Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

NĂM MẸ NGŨ HÀNH xoay chuyển âm dương vũ trụ



NAM MÔ NGŨ HÀNH THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG

NĂM VỊ NỮ THẦN ,ĐẠI DIỆN CHO 5 VẬT CHẤT TỒN TẠI TRONG VŨ TRỤ.
NGŨ HÀNH XOAY CHUYỂN ÂM DƯƠNG



Trong tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Mẫu tại Việt Nam, nếu như trong các miếu, đền tại miền Bắc thường thờ các thánh Mẫu, ông Hoàng, Bà Chúa, … thì tại các đền miền Nam, Chúa Bà Ngũ Hành hay còn gọi là bà Ngũ Hành, Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành được thờ tự phổ biến hơn cả.

Ngũ Hành là khái niệm bắt nguồn từ quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ. Theo đó, quan niệm này chỉ ra rằng trời đất, vũ trụ được vận hành bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tức biểu trưng lần lượt cho kim loại, gỗ, nước, lửa và đất. Gọi tắt 5 yếu tố này là Ngũ Hành. Mỗi yếu tố lại có sự tương sinh tương khắc theo quy luật nhất định. Quy luật này đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội như y học, ẩm thực, thiên văn, …

Dần dần, thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, trở thành sự thờ phụng mang tính chất tâm linh thiêng liêng phổ biến tại rất nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Với sự tiếp nhận có chọn lọc hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phụng với hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành hay 5 mẹ Ngũ Hành. Cũng từ đó, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương được hình thành.

Với đặc điểm là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Vụ mùa bội thu cuộc sống ấm no hay không phụ thuộc rất nhiều vào nắng, gió, mưa sa của trời đất nên tín ngưỡng thờ Chúa Bà Ngũ Hành càng phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam đặc biệt tại các tỉnh Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Các vị Chúa Bà Ngũ Hành được thờ tự bao gồm:

  • Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ
  • Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ
  • Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ
  • Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ
  • Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ
Các sắc phong của Chúa Bà

Sắc phong của các đời vua chúa rất quan trọng. Bởi nó là minh chứng quan trọng thể hiện tính chính thống quan phương của triều đình cho phép xã dân được thờ tự Ngũ Hành Nương Nương. Đồng thời công nhận Chúa Bà là vị nữ thần đồng vị giống những bách thần khác theo quan niệm của người xưa.

Theo đó, Ngũ Hành Nương Nương đã được triều Nguyễn sắc phong và liệt vào từ điển truyền tới ngàn đời sau. Sắc phong cho Bà Ngũ Hành được tồn tại dưới hai dạng là phong chung và phong riêng tùy thuộc vào việc thờ tự tại mỗi địa phương. Bởi có những địa phương chỉ thờ tự một trong năm bà hoặc cũng có thể thờ cả năm bà. Thứ hạng cao nhất mà Chúa Bà được phong đó là thượng đẳng thần – hàng vị thần cao nhất.

Cũng theo khảo sát các tư liệu Sắc phong, bài vị, văn tế còn tồn tại đến ngày nay tại các di tích thì tên gọi chung của 5 mẹ ngũ hành thường là Ngũ Hành Thần Nữ, Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Hành Tiên Nương. Tại mỗi di tích, tên gọi của từng bà cũng không đồng nhất. Có khi là Kim đức thánh phi, Thủy đức thánh phi hoặc Hỏa tinh thần nữ hay Chúa Sắt thần nữ,…

Dâng lễ 5 mẹ Ngũ Hành

Chúa Bà Ngũ Hành được tôn thờ phổ biến trong nhân gian bởi người ta tin rằng các Bà có những quyền năng liên quan tới mọi ngành nghề như đất đai, củi lửa, kim khí, … có thể phù hộ và ban lộc cho ngư dân, thợ thủ công, nông dân, … giúp họ làm ăn thuận lợi, có của ăn, của để. Vì việc thờ cúng Chúa Bà Ngũ Hành trở thành một tục lệ phổ biến nên Chúa Bà được thờ tự rất nhiều tại các đền miếu, đặc biệt là ở khu vực phương Nam, Việt Nam, việc sắm lễ, cúng lễ cũng gần như tương tự nhau.

Các đền, miếu thờ Chúa Bà Ngũ Hành

Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện, … phổ biến nhất là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu ngũ hành” hay “miếu bà”. Ngoài ra cũng có những tên gọi khác mà tên miếu gắn với tên địa phương, bên trong có đặt tượng thờ Chúa Bà Ngũ Hành.
Tại vùng đất phương nam, những ngôi miếu Bà xuất hiện khắp nơi. Nhiều hơn cả là tại các vùng nông thôn. Đôi khi, Chúa Bà được thờ tại miếu riêng giống như các vị thần khác thường thấy nhưng cũng có khi Chúa Bà được phối thờ trang trọng trong các am thờ nhỏ hoặc các ban thờ riêng tại các miếu thờ hay tại đình, lăng, … Chúa Bà được thờ phổ biến tại các miếu liền kề nhau trên khắp các thôn ấp đường phố. Như tại quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định cũ, nơi có rất nhiều chùa, miếu, thì chỉ một trong hai khu phố liền kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Chúa Bà Ngũ Hành. Hay trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu cũng cung dựng ngôi miếu thờ Bà thật nhỏ đặt ngay cạnh ao nuôi cá hay chuồng gà vịt. Hay đôi khi, chúa bà cũng được cạnh ban thờ Thành Hoàng (vị thần bảo hộ cho làng xã) cùng với Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, … Lễ cúng vía bà cũng lớn như lễ cúng vía thành Hoàng vậy. Không chỉ thế, dù thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc tín ngưỡng “thờ Phật” nhưng Ngũ Hành Nương Nương vẫn được thờ trong chùa. Tiêu biểu là những ngôi chùa cổ như chùa Phổ Đà Quan Âm – Gò Vấp, Chùa Vạn Thọ (quận 1), Chùa Bình An (Bình Tân), … Điều này cho thấy, tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành đã phổ biến và phát triển sâu rộng đến nhường nào trong đời sống dân cư người Việt,

Ngày kỵ của Chúa Bà Ngũ Hành

Theo đúng tục lệ thì lễ vía Bà Chúa Ngũ Hành là vào ngày 19/3 âm lịch nhưng cũng có nơi cúng lễ vào một số ngày khác, nhưng vẫn chỉ xoay quanh tháng 3 âm lịch. Bởi theo người Việt quan niệm thì “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, nên lệ này luôn được giữ.

Trước ngày kỵ của bà, bà con thường làm lễ “đắp y cho Mẹ” tức nghi thức lau chùi, sơn sửa thay áo mới cho các pho tượng Chúa Bà. Tới ngày kỵ, ngoài việc sắm lễ, dâng hương Ngũ Hành Nương Nương thì tại các miếu thờ bà còn mời người về múa bóng rỗi, hát, tế, dâng bông Chúa Bà.


Như vậy tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành là tục thờ phổ biến trong cộng đồng người Việt đặc biệt người Việt ở phương Nam. Đó là nét đẹp tâm linh đáng trân trọng trong văn hóa tín ngưỡng thờ nữ thần, mẫu thần.



TỤC THỜ NGŨ HÀNH NƯƠNG NƯƠNG


Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng tử và Lão tử. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất). Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm chất liệu ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh" và “ tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Xuất phát từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng”, rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông cho đến ngày nay.



“NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”

Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.

Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần? Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì giới tự nhiên có tính “ âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện đẻ đái, sinh ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.

Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.

Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”. Tiến về phương Nam, đến vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Bà Ngũ Hành càng được quãng bá rộng rãi, những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt. Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.

“BÀ” Ở TRONG ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM

Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định cũ, là địa phương có rất nhiều chùa, miễu) thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 (gần Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ) hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh… Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.

Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…

Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra - miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.

VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…

Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – thường là dân pêđê nam – đến hát, tế, múa dưng bông… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.


Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi ( phường 3 quận Gò Vấp, sẽ bị giải tỏa để mở đường), thì theo chị Dung, người vừa coi sóc miễu vừa có nghề tế bóng rỗi, bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo bà Ba Thích, thuộc gia đình bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ hồi năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khõe, bình an…”.


Ngũ hành tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.

Ngũ hành tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Ngoài ra, các hướng và mệnh cùng một ngũ hành giống nhau thì quan hệ tương hợp, không sinh cũng không khắc.

Ngũ hành được chia theo 8 hướng và một trung tâm.
  • Hành Kim: hướng Tây, Tây Bắc.
  • Hành Mộc: hướng Đông, Đông Nam.
  • Hành Thổ: trung tâm, Tây Nam, Đông Bắc.
  • Hành Thủy: hướng Bắc.
  • Hành Hỏa: hướng Nam.

Hướng Đông tứ trạch và Tây tứ trạch


Phong thủy Bát trạch được chia thành 8 phi cung. Người thuộc Đông tứ mệnh gồm các cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly và tương ứng đối với 4 cung này hợp đối với mẫu Đông tứ trạch. Được coi là những hướng Đông, Đông Nam, Bắc, Nam. Các phi cung còn lại thuộc hướng Tây tứ mệnh. Tương ứng đối với 4 cung này được coi là những hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Tây và thích hợp so với người thuộc Tây tứ mệnh.





Đông tứ trạch gồm các hướng nào?

Quẻ Chấn – hướng Đông.
Quẻ Tốn – hướng Đông nam.
Quẻ Li – hướng Nam.
Quẻ Khảm – hướng Bắc.

Tây tứ trạch gồm các hướng nào?

Quẻ Càn – Thuộc Tây bắc.
Quẻ Khôn – Thuộc Tây nam.
Quẻ Cấn – Thuộc Đông bắc.
Quẻ Đoài – Thuộc Tây.


Thế nào là âm dương, ngũ hành?
1. Thế nào là "Âm dương"?


Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
2. Thế nào là "Ngũ hành"?


Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Để giúp các bạn dể nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau:

Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)


Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

Thuyết âm dương


Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.
Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
(Trích "Cây thuốc vị thuốc VN." của Đỗ tất Lợi)


Thuyết ngũ hành

Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.
Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên.
Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liênhệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái.

Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.


Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.

Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.

Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

Quy luật chế hoá ngũ hành là:


Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.

Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.

Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.


Một số lý thuyết khoa học mới nhất giúp chúng ta hiểu các nguyên lý mà người xưa dựa vào để xây dựng nên thuật phong thủy và các nguyên tố ngũ hành trong phong thủy. Ngày nay chúng ta đã nhận ra rằng vạn vật trong vũ trụ không đứng yên. Các giác quan của chúng ta và những gì chúng ta nhìn thấy đều quen với một số tần số nhất định nào đấy mà những tần số này phản ứng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đối với chúng ta.

Tất cả chúng ta đều biết đến sóng âm, cụ thể qua máy radio, và sóng điện từ qua máy truyền hình. Màu sắc, hình thể, thực phẩm, điều kiện thời tiết – mọi thứ đang hiện diện trong cuộc sống đều tác động lên chúng ta một mức độ xung động tốt hoặc xấu, và đến lượt chúng ta, tùy theo tính cách của mỗi người, chúng ta cũng phản ứng lại bằng những cách thức tuy khác nhau nhưng có thể đoán trước được.

Khái niệm về các nguyên tố ngũ hành trong phong thủy vốn tồn tại từ lâu trên khắp thế giới. Người Trung Quốc thừa nhận năm nguyên tố cơ bản, hay còn gọi là ngũ đại công năng hay Ngũ Hành, sinh ra từ sự tương tác của Âm và Dương và tượng trưng cho các biểu hiện vật chất khác nhau của Khí. Vạn vật trong vũ trụ, kể cả con người, đều nằm trong hệ thống phân loại của Ngũ Hành. 

Bảng "Ngũ Hành Tương Quan" dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta một số ví dụ trong hệ thống phân loại này.

Bảng Nguyên Tố Ngũ Hành Tương Quan Trong Phong Thủy


Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau. Khi một hành nào đấy chiếm ưu thế hoặc trở nên yếu kém thì rắc rối xảy ra. Việc diễn giải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hành thuật phong thủy. Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn. Về mặt tích cực, chúng giúp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh và về mặt tiêu cực, các Hành này kình chống, chế ngự nhau gọi là tương khắc. Để dễ nhớ chúng ta hãy đọc Ngũ Hành tương sinh theo thứ tự Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim với cách lý luận sau:

Nước (Thủy) giúp cho cây cối (Mộc) xanh tươi. 
Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hỏa) 
và khi cháy hết sẽ thành tro hoặc đất (Thổ). 
Trong đất (Thổ) hình thành nên [mỏ quặng] kim loại (Kim) 
mà khi bị nung chảy thành dạng lỏng như nước (Thủy). 

Ta gọi vắn tắt là 
Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. 

Và nhớ Ngũ Hành tương khắc theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ: 

Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa), 
nhưng Thủy lại bị Thổ thấm hút 
và đến lượt Thổ bị Mộc hút kiệt năng lượng 
nhưng Mộc bị các khí cụ Kim tiêu diệt. 
(Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.) 

Bảng "Ngũ Hành Tương Quan" dưới đây trình bày khía cạnh khác: sự tương quan giữa sinh, khắc, vượng, suy giữa các Hành này với nhau. 

Những sự tương quan nói trên sẽ được áp dụng xuyên suốt trong bài viết này.



Ngũ Hành Trong Phong Thủy Đối Với Con Người

Ngũ hành Mộc

Chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi. Dùng với mục đích lành, Mộc là cây gậy chống; với mục đích dữ, Mộc là ngọn giáo. Cây tre ở Trung Quốc được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nẩy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.
Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.

Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.

Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.
Vạn vật thuộc hành này:

Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.

Ngũ hành Hỏa

Chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng; ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.
Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo. Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.

Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.

Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.
Vạn vật thuộc hành này:

Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.

Ngũ hành Thổ

Chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi ‘sinh ký tử quy’ của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.
Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.

Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa.

Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”.
Van vật thuộc hành này:

Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, cam, nâu.

Ngũ hành Kim

Chỉ về mùa thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh; khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.
Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị
Vạn vật thuộc hành này:

Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng Đồng hồ.

Ngũ hành Thủy

Chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp, Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết; khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.
Tính cách người thuộc hành này

Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.
Vạn vật thụôc hành này:

Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét