Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 155-156


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
155. Tì đề bà. 

Kệ: 

Câu triệu thiện ngữ cảnh cáo tiên 
Thuận ngự giáo mệnh xá tội khiên 
Như năng cải tà tu chánh đạo 
Ma Ha Bát Nhã tự hiện tiền. 

Tạm Dịch: 

Câu triệu lời khéo cảnh cáo trước 
Phụng hành giáo mạng tha tội khiên 
Nếu như cải tà tu chánh đạo 
Bát Nhã trí huệ sẽ hiện tiền. 

Giảng giải: 

Câu Chú này là "pháp câu triệu". Câu triệu chứ chẳng phải bắt người giam vào ngục, mà là dùng lời khéo léo để giáo hóa họ. 

Cho nên: “Câu triệu lời khéo cảnh cáo trước”. Dùng lời lẽ khéo léo khuyên họ đừng phạm pháp, phải giữ quy cụ. 

“Phụng hành giáo mạng tha tội khiên”. Nếu họ nghe lời hàng phục rồi, chịu giáo huấn mạng lệnh của bạn, thì tà ma quỷ quái có tội nghiệt gì cũng đều được tha thứ, tai nạn của kẻ bệnh cũng đều miễn trừ. 

“Nếu như cải tà tu chánh đạo”. Nếu như họ cải tà quay về chánh tu chánh pháp thì: “Bát Nhã trí huệ sẽ hiện tiền”. Ðại trí huệ tự nhiên sẽ hiện tiền. 
Tại sao họ làm nhiều việc ác ? Vì ngu si. Bây giờ có trí huệ thì không còn làm ác nữa, cải ác hướng thiện. 


156. Bổ thị đa. 

Kệ: 

Giáo hoá khai đạo trí ngu manh 
Tăng ích thành tựu cửu phế hoang 
Nhất tâm canh vân bất kỳ hoạch 
Cần tu giới định huệ thu tàng. 

Tạm Dịch: 

Giáo hóa khai đạo trí ngu manh 
Tăng ích thành tựu bỏ hoang lâu 
Một lòng trồng trọt không cầu được 
Siêng tu giới định huệ cất giữ. 

Giảng giải: 

Câu Chú này thuộc về "pháp tăng ích". 
Dịch là "giáo hóa khai đạo". Cho nên tôi thêm ba chữ nữa thành câu thứ nhất: “Giáo hóa khai đạo trí ngu manh”. 
Giáo là nói Phật đến giáo hóa, hóa tức là sinh ra một thứ biến hóa. 

Biến hóa là gì ? Biến hóa khí chất của chúng ta. Vốn khí chất rất lớn, nhưng bây giờ không còn nữa. 
Vốn không muốn thiệt thòi, nhưng bây giờ chịu thiệt thòi. Trước kia vốn không muốn tu hành nhưng bây giờ chịu tu hành. Ðó đều gọi là “hóa”, có sự biến hóa. 

Biến hóa thì so với lúc trước khác nhau nhiều lắm. Cũng là cái miếu đó, nhưng chẳng phải thần đó. Miếu thì giống nhau nhưng đã đổi thần. Trước kia là thần thổ địa nhưng bây giờ đổi thành thần thành hoàng. Nói về thần thổ địa thì những người Mỹ chẳng hiểu. 

Thần Thổ địa thì quản một xã hoặc là một thôn, giống như xã Talmage thì có thần thổ địa xã Talmage, Thị trấn Ukiah thì có thần thành hoàng thị trấn Ukiah. 

Các vị thần ấy âm thầm cai quản các việc thiện ác của con người. Chứ chẳng phải nói họ sai khiến các bạn đi làm thiện ác, hoặc khống chế người, mà là bạn làm thiện hoặc làm ác họ đều ghi nhớ. đây có thể nói là quản nhân sự. 

Bây giờ thần thổ địa thăng chức làm thần thành hoàng. Nhưng vẫn quản nhân sự giống nhau. Vậy còn làm Bồ Tát ! Bồ Tát việc gì cũng chẳng quản, việc nhàn cũng không quản, việc bận rộn cũng không quản. 

Cho nên: “Ma ha Tát bất quản tha, Di Ðà Phật các cố các” Nghĩa là:“Bồ Tát chẳng quản ai, Phật Di Ðà ai làm gì mặc”. Tự mình lo chính mình, chẳng màng đến đến kẻ khác. 

Thế nào là khai đạo? Khai là khai mở, khai hóa, khai mở nó ra đừng có đóng. 
Ðạo là bổn lai không thông, bây giờ làm cho nó thông, khiến cho điện hổ tương thông đạt.
 
Làm thế nào để thông đạt? Tức là vốn là người có trí huệ, Ngài bèn dùng phương pháp trí huệ, khiến cho bạn tăng thêm trí huệ. Bổn lai là ngu si, Ngài bèn dùng dầu trí huệ quang minh thoa vào thì sẽ rỉ ngu si ra, khiến cho bạn phát sinh trí huệ. 
Do ngu này sẽ biến thành trí, có trí thì sinh thêm trí. Manh tức là lưu manh. 
Chúng ta đều là lưu manh. Chúng ta tại thế giới này hồ hồ đồ đồ, chạy đông chạy tây, đó chẳng phải lưu manh thì là gì ! Nói thẳng là giống như kẻ lưu manh. 

“Tăng ích thành tựu bỏ hoang lâu”. Phật ở tại đó làm gì? Ðang giúp chúng ta khai hoang ! Ðất Phật và ruộng Phật của chúng ta đã hoang phế từ lâu, không biết làm thế nào để khai khẩn. 

Ðại khái là vì chẳng có máy móc để làm. Bây giờ Phật dạy chúng ta làm pháp tăng ích, khiến cho trí huệ của chúng ta tăng thêm, thì có thể đi khai khẩn đất hoang. Trồng cây bồ đề, tương lai sẽ kết quả bồ đề. Ruộng bồ đề hoang phế đã lâu đều có cách để khai khẩn ! “Một lòng trồng trọt không cầu được”. Gieo giống xuống đất hoang phế không chắc chắn sẽ thu hoạch được. Bạn đừng tham tâm như thế nói: “Tôi niệm một câu Nam mô A Di Ðà Phật, sao chưa thành Phật ?”. 

Nếu một câu A Di Ðà Phật mà khiến bạn thành Phật thì thế giới chẳng còn loài người nữa! Ruộng hoang của bạn bỏ lâu như thế, không từ từ vun bồi tưới mầm bồ đề thì quả bồ đề làm sao sớm thành thục ? Cho nên đừng mong sẽ thu hoạch, chỉ hết lòng canh tác, từ từ tu hành, do đó: 
“Một lòng trồng trọt không cầu được”. 

Ðừng nói tôi làm biết bao nhiêu việc tốt, sao bây giờ chưa khai trí huệ, vẫn ngu như thế ! Trí huệ có dễ đắc được chăng? Không. Phải chân chân thật thật khổ công tu hành. 

Bạn thấy hai vị tam bộ nhất bái đã lạy đến Vạn Phật Thành, còn phải tiếp tục lạy. Hai vị đó đều muốn tự tính thanh tịnh, đắc được trí huệ chân chánh. Hai vị đó cũng không nói năng tùy tiện, không cười cũng không khóc, không nóng giận. 

Nếu tôi không đi trước một bước, làm sao làm sư phụ của họ ! Nếu tôi không lấy thân làm khuôn phép, thì họ đang lạy tam bộ nhất bái, ngóc đầu lên nói: “Sư phụ đang ở đó nóng giận với người khác ! Chúng ta không lạy”. 

Phải chăng ! Tôi thấy hai vị rất thành tâm, tại sao tôi vẫn có tập khí mao bệnh với một số người ! Cho nên tôi nhất định phải sửa đổi. Ðồ đệ nhận chân như thế, nếu tôi không nhận chân thì đâu có mặt mũi làm sư phụ ! 

“Siêng tu giới định huệ cất giữ”. Bạn phải nhất tâm canh tác, đến khi làm xong rồi thì thu vào trong kho. 

Bạn siêng tu giới định huệ cũng phải đem cất đi, đừng tùy tiện vứt đi, tùy ý chà đạp, tùy ý phơi bày làm lòe loẹt bên ngoài. 

Nghĩa là kêu bạn phải giữ giới luật, tu định huệ, đem trí huệ cất đi, đừng phô trương bên ngoài, đừng đến nơi nào cũng muốn biểu thị: “Bạn biết chăng ? Tôi là người có danh tiếng đệ nhất thiên hạ, ông tổng thống nào đó là bạn của tôi, ông thủ tướng kia là bạn học của tôi”. Các bạn đừng có phô trương lộ ra bên ngoài. 

Ðừng có tư tưởng kiêu ngạo, khinh mình. Phải tồn bản lai diện mục chân chánh, không tăng không giảm, không đến không đi, một chút cũng không thêm tạo tác. 

Ðừng nói: “Bạn biết tôi chăng ? Tôi một ngày ăn một bữa”. “Người xuất gia tôi chẳng giống với người khác, tôi không giữ tiền bạc, người khác chẳng ai thực hành”. 

Vậy thì như thế nào ! Tức là chỉ mình bạn thực hành ! Vậy thế giới này chỉ có mình bạn phải chăng ? Tức là bạn độc nhất người tu hành. Giống như độc nhất Thiên Chúa không khác. 

Ai cũng không thể làm Chúa được, chỉ có mình y có thể làm được. Chúng ta với y chẳng có chút gì quan hệ. 

Vậy tại sao kêu tôi tin y ? Tin y để làm gì ? Tin y cũng là thần, không tin y cũng là thần. Y là “Thần gọi là thần” liền được, tại sao vẫn kêu người tin y, kêu người sùng bái ? 
Kẻ khác cũng không thể làm Chúa được, vậy tại sao vẫn kết giao với kẻ khác ! Một số người vốn chẳng quan hệ gì với y. Tôi biết tôi là người, cho nên tôi không muốn ở với Chúa. Tại sao tôi tin Phật ? 

Vì tin Phật tương lai ai ai cũng đều có thể thành Phật. Nếu nói ai ai đều có thể thành Phật thì vẫn có hy vọng. Giống như ai ai cũng có thể làm tổng thống, cho nên mới đi học, làm người tốt, tương lai mọi người có hảo cảm với y, bèn bầu y làm tổng thống. 

Ðó đều là có hy vọng. Cho nên tôi không muốn làm Chúa, vì không có phần. 

Ðây là ý nghĩa đại khái “Bổ Thị Ða”. Nếu nói tỉ mỉ thì hết thuở vị lai, cũng nói không hết. Ý nghĩa của Chú diệu không thể nói. Bây giờ bất quá lược nói cho quý vị nghe một trong vạn phần.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét