CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha
🔔 139. Ma ha đế xà.
🔔 139. Ma ha đế xà.
Kệ:
Đại lượng bao dung Hư Không Tạng
Nhất thiết pháp giới tận bao dung
Thiên nhân tu la ngạ quỷ chúng
Súc sinh địa ngục phóng tịnh quang.
Tạm Dịch:
Hư Không Tạng đại lượng bao dung
Tất cả pháp giới bao hết thảy Trời người
Tu la và ngạ quỷ
Súc sinh địa ngục phóng tịnh quang.
Giảng giải:
Ðế Xà tức là "hư không thiên chúng", thượng thủ là Bồ Tát Hư Không Tạng.
Vị Bồ Tát này lượng bằng hư không, Ngài đều bao dung tận hư không biến pháp giới, cho nên nói: “Hư Không Tạng đại lượng bao dung - Tất cả pháp giới bao hết thảy”.
Tất cả chín pháp giới, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, trời, người, A tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, đều bao dung hết.
“Trời, người, Tu la và ngạ quỷ”. A tu la có phước trời mà không có quyền trời, ngạ quỷ chịu khổ trong địa ngục.
“Súc sinh địa ngục phóng tịnh quang”. Vị Bồ Tát này khiến cho cõi súc sinh và cõi địa ngục đều phóng quang minh thanh tịnh, thường chiếu sáng chúng sinh để cho họ lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử.
Thời đại mạt pháp này, căn tính con người hạn hẹp.
Do đó nếu bạn giảng chánh pháp thì rất ít người tin, nếu giảng tà pháp thì rất nhiều người tin. Ðó là vì căn tính của chúng sinh càng ngày càng đọa lạc, hướng theo hạ lưu.
Giảng chánh pháp cho họ, không những họ không tin mà còn sinh đủ thứ hủy báng, nghĩ cách phá hoại.
Ðem Chú Lăng Nghiêm ra nói, Chú Lăng Nghiêm này diệu không thể nói, không có cách chi mà nói tỉ mỉ hết được, bất quá chỉ lược giảng một phần trong vạn phần ý nghĩa của mỗi câu Chú. Bạn đừng chấp trước đây là ý nghĩa của câu Chú.
Sự giải thích này chỉ là giải thích một khía cạnh. Nếu muốn nói ra hết diệu nghĩa của Chú, thì hết thuở vị lai cũng nói không hết. Nói nhiều quá thì chúng sinh nhàm chán, do đó chỉ nói sơ lược.
Các bạn nghiên cứu Chú Lăng Nghiêm còn phải tự mình đi sâu vào, xét đoán cho rõ, dùng trí huệ của mình để liễu giải.
Khắp thế giới này tìm không ra có một nơi nào nữa giảng Chú Lăng Nghiêm, vì sự thật chẳng có ai hiểu được.
Bạn hỏi nói tôi làm thế nào hiểu được ? Học ở đâu ? Bạn đừng hỏi điều này. Nếu bạn tin tôi thì học theo tôi.
Học pháp phải đứng vững trên mặt đất, hết lòng để nghiên cứu, đừng dụng công phu ngoài da.
Như có người hỏi: “Phật đáo để sinh vào năm nào ?”. Họ không hỏi Phật tu như thế nào mà thành ? Tức là làm một người học giả, dùng được gì ? Ðiều này chẳng có ích gì cho sự tu đạo.
🔔 140. Ma ha thuế đa xà bà la.
Kệ:
Quán quang tự tại Bạch Y Tôn
Biến hoá vô phương diệu thần thông
Phổ độ nhật dạ bất hưu tức
Duy khủng hữu tình đoạ hoả khanh.
Tạm Dịch:
Quán Âm Tự Tại đấng Bạch Y
Thần thông biến hóa diệu vô cùng
Phổ độ ngày đêm không ngừng nghỉ
Chỉ sợ chúng sinh đọa hầm lửa.
Giảng giải:
Thuế Ða dịch là "bạch".
Xà Bà La dịch là "quán quang tự tại", ý nghĩa câu này là nói "Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát", “Quán Âm Tự Tại đấng Bạch Y”.
Nhân gian thường thấy Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát.
“Thần thông biến hóa diệu vô cùng”. Ngài có oai lực vi diệu không thể nghĩ bàn.
“Phổ độ ngày đêm không ngừng nghỉ”. Vị Bồ Tát này ngày đêm đều không nghỉ. Ban ngày đi giáo hóa chúng sinh, ban đêm cũng đi giáo hóa chúng sinh.
Mỗi chúng sinh có duyên thường mộng thấy Ngài mặc y trắng. Ngài không giống như chúng ta cần nghỉ ngơi.
Tại sao ? Vì “Chỉ sợ chúng sinh đọa hầm lửa”. Ngài rất sợ chúng sinh đọa vào hầm lửa, cho nên ngày đêm đều độ chúng sinh không ngừng nghỉ.
Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )