Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

Di Lạc tôn kính

DI LẶC CỨU KHỔ CHÂN KINH


https://vanthaphienminh.org/kinh-di-lac-quyen-thuong


http://tuvienquangduc.com.au/kinhdien-2/389kinhdilac.html


http://hoavouu.com/images/file/30Ktiqom0wgQAAlu/di-lac-bo-tat-phap-kinh.pdf


https://khoahoctamlinh.vn/chua-lanh/kinh-sam-hoi/quyen-so-27---kinh-duc-di-lac-cuu-do-coi-doi-1267.html


https://www.daotam.info/booksv/pdf/pdf2/ChuGiai-DiLacChonKinh-KinhCuuKho.pdf


http://thuvien.phatnhattuevien.com/2017/11/blog-post.html


https://www.slideshare.net/hoanglyquoc5/di-lc-cu-kh-chn-kinh-ch-gii




Xuất xứ – Quyển Di Lặc tôn kinh ra đời trong một trường hợp khác thường, Cứ như trong kinh đã nói thì quyển kinh này xuất hiện tại thôn Vương gia trang, huyện nhạc Dương, Phủ Bình Dương, tỉnh Sơn Tây, bên Trung Hoa, từ trong tảng đá nứt nẻ ra, sau một tiếng sấm nổ vang.

Năm Bính Thân thuộc đời vua Quang Tự, tức là năm 1896, bản khắc thứ nhứt được in ra, Nay tại Triều nguyên động, ở núi La phù còn giữ nguyên bản. Khi đem vào Việt Nam, quyển Di Lặc tôn kinh được tôn giáo Quý Nam Phật đường ở Hải Phòng cho trùng san. Ông Vũ Xuân Tăng, có dịch ra Việt văn, nhan đề là Di Lặc độ thế chơn kinh, do nhà in Thạnh Mậu cho xuất bản vào cuối năm Canh dần, tức năm 1950.

Có đọc quyển Di Lặc tôn kinh mới hiểu vì đâu Đức Từ Thị hạ sanh rất sớm, khác hẳn thuyết của phái Thiền gia, nhưng trái lại rất phù hợp với Sám giảng của Bửu- Sơn Kỳ- Hương và Thánh Điển của Cao Đài giáo; từ sự nhận định thời kỳ mạt kiếp cho đến việc lập Hội Long Hoa, nhứt nhứt đều không có chỗ nào khác nhau cả.

Lần lượt, chúng tôi xin trình bày nội dung quyển Di Lặc tôn kinh và đối chiếu với tài liệu trong Sám giảng để chúng ta có một nhận định rõ rệt về Hội Long Hoa và thời kỳ Đức Di Lặc giáng thế.

Vì đâu Đức Di Lặc chưa hạ sanh – Cứ như quyển Di Lặc tôn kinh cho biết thì Đức Phật Thích Ca và Đức Di Lặc đã thành tựu công đức trong ba đời, nhưng vì nhân duyên Đức Phật Thích Ca độ thế trước nên Ngài giáng sanh trước Đức Di Lặc.Trong lúc Đức Thích Ca giáng sanh thì Đức Di Lặc an trụ nơi cung trời Đâu suất, đợi ba ngàn năm sau, đến thời kỳ mạt pháp mới hạ sanh lập nên Hội Long Hoa mở ra ba trường thuyết pháp cứu độ chúng sanh.

Đức Phật Thích Ca xuống thế cho đến nay, từ thời kỳ Chánh pháp, bước sang thời kỳ Tượng pháp cho đến ngày nay là thời kỳ Mạt pháp, trải qua một thời gian có trên hai ngàn năm trăm năm. Trong khoảng thời gian ấy “nhân dân giàu nghèo vui khổ chẳng đồng, năm giống thóc ít được mùa, các nước cạnh tranh nhau, bốn phương chẳng yên, trộm giặc thường sanh, tà thần tự nhiên bày ra trăm điều quái dị, khiến cho chúng dân thảm khổ.”

“Nếu đợi ba ngàn năm thì chúng sanh phải khổ, vì rằng trong năm trăm năm đầu mở ra một kỳ sa thải nhơn loại tiếp đó thêm một ngàn năm nữa lại mở ra một kỳ đại sa thải, rồi đến năm trăm năm lại có cuộc biến đổi nữa. Đời mạt kiếp hầu đến, mọi khổ đều sanh, sợ năm giống thóc kém đi, trăm quái vầy đảng. yêu ma họp bầy, kịp sau hai ngàn năm trăm năm. chính là thời kỳ Hạ nguơn.

Thế nên để cứu độ chúng sanh xa lìa những khổ nạn của thời mạt kiếp, “Đức quan thế âm cùng các Thánh chúng” yêu cầu Đức Di Lặc sớm hạ sanh.

Cũng đồng một ý tưởng này, Đức Huỳnh giáo chủ có viết trong sám giảng:

Minh Vương khó đứng không ngồi,

Thảm thương lê thứ mắc hồi gian truân,

Trước đền mắt ngọc lự rưng,

Quí yêu bá tánh biết chừng nào nguôi.

Làm sao dạ nọ được vui;

Cúi đầu lạy Phật cầu xin cứu trần.

Và ông Sư Vãi Bán khoai cũng có viết:

Hạ nguơn gian ác rất nhiều,

Thiên đình ngài muốn xử tiêu cho rồi.

Minh Vương không xiết hỡi ôi !

Lo mưu định kế cứu đời Hạ nguơn.

Liền qua Tây Vức Linh Sơn,

Cầu Phật giải cứu cõi trần Hạ nguơn.

Trong lúc các Thánh chúng ai cầu Đức Di Lặc hạ sanh thì giữa pháp hội “có ông Đầu Đà Tôn giả, bực đệ tử thượng thủ của Đức Thế Tôn, thần thông bực nhất, công đức không hai, mười hiệu sắp thành, hành đức viên mãn, thân có vô lượng vô biên hào quang, bước ra lễ bái Đức Thế Tôn mà bạch rằng: Sau hai ngàn năm trăm, chính là thời kỳ mạt kiếp, lòng người ngoan ác, chẳng tin chánh đạo, nên trời khiến Ma vương trừ bớt kẻ ác, nào là tật ách đao binh, nạn nước lửa, thất mùa cứ đồn đến mà Ngài không hạ sanh, tôi nguyện thay Ngài xuống trần cứu độ năm trăm năm mạt kiếp, người có phước duyên được giữ lại để đợi đến lúc Ngài hạ sanh, thế giới thái bình muôn dân hào vui, vua tôi mừng rỡ, cha con sum vầy, lòng người đều thuận, sẽ thỉnh Ngài xuống trần…”

Đức Di Lặc nhận lời và thọ ký cho Đầu Đà tôn giả với danh hiệu là Ngọc Phật. Rồi đó Ngài vào đại định và khi gậy vàng tự kêu, khánh ngọc tự đánh, Ngài mở mắt pháp thì chợt nghe tiếng nhạc trời loạn tấu và cùng một lúc có ba thiên sứ đến quì trước mặt Ngài mà tâu rằng: Hạn ba ngàn năm, nay đã gần đủ, xin Đức Phật hạ sanh, cứu độ quần mê, khỏi nạn mạt kiếp.

Đức Di Lặc bèn nói với Ngọc Phật rằng: Ngươi từng phát nguyện thay ta xuống trần. Nay có chiếu chỉ của Đức Ngọc Đế, ngươi nên hạ sanh.

Về đoạn này, trong Sám giảng người đời, ông Sư Vãi Bán khoai có viết:

Ta nay vưng lịnh Phật Trời,

Rao cho thiên hạ dưới đời đặng hay.

Hoặc là:

Phật Trời Tiên Thành sầu bi.

Cậy ông Sư Vãi sau đi giải trần.

Sư Vãi vội vã ân cần,

Đi hết khắp bốn cõi trần van khuyên.

Trong Sám giảng của Đức Huỳnh giáo chủ, cũng có đoạn viết:



Cúi đầu tâu lại cửu trùng,

Ngọc hoàng ban chiếu cho Khùng giáo dân.

Hoặc giả:

Lời văn tao nhã hữu tình,

Bởi vưng sắc lịnh Thiên đình sai ta.

Đức Di Lặc dặn dò – Sau khi được chiếu chỉ của Đức Ngọc Đế dạy xuống trần, Đức Ngọc Phật bạch với Đức Di Lặc rằng: Được Ngài dạy bảo, đệ tử xin hết dạ tuân theo. Nhưng đến năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, đệ tử nên hạ sanh ?

Đức Di Lặc đáp: Ngươi phụng ngọc chỉ nên hạ sanh ngay.

Đức Ngọc Phật bạch hỏi: Có Long Thần nào cùng đệ tử xuống trần không?

Đức Di Lặc đáp: Có hai mươi bốn vị Thiên vương hộ trì; lúc ngươi đi có gặp ma nạn quản thủ, nhưng chẳng hại gì, ngươi có nhẫn nại giữ mình.

Đức Ngọc Phật bạch hỏi thêm: Làm thế nào cứu được cả thảy nhân dân ?

Đức Di Lặc nói: Rộng ban rải mưa pháp, cứu khắp chúng sanh cả thảy Long Thần tự nhiên cảm ứng.

Đức Ngọc Phật bạch hỏi : Làm thế nào cứu được các vị quân vương qui y theo chánh pháp?

Đức Di Lặc dạy rằng: Ta sai các vị Tinh quân lần lượt xuống, lúc ngươi đến đều tu hợp cho ngươi giáo hóa. Nay ngươi xuống trần giữa lúc đao binh trước hãy cứu độ cho kẻ kia khỏi nạn tên đạn, sau đó gặp lúc bịnh khổ dấy lên hãy cứu độ cho kẻ kia khỏi nạn ôn dịch… Ngươi hãy tuân lịnh, chẳng nên trái ý. Nay ngươi hạ sanh, hết thảy Long Thần, đại chúng cùng theo ngươi xuống trần. Sau khi ngươi giáng sanh, hãy nhớ lời ta dặn bảo, hóa độ chúng sanh, đợi khi ta hạ sanh, ngươi sẽ chứng đắc thượng quả… Thiên hạ thái bình, bốn mùa trường xuân, nhân dân lạc nghiệp. Chính đó là thời kỳ Thánh nhân trị đời, phổ hóa vô cùng, cứu độ chúng sanh, nên người lương thiện chứng bực Thánh nhân.

Về đoạn Đức Di Lặc sai các vị Tinh quân và Thiên Long xuống trần, ông Sư Vãi Bán khoai có viết:

Phật Tiên thôi mới đổi phiên,

Xuống ngay trần thế giả người bần nhơn.

Về điều này, Đức Huỳnh giáo chủ cũng có viết:

Kể từ ngày vàng lộn với thau,

Phật, Tiên, Thánh cùng nhau xuống thế.

Hay là:

Cờ thế giới ngày nay gần thúc,

Nên Phật Tiên phải xuống hồng trần.




Sứ mạng của Ngọc Phật

Sau khi lãnh chiếu chỉ của Đức Ngọc Đế và trước khi xuống trần, Đức Ngọc Phật bèn đến thỉnh giáo với Đức Di Lặc về sứ mạng của mình.

1. Cứu độ người hiền – để hiểu rõ sứ mạng phải thi hành cách nào lúc hạ sanh, Đức Ngọc Phật bạch với Đức Di Lặc rằng:

Vào thời mạt pháp này, chúng sanh mê tới gian ngoan, kết bè hiệp đảng, làm chuyện hung ác, vậy phải sửa trị thế nào? Dạy bảo thế nào? Khuyến hóa thế nào ? Cứu độ thế nào?

Đức Di Lặc cho biết đại khái: Trời đã sai Ma vương xuống trần trừ kẻ hung ác. Những người ở thế gian, tăng cũng như tục, quan lại cũng như chúng dân, kể nào bất trung bất hiếu, làm điều tội lỗi, không biết cải hóa thì bị nạn đao binh nước lửa ôn dịch mất mùa trừ diệt. Chỉ người hiền lành thì được giữ lại.

Đức Ngọc Phật bạch hỏi: Thế nào là cực ác nên trừ diệt, cầu xin phân giải.

Đức Di Lặc đáp: Nay ta cùng ngươi đến đây mở xem ngọc chiếu, phóng hào quang soi khắp mười phương, nhứt nhứt trong ngọc chiếu đều có chỉ dạy. Phàm kẻ làm ác. Trời khiến Ma vương cùng Linh quan cứ theo tên họ đã ghi trong sổ mà trừ diệt đi. Ngươi xuống trần sẽ thấy công án đã lập thành.

Bấy giờ, Đức Di Lặc cùng Đức Ngọc Phật mở pháp nhãn, xem bổ sở của Ma vương ghi chép thì thấy rõ, nào là:

Hạng tu hành giả dối như thầy tu, đạo sĩ, cư trú nơi danh sơn, ở những đền chùa nguy nga, chạm trổ hoa mỹ, sơn son phết vàng, mặc hàng lụa chẳng công nuôi tầm ăn cơm gạo chẳng công cầy cấy, có ruộng miễn thuế, hưởng cảnh thanh nhàn, từ bỏ họ tổ tiên, quên công ơn cha mẹ; đó không phải là hạng chơn tu.

Hạng dân dâm như làm chuyện loạn luân với người trong họ hàng quyến thuộc, hoặc dâm vợ con hằng hữu, chiếm cả mẹ lẫn con, giết chồng người đoạt vợ, làm xấu xa tổ tiên cha mẹ. Lại có hạng gái lăng loàn trắc nết, hợp đoàn kết lũ, làm chuyện dâm ô, trăng gió đê hèn mê hoặc người cho hao tiền tổn mạng.

Hạng sát sanh hại vật như giết người đoạt của làm thịt các loài vật không có chút lòng nhơn, cúng tế tà thần, uống ăn hỗn tạp.

Hạng trộm cướp như chận người giựt của, tìm cách đào ngách khoét tường, tính toan trăm mưu ngàn kế bất lương để cưỡng đoạt tài sản người.

Hạng tham quan ô lại chẳng chút thanh liêm, chỉ mong vơ vét cho đầy túi tham, bày ra đủ cách tàn hại dân lành, lấy vạy làm ngay, binh tà bõ chánh, không lòng trung thành, hiếu thuận.

Hạng cường hào ỷ thế lực đồng tiền, cậy trí óc khôn ngoan, húng hiếp kẻ nghèo nàn cô thế, những toan tóm thâu ruộng đất người, vợ con người, lường công cướp của, gian ác hung tàn.

Hạng gian thương lường công tráo đấu, mua một bán lời mười, tăng cao thời giá làm hại dân lành, chỉ mong thủ lợi, giả mạo hàng hóa, gạt gẫm người đời, mà mắt thế gian, đầu cơ lũng đoạn.

Hạng hủy báng Thần Thánh không tin có Trời Phật, ngạo báng Thánh Thần, khi dễ kẻ tu hành, chê người lương thiện, phá chùa đốt miểu, đập tượng hại tăng, không hiếu thuận mẹ cha, làm lắm điều hung ác.

Hạng mê tín dị đoan thờ phượng tà thần, sát sanh cúng tế, không tin ở luật báo ứng, tin nhảm làm càn, mê mê muội muội, hoặc loạn thế gian theo mị tà ma quỉ.

Hạng quân lính bất lương cậy thế lực nhà binh, đánh người lương thiện, hôi của lấy đồ, trăm cách lừa dối, làm khốn khó dân lành, lớn lối mắng chửi.

Đó là những hạng người có tên trong bộ sổ của Ma vương, trước sau gì cũng bị trừ diệt.

Đến như hạng người hồi tâm tu niệm, hiếu thuận hai thân, sửa tánh trau tâm, làm phước làm đức, đều được hộ trì, cứu độ được sống, khỏi gặp tai nạn, dầu ở trong chỗ giặc dã binh đao cũng không hể tổn hại.

Về việc trừ diệt kẻ hung ác, cứu hộ người hiền lành, trong Sám giảng người đời của ông Sư Vãi Bán khoai có đoạn nói đến.

Bởi trần lỗi quá nhiều phần,

Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.

Hiền từ thời đặng thảnh thơi,

Nghinh ngang khó trốn lưới trời bớ dân !

Đức Huỳnh giáo chủ cũng có viết:

Tu kíp kíp nếu không quá trễ,

Chừng đối đầu khó kiếm Điên Khùng;

Cứu lương hiền chẳng cứu người hung,

Kẻ gian ác đến sau tiêu diệt.

Hay là:

Trừ tà gian còn thiện chỉ tồn,

Cảnh sông máu núi xương tha thiết.

Về việc Trời khiến Ma vương xuống thế, Đức Huỳnh giáo chủ cũng có cho biết:

Thời kỳ này nhiều quỉ nhiều ma,

Trời mở cửa quỉ vương xuống thế.

2. Tiêu diệt Tà thần – Ngoài những hạng người hung ác, còn thấy những hạng tà thần, như Thần đàn xã miếu đều là tinh đá tinh gỗ; các loài tinh rắn, trùng, cáo, thỏ, chó, ngựa, trâu, dê; các loài yêu quái do vàng, đá, khí, huyết biến thành; các loài quỉ thọ hưởng đồ cúng tế, chuyên làm hại người.

Lại thấy các loài thần quái làm ngăn trở gió mưa sái mùa sái tiết, hư hại giống thóc; các loài thủy tinh như rồng, rắn, rùa, trạnh; các loài yêu như cá, lươn, ốc, hến làm cho nước sông tràn lụt, tổn hại nhơn dân.

Lại thấy các thần ở miễu lớn, các tướng ở núi cao, đòi hưởng đồ cúng tế khó kiếm, cố ý phò hộ người ác, làm hại kẻ hiền.

Lại thấy giáo pháp của Đức Thích Ca, trong ba ngàn năm, giới luật dần sai, khiến cho các thiền sư bắt chước, không giữ ngũ giới tam qui.

Lại thấy các tòa minh ty ở địa phủ, chỗ tra khảo quỉ ma biến hiện ra nhiều hình phạt, như cưa xẻ dã đăm, gông cùm khảo kẹp, hóa hiện ra cháo lú bắt hồn mê phải ăn, cho không còn nhớ những việc làm lúc sanh tiền để khai sanh làm người, làm súc sanh, sâu bọ, chẳng biết được thân ác, rồi gây lấp nghiệp, bị sa vào địa ngục, chịu mọi sự khổ, lăn lộn mãi trong vòng luân hồi sanh tử.

Lại thấy một trăm hai mươi hung thần chuyển việc xem phương hướng, đem điều hung kiết về năm, tháng, ngày, giờ bày ra dạy người tin theo.

Lại thấy người thế gian tin thầy địa lý, dạy nhưng điều huyền hoặc nào là chọn nơi long hổ kỳ tú mà chôn thì được phước, còn gặp phải cuộc đất hung nghịch mà chôn thì mang họa v.v…

Các loài tà ma quỉ quái, hung thần ác sư đó đều bị trừ diệt; các nơi địa ngục, minh ty với những hình phạt gớm ghê kia đều được dẹp bỏ. Những cảnh tối tăm sẽ biến thành nơi thanh tịnh. Những hố lửa làm đài sen chúng sanh đều được an vui như ở cõi Tây phương cực lạc.

Tạo lập đời Thượng nguơn – Về việc trừ diệt kẻ hung ác và tà thần. Đức Di Lặc và Đức Ngọc Phật hiểu qua nhưng còn công cuộc kiến thiết thế nào?

Đó là điều trước khi lãnh ngọc chiếu xuống trần, Đức Ngọc Phật muốn biết nên chi Ngài bạch Đức Di Lặc rằng: Tôi nay thay Đức Thế Tôn xuống trần, nên thay đổi sửa chữa cách nào?

Đức Di Lặc nói: Đương lúc này, khiến người trước khi ta xuống trần, thành Phật nói pháp, phải tận diệt tất cả những vật không ích lợi, làm hại người ; chỉ nên lưu lại những vật có ích cho thế gian mà thôi. Những loài sâu, rắn, hùm, sói, chồn, cáo, khỉ, thỏ, rít, thằn lằn, muỗi, rận, rệp… những vật độc ấy đều trừ bỏ hết khiến cho người thế gian được hưởng yên vui.

Sau khi ta xuồng trần, sẽ khiến cho các tòa Trời mưa xuống vàng ròng, gạo trắng hoặc trong năm hôm hoặc trong mười ngày một lần, làm cho mặt đất thay đồi, tự nhiên no đủ, được thọ dụng các vật ấy.

Lại khiến hết thảy loài cỏ vô ích trên thế gian đều trừ diệt, khắp núi đồi khắp mặt đất đều có sanh các thứ thóc, chóng lớn chóng sanh, giúp cho nhơn dân lấy đó mà nuôi sống.

Lại khiến hết thảy loài cây vô ích ở thế gian cũng đều trừ khử, khắp trên mặt đất, chỗ cao cũng như chỗ thấp, đều mọc lên cây cối có trái ăn được, trái lớn thì bằng cái đấu, trái nhỏ thì bằng cái thăng mùi vị thơm tho ngon ngọt, ăn một bữa no nhiều ngày, ăn vào sống lâu, làm tươi nhuận nhan sắc, không hề có tật bịnh hay chết yểu

Lại khiến sanh ra một thứ cây lá dài lại mềm mại như gòn như lụa, dùng làm y phục, để cho nhân dân lấy đó mà may mặc.

Khí hậu không lạnh không nóng, nhân dân không nghèo không giàu, người người đều đoan chánh, tướng mạo thanh kỳ, chẳng dâm dục, chẳng xướng hát, chẳng giỡn cợt, chẳng loạn động; kẻ kẻ tu hành, người người niệm Phật, Người thảy sống lâu, từ 3 vạn 9 ngàn tuổi; thân hình cao lớn, khi mới sanh biết đi, Lúc bấy giờ, hễ muốn mặc thì liền được y phục như ý muốn, từ chỗ hư không đưa đến, hễ muốn ăn thì liền được đồ ăn ngon lành, tự nhiên dưng lại, ăn bao nhiêu tùy ý.

Cõi đất cũng như Thiên đàng, cùng được thọ ký với ba cõi Trời, chẳng sanh chẳng diệt, cùng nhiều càng rộng. Đời không có khí trược, đất thở ra mùi thơm. Cả thảy nhơn dân ở các phương trời khác, đều niệm danh hiệu ta, nguyện sanh về nước ta. Vừa sau khi ta hạ sanh, chủ trương khuyến hóa độ cả nhân dân.

Từ đó về sau cả thảy việc gì cũng lạ lùng mầu nhiệm, không thể lường được, chẳng khá nghĩ bàn nói không hết được.

Này Ngọc Phật ! Này Ngọc Phật ! Người hãy đi trước, ta sẽ thân đến.




Sau khi đọc quyển “Di Lặc tôn kinh” và hiểu rõ sứ mạng của Đức Ngọc Phật vì đâu thay thế Đức Di Lặc xuống trần, chúng ta tin chắc rằng Hội Long Hoa sẽ được lập lên không bao lâu, đúng với Sám giảng của giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và cơ bút của Cao Đài giáo đã cho biết.

Nhưng Hội Long Hoa được lập ra sớm hay chậm, điều đó một phần lớn tùy ở chúng sanh cả.

Sở dĩ Đức Ngọc Phật phải thay thế Đức Di Lặc xuống trần sớm, không như phái thiền gia đã hiểu cái thời kỳ hạ sanh ấy còn rất xa xôi, là bởi chúng sanh ở thời kỳ Hạ nguơn này quá nên hung ác.

Căn cứ theo Sám giảng thì cơ tận diệt đã mở màn từ năm Giáp tý (1864), tức là thời kỳ nhân loại bước vào Hạ nguơn như ông Sư Vãi Bán khoai đã viết:

Hạ nguơn giáp ty đầu niên

Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào

Nếu đem đối chiếu, chúng ta thấy rằng thời kỳ Hạ nguơn màSám giảng đã nói, tương đương với thời kỳ mà các nước văn minh Âu Tây bước vào giai đoạn kỹ nghệ cơ khí phát hưng.

Chính bắt đầu từ thời kỳ này, con người vì đắm say theo sự phát triển của các cuộc phát minh cơ khí, mang lại những kết quả nhãn tiền về vật dục, cho nên mất dần bản tánh thiện lương, đi sâu vào cuộc tranh đấu một ngày một thêm tàn khốc. Với mục đích tranh lấy quyền lợi cho mình, cho dân tộc mình, con người trở nên hung ác bày ra lắm mưu mô xảo trá bất nhân, mong hại người để đem lợi về mình. Sự tranh chấp ấy thúc đẩy xã hội loài người tiến mạnh trên con đường tội lỗi. Do đó, thuần phong mỹ tục suy đồi, đạo lý luân thường đảo ngược.

Đó là nguyên động lực thôi thúc Đức Ngọc Đế ra sắc chỉ cho Đức Ngọc Phật cùng các vị Thành Tiên gấp rút lâm phàm, giáo hóa nhân dân chuẩn bị ngày Đức Di Lặc hạ sanh, lập Hội Long Hoa. chọn người hiền đức hầu xây dựng cõi đời Thượng nguơn an lạc.

Đã đành Hội Long Hoa sẽ do Đức Di Lặc tạo lập, nhưng lập sớm hay muộn đều tùy ở chúng sanh cả. Nếu mọi người đều hiền lành, đối xử nhau bằng nhân nghĩa, thương yêu nhau, các quốc gia đồng cùng nhau gây nền hòa bình, hạnh phúc chung cho cả nhân loại thì Hội Long Hoa chắc sẽ còn lâu lắm mới lập.

Ví bằng con người quá hung ác, tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, xem nhau như thù địch thì chính đó là thời kỳ Hội Long Hoa được lập ra để cứu độ những người hiền đức.

Giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương cũng như Cao Đài giáo nhận định ngày Hội Long Hoa lập ra không còn xa, chẳng qua đã rõ thấu huyền vi của cơ tạo hóa. vả lại mấy Ngài trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương cũng như các bậc Thánh Tiên giáng bút trong Cao Đài giáo đều được lịnh của Đức Di Lặc và Đức Ngọc Đế xuống trần mở cơ phổ hóa, mấy Ngài đã có sứ mạng thì hẳn mấy Ngài phải cho chúng sanh biết trước để dọn mình cho được hiền đức có kịp kỳ đón rước Đức Di Lặc giáng lâm và dự vào Long Hoa Đại hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét