Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 239-240



CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
239. Bà ra chướt yết ra bà dạ

Dịch: Trừ nạn binh.

Kệ:

Luận nghĩa tác pháp chuyển diệu luân
Kim Cang đại tướng tức chiến phân
Quân du thính mệnh cán qua chỉ
Binh nhung giải giáp khánh thăng bình.

Nghĩa là:
Chuyển diệu pháp luân nói pháp mầu
Kim Cang đại tướng dứt chiến tranh
Quân lính vâng lệnh ngừng gươm đao
Buông bỏ binh khí hưởng thái bình.

Giảng giải: Câu Chú nầy trừ được tất cả nạn binh. Binh tức là quân đội, không gặp nạn quân đội. Quân đội đi các nơi đàn áp người dân, có người bị giết, có người bị đánh chết, đến nhà người dân đàn áp là thuộc về nạn binh. Do đó, đao binh nước lửa ôn dịch hoành hành, đều thuộc về nạn binh nầy.

Câu Chú nầy cũng có thể dịch là « Luận nghĩa », cũng dịch là « Luận chiến », còn dịch là « Yết ma », tức là tác pháp. Kệ nói là chuyển diệu pháp luân nói pháp mầu. Bồ Tát Kim Cang Tạng luận nghĩa, tác pháp, chuyển bánh xe diệu pháp.

“Kim Cang đại tướng dứt chiến tranh”: Một khi Kim Cang đại tướng hiện đại thân hình, thì quân đội hai bên đều sợ hãi, khiến cho họ không dám tác chiến, ngừng chiến tranh hận thù.

“Quân lính vâng lệnh ngừng gươm đao”: Quân đội đều vâng lệnh, hạ lệnh nói không đánh, không tác chiến, buông bỏ vũ khí gươm đao cung tên xuống hết.

“Buông bỏ binh khí hưởng thái bình”: Vì không tác chiến nữa, nên áo giáp cũng không dùng nữa, cũng cởi ra. Do đó có câu:

“Đao thương nhập khố, ngựa phóng nam sơn”.

Nghĩa là:

Gươm đao bỏ vào kho, ngựa thả ra đồng ăn cỏ.

Thái bình thịnh thế, thế giới không còn chiến tranh. Nếu muốn thế giới không còn chiến tranh, thì phải thường đọc câu Chú nầy, sẽ có cảm ứng, khiến cho chiến tranh lớn, hoá thành nhỏ, chiến tranh nhỏ, hoá thành không, được như thế thì lợi ích thế giới, cũng lợi ích tất cả mọi người.

Hỏi: Thế nào gọi là biện tài vô ngại?

Đáp: Biện tài tức là biện luận, như nước chảy không ngừng, suối nguồn chảy hoài, lời nói càng nói càng hay, không có đạo lý cũng nói thành có đạo lý, đôi bên ai nghe cũng không có tâm tác chiến, không đánh nhau. Biện tài là nói có lý lẽ, có đạo lý, nói ra những điều khiến cho người thích nghe, không làm cho họ nhàm chán, đây gọi là biện tài.

Hỏi: Những gì mình không muốn, đừng bố thí cho người khác, có phải là ý nghĩa những gì mình muốn, bố thí cho người khác?

Đáp: Việc mình không muốn, đừng đẩy qua cho người khác. Mình không muốn người khác mắng chửi mình, đánh mình, đàn áp mình, thì mình cũng đừng mắng chửi người, đừng đánh người, đừng đàn áp người. Đây tức là những gì mình không muốn, đừng bố thí cho người khác. Nếu những việc mình hoan hỉ, thì phải nhìn xem những việc đó có đúng hay không đúng. Ví dụ, bạn thích hút nha phiến, hút ma tuý, cũng cho người khác hút nha phiến, hút ma tuý. Đây là vừa hại người, vừa hại mình, chẳng phải việc mình hoan hỉ là đúng, phải suy nghĩ xem việc đúng, hay không đúng.



🔔 240. Đột sắc xoa bà dạ

Dịch: Trừ nạn đói khát.

Kệ:

Năng trì giới pháp ly khổ ách
Trừ cơ cẩn nạn đắc giải thoát
Thủ hộ Kim Cang oai thần lực
Bần cùng đống nỗi tất phục hoạt.

Nghĩa là:
Hay giữ giới pháp lìa khổ ách
Trừ nạn đói khát được giải thoát
Oai thần lực Kim Cang giữ gìn
Nghèo cùng đói rét đều sống lại.

Giảng giải: Sức lực của câu Chú nầy, có thể trừ khử nạn đói khát. Đói khát tức là chẳng có cơm ăn. Bài kệ nói: “Hay giữ giới pháp lìa khổ ách”, nếu bạn hay giữ giới, thì khổ nạn gì cũng đều lìa khỏi. Do đó, “Gặp hung hoá cát, gặp nạn sẽ cát tường”. Thuở xưa Ngài phát nguyện, bất cứ ai giữ giới của Phật, thì Ngài đều khiến cho người đó, đều xa lìa tất cả khổ ách, cho nên nói: “Hay giữ giới pháp lìa khổ ách”, không có bất cứ ách nạn nào.

“Trừ nạn đói khát được giải thoát”: Trừ được nạn đói khát, đắc được giải thoát.

“Oai thần lực Kim Cang giữ gìn”: Thủ hộ Kim Cang có đại oai thần lực.

“Nghèo cùng đói rét đều sống lại”: Người nghèo cùng, chẳng có quần áo mặc, chẳng có cơm ăn, đều xa lìa tất cả tai nạn, đều được bình an.


Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét