Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 37-38


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
37. Bát giá ma ha. Tam mộ đà la. 

Kệ: 

Ca nhạc đại hội diễn diệu âm 
A ba xướng tụng lung giả thính 
Cổ mục lão ông tĩnh nhãn khán 
Thổ mộc ngoã thạch hỉ dung dung. 

Tạm Dịch: 

Ðại hội ca nhạc diễn diệu âm 
Kẻ câm biết nói điếc nghe được 
Kẻ già mù lòa mở mắt xem 
Ðất gỗ ngói đá vui nhộn nhịp. 

Giảng giải: 

Câu này dịch là "đại hội ca nhạc", nhưng không phải là nhảy múa như mấy trăm ngàn người tụ lại với nhau. 

Ðại hội ca nhạc này thật là diệu không thể nói, vừa ca xướng, vừa tấu nhạc, lại có băng và dĩa hát, lại có nhạc trời trên không, trời mưa hoa báu rơi xuống rực rỡ. 

Ai ca xướng ? Người câm. Câm sao có thể ca xướng ? 

Vậy mới kỳ quái ! Người câm ca, người câm xướng, giống như truyền hình, có lúc biểu diễn không âm thanh, có lúc có âm thanh. 

Ai nghe ? Người điếc nghe, thử nghe xem, nếu âm thanh không diệu thì người điếc sao nghe được ! Thật quá diệu. 

“Kẻ già mù lòa mở mắt xem”. Già cả mù lòa nhìn mọi người tấu âm nhạc, tấu quá hay, họ liền mở mắt ra xem, không những nhìn được mà còn nói chuyện, còn dùng mắt, để ca xướng, không riêng gì như thế mà dưới đây còn thú vị hơn. 

“Ðất gỗ ngói đá vui nhộn nhịp”. Ðất gỗ ngói đá vốn là vô tình, nhưng vô tình cũng vui vẻ, cười vui nhộn nhịp. 

Cho nên: “Trời xanh nắng ấm, Cây cỏ vui tươi. Sóng gió ba đào, Chim chóc thê lương”. 
Cho nên trời đất không thể một ngày không có hòa khí, lòng người không thể một ngày không có hỷ thần. 

Sao lại nói người câm ca được, kẻ điếc nghe được, người mù nhìn thấy được ? 
Người câm ca xướng được tức là ví dụ, lúc tôi hỏi có vấn đề gì chăng, thì chẳng có ai lên tiếng, nhưng khi vô sự thì cứ nói chuyện, lúc đó người câm cũng nói chuyện được. 

Người điếc nghe được, thì cũng như có người giảng Kinh thuyết pháp, một chút cũng nghe không vào tai, giống như người điếc không khác, nhưng đến khi nghe ca xướng thì họ nghe lọt vào tai. 
Người mù vốn nhìn không thấy, nhưng khi họ nghe được Phật pháp thì mắt cũng mở ra được. 

Ðây là cảnh giới không thể nghĩ bàn, cho đến đất gỗ ngói đá là những kẻ không tin Phật pháp. 
Chúng đối với Phật pháp cũng như đất gỗ ngói đá vốn không hiểu, giống như vô tình, hữu tình vô tình đồng viên chủng trí. 

Ðại hội ca xướng này có Cưu Bàn Trà, Khẩn Na La, Thiên Long Bát Bộ đều tấu âm nhạc tại đó, âm nhạc có thể giải trừ tâm sân hận của con người. 

Chúng ta học Phât pháp, hết thảy thế gian cũng không ngoài Phật pháp, đừng khinh thị người khác. 

Có người đến diễn giảng phải chú ý nghe. Bạn không biết người đó mang chìa khóa đến mở cửa vô minh cho bạn. 

Hỏi: Ngủ thì nằm chiêm bao có phải là tạo nghiệp chăng ? 

Ðáp: Những gì làm trong mộng không phải tạo nghiệp, tỉnh mộng chớ tạo thì được, nhưng nếu bạn nói tôi muốn cố ý nằm mộng, trong mộng có thể tạo rất nhiều nghiệp, như thế thì tội nghiệp, nếu bạn không khởi vọng tưởng muốn trong mộng tạo nghiệp thì chẳng quan hệ gì với bạn, cho đến lúc tỉnh táo bình thường có (vọng) niệm đầu tạo nghiệp nhưng không đi làm, đó là hoặc, không phải nghiệp. 

Hỏi: Trong Kinh Di Ðà nói chúng ta nên phát nguyện sinh về cõi cực lạc, vì tại đó không có ba đường ác, nếu chúng ta sinh về cõi Cực Lạc thì không độ không cứu chúng sinh trong ba đường ác chăng ? 

Ðáp: Bạn đừng lo cho họ, có người khác lo, nếu bạn muốn lo thì tại thế giới Cực Lạc thành Phật rồi thì có thể trở lại lo, Phật Di Ðà là như thế. 

Hỏi: Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, Chú Ðại Bi và Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có thể sinh về cõi cực lạc chăng ? 

Ðáp: Có thể. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện là hướng về Cực Lạc. 

Hỏi: Hết thảy pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, vậy gì là pháp vô vi? 

Ðáp: Nghĩ kỹ thì biết pháp vô vi có sáu. Trong Trăm Pháp Minh Môn Luận: 
Sắc pháp có 11, tâm pháp có 8, tâm sở pháp có 51, bất tương ưng pháp có 24, vô vi có 6, cộng thành trăm pháp. 

Chúng ta cảm thấy trên thế gian gì cũng là thật, đó chính là tự mình gạt mình. 
Những gì trên thế gian này đều là hư vọng vô thường, vì vậy cho nên có sinh già bệnh chết, có người sinh rồi, chưa già đã chết, có người đợi đến già mới chết, có người già rồi lại có bệnh mới chết, có người già rồi không có bệnh mà chết, không tật mà chết. 

Phương pháp chết không giống nhau, cảnh giới mỗi người cũng không giống nhau. 

Sinh, già bệnh chết của mỗi người cũng không giống nhau. 
Có người bệnh rất lâu mới chết, có người chẳng có bệnh hoạn gì thì chết, buồn vui ly hợp, đến lúc chia ly cách biệt thì buồn rầu, hợp thì vui vẻ, đó đều bị cảnh giới lay chuyển. 

Chúng ta phải nhìn xuyên thủng, buông xả, không bị lưới thế gian trói buộc. Lúc nào cũng nghĩ, đừng trói chặt chính mình, phải giải thoát, thì gì cũng đều chẳng chấp trước, hết thảy không chấp trước là một thứ pháp môn rất diệu vô cùng. 

Ai đối với mình tốt cũng được, ai đối với mình không tốt cũng được, không bị cảnh giới thuận nghịch làm giao động, phải nhận diện cảnh giới, đừng tùy theo cảnh mà thay đổi. 

Nhưng nói là nói, đến khi cảnh giới đến thì đa số đều nhìn không thấu, tốt nhất là học trẻ con, chẳng có một chút ưu sầu phiền não, rất chân thật tự tại, đến lúc ngủ thì ngủ, đến lúc ăn thì ăn, đến lúc chơi thì chơi, đó là tâm của trẻ con, đến khi trưởng thành thì chẳng giống, có nhiều phiền não, muốn đừng có nhiều phiền não thì phải nhìn xuyên thủng tất cả, buông xả tất cả thì mới đắc được tự tại. 

Ngày nào không có lỗi để sửa thì ngày đó chưa lập được công. Thực hành năm mươi năm, mới biết bốn mươi chín năm là sai lầm. 

Chúng ta phải sửa lỗi lập công tích đức, sửa lỗi tức là trong quá khứ không đúng, nhất định phải sửa đổi, đừng che dấu tội lỗi của mình, nếu không thì chẳng có gì tiến bộ. 

Nghĩa là tội lỗi của những năm qua thì phải sửa đổi lỗi làm mới, chúng ta phải tìm phương pháp tự sửa đổi, nghĩ muốn thế giới sửa đổi tốt, thì trước hết phải từ mỗi cá nhân chúng ta mà làm, trước hết phải đừng có lỗi lầm, đừng làm những việc hại người, phải làm việc lợi người, việc đối với người có lợi thì làm, việc có hại tuyệt đối đừng làm. Như vậy thì chúng ta mới thật hiểu ý nghĩa đối với những lỗi lầm của những năm qua. 

“Ngộ dĩ vãng chi bất gián, Tri lai giả chi khả truy.’ 
Nghĩa là: Giác ngộ trong quá khứ không làm điều tốt, Biết vị lai còn có thể theo đuổi được. 

Cho nên: “Ngộ lầm mê thì chưa xa lắm, biết hôm nay đúng mà hôm qua sai”. 
Cho nên nói: "Biết đi trên con đường sai lầm vẫn chưa xa lắm, Có thể thay đổi con đường khác". 

Biết hôm nay là đúng, ngày hôm qua không đúng. Thế giới này tại sao tệ hại như thế ? 

Ðều vì tâm ích kỷ của con người tác quái, ai ai cũng ích kỷ, cho nên ai ai cũng tham, ai ai cũng chẳng làm lợi ích cho kẻ khác, bạn cũng không chịu lợi ích cho kẻ khác, kẻ khác cũng không muốn lợi ích cho bạn. 


Cho nên thế giới càng ngày càng đấu tranh kiên cố, khảo sát kỹ thì nguyên nhân thế giới có chiến tranh, đều vì tâm tham và tâm ích kỷ của con người tác quái, nếu ai ai cũng không có tâm ích kỷ thì không có chiến tranh. 

Bạn nói điều này không thể được, nhưng không màng được hay không, chúng ta phải từ chính thân mình mà làm, cuối cùng chúng ta không ích kỷ thì gia đình của chúng ta bình an vô sự, họ cũng không tham không ích kỷ thì gia đình họ cũng bình an, mỗi gia đình bình an thì xã hội thế giới cũng sẽ bình an. 

Cho nên chẳng phải là thế giới này không bình an, mà là tâm tham và tâm ích kỷ của con người tác quái, nếu cải lỗi làm mới, không có tâm ích kỷ thì thế giới không có chiến tranh. 

Có người hỏi tôi năm nay tại San Francisco thế nào ? (hỏi có động đất chăng ?) Tôi nói nếu các vị không có nóng giận thì chẳng có tai nạn, ai nhiều nóng giận thì tai nạn sẽ lai lâm, tai nạn là do tâm sân hận của con người sinh ra. 
Ai ai cũng từ bi, không có tâm sân hận thì thế giới chẳng có tai nạn gì. Nói đến đây, tôi muốn nói ai ai cũng không tin đạo lý này, nhưng không ai tin, tôi vẫn phải nói, tôi không màng bạn tin hay không, nếu cứ đợi có người tin thì chẳng có biện pháp. 

Bất cứ sự việc gì thật hay giả, cũng có người tin, đừng nói là lời của tôi nói, mà lời của Phật nói, thiên ma ngoại đạo cũng kêu quyến thuộc của chúng đừng tin, hà huống là tôi. 

Việc gì chúng không tin ? Vào năm 1968, San Francisco thường thường bị động đất, lại có nhà chiêm tinh, lại có nhà khoa học, lại có nhà kia nhà nọ, bảy tám nhà ai ai cũng nói San Francisco nhất định phải động đất, dọa nạt những người giàu bỏ chạy rời khỏi San Francisco. 

Năm đó vào ngày 01 tháng 01, tôi đã nói qua với mọi người, chắc có người còn nhớ. Tôi nói: Tôi ở tại San Francisco một ngày thì không để cho San Francisco động đất. 

Bạn nói lời này có người tin chăng ? Chẳng có ai tin, thậm chí nghe cũng chẳng có người dám nghe, nghe đều phạm pháp. Tại sao ? Không cho phép ! Bạn có quyền gì nói không cho phép ! 

Bạn nói tôi không có quyền này chăng ? Sao bạn biết ? Nếu tôi có quyền này thì bạn nói sao đây ? 
Tôi ở tại San Francisco một ngày thì không để cho San Francisco động đất, không phải không động đất mà là không để cho nó động đất. 

Chỗ này lại có một lối giải thích, động đất lớn biến thành nhỏ, động đất nhỏ thì chẳng có, tuyệt đối không có tai hại, nhưng năm nay thì không hợp, mấy ngày trước có động đất, nhưng động đất ở chỗ khác, chứ không phải tại San Francisco, làm xưởng chế tạo đạn hạch tâm bị hư hoại, đó là vì quốc gia này quá giàu có, nên làm cho hao hụt bớt, chúng ta phải biết nguyên nhân động đất là gì ? 

Tức là yêu ma quỷ quái quá nhiều, cho nên trái đất phải động làm cho chúng phải sợ, cứ làm đồng tính luyến ái thì nguy lắm. Tương lai sẽ chết, động đất xảy ra làm cho chúng chết ngay thì làm sao, cho nên chúng sẽ giác ngộ, phải giữ quy cụ, tôi cũng không sợ người có thứ mao bệnh này không vui. 

🔔 38. Nam mô tất yết lị đa gia. 

Kệ: 

Hải ấn Tam muội quang minh vân 
Sâm la vạn tượng ảnh hiện trung 
Như mộng như huyễn như bào mạt 
Như sương như điện như thị cùng. 

Tạm Dịch: 

Tam Muội hải ấn mây quang minh 
Sâm la vạn tượng hiện ở trong 
Như mộng như huyễn như bọt nước 
Hãy quán như sương cũng như điện. 

Giảng giải: 

Chỗ này nói về những vị: 
Thần gió, Thần nước, Thần không, Thần lửa, Thần đất, 
đừng cho rằng những vị thần này địa vị nhỏ, phải biết những vị Thần này đều do Phật thị hiện, như: 

Thần đất là Phật Tỳ Lô Giá Na thị hiện, 
Thần gió là Phật Thành Tựu ở phương Bắc thị hiện, 
Thần lửa là Phật A Di Ðà ở phương Tây thị hiện, 
Thần nước là Phật A Súc ở phương Ðông thị hiện, 
Thần không là Phật Bảo Sinh ở phương Nam thị hiện. 

Vì những vị thần này đều là do các đức Phật thị hiện, do đó chúng ta không thể có tâm khinh mạn đối với những vị thần đó. 

Vì vậy phải quy mạng kính lễ, đừng cho rằng mình là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni không nên lễ bái các bậc ấy, đó là kiêu mạn tự mãn. 

Bây giờ nói về thần hải ấn, hải ấn phát quang là cảnh giới một giai đoạn của Thiền tông, khi bạn chứng được hải ấn phát quang tam muội, thì hết thảy hết thảy đều là hình ảnh hải ấn đến trong định của bạn, cho nên nói: “Tam muội hải ấn mây quang minh”. 

Nhập được hải ấn tam muội này thì “Sum la vạn tượng hiện ở trong”. 

Tất cả sum la vạn tượng trên thế giới đều hiển hiện ra tựa như sấm sét, lại tựa như vệ tinh thăm dò không gian, những sự việc khắp nơi toàn thế giới đều hiện ra, cảnh giới này cũng có thể nói như nằm mộng, cũng có thể nói giống như hư huyễn, vì trong đó là pháp hữu vi. 

Trong Kinh Kim Cang có nói: “Tất cả pháp hữu vi, Như mộng huyễn bọt bóng, Như sương, cũng như điện, Nên quán chiếu như thế”. 

Cho nên nói: “Như mộng như huyễn như bọt nước - Hãy quán như sương cũng như điện”. 
Giống như sương vào buổi sáng, cũng như điện quang, như lửa đá đều không lâu bền, nên nghiên cứu như thế, cho hết lẽ hết tính.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét