Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Thế Giới Hải Hoa Tạng






Thế Giới Hải Hoa Tạng


Cửu hành tinh (Trái đất + 8 hành tinh) quay tròn chung quang mặt trời làm thành một thế giới. Nhiều thế giới tụ hợp lại thành một tiểu thế giới.

1000 tiểu thế giới như vậy quay tròn chung quang núi Tu Di làm thành một trung thế giới.

1000 trung thế giới quay tròn làm thành một đại thiên thế giới. Được gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Thế giới nầy được gọi là thế giới Ta Ba và có vị Phật làm giáo chủ tức là Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật Thế Tôn, đang giáo hóa chúng sinh.

Những thế giới khác gần chúng ta nhất gồm có 19 thế giới. 7 thế giới nằm phía trên thế giới Ta Bà. 12 thế giới nằm phiá dưới thế giới Ta Bà. Tổng cộng là 20 thế giới, và mỗi thế giới có một vị Phật giáo hoá chúng sinh

20 – Thế giới: Diệu Bảo Diễm
Phật – Phước Ðức Tướng Quang Minh

19 – Thế giới: Thanh Tịnh Quang Phổ Chiếu

Phật – Phổ Chiếu Pháp Giới Hư Không Quang

18- Thế giới: Ly Trần

Phật – Vô Lượng Phương Tiện Tối Thắng Tràng

17- Thế giới: Bảo Trang Nghiêm Tạng

Phật – Vô Ngại Trí Quang Minh Biến Chiếu Thập Phương

16 – Thế giới: Thanh Tịnh Quang Biến Chiếu

Phật – Thanh Tịnh Nhật Công Ðức Nhãn

15 – Thế giới: Chúng Diệu Quang Ðăng

Phật – Bất Khả Tồi Phục Lực Phổ Chiếu Tràng

14 – Thế giới: Tịch Tĩnh Ly Trần Quang

Phật – Biến Pháp Giới Thắng Âm

13 – Thế giới: Ta Bà

Thích Ca Mâu Ni Phật – Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na

12 – Thế giới: Quang Minh Chiếu Diệu

Phật – Siêu Thích Phạm

11 – Thế giới: Hằng Xuất Hiện Ðế Thanh Bảo Quang Minh

Phật – Vô Lượng Công Ðức Pháp

10 – Thế giới: Kim Cang Tràng

Phật – Nhất Thiết Pháp Hải Tối Thắng Vương

9 – Thế giới: Xuất Diệu Âm Thanh

Phật – Thanh Tịnh Nguyệt Quang Minh Tướng Vô Năng Tồi Phục

8 – Thế giới: Xuất Sinh Oai Lực Ðịa

Phật – Quảng Ðại Danh Xưng Trí Hải Tràng

7 – Thế giới: Chúng Hoa Diễm Trang Nghiêm

Phật – Hoan Hỷ Hải Công Ðức Danh Xưng Tự Tại Quang

6 – Thế giới: Tịnh Diệu Quang Minh

Phật – Phổ Quang Tự Tại Tràng

5 – Thế giới: Phổ Phóng Diệu Hoa Quang

Phật – Hương Quang Thiện Lực Hải

4 – Thế giới: Chủng Chủng Quang Minh Hoa Trang Nghiêm

Phật – Kim Cang Quang Minh Vô Lượng Tinh Tấn Lực

3 – Thế giới: Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm Phổ Chiếu Quang

Phật – Tịnh Quang Trí Thắng Tràng

2- Thế giới: Chủng Chủng Hương Liên Hoa Diệu Trang Nghiêm

Phật – Sư Tử Quang Biến Chiếu

1 – Thế giới: Tối Thắng Quang Biến Chiếu

Phật – Tịnh Nhãn Ly Cấu Ðăng



20 tầng thế giới trên nằm trên một thế giới tên là Phổ Chiếu Thập Phương Sí Nhiên Bảo Quang Minh. Và thế giới được trụ trên một đóa hoa sen tên là Nhất Thiết Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm





Hoa sen Nhất Thiết Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm trụ ở chính giữa biển Hương Thủy, tên là Vô Biên Diệu Hoa Quang. Thế giới Ta Bà của chúng ta nằm trong thế giới hay biển Vô Biên Diệu Hoa Quang nầy.





Trong quanh biển hương thủy, Vô Biên Diệu Hoa Quang, lại có rất nhiều biển hương thủy khác. Phía đông biển hương thủy Vô Biên Diệu Hoa Quang đó, lại có biển hương thủy tên là Ly Cấu Diễm Tạng, và những biển như sau:





1). Biển Ly Cấu Diễm Tạng.
2). Biển Vô Tận Quang Minh Luân.
3). Biển Kim Cang Bảo Diễm.
4). Biển Ðế Thanh Bảo Trang Nghiêm.
5). Biển Kim Cang Luân Trang Nghiêm Ðể.
6). Biển Liên Hoa Nhân Ðà La Võng.
7). Biển Tích Tập Bảo Hương Tạng.
8). Biển Bảo Trang Nghiêm.
9). Biển Kim Cang Bảo Tụ.
10). Biển Thiên Thành Bảo Ðiệp.

Thế giới Hoa Tạng có hai mươi tầng, giống như một tòa cao ốc có hai mươi tầng. Đó là nói theo chiều dọc, nói theo chiều ngang thì rộng lớn vô biên. Thế giới Ta Bà và Tây Phương Cực Lạc thế giới đều ở tầng thứ mười ba, một cõi ở phía Đông, một cõi ở phía Tây, có thể thấy là thế giới quá rộng lớn!

Dùng một đại thế giới làm đơn vị, “đại thế giới” ở đây chẳng phải là một tam thiên đại thiên thế giới. Chư vị phải hiểu: Tam thiên đại thiên thế giới quá nhỏ bé, quý vị thấy trong tầng thứ mười ba, thế giới Ta Bà và Tây Phương Cực Lạc thế giới ở trong cùng một bình diện (plane, mặt phẳng).

Mười vạn ức cõi Phật, chính là mười vạn ức đại thiên thế giới trong một tầng. Hai mươi tầng, mỗi tầng không chỉ có mười vạn ức [cõi nước]. “Mười vạn ức” là nói tới khoảng cách giữa thế giới này và thế giới của A Di Đà Phật. Đi theo phía Tây của thế giới A Di Đà Phật còn có những thế giới khác, theo hướng Đông của thế giới Ta Bà còn có những thế giới chư Phật khác nữa, quý vị mới biết thế giới này đúng là rộng lớn vô biên. Một đại đơn vị ấy được gọi là “thế giới chủng”. Trong thái hư không có vô lượng vô biên thế giới chủng giống như vậy.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi còn trẻ, ngài có viết một bài thơ như sau:

TÂM CỰC LẠC

Tây phương Lạc quốc với Sa bà
Đường về khoảng cách độ bao xa ?
Không gian cõi Phật mười muôn ức
Nhưng là khoảnh khắc tại tâm ta

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Gió thổi vi vu khúc nhạc hòa
Chim hót vang rền tuyên diệu pháp
Lưng trời đổ xuống trận mưa hoa

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Phật phóng hào quang chói sáng lòa
Chín phẩm sen hồng hương ngát tỏa
Thánh hiền tụ hội số hằng sa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Sen nở vừa xong thấy Phật đà
Cực lạc đây rồi, tâm ta đó
Rời tâm tìm kiếm lại càng xa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Trở lại sinh trong cảnh ác tà
Lăn lộn nổi chìm đời ngũ trược
Nhưng mà ta vẫn lại là ta.

(Mười muôn ức cõi Phật là một trăm vạn triệu cõi Phật; mỗi cõi Phật là một nghìn triệu thế giới, mỗi thế giới gồm một quả đất, một mặt trời, một mặt trăng. Như vậy cách nhau xa lắm. Nhưng đối với Phật pháp vô biên thì có gì là xa, vì vô biên thì không có trung tâm điểm mà chỗ nào cũng là trung tâm cả, thành ra không có xa, không có gần.)

====

Trên đây là nói theo “Sự pháp giới là sự tướng. Sự tướng vô lượng vô biên.”. Nhưng khi chúng ta nói theo: “Lý pháp giới, Lý là nhất tâm, đều do một lý biến hiện. ”

Kinh Lăng Nghiêm: “Thập phương hư không giai nhữ tâm nội”
Dịch là: “Mười phương hư không đều ở trong tâm”

Chân tâm chẳng có ngằn mé, tâm bao pháp giới, chẳng phải là pháp giới bao tâm. Do vậy, thế giới trùng trùng, vô lượng vô biên thế giới, “bất xuất nhất tâm” (chẳng ra ngoài nhất tâm). Ta Bà là tự tâm uế, tức là cảnh giới được biến hiện bởi sự ô nhiễm trong tự tâm. Tây Phương Cực Lạc thế giới là cảnh giới được biến hiện bởi tự tâm tịnh. Tâm tịnh ắt cõi tịnh, tâm ô nhiễm ắt cõi nước ô nhiễm, là chuyện như thế đó. Đều chỉ là do thức làm chủ, biến ở trong ấy, biến ra tướng ấy. Tâm tánh hiện tướng, bất luận nó biến như thế nào, chỉ là hiện tướng mà thôi. Tướng ấy biến hóa như thế nào, đều do thức làm chủ.

“Thị tri Cực Lạc chi sanh, sanh hồ tự tâm”
(Do vậy biết sanh về Cực Lạc là sanh trong tự tâm)

Chúng ta sanh vào các cõi Phật khác cũng là sanh trong tự tâm. Dẫu chúng ta luân chuyển trong lục đạo, biến thành ngạ quỷ, biến thành súc sanh, hay biến thành địa ngục, cũng là sanh trong tự tâm! Lìa ngoài tự tâm, chẳng có một pháp nào khác để có thể được! Đó là nói theo Lý, nói theo chân tướng sự thật.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm về Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải nầy qua kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thế Giới Hoa Tạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét