồ-tát giáng cát tường, bảy vị Phật tuyên dương, nhật nguyệt hồi quang, ban phúc thọ an khang.

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật
Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.




BÀI TÁN KINH
Sa bà chẳng ở được lâu dài,
Sớm liệu tụng Kinh cửa Phật đài,
Hai sáu nguyện vương tiêu tội hết,
Ba nghìn Hóa Phật dũ lòng soi:
Hoa sen Tây Trúc đầy thơm ngát,
Quả phúc Nam Diêm được tốt tươi,
Giải kết, tiêu tai, thêm tuổi thọ,
Vững vàng bản mệnh, được yên vui.

NIỆM PHẬT và NHIỂU ĐÀN DƯỢC SƯ

Mười hai nguyện lớn, Giáo chủ Đông phương.
Bốn chín đèn soi sáng đàn trường.
Bảy bảy đức chân thường, lễ bái tán dương.
Hết tai nạn được thọ trường.
Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ-tát Ma ha tát.

Nam mô Tiên Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. (1 tràng)
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát (10 lần)
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát (10 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (10 lần)

TÁN PHẬT và LỄ PHẬT

1. Nhất tâm kính lễ: Phật Thiện Danh Xưng, Cát Tường Vương ở cõi Quang Thắng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
2. Nhất tâm kính lễ: Phật Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương ở cõi Diệu Bảo phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
3. Nhất tâm kính lễ: Phật Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu ở cõi Viên Mãn Hương Tích phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
4. Nhất tâm kính lễ: Phật Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường ở cõi Vô Ưu phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
5. Nhất tâm kính lễ: Phật Pháp Hải Lôi Âm ở cõi Pháp Tràng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
6. Nhất tâm kính lễ: Phật Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông ở cõi Thiện Trụ Bảo Hải phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
7. Nhất tâm kính lễ: Phật Dược Sư Lưu Ly Quang ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
8. Nhất tâm kính lễ: Kinh Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư và chú Quán Đỉnh cùng Tôn Pháp ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
9. Nhất tâm kính lễ: Bồ-tát Nhật Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ-tát ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
10. Nhất tâm kính lễ: Bồ-tát Nguyệt Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông cùng chư Bồ-tát ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
11. Nhất tâm kính lễ: Thánh chúng trong Hải hội Thanh tịnh ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng Thánh chúng ở khắp Pháp giới. (1 lễ)
12. Con nay quy mệnh, sám hối thề nguyện đoạn trừ tất cả ba chướng cho pháp giới chúng sinh và tứ ân, tam hữu. (1 lễ)



CA DƯƠNG XƯNG TÁN PHẬT

(Điệu nhạc cõi Đông Phương)

Kính Lễ Xưng Tán Cúng Dường Đức Phật Dược Sư

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Một nén hương thơm con xin dâng lên Người - Đức Phật Dược Sư

Mười hai nguyện lớn của Người đem đến cho đời bằng niềm vui

Nhân gian bước qua bao la bể khổ

Cho con bước qua bao bến mê đời

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Người đã xua tan bao nhiêu nỗi ưu phiền khổ lụy đời con

Tìm lên cõi phúc trong đời

Quỳ dưới chân Ngài nguyện thành tâm

Con xin phát nguyện nương thân cửa Phật, trăm năm sống vui trọn kiếp con người

ĐK: Phật Dược Sư – hào quang sáng ngời, hào quang sáng ngời

Soi đường chúng con, vượt qua tăm tối

Phật Dược Sư – bàn tay nhiệm mầu xoa dịu nỗi đau

Nỗi đau tật bịnh, xua tàn lo buồn trầm luân thế gian

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Người đã khai tâm con - tu thân tu đời tu Đạo từ bi

Trầm hương tỏa ngát đất trời, quỳ dưới chân Ngài Phật Dược Sư

Con xin chấp tay, con xin khấn nguyện, cho con sống vui trọn kiếp con người …

(Bài nhạc Đạo Ca tuyệt vời này được Đại chúng thành kính thường hát cúng dường sau khi nhiễu và lễ Phật tại Tu Viện Hộ Pháp)




CÁT TƯỜNG NGUYỆN KỆ KINH

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời đều an lành.
Tất cả các thời thường an lành.
1. Xin nguyện Từ-Bi thường gia hộ.
(1 tiếng chuông)
2. Xin nguyện Tam-Bảo thường gia hộ.
(1 tiếng chuông)
3. Xin nguyện Hộ Pháp thường ủng hộ.
(1 tiếng chuông)
Nam-mô Tiêu Tai Giáng Cát Tường Bồ-tát Ma-ha-tát (3 lần, 1 chuông).

HỒI HƯỚNG

Trì kinh công đức, hạnh nhiệm mầu,
Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu,
Tất cả chúng sanh trong pháp giới,
Hướng về Phật Pháp tỏ Đạo mầu.
(1 tiếng chuông)
-Nguyện cho ba chướng tiêu tan,
Phiền não dứt sạch, tuệ căn sáng ngời,
Cầu cho con được đời đời,
Hành Bồ-Tát Đạo, cứu đời lầm than.
(1 tiếng chuông)
-Nguyện sanh Tây-Phương, cõi Lạc Bang
Chín phẩm hoa sen, nơi hóa sanh.
Hoa nở thấy Phật, quả viên thành,
Bồ-Tát bạn lành với chúng con.
(1 tiếng chuông)
-Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng-sinh,
Đều trọn thành Phật-đạo.
(2 tiếng chuông)

PHỤC NGUYỆN
(Tùy nghi thêm hoặc giảm theo tâm nguyện)
(Lễ bái Tam Bảo và niệm Phật trì kinh xong xin quý vị phát một lời chí tâm Phục Nguyện)

Nam mô A-Di-Đà Phật phục nguyện: Tam-Bảo chứng-minh, oai thần hộ niệm, Bồ-Tát, Thanh-Văn, Phạm-vương, Đế-thích, Tứ Thiên-vương, Chúng Thiên-long Bát-bộ, Hộ-Pháp, Thần-vương, tất cả thiện-thần tại Tu Viện Hộ Pháp đồng thùy chứng giám.

Hôm nay, đệ-tử/Tỳ kheo ………. cùng chư thiện nam tín nữ Phật tử chúng con vâng lời Phật dạy thọ trì đọc tụng Đại-thừa kinh chú, niệm Phật, lễ Phật công-đức chỉ vì muốn hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Tịnh-độ. Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam-đồ, nếu người nào hôm nay thấy nghe, đều phát lòng niệm Phật, đồng cầu sanh về thế giới Tây-Phương Cực- Lạc, đồng viên thành Phật-đạo.

Nguyện cho Phật Pháp mỗi ngày tăng huy, Pháp-luân thường chuyển, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, người Việt-Nam ngày tự do đoàn tụ sớm được thành tựu.

Duy nguyện đồng nhờ oai thần Phật lực, Pháp lực, Hiền Thánh Tăng lực gia trì hiện tiền đệ-tử……… chúng con, đàn na thí chủ, nam nữ Phật tử Hộ Trì Ngôi Tam Bảo Tu Viện Hộ Pháp, phương danh Phật tử cúng Đại Đàn Dược Sư, và dâng sớ kỳ an, đảo bệnh tại Tu Viện Hộ Pháp, thân tâm thường an lạc, tứ đại điều hòa, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, thường được kiết tường, viễn ly khổ ách. Đạo tâm kiên cố, đạo hạnh tinh chuyên, nội ma bất khởi, ngoại chướng vô xâm, sở nguyện tùy tâm cát-tường như ý. Nghiệp chướng, báo chướng, phiền não sở tri chướng, vô minh trần lao, vi tế tội hoặc, đều được tiêu diệt, sớm thành Đạo quả.

Lại nguyện, đời đời sanh ra chánh tín dốc lòng hộ trì ba ngôi Tam-Bảo, kiến dựng Đạo-tràng khắp nơi khắp xứ, phá lưới mê lớp lớp trùng trùng, hàng phục chúng ma, thiệu long Tam-Bảo, thừa hành Phật-sự Mười Phương Chư Phật không biết mỏi mệt, tu học hết thảy các Pháp môn sớm được thông đạt, rộng tu phước huệ, rộng độ chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Nguyện đem công đức này hồi hướng kỳ siêu cho Cửu-huyền Thất-tổ, cha mẹ nhiều đời bà con nhiều kiếp, thí chủ đàn na, sư trưởng lương bằng, oán đối cựu thù đồng được nhờ ân đức Tam-Bảo, đồng được siêu sanh Tịnh Độ.

Cầu nguyện Tu Viện Hộ Pháp chư vị hữu công, tiền hậu công đức, quy-y ký tự, quá cố chư hương linh liệt vị. Chú nguyện Tu Viện Hộ Pháp nội ngoại khuôn viên mê linh khô cốt, thổ mộc tà tinh, ly mỵ vọng lượng, trệ phách cô hồn, oan hồn uổng tử, chư linh liệt vị.

Đồng nguyện Thế giới đương thời, tiền hậu chiến tranh, thiên tai bão lụt, động đất sóng thần, chiến sĩ trận vong, nam phụ lão ấu, thủy lục không hành, hà sa nam nữ, vô tự âm linh cô hồn.
Cầu cho Đồng-bào Việt Nam tỵ nạn ly hương biệt xứ, bất tri danh tánh, bất tường địa phương, tử nạn hải trung, hải tặc, phiêu trầm thất lạc, tán mạng chung thân, ôn hoàn yểu thệ, tự vận tự ải, trúng than trúng dược, chư nhơn bất hạnh đương thời, trục thai phá noãn, sản nạn chi lưu, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, huyệt sào tảo thương, sa lạc bất tường, vong biên thất ký, thất tích mộ phần, trung trung đẳng đẳng chư hương linh liệt vị, cập chư hương linh ký tự thờ phượng tại Tu Viện Hộ Pháp, và hiện tiền quá vãng hương linh …. Pháp danh:….. đều nhờ Phật lực, đến ngay Đạo-tràng, nghe kinh thính Pháp, phát tâm Bồ-đề, quy-y Tam-Bảo, tinh chuyên niệm Phật, sớm giác tỉnh lẽ đời sinh diệt vô thường, cầu siêu sanh về cõi an vui Tịnh-độ.

Chúng con kính ngưỡng nguyện Hồng Ân Tam Bảo từ bi thương xót chúng sanh và chúng con mà chứng minh nhiếp thọ, và gia trì cho những lời nguyện trên sớm được thành tựu.

Phổ nguyện, âm siêu, dương thới, pháp-giới chúng sanh, hữu tình cùng vô-tình đồng thành …. (nhịp dồi nhiều tiếng mõ) …Phật……đạo.

* Đại chúng đồng thanh hòa:
Nam-Mô A-Di-Đà Phật.
(gióng 2 tiếng chuông)

TAM QUI-Y

* Tự Qui-y Phật, xin nguyện chúng-sinh
Thể theo Đạo cả, phát lòng vô-thượng.
(gióng 1 tiếng chuông, 1 lạy)
* Tự qui-y Pháp, xin nguyện chúng sinh
Thấu rõ Kinh tạng, trí tuệ như biển.
(gióng 1 tiếng chuông, 1 lạy)
* Tự qui-y Tăng, xin nguyện chúng sinh,
Thống lý Đại-chúng, hết thảy không ngại.
(1 tiếng chuông, 1 lạy)

Tứ Hoằng Thệ Nguyện
Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận, thệ nguyện đọan.
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học.
Phật-đạo vô-thượng, thệ nguyện thành.

Hòa… Nam… Thánh… Chúng...



(4 tiếng chuông, dứt hết)







Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Dược Sư Dược Thọ Vương chuyên trị về thân bệnh, còn như ý châu vương lại chuyên trị tâm bệnh, có thể làm cho người được như ý, tất cả những bệnh của Tâm đều được trị lành. Đức Phật Dược Sư luôn giúp người được khỏe mạnh, sống lâu, được an ủi, vậy nên vào ngày vía Ngài hàng năm, những người con Phật vẫn thường tổ chức Pháp Hội Dược Sư 3 ngày tụng kinh, giảng nói về hạnh nguyện của Ngài, để hàng hậu học biết thì kính tin, phụng hành theo ; nhằm phần nào đền đáp ơn Phật.

Đức Phật Dược Sư là 1 trong 3 vị “Hoành Tam Thế Phật” gồm có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi chính giữa, bên phải là là đức Phật A Di Đà, bên trái là đức Phật Dược Sư. Hoành Tam Thế Phật là biểu thị niềm tin của Phật pháp vô biên, ý muốn nói phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển của vạn vật, lấy thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông làm biểu tượng cho sinh trưởng; còn phương Tây là hướng mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật. Ba vị cùng đứng một chỗ, tức bao dung tất cả sự an lành.



Hình tượng thường thấy của Đức Phật Dược Sư, tay trái cầm bình bát, trong đó chứa đầy cam lộ, còn ngón cái và ngón trỏ của tay phải cầm thuốc; hoặc cầm bánh xe pháp luân, tượng trưng cho Phật pháp luôn xoay chuyển như bánh xe không dừng. Bên trái của đức Dược Sư có bồ tát Nhật Quang, còn gọi là bồ tát Trừ Cái Chướng, tay cầm mặt trời tượng trưng cho ánh sáng; bên phải Ngài là Bồ tát Nguyệt Quang, còn gọi là bồ tát Hư Không Tạng, tay cầm mặt trăng tượng trưng cho sự mát mẻ, trong sáng. Cả ba Ngài được tôn làm “Đông Phương Tam Thánh” và “Dược Sư Tam Tôn”. Dụ ý, mặt trời, mặt trăng đều mọc ở hướng Đông, dùng ánh sáng đó chiếu khắp chúng sinh, khiến chúng sinh được an vui, giải thoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét