LỄ VÍA ĐỨC KIM MẪU
NGHI THỨC CÚNG VÍA ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU
CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG –HỘI YẾN BÀN ĐÀO
(Rằm Tháng 08 Âm Lịch)
I. CHUẨN BỊ
1/ Vật Phẩm
- Một cái bàn dài, có khăn trải bàn.
- Một thau nước bạch thủy.
- Một cái bàn nghi thức (chắn ngang), có khăn trải bàn.
Bàn nghi thức chắn ngang quay về hướng thiên bàn có 5 vị:
- Diêu Trì Kim Mẫu
- Hồng Bàn Tiên Mẫu
- Lê Sơn Thánh Mẫu
- Cửu Thiên Huyền Nữ
- Hà Tiên Cô
Bàn dài nghi thức có 9 bài vị tứ:
Nhứt Nương Diêu Trì cung.
Nhị Nương … đến cửu Nương Diêu Trì cung.
Mỗi bài vị đều có 3 chung để dâng hoa, tửu, trà (3 chung).
Mỗi bàn đều có lư hương, đèn, bình hoa, dĩa trái và bánh mứt được xếp vào dĩa để đều mọi chỗ thẳng hàng theo Bài vị.
2/ Nhân sự
- Ban đồng nhị tề tựu, nam, nữ.
- Cặp nghi đứng đôi bên để xướng nghi lễ.
- Ba vị đại diện phái nữ chuẩn bị quì để dâng hương.
- Một vị trưởng hoặc phó Ban Nghi lễ, đọc văn sớ và nhắc nghi.
- Hai vị đại diện phái nữ đứng để đại diện thắp nhang đèn, rót rượu trà khi nghi lễ xướng dâng cúng từ Đức Mẹ và Nhứt Nương tuần tự đến Cửu Nương.
- Hai vị văn đàn, võ đàn, hầu chuông và sắp xếp nơi thứ tự khi hành lễ.
II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH
Xướng:
Tinh tú thị lập
Chấp sự giả các tư kỳ sự
Thiên phong chức sắc nhập đàn
Lôi âm cổ khởi
Bạch ngọc chung minh
Thanh chung phát khởi
Nội nhi ngoại nhi tựu vị.
(Chuông xá đàn vào vị trí)
- Giai quì –Phần hương –Nguyện hương (Thỉnh Thánh)
- Thành tâm tụng niệm Hương chú (đọc Bái Hoàng Thiên).
Xướng: Cúc cung bái (3 lạy). Hưng –bình thân.
Xướng: Lễ hiến Huỳnh tương yến.
- Thành niệm sớ văn (quay về Thiên Bàn để cầu nguyện dâng sớ).
- Tuyên đọc sớ văn.
(Sớ đại đàn có thêm phần: Lễ Vía; Đức Diêu Trì Kim Mẫu đại yến huỳnh tương).
Xướng:
- Thượng sớ (đọc Chú vãng sanh).
- Cúc cung bái (3 lạy). Hưng –bình thân.
(Quay về Bàn Nghi thức, Đức Mẹ và Cửu vị Thiên Nương, Lên Đèn, Văn đàn, đốt hương chuẩn bị cho 3 vị nữ, đại diện nguyện hương).
BÀI NGUYỆN HƯƠNG
Thành kỉnh trọn lòng thắp nén nhang
Vọng cầu Kim Mẫu đáo trần gian
Phật, Tiên, Thần, Thánh đồng lai ngự
Cửu vị Tiên nương hiệp nhất đàng.
Xướng: Thượng hương (cắm vào Bàn Đức Mẹ phía trên).
- Cúc cung bái (3 lạy). Hưng –bình thân.
Xướng: Thành tâm phụng thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
KINH VÍA ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU I
Vọng Kim Mẫu Diêu Trì chứng chiếu
Cùng Cửu Nương giáng hiệu đàn trung
Đêm nay nhăm tuyết trung thu
Các con mừng Mẹ, mừng cùng chư tiên
Đức Từ Phụ gieo truyền đại đạo
Lời nhủ khuyên dạy bảo dành rành
Nay con lập đức chí thành
Ơn nhờ Đức Mẹ lời lành nhủ khuyên
Cúng chư Phật chư Tiên dạy bảo
Có sám kinh thánh giáo dạy truyền
Nay con mới rõ Mẹ hiền
Từ Ngôi Diêu Điện xuống miền trần gian
Vì con dại lầm đàng sái bước
Nên Mẹ hiền không được lòng vui
Lòng thương Mẹ rất ngậm ngùi
Bởi con khờ dại nhiễm mùi trần lao
Đại Từ phụ đạo cao tế độ
Mẹ lòng thương bảo hộ các con
Từ đây ghi tạc lòng son
Tuân hành dại đạo giữ tròn tam qui
Chứ chí thiện, trí tri tạc dạ
Xin Mẹ thương ân xá lỗi lầm
Từ đây con nguyện nhứt tâm
Học theo đại đạo cao thâm dạy truyền
Xin Hoàng Mẫu giảm thiền xá tội
Rộng từ bi thi tội con khờ
Khi xưa con Mẹ bơ vơ,
Ngày nay rõ biết cũng nhờ đạo khai.
Lòng chí kỉnh Cao Đài từ phụ,
Hiệp các con qui tụ một nhà.
Tam kỳ đạo cả truyền ra,
Chị em hội hiệp chung hòa lo tu.
Ngày kỷ niệm Trung Thu ghi sổ,
Mẹ giáng trần điều độ các con.
Từ nay thịt nát xương mòn,
Các điều Mẹ dạy con còn nhớ ghi.
Nhờ Đức Mẹ từ bi quảng đại,
Xá mấy phen con lạy lỗi lầm.
Trung Thu Tháng Tám đêm rằm,
Là ngày Đức Mẹ giáng lâm cõi trần.
Lòng thành kỉnh ân cần tiếp rước,
Lập Thiên Bàng trà nước quả dâng.
Con xin Mẹ giáng chúc mừng,
Mẹ thương xin chứng lễ mừng của con.
Xướng: Cúc cung cúng lạy (3 lạy), hưng –bái, hưng –bái, hưng –bái. Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Cửu Nương.
KINH CÚNG CỬU NƯƠNG
Cửu kiếp hiên viên thọ sắc thiên
Thiên thiên cửu phẩm đắc cao huyền
Huyền hư tạc thể Thần Tiên Nữ
Nữ hảo thiện căn đoạt cửu thiên.
Xướng: Cúc cung bái (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Nhứt Nương.
NHỨT NƯƠNG
HOA thu rủ như màu thẹn nguyệt
Giữa thu ba e tuyết đông về
Non sông trải cánh tiên quê
Mượn câu thi phú vui đề chào nhau
Xướng: Cúc cung bái (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Nhị Nương.
NHỊ NƯƠNG
CẨM tú văn chương hà khách đạo?
Thi thần tửu Thánh vấn thi nhân?
Tuy mang lấy tiếng hồng quần
Cảnh tiên còn mến cảnh trần anh thư.
Xướng: Cúc cung bái (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Tam Nương.
TAM NƯƠNG
TUYỄN đức độ tri nhân thành đạo
Quản trí thành ngộ đắc đạo cao huyền
Biển mê lắc lẽo con thuyền
Chở che khác tục cửu tuyền ngăn sông.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Tứ Nương.
TỨ NƯƠNG
GẤM lót ngõ chưa vừa gót ngọc
Vàng treo nhà ít học không ưa
Đợi trông nho sĩ tài vừa
Đằng giao cõi phụng chẳng ngừa tiên phi.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Ngũ Nương.
NGŨ NƯƠNG
LIỄU yểu điệu cho vừa nét đẹp
Tuyết trong ngần khó phép so thân
Hiu hiu nhẹ gót phong trần
Đài sen mây lướt gió thần đưa hương.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Lục Nương.
LỤC NƯƠNG
HUÊ ngào ngạt đưa hương dìu dịu
Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong
Nương mây thông thả cảnh hồn
Tiêu diêu phưởng phất cõi tòng đưa tiên.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Thất Nương.
THẤT NƯƠNG
LỄ bái thường hành tâm đạo khởi
Nhân từ tài thế tữ vô ưu
Ngày xuân gọi thế bảo cừu
Trăm duyên phước tục khó bù lòng tiên.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Bát Nương.
BÁT NƯƠNG
HỒ hớn hoa sen trắng nở ngày
Càng gần hơi đẹp lai càng say
Trêu trăng hằng thói dâu mày
Cợt mây tránh chúc Phật Đài thêm hoa.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân. Thành tâm phụng thỉnh Cửu Nương.
CỬU NƯƠNG
KHIẾT sạch duyên hồng trần vẹn giữ
Bạc liêu ngôi hội cũ còn lời
Chính chuyên buồn chẳng trọn đời
Thương người noi Đạo Phật trời cũng thương.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân. Thành nguyện chúc văn Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
KINH VÍA ĐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU II
Nhìn hương án châu rơi lã chã
Ngó đằng sau tấc dạ ai bi
Mẹ ơi Kim Mẫu Diêu Trì
Xin thương con trẻ sầu bi chốn này
Xưa con nguyện xuống đây độ thế
Nào hay đâu lầm kế mỵ tà
Dắt dìu cách Mẹ xa Cha
Thân con lao khổ ái hà dòng châu
Tình con Mẹ bấy lâu phân biệt
Cũng bởi vì oan nghiệt tạo gây
Từ khi vâng lệnh xuống đây
Quyết tu trở lại sum vầy Mẹ Cha
Hay đâu nỗi kế tà quỉ quyệt
Rù quến con ly biệt quê hương
Dắt đi sái bước lạc đường
Chịu điều ly khổ bi thương muôn ngần
Nhớ đến Mẹ chứa chan giọt lệ
Thảm thương con giữa bể ái hà
Cậy nhờ đức Mẹ ơn Cha
Dắt dìu con dại thoát qua lưới trần
Con gặp đặng hồng ân Mẹ Bố
Ra khỏi vòng bể khổ mê tân
Chữ tu con nguyện chuyên cần
Mẹ thương xin Mẹ dắt lần con thơ
Vì con dại sái bờ lạc nẻo
Bị kẻ tà trỉ kéo bấy lâu
Ngày nay tỉnh ngộ hồi đầu
Quyết tu trở lại đặng chầu Mẫu nghi
Nhờ đức Mẹ từ bi quảng đại
Xin dắt con trở lại Diêu cung
Ngày nay con Mẹ tương phùng
Là ngày hạnh phúc Mẹ cùng các con
Nhớ đến Mẹ héo von trong dạ
Thương Mẫu Hoàng lả chả dòng châu
Trần gian con chịu thảm sầu
Mẹ thương xin Mẹ rưới bầu thuốc linh
Cho con được tâm minh trí sáng
Cho con vào nơi bản nữ hiền
Ngày nào con mãn trần duyên
Về chầu Kim Mẫu nơi miền Tây Cung.
Xướng: Cúc cung bái lạy (1 lạy). Hưng –bình thân.
- Phụng hiến tiên hoa.
- Thành kỉnh tụng hoa nghi.
-
DÂNG HOA
Hoa tươi năm sắc, sắc thiên nhiên
Đầu cúi xin dâng lễ kỉnh thiền
Cám Đức Mẫu Nghi lòng đoái tưởng
Từ bi cứu thế giáng đàn tiên.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân.
- Phụng hiên tiên tửu
- Thành kỉnh tụng tửu bôi
HIẾN BỒ ĐÀO
Bồ đào cam giá tửu Tây phương
Bá trãng cung trần mỹ vị hương
Hiếu tử thành tâm kiên phụng hiến
Mẫu Nghi hoan lạc kiết trinh tường.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân.
- Phụng hiên tiên trà
- Thành kỉnh tụng trà nghi
DÂNG TRÀ
Đông độ thanh trà mỹ vị hương
Khấu đầu cung hiến chước hồ trường
Mẫu Nghi hứng cảnh nhàn quang nhã
Hiếu tử cung trần mỹ vị hương.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân.
- Thành tâm phụng thỉnh Chư Thiên
THỈNH CHƯ TIÊN HỘI YẾN
Nguyện chư Phật mười phương rộng lớn
Thỉnh chư Tiên khắp chốn bồng lai
Trung Thu đại lễ đến ngày
Bàn Đào hội yến lễ bày kỉnh dâng
Cầu chư Thánh hồng ân giáng ngự
Mừng chư thần hội dự điện tiền
Giờ đày nơi cõi tục miền
Tấc lòng thành kỉnh kiếu thiên ngưỡn trông
Đời mạc pháp xoay vòng giáp mối
Cuộc thế trần vò gối cuộn tơ
Biết đâu mê giác bến bờ
Nguyên căn đành chịu ảo mờ thân tâm
Nhờ ân đức cao thâm bố hóa
Vẹt ngút mù giải phá tiền khiên
Bao nhiêu oan trái tiền khiên
Cam lồ rửa sạch cảnh tiên phục về
Chúc lễ mọn đượm đề dọn sẵn
Mừng chư Thiên dặm thẳng hạ đàn
Tửu trà huệ quả bỉ bàn
Hiến dâng trọn vẹn mọi đàng hôm nay.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân.
Ghi chú: Nếu có chương trình Bình Thánh Giáo thì soạn sẵn đề tài, vào giờ này tiến hành, xướng ngôn viên giới thiệu và bình …
- Thành thỉnh chúc tụng bái tạ Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
BÀI ĐƯA TIỄN ĐỨC MẸ
Trước hương án dâng trà, huê, quả
Lễ kỉnh thành bái tạ Mẫu Nghi
Mẹ là đại đức từ bi
Vì thương con dại mấy khi giáng trần
Lời châu ngọc ân cần dạy biểu
Tiếng đá vàng cho hiểu thiên cơ
Dắt con chỉ bến, chỉ bờ
Khuyên con trọn đạo đặng thờ Thiên ân
Nay con đặng tâm yên trí định
Giữ một lòng nhẫn nhịn lo tu
Đêm nay nhằm tiết trung thu
Là ngày Mẹ vẹt ám mù cho con
Nếu rõ biết sống non bờ bến
Đồng chị em bước đến đường ngay
Trung Thu kỷ niệm là ngày
Thanh trà huê quả đất bày kỉnh dâng
Con lớn nhỏ lễ mừng Hoàng Mẫu
Mong hưởng nhờ mai hậu cưu ngôi
Canh khuya cuộc lễ an rồi
Lạy đưa Đức Mẹ phản hồi Diêu Cung.
Niệm: Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu cô cựu đại từ tôn.
Xướng: Cúc cung bái lạy (3 lạy). Hưng –bình thân.
Chân dung Nữ Phái trong Sứ mạng Kỳ Ba
Sự lập giáo của Đức Cao Đài trong buổi hạ nguơn là một sự kiện hy hữu chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Bởi vì Ngài không chỉ mang đến cho con người những lời thánh huấn mà Ngài còn đến thế gian lập nên một đại cuộc cứu độ, với sự tái lập mô hình tổ chức và vận hành của cả vũ trụ càn khôn mà từ xưa con người vẫn mong mỏi tìm hiểu khám phá. Có thể nói Đức Thượng Đế đã mở cánh cửa huyền vi để con người thấy được chân lý mà quày bước trở về cho kịp nguơn hội quy nguyên của chu kỳ vũ trụ.
Từ cung Bạch Ngọc chín tầng cao vọi, Đức Thượng Đế đã bước xuống trần gian để làm một Tiên Ông thật gần gũi trong tâm thức con người với danh xưng Cao Đài và Cao Đài Tiên Ông cũng đã hữu hình hóa cả một guồng máy vận hành lý Đạo từ vô thỉ đến vô chung mà Ngài đặt tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để qua đó, con người thấy được hết cơ vi mầu nhiệm của trời đất mà phản bổn hoàn nguyên. Chính vì vậy mà tôn giáo Cao Đài không chỉ đơn thuần có sự giáo hoá, dạy dỗ của Đấng Giáo Chủ mà còn được sự dẫn dắt của tất cả chư Phật Tiên Thánh Thần và nhất là ngôi Khôn Đạo là Đức Diêu Trì Kim Mẫu, là Đấng chưởng quản cõi hữu hình.
Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay Đức Phật Mẫu theo Đức Di Lặc "là hình ảnh ngôi Âm ứng hiện phương Tây thuộc Kim".
Theo Phật Mẫu Chơn Kinh, Ngài ngự ở từng trời thứ chín trong cửu trùng thiên, là từng trời sanh hóa vũ trụ vạn vật:
Tạo Hóa Thiên Huyền Vi Thiên Hậu
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì
Sanh quang dưỡng dục quần nhi
Chơn linh phối nhứt thân vi thánh hình.
Chính Đức Phật Mẫu có quyền năng tạo hóa và cai quản, chăm sóc chúng sanh và toàn cõi hữu hình mà chúng ta được biết qua bài kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu:
Kể từ hỗn độn sơ khai
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu
Lưỡng nghi phân khí hư vô
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh
Âm dương biến tạo chơn thần
Lo cho nhơn vật về phần hữu vi
Mớm cơm vú sữa cũng tay
Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công…
Khi Đức Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, với tá danh lúc đầu là AĂÂ, Ngài dạy ba vị Tiền Khai là Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang thiết lễ đãi mười đấng vô hình vào đêm 14 rạng 15-8 Ất Sửu (1925), và từ đó Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chính thức hằng năm thiết lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu vào đêm Trung Thu.
Đức Vân Hương dạy:
"Về sử liệu thánh đản xưa kia, ngày 18 tháng 7 là ngày lễ Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà hiện nay Minh Lý Thánh Hội còn noi theo cung kính. Đến khi Đức Thượng Đế lâm phàm tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì ngày lễ Vô Cực Từ Tôn được thiết vào đêm Rằm tháng Tám. Tuy ngày tháng có khác nhưng nguyên lý vẫn một, duy chỉ có tùy thời kỳ mà giáo hóa, tùy cơ duyên mà phổ độ. Về hình thức cũng như tổ chức, trước dụng sự để vào lý, sau dụng lý mà hóa sự…"
Sự giáng trần của Đức Diêu Trì Kim Mẫu chính là để khẳng định quyền năng tạo hóa và chưởng quản thế giới hữu hình của Ngài, nhưng đồng thời cũng xác định vị trí của ngôi Khôn mà Dịch Kinh đã đề cập đến từ mấy ngàn năm trước:
"Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa Thiên." (Lớn thay đức Nguyên của đạo Khôn là đầu mối sinh thành phần hữu chất của vạn vật và thuận theo Đạo Trời.) Sau khi Đạo Kiền đã gây được mầm mống khởi đầu: "Đại tai Kiền Nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống Thiên." (Lớn thay đức Nguyên của đạo Kiền, khởi sanh muôn vật, thống chưởng ngôi Trời.)
Kiền và Khôn là hai quẻ đầu mối của Kinh Dịch, đã được Ơn Trên dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo (Sài Gòn 1956, tr. 276) như sau:
"… Cái Lý Đơn Nhứt ấy (Thái Cực) mới phóng ra một vầng quang minh phân định: (…) Khí nhẹ nhàng bay bổng lên làm ngôi Càn. Càn là thiên tức là nhứt dương chi khí. Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn. Khôn là địa, nhứt âm chi khí."
Khôn là thuận, thuận tùng thiên lý,
Đức Kiền Nguyên tạo thỉ khai sanh,
Khôn Nguyên thừa tiếp hoàn thành.
Theo Trời hoằng hóa đại hành đạo Khôn.
Từ xưa đến nay, nhiều tôn giáo đã được khai sinh, các vị giáo chủ đã lần lượt đến trần gian mở đạo dẫn dắt con người tìm lại bổn nguyên chơn tánh. Từ Khổng Giáo, Ki Tô Giáo, Lão Giáo rồi Phật Giáo, chưa kể đến Hồi Giáo, Bà La Môn Giáo… chưa một lần nào mà ngôi Âm được xiển dương dù rằng nằm trong lý Đạo nhiệm mầu. Các vị giáo chủ có trách nhiệm dạy đạo đều là nam phái từ Đức Khổng Tử, Đức Giê-su, Đức Mô-ha-mét, Đức Lão Tử, rồi Đức Thích Ca… và tín đồ đi tu cũng toàn là phái nam. Nàng Thị Kính phải cải nam trang mới xin được vào chùa tu hành và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát suốt cả một thời gian dài cũng chỉ làm công việc cứu khổ cứu nạn chúng sanh chứ cũng không thấy ghi lại những lời thuyết giảng thành kinh sách. Bởi vì tự ngàn xưa, người phụ nữ đã bị rẻ rúng coi thường, ngay cả trong đời sống thường nhật, nữ phái đã bị đóng khung bên trong gia đình với quan niệm lệch lạc về đức tam tùng: tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử. Người phụ nữ phải khép mình trong sự tùy thuận với gia đình thì làm gì được chen chân vào xã hội, huống hồ nói chi đến việc tu hành là việc mà người đời cho là cao trọng khó khăn vì thuộc lĩnh vực tâm linh, như lời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát:
"Hỡi chư hiền muội! Kìa hãy nhìn xem trong vũ trụ: Trời thì có âm dương, người có nam có nữ, loài thượng cầm có trống có mái, loài hạ thú có đực có cái. Xét theo lý đạo, không giới nào là trọng, không giới nào là khinh. Mỗi mỗi đều có sứ mạng phối ngẫu hóa sinh trưởng dưỡng và bảo tồn cơ vận hành cùng lòng háo sanh của tạo vật. Nhưng than ôi! Chỉ tiếc vì tự ngàn xưa, giới nữ lưu đã bị gán những tiếng như thường tình nhi nữ, tay yếu chơn mềm, quần vận yếm mang, phụ nhơn nan hóa, nhược chất liễu bồ, khê hắc chi tâm, lá lâm chi khẩu. Rồi từ đó đã gieo vào tâm tư người phụ nữ có mặc cảm là người thiếu đức kém tài, non lòng yếu dạ. Từ chỗ mặc cảm thể hiện đến tinh thần yếu đuối. Vì ảnh hưởng của mặc cảm trên rồi khiến người phụ nữ trở nên có những đức tính thường tình"
Như vậy, đến Tam Kỳ Phổ Độ, đại cuộc cứu độ của Đức Cao Đài đã làm nên một cuộc cách mạng với sự giáng trần của Đức Diêu Trì Kim Mẫu cùng Cửu Vị Nữ Phật trong đêm trung thu khởi đầu sự phục hồi giá trị nữ phái để phái nữ không chỉ được bình đẳng, ngang hàng cùng nam giới trên đường tiến hóa tâm linh, mà còn được tham gia vào đại cuộc cứu độ mà Đức Thượng Đế gọi là sứ mạng kỳ Ba với sự đồng hành thực hiện của cả hai cõi sắc không, trong đó từ vô vi đến hữu hình đều có bóng dáng của nữ phái để xác định trở lại khả năng tiến hóa của nữ phái mà lịch sử đã từng chứng minh như lời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát:
"Tuy nhiên những đại nguyên căn đã đủ can trường quật khởi để đính chánh những tiếng thị phi do đời đã gán, như nào là những bậc Thánh Nữ, các hàng Tiên Nương, những liệt nữ trong lịch sử đã lưu lại muôn đời, chớ nào phải như đời người đã tưởng tượng và mỉa mai."
Bởi lẽ, người phụ nữ dù bản chất âm nhu, tùng thuận nhưng cũng vẫn còn hàm chứa tính chất của Khôn Đạo phát xuất từ nguyên lý toàn năng tự khởi như lời Đức Vân Hương đã xác định trong Tam Kỳ Phổ Độ (08-6 Tân Hợi, 1971):
"… người nữ phái là hiện thể đặt riêng của nguyên lý Vô Cực toàn năng tự khởi. Lý ấy là lý đầu tiên hóa sinh ra muôn nghìn thế thái có bản chất nhu thuận hòa đồng. (…) mặc dù lẽ Vô Cực hóa sanh ra Thái Cực, lẽ âm tịnh mới phát khởi dương động, sự kiện có trước có sau trong diễn trình tạo đoan là thế, nhưng cùng lý tận tánh nó vẫn là ngang nhau. Sự trước sau không phải chỉ điều bé điều to hay điều quan trọng với điều thứ yếu."
Một điều đáng nói là đối với dân tộc Việt Nam vì bị ảnh hưởng phần nào nền văn hóa của phương Bắc do trải qua thời gian dài bị đô hộ, một số người Việt cũng đã có cái nhìn trọng nam khinh nữ nhưng truyền thống dân tộc với niềm tự hào con Rồng cháu Tiên để mãi mãi hướng về cội nguồn với hình bóng Mẹ Âu Cơ sản sinh trăm trứng làm nên giống nòi Hồng Lạc bất khuất vẫn ăn sâu vào tâm thức người Việt nên Đức Vân Hương đã nhận xét:
"Như các em đã biết, từ ngày nhân loại được tiếp nhận một nguồn sống mới cho xã hội mới, thì giá trị nữ phái mới được công nhận hoàn toàn. Nhưng xét lại, sự công nhận vào khoảng thời gian đó không phải là điều mới lạ. Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng đã có một nền tảng giá trị quan trọng đối với người mảnh mai bồ liễu. Thế thì hiện hữu các em đang trên đà tiến triển về sự hiệp nhất tinh thần, đoàn ngũ hóa nữ phái, ấy chỉ là sự hoàn phục lại cái căn bản sơ nguyên…"
Phải chăng chính truyền thống dân tộc bắt nguồn từ nền văn hóa trọng nông, tôn thờ các nữ thần cũng là một trong những yếu tố để mảnh đất này được Đức Thượng Đế chọn làm nơi cho Đức Diêu Trì cùng chư Phật Nữ Tiên Nương dừng chân xây dựng tòa nhà tận độ trong buổi hoàng hôn của trái đất, để nhân loại được cơ hội ngàn năm một thuở tiếp xúc với các Đấng Phật Nữ, Tiên Nương, Thánh Nữ, Thần Nữ ngay trong cõi hữu hình mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong truyện cổ tích. Đặc biệt hơn nữa, các Đấng Phật Nữ, Tiên Nương không là hiện thân của thần quyền để ban phúc lộc hay trừng phạt con người phàm tục mà thể hiện trọn vẹn chân dung của tình thương Khôn đạo qua hình ảnh dịu dàng của người Mẹ, người Chị, người Thầy… mà Đức Vân Hương đã minh định:
"Từ cổ chí kim, chỉ có lần này nữ phái được hồng ân trong cơ tận độ, cùng trong quyền pháp sứ mạng, ngang hàng cùng nam giới, bình đẳng trước công cuộc hướng đạo và giáo hoá nhơn sanh.
"Sở dĩ từ xưa chí nay nữ lưu cam phận tùy tùng dưới quyền nam giới, ấy là lẽ âm dương đạo pháp tôn ti. Dương bao giờ cũng quang minh chánh đại, còn âm thì u hiểm tư tà, vì vậy mà mọi việc quan trọng người nữ không được dự vào, mà có dự vào kết quả muôn một chung quy cũng đem lại bất toàn.
"Thử coi trong mọi tổ chức, từ gia đình, quốc gia, xã hội chí đến tôn giáo, hễ có nữ xen vào thì hay gây mọi chướng ngại; không sớm thì chầy cũng khó tránh họa diệt thân, tán đạo. Vì vậy mà Đông Tây xưa nay các tôn giáo không cho nữ giới được cầm quyền hành pháp, cũng vì lòng dạ nữ nhi hẹp chật, tâm địa bất thường. Khi đã cầm quyền thì hay tự thắng kiêu căng, khi chạm tự ái quyết chẳng nhịn nhường bỏ qua, kết nên thù, gây nên tội. Dầu sống giữa nhau, một khí huyết, một xu hướng với nhau, cũng có thể vì tự tôn mặc cảm, tạo nên xung đột, bất bình, ganh tỵ rồi rã tan."
Hồng ân lớn lao mà Đức Chí Tôn dành cho nữ phái trong kỳ Ba tận độ được minh định thể hiện qua trách nhiệm tổ chức điều hành thiết lễ Hội Yến Bàn Đào để đón tiếp Đức Diêu Trì Kim Mẫu và chư Phật Nữ Tiên Nương mà Đức Vân Hương đã diễn tả:
Trùng trùng ân điển phủ không gian
Thánh Nữ Tiên Nương đức bủa tràn
Đưa bước Mẫu Nghi vào hạ giới,
Nương mây lướt gió giáng cơ đàn
Để rồi chúng ta được nghe tiếng nói của Đức Mẹ trong đêm trung thu Hội Yến:
"Hỡi các con yêu quý của Mẹ! Mẹ cũng thấy vui, mỗi độ thu sang thì các con lại tựu về chầu lễ Mẹ trong những ngôi chiêm ngưỡng. Con ôi! Mẹ vui nhìn thấy các con đoàn tụ tình thiêng liêng đạo đức trùm phủ bao linh hồn còn đang yếu đuối nơi bể khổ sông mê. Cứ mỗi độ thu về thì các con cứ quây quần dưới chân Mẹ để rồi các con đặt hết niềm tin tưởng vào bàn tay vô hình của bà Mẹ thiêng liêng đang an ủi vỗ về các con trong khi lụy khổ, cứu vớt các con trong lúc trầm luân, dẫn dắt các con trở lại quê xưa vị cũ là nơi bất diệt, bất sanh, thiên đàng cực lạc.
"Con ôi! từ vạn cổ ngàn đời, Mẹ vẫn ngự trị trong tâm hồn vạn vật, nhưng cõi dục giới này là một nơi phi thường ảo biến, nếu các con không tỉnh định linh tánh thì sao khỏi bị sức quyến rũ của vật chất để rồi con quên mất nguồn nguyên thủy, mãi lăn lộn trong kiếp trầm luân. Mẹ nhắc các con cần ghi nhớ, suy nghĩ cho kỹ những lời của Mẹ."
Rồi từ mùa thu năm ấy, những lời thánh ngôn thánh giáo của một Đấng Cao Cả đã đến với con người bằng những lời vỗ về đằm thắm, những lời nhủ khuyên dịu dàng hết mực của một bà Mẹ với tấm lòng trải rộng cho con cùng chất ngất bao nỗi nhớ mong đàn con lạc loài xa mẹ:
"Hỡi các con! Cõi thiên đường là nơi bất sanh bất diệt, không phiền lụy nghiệp oan, không trả vay vay trả. Nhưng các con đã trót rời cảnh thiên đường để thác sanh vào nơi thế tạm, mang một sứ mạng tạo lập nên cõi dinh hoàn, đâu phải Thượng Đế đưa các con vào nơi đọa lạc, mà chính đó là đức háo sanh tạo thành trung giới vạn vật để vũ trụ thêm một phần của sự mầu nhiệm vô biên. Nào hay đâu, khi con vào cõi hồng trần, chẳng vững vàng giữ bổn nguyên chơn tánh, để bụi trần che lấp điểm linh quang, rời xa linh tánh tức là Đạo.
"Con ôi! Trong khi ấy nguyên thỉ hóa sanh là Mẹ, Mẹ phải đem huyền năng thâm diệu, hầu cầu khẩn với Chí Tôn để đến thế gian vạch rõ đường đi nước buớc, nhắc nhở tiền kiếp hậu lai, và cũng để cho các con thức tỉnh mà nhìn đến nguyên nhân của mình, hầu quày gót trở về nơi khối đại linh quang và sẽ chuyển luân trong đức háo sanh chí trọng."
Đọc những lời thánh giáo này đâu ai tưởng tượng rằng đó là lời của một Đấng Quyền Năng đang chi phối cả cuộc sống lẫn sự chết của con người:
Ước chi con thoát trần hồng
Trở về Diêu Điện non bồng vui say
Thôi căn kiếp đọa đày âu phải
Thôi nghiệp duyên trang trải cho rồi
Kiếp này cố gắng con ôi!
Vượt qua cho khỏi luân hồi thế gian.
Ta có thể thấy được hình ảnh của một bà Mẹ đang hết lòng lo lắng trấn an vì sợ con mình không chịu nỗi những áp lực của cuộc đời phiền não qua đoạn thánh giáo sau (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, 20-01 Đinh Mùi, 1967, Thiên Lý Đàn):
"… các con có thể tưởng tượng một bà mẹ hiền đang đứng trước con để che chở vỗ về các con trong khi áp lực của thường tình hoặc nhỏ hay lớn, hoặc ít hay nhiều, để mát mẻ dịu dàng và xóa hết những điều ấy hay trừ hẳn đi, tự khắc con sẽ được hưởng một tình thương không bờ bến, và các con không còn thấy thế gian là miếng đất phiền não nữa, mà con phải nhận nhiệm vụ nhơn sanh trong nhơn sanh, một Tiểu Linh Quang trong Đại Linh Quang. Chừng đó các con sẽ thấy các đấng chơn sư hằng đến với các con, và các con không còn xa Thượng Đế Chí Tôn hay tình thương Vô Cực nữa."
Nếu như người mẹ chốn phàm trần chỉ có thể quan tâm chăm sóc cho con cái mình khi còn tại thế, một mai nếu con đã lìa đời thì mẹ chỉ một lần khóc thương đau khổ chớ không phải cực khổ vì con nữa. Trái lại người Mẹ linh hồn còn phải lo toan độ dẫn con mình về nẻo siêu sanh cực lạc,hoặc lại phải theo con đến mọi nẻo đường khổ đau của vòng luân hồi nghiệp quả. Mẹ dạy (15-8 Đinh Mùi):
"Hỡi các con! Học đạo, hành đạo, các con hãy ý thức điều này: Mẹ là sự sống và trong sự chết. Ở đâu có sống có chết là có Mẹ. Mẹ không khởi điểm và không tận cùng.
"… Con ôi! Vô Cực Từ Tôn không ngự trên đài cao hoang vắng tình thương, mặc dầu nó đầy đủ vẻ vàng son rực rỡ. Ở đâu có ấu nhi đau khổ là có Mẹ, ở đâu có liễu bồ bất hạnh là có Mẹ. (…) Mẹ không nắm quyền sanh phạt các con. Ngược lại, Mẹ nắm phần cứu rỗi. Cho nên, thương là Mẹ, yêu là Mẹ, tha thứ, sinh dưỡng, bảo tồn, tất cả đều là Mẹ. Các con có nghĩ đến lòng Từ Mẫu chăng?"
Lòng Từ Mẫu vô cùng vô tận
Đức Từ Tôn khó nhận khôn lường
Không lĩnh vực, không biên cương
Bao trùm vạn loại tình thương vạn loài. (Đức Vô Cực Từ Tôn, Ngọc Minh Đài, 15-10 Bính Ngọ)
Như đã nói, Đức Diêu Trì Kim Mẫu nắm cơ sanh hóa, trưởng dưỡng và bảo tồn muôn loài vạn vật, bên cạnh Ngài là chín vị Tiên Nữ ở Diêu Trì Cung nơi từng trời Tạo Hóa Thiên, hầu cận và giúp việc cho Đức Phật Mẫu. Đức Bát Nương giáng cơ giảng giải về Diêu Trì Cung như sau:
"Nơi ao Diêu Trì có một đài phát hiện Âm quang, đài ấy thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên chơn thần cho vạn linh trong càn khôn vũ trụ.
"Phật Mẫu là Đấng nắm cơ sanh hóa, thay quyền Chí Tôn, đứng ra thâu cả thập thiên can đem hiệp với thập nhị địa chi mà tạo nên vạn vật. Nơi Cung Diêu Trì là nơi tạo nên chơn thần và thể xác đó vậy.
"Diêu Trì Cung là cung điện bằng ngọc Diêu ở bên ao Thất Bửu chớ chẳng chi lạ. Ngọc tượng trưng cho sự quý giá, còn Diêu là chất hơi kết tụ mà thành. Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về cơ giáo hoá cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật, trông nom về cơ phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Đấng đứng đầu.
"Quan Âm Bồ Tát ngự tại cung Nam Hải ở An Nhàn Động. Còn Diêu Trì Cung thì ở tại Tạo Hóa Huyền Thiên. Nơi cung Diêu Trì còn có một cõi Âm quang riêng biệt gọi là Phong Đô đặng giáo hóa các chơn thần đã bị lạc nẻo trên đường trần. Vậy vắn tắt hơn, Diêu Trì Cung là cơ sanh hóa vạn linh và vạn vật."
Chín vị Nữ Phật phụ trách chín tầng trời với trách vụ theo dõi và tiếp đón các chơn hồn trở về từ cõi thế sau khi rời bỏ nhục thân. Như vậy, Cửu Vị Nữ Phật là những Đấng sẽ tiếp nhận dẫn dắt chơn hồn của con người khi rời bỏ nhục thân, để lên các tầng trời theo như các bài Kinh Cúng Cửu và Kinh Di Lặc mà người tín đồ đọc cầu nguyện dẫn dắt linh hồn người chết.
Chân dung nữ phái trong sứ mạng kỳ Ba còn được khắc họa bởi hình ảnh của người thầy dạy hay người chị tận tụy dìu dẫn đàn em, với các Đấng có danh xưng Thánh Mẫu đã từng được biết qua kinh sách như Đức Lê Sơn Thánh Mẫu hoặc là những vị nữ thần hiện hữu trong giòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam như Đức Vân Hương Thánh Mẫu còn gọi là Liễu Hạnh Thánh Mẫu, Đại Nam Thánh Mẫu là Mẹ Âu Cơ của dân tộc Việt. Ngoài ra còn có rất nhiều những anh hùng liệt nữ mà tuổi tên đã đi vào hậu thế như Đức Trưng Nữ Vương, Giác Minh Thánh Đức Đoàn Thị Điểm… Đó là chưa kể vô số các vị nữ tiền bối đã đắc quả vị mà gần gũi nhất là Đức Quán Pháp Chơn Tiên, Nguyệt Quang Tiên Nương…
Chỉ có qua Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nữ giới Việt Nam mới được nghe lời dạy dỗ của Mẹ Âu Cơ với danh xưng Đại Nam Thánh Mẫu, người Mẹ giống giòng Hồng Lạc, dòng dõi Tiên theo truyền thuyết đã sản sinh các vua Hùng từ hơn 4000 năm trước.
Bốn ngàn năm lẻ thọ ân Thiên
Quyết dạy các con thỏa chí nguyền
Gái liệt chuyên cần trau bốn cội
Nữ tài sửa lập nét ba giềng . . .
… Con hiền trổ đức ra tài phụng
Gái hiếu lập đời rạng vẻ lân
Non Thánh có ngày chơn bước tới
Rạng danh Nam Việt nữ oai thần.
Nếu như trong lịch sử văn học Việt Nam vẫn còn lưu danh một nữ sĩ tài hoa Đoàn Thị Điểm ở vào thế kỷ 17 với những áng thơ Nôm làm rạng danh phụ nữ Việt thì đến thế kỷ 20, với sự ra đời của tôn giáo Cao Đài, người ta đã gặp lại một Đoàn Thị Điểm trong vai trò một người chị thiêng liêng cùng tham dự đại cuộc sứ mạng kỳ Ba của Đức Thượng Đế với hồng danh Giác Minh Thánh Đức:
"Giác Minh Thánh Đức Đoàn Thị Điểm, chị thân chào các em. Có lẽ các em đã biết chị lâu lắm rồi, nhưng hôm nay mới gặp lần đầu tiên. Này các em ơi! Chị rất sung sướng lắm các em. Sung sướng vì nền Đại Đạo hoằng khai kỳ Ba tế độ. Đức Thượng Đế điểm nhuận trên lãnh thổ Việt Nam là nơi xứ sở của chị trong lúc sanh tiền. Rồi đây toàn thề quốc dân sẽ nương nhờ chánh pháp mà lập thành quốc đạo và xây dựng quốc hồn. Hơn nữa, giờ đây chị đắc lịnh Diêu Cung về đây để dạy đạo cho các em. Trước tiên, chị có lời chào mừng các em đầy đủ tinh thần tiến hóa trong khóa hạnh đường và duy trì nền Đạo mãi mãi để mỗi em còn ngày trở về cựu vị và chung nhau xây dựng cho tiền đồ Đại Đạo hiện thời sớm bước đến ngày vinh hoa xán lạn."
Trong Kinh Thế Đạo của Cao Đài, chính Ngài đã giáng cơ tả các bài kinh cúng tổ phụ, cha mẹ, anh em, chồng vợ quy liễu với lời lẽ hết sức tha thiết cảm động; và các bài kinh dạy về tam tùng tứ đức trong kinh Tiểu Thừa Chơn giáo. Đặc biệt là quyển Nữ Trung Tùng Phận gồm 1324 câu song thất lục bát và hai bài thất ngôn bát cú bằng chữ quốc ngữ với nội dung nói đến nỗi niềm thân phận của người phụ nữ với trăm nỗi buồn đau phiền lụy trong kiếp làm vợ rủi may luôn hứng chịu thiệt thòi, gánh nặng trách nhiệm đối với tổ tiên, tông đường, cha mẹ, nhất là dạy tường tận cho nữ phái việc giáo hóa con cái theo đường đạo lý, như dạy con trai đối đãi với vợ:
Con chớ ỷ mình là nam tử
Chiếm chủ gia hẹp xử thê nhi
Đừng xem ra phận tiện tì
Quyền trong nội trợ cũng bì đồng nhau
(Nữ Trung Tùng Phận)
Dạy con gái vừa săn sóc dung mạo vừa giữ gìn tánh hạnh:
Phàm phận gái đứng hàng khuê các
Phải trau tria tướng hạc hình mai
Chín tầng cửa đóng then gài
Ra ngoài nghiêm nghị trong bày đoan trang
(Nữ Trung Tùng Phận)
Đến với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, con người trần thế của thế kỷ 21 còn nghe được tiếng nói của Đức Lê Sơn Thánh Mẫu, một vị tôn sư của rất nhiều anh thư nữ kiệt trong những tích xưa của Trung Quốc như Phàn Lê Huê, Chung Vô Diệm, Lưu Kim Đính…
Từ cung Bạch Ngọc chín tầng cao vọi, Đức Thượng Đế đã bước xuống trần gian để làm một Tiên Ông thật gần gũi trong tâm thức con người với danh xưng Cao Đài và Cao Đài Tiên Ông cũng đã hữu hình hóa cả một guồng máy vận hành lý Đạo từ vô thỉ đến vô chung mà Ngài đặt tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để qua đó, con người thấy được hết cơ vi mầu nhiệm của trời đất mà phản bổn hoàn nguyên. Chính vì vậy mà tôn giáo Cao Đài không chỉ đơn thuần có sự giáo hoá, dạy dỗ của Đấng Giáo Chủ mà còn được sự dẫn dắt của tất cả chư Phật Tiên Thánh Thần và nhất là ngôi Khôn Đạo là Đức Diêu Trì Kim Mẫu, là Đấng chưởng quản cõi hữu hình.
Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay Đức Phật Mẫu theo Đức Di Lặc "là hình ảnh ngôi Âm ứng hiện phương Tây thuộc Kim".
Theo Phật Mẫu Chơn Kinh, Ngài ngự ở từng trời thứ chín trong cửu trùng thiên, là từng trời sanh hóa vũ trụ vạn vật:
Tạo Hóa Thiên Huyền Vi Thiên Hậu
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì
Sanh quang dưỡng dục quần nhi
Chơn linh phối nhứt thân vi thánh hình.
Chính Đức Phật Mẫu có quyền năng tạo hóa và cai quản, chăm sóc chúng sanh và toàn cõi hữu hình mà chúng ta được biết qua bài kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu:
Kể từ hỗn độn sơ khai
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu
Lưỡng nghi phân khí hư vô
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh
Âm dương biến tạo chơn thần
Lo cho nhơn vật về phần hữu vi
Mớm cơm vú sữa cũng tay
Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công…
Khi Đức Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, với tá danh lúc đầu là AĂÂ, Ngài dạy ba vị Tiền Khai là Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang thiết lễ đãi mười đấng vô hình vào đêm 14 rạng 15-8 Ất Sửu (1925), và từ đó Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chính thức hằng năm thiết lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu vào đêm Trung Thu.
Đức Vân Hương dạy:
"Về sử liệu thánh đản xưa kia, ngày 18 tháng 7 là ngày lễ Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà hiện nay Minh Lý Thánh Hội còn noi theo cung kính. Đến khi Đức Thượng Đế lâm phàm tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì ngày lễ Vô Cực Từ Tôn được thiết vào đêm Rằm tháng Tám. Tuy ngày tháng có khác nhưng nguyên lý vẫn một, duy chỉ có tùy thời kỳ mà giáo hóa, tùy cơ duyên mà phổ độ. Về hình thức cũng như tổ chức, trước dụng sự để vào lý, sau dụng lý mà hóa sự…"
Sự giáng trần của Đức Diêu Trì Kim Mẫu chính là để khẳng định quyền năng tạo hóa và chưởng quản thế giới hữu hình của Ngài, nhưng đồng thời cũng xác định vị trí của ngôi Khôn mà Dịch Kinh đã đề cập đến từ mấy ngàn năm trước:
"Chí tai Khôn Nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa Thiên." (Lớn thay đức Nguyên của đạo Khôn là đầu mối sinh thành phần hữu chất của vạn vật và thuận theo Đạo Trời.) Sau khi Đạo Kiền đã gây được mầm mống khởi đầu: "Đại tai Kiền Nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống Thiên." (Lớn thay đức Nguyên của đạo Kiền, khởi sanh muôn vật, thống chưởng ngôi Trời.)
Kiền và Khôn là hai quẻ đầu mối của Kinh Dịch, đã được Ơn Trên dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo (Sài Gòn 1956, tr. 276) như sau:
"… Cái Lý Đơn Nhứt ấy (Thái Cực) mới phóng ra một vầng quang minh phân định: (…) Khí nhẹ nhàng bay bổng lên làm ngôi Càn. Càn là thiên tức là nhứt dương chi khí. Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn. Khôn là địa, nhứt âm chi khí."
Khôn là thuận, thuận tùng thiên lý,
Đức Kiền Nguyên tạo thỉ khai sanh,
Khôn Nguyên thừa tiếp hoàn thành.
Theo Trời hoằng hóa đại hành đạo Khôn.
Từ xưa đến nay, nhiều tôn giáo đã được khai sinh, các vị giáo chủ đã lần lượt đến trần gian mở đạo dẫn dắt con người tìm lại bổn nguyên chơn tánh. Từ Khổng Giáo, Ki Tô Giáo, Lão Giáo rồi Phật Giáo, chưa kể đến Hồi Giáo, Bà La Môn Giáo… chưa một lần nào mà ngôi Âm được xiển dương dù rằng nằm trong lý Đạo nhiệm mầu. Các vị giáo chủ có trách nhiệm dạy đạo đều là nam phái từ Đức Khổng Tử, Đức Giê-su, Đức Mô-ha-mét, Đức Lão Tử, rồi Đức Thích Ca… và tín đồ đi tu cũng toàn là phái nam. Nàng Thị Kính phải cải nam trang mới xin được vào chùa tu hành và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát suốt cả một thời gian dài cũng chỉ làm công việc cứu khổ cứu nạn chúng sanh chứ cũng không thấy ghi lại những lời thuyết giảng thành kinh sách. Bởi vì tự ngàn xưa, người phụ nữ đã bị rẻ rúng coi thường, ngay cả trong đời sống thường nhật, nữ phái đã bị đóng khung bên trong gia đình với quan niệm lệch lạc về đức tam tùng: tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử. Người phụ nữ phải khép mình trong sự tùy thuận với gia đình thì làm gì được chen chân vào xã hội, huống hồ nói chi đến việc tu hành là việc mà người đời cho là cao trọng khó khăn vì thuộc lĩnh vực tâm linh, như lời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát:
"Hỡi chư hiền muội! Kìa hãy nhìn xem trong vũ trụ: Trời thì có âm dương, người có nam có nữ, loài thượng cầm có trống có mái, loài hạ thú có đực có cái. Xét theo lý đạo, không giới nào là trọng, không giới nào là khinh. Mỗi mỗi đều có sứ mạng phối ngẫu hóa sinh trưởng dưỡng và bảo tồn cơ vận hành cùng lòng háo sanh của tạo vật. Nhưng than ôi! Chỉ tiếc vì tự ngàn xưa, giới nữ lưu đã bị gán những tiếng như thường tình nhi nữ, tay yếu chơn mềm, quần vận yếm mang, phụ nhơn nan hóa, nhược chất liễu bồ, khê hắc chi tâm, lá lâm chi khẩu. Rồi từ đó đã gieo vào tâm tư người phụ nữ có mặc cảm là người thiếu đức kém tài, non lòng yếu dạ. Từ chỗ mặc cảm thể hiện đến tinh thần yếu đuối. Vì ảnh hưởng của mặc cảm trên rồi khiến người phụ nữ trở nên có những đức tính thường tình"
Như vậy, đến Tam Kỳ Phổ Độ, đại cuộc cứu độ của Đức Cao Đài đã làm nên một cuộc cách mạng với sự giáng trần của Đức Diêu Trì Kim Mẫu cùng Cửu Vị Nữ Phật trong đêm trung thu khởi đầu sự phục hồi giá trị nữ phái để phái nữ không chỉ được bình đẳng, ngang hàng cùng nam giới trên đường tiến hóa tâm linh, mà còn được tham gia vào đại cuộc cứu độ mà Đức Thượng Đế gọi là sứ mạng kỳ Ba với sự đồng hành thực hiện của cả hai cõi sắc không, trong đó từ vô vi đến hữu hình đều có bóng dáng của nữ phái để xác định trở lại khả năng tiến hóa của nữ phái mà lịch sử đã từng chứng minh như lời của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát:
"Tuy nhiên những đại nguyên căn đã đủ can trường quật khởi để đính chánh những tiếng thị phi do đời đã gán, như nào là những bậc Thánh Nữ, các hàng Tiên Nương, những liệt nữ trong lịch sử đã lưu lại muôn đời, chớ nào phải như đời người đã tưởng tượng và mỉa mai."
Bởi lẽ, người phụ nữ dù bản chất âm nhu, tùng thuận nhưng cũng vẫn còn hàm chứa tính chất của Khôn Đạo phát xuất từ nguyên lý toàn năng tự khởi như lời Đức Vân Hương đã xác định trong Tam Kỳ Phổ Độ (08-6 Tân Hợi, 1971):
"… người nữ phái là hiện thể đặt riêng của nguyên lý Vô Cực toàn năng tự khởi. Lý ấy là lý đầu tiên hóa sinh ra muôn nghìn thế thái có bản chất nhu thuận hòa đồng. (…) mặc dù lẽ Vô Cực hóa sanh ra Thái Cực, lẽ âm tịnh mới phát khởi dương động, sự kiện có trước có sau trong diễn trình tạo đoan là thế, nhưng cùng lý tận tánh nó vẫn là ngang nhau. Sự trước sau không phải chỉ điều bé điều to hay điều quan trọng với điều thứ yếu."
Một điều đáng nói là đối với dân tộc Việt Nam vì bị ảnh hưởng phần nào nền văn hóa của phương Bắc do trải qua thời gian dài bị đô hộ, một số người Việt cũng đã có cái nhìn trọng nam khinh nữ nhưng truyền thống dân tộc với niềm tự hào con Rồng cháu Tiên để mãi mãi hướng về cội nguồn với hình bóng Mẹ Âu Cơ sản sinh trăm trứng làm nên giống nòi Hồng Lạc bất khuất vẫn ăn sâu vào tâm thức người Việt nên Đức Vân Hương đã nhận xét:
"Như các em đã biết, từ ngày nhân loại được tiếp nhận một nguồn sống mới cho xã hội mới, thì giá trị nữ phái mới được công nhận hoàn toàn. Nhưng xét lại, sự công nhận vào khoảng thời gian đó không phải là điều mới lạ. Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng đã có một nền tảng giá trị quan trọng đối với người mảnh mai bồ liễu. Thế thì hiện hữu các em đang trên đà tiến triển về sự hiệp nhất tinh thần, đoàn ngũ hóa nữ phái, ấy chỉ là sự hoàn phục lại cái căn bản sơ nguyên…"
Phải chăng chính truyền thống dân tộc bắt nguồn từ nền văn hóa trọng nông, tôn thờ các nữ thần cũng là một trong những yếu tố để mảnh đất này được Đức Thượng Đế chọn làm nơi cho Đức Diêu Trì cùng chư Phật Nữ Tiên Nương dừng chân xây dựng tòa nhà tận độ trong buổi hoàng hôn của trái đất, để nhân loại được cơ hội ngàn năm một thuở tiếp xúc với các Đấng Phật Nữ, Tiên Nương, Thánh Nữ, Thần Nữ ngay trong cõi hữu hình mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong truyện cổ tích. Đặc biệt hơn nữa, các Đấng Phật Nữ, Tiên Nương không là hiện thân của thần quyền để ban phúc lộc hay trừng phạt con người phàm tục mà thể hiện trọn vẹn chân dung của tình thương Khôn đạo qua hình ảnh dịu dàng của người Mẹ, người Chị, người Thầy… mà Đức Vân Hương đã minh định:
"Từ cổ chí kim, chỉ có lần này nữ phái được hồng ân trong cơ tận độ, cùng trong quyền pháp sứ mạng, ngang hàng cùng nam giới, bình đẳng trước công cuộc hướng đạo và giáo hoá nhơn sanh.
"Sở dĩ từ xưa chí nay nữ lưu cam phận tùy tùng dưới quyền nam giới, ấy là lẽ âm dương đạo pháp tôn ti. Dương bao giờ cũng quang minh chánh đại, còn âm thì u hiểm tư tà, vì vậy mà mọi việc quan trọng người nữ không được dự vào, mà có dự vào kết quả muôn một chung quy cũng đem lại bất toàn.
"Thử coi trong mọi tổ chức, từ gia đình, quốc gia, xã hội chí đến tôn giáo, hễ có nữ xen vào thì hay gây mọi chướng ngại; không sớm thì chầy cũng khó tránh họa diệt thân, tán đạo. Vì vậy mà Đông Tây xưa nay các tôn giáo không cho nữ giới được cầm quyền hành pháp, cũng vì lòng dạ nữ nhi hẹp chật, tâm địa bất thường. Khi đã cầm quyền thì hay tự thắng kiêu căng, khi chạm tự ái quyết chẳng nhịn nhường bỏ qua, kết nên thù, gây nên tội. Dầu sống giữa nhau, một khí huyết, một xu hướng với nhau, cũng có thể vì tự tôn mặc cảm, tạo nên xung đột, bất bình, ganh tỵ rồi rã tan."
Hồng ân lớn lao mà Đức Chí Tôn dành cho nữ phái trong kỳ Ba tận độ được minh định thể hiện qua trách nhiệm tổ chức điều hành thiết lễ Hội Yến Bàn Đào để đón tiếp Đức Diêu Trì Kim Mẫu và chư Phật Nữ Tiên Nương mà Đức Vân Hương đã diễn tả:
Trùng trùng ân điển phủ không gian
Thánh Nữ Tiên Nương đức bủa tràn
Đưa bước Mẫu Nghi vào hạ giới,
Nương mây lướt gió giáng cơ đàn
Để rồi chúng ta được nghe tiếng nói của Đức Mẹ trong đêm trung thu Hội Yến:
"Hỡi các con yêu quý của Mẹ! Mẹ cũng thấy vui, mỗi độ thu sang thì các con lại tựu về chầu lễ Mẹ trong những ngôi chiêm ngưỡng. Con ôi! Mẹ vui nhìn thấy các con đoàn tụ tình thiêng liêng đạo đức trùm phủ bao linh hồn còn đang yếu đuối nơi bể khổ sông mê. Cứ mỗi độ thu về thì các con cứ quây quần dưới chân Mẹ để rồi các con đặt hết niềm tin tưởng vào bàn tay vô hình của bà Mẹ thiêng liêng đang an ủi vỗ về các con trong khi lụy khổ, cứu vớt các con trong lúc trầm luân, dẫn dắt các con trở lại quê xưa vị cũ là nơi bất diệt, bất sanh, thiên đàng cực lạc.
"Con ôi! từ vạn cổ ngàn đời, Mẹ vẫn ngự trị trong tâm hồn vạn vật, nhưng cõi dục giới này là một nơi phi thường ảo biến, nếu các con không tỉnh định linh tánh thì sao khỏi bị sức quyến rũ của vật chất để rồi con quên mất nguồn nguyên thủy, mãi lăn lộn trong kiếp trầm luân. Mẹ nhắc các con cần ghi nhớ, suy nghĩ cho kỹ những lời của Mẹ."
Rồi từ mùa thu năm ấy, những lời thánh ngôn thánh giáo của một Đấng Cao Cả đã đến với con người bằng những lời vỗ về đằm thắm, những lời nhủ khuyên dịu dàng hết mực của một bà Mẹ với tấm lòng trải rộng cho con cùng chất ngất bao nỗi nhớ mong đàn con lạc loài xa mẹ:
"Hỡi các con! Cõi thiên đường là nơi bất sanh bất diệt, không phiền lụy nghiệp oan, không trả vay vay trả. Nhưng các con đã trót rời cảnh thiên đường để thác sanh vào nơi thế tạm, mang một sứ mạng tạo lập nên cõi dinh hoàn, đâu phải Thượng Đế đưa các con vào nơi đọa lạc, mà chính đó là đức háo sanh tạo thành trung giới vạn vật để vũ trụ thêm một phần của sự mầu nhiệm vô biên. Nào hay đâu, khi con vào cõi hồng trần, chẳng vững vàng giữ bổn nguyên chơn tánh, để bụi trần che lấp điểm linh quang, rời xa linh tánh tức là Đạo.
"Con ôi! Trong khi ấy nguyên thỉ hóa sanh là Mẹ, Mẹ phải đem huyền năng thâm diệu, hầu cầu khẩn với Chí Tôn để đến thế gian vạch rõ đường đi nước buớc, nhắc nhở tiền kiếp hậu lai, và cũng để cho các con thức tỉnh mà nhìn đến nguyên nhân của mình, hầu quày gót trở về nơi khối đại linh quang và sẽ chuyển luân trong đức háo sanh chí trọng."
Đọc những lời thánh giáo này đâu ai tưởng tượng rằng đó là lời của một Đấng Quyền Năng đang chi phối cả cuộc sống lẫn sự chết của con người:
Ước chi con thoát trần hồng
Trở về Diêu Điện non bồng vui say
Thôi căn kiếp đọa đày âu phải
Thôi nghiệp duyên trang trải cho rồi
Kiếp này cố gắng con ôi!
Vượt qua cho khỏi luân hồi thế gian.
Ta có thể thấy được hình ảnh của một bà Mẹ đang hết lòng lo lắng trấn an vì sợ con mình không chịu nỗi những áp lực của cuộc đời phiền não qua đoạn thánh giáo sau (Đức Diêu Trì Kim Mẫu, 20-01 Đinh Mùi, 1967, Thiên Lý Đàn):
"… các con có thể tưởng tượng một bà mẹ hiền đang đứng trước con để che chở vỗ về các con trong khi áp lực của thường tình hoặc nhỏ hay lớn, hoặc ít hay nhiều, để mát mẻ dịu dàng và xóa hết những điều ấy hay trừ hẳn đi, tự khắc con sẽ được hưởng một tình thương không bờ bến, và các con không còn thấy thế gian là miếng đất phiền não nữa, mà con phải nhận nhiệm vụ nhơn sanh trong nhơn sanh, một Tiểu Linh Quang trong Đại Linh Quang. Chừng đó các con sẽ thấy các đấng chơn sư hằng đến với các con, và các con không còn xa Thượng Đế Chí Tôn hay tình thương Vô Cực nữa."
Nếu như người mẹ chốn phàm trần chỉ có thể quan tâm chăm sóc cho con cái mình khi còn tại thế, một mai nếu con đã lìa đời thì mẹ chỉ một lần khóc thương đau khổ chớ không phải cực khổ vì con nữa. Trái lại người Mẹ linh hồn còn phải lo toan độ dẫn con mình về nẻo siêu sanh cực lạc,hoặc lại phải theo con đến mọi nẻo đường khổ đau của vòng luân hồi nghiệp quả. Mẹ dạy (15-8 Đinh Mùi):
"Hỡi các con! Học đạo, hành đạo, các con hãy ý thức điều này: Mẹ là sự sống và trong sự chết. Ở đâu có sống có chết là có Mẹ. Mẹ không khởi điểm và không tận cùng.
"… Con ôi! Vô Cực Từ Tôn không ngự trên đài cao hoang vắng tình thương, mặc dầu nó đầy đủ vẻ vàng son rực rỡ. Ở đâu có ấu nhi đau khổ là có Mẹ, ở đâu có liễu bồ bất hạnh là có Mẹ. (…) Mẹ không nắm quyền sanh phạt các con. Ngược lại, Mẹ nắm phần cứu rỗi. Cho nên, thương là Mẹ, yêu là Mẹ, tha thứ, sinh dưỡng, bảo tồn, tất cả đều là Mẹ. Các con có nghĩ đến lòng Từ Mẫu chăng?"
Lòng Từ Mẫu vô cùng vô tận
Đức Từ Tôn khó nhận khôn lường
Không lĩnh vực, không biên cương
Bao trùm vạn loại tình thương vạn loài. (Đức Vô Cực Từ Tôn, Ngọc Minh Đài, 15-10 Bính Ngọ)
Như đã nói, Đức Diêu Trì Kim Mẫu nắm cơ sanh hóa, trưởng dưỡng và bảo tồn muôn loài vạn vật, bên cạnh Ngài là chín vị Tiên Nữ ở Diêu Trì Cung nơi từng trời Tạo Hóa Thiên, hầu cận và giúp việc cho Đức Phật Mẫu. Đức Bát Nương giáng cơ giảng giải về Diêu Trì Cung như sau:
"Nơi ao Diêu Trì có một đài phát hiện Âm quang, đài ấy thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên chơn thần cho vạn linh trong càn khôn vũ trụ.
"Phật Mẫu là Đấng nắm cơ sanh hóa, thay quyền Chí Tôn, đứng ra thâu cả thập thiên can đem hiệp với thập nhị địa chi mà tạo nên vạn vật. Nơi Cung Diêu Trì là nơi tạo nên chơn thần và thể xác đó vậy.
"Diêu Trì Cung là cung điện bằng ngọc Diêu ở bên ao Thất Bửu chớ chẳng chi lạ. Ngọc tượng trưng cho sự quý giá, còn Diêu là chất hơi kết tụ mà thành. Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về cơ giáo hoá cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật, trông nom về cơ phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Đấng đứng đầu.
"Quan Âm Bồ Tát ngự tại cung Nam Hải ở An Nhàn Động. Còn Diêu Trì Cung thì ở tại Tạo Hóa Huyền Thiên. Nơi cung Diêu Trì còn có một cõi Âm quang riêng biệt gọi là Phong Đô đặng giáo hóa các chơn thần đã bị lạc nẻo trên đường trần. Vậy vắn tắt hơn, Diêu Trì Cung là cơ sanh hóa vạn linh và vạn vật."
Chín vị Nữ Phật phụ trách chín tầng trời với trách vụ theo dõi và tiếp đón các chơn hồn trở về từ cõi thế sau khi rời bỏ nhục thân. Như vậy, Cửu Vị Nữ Phật là những Đấng sẽ tiếp nhận dẫn dắt chơn hồn của con người khi rời bỏ nhục thân, để lên các tầng trời theo như các bài Kinh Cúng Cửu và Kinh Di Lặc mà người tín đồ đọc cầu nguyện dẫn dắt linh hồn người chết.
Chân dung nữ phái trong sứ mạng kỳ Ba còn được khắc họa bởi hình ảnh của người thầy dạy hay người chị tận tụy dìu dẫn đàn em, với các Đấng có danh xưng Thánh Mẫu đã từng được biết qua kinh sách như Đức Lê Sơn Thánh Mẫu hoặc là những vị nữ thần hiện hữu trong giòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam như Đức Vân Hương Thánh Mẫu còn gọi là Liễu Hạnh Thánh Mẫu, Đại Nam Thánh Mẫu là Mẹ Âu Cơ của dân tộc Việt. Ngoài ra còn có rất nhiều những anh hùng liệt nữ mà tuổi tên đã đi vào hậu thế như Đức Trưng Nữ Vương, Giác Minh Thánh Đức Đoàn Thị Điểm… Đó là chưa kể vô số các vị nữ tiền bối đã đắc quả vị mà gần gũi nhất là Đức Quán Pháp Chơn Tiên, Nguyệt Quang Tiên Nương…
Chỉ có qua Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nữ giới Việt Nam mới được nghe lời dạy dỗ của Mẹ Âu Cơ với danh xưng Đại Nam Thánh Mẫu, người Mẹ giống giòng Hồng Lạc, dòng dõi Tiên theo truyền thuyết đã sản sinh các vua Hùng từ hơn 4000 năm trước.
Bốn ngàn năm lẻ thọ ân Thiên
Quyết dạy các con thỏa chí nguyền
Gái liệt chuyên cần trau bốn cội
Nữ tài sửa lập nét ba giềng . . .
… Con hiền trổ đức ra tài phụng
Gái hiếu lập đời rạng vẻ lân
Non Thánh có ngày chơn bước tới
Rạng danh Nam Việt nữ oai thần.
Nếu như trong lịch sử văn học Việt Nam vẫn còn lưu danh một nữ sĩ tài hoa Đoàn Thị Điểm ở vào thế kỷ 17 với những áng thơ Nôm làm rạng danh phụ nữ Việt thì đến thế kỷ 20, với sự ra đời của tôn giáo Cao Đài, người ta đã gặp lại một Đoàn Thị Điểm trong vai trò một người chị thiêng liêng cùng tham dự đại cuộc sứ mạng kỳ Ba của Đức Thượng Đế với hồng danh Giác Minh Thánh Đức:
"Giác Minh Thánh Đức Đoàn Thị Điểm, chị thân chào các em. Có lẽ các em đã biết chị lâu lắm rồi, nhưng hôm nay mới gặp lần đầu tiên. Này các em ơi! Chị rất sung sướng lắm các em. Sung sướng vì nền Đại Đạo hoằng khai kỳ Ba tế độ. Đức Thượng Đế điểm nhuận trên lãnh thổ Việt Nam là nơi xứ sở của chị trong lúc sanh tiền. Rồi đây toàn thề quốc dân sẽ nương nhờ chánh pháp mà lập thành quốc đạo và xây dựng quốc hồn. Hơn nữa, giờ đây chị đắc lịnh Diêu Cung về đây để dạy đạo cho các em. Trước tiên, chị có lời chào mừng các em đầy đủ tinh thần tiến hóa trong khóa hạnh đường và duy trì nền Đạo mãi mãi để mỗi em còn ngày trở về cựu vị và chung nhau xây dựng cho tiền đồ Đại Đạo hiện thời sớm bước đến ngày vinh hoa xán lạn."
Trong Kinh Thế Đạo của Cao Đài, chính Ngài đã giáng cơ tả các bài kinh cúng tổ phụ, cha mẹ, anh em, chồng vợ quy liễu với lời lẽ hết sức tha thiết cảm động; và các bài kinh dạy về tam tùng tứ đức trong kinh Tiểu Thừa Chơn giáo. Đặc biệt là quyển Nữ Trung Tùng Phận gồm 1324 câu song thất lục bát và hai bài thất ngôn bát cú bằng chữ quốc ngữ với nội dung nói đến nỗi niềm thân phận của người phụ nữ với trăm nỗi buồn đau phiền lụy trong kiếp làm vợ rủi may luôn hứng chịu thiệt thòi, gánh nặng trách nhiệm đối với tổ tiên, tông đường, cha mẹ, nhất là dạy tường tận cho nữ phái việc giáo hóa con cái theo đường đạo lý, như dạy con trai đối đãi với vợ:
Con chớ ỷ mình là nam tử
Chiếm chủ gia hẹp xử thê nhi
Đừng xem ra phận tiện tì
Quyền trong nội trợ cũng bì đồng nhau
(Nữ Trung Tùng Phận)
Dạy con gái vừa săn sóc dung mạo vừa giữ gìn tánh hạnh:
Phàm phận gái đứng hàng khuê các
Phải trau tria tướng hạc hình mai
Chín tầng cửa đóng then gài
Ra ngoài nghiêm nghị trong bày đoan trang
(Nữ Trung Tùng Phận)
Đến với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, con người trần thế của thế kỷ 21 còn nghe được tiếng nói của Đức Lê Sơn Thánh Mẫu, một vị tôn sư của rất nhiều anh thư nữ kiệt trong những tích xưa của Trung Quốc như Phàn Lê Huê, Chung Vô Diệm, Lưu Kim Đính…
Tu lo giữ dạ trì traiTu gìn tứ đức mới tài nữ nhiTu Phật học tánh từ biTu Tiên bác ái hộ trì chơn linhTu theo đạo Thánh công bìnhTu đừng lơ lảng chơn tình mới hay
Cũng trong Tam Kỳ Phổ Độ, trên đường tu học theo Đức Cao Đài, nữ phái cũng nghe được âm thinh của Đức Hà Tiên Cô, một vị Tiên nữ trong Bát Tiên mà chúng ta đã biết qua kinh sách xưa với lời khuyến nhủ nữ phái:
Chặt đứt mảnh tơ hồng, mới mong vào đất Phật. / Xóa tan gò má phấn, chở vận đến làng Tiên.
Không thể không nói đến Bà Chúa Liễu Hạnh trong giòng tín ngưỡng dân gian nay hiện diện trong sứ mạng Tam Kỳ với hồng danh Thánh Mẫu Vân Hương vừa phát huy truyền thống văn hóa dân tộc vừa tiếp nối tinh thần nhân bản có tự ngàn xưa trên đất nước của giòng giống Lạc Hồng là sự tôn trọng nữ giới. Ngài đã đến với nữ phái Đại Đạo trong vai trò người chị với tình cảm hết sức ngọt ngào đằm thắm:
Ôi nắng hạ bén duyên người khách tục
Ôi mưa thu ướt sũng áo hành nhân
Chị vâng lịnh Từ Mẫu
Lên tận đỉnh non thần
Cắt vạn thảo thiên nhiên về dệt áo
Áo vạn thảo dệt bằng tâm linh bằng lý đạo
Bằng tinh thần hoài bão giống Rồng Tiên
Nổi bật nhất trong cơ cứu độ kỳ Ba, trong vị trí quyền pháp Nhị Trấn Oai Nghiêm, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cũng là sự thể hiện rõ nét một chân dung nữ phái. Ngài đã từng lập mười hai đại nguyện đi khắp cõi ta bà độ dẫn chúng sanh thoát vòng nghiệp quả. Ngài dạy nữ phái:
"Muốn làm chủ lấy mình, phải nương vào gốc Đạo. Đạo là lẽ phải, mục đích của tâm, mà tâm bị cảnh lung lạc, dầu có khéo giữ, cũng có lúc bị lửa dục nướng mềm, nên phải chọn hướng mà đi, chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi, nương ở pháp quyền để tránh mọi cám dỗ bất ngờ. Ấy là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng."
Ngoài ra, như đã nói, còn rất nhiều các Tiên Nương Thánh Nữ đã có mặt trong đoàn sứ mạng kỳ Ba, trong đó không ít các vị tiền bối đã từng mang hình hài nữ giới đã về lại được quê xưa vị cũ, mà gần gũi nhất với chúng ta là Đức Quán Pháp Chơn Tiên, đạo tỷ Bạch Tuyết của chúng ta ngày nào:
Thoát được rồi về nơi u nhã
Chốn thiên đình cảnh lạ đẹp xinh
Phải đâu như chốn thế tình
Nay buồn, mai thảm, tháng kinh, năm sầu
Chân dung các Đấng Nữ Thiêng Liêng được khắc họa trong dấu ấn Tam Kỳ Phổ Độ đã nói lên tinh thần:
- Vô phân biệt giới tính trong cõi vô vi:
Nữ nam âu cũng một chơn linh
Cùng tách ra đi chốn thượng đình
Đến cõi hồng trần tu lập vị
Công đầy quả mãn lại hồi sinh
- Nữ phái vẫn có khả năng tiến hóa siêu xuất thế gian để trở thành bất tử, thành những con người muôn thuở, muôn phương, tồn tại vĩnh hằng cùng vũ trụ. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy (thánh tịnh An Tiên, 02-02 Đinh Mùi, 1967):
"Thử hỏi trong luật hóa sanh, hai cực âm dương, nếu thiếu một thì không thành. Tự ngàn xưa, những bậc thánh triết hiền nhân đã tự lập, đủ sáng suốt can trường kiên nhẫn để tạo những trang lịch sử bác ái, từ bi và oanh liệt muôn đời. Chư hiền muội ngày nay được diễm phúc gặp Tam Kỳ Phổ Độ, những hồi chung Bạch Ngọc, trống Lôi Âm đã đánh thức linh căn, hãy mau mau trổi bước để làm tròn cương vị của một tín đồ Đại Đạo và một sứ mạng thế Thiên hành hóa. Người phụ nữ nếu làm được những điều do Đạo hoạch định, do Thiêng Liêng chỉ bảo, cũng sẽ đắc quả vị như ai. Nếu không tu, dầu nữ dầu nam cũng đọa lạc trong bánh xe luân vô tận."
"Đã mang tấm thân của người phụ nữ, là đã mang một sứ mạng trọng đại trong cơ sanh hóa trưởng dưỡng bảo tồn. Nếu hiểu được lý đó sẽ làm tròn sứ mạng cao cả trưởng dưỡng và bảo tồn. Trái lại, nếu vì ảnh hưởng của mặc cảm, lại phó mặc cho thời gian đưa đẩy xuân hạ thu đông, rồi sẽ trở nên nhi nữ thường tình, lẩn quẫn trong bánh xe luân không ngày trở lại."
Chặt đứt mảnh tơ hồng, mới mong vào đất Phật. / Xóa tan gò má phấn, chở vận đến làng Tiên.
Không thể không nói đến Bà Chúa Liễu Hạnh trong giòng tín ngưỡng dân gian nay hiện diện trong sứ mạng Tam Kỳ với hồng danh Thánh Mẫu Vân Hương vừa phát huy truyền thống văn hóa dân tộc vừa tiếp nối tinh thần nhân bản có tự ngàn xưa trên đất nước của giòng giống Lạc Hồng là sự tôn trọng nữ giới. Ngài đã đến với nữ phái Đại Đạo trong vai trò người chị với tình cảm hết sức ngọt ngào đằm thắm:
Ôi nắng hạ bén duyên người khách tục
Ôi mưa thu ướt sũng áo hành nhân
Chị vâng lịnh Từ Mẫu
Lên tận đỉnh non thần
Cắt vạn thảo thiên nhiên về dệt áo
Áo vạn thảo dệt bằng tâm linh bằng lý đạo
Bằng tinh thần hoài bão giống Rồng Tiên
Nổi bật nhất trong cơ cứu độ kỳ Ba, trong vị trí quyền pháp Nhị Trấn Oai Nghiêm, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cũng là sự thể hiện rõ nét một chân dung nữ phái. Ngài đã từng lập mười hai đại nguyện đi khắp cõi ta bà độ dẫn chúng sanh thoát vòng nghiệp quả. Ngài dạy nữ phái:
"Muốn làm chủ lấy mình, phải nương vào gốc Đạo. Đạo là lẽ phải, mục đích của tâm, mà tâm bị cảnh lung lạc, dầu có khéo giữ, cũng có lúc bị lửa dục nướng mềm, nên phải chọn hướng mà đi, chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi, nương ở pháp quyền để tránh mọi cám dỗ bất ngờ. Ấy là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng."
Ngoài ra, như đã nói, còn rất nhiều các Tiên Nương Thánh Nữ đã có mặt trong đoàn sứ mạng kỳ Ba, trong đó không ít các vị tiền bối đã từng mang hình hài nữ giới đã về lại được quê xưa vị cũ, mà gần gũi nhất với chúng ta là Đức Quán Pháp Chơn Tiên, đạo tỷ Bạch Tuyết của chúng ta ngày nào:
Thoát được rồi về nơi u nhã
Chốn thiên đình cảnh lạ đẹp xinh
Phải đâu như chốn thế tình
Nay buồn, mai thảm, tháng kinh, năm sầu
Chân dung các Đấng Nữ Thiêng Liêng được khắc họa trong dấu ấn Tam Kỳ Phổ Độ đã nói lên tinh thần:
- Vô phân biệt giới tính trong cõi vô vi:
Nữ nam âu cũng một chơn linh
Cùng tách ra đi chốn thượng đình
Đến cõi hồng trần tu lập vị
Công đầy quả mãn lại hồi sinh
- Nữ phái vẫn có khả năng tiến hóa siêu xuất thế gian để trở thành bất tử, thành những con người muôn thuở, muôn phương, tồn tại vĩnh hằng cùng vũ trụ. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy (thánh tịnh An Tiên, 02-02 Đinh Mùi, 1967):
"Thử hỏi trong luật hóa sanh, hai cực âm dương, nếu thiếu một thì không thành. Tự ngàn xưa, những bậc thánh triết hiền nhân đã tự lập, đủ sáng suốt can trường kiên nhẫn để tạo những trang lịch sử bác ái, từ bi và oanh liệt muôn đời. Chư hiền muội ngày nay được diễm phúc gặp Tam Kỳ Phổ Độ, những hồi chung Bạch Ngọc, trống Lôi Âm đã đánh thức linh căn, hãy mau mau trổi bước để làm tròn cương vị của một tín đồ Đại Đạo và một sứ mạng thế Thiên hành hóa. Người phụ nữ nếu làm được những điều do Đạo hoạch định, do Thiêng Liêng chỉ bảo, cũng sẽ đắc quả vị như ai. Nếu không tu, dầu nữ dầu nam cũng đọa lạc trong bánh xe luân vô tận."
"Đã mang tấm thân của người phụ nữ, là đã mang một sứ mạng trọng đại trong cơ sanh hóa trưởng dưỡng bảo tồn. Nếu hiểu được lý đó sẽ làm tròn sứ mạng cao cả trưởng dưỡng và bảo tồn. Trái lại, nếu vì ảnh hưởng của mặc cảm, lại phó mặc cho thời gian đưa đẩy xuân hạ thu đông, rồi sẽ trở nên nhi nữ thường tình, lẩn quẫn trong bánh xe luân không ngày trở lại."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét