Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Dâng Cúng 33 Ứng Thân Quán Thế Âm Bồ Tát


































GIA ĐÌNH PHẬT TỬ :

ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI - PHÁP DANH VIÊN THỌ

DÂNG CÚNG BỘ TƯỢNG 33 ỨNG THÂN ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NGỰ TẠI ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU DIÊU TRÌ .





Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, và cầu nguyện Ngài.

Trong Diệu pháp liên hoa kinh, đức Phật Thích ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.


Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 hóa thân khác là thân Phật, Bích Chi, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang.

Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh








Trong hệ thống Thuần Mật của Mật giáo thì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được nhận định qua nhiều hình tượng và danh từ khác nhau.

Căn cứ vào Kim Cương Giới Man Đà La (Vajra dhàtu mandala) thì vị Bồ Tát này được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Pháp Bồ Tát (vajra dharma bodhisatva) là một trong bốn vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật A DI ĐÀ ở phương Tây. Tôn này được sinh ra từ trí tự tại vô nhiễm của tất cả Như Lai nên nói rằng vị Bồ Tát này và Đức Phật A DI ĐÀ nguyên chỉ khác nhau về Nhân Quả, hễ tìm được Bản Giác tức đồng với Vô Lượng Thọ xong do Bản Thệ nên thị hiện thành Bồ Tát Đại Bi.

Tâm chú của Tôn này là: “OM VAJRA DHARMA HRÌH “và câu xưng tán là: “Nam mô Nhất Thiết Như Lai Trí Tuệ Môn Kim Cương Pháp Bồ Tát đẳng xuất sinh tận hư không biến pháp giới nhất thiết Bà La Mật Bồ Tát Ma Ha Tát“.

Trong Nhiếp Chân Thật kinh phần thượng thì ghi nhận Tôn này là Kim Cương Nhãn Bồ Tát (Vajra Caksu Bodhisatva).

Căn cứ vào Thai Tạng Giới Man Đà La (Garbha dhàtu mandala) thì vị Bồ tát này được an vị trong các viện: Trung Đài bát diệp viện, Biến Tri viện, Quán Âm viện,

Thích Ca viện, Văn Thù viện , Hư Không Tạng viện, Tô Tất Địa viện. Tùy theo vị trí được an lập, vị Bồ Tát này biểu thị cho các phẩm Đức khác nhau.

+ Trong Trung đài bát diệp Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Tịnh Đức là Đức thứ tư trong 4 Đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh . Hoặc biểu thị cho hạnh chứng ngộ Bồ Đề tâm là một trong 4 hạnh của Như Lai là Phát Tâm Bồ Đề, Tĩnh Tâm Bồ đề, Chứng Ngộ Tâm Bồ Đề, Nhập Tâm Bồ Đề.

+ Trong Biến Tri Viện: Vị Bồ tát này được nhận biết qua danh hiệu Chuẩn Đề Phật Mẫubiểu thị cho Tĩnh Đức và là Mẫu của tất cả các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ trong PHẬT BỘ.

+ Tại Quán Âm Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Đức Giải Thoát là một trong 3 Đức của Niết Bàn là Pháp thân đức , Bát nhã đức, Giải thoát đức.

+ Trong Văn Thù Viện: Vị bồ Tát này biểu thị cho Đức Quyền Trí

+ Trong Thích Ca Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Đức Chân Tướng

+ Trong Hư Không Tạng Viện: Vị Bồ Tát này được nhận biết qua danh hiệu Thiên Thủ Quán Thế Âm, biểu thị cho Đức Pháp Tài.

+ Trong Tô Tất Địa Viện : Vị Bồ Tát này được nhận biết qua danh hiệu Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, biểu thị cho dụng của TỪ BI.

Ngoài ra trong Thai Tạng Giới Man Đà La còn liệt kê thêm nhiều vị Quán Âm tu trì Pháp Quán Âm.

* Trong Quán Âm Viện :

– Bạch Y Quán Âm ( Pàndura Vàsinì ) Tôn này trú ở tâm Bồ Đề trắng tịnh nên xưng là Đại Bạch Y Quán Âm, Bạch Xứ Tôn Bồ Tát, Bạch xứ Quán Âm, Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Tôn này biểu thị cho BỘ MẪU của Liên Hoa Bộ hay sinh ra các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ. Tôn tượng có một mặt hai tay. Tay phải duỗi các ngón ngửa ra hướng xuống dưới thành Ấn Dữ Nguyện, tay trái co lại cầm cành hoa sen.

Ngoài ra còn có tượng 3 mặt 6 tay, phần nhiều là tượng nuôi con nít nên là đối tượng của những người cầu con. Do đó Tôn này còn có tên là Tống Tử Quan Âm .

– Bạch Thân Quán Tự Tại ( ‘sveta bhagavatì ) Tôn này biểu thị cho sự tu tập Đại Bi trắng tịnh.Tay trái cầm hoa sen biểu thị cho Đức thanh tịnh xưa nay, dùng sự tu hành thành tựu Đức ấy mà hiển Phật trí.Tay phải để ngang vai biểu thị cho sự phổ hóa chúng sinh.

– Cát Tường đại Minh Quán Tự Tại (‘Sri mahà vidya) Tôn này biểu thị cho sự chẳng nhiễm sinh tử, trong sạch không nhơ. Tức dùng Pháp môn thanh tịnh vô nhiễm phá trừ sự ưu ám của chúng sinh. Tay trái cầm hoa sen biểu thị cho sự thanh tịnh vô cấu nhiễm, tay phải dựng đứng chưởng co 3 ngón vô danh, giữa, trỏ sao cho ngón trỏ vịn vào đốt thứ nhất của ngón cái, ngón út duỗi thẳng chỉ lên trên.

– Đại Tùy Cầu Bồ Tát (Mahà pratisàra) Tôn này là thân biến hóa của Quán Thế Âm, thường tùy theo sự nguyện cầu của chúng sinh mà ban cho đầy đủ bản nguyện, do vậy mà có tên là Đại Tùy Cầu.

Tôn hình có một mặt 8 tay, ngồi bán già trên tòa sen. Bên trái : Tay thứ nhứt cầm hoa sen , bên trên hoa sen có bánh xe rực lửa, tay thứ hai cầm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tay thứ ba cầm cây lộng Như Ý, tay thứ tư cầm vòng dây. Bên phải : Tay thứ nhất ngửa chưởng cầm Chày Tâm Cổ đặt nằm ngang, tay thứ hai cầm cây kích có 3 lưỡi, tay thứ ba cầm cây búa, tay thứ tư cầm cây kiếm.

– Mã Đầu Quán Âm (Hayagriva) Tôn này là một hiện thân của Quán Thế Âm với hình dáng to lớn , tóc dựng đứng lên, đôi mắt đầy phẫn nộ. Tôn tượng có 3 mặt, mỗi mặt có 3 mắt. Hiện tướng lộ 2 nanh cong lên hai bên mép miệng. Trên đỉnh trán của mặt chính có hình vị Hóa Phật, và đội đầu con ngựa ngay giữa đỉnh. Do đó Tôn này có tên là Quán Âm Đầu Ngựa (Mã Đầu Quán Âm).

Tôn này có đầy đủ tính cách của một vị Minh Vương nên được kể vào 8 đại Minh Vương và gọi là Mã Đầu Minh Vương. Tôn này do nhân Đại Bi nên không trú ở Niết Bàn mà trụ trong cảnh giới Vô minh để đoạn tận các nẻo ác. Nói cách khác, Quán Thế Âm hiện thân Mã Đầu là để tượng trưng cho sức tinh tiến của các vị Bồ Tát không bao giờ ngưng nghỉ ở bất cứ chỗ nào trong vòng sinh tử, cương quyết anh dũng đánh dẹp vô minh khổ nãochẳng kể đến thân mệnh mình. Vì thế Tôn này có mật hiệu là Tấn Tốc Kim Cương.

– Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha pa’sa) Tôn này do tâm nguyện Bất Không nên xưng là Bất Không. Quyến Sách tượng trưng cho lưới bắt chim dùng cứu độ tất cả chúng sinh trong Đại Thiên thế giới .

Theo Ý nghĩa khác, Bất Không là Chuẩn, Quyến Sách là Đề và Chuẩn Đề (Cundhe) tượng trưng cho tâm tính thanh tịnh (‘suddhe) nên ba danh tự Bất Không Quyến Sách, Chuẩn Đề và Thanh Tịnh Quán Âm bằng Chuẩn Đề quán Âm.

Tôn tượng có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt. Mặt chính diện màu thịt, mặt bên phải màu xanh, mặt bên trái màu đen. Ba mặt biểu thị cho 3 Đức. Bên trái: Tay thứ nhất cầm hoa sen, tay thứ hai cầm dây lụa, bên phải: tay thứ nhất cầm tràng hạt, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.

– Như Ý Luân Quán Âm (Cinta mani chakra)

Cinta: Là Như ý bảo châu

Chakra: Là pháp luân

Tôn này trụ ở Như ý bảo châu Tâm Muội , chuyển Pháp luân cứu độ chúng sinh trong lục đạo thoát khỏi khổ não và hay làm cho tất cả chúng sinh được thành tựu ước nguyện , vì thế Ngài được hợp xưng là Cứu Khổ Cứu nạn Cứu Thế Bồ Tát .

Tôn này có 6 tay, toàn thân màu vàng, trên đầu kết báu quanh đỉnh tóc biều thị sự trang nghiêm. Trong mão có Đức Phật A Di Đà trụ tướng thuyết pháp. Bên phải: tay thứ nhất nâng mặt làm dạng suy tư biểu thị cho sự mẫn niệm chúng hữu tình, tay thứ hai cầm báu Như ý biểu thị cho sự làm mãn túc ước nguyện của tất cả chúng sinh . Tay thứ ba cầm Tràng hạt biểu thị cho sự cứu khổ chúng sinh. Bên trái:Tay thứ nhất duỗi thẳng xuống ấn núi Quang Minh biểu thị cho sự khiến chúng sinh chẳng dao động.

Tín hạnh, tay thứ hai cầm hoa sen biểu thị cho sự hay trừ các phi pháp, tay thứ ba cầm bánh xe biểu thị cho sự chuyển pháp Vô Thượng.

Tôn này thường dạo chơi trong lục đạo, dùng phương tiện Đại Bi giải trừ các khổ não cho chúng sinh.

– Bi Diệp Y Quán Âm (PàlàsÂmbarì) Tôn này là một thân biến hóa của Quán Thế Âm, chuyên trừ các loại bệnh tật, cầu trường thọ, đảo bệnh, an trấn phòng ốc. Tôn này có 2 tay :Tay trái cầm dây lụa, tay phải cầm hoa sen mới nở.

– Đa La Bồ tát (Tàrà) Tàrà là con mắt hay con mắt tĩnh diệu. Tôn này là một thân Hóa hiện của Quán Thế Âm được sinh ra bởi ánh quang minh phóng ra từ mắt của ngài. Tôn này luôn nhìn tất cả chúng sinh giống như bà mẹ hiền theo dõi chăm sóc con thơ. Mục đích của Ngài là cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử. Do chủ về hai Đức đại Bi và hàng phục nên Tôn này được xem là Phật Mẫu của Liên Hoa Bộ.

Tôn hình có hai tay chắp lại để ngang ngực , trên đỉnh đầu hiện Đức Phật A Di Đà đang trụ tướng thuyết pháp.

Một Hóa thân của Thánh Mẫu Tàrà là Tỳ Lý Câu Đê Bồ Tát (Bhrkuti) Tôn này là chủ về sự kính vâng theo Pháp Cứu độ thanh tịnh và nhằm chặn đứng sự tàn phá của trí Đại Không để hoàn thiện phước báu diệu hữu. Tôn hình có búi tóc hình mũ giống như đất giữ gìn vạn vật, chung quanh kết bởi các báu, chính giữa có hình Đức Phật A Di Đà trụ tướng thuyết pháp . Điều này biểu thị cho sự kính vâng theo Trí Tuệ Phổ Môn của Như Lai để hoàn thiện phước đức .Thân hình có 4 tay. Bên phải: Tay thứ nhất rũ xuống thành An Dữ Nguyện , tay thứ hai co ngửa lên cầm Tràng hạt. Bên trái: tay thứ nhất co lên cầm hoa sen ,tay thứ hai cầm Bình Quân Trì.

– Thủy Cát Tường Bồ Tát (Arya Ryudaka’ sri) Tôn này được xem là quyến thuộc của Đa La Bồ Tát. Tôn hình màu vàng lợt, tay trái dựng đứng bàn tay, co 3 ngón: cái, trỏ, giữa lại, cầm hoa sen mới nở biểu thị cho phương tiện Đại Bi hay làm cho muôn điều lành tốt đẹp thêm lên.Tay phải duỗi các ngón xuống dưới thành ấn Dữ Nguyện biểu thị cho sự làm thỏa mãn các nguyện của chúng sinh.

* Trong Hư Không Tạng Viện

– Thiên Thủ Quán Âm Bồ tát (Sahasra bhuja avalokite’ svara) Tôn hình màu vàng, có 27 mặt, 1000 tay mỗi tay có một con mắt nên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn. Ngàn tay ngàn mắt tượng trưng cho phạm vi cứu độ của Ngài với phương pháp rộng lớn vô biên. Thật ra tôn tượng chỉ có 42 tay, hai tay chính giữa chắp lại, hai bên phải trái mỗi bên có 20 tay. 40 tay này mỗi tay cứu độ 25 giới chúng sinh nên tổng cộng là 1000 tay. Quyến thuộc của Tôn này là Bà tẩu Tiên Nhân, Phong Thần, Lôi Thần với chúng Bát bộ.

– Phẫn Nộ Câu Quán Tự Tại Bồ Tát (Amogha krodha jnã’ sa Raja) Tôn hình có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt, trên trái mỗi mặt có một vị Hóa Phật đỉnh đầu có một vị Bồ Tát ngồi kiết già, hai tay cầm hai cây kiếm. Bên phải: Tay thứ nhất co lên cầm Phẫn Nộ TÂm Xoa Câu , tay thứ hai co cánh tay duỗi ngửa các ngón hướng xuống. Bên trái: tay thứ nhất co lên cầm hoa sen , tay thứ hai duỗi ngửa cầm dây lụa. Tôn này chủ về sự hàng phục ma chướng.

– Bất Không Câu Quán Tự Tại (Aryàmogha jnã sa) Tôn hình có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt, trên mỗi đỉnh trán có một vị Hóa Phật , hai mặt hai bên màu xanh . Bên phải : tay thứ nhất nâng cánh tay cao lên cầm Tâm Cổ Câu, tay thứ hai rũ ngửa cầm Tâm Cổ Chử .Bên trái : tay thứ nhất co lại cầm hoa sen bên trên có móc câu, tay thứ hai hạ xuống dựng đứng bàn tay cầm vòng dây (Luân sách). Tôn này chủ về sự Cậu triệu, dẫn nhiếp chúng sanh vào Phật đạo.

* Trong Tô Tất Địa Viện:

– Thập Nhất Diện Quán Âm (Edaka’ sa mukha avalokite’ svara). Tôn hình có 11 mặt và 4 tay. Mặt chính có 2 mặt hai bên, phía trên có 5 mặt và trên cùng có 3 mặt. 11 mặt này biểu thị cho 11 Địa của Phật quả. Bên phải : tay thứ nhất dựng đứng bàn tay co ngón vô danh, tay thứ hai hạ xuống ngửa lòng bàn tay co ngón trỏ. Bên trái: tay thứ nhất dựng đứng bàn tay co hai ngón trỏ, ngón giữa cầm hoa sen, tay thứ hai rũ xuống ngửa bàn tay co 4 ngón lại cầm Táo bình .

Ngoài các mục ghi trên đây. Phật giáo còn ghi nhận thêm 4 vị Bồ Tát Đa La tu trì thành tựu Pháp Quán Âm là:

– Thanh Cảnh Quán Âm (Nìlakanthì) Tôn này có 4 tay hoặc 2 tay. Niệm Tôn này có thể giải thoát được tất cả sự sợ hãi ách nạn.

– Hương Vương Quán Âm (Gandha ràja) Tôn này có 2 tay. Tay phải duỗi trên gối thành tay Thí Vô Úy, tay trái co khuỷu tay cầm hoa sen. Tôn này hay giáng mưa Cam lộ bố thí cho chúng sinh trong 5 đạo.

– A Ma Hai Quán Âm (Abhetrì) Tôn này có tên là Vô Úy Quán Tự Tại. Tôn tượng có 3 mắt 4 tay ngồi trên lưng con sư tử trắng. Niệm Tôn này có thể mãn túc các nguyện, đắc túc mệnh trí, được chúng sinh yêu quý, chứng đắc Tất Địa.

– Thủy Nguyệt Quán Âm (Daka cadra) Tôn này có hai tay, tay trái cầm báu Như Ý, tay phải kết ấn Dữ Nguyện. Tôn này đồng thể với Thủy Cát Tường Bồ Tát. Niệm Tôn này có thể đầy đủ tất cả ước nguyện một cách mau chóng.

Tóm lại, do nhân ứng hóa các phương mà danh hiệu và hình tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có nhiều tướng trạng khác nhau. Thông thường người ta dùng hồng danhChính Quán Âm để chỉ Đức Quán Âm bản nhiên . Hình tượng của Ngài rất tự do không có quy định theo đặc tính nào cả.

Hồng danh Thánh Quán Âm dùng để chỉ Đức Quán Âm cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát theo hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc và xưng là Tây Phương Tam Thánh.

Hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang tu hành pháp môn QUÁN CHIẾU THẬT TẠI để hoàn thành Tuệ giác siêu việt, hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.

Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang thực hành pháp môn VIÊN THÔNG NHĨ CĂN để hoàn thành 4 tâm vô lượng TỪ, BI, HỶ, XẢ. Hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi quan sát âm thanh cầu cứu của tất cả chúng sinh trong Đại Thiên thế giới mà nhanh chóng hiện thân đến cứu tế ách nạn.

Tôn tượng của vị Bồ Tát này đều có một mặt hai tay và có màu thịt trắng hay màu vàng ròng. Còn các Tôn tượng và danh hiệu khác đều là thân thị hiện theo lực dụng của Pháp thần biến tự tại nên mỗi mỗi đều có ý nghĩa và nghi quỹ riêng biệt.



































🌼🌕🌻🍓🐲🌺🌹🌸🍀🍏🐍🐉❄️😊 

🙏Nguyện hồi hướng công đức này cầu siêu cho Ba, cho Mẹ, Chị, Em ,Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại 2 bên Họ Mai, Họ Đỗ cũng như trăm họ được nương theo ánh sáng Phật Pháp Thanh Tịnh , vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. 

🙏NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 
🙏NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUAN NHƯ LAI PHẬT 
🙏NAM MÔ ĐỊA TANG VƯƠNG BỒ TÁT chứng minh 

🙏CẦU SIÊU :🙏🙏🙏 


1./ 🌼BA MAI NAM TUẤN - QUY Y LINH CHÙA PHÁP HOA : PHÁP DANH GIÁC THÔNG 
Mất : 25 tháng 7 năm Quý Tỵ - Hưởng Thọ 81 tuổi 

2./ 🌼MẸ ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI - QUY Y CHÙA VIÊN GIÁC : PHÁP DANH VIÊN THỌ 
Mất Ngày rằm tháng giêng , 15 tháng 1 năm Canh Tý - Hưởng Thọ 80 tuổi 

3./ 🌼CHỊ MAI THỊ THANH LIÊM - QUY Y CHÙA VẠN THIỆN : PHÁP DANH THIỆN CHÁNH 
Mất 22 tháng 11 năm Bính Tuất 

4./ 🌼EM MAI TRỌNG TÚ - QUY Y LINH CHÙA PHÁP HOA : PHÁP DANH GIÁC TRÍ 
Mất khi còn là bào thai năm 1978 

5./ CẦU SIÊU cho Tất cả Ông Bà, Bà Con Bên Nội Họ MAI quê gốc Thanh Hoá , Gia Tộc Họ MAI tiêu diêu siêu thoát về Cõi Tây Phương Cực Lạc. 

Ông Cố Nội - MAI XUÂN TIÊN 
Ông Nội - MAI XUÂN DƯƠNG (tức MAI XUÂN NGỠI) 
Bà Nội - LÝ THỊ HAI 

6./ CẦU SIÊU cho Tất cả Ông Bà, Bà Con Bên Ngoại Họ ĐỖ quê gốc Thanh Hoá , Gia Tộc Họ ĐỖ tiêu diêu siêu thoát về Cõi Tây Phương Cực Lạc. 

Ông Cố Ngoại - ĐỖ VĂN QUẢNG 
Cụ Cố - PHẠM THỊ SEN 
Ông Ngoại - ĐỖ VĂN TẠO 
Bà Ngoại - TRẦN THỊ HOÀ 
Bà Ngoại - VŨ THỊ BĂNG TÂM (tức VŨ THỊ NGẦN) 

7./ CẦU SIÊU CHO CÁC THAI NHI BỊ CHA MẸ TRONG GIA ĐẠO BỎ DO HOÀN CẢNH LOẠN LY NGHÈO KHỔ NGÀY XƯA, HOẶC BỊ BỆNH MÀ CHẾT, HOẶC BỊ TAI NẠN MÀ CHẾT 

8./ CẦU SIÊU CHO TẤT CẢ NHỮNG OAN GIA TRÁI CHỦ, OAN GIA CÓ OÁN ĐỐI TỪ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP, NAY HOÁ GIẢI CHO CÁC QUÝ VỊ ĐẾN NGHE KINH KỆ ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG HỒNG ÂN CHƯ PHẬT CỨU ĐỘ TRONG KỲ ÂN XÁ CUỐI NÀY CỦA HOÀN CẦU CHA NGỌC ĐẾ BAN SẮC LỆNH. 


🙏Con Cháu xin hồi hướng Cầu Siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ nghe kinh kệ, phá chấp vô minh để được nương theo hào quang ánh sáng chư Phật cứu độ cho tất cả vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. 


🙏CẦU AN :🙏🙏🙏 

Gia Đình con , Cúng Dường Tam Bảo, Ấn Tống, In kinh,Tạo Tượng,Cúng Chùa Tháp ,Đình, Miễu, nguyện hồi hướng cầu an cho gia đạo, các Anh Chị Em trong gia đình đều được mọi điều may mắn thuận lợi, làm ăn kinh doanh có tài có lộc, con cháu học hành thông minh sáng suốt, đỗ đạt lập tài, có công ăn việc làm ổn định, sự nghiệp thăng tiến.


🙏NAM MÔ TÂY PHƯƠNG TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.🙏🙏🙏

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét