Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 73-74


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
73. Bát la bà la xà gia. 

Kệ: 

Đại tài Bát Nhã trí huệ quang 
Phổ chiếu pháp giới tánh trung vương 
Bất động đạo tràng Quán Tự Tại 
Tịch diệt vi lạc lộ đường đường. 

Tạm Dịch: 

Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang
Chiếu khắp pháp giới tính trung vương 
Bất động đạo tràng Quán Tự Tại 
Tịch diệt là vui lộ đường đường. 

Giảng giải: 

Bát La Bà tức là "trí huệ quang minh". 
Ðây là nói: “Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang - Chiếu khắp pháp giới tính trung vương”. Tính trung vương tức là bổn thể của Phật. 

“Bất động đạo tràng Quán Tự Tại”. Ðạo tràng luôn luôn bất động, không động bổn tòa mà giáo hóa mười phương rất tự tại. 

“Tịch diệt là vui lộ đường đường”. Phật dùng tịch diệt làm vui, cho nên Kinh Niết Bàn nói: “Các hành vô thường, Là pháp sinh diệt, Sinh diệt diệt rồi Tịch diệt là vui”. 
Lộ đường đường là lộ ra bổn thể tự tánh quang minh. 


🔔 74. Đa tha già đa gia. 

Kệ: 

Xưng tán Như Lai lễ môn nhân 
Quảng tu cúng dường biến sát trần 
Sám hối nghiệp chướng hằng tinh tấn 
Tuỳ hỉ công đức cánh ân cần. 

Tạm Dịch: 

Khen ngợi Như Lai lễ môn đồ 
Rộng tu cúng dường khắp các cõi 
Sám hối nghiệp chướng luôn tinh tấn 
Tùy hỷ công đức không giải đãi. 

Giảng giải: 

Ý nghĩa Ða Tha Già Ða Gia là "đảnh lễ hết thảy môn nhân của Phật", tức cũng là đệ tử của Phật. 

Vậy câu này cũng bao quát bạn, tôi và tất cả hết thảy Phật giáo đồ. 

“Khen ngợi Như Lai lễ môn đồ”. Chúng ta lạy Phật kính Tăng. Tại sao phải cung kính Tam Bảo ? 
Vì bạn tin Phật thì phải cung kính Phật, cung kính Phật thì phải tu tập Phật pháp, pháp nhờ Tăng truyền, Phật pháp nằm trong tay người xuất gia, người xuất gia nắm đạo lý Phật giáo, do đó phải cung kính Tam Bảo, chúng ta bây giờ là người tin Phật, đều phải xưng tán Như Lai lễ môn đồ của Như Lai. 

Xưng tán tức là dùng những ngôn ngữ để tán dương Phật, kính lễ môn đồ của Phật, đệ tử, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni. 

“Rộng tu cúng dường khắp các cõi”. Rộng tu cúng dường là một trong mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền. 

Thế nào gọi là nguyện vương ? 
Là vua trong các lời nguyện. Rộng tu cúng dường, không phải là cúng dường một vị Phật, hai vị Phật, ba vị Phật mà là cúng dường tất cả chư Phật, nhiều như số hạt bụi trong pháp giới. 

Chúng ta đều phải cúng dường, tất cả các đại Bồ Tát và đệ tử của Phật. Rộng tu cúng dường khắp các cõi là khắp hết các phương tận hư không biến pháp giới, đều cúng dường không còn sót. 

“Sám hối nghiệp chướng luôn tinh tấn”. Rộng tu cúng dường rồi lại phải sám hối nghiệp chướng, chúng ta sám hối tội nghiệt và nghiệp chướng đã tạo ra trong quá khứ, thường thường phải tinh tấn, không giải đãi lười biếng. 

“Tùy hỷ công đức không giải đãi”. Phải tùy hỷ hết thảy công đức, tùy hỷ hết thảy công đức là vui vẻ hoan hỷ những việc tốt, thiện, công đức mà người khác làm được, như chính mình làm không khác, không sinh tâm đố kỵ, không sinh tâm chướng ngại, phải tùy hỷ những công đức mà người khác làm. 

Tức là tùy hỷ tất cả công đức của chư Phật, tùy hỷ tất cả công đức của các Bồ Tát, tùy hỷ công đức của tất cả chúng sinh. Không giải đãi tức là luôn luôn phải tùy hỷ. 

Bạn phải y chiếu mười nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền mà tu hành, thì sớm sẽ thành Phật, y chiếu mười đại nguyện vương tu hành thì không đi sai đường, nhất định là đúng đắn.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét