Địa Tạng 地藏 Kṣitigarbha
***
Nội dung
1.- Biểu tượng triết lý về Tâm – Địa Tạng:
1.1.- Biểu tượng của Tâm.
- Địa Tạng: Mảnh đất tâm.
1.2.- Cấu trúc của Tâm.
- Theo Phật giáo Nguyên thủy: Tâm gồm hệ thống 4 uẩn.
1) Thọ uẩn
2) Tưởnguẩn
3)Hành uẩn
4) Thức uẩn.
- Theo Phật giáo Phát triển: Tâm gồm hệ thống 8 thức.(biến thể của hệ thống 4 uẩn).
1) Nhãn thức
2) Nhĩ thức
3) Tỉ thức
4) Thiệt thức
5) Thân thức
5) Thân thức
6) Ý thức
7) Mạt-na thức
8) A-lại-da thức.
1.3.- Biểu hiện chấp ngã của Tâm.
Tham – Sân – Si (Tâm tham – Tâm sân – Tâm si)
1.4.- Thực hành chuyển hóa Tâm.
1.3.- Biểu hiện chấp ngã của Tâm.
Tham – Sân – Si (Tâm tham – Tâm sân – Tâm si)
1.4.- Thực hành chuyển hóa Tâm.
1) Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành Từ Bi - Trí Tuệ.
2) Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành giữ Năm giới (= Ngũ giới).
3) Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộ Sáu căn.
4) Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành Thiền.
- Thiền định và Thiền tuệ với cơ cấu Niệm-Định-Tuệ.- Thiền định và Thiền tuệ với cơ cấuGiới-Niệm-Định-Tuệ.
5) Biểu tượng Ta-bà Tam Thánh.
2. Tín ngưỡng và huyền thoại về Bồ-tát Địa Tạng.
2.1. Bồ-tát Địa Tạng ở Ấn Độ.
2.2. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Á.
2.3. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Hoa.
2.4. Bồ-tát Địa Tạng ở Nhật Bản.
2.5. Bồ-tát Địa Tạng ở Triều Tiên.
2.6. Bồ-tát Địa Tạng ở Tây tạng.
2.7. Huyền thoại và ngày vía Bồ-tát Địa Tạng.
3. Kinh điển và hình tượng về Bồ-tát Địa Tạng.
3.1.- Kinh Địa Tạng Thập Luận.
3.2.- Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
3.3.- Kinh Duyên Mạng Địa Tạng Bổn Nguyện.
3.4.- Hình tượng Bồ-tát Địa Tạng.
1) Thân Tỳ Kheo.
2. Tín ngưỡng và huyền thoại về Bồ-tát Địa Tạng.
2.1. Bồ-tát Địa Tạng ở Ấn Độ.
2.2. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Á.
2.3. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Hoa.
2.4. Bồ-tát Địa Tạng ở Nhật Bản.
2.5. Bồ-tát Địa Tạng ở Triều Tiên.
2.6. Bồ-tát Địa Tạng ở Tây tạng.
2.7. Huyền thoại và ngày vía Bồ-tát Địa Tạng.
3. Kinh điển và hình tượng về Bồ-tát Địa Tạng.
3.1.- Kinh Địa Tạng Thập Luận.
3.2.- Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
3.3.- Kinh Duyên Mạng Địa Tạng Bổn Nguyện.
3.4.- Hình tượng Bồ-tát Địa Tạng.
1) Thân Tỳ Kheo.
2) Tích trượng.
3) Viên Minh Châu.
3) Viên Minh Châu.
4) Mũ Tỳ Lô.
5) Kỳ lân hay Bạch khuyển.
5) Kỳ lân hay Bạch khuyển.
6) Tượng điêu khắc Địa Tạng.
7) Vườn tượng Địa Tạng.
4.- Tư tưởng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
4.1. Vấn đề địa ngục.
4.2. Vấn đề tội phước.
4.3. Vấn đề lợi ích từ kinh.
4.- Tư tưởng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
4.1. Vấn đề địa ngục.
4.2. Vấn đề tội phước.
4.3. Vấn đề lợi ích từ kinh.
1) Lợi ích cho kiếp sống hiện tại.
2) Lợi ích cho kiếp sống tương lai.
3) Lợi ích cho người sắp qua đời.
4) Lợi ích cho người đã quá vãng.
Bài đọc thêm:
1/. Tứ thực và Thiền tuệ “Tứ Niệm Xứ”.
2/. Chùa cổ Hóa Thành và Kim Địa Tạng.
NBS: Minh Tâm(8/2012, 8/2014, 9/2019)
1.- Biểu tượng triết lý về Tâm – Địa Tạng:
Ksitigarbha - Wikipedia
Địa Tạng – Wikipedia tiếng Việt
1.1.- Địa Tạng – Biểu tượng của Tâm:
Địa Tạng (地藏; S: Kṣitigarbha) là từ gốc Hán, trong đó:
- Địa地: Có nghĩa là đất, nơi mà muôn vật được sinh trưởng trên đó.
- Tạng藏: Có nghĩa là chứa, giữ.
Theo nghĩa hẹp, Địa Tạng là sự dung chứa của đất, bởi tất cả vạn vật hữu tình hay vô tình đều tựa vàođất hoặcnương vào đất mà lớn lên, và không thể rời khỏi mảnh đất mà tồn tại được.
Theo nghĩa rộng, Ðịa Tạng hàm ý mảnh đất tâm của con người. Mỗi một lần thở ra thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động, từng giờ từng khắc, đều từ tâm mà lưu xuất, mà chẳng qua chính chúng ta không hay biết, như trong kinh Pháp Cú đã nói:
Tâmdẫn đầu các pháp Tâmdẫn đầu các pháp
Tâmlàm chủ tạo tác Tâmlàm chủ tạo tác
Nếu với tâmnhiễm ô Nếu với tâmthanh tịnh
Nói năng hay hành động Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau An lạc bước theo sau
Như xe theo vật kéo. Như bóng không rời hình.
KệPháp Cú 1. KệPháp Cú 2.
Mảnh đất tâm hàm tàng bao lẽ thật kỳ diệu mà chúng sinh cần thấy biết chân xác. Mảnh đất tâm trong đạo Phật được biểu hiện bằng hình tượng và ý nghĩa của một vị Bồ-tát, đó là Bồ-tát Địa Tạng(菩薩地藏; S: Bodhisattva Kṣitigarbha).
Bồ-tát Địa Tạng trong Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa, Nhật Bản
VIDEO
- "Về Với Nguồn Tâm"- Thầy Thích Pháp Hòa - Kinh Địa Tạng
1.2.- Cấu trúc của Tâm:
Tổng quan thì con người là những tồn tại của Hữu hình + Vô hình, đó là Thân + Tâm hay Vật chất + Tinh thần, mà trong đạo Phật chúng thường được gọi là Sắc + Danh:
- Sắc(色; P; S: Rūpa; E: Physical component of the person)= Thân.
- Danh(名; P;S: Nāma; E: Mentalcomponent of the person)= Tâm.
Với mục đích phá chấp Ngã nơi con người, Đức Phật đã phân tích xem con người như là một tổ hợp của 5 Duyên, hay 5 nhóm, thường được gọi là 5 uẩn, tức Ngũ uẩn 五蘊 hay Ngũ ấm 五陰 (P: Pañca-khandha; S: Pañca-skandha; E: Five aggregates of clinging), gồm có:
1) Sắc uẩn(色蘊; P: Rūpa-khandha; S: Rūpa-skandha): Là nhóm có chức năng Sinh lý - Vật lýdưới 4 thể vật chất, gồm: thể rắn, thể lỏng, thể khí, thể plasma– mà từ cổ thường gọi chúng là 4 đại là đất, nước, gió, lửa.
2) Thọ uẩn(受蘊; P: Vedanā-khandha; S: Vedanā-skandha): Là nhóm có chức năng Tình cảm(sentiment; affection; emotion; feeling): Tình cảm hàm ý cảm giác hay cảm xúc sinh ra từ sự nối kếtgiữa các giác quan và đối tượng tương thích, biểu hiện tính chất Lạc-Khổ-Xả hình thành từ Ngũ căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân giao tiếp với Ngũ trần là hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm. Thọ uẩn còn có thể được biểu hiện theo các định tính sau:
- Nhóm xếp theo 5 loại cảm xúc (Ngũ tình):
Gồm Ưu (憂– buồn),
Hỷ (喜– mừng),
Khổ (苦– khổ),
Lạc (樂– vui),
Xả (捨– xả ly).
- Nhóm xếp theo 7 loại cảm xúc (Thất tình):
Gồm Hỷ (喜– mừng),
Nộ (怒– giận),
Ái (愛– thương),
Ố (惡– ghét),
Ai = Ưu (憂– buồn),
Lạc (樂–vui),
Dục (欲– muốn).
3) Tưởng uẩn(想蘊; P: Saññā-khandha; S: Sañjā-skandha): Là nhóm có chức năng Lý trí(reason; perception; intellect; mind): Lý trí hàm ý tính chấtphân tíchtương phản với nối kết nơi Thọ uẩn, biểu hiện cho hoạt động suy tưởng, luận biện, hình thành từ Ý căn là não bộ giao tiếp với Pháp trần.
3) Tưởng uẩn(想蘊; P: Saññā-khandha; S: Sañjā-skandha): Là nhóm có chức năng Lý trí(reason; perception; intellect; mind): Lý trí hàm ý tính chấtphân tíchtương phản với nối kết nơi Thọ uẩn, biểu hiện cho hoạt động suy tưởng, luận biện, hình thành từ Ý căn là não bộ giao tiếp với Pháp trần.
Pháp trần(法塵; P: Dhammarammana; S: Dharmaalambana; E: Mental object) – là đối tượng để suy tưởng. Đối tượng này là các ấn tượng được lưu lại từ Ngũ trần ở Thọ uẩn.
- Nếu suy tưởng luận biện hợp với chân lý thì đó là hùng biện.
- Nếu suy tưởng luận biện trái với chân lý thì đó là ngụy biện.
Sự tiếp xúc giữa 6 căn nơi Thọ uẩn và Tưởng uẩn với 6 trần sẽ hình thành 6 thức(sự nhận diện, cái biết). Nhóm 6 thức này được xem là bề nổi của Thức uẩn. (Xin xem mục 5) Thức uẩn ở ngay bên dưới).
4) Hành uẩn(行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha): Là nhóm có chức năng Ý chí(motivation; volition; will): Ý chí biểu hiện cho nội lực thúc đẩy tạo tác hành độngtiếp nhận (ưa thích) hay hành động loại trừ (chê ghét). Nhóm này biểu hiện cho sự tinh tấn hành động.
4) Hành uẩn(行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha): Là nhóm có chức năng Ý chí(motivation; volition; will): Ý chí biểu hiện cho nội lực thúc đẩy tạo tác hành độngtiếp nhận (ưa thích) hay hành động loại trừ (chê ghét). Nhóm này biểu hiện cho sự tinh tấn hành động.
- Nếu sự tinh tấn hành động hợp với chân lý, thì đó là Chánh tinh tấn dẫn đến Tuệ nghiệp.
- Nếusự tinh tấn hành động không hợp với chân lý, thì đó là Tà tinh tấn dẫn đến Mê nghiệp.
(Xin xem mục 1.4.3. Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộ Sáu căn).
5) Thức uẩn(識蘊; P: Viññāṇa-khandha; S: Vijñāna-skandha): Là nhóm có chức năng Ký ức(memory; consciousness; mind; remembrance): Ký ức hàm ý sự chứa đựng, lưu giữ những cái biết, cái nhớ, những kinh nghiệm gì đã xảy ra, …, gồm:
- Các cái nhớ biết của quá khứ (bao gồm tiền kiếp) còn lưu lại, đó là các cái nhớ biết thuộc bề chìm, thường được gọi là Tiềm thứcvà Vô thức.
- Các cái biết từ 6 thức trong hiện tại từ Thọ uẩn và Tưởng uẩn là các cái nhớ biết thuộc bề nổi. Theo ngành Tâm lý học ngày nay, cả 6 thức được gọi chung là Ý thức(Ý thứcnhư là đại diện cho cả 6 thức).
LỤC CĂN ─> LỤC THỨC <=> LỤC TRẦN ─> LỤC DỤC
(hữu) (vô hình) (hữu+vô) (vô hình)
Nhãn (= mắt) Nhãn thức Sắc trần Sắc dục
Nhĩ (= tai) Nhĩ thức Thinh trần Thinh dục
Tỷ (= mũi) Tỷ thức Hương trần Hương dục
Thiệt(= lưỡi) Thiệt thức Vị trần Vị dục
Thân (= da) Thân thức Xúc trần Xúc dục
Ý (= não – lý trí) Ý thức Pháp trần Pháp dục
1. Nhãn thức (eye consciousness): Là cái biết của mắt.
2. Nhĩ thức (ear consciousness): Là cái biết của tai.
3. Tỷ thức (nose consciousness): Là cái biết của mũi.
4. Thiệt thức (tongue consciousness): Là cái biết của lưỡi.
5. Thân thức (body consciousness): Là cái biết của thân.
6. Ý thức (mind consciousness): Là cái biết của não
Skandha - Wikipedia
Ngũ uẩn –Wikipedia tiếng Việt
Chú thích sơ đồ Ngũ uẩn theo Wiki
1) Form: Sắc => Hình dáng
2) Feeling: Thọ => Cảm giác
3) Perception: Tưởng => Tri giác
4) Formation: Hành => Tạo tác(ý muốn)
5) Consciousness: Thức => Hiểu biết
Ký ức như là một kho chứa các hạt giống (chủng tử) về kinh nghiệm, về cái biết. Các hạt giống này sẵn sàng hiện hành khi gặp đủ duyên.
Chức năng của Hành uẩn và Thức uẩn không giống như chức năng ở Thọ uẩn và Tưởng uẩn. Tuy nhiên các Tổ của Duy Thức tông về sau đã đồng hóa chức năng này như là thức, và gọi là Mạt-na thức tương quan với Hành uẩn, A-lại-da thức tương quan với Thức uẩn.
Như thế:
- Theo Phật giáo Nguyên thủy, Tâm là hệ thống 4 uẩn“Thọ-Tưởng-Hành-Thức”. Theo đó, tu Tâmlà nhằm chủ yếu chuyển hóa 4 chấp thủ uẩn này, mà cụ thể là chuyển hóa Tình cảm, Lý trí, Ý chí, Ký ức vận hành hợp với chân lý Duyên khởi.
- Theo Phật giáo Phát triển, Tâm là hệ thống tám thức(vijñānakāyāḥ –
Như thế:
- Theo Phật giáo Nguyên thủy, Tâm là hệ thống 4 uẩn“Thọ-Tưởng-Hành-Thức”. Theo đó, tu Tâmlà nhằm chủ yếu chuyển hóa 4 chấp thủ uẩn này, mà cụ thể là chuyển hóa Tình cảm, Lý trí, Ý chí, Ký ức vận hành hợp với chân lý Duyên khởi.
- Theo Phật giáo Phát triển, Tâm là hệ thống tám thức(vijñānakāyāḥ –
Xin xem: Eight Consciousnesses), gồm 5 thức thuộc ngũ giác quan (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân) từ Thọ uẩn + 1 thức từ Tưởng uẩn (Ý) + Mạt-na thức từ Hành uẩn + A-lại-da thức từ Thức uẩn. Theo đó, tu Tâmlà nhằm chủ yếu chuyển hóa 8 thức này thành 4 loại Trí, tức Tuệ giác.
Danh(4 uẩn) Danh (8 thức) Duy Thức tông Tịnh Độ tông
Danh(4 uẩn) Danh (8 thức) Duy Thức tông Tịnh Độ tông
+ Thọ uẩn 5 thức Thành sở tác trí Bất tư nghì trí
+ Tưởng uẩn Ý thức Diệu quan sát trí Bất khả xưng trí
+ Hành uẩn Mạt-na Bình đẳng tánh trí Đại thừa quảng trí
+ Thức uẩn A-lại-da Đại viên cảnh trí Vô đẳng thắng trí
Năm thành phần của Ngũ uẩn được xem là cơ cấu 5 Duyên hợp lại, và là Ngã tạm thời, ngoài ra không có một Ngã cao cấp hay Linh Hồn bất biến nào khác. Ngã tạm thời này luôn biến đổi và vận hành theo ý thức phân biệt và ý thức chấp thủ của con người. Vì thế theo đạo Phật, Vô ngã không có nghĩa là không có Ngã, mà hàm nghĩa là không có cái Ngã thực, tức không có cái Ngã nào tự hữu hay hằng hữu như ở các tôn giáo khác, mà chỉ có cái Ngã tạm thời được hội tụ cấu thành bởi những Duyên sinh-diệt.
-Trong kinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ kinh (Trung Bo giang giai - Kinh so 101-110 - BuddhaSasana by Binh Anson)đã trình bày ý tưởng cơ cấu 5 duyên như trong kinh Vô Ngã Tướng:
Thế Tôn dạy: Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng:
+ Cái này không phảiNgã sở(我所: cái của Ta; E:Mine),
+ Cái này không phải làNgã(我: cáiTa; E:I),
+ Cái này không phải là Tự ngã (似我: cái Ta tự có; E: Myself)".
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), đức Phật dạy:
“Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
+ Cái này không phảiNgã sở(我所: cái của Ta; E:Mine),
+ Cái này không phải làNgã(我: cáiTa; E:I),
+ Cái này không phải là Tự ngã (似我: cái Ta tự có; E: Myself)".
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), đức Phật dạy:
“Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Ngũ uẩn - Thư Viện Hoa Sen
- Bài 2: Năm Uẩn (Ngũ Uẩn) - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN ...
- Ngũ uẩn trong Giáo Lý Nguyên Thủy của Ðức Phật. - Pháp ...
VIDEO
- Ngũ Uẩn là cái gì ?
- Thích Hạnh Tuệ - Ngũ Uẩn
- Ngũ uẩn là gì(nên xem) Thầy Thích Trí Huệ
- Tu Tập Năm Thủ Uẩn- TT.Thích Bửu Chánh 2017
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 1/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 2/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn Giảng Nghĩa 3/3 - TT. Thích Bửu Chánh
- Ngũ Uẩn- Pháp Tu Căn Bản - Pháp Âm Thích Phước Tiến
- Kinh NIKAYA Giảng Giải - Ngũ Uẩn Là Gì?- ĐĐ. Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 1Tổng Quan Về Năm Uẩn_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 5Trầm Tư Về Con Người_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Và Vô Ngã 6Tu Tập Giải Thoát Với Năm Uẩn_Thích Minh Thành
- Ngũ Uẩn Vô Ngã - TT Thích Trí Siêu - Viện Phật Học Linh Sơn - Pháp Quốc
- Vấn đáp: Ngũ uẩn là gì, vô sở trụ, ý nghĩa của sám hối, trì chú Đại Bi chữa bệnh,...
1.3.- Biểu hiện Chấp ngã của Tâm:
Khi Tâm chấp Ngã, tức khi con người cho rằng hợp thể Ngũ uẩn của con người gồm Thân xác, Tình cảm, Lý trí, Ý chí, Ký ức đều là thực Ngã chứ không là giả Ngã, thì đây chính là điều kiện khởi sinh trạng thái Tham Sân Si nơi nội tâm. Nói cách khác, cấu trúc của Tâm chấp Ngã sẽ biểu hiện ra ba tính chất này và thường được gọi là Tâm tham – Tâm sân – Tâm si. Định lượng của các tâm này như sau:
Tham: (P: Lobha; S: Lobham; E: Greed). Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Ưa thích: (P: Iccha).
+ Ham muốn (P: Mahiccha).
+ Chiếm đoạt (P: Papiccha) (ý muốn chiếm đoạt).
Sân: (P:Dosa; S: Dvesa; E: Hatred). Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Chê ghét (P: Arati).
+ Bực tức (P: Paṭigha).
+ Thù hận (P: Kodha) (ý muốn loại trừ).
+ Chê ghét (P: Arati).
+ Bực tức (P: Paṭigha).
+ Thù hận (P: Kodha) (ý muốn loại trừ).
Si : (P: Moha; S: Moham; E: Ignorance). Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Vô minh (P: Avijjā): Tức không thấy biết lẽ thật.
+ Mê lầm (P: Moha): Tức nhận thức không đúng lẽ thật.
+ Tà kiến (P: Micchādiṭṭhi): Tức nhận thức chấp thủ cực đoan.
+ Vô minh (P: Avijjā): Tức không thấy biết lẽ thật.
+ Mê lầm (P: Moha): Tức nhận thức không đúng lẽ thật.
+ Tà kiến (P: Micchādiṭṭhi): Tức nhận thức chấp thủ cực đoan.
Tham – Sân – Si khi hiện diện trên mảnh đất tâm, sẽ làm cho mảnh đất này ô nhiễm, tích chứa các tập khí (tức nghiệp lực xấu). Vì thế, khi nghiên cứu về Bồ-tát Địa Tạng, thật sự là nghiên cứu nghệ thuật sống nhập thế và xuất thế qua việc tâm Tham, tâm Sân, tâm Si được chuyển hóa thanh lọc, nhằm đạt đến một nội tâm thanh tịnh và sáng suốt viên mãn.
1.4.- Thực hành chuyển hóa Tâm.
1.4.- Thực hành chuyển hóa Tâm.
1.4.1. Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành Từ Bi - Trí Tuệ:
Đólà thực hành nguyên tắc đạo đức Trung đạo – biểu trưng cho tinh thần nhập thế của đạo Phật – là cách sống Từ Bi-Trí tuệ không vướng mắc qua việc quán sát, lắng nghe nơi mọi loài.
1) Từ Bi: Là cách nói gọn của Từ Bi Hỷ Xả, có ý nghĩa sau.
- Từ: Đó là phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng (Từ) và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh (Hỷ).
- Bi: Đó là phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn (Bi) và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh (Xả).
2)Trí tuệ: Đó là khả năng sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, vạch ra cách ứng xử đạo đức trong đạo Phật.
- Thiện: Các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người”.
- Ác (bất thiện): Đó là hành động với tam độc Tham-Sân-Si như sau:
+ Tham: Đó là những hành động (thân-khẩu-ý) dẫn tới lợi mình-hại người.
+ Sân: Đó là những hành động (thân-khẩu-ý) dẫn tới hại mình-lợi người.
+ Si: Đó là những hành động (thân-khẩu-ý) dẫn tới hại mình-hại người.
Nguyên tắc đạo đức Từ bi – Trí tuệđược dẫn khởi từ nguyên lý Chân lý Duyên khởi – là nền tảng cho mọi ứng xử trên lý Nhân Quả, với các hành động nhập thế không dính mắc của bậc giác ngộ. [Xin xem Chánh tri kiến của Bát Chánh Đạo].
Bồ tát Địa Tạngở Bảo tàng Quốc gia Nara, Nhật bản.
1.4.2. Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành giữNăm giới(= Ngũ giới, Năm điều đạo đức):
Năm giớitrong đạo Phật là:
Nguyên tắc đạo đức Từ bi – Trí tuệđược dẫn khởi từ nguyên lý Chân lý Duyên khởi – là nền tảng cho mọi ứng xử trên lý Nhân Quả, với các hành động nhập thế không dính mắc của bậc giác ngộ. [Xin xem Chánh tri kiến của Bát Chánh Đạo].
Bồ tát Địa Tạngở Bảo tàng Quốc gia Nara, Nhật bản.
1.4.2. Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành giữNăm giới(= Ngũ giới, Năm điều đạo đức):
Năm giớitrong đạo Phật là:
1/.Giới sát sinh: Tôn trọng sự sống – sinh mạng.
2/.Giới trộm cắp: Tôn trọng tài sản – đời sống vật chất.
3/.Giới tà hạnh: Tôn trọng riêng tư – đời sống tình cảm.
4/.Giới nói không đúng sự thật: Giúp lợi khẩu.
5/.Giới dùng chất say nghiện: Giúp lợi trí.
Việc phạm phải từng giới luật này kỳ thực đều do động lực của tâm Tham, tâm Sân và tâm Si tác động. Do đó, việc hiểu thấu suốt và cảnh giác gìn giữ năm giới luật này chính là phương tiện dùng để chế ngự động cơ Tham-Sân-Si của tâm (Xin xem thêm bài đã soạn Ngũ Giới).
1.4.3.Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộSáu căn.
Nói phòng hộ Sáu căn, thực ra chính là phòng hộ tâm bởi hiệu ứng Sáu căn – Sáu trần – Sáu thức (18 giới hay 18 cảnh giới).
1.4.3.Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộSáu căn.
Nói phòng hộ Sáu căn, thực ra chính là phòng hộ tâm bởi hiệu ứng Sáu căn – Sáu trần – Sáu thức (18 giới hay 18 cảnh giới).
+ Sáu căn(六根; P: Saḷāyatana; S: Saḍāyatana; E: Six roots of sensation).
+ Sáu trần(六塵; P: Bāhira-āyatana; S: Bāhyu-āyatana; E: six conceptions).
+ Sáu thức(六識; P: Viññāṇa; S: Vijñāna; E: Six gunas, six dusts)
Cơ cấu thuộc sinh-vật lý gọi là Sáu căn, gồm 5 giác quan:nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) + ý: nãobộ (lý trí, suy tưởng). Khi sáu căn gặp các đối tượng là Sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp – sẽ tạo ra sáu cảm nhận gọi là Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Sáu cảm nhận này là những cảm xúc có tính tương đối nhưng lại thường bị chủ quan hóa bằng các khái niệm chấp thủ, được xem là Si - như đẹp-xấu, tốt-xấu, dễ chịu-khó chịu … là đầu mối của Tham-Sân. Cường độ chấp thủ này càng cao, thì sự xuất hiện của đau khổ sẽ càng lớn.
Tham-Sân-Si là ba độn sử (鈍使; P: kilesa S: kleśa; E:affliction) là ba phiền não tiêu biểu chính. Đó là ba động lực tâm lý sai khiến, trói buộc được hình thành lâu dài (chậm sinh khởi), nhưng rất mãnh liệt và khó dứt trừ, mà các yếu tố cấu thành chúng chính là 6 thức này. Do đó, chuyển hóa Tham-Sân-Si chính là chuyển hóa 6 thức này.
Trong thực hành, nơi kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy trực tiếp việc chuyển hóa 6 cănnày như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
1.4.4. Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành Thiền.
[Xin xem Bài đọc thêm: Tứ thực và Thiền tuệ “Tứ Niệm Xứ”bên dưới].
Lộ trình tu học trong đạo Phật là Văn-Tư-Tu, cụ thể:
- Văn là nghe hay đọc, và Tư là suy nghĩ luận biện, cả hai được gọi là Pháp học.
- Tu là chuyển hóa nội tâm, được gọi là Pháp hành, gồm 2 nội dung:
+ Tâm từ loạn động sang ổn định, gọi là tâm Định.
+ Tâm từ mê lầm sang giác ngộ, gọi là tâm Tuệ.
Thân con người còn có thể tự hạn chế tiếp nhận từ bên ngoài, nhưng Tâm của con người thì không thể tự hạn chế được cho dù là trong lúc ngủ nghĩ. Do đó cả hai tâm Định và tâm Tuệ là phương tiện rất đắc lực trong việc giúp hành giả thanh lọc mảnh đất tâm của mình vượt qua các phiền não mê loạn.
Tóm lại, lộ trình tu học diễn biến theo: (Văn + Tư) => Tu.
Nội dung của Tu gồm hai dạng sau:
1)Hành giả sử dụngChánh niệmđể thực hành Thiền định và Thiền tuệ, nói gọn là Niệm-Định-Tuệ. Đây là Pháp hành định tính, là nội dung trình bày các tính chất của Định và Tuệ, dưới hình thức 37 Phẩm trợ đạo.
Pháp hành này phổ biến khoảng thời gian 20 năm đầu sau khi Phật thành đạo, và được cho là tương thích cho các đối tượng có căn lành cao.
2)Hành giả sử dụngGiới luật và Chánh niệm để thực hành Thiền định và Thiền tuệ, nói gọn là Giới-Niệm-Định-Tuệ. Đây là Pháp hành định lượng vàđịnh tính, mà nội dung là trình bày thứ lớp các chuẩn mực và tính chất của Định và Tuệ.
Pháp hành này được phổ biến khoảng thời gian 25 năm hoằng hóa kế tiếp của đức Phật, với phần Giới được thêm vào nội dung chuẩn Niệm-Định-Tuệ của thực hành tu trước đây, và được xem là tương thích cho các đối tượng có căn lành kém.
- Giớiđược đức Phật chế tác ra là những chuẩn mực phẩm hạnh mang tính Đạo đức nhằm hạn chế các bất thiện nghiệp sinh ra từ Thân-Khẩu-Ý, tạo căn lành cao giúp cho hành giả dễ dàng tiến tu theo cơ cấu chuẩn Niệm-Định-Tuệ.
- Niệm, tức Chánh niệm, là tâm nhớ nghĩ đến những gì đã học từ Văn và Tư, nhằm để giúp hành giả thực hành Thiền định và Thiền tuệ.
+ Có nhiều chủ đề để Niệm, giúp tâm hành giả không loạn động, thực hành này được gọi là Chánh niệm trong Thiền định.
+ Có nhiều chủ đề để Niệm, giúp tâm hành giả giác ngộ không còn mê mờ, thực hành này được gọi là Chánh niệm trong Thiền tuệ.
Ngày nay, phần lớn các hành giả đều cần học hiểu và thực hành một cách khoa học Pháp hành Giới-Niệm-Định-Tuệ này.
Pháp hành này được phổ biến khoảng thời gian 25 năm hoằng hóa kế tiếp của đức Phật, với phần Giới được thêm vào nội dung chuẩn Niệm-Định-Tuệ của thực hành tu trước đây, và được xem là tương thích cho các đối tượng có căn lành kém.
- Giớiđược đức Phật chế tác ra là những chuẩn mực phẩm hạnh mang tính Đạo đức nhằm hạn chế các bất thiện nghiệp sinh ra từ Thân-Khẩu-Ý, tạo căn lành cao giúp cho hành giả dễ dàng tiến tu theo cơ cấu chuẩn Niệm-Định-Tuệ.
- Niệm, tức Chánh niệm, là tâm nhớ nghĩ đến những gì đã học từ Văn và Tư, nhằm để giúp hành giả thực hành Thiền định và Thiền tuệ.
+ Có nhiều chủ đề để Niệm, giúp tâm hành giả không loạn động, thực hành này được gọi là Chánh niệm trong Thiền định.
+ Có nhiều chủ đề để Niệm, giúp tâm hành giả giác ngộ không còn mê mờ, thực hành này được gọi là Chánh niệm trong Thiền tuệ.
Ngày nay, phần lớn các hành giả đều cần học hiểu và thực hành một cách khoa học Pháp hành Giới-Niệm-Định-Tuệ này.
(Xin xem thêm bài “Sơ yếu Thiền Phật giáo”)
Thực tế cũng chứng minh rằng nếu như hành giả không hiểu biết thế nào là Định, thế nào là Tuệ và kỹ năng thực hành Định, Tuệ, thì sẽkhông thể nào có việc tự nhiên sinh Định cho dù hành giả có giữ gìn Giới luật tốt, và tự nhiên sinh Tuệ cho dù có đắc Định cao; bằng chứng là đức Phật đã từ bỏ hai vị thầy đạt đỉnh cao của Định nhưng không đạt Tuệ là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta, và đức Phật lại cũng từ bỏ cách tu khổ hạnh ép xác đặc trưng cho Giới luật.
Trong kinh Niệm Xứ, về pháp quán tâm trên tâm, đức Phật dạy:
“Khi tâm có Tham-Sân-Si, chúng ta tuệ tri tâm có Tham-Sân-Si; khi tâm không có Tham-Sân-Si, chúng ta tuệ tri tâm không có Tham-Sân-Si. Khi tâm định tỉnh ta tuệ tri tâm định tỉnh, khi tâm tán loạn ta tuệ tri tâm tán loạn. Chúng ta thường Chánh niệm-Tỉnh giác để thấy biết rõ sự sinh diệt, hiện hành của tâm.”
Vì thế, thường luôn quán niệm về Tham-Sân-Si, chúng ta sẽ có được những phản xạ phòng vệ nhanh chóng, hóa giải các chấp thủ ngay khi chúng mới hình thành trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, nếu chúng ta lơ là, buông lung thì chúng sẽ hình thành và tích lũy động lực tâm lý chấp thủ (nơi Hành uẩn), và gắn kết với kho ký ức thấy biết sai lầm (nơi Thức uẩn), là hai yếu tố tạo nên cơ cấu của Nghiệp (P: Kamma; S: Karma – Bao gồm cả Thiện nghiệp và Ác nghiệp).
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, việc tu tập chuyển hóa tâm trong đạo Phật không hề xa rời trần thế bằng cách đóng kín 6 căn để tránh sản sinh ra tâm thức ô nhiễm mê lầm, mà là một sự nhận thức sâu sắc để tự phòng hộ 6 căn và sống trọn vẹn theo bản chất thực của vạn sự vật với tâm trí.
Trong kinh Tạp A Hàm viết:
“Niết-bàn (涅槃; P: Nibbāna; S: Nirvāṇa) có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
Thật vậy, Niết Bàn chính là tuệ giác về thực tại, đó là chấm dứt sự bám víu vào tri kiến sai lầm (Si), là chấm dứt bám víu vào dòng lưu chuyển gây khổ đau từ hai đối cực (Tham-Sân). Niết Bàn luôn là một hiện thực thanh tịnh trong một thế giới đầy biến động.
Niết-bàn cùng thế gian
Không có tí phân biệt
Thế gian cùng Niết-bàn
Cũng không tí phân biệt.
***
Thật tế của Niết-bàn,
Cùng thật tế thế gian;
Cả hai thật tế đó,
Không mảy may sai biệt.
1.4.5. Biểu tượng Ta-bà Tam Thánh.
+ Biểu tượng 1 :
Ta-bà Tam Thánh
(biểu tượng 1)
Phật Thích Ca ở giữa biểu tượng cho chân lý Giác ngộ-Giải thoát “Duyên khởi”.
Bồ-tát Quán Thế Âm biểu tượng cho chân lý “Duyên khởi”, có đầy đủ khả năng tự độ và độ tha nơi thế giới hữu hình đang sống.
Bồ-tát Địa Tạng biểu tượng cho chân lý “Duyên khởi”, có đầy đủ khả năng tự độ và độ tha nơi thế giới vô hình, đặc biệt là sau khi chết.
Khi hành giả quán triệt Duyên khởi, thì nội tâm tự an định và siêu thoát (nội tâm tự do).
Tuy nhiên, theo tín ngưỡng thông thường củanhiềuPhật tử, aiđến cầu an thì lễ bên Bồ-tát Quan Âm, aiđến cầu siêu thì lễ bên Bồ-tát Địa Tạng. Ý nghĩa này lại càng thấy rõ với hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lộ thiên thường được thờ cúng riêng biệt ở khắp nơi, bên trong cũng như bên ngoài khuôn viên chùa; và Bồ-tát Địa Tạng tương tự, thường được thờ cúng đặc biệt nơi các nhà thờ tro cốt ở tại chùa haylộ thiên tại các nghĩa trang.
+ Biểu tượng 2 :
Ta-bà Tam Thánh
(biểu tượng 2)
Phật Thích Ca biểu tượng cho Thanh Tịnh-Giải Thoát.
Bồ-tát Quán Thế Âm trên lưng rồng(thiện thú) biểu tượng cho sự phát huy điều thiện.
Bồ-tát Địa Tạng trên lưng lân(ác thú) biểu tượng cho sự khắc chế điều ác.
Biểu tượng Ta-bà Tam Thánh bấy giờ mang ý nghĩa giáo dục nơi đạo Phật, như thường nói đến trong kinh Pháp Cú, kệ 183 như sau :
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
***
Việc ác chẳng làm,
Điều lành siêng tu,
Tâm-ý sạch lặng,
Lời chư Phật dạy.
Chú thích:
1) Về Tâm:
– Trong Phật giáo Nguyên thủy, Tâm là hệ thống 4 uẩn, trong đó Thọ uẩn và Tưởng uẩn dẫn đến sự hình thành 6 thức.
– Trong Phật giáo Phát triển, nơi Duy Thức tông, Tâm được đồng hóa là hệ thống 8 thức gồm 6 thức trong Phật giáo Nguyên thủy và thức hóa Hành uẩn là Mạt-na thức, Thức uẩn là A-lại-da thức.
2) Về Tâm định:
Tâm định là nội tâm ít dao động có thể có 3 dạng theo mục tiêu hành trì:
– Tà định: Đó là dạng Định theo mục tiêu danh lợi, như việc thực hành của các nhà luyện thần thông, luyện bùa thư ếm, …
– Giả định: Đó là dạng Định theo mục tiêu thư giãn. Các cảm xúc nhẹ nhàng có được do nương tựa vào ngoại cảnh. Trong Phật giáo, đó là khung cảnh của chùa chiền, của lễ nghi, của niệm Phật định (trì danh, quán tượng, quán tưởng).
– Chánh định: Đó là dạng Định theo mục tiêu đoạn trừ phiền não nơi nội tâm, có nền tảng là thực hành nương tựa vào Chánh tri kiến.
Tâm định là nội tâm ít dao động có thể có 3 dạng theo mục tiêu hành trì:
– Tà định: Đó là dạng Định theo mục tiêu danh lợi, như việc thực hành của các nhà luyện thần thông, luyện bùa thư ếm, …
– Giả định: Đó là dạng Định theo mục tiêu thư giãn. Các cảm xúc nhẹ nhàng có được do nương tựa vào ngoại cảnh. Trong Phật giáo, đó là khung cảnh của chùa chiền, của lễ nghi, của niệm Phật định (trì danh, quán tượng, quán tưởng).
– Chánh định: Đó là dạng Định theo mục tiêu đoạn trừ phiền não nơi nội tâm, có nền tảng là thực hành nương tựa vào Chánh tri kiến.
2) Về Tâm tuệ:
Tuệ hay Kiến là thấy biết, có thể có 3 dạng theo mục tiêu hành trì:
– Tà kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động theo mục tiêu danh lợi, hành động lợi mình hại người.
– Giả kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động hướng theo ngoại cảnh, có thể đem đến cả lợi người và hại người trong đời sống. Ví dụ như các hiểu biết về khoa học kỹ thuật ngày nay.
– Chánh kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động theo mục tiêu giải trừ phiền não nội tâm của chính mình, đồng thời hành động lợi mình lợi người.
Tuệ hay Kiến là thấy biết, có thể có 3 dạng theo mục tiêu hành trì:
– Tà kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động theo mục tiêu danh lợi, hành động lợi mình hại người.
– Giả kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động hướng theo ngoại cảnh, có thể đem đến cả lợi người và hại người trong đời sống. Ví dụ như các hiểu biết về khoa học kỹ thuật ngày nay.
– Chánh kiến: Đó là dạng thấy biết để hành động theo mục tiêu giải trừ phiền não nội tâm của chính mình, đồng thời hành động lợi mình lợi người.
Xem thêm:
- Three poisons - Wikipedia
- Tam độc –Wikipedia tiếng Việt
- Tam Độc: Tham, Sân, Si - Giảng Giải Kinh - THƯ VIỆN HOA ...
VIDEO
- Tam Độc Tham Sân Si- Thầy Thích Trí Huệ
- Tam Độc: Tham Sân Si- Thầy Thích Minh Niệm
- Tam độc: Tham, sân, si_Thiền và Đời Sống _102
- THAM, SÂN, SI từ đâu mà có?Thích Minh Thành
- Tôi Xin Người Cứ Gian Dối- Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ
Tượng Bồ-tát Địa Tạng, chùa Cheung Tak, Đài Loan
2. Tín ngưỡng và huyền thoại về Bồ-tát Địa Tạng.
2.1. Bồ-tát Địa Tạng ở Ấn Độ.
Theo kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, trong vô lượng kiếp về quá khứ, Bồ-tát Địa Tạng đã phát đại thệ nguyện vào chốn địa ngục để cứu độ chúng sanh, nguyện rằng đến khi nào không còn chúng sanh trong địa ngục thì Ngài mới thành tựu Vô thượng Bồ-đề.
"Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề."
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cho là đã tán thán hạnh nguyện cao đẹp này và dạy rằng, nếu ai phát nguyện hành trì theo kinh, sẽ được công đức rất lớn; nhờ công đức này, thân bằng quyến thuộc, kẻ còn người mất, đều được an vui.
Từ đó, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã hiện diện tại Ấn Độ, Trung Á, Tây Tạng, ảnh hưởng rộng khắp Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, và trở thành tín ngưỡng chung của người dân Nhật Bản.
Tượng gỗ Bồ-tát Địa Tạng ở chùaGuang Shan, London, Vương quốc Anh
Bồ Tát Địa Tạng tay cầm Như ý châu (S: Cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).
Các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ-tát Địa Tạngđã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Chúng bộ, mà bằng chứng cụ thể là Bồ-tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ nổi tiếng của Phật giáo là Nalanda, xứ Ma Kiệt Đà.
Cạnh đó khoảng đầu thế kỷ thứ VI (C.E.), xuất hiện nhiều hình ảnh Bồ-tát Địa Tạng được khắc họa vào tranh tượng Mạn-đà-la theo truyền thống Phật giáo Mật tông tại Uttar Pradesh. Trong tranh tượng Man-đà-la của tám vị Đại Bồ-tát tìm thấy tại Kalinga (nay gọi là Orissa), phía đông Ấn Độ, Bồ-tát Địa Tạng được khắc họa ở vị trí hướng Đông cùng với Bồ-tát Di Lặc, thân cận một bên đức Bất Động Như Lai. Bồ-tát Địa Tạng cũng được kính ngưỡng trong cộng đồng Tăng già và cư sĩ tại phía Nam Ấn Độ từ thế kỷ thứ VIII, được thể hiện qua tranh tượng tại các quần thể hang động Phật giáo Ajanta và Ellora.
2.2. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Á.
Khi Phật giáo bắt đầu được du nhập vào vùng Trung Á, vào khoảng năm 140 C.E., và trạm dừng chân đầu tiên của bánh xe Pháp là Turkestan, tín ngưỡng tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng cũng theo bước chân của những tăng đoàn truyền giáo du nhập vào vùng này thông qua “Con Đường Tơ Lụa” nổi tiếng trong lịch sử. “Con Đường Tơ Lụa” dài trên hai ngàn dặm từ Ấn Độ vào Trung Hoa đi xuyên qua những địa thế rất gian nan hiểm trở, với những vùng khí hậu khắc nghiệt của cả núi cao lẫn sa mạc, thêm vào đó những vùng biên địa giữa những tiểu quốc lại đầy rẩy những thú dữ và những băng đảng cướp của giết người cũng như những bộ lạc còn rất dã man.
Hàng ngàn hình tượng Bồ-tát Địa Tạng được tôn thờ trong những hang động tại vùng Lung-Men và Tun-huang, Turkestan trong khu vực được gọi là Vạn Phật đã nói lên niềm tin tưởng của dân chúng địa phương về sự hộ trì của Bồ-tát Địa Tạng đối với khách lữ hành và là một bằng chứng sống động cho thấy rằng Bồ-tát Địa Tạng không phải là sản phẩm hư cấu của người Trung Hoa.
2.3. Bồ-tát Địa Tạng ở Trung Hoa.
Từ cửa ngỏ Turkestan, Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc, và chỉ trong vòng vài thế kỷ sau, khoảng năm 400 C.E, Phật giáo coi như đã hoàn toàn hội nhập vào vùng đất mới. Tại đây cây Bồ Đề đã bắt đầu bám rễ một cách vững chắc góp phần vào việc phát triển một nền văn hoá Trung Hoa đa dạng, phong phú và rực rỡ. Đồng thời tín ngưỡng tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng cũng đã bộc phát mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ giữa cho đến cuối niên kỷ 500 C.E.
Tín ngưỡng tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng đạt lên đến đỉnh cao khi người Trung Hoa chọn ngọn núi Cửu Hoa Sơn làm nơi trụ tích của Bồ-tát mà theo truyện tích còn để lại thì Bồ-tát đã hóa thân thành một nhà sư Triều Tiên đến Trung Hoa hoằng pháp và liễu đạo tại đây.
Tượng Bồ-tát Địa Tạng thời nhà Thanh
Trên đỉnh Hoa Sơn
Chùa trên Cửu Hoa Sơn
Từ Trung Hoa, Phật giáo cùng với tín ngưỡng tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng bắt đầu du nhập vào Nhật Bản thông qua cửa ngỏ Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ Năm hoặc thứ Sáu. Nhật Bản lúc bấy giờ so với Trung Hoa và ngay cả Triều Tiên, là một quốc gia còn ở trong tình trạng bán khai, lạc hậu.
2.4. Bồ-tát Địa Tạng ở Nhật Bản.
Trước khi Phật giáo truyền đến Nhật Bản, người dân nơi đây phần lớn tin theo Thần đạo. Họ tôn thờ nhiều vị thần linh. Khi Phật giáo du nhập và phát triển,hình ảnh của Bồ-tát Địa Tạng đã lần hồi chiếm chỗ của những vị thần đã ngự trị trước đây trong lòng dân Nhật. Dân chúng Nhật Bản đã lưu truyền nhiều câu chuyện về Bồ-tát Địa Tạng như là hiện thân của vị Bồ-tát chăm lo và cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau.
Tượng Bồ tát Địa Tạngở vùng núi Aoyama, tỉnh Aomori, Nhật Bản
Người nông dân gặp khó khăn trong công việc đồng áng ư ? Họ kêu cầu đến Bồ-tát Địa Tạng. Gặp lúc trời hạn hán không mưa? Lại phải nhờ đến oai lực của Bồ-tát Địa Tạng. Thậm chí gặp lúc đau mắt, nhức răng không biết chạy đi đâu người ta cũng phải chạy đến cầu sự giúp đỡ của Ngài. Ngài trở thành vị Bồ-tát bảo vệ thôn làng trước họa binh đao, nước lửa, là người bảo vệ cho sản phụ mẹ tròn con vuông, là người bảo hộ cho những chiến sĩ được bình an trong trận mạc.
Chưa hết, đến phút lâm chung, cũng chính Bồ-tát Địa Tạng là người đến tiếp dẫn họ đến cõi Tây phương Tịnh Độ của Phật A Di Đà, và chẳng may nếu một người nào đó gây nên những ác nghiệp xấu xa phải rơi vào chốn địa ngục, nếu biết ăn năn sám hối kêu cầu đến Ngài, Ngài cũng sẽ sẵn sàng vào chốn địa ngục để đưa họ ra khỏi chỗ tối tăm...
Để tán thán công năng cứu độ chúng sanh không thể nghĩ bàn của Bồ-tát Địa Tạng, người dân Nhật đã tạo ra không biết bao nhiêu những truyện tích, huyền thoại để nói về Ngài. Với khuôn mặt dịu hiền khả ái và trên môi như luôn luôn điểm một nụ cười, hình ảnh của Ngài đã hoà nhập vào tất cả mọi nền nếp suy nghĩ, vào những lo âu trong cuộc sống đời thường của dân chúng Nhật Bản.
Hình ảnh của Ngài làm người ta liên tưởng đến hình ảnh của một vị y sĩ vùng quê sẵn sàng có mặt bất cứ lúc nào cho bất cứ ai cần đến trong cơn đau đớn, sợ hãi, âu lo, hoạn nạn dù lớn hay nhỏ.
Cho đến bây giờ, không phải chỉ ở vùng quê mà ngay tại những thành phố, kể cả những thành phố lớn đông đúc rộn rịp như Tokyo hay cố đô Kyoto. Nếu ai đó cần đến sự giúp đỡ của Bồ-tát Địa Tạng, có lẽ người đó cũng không cần phải đi đâu xa, bởi vì chỉ cách một vài góc phố, vài ngả tư đường người Nhật lại dựng lên một bàn thờ nhỏ thờ Bồ-tát Địa Tạng, mà trên đó là những bó hoa tươi thắm, những phẩm vật cúng dường đơn sơ nhưng chan chứa những tình cảm trân trọng: vài viên kẹo, vài trái quýt, và đôi khi cả những chén rượu sake ... Những bàn thờ này luôn luôn được chăm sóc sạch sẽ bởi cư dân địa phương, điều này đã nói lên những tình cảm tin tưởng trân quý của người Phật tử Nhật Bản luôn luôn hướng về Ngài.
Tượng Bồ tát Địa Tạng tại Nhật
Những pho tượng Bồ Tát Địa Tạng của Nhật Bản.
(Tại vùng núi lửa Chausudake, quận Tochigi)
Trẻ em Nhật tắm cho ngài Địa Tạng và cầu nguyện
Theo niềm tin tưởng rất lâu đời của Phật tử Nhật Bản kể từ thời Trung cổ thì Bồ-tát Địa Tạng rất thương yêu trẻ con và vì thế Ngài là vị Bồ-tát có một sứ mệnh rất đặc biệt là bảo vệ trẻ con. Chính vì vậy mà đa phần những hình tượng Bồ-tát Địa Tạng tại Nhật Bản đều mang một khuôn mặt trẻ thơ rất đáng yêu. Trong các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam, v.v.. chỉ có Nhật Bản là có truyền thống độc đáo này.
Ngài luôn hiện thân để bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình và xã hội. Với những trẻ thơ bất hạnh yểu mạng, Ngài thường đến bên bờ sông Nại Hà, dòng sông mà tín ngưỡng dân gian Á Đông tin là linh hồn phải đi qua trước khi vào điện Diêm La nghe Diêm vương phán xét tội hình, để an ủi và che chở các em.
Nhiều người tin rằng, những trẻ em yểu mạng, vì thương nhớ cha mẹ và người thân, linh hồn các em thường ở lại bên bờ này và nhặt những viên đá cuội để xây lâu đài, thành quách tưởng đến người thân; Bồ-tát Địa Tạng thường đến bên các em vỗ về, an ủi, giúp các em tích tạo công đức và đưa các em qua sông.
Nhiều người khác lại tin rằng, các em có tội bất hiếu vì khiến cha mẹ và người thân đau buồn, nên các em bị hình phạt bên bờ sông, bị quỷ dữ hiếp đáp, và Bồ-tát Địa Tạng thường hiện thân cứu giúp các em, đưa các em qua dòng sông.
Vì tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng là vị Bồ-tát bảo vệ trẻ em, nên phần lớn tranh tượng của Ngài thường biểu hiện giống và liên quan đến trẻ thơ. Có tranh tượng, khuôn mặt Ngài trông giống trẻ em, rất ngây thơ, hồn nhiên. Có tranh tượng, trên tay Ngài bồng một em bé, dưới chân lại có vài ba em bé khác đang níu kéo tăng bào và thiền trượng của Ngài. Và tượng Ngài thường được tôn thờ bên những dòng sông, con suối. Hằng năm, người dân Nhật Bản thường tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của Ngài dành cho trẻ thơ vào ngày 24 tháng 7 ÂL.
Tượng Bồ-tát Địa Tạng tại chùa Mibudera ở Nhật Bản , được mô tả với trẻ em và yếm.
Pho tượng Bồ Tát Ðịa Tạng vẫn đứng vững giữa đống đổ nát điêu tàn của trận động đất lịch sử với cường độ mạnh 9.0 độ richter và sóng thần cao hơn 10 mét xảy ra ở miền Đông-Bắc Nhật Bản chiều ngày 11-3-2011.
Ngày nay, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã trở thành tín ngưỡng chung của Phật giáo và dân gian. Và sau lễ Vu Lan rằm tháng 7 ÂL thì các Chùa thường khai kinh Địa Tạng tụng cho đến ngày cúng vía Ngài vào cuối tháng 7 tức ngày 30.
Ở những nơi thờ phượng lớn hơn, người ta còn thấy Phật tử dâng cúng lên Ngài những bộ áo quần trẻ con, những đôi giày, dép Nhật Bản, vì người ta tin tưởng rằng Bồ-tát Địa Tạng đã phải đi mòn không biết bao nhiêu là gót giày, tất bật tới lui không ngừng trên khắp nước Nhật để an ủi, săn sóc bất cứ những ai cần đến Ngài giúp đỡ. Đặc biệt khi người ta dâng cúng đến Ngài những bộ áo quần trẻ con là vì do niềm tin theo truyền thuyết, Ngài là người rất yêu thích trẻ con, là vị thần hộ mệnh của những trẻ thơ bất hạnh. Đây có thể nói là một trong những nét độc đáo, đầy ý nghĩa tính nhân bản của Phật giáo Nhật Bản.
2.5. Bồ-tát Địa Tạng ở Triều Tiên.
Tại Triều Tiên thì Địa Tạng Sám Pháp là loại kinh rất thông dụng cho các chùa.
Tranh Bồ-tát Địa tạng, triều đại Goryeo (918 - 1392), Triều Tiên, nửa đầu thế kỷ 14
Nhìn chung, phần lớn tại Trung Quốc và Triều Tiên, Bồ-tát Địa Tạng được xem là vị cứu độ nơi cõi Địa Ngục, còn tại Nhật Bản thì Ngài là người thủ hộ cả trẻ con và người lớn lúc còn sống hay đã khuất, và nhận được sự tôn kính ngưỡng mộ rất phổ biến.
2.6. Bồ-tát Địa Tạng ở Tây tạng.
Theo truyền thống Mật thừa, thì tại Ấn Độ, đã có tín ngưỡng tôn xưng và lễ bái Bồ-tát Địa Tạng như là một trong tám vị đại Bồ-tát là: Địa Tạng, Di-lặc, Kim Cang Thủ, Hư Không Tạng, Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Trừ Cái Chướng và Phổ Hiền, thân cận với năm vị đại trí Như Lai là: Bất Động Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, A-di-đà Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai và Đại Nhật Như Lai (=Tỳ-lô-giá-na Phật) tọa vị trung ương, biểu hiện qua dạng Mạn-đà-la.
TrongThai tạng giới(= Hiện tượng giới)Mạn-đà-la,Bồ-tát Địa Tạng với mật hiệu là Bi Nguyện Kim Cang hay Đại Nguyện Kim Cang đứng đầu trong Địa Tạng viện.
Trong Kim cương giới(= Tâm thức giới)Mạn-đà-la,Bồ-tát Địa Tạng được coi là đồng thể của ngài Bồ-tát Kim Cang Tràng, một trong bốn vị Bồ-tát thân cận đức Bất Động Như Lai (A-súc-bệ Phật).
Tranh Thangka Bồ Tát Địa Tạng, Tây Tạng.
Do chỉ được đề cập đến trong kinh giáo chứ không còn dấu tích được phụng thờ tại Ấn Độ. Vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng Ngài là Bồ-tát được hình tượng hoá trong Phật giáo Bắc truyền.
Phật giáo Tây Tạng theo truyền thống Mật thừa, đã biểu hiện tín ngưỡng thờ phụng và tu tập theo Thủ Ấn và Chân Ngôn (= Thần chú) như sau:
1/.- Thủ Ấn Bồ-tát Địa Tạng: Thủ Ấn của Bồ Tát Địa Tạng tại Địa Tạng Viện trong Thai Tạng Giới, có tên gọi là Kỳ Ấn. Hai tay tác Nội Phộc, dựng đứng hai ngón giữa cùng đối nhau.
Thủ Ấn của Bồ-tát Địa Tạng
Hai ngón giữa tượng trưng cho hai trang nghiêm của Phước Trí. Tức có nghĩa là: hai tay sinh Phước Trí trao cho tất cả chúng sinh khác. Lại hai ngón giữa dựng đứng như dạng cây cờ cho nên gọi là Kỳ Ấn. Ấn này là Ấn căn bản của Bồ-tát Địa Tạng.
2/.- Chân ngôn Bồ-tát Địa Tạng:
- Tiếng Việt: Án Bát Ra Mạt Lân Đà Nãnh Ta Bà Ha[OM. HA-HA-HA-VIS-MA-YE. SVA-HA hay NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM_ HA HA HA VISMAYE SVÀHÀ]
- Tiếng Hán: Om, Bo La Mo, Ling To Ning, Soha 唵缽囉 末鄰陀寧娑婆訶
VIDEO: Địa Tạng Bồ Tát Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn 地藏菩薩滅定業真言
- TiếngSanskrit:Om Pra Mani Dhani Svaha /Om, Pra, Ma Ni, Da Ni, So Ha.
VIDEO: Om Pra Mani Dhani Svaha -_Địa Tạng Bồ Tát Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn
3/.- Lục Địa Tạng.
Lục Địa Tạng là sáu hóa thân của Bồ-tát Địa Tạng.
Một số người cho rằng Bồ-tát Địa Tạng chỉ ở tại Địa Ngục để cứu độ chúng sinh trong Địa Ngục. Thật ra là ở trong cả sáu nẻo, Ngài đều có năng lực giáo hóa tế độ. Điều đó được gọi là Lục Địa Tạng, tức là Địa Tạng độ hóa chúng sinh trong sáu nẻo. Tên của Lục Địa Tạng đều y theo nhân duyên của mỗi nẻo để thị hiện ứng hóa. Danh xưng của Địa Tạng trong sáu nẻo thì các kinh ghi chép không giống nhau, nhưng nói chung thì đều bắt nguồn ở Đại Nhật Kinh Sớ, quyển thứ năm là sáu vị thượng thủ trong chín Tôn của Địa Tạng Viện trong Thai-tạng-giới đó là: Địa Tạng, Bảo Xứ, Bảo Chưởng, Trì Địa, Bảo Ấn Thủ, Kiên Cố Ý.
- Theo kinh Liên Hoa Tam Muội, Lục Địa Tạng bao gồm:
1) Đàn Đà Địa Tạng: Là hóa thân của đức Địa tạng ở địa ngục, tay cầm tràng phan hình đầu người (Đàn Đà dịch là Nhân Đầu Tràng)
2) Bảo Châu Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo Ngạ quỉ, tay cầm bảo châu.
3) Bảo Ấn Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo Súc sanh, duỗi tay kết bảo ấn như ý.
4) Trí Địa Tạng: Là hóa thân của Ngài trong đạo A Tu La, thường hai tay bưng quả đất, biểu hiện cho sự nâng đỡ, ủng hộ A Tu La.
5) Trừ Cái Chướng Địa Tạng: Là hóa thân trong nhân loại, trừ tám món khổ che lấy nhân loại.
6) Nhật Quang Địa Tạng: Là bậc hóa thân trong thiên đạo, ánh sáng soi tỏ suy nghĩ của người và trời và diệt trừ mọi phiền não.
Lục Địa Tạng Bồ-tát Pháp Đàn.
Theo kinh Thập Vương nói rõ Thủ Ấn của sáu vị Địa Tạng như sau:
1) Dự Thiên Hạ Địa Tạng với Thuyết Pháp Ấn
2) Phóng Quang Vương Địa Tạng với Thí Vô Úy Ấn
3) Kim Cương Tràng Địa Tạng với Thí Vô Úy Ấn
4) Kim Cương Bi Địa Tạng với Tiếp Dẫn Ấn
5) Kim Cương Mật Địa Tạng với Cam Lộ Ấn
6) Kim Cương Nguyện Địa Tạng với Thành Biện Ấn.
2.7. Huyền thoại và ngày vía Bồ-tát Địa Tạng:
Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân với bốn đại nguyện của Ngài Địa Tạng như sau.
1.Trưởng giả: Trong một kiếp quá khứ, tiền thân của ngài Địa Tạng là một vị trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng sinh đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”
2. Bà-la-môn: Trong một kiếp quá khứ, ngài Địa Tạng là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Như Lai cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa đã cho cô biết là mẹ của cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng sinh đó được giải thoát.”
3.Thánh vương: Trong một kiếp quá khứ khác, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, tiền thân của ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”
4.Thiếu nữ: Trong một kiếp quá khứ khác, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, tiền thân của ngài Địa Tạng là một thiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa phát nguyện:
“Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”.
5.Tu sĩ(Xin xem Bài đọc thêm “Chùa cổ Hóa Thành và Kim Địa Tạng”).
Vào triều đại nhà Đường, năm Vỉnh Huy thứ tư. Về phương Đông (Trung Quốc) có nước Tân La (Silla) (nay là Hàn Quốc hoặc Triều Tiên) Hoàng tử Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sau khi tỏ ngộ Phật pháp nhiệm mầu, Ngài liền từ bỏ lầu son gác tía vinh hoa phú quý, xuất gia đầu Phật, sau đó Ngài đáp thuyền sang Trung Quốc, lên núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy. Ngài tham thiền nhập đại định trong núi bảy mươi lăm năm, Thành đạo vào ngày 30 tháng 7, triều Đường Huyền Tôn khai nguyên năm thứ 16.
Về sau Ngài lại nhập đại định hai mươi năm nữa. Trong thời gian nhập đại định, tương truyền ngài hiện thân vào những cảnh khổ của Địa ngục để cứu chúng sinh thoát khỏi u đồ. Đến đời vua Đường Chánh Đức năm thứ hai, ngày 30 tháng 7 Âm lịch, Ngài hiển thánh (nhập diệt).
Do Bồ-tát Địa Tạng thành đạo và hiển thánh đều chung một ngày, nên ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày vía Địa Tạng.
3. Kinh điển và hình tượng về Bồ-tát Địa Tạng.
3.1.- Kinh Địa Tạng Thập Luận:
Bản kinh này nói về nguồn gốc của danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng, được chép như sau:
“An nhẫn chẳng động như đại địa, lặng lẽ suy nghĩ ngầm biết kho tàng bí mật (Bí Tạng) cho nên gọi là Địa Tạng”
+ “An nhẫn chẳng động như đại địa” là nói Nhẫn Ba La Mật đệ nhất của Bồ-tát Địa Tạng có thể dung thứ mọi loại nghiệp tội của tất cả chúng sinh, giống như đại địa (đất đai) có thể dung chứa các loại rác bẩn.
+ “Lặng lẽ suy nghĩ ngầm biết kho tàng bí mật” là nói rõ sự chẳng thể luận bàn của Tuệ Ba La Mật như kho báu ngầm dấu kín trong lòng đất.
Do đó dùng hình dạng cụ thể của đất (địa) để biểu trưng cho Bồ-tát có đầy đủ các phước đức.
3.2.- Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện:
Kinh nàynói về hạnh nguyện của Bồ-tát Địa Tạng thông cả lục đạo luân hồi: Với tuệ giác của Phật đạo, con người có thể hành động đem lại lợi ích cho mình và người lúc còn sống hay đã khuất bằng sự sáng tỏ về tâm, đó là tâm chúng sinh chấp thủ tạo nghiệp và bị nghiệp chi phối và tâm giác ngộ được gọi là tuệ hay trí qua việc thông chứng lẽ thật để vượt thoát mà tự tại, tự tại trong cả sáu nẻo luân hồi (xem thêm tư tưởng về kinh Địa Tạng bên dưới).
3.3.- Kinh Duyên Mạng Địa Tạng Bổn Nguyện(Xin xemPhật Thuyết Duyên Mạng Địa Tạng Bồ Tát):
Đây là một bảnkinh ngắn, Phật trả lời về tâm nguyện độ sinh của vua Đế Thích.
+Phật bảo vua Đế-Thích rằng: “Có một Bồ Tát gọi là Duyên-Mạng Địa-Tạng, mỗi ngày cứ buổi sáng sớm, vào các phép Thiền quán, rồi đi giáo hóa sáu ngả, cứu khổ ban vui, …chuyên lòng nhớ niệm, tâm nhãn khai tỏ, quyết được thành tựu”. Đoạn kinh cho chúng ta thấy rằng với phép thiền quán về tâm từ bi, thì nhất định sẽ thành tựu được hạnh từ bi mạnh mẽ và trong sáng đúng nghĩa. Từ đây, chúng ta có thể nghiệm ra rằng việc thiền quán về Chánh tri kiến là một sự việc hết sức tối cần cho tiến trình tu tập hướng tới mục tiêu giác ngộ-giải thoát.
+Nói về phương tiện độ sinh, Phật bảo vua Đế-Thích rằng: “Thiện nam tử, các pháp với bản tính Không, tịch lặng không trụ ở tướng sinh diệt, tùy duyên sanh ra, nên các sắc thân không giống nhau, do đó Duyên Mạng Địa Tạng đều độ khắp cả. Duyên Mạng Bồ Tát, hoặc hiện ra thân Phật, hoặc hiện thân Bồ Tát, …hoặc hiện thân Diệm Ma Vương, …hoặc hiện thân Chuyển Luân Thánh Vương, …hoặc hiện thân trưởng giả, hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiện thân phụ nữ, hoặc hiện thân tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, hoặc hiện thân trời, rồng, dạ xoa, nhân, và phi nhân, hoặc hiện thân Y vương, hoặc hiện thân Dược thảo, hoặc hiện thân người đi buôn, hoặc hiện thân người nông dân, hoặc hiện thân Tượng vương, hoặc hiện thân Sư tử vương, hoặc hiện thân Ngưu vương, hoặc hiện thân Mã hình, hoặc hiện thân đại địa, hoặc hiện hình sơn vương, hoặc hiện hình đại hải, trong ba cõi có bốn loài sinh và năm hình, không loài nào là không phải thân của Duyên Mạng Bồ Tát biến hiện. Như thế là tự thể của Pháp thân biến ra. Hiện chủng chủng thân du hành giáo hóa sáu ngả, độ thoát chúng sinh. Dùng một tâm thiện, phá ba cõi hữu lậu”. Đoạn kinh cho chúng ta thấy rằng bậc giác ngộ hoàn toàn tự do, chủ động trong sinh tử luân hồi theo duyên cảm ứng mà độ sinh trong sáu nẻo; điều này hoàn toàn trái với một chúng sinh bị trói buộc trong chấp thủ, bị lôi cuốn trong mê nghiệp.
+Giải thích về tâm của một Bồ Tát, đức Phật nói :“Thiện nam tử! Bậc Chân Thiện Bồ Tát thì tâm sáng tỏ và viên mãn, cho nên gọi là Như Ý Luân; tâm không quái ngại, nên gọi là Quán Tự Tại; tâm không sinh diệt, nên gọi là Duyên Mạng; tâm không tồi phá, nên gọi là Địa Tạng; tâm không biên tế, nên gọi là Đại Bồ Tát; tâm không sắc tướng, nên gọi là Ma Ha Tát. Các ông nên tín thụ, tâm chớ phân biệt, và cũng chớ quên mất”. Đoạn kinh cho chúng ta thấy rằng, một nội tâm thanh tịnh hoàn toàn hàm tàng những tính năng vượt thoát, tối cần cho các công hạnh cao thượng nơi một Bồ Tát.
+ Một biểu tượng triết lý khác về mảnh đất tâm được trình bày ở cuối bài kinh nói lên khả năng diệu dụng nơi tâm một Bồ Tát : “Lúc đó, có hai vị đồng tử đứng hầu hai bên tả hữu của Duyên Mạng Bồ Tát. Một vị tên là Chưởng Thiện đứng ở bên tả, mặc áo sắc trắng, cầm Hoa sen trắng điều ngự Pháp tính. Một vị tên là Chưởng Ác đứng ở bên hữu, mặc áo sắc đỏ cầm chày Kim cương hàng phục Vô minh.
Phật bảo đại chúng: ‘Các ông nên biết : hai vị đồng tử điều ngự Pháp Tính và hàng phục Vô Minh, cũng như hai tay hai chân của Duyên Mạng Bồ Tát, trong tâm không động cũng như bản thể chữ A. Nếu có chúng sinh nào biết được tâm đó thì quyết định thành tựu, liền diệt tam độc(Tham-Sân-Si)và được lực tự tại, muốn nguyện sanh cõi Phật nào thì tùy nguyện sanh’ ”.
3.4. - Hình tượng Bồ-tát Địa Tạng:
Sau đây là giới thiệu một số ý nghĩa về hình tượng của Bồ-tát Địa Tạng được thờ phụng.
1/.- Thân Tỳ Kheo.
Theo tư tưởng Bồ-tát trong Phật giáo Bắc truyền, có vô lượng Bồ-tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian để độ sinh. Các vị Bồ Tát này phần nhiều hiện thân là cư sĩ, riêng Bồ-tát Địa Tạng lại hiện thân là người xuất gia, đầu tròn, mặc áo ca sa, tay mặt cầm tích trượng, tay trái nắm hạt minh châu. Bởi thân đắp cà sa có ý chỉ kham nhẫn, sống đời phạm hạnh thanh tịnh và còn là sức mạnh của giới pháp, ngăn ngừa những tội lỗi của ác pháp. Chiếc áo cà sa che chở cho người tu trong cuộc sống xã hội đầy tham vọng, sân hận và si mê. Điều này khá tương ưng với Địa Tạng là an nhẫn, là dung chứa như đại địa từ một nội tâm thanh tịnh và trong sáng như được giải thích nơi kinh Địa Tạng Thập Luậnở mục 3.1 nói trên.
2/.- Tích trượng.
Đầu Tích trượng
Tích trượng là một trong 18 món đồ vật của nhà sư, đó là một cây gậy, ở đầu gậy có những vòng kim loại, khi rung phát ra tiếng. Tích trượng được cho là một trong những pháp khí do Phật chế ra. Thời xưa, Phật và các Thánh chúng đi khất thực thường vai mang bát và tay cầm tích trượng. Công dụng của tích trượng là để dẹp trừ những chướng ngại vật hay trùng thú v.v…
Tì Nại Da Tạp Sựquyển 34 có ghi : “Nhà sư đi khất thực, khi đến nhà ai, bèn lên tiếng gọi báo và nắm tay gõ vào cửa, người nhà lấy làm lạ hỏi: “Tại sao lại gõ cửa nhà tôi?” Nhà sư im lặng chẳng nói. Ðức Phật bảo: “Ðừng gõ cửa, mà nên làm cây gậy Tích trượng”; nhà sư không hiểu, đức Phật nói: “Ở đầu cây gậy có gắn những vòng nhỏ bằng cái chén, khi rung gậy thì phát ra âm thanh để báo cho biết”. Khi đến nhà nào, rung mãi cây Tích trượng đến phát mệt, mà nhà ấy không ai ra hỏi, thì đức Phật bảo: “Không nên rung lâu cây Tích trượng, chỉ nên rung 2 hay 3 lần mà thôi, nếu không có người ra hỏi, thì nên đi nơi khác”.
Cách làm gậy thì được mô tả theo Tích trượng kinh.
Trong kinh Tích trượng có chép, Phật dạy : “Này các tỳ kheo, các Thầy nên thọ trì Tích trượng, vì đó là món pháp khí mà ba đời chư Phật đều có thọ trì”.
Cũng trong kinh Tích trượng, có đoạn Ngài Ca Diếp bạch Phật : “Bạch Thế Tôn ! Thế nào gọi là Tích trượng ? Tích trượng gồm có các nghĩa sau : Khinh – Minh – Tỉnh – Sơ, tức là nhờ có chiếc gậy đức hạnh nầy mà :
- Phiền não được khinh bạt ra khỏi ba cõi của sinh tử (Khinh)
- Trí tuệ được minh mẫn (Minh)
- Tỉnh ngộ được Vô thường-Khổ-Vô ngã (Tỉnh)
- Không còn say đắm dục lạc(Sơ)”.
Tích trượng (錫丈; S: Khakkara)là chiếc gậy của tỳ kheo đi đường, cũng có nghiã và tên gọi là Trí trượng, Đức trượng.
Tích trượng có đường kính to vừa tầm tay người cầm, chiều cao không quá đầu. Trên đầu Tích trượng có gọng bốn vòng cungtượng trưng cho Tứ Đế và mười hai khoen nhỏtượng trưng cho 12 Nhân Duyên, tất cả bằng kim loại, được cho là do Phật Thích Ca chế tác.
Tích trượng có loại do đức Ca Diếp - vị cổ Phật - truyền thừa thì trên đầu có gọng hai vòng cung tượng trưng cho Chân Đế và Tục Đế, cộng với sáu khoen tượng trưng cho Lục Độ.
Như vậy, Bồ-tát Địa Tạng tay cầm Tích trượng là biểu trưng cho sức mạnh của Chánh Pháp. Chánh Pháp chính là hiệu quả của “Tích trượng phá cửa địa ngục”, là chiếc gậy báu đập tan mọi xiềng xích trói buộc của địa ngục phiền não, tích tập từ một nội tâm Tham-Sân-Si.
Ngày nay, Tích trượng chỉ thường được sử dụng trong các lễ nghi: Giải Oan Bạt Ðộ, Tang Lễ, Sám Hối, Quy Y.
Sau đây là bài kệ đọc trong khi cầm Tích trượng: “Chấp trì Tích trượng, đương nguyện chúng sanh, thiết đại thí hội, thị như thật đạo”. (dịch: Khi cầm tích trượng, nên nguyện chúng sanh, tu tập hạnh bố thí, chứng đạo quả như thật), và tiếp đọc bài mật chú: “Án na lật thê, na lật thê, na lật tra, bát nể na lật đế, na dạ bát nảnh hồng phấn tra”.
3/.- Viên Minh Châu hay còn gọi là viênBảo Châu, viên Ngọc Như Ý, viên ngọc Ma Ni (亙仗; S:Mani, Cintamani). Đây là một vật quí tượng trưng cho cát tường,có khả năng đem đến những điều lành.
Về nguồn gốc của Ngọc Như Ý, có rất nhiều truyền thuyết. Tuy nhiên, nếu ví viên ngọc có khả năng loại bỏ được sự nghèo nàn của đời sống vật chất, đồng thời viên ngọc cũng có khả năng giải trừ được sự khổ đau của một nội tâm, thì theo Phật giáo, Ngọc Như Ý chính là tuệ giác nơi từng mỗi con người ngộ đạo. Tuệ giác của Bậc giác ngộ là nền tảng cho một đời sống tốt đẹp cho bản thân và thế giới xung quanh.
Phật giáo Bắc truyền đã biểu thị cho giá trị vô thượng của Ngọc Như Ý chính là Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng), là Chân lý đem lại tuệ giác cho hành giả. Bồ-tát Địa Tạng tay nâng viên Minh Châu là viên ngọc quí có ánh sáng – đặc trưng cho tuệ giác, cho sự tỉnh thức – soi sáng mảnh đất tâm nơi con người, giúp con người vượt lên vô minh mê lầm, thành tựu một nội tâm thanh tịnh và một đời sống đầy an lạc.
4/.- Mũ Tỳ Lô.
Nguồn gốc xuất hiện và sử dụng mũ này đến bây giờ vẫn chưa có một sự khảo chứng bằng tài liệu cụ thể, rõ ràng. Duy chỉ biết rằng mũ Tỳ Lô được lấy từ ý nghĩa của kinh Phạm Võng nói về Phật Tỳ Lô Giá Na - thủy tổ của Đại Thừa giới, thường luôn sử dụng làm phương tiện hóa độ chúng sanh nên trong kinh điển Phật giáo thường có câu: “Biến nhập tỳ lô hoa tạng giới”. Hình dáng và màu sắc của Mũ Tỳ Lô có nhiều kiểu cách theo quan niệm của các hệ phái Phật giáo bản địa theo truyền thống Mật tông, có thể được thấy như sau (xem hình bên dưới).
- Mũ Tỳ Lô được ghép lại với nhau bằng 7 mảnh, mỗi mảnh có hình một vị Phật tượng trưng cho Thất Phật đã thị hiện nơi thế giới này. Theo bài kinh thứ nhất của kinh Trường A Hàm, nhân duyên giáng sanh, thành đạo, giáo hóa của bảy đức Phật trong thế giới Ta-bà):
+ Bađức Phậtlà Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Bà của kiếp quá khứ(Trang nghiêm kiếp).
+ Bốnđức Phậtlà Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca của kiếp hiện tại(Hiền kiếp). Bài kinh không nói đến kiếp vị lai (Tinh tú kiếp).
- Mũ Tỳ Lô được ghép lại với nhau bằng 5 mảnh, mỗi mảnh có hình một vị Phật tượng trưng cho Ngũ Phật, đó là:
+ Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairochana)
+ Phật Bảo Sanh (Ratnasaṃbhava)
+ Phật A Di Đà (Amitābha)
+ Phật Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi)
+ Phật A Súc Bệ (Akshobya).
-Mũ Tỳ Lô được ghép lại với nhau bằng3 mảnhvới 6 hình giống cánh sen. Mỗi mặt như vậy đều có những đường viền chạy xung quanh xếp theo sự uốn lượn của mũ. Mặt trước của mũ có ba chữ “Án Dạ Hồng” ở chính giữa, mặt sau may chữ Vạn.
+ Câu chú Án Dạ Hồng: có ý nghĩa mang con người đó đi vào đại Định.
+ Chữ Vạn, viết ngắn của “Vạn đức cu viên”, có ý nghĩa là tất cả vô số đức lành đều quy tập về ở mũ này – là nơi biểu trưng cho Lục độ. Mỗi cánh sen trên mũ tượng trưng cho một trong Lục độ, bao gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ.
+ Bên trên được kết đính bằng một tấm vải hình tròn và chia làm ba vòng, tượng trưng cho Thanh văn, Duyên Giác, Bồ tát.
+ Hình tròn nhỏ ngoài có màu đỏ, được chia làm 4 phần bằng nhau, mỗi phần có 4 giọt nước tượng trưng cho Tứ Niệm Xứ và Tứ Đế.
+ Hình tròn nhỏ kế tiếp màu vàng, kế nữa là màu đỏ gạch, bên trên là chóp mũ màu đỏ có hình một cái núm nhỏ được cột bằng 8 sợi chỉ vàng. Đó là biểu trưng cho người đã giác ngộ lấy Tứ Đế làm căn bản và được bao bọc bởi con đường có 8 yếu tố tu tập đưa tới giải thoát là Bát Chánh Đạo, đây chính là quả vị cao nhất mà người xuất gia đang hướng đến.
Khi đội mũ này phải quán chiếu bài kệ (được ghi lại trong “Thiền môn Phật tử hành trì yếu pháp diễn từ tôn phái”):
Biến mãn thập phương giới
Chúng sanh ly khổ thú
Bát bộ lai hộ trì
Nhân thiên cộng hủy diệt
Án tinh tấn tuệ tóa ha”
Dịch:
“Mũ tỳ lô tôn kính trên đỉnh đầu
Có cùng khắp ở mười phương pháp giới
Làm cho chúng sanh thoát khỏi luân hồi
Tám bộ loại đều đến hộ trì
Trời, ngưòi cùng thấy đều vui mừng
Án tinh tấn tuệ tóa ha”
Mũ Tỳ Lô (Trung Quốc)
Mũ Tỳ Lô (Việt Nam)
Các vị Gia Trì Sư Việt Nam thường đội mũ này trong Tang lễ hoặc Trai đàn Chẩn tế.
Mũ Tỳ Lô Miền Nam
Mũ Tỳ Lô Thất Phật (miền Bắc)
Mũ Tỳ Lô Ngũ Phật Bảo Quan
5/.- Kỳ lân hayBạch khuyển: Đây là con vật được Bồ-tát Địa Tạng ngự trên lưng. Trên thực tế, không có sự phân biệt rõ về hình dáng. Về ý nghĩa thì có các cách giải thích sau:
- Kỳ lân: Là đặc trưng cho loài ác thúsư tử được Bồ-tát thuần hóa, nó biểu tượng cho tâm ác được kiềm chế và hóa giải bởi tuệ giác.
- Kỳ lân hay Bạch khuyển (con chó trắng theo ngài Bồ-tát Địa Tạng tục danh Kim Kiều Giác) được gọi là Đề Thính, tương truyền rằng Đề Thính là con linh thú của U Minh Giới, biết rõ được tâm chúng sinh và tất cả sự vật trong trời đất.
Kỳ lân do đó biểu trưng cho tâm của Bồ-tát đã thanh tịnh, an trụ trong Chánh pháp, thành tựu cảnh giới thiền định. Bồ-tát nhiếp phục được tâm mình không còn bị vọng tâm hay thú tánh vật dục làm cho phiền não, tâm của Ngài thông suốt vạn pháp.
Do tất cả vạn pháp đều từ tâm sanh “Tâm tịnh thì pháp tịnh, tâm nhiễm thì pháp nhiễm”, là thể hiện cho ý niệm “Nhơn Tâm sanh nhất niệm, Thiên Địa tất giai tri” (khi lòng người khởi một niệm thì Trời Đất Quỷ Thần đều hay biết).
Nói chung, hình tượng Bồ-tát Địa Tạng luôn toát ra vẻ hoan hỷ và nghiêm trang. Bồ-tát Địa Tạng biểu trưng cho một Nội tâm thanh tịnh bởi giác ngộ-giải thoát; từ đó đã lưu xuất ra một tay phải nắm vững tích trượng Từ bi và một tay trái nắm chắc viên ngọc Trí tuệ. Chúng sinh với những thành tựu chừng ấy, hẳn là một Bồ-tát có đầy đủ năng lực thong dong tự tại, độ sinh trong 6 cõi luân hồi.
6/.- Tượng điêu khắc Địa Tạng.
Tượng hợp kim đồng Bồ-tát Địa Tạng cao 99 mét
Tượng hợp kim đồng Bồ-tát Địa Tạng cao 99 mét, được cho là lớn nhất và cao nhất trên thế giới, tại Khu thắng cảnh núi Cửu Trại Câu.
Tượng cao 76 mét nằm trên bệ sen cao 23 mét. Toàn bộ bức tượng nặng hơn 1.000 tấn, được đặt trong Vườn văn hóa Dayuan Jiuhua Mountain (Cửu Hoa Sơn)
Theo: Biggest Bodhisattva Statue Built on Mt.Jiuhua – China.
Pub Date: 11-05-17 16:53 Source: www.cnanhui.org
Giant golden Kannon statue at Hase-dera temple (Kamakura, Japan)
7/.- Vườn tượng Địa Tạng
Vườn tượng Địa Tạng
4.- Tư tưởng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
Tam Tạng Pháp sư Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda, 652-710) là người nước Vu Điền (Khotan) – một nước nhỏ ở Tây Vực, là Tân Cương ngày nay. Ông được cho là người đã phiên dịch Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện(經地藏菩薩本願)từ Phạn (bản tiếng Phạn này ngày nay chưa tìm thấy) sang Hán vào đời nhà Đường của Trung Hoa. Ông cũng là dịch giả của bộ kinh Hoa Nghiêm dưới dạng 80 quyển.
Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện là một bộ kinh nói về hành trạng của Bồ-tát Địa Tạng, từ công đức trong thế giới chúng sinh cho đến công đức giác ngộ-giải thoát nơi tự thân. Kinh thường được các chùa chiền tự viện tại các quốc gia theo Phật giáo Bắc truyền khai tụng trong suốt tháng bảy, đặc biệt là vào dịp lễ Vu Lan, tức là mùa báo hiếu cha mẹ, tổ tiên. Bởi lẽ điều này được giải thích Bổn với ý nghĩa từ hẹp đến rộng là nền tảng của hiếu thuận, của nghĩa ân, của tâm theochân lý của đạo Phật.
Kinh Địa Tạng ra đời, trước tiên được cho là do lòng hiếu thảo của đức Phật đối với bậc sanh thành. Theo truyền thuyết, Ngài đã tưởng nghĩ đến mẹ khi biết rằng mình sẽ không còn trụ thế bao lâu nữa nên đã lập Pháp hội tại cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu.
Trong Pháp hội này, Ngài vì thân mẫu mà thuyết Pháp, nhưng động cơ chính vẫn là lòng từ bi đối với chúng sanh ở cõi Ta bà, đặc biệt là đối với những chúng sanh khó dạy (cang cường) đầy tội khổ, khó khai hóa mà Ngài biết chắc chắn là sẽ bị rơi vào cảnh giới chịu nhiều sự thống khổ (Quyển Thượng Phẩm Thứ Hai: Phân Thân Tập Hội).
Danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng đã thể hiện rõ ở hạnh nguyện cao cả này : "Nếu trong địa ngục còn một chúng sanh bị đau khổ, tôi thề sẽ không thành Phật", để từ đó những ai phát tâm Bồ-tát, sẽ cố gắng nổ lực tu tập, hành trì theo hạnh nguyện này, sẵn sàng vào chốn địa ngục để cứu độ những chúng sinh bất hạnh,hầu đền trả ân Tam Bảo, ân cha mẹ-tổ tiên.
Như vậy, ngoài nội dung chính yếu của Kinh Địa Tạng là xoay quanh chữ Hiếu, kinh còn nói lên những bổn phận, nghĩa vụ của người sống đối với người đã quá vãng với những nội dung liên quan về địa ngục, về tội phước nghiệp báo ở các kiếp sống, để người Phật tử nương theo kinh này mà tu tập, hầu có được những lợi ích độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sanh đã quá vãng khỏi rơi vào con đường ác.
4.1. Vấn đề địa ngục:
Một vấn nạn mà các triết gia Đông Tây thường nêu ra để tìm lời giải đáp là sau khi chết, tâm thức hay còn gọi là thần thức (có thể được hiểu là linh hồn có tính chất biến cải được) của con người sẽ đi về đâu? Phải chăng có cõi địa ngục hiện diện ở thế giới bên kia, và nếu có, qua đó những kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt như thế nào?
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật đã cho ta biết rằng những người sinh ra trong đời này hoặc mang kiếp nghèo hèn, hoặc gia đình quyến thuộc kình chống nhau, hoặc thân hình xấu xí tàn tật, đui, điếc, câm ngọng, không lưỡi, miệng lở, điên cuồng mất trí, chết yểu,... hoặc sinh làm chim chóc, súc sanh... đều là những chúng sanh đã tạo ác nghiệp từ thân-khẩu-ý từ những kiếp trước, sau khi chịu quả báo ở đời này, nếu không tu tập, họ sẽ còn tiếp tục bị "đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi.”
Hình tượng Bồ-tát Địa Tạng nơi địa ngục.
Một vấn nạn mà các triết gia Đông Tây thường nêu ra để tìm lời giải đáp là sau khi chết, tâm thức hay còn gọi là thần thức (có thể được hiểu là linh hồn có tính chất biến cải được) của con người sẽ đi về đâu? Phải chăng có cõi địa ngục hiện diện ở thế giới bên kia, và nếu có, qua đó những kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt như thế nào?
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật đã cho ta biết rằng những người sinh ra trong đời này hoặc mang kiếp nghèo hèn, hoặc gia đình quyến thuộc kình chống nhau, hoặc thân hình xấu xí tàn tật, đui, điếc, câm ngọng, không lưỡi, miệng lở, điên cuồng mất trí, chết yểu,... hoặc sinh làm chim chóc, súc sanh... đều là những chúng sanh đã tạo ác nghiệp từ thân-khẩu-ý từ những kiếp trước, sau khi chịu quả báo ở đời này, nếu không tu tập, họ sẽ còn tiếp tục bị "đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi.”
Hình tượng Bồ-tát Địa Tạng nơi địa ngục.
Địa ngục là gì? Phải chăng địa ngục chỉ là sự hù dọa của tôn giáo đối với những kẻ yếu bóng vía? Bồ-tát Địa Tạng nêu rõ: "Đó là do chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề (=tại thế gian này) làm những điều ác thì tùy nghiệp chiêu cảm mà ra những địa ngục như thế" và ngay cả các khí cụ tra tấn cũng được giải thích, "Khí cụ là do các hạnh nghiệp quấy ác của chúng sanh mà cảm vời ra." (Quyển Thượng Phẩm Thứ Năm: Danh hiệu của Địa ngục). Thiết tưởng câu trả lời trên đây đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa về địa ngục. Địa ngục hiện hữu là do nghiệp của mỗi chúng sanh mà cảmra.
Tùy nghiệp chiêu cảm thật quá rộng, tuy nhiên để có thể hình dung một cách cụ thể thì nếu ta gây nghiệp ác, tâm thức ta sẽ không ngớt bị dày vò, chịu trừng phạt đau đớn sau khi chết giống như ta đang sống mà trải qua một cơn ác mộng.
Trong ác mộng, tuy xác thân ta không bị hành hạ nhưng ta cũng cảm thấy đau đớn, lo lắng, kinh hải, ta cũng rên la than khóc, đổ mồ hôi hột trước những sự khủng khiếp mà ta đang chịu đựng trong giấc mơ; nhưng may mắn cho ta, tâm thức ta có chỗ dựa là xác thân, khi sự kinh khủng lên đến cao độ, ta tỉnh mộng và tìm được lối thoát.
Nhưng sau khi chết, tâm thức ta sẽ không còn chỗ dựa, ta không còn lối thoát nào nữa, cơn ác mộng do đó sẽ kéo dài bất tận do những nghiệp ác gây nên, cho đến khi nào nghiệp ác tiêu tán hoặc từ những nội lực thiện nguyện có thể giúp ta siêu thoát qua cảnh giới khác.
Bồ Tát Địa Tạng vào địa ngục
Hiểu địa ngục như thế để thấy cảm thương cho cha mẹ, thân quyến của ta, của tất cả chúng sanh vì nghiệp ác phải trả trong địa ngục tâm chiêu cảm, để hướng tâm Từ Bi của ta nguyện cho họ mau chóng siêu thoát đến những cảnh giới an lạc.
4.2. Vấn đề tội phước nghiệp báo.
Trong Kinh Địa Tạng, đức Phật đã cho ta biết rằng mọi việc xảy ra ở trên đời này không có gì là ngẫu nhiên. Ta như thế nào trong kiếp sống hiện tại là kết quả của nghiệp nhân gây ra từ những kiếp sống quá khứ. Chính nghiệp tốt hay xấu của một người gây ra do thân-khẩu-ý trong đời này lại sẽ là lực quyết định tương lai cho những kiếp sống tới của cá nhân đó chứ không là gì khác.
Nghiệp là một vị phán quan vô tư không sai chạy. Hay ta có thể hình dung ra nghiệp như là một nhà kế toán với phương tiện điện toán hiện đại nhất mà tất cả những hành động tốt xấu của ta xảy ra sẽ được nó lưu trữ vào bộ nhớ (memory) không sót một chi tiết nào. Đến giờ lâm tử, nó mới bắt đầu giở sổ sách ra để tính toán với ta. Từ đó cánh cửa mở ra để ta bước vào cõi Phật, cõi Trời, hoặc tái sinh trở lại làm người, làm súc sanh, hay đi về địa ngục...
Vấn đề luân hồi, tái sinh ngày nay không còn là một vấn đề siêu hình, trừu tượng nữa mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học thực nghiệm[Xin xem bài Luân Hồi].
4.3.- Vấn đề lợi ích từ kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
Nội dung của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyệnđã chỉ ra những lợi ích cho mọi con người khi tất cả hiểu rõ về cơ chế hình thành thành và chuyển hóa Tâm, cụ thể là:
1. Lợi ích cho kiếp sống hiện tại:
- Khích lệ mọi người tăng trưởng lòng vị tha với những phát nguyện lớn lao.
- Tâm được sáng suốt, an lành trước mọi nghịch cảnh.
- Nhiều tiềm lực vượt qua các bế tắc, trở ngại.
2. Lợi ích cho kiếp sống tương lai: Thân tâm an lạc hoặc có nhiều thuận lợi trong giới hữu tình.
3. Lợi ích cho người sắp qua đời: Đây là giây phút hệ trọng nhất của một người thân yêu của mình sắp mạng chung, là lúc mà tất cả những ham muốn, dục vọng của cả một đời người tích tụ lại thành một năng lực quyết định cho hướng đến của kiếp tương lai. Giống như sĩ tử trong kỳ thi cuối cùng, đây chính là thời điểm thử thách, cân lường thiện nghiệp, ác nghiệp của một đời người trước khi chuyển kiếp. Bởi vậy, đối với người đang hấp hối, sự hiện diện bên cạnh của thiện trí thức mà đương thời người hấp hối kính trọng, tin tưởng – nhắc nhở, đọc tụng, trì niệm … cho họ những việc làm tốt lành, những bổn kinh, những hồng danh Phật, Bồ-tát mà lúc sinh thời người đó đã làm, đã chọn thờ kính, sẽ giúp ích lớn lao cho người chết được mau chóng siêu thoát.
4. Lợi ích cho người đã quá vãng: Đó là siêu độ vong linh của người thân của ta hiện đời hay trong nhiều kiếp trong quá khứ.
Hình ảnh của Bồ-tát Địa Tạng tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của người Phật tử, đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu.
Chiếc tích trượng của Bồ-tát Địa Tạng đã, đang và sẽ gõ mãi vào cánh cửa địa ngục. Năng lực của tâm đại bi sẽ làm mở tung tất cả những cánh cửa hắc ám, làm tan rã những xiềng xích trói buộc, giải cứu tất cả những ai còn bị đọa đày trong cõi vô minh, tù ngục để từ đó những hạt giống Bồ-đề, những hạt giống thương yêu sẽ nẩy mầm mạnh mẽ trong những tâm hồn đau khổ của chúng ta, của tất cả những thân bằng quyến thuộc, đang sống hay đã qua đời... Đó chính là thông điệp của kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
VIDEO
- Hạnh nguyện Địa Tạng – TT. Thích Nhật Từ
- Kinh Địa Tạng (15 bài) - Thầy Thích Pháp Hòa
- Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện- Thầy Thích Trí Huệ
- Thông điệp Kinh Địa Tạng(05/06/2006) Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Hướng dẫn tụng kinh Địa Tạng | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Những ngộ nhận về kinh Địa Tạng | Thích Nhật Từ
- Ý nghĩa kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện – T. Thiện Thuận
- Kinh Địa Tạng ( Có Chữ - Trọn Bộ ) | TT.Thích Trí Thoát Tụng
Bài đọc thêm:
1/. Tứ thực và Thiền tuệ “Tứ Niệm Xứ”.
Tứ thực(四食; P: Cattari Āhāro; E: The Four Kinds of Food, The Four Nutriments of Life):
Trong kinh Tạp A Hàm có chép: “Nhất thiết chư pháp do thực nhi trụ – Tất cả các pháp đều do ăn mà tồn tại”
Trong kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta) của Trường Bộ Kinh, Tứ thực là 4 chất liệu về vật chất và tinh thần mà mỗi con ngưởi đều sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày như là những thực phẩm. Thực phẩm có tốt lành thì thân khỏe và tâm sáng. Trong 4 chất liệu thực phẩm này có 1 thuộc thân và 3 thuộc tâm như được trình bày sau:
1. Đoàn thực(段食; P: Kabaliṅkārāhāra; S: Kavaḍiṃkārāhāra, Kavlī-kārāhāra; E: Food for the body, physical food): Đâylà sắc thực, là nhu cầu chất liệu về vật chất thuộc thân. Sắc thực có thành phần cơ bản là Tứ đại “đất, nước, gió, lửa” – tức 4 thể vật lý là thể rắn, thể lỏng, thể khí, thể plasma–là những thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Đoàn thựcở nghĩa hẹp nhằm nhắc nhở hành giả tinh cần và luyện tập đúng về thân để có được thể lực tốt trong việc tu học. Đoàn thựcở nghĩa rộng nhằm nhắc nhở hành giả tinh cần thường niệm Chánh tri kiến về Thân.
2. Xúc thực(觸食; P: Phassākārāhāra; S: Sparśākārāhāra; E: Food for the emotion, contact): Đâylà tâm thực, là nhu cầu chất liệu về tinh thần thuộc tâm, là tình cảmnối kếtvới môi trường xung quanh thông qua 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp chạm với 6 cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), dẫn đến phát sinh 6 thức tương ứng (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Theo đó có 6 loại xúc thực, đó là (nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).
Ví dụ: Khi căn (P;S: Āyatana) tiếp xúc với cảnh (P: Ārammaṇa; S: Ālambana), thì tâm như tiếp nhận những cảm xúc vui buồn, ưa ghét, dễ chịu khó chịu … được xem là những thức ăn ngon (cảm xúc tốt) hay thức ăn dở (cảm xúc xấu).
Xúc thựcnhằm nhắc nhở hành giả tinh cần thường niệm Chánh tri kiến về Thọ, để phòng trừ phiền não do chấp mắc vào Thọ.
3. Tư thực(思食; P: Mano-sañcetanākārāhāra; S: Manaḥ-saṃcetanākārāhāra; E: Food for thought // Intent): Đâylà tâm thực, là nhu cầu chất liệu về tinh thần thuộc tâm, là lý tríphân tích và tổng hợpnhững suy nghĩ, tưởng tượng hoặc ý chímong muốn.
Ví dụ: Một người đang đói, họ nghĩ tưởng đến bữa cơm; sự nghĩ tưởng về ăn uống như vậy là tư thực. Lâu ngày không ăn phở, khởi tâm muốn ăn phở, nghĩ tưởng về tô phở, đó là tư thực.
Trong thời Tam Quốc khi Tào Tháo xua quân đi đánh giặc, ngang qua một sa mạc quân lính khát nước, Tào Tháo bảo: “Phía trước có một rừng me và trái me rất nhiều, chúng ta hãy tiến quân đến đó ăn me sẽ đỡ khát nước”. Quân lính nghe đến me nên nước miếng tiết ra nhiều khiến họ không còn thấy khát nước nữa, nên quân của Tào Tháo vượt khỏi sa mạc, đó là nhờ tư thực.
Tư thựcnhằm nhắc nhở hành giả tinh cần thường niệm Chánh tri kiến về Tâm, để phòng trừ phiền não do chấp mắc vào Tâm (nghĩ tưởng, mong muốn).
4. Thức thực: (識食; P: Viññāṇākārāhāra; S: Vijñānākārāhāra; E: Food for wisdom, consciousness): Đâylà tâm thực, là nhu cầu chất liệu về tinh thần thuộc tâm, là kiến giải(hiểu biết) về vạn sự vật quanh ta.
Thức thựcnhằm nhắc nhở hành giả về những hiểu biết bản chất thực của mọi sự vật (muôn pháp), để hoàn thiện quá trình tu học. Nói cách khác, Thức thực nhằm nhắc nhở hành giả tinh cần thường niệm Chánh tri kiến về Pháp.
Chánh tri kiến nơi đây là một chi phần của Bát Chánh Đạo, là thấy biết đúng đắn Chân lý Duyên khởi của vũ trụ, là quán triệt các hệ luận Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả của Duyên khởi.
Xem thêm:
- Bốn loại thức ăn – Làng Mai
- TỨ THỰC - PHẬT PHÁP HUYỀN NGHĨA
- Bốn loại thức ăn -THƯ VIỆN HOA SEN
- Thức Ăn Để Tồn Tại - THƯ VIỆN HOA SEN
- Bốn loại thức ăn của người tu -Phatgiao.org.vn
VIDEO
- Bốn món thức ăn- Sư Bửu Hiền
- Bốn Loại Thức Ăn- TT. Thích Tri Siêu
- Bốn Loại Thức Ăn- Thầy Thích Pháp Hòa
- Thức Ăn Của Tâm– Thầy Thích Phước Tiến
- Tư Duy Về Bốn Loại Thức Ăn - Thích Phước Tiến
- Bốn Món Ăn Theo Lời Phật Dạy - HT Tâm Hạnh
- CHỦ ĐỀ :BỐN LOẠI THỰC PHẨM - TT GIÁC NGUYÊN
2/. Chùa cổ Hóa Thành và Kim Địa Tạng.
Ngoài những tích truyện trong các kinh nêu trên, lại còn một tích truyện Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc ghi rằng : Ngài Bồ Tát Địa Tạng tục danh Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sanh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành (Seoul), thuộc Nam Hàn. Ngài vốn là một hoàng tử, sống trong lầu son nhung lụa, ở cung vàng điện ngọc, thế nhưng tính Ngài lại thích đạm bạc, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả phong lưu đài các, mà chỉ chăm lo học hỏi và ham đọc Thánh hiền. Đức tướng trang nghiêm, lòng từ bi thuần hậu của Ngài thì khó có ai sánh kịp.
Tam Thanh thuộc Cửu Hoa Sơnđược công nhận là Di sản thế giới năm 2008
Chùa trên Cửu Hoa Sơn
Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta”. Sau đó lập chí xuất gia vào lúc 24 tuổi.
Sau khi xuất gia, Ngài ưa đến chỗ vắng vẻ tu tập tham thiền nhập định, nhân đây bèn nghĩ đến việc hành cước, tìm một nơi thanh vắng để tĩnh tu. Ngài chuẩn bị thuyền bè, đem theo một ít hành trang và lương thực, đồng thời dắt theo con bạch khuyển (chó trắng) tên Thiện Thính, đã theo Ngài từ lúc xuất gia.
Ngài một mình tự lái thuyền rời bến Nhân Xuyên (Incheon), trương buồm ra khơi, tùy theo hướng gió mà đi, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đến cửa sông Dương Tử (Trung Hoa). Thuyền bị mắc cạn trên bãi cát, Ngài bèn bỏ thuyền đi bộ lên bờ, tiếp tục cuộc hành trình. Sau nhiều ngày lang thang, ngài đến chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy. Thấy phong cảnh nơi đây hùng vĩ, sơn xuyên tú lệ, ngài bèn quyết định ở lại. Ngài đi dọc theo triền núi lên phía trên cao để khảo sát, phát giác khoảng giữa các ngọn núi là một vùng đất bằng phẳng, cảnh trí nên thơ vô cùng tịch mịch, bèn trèo lên mỏm đá bên cạnh một khe nước suối trong và thong dong tự tại với năm tháng mà ngồi tĩnh tọa.
Một hôm, đang lúc tĩnh tọa, bổng có một con rắn độc nhỏ đến cắn vào đùi, nhưng ngài vẫn an nhiên bất động. Giây lát sau, một người đàn bà tuyệt đẹp từ trên vách núi bay xuống, đến bên cúi lạy, đưa thuốc cho ngài và nói: “Đứa bé trong nhà rắn mắt, xúc phạm tôn nhan. Thiếp xin tạo một con suối mới để đền đáp lỗi lầm của cháu nhỏ”. Nói xong biến mất. Chưa đầy một sát na, trong vách núi phụt ra một dòng suối cuồn cuộn chảy xuống. Từ đó, ngài không còn phải lao nhọc đi xa gánh nước về. Đây là dòng suối Long Nữ Tuyền nổi danh ở núi Cửu Hoa.
Chùa cổ Hóa Thành
(Huacheng Temple: 化城寺)
(Đây là nơi tu tập của của Thánh Tăng Kim Kiều Giác, vốn được xem là hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng tại Cửu Hoa Sơn –Trung Quốc).
Mũ & đôi hài cỏ của của Bồ Tát Kim Kiều Giác, được lưu giữ trên 1000 năm nay tại ngôi chùa cổ Hóa Thành.
Tượng thờ Bồ Tát Địa Tạng tại ngôi chùa cổ Hóa Thành.
Tương truyền, dưới chân núi có vị trưởng giả tên Mẫn Công (Văn Các lão nhân), là người thích bố thí cúng dường chư tăng. Ông thường tổ chức cúng dường trai tăng hàng trăm vị. Thế nhưng, mỗi lần như thế, đều thiếu một vị tăng. Vì vậy, mỗi lần tổ chức ông đều tự thân lên núi mời Ngài. Nếu không, công đức cúng dường không được viên thành.
Không bao lâu sau, vì muốn mở rộng đạo trường để quảng độ chúng sanh, ngài Địa Tạng bèn đến xin Mẫn Công cúng dường một mảnh đất. Mẫn Công nói: “Tùy ngài muốn bao nhiêu con xin cúng bấy nhiêu”. Ngài Địa Tạng nghe thế, tung tấm Cà sa lên không. Tấm Cà sa tỏa rộng bao trùm toàn núi Cửu Hoa. Mẫn Công thấy thế bèn vô cùng hoan hỷ, đem toàn bộ núi Cửu Hoa cúng dường.
Mẫn Công lại có một người con trai, ngưỡng mộ đức hạnh của Ngài, bèn đến xuất gia, hiệu là Đạo Minh. Sau đó, Mẫn Công vì muốn thuận tiện trong việc nghe pháp, bèn lễ bái Đạo Minh làm thầy. Việc này trở thành một giai thoại nổi tiếng trong chốn thiền môn. Hiện nay, trong các chùa ở Hàn Quốc thờ tượng đức Điạ Tạng, phần lớn đều có tượng của cha con Mẫn Công (một nhà sư trẻ và một ông lão) đứng hầu hai bên.
Ngài Địa Tạng thường tham thiền nhập định. Ngoài việc giảng kinh thuyết pháp, Ngài thường mượn người sao chép bốn bộ kinh lớn của Đại thừa liễu nghĩa, đem đi bố thí khắp nơi. Năm Chí Đức thứ nhất (765 C.E), có danh sĩ Gia Cát Tiết, ngụ tại một làng dưới chân núi, hương dẫn các kỳ lão trong làng, lên núi thưởng ngoạn. Đến vùng đất bằng trên núi, thấy những áng mây trôi lững lờ trên bầu trời xanh với ánh nắng chan hòa ấm áp, tiếng suối reo từ khe núi chảy ra nghe róc rách, tiếng chim hót líu lo khiến cho mọi người bị phong cảnh tú lệ làm mê hoặc. Đi dần vào rừng sâu, chợt thấy có một vị thiền sư tọa thiền trên mõm đá bên cạnh dòng suối, đang nhắm mắt nhập định bên cạnh là một cái đảnh cổ gảy một chân, trong đó có một ít gạo trộn lẫn đất trắng. Một lát sau, vị thiền sư xuất định, lấy gạo đất nấu chín rồi ăn. Ăn xong, ngài lại tiếp tục tĩnh tọa tham thiền. Những người trong nhóm thấy thế, vô cùng cảm động bèn đến thưa với ngài: “Thưa! Ngài tu khổ hạnh như vầy, đây là lỗi của dân làng chúng con!”. Chẳng bao lâu, mọi người trong làng cùng nhau xây cất một thiền đường rộng lớn hơn nữa, quanh năm đều cúng dường thực phẩm không hề gián đoạn.
Năm Kiến Trung thứ nhất (780 C.E.), vị Quận thú Trương Nghiêm, nhân vì kính ngưỡng đạo hạnh cao quý sùng kính công nghiệp hoằng pháp của Ngài, bèn tâu lên Đức Tông Hoàng Đế, ban sắc dụ chính thức kiến tạo tự viện. Bấy giờ đạo tràng của ngài Địa Tạng mới thực sự hùng vĩ trang nghiêm. Vì thế, Cửu Hoa Sơn ngày nay nằm trong địa phận tỉnh An Huy là một đạo tràng quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, là trú xứ của Bồ-tát Địa Tạng.
Lúc ấy, các vị tăng nước Tân La (Silla) nghe danh, có đến vài trăm người tìm đến thân cận tu học với Ngài. Dần dần, số người càng lúc càng đông, thực phẩm trở nên thiếu thốn. Một hôm, ngài ra phía ngoài chùa, cho đào rất nhiều đất trắng nhuyễn như bột, dự định bổ túc vào phần ăn. Mọi người trong chùa, cảm mến bởi đức hạnh của Ngài, đều cùng nhau lên tiếng: “Nguyện dùng Pháp hỷ thực và Thiền duyệt thực nuôi sống tuệ mạng, không dùng Vật thực nuôi sống thân mạng”. Điều này chứng tỏ mọi người trong chùa không lấy thân mạng làm trọng. Thời đó, mọi giới trong Phật giáo đều tỏ lời khen ngợi, ca tụng họ là “Nam mô Các Vị Tăng Gầy Ốm phương Nam”.
Một hôm vào mùa hạ, năm Trinh Nguyên thứ mười (795 C.E.), Ngài triệu tập tăng chúng vào chánh điện để từ giã. Mọi người cảm thấy hoang mang không rõ lý do gì. Lúc ấy, các ngọn núi phát ra tiếng khóc gào thét thảm thiết của muôn thú, những tảng đá lớn ầm ầm rơi xuống vực sâu, khắp rừng cây cỏ đều ngẩn ngơ sầu, mây che phủ kín trời đất đều rung chuyển và mây che phủ kín, mùi hương tỏa khắp núi rừng. Ngài an tọa kiết già thị tịch. Hưởng thọ 99 xuân.
Sau khi viên tịch, nhục thân của ngài được đặt trong một động đá. Ba năm sau, tăng chúng mở động ra, thấy nhục thân vẫn còn nguyên vẹn, tướng mạo giống hệt như lúc sanh tiền. đại chúng đem nhục thân đến bảo tháp trên ngọn Thần Quang Lãnh. Dọc đường, nghe văng vẳng như có tiếng tích trượng vàng khua động theo nhịp chân của mọi người. Kinh dạy: “Bồ-tát bị nạn, hình hài vang động”. Đây là một dữ kiện chân chánh, không chút hoài nghi, chứng minh sự ứng hóa của Bồ Tát Địa Tạng. Hơn nữa, nếu như cung kính lễ bái nhục thân của ngài Kim Địa Tạng, thì sẽ được lợi ích giống như kinh Địa Tạng đã nói.
Từ đó đến nay trải qua hàng thiên niên kỷ, Phật tử và mọi người khắp nơi trên thế giới đều không ngại gian lao, đều phát tâm đến Thánh tích Cửu Hoa Sơn - Trung Quốc, để cùng chiêm bái nhục thân của Bồ Tát. Đặc biệt, mỗi năm vào ngày vía của Ngài vào ba mươi tháng bảy ÂL, tại Thánh địa Cửu Hoa Sơn, trong vòng mấy mươi dặm, dầy đặc những Phật tử, nam nữ lão ấu, đến tham dự nhất bộ nhất chiêm (một bước một xá) hoặc nhất bộ nhất bái (một bước một lạy), đủ chứng tỏ Bồ Tát đã kết duyên Bồ Đề rộng rãi, sức Từ Bi cảm hóa sâu dày !
Chùa trên Cửu Hoa Sơn
Điện thờ đức Địa Tạng trên đỉnh Cửu Hoa Sơn
Và cũng từ đó về sau, Cửu Hoa Sơn trở thành đạo tràng của Bồ Tát Địa Tạng, niềm tin về sự cứu độ của Ngài trong lòng Phật tử ngày càng sâu rộng. Khách từ phương xa hành hương đến, chiêm bái và cầu nguyện tại Cửu Hoa Sơn ngày càng đông. Rồi theo thời gian, vì nhu cầu tu tập của tăng ni cũng như Phật tử, hàng trăm tự viện được xây dựng trên dãy núi kỳ vĩ này. Cửu Hoa Sơn hưng thịnh nhất vào đầu và giữa triều đại nhà Thanh và suy giảm từ cuối nhà Thanh trở về sau... Ngày nay, dù không còn hưng thịnh như xưa, nhưng Cửu Hoa Sơn vẫn là một trong Tứ đại Danh Sơn linh thiêng bậc nhất của Phật giáo Trung Hoa, và là điểm thu hút du khách cả nước và du khách Quốc tế.
***
Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét