CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha
🔔 81. Nam Mô Bà Già Bà Ðế.
🔔 81. Nam Mô Bà Già Bà Ðế.
Kệ:
Bạt Già lục nghĩa cố bất phiên
Diệu Giác Như Lai biến tam thiên
Tự tại cát tường du pháp giới
Kiến tướng văn danh tận siêu phàm.
Tạm Dịch:
Bạt Già sáu nghĩa nên không dịch
Diệu giác Như Lai khắp các cõi
Tự tại cát tường du pháp giới
Thấy tướng nghe danh tận siêu phàm.
Giảng giải:
Bạt Già Phạm có sáu nghĩa nên không dịch, vì người dịch không có danh từ thích đáng, cho nên lưu giữ tiếng Phạn.
“Diệu giác Như Lai khắp các cõi”.
Diệu giác, Như Lai đều là danh từ chỉ cho đức Phật.
“Biến tam thiên”. Ngài đi khắp cùng pháp giới, vô tại vô bất tại, nơi nào có chúng sinh thì nơi đó có Phật, nơi nào có Phật thì nơi đó có chúng sinh.
Phật thì khắp cùng nhứt thiết xứ, cho nên nói là khắp tam thiên. Tam thiên tức là ba ngàn đại thiên thế giới.
Một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng và bốn đại châu gọi là một thế giới, một ngàn thế giới hợp lại gọi là tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới hợp lại gọi là trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới hợp lại gọi là đại thiên thế giới, đây gọi là tam thiên đại thiên thế giới, cho nên tam thiên đại thiên thế giới vẫn còn có số mục, phải nói lại thế giới là vô lượng vô biên vô cùng vô tận, cho nên gọi là khắp tam thiên.
“Tự tại cát tường du pháp giới”. Cũng đi khắp cùng pháp giới.
“Thấy tướng nghe danh tận siêu phàm”.
Thấy được tướng của Phật hoặc nghe được danh hiệu của Phật đều là gieo trồng căn lành, tương lai nhất định sẽ siêu phàm nhập Thánh, Bồ Tát bất thoái làm bạn lữ của bạn.
🔔 82. Xá kê dã mẫu na duệ.
Kệ:
Vạn mộc tùng trung đại thụ lâm
Đống lương chi diệp âm chúng trân
Lương tài kham năng kình cự hạ
Xư lịch kinh cức phó bính đinh.
Tạm Dịch:
Vạn đại thụ trong đại tùng lâm
Rường cột cành lá che bóng mát
Lương tài dùng làm ngôi nhà lớn
Xư lịch kinh cức phó bính đinh.
Giảng giải:
Xá Kê dịch là "rừng cây thẳng" hoặc là "rừng cây lớn".
Có rừng cây này chăng ?
Có thể nói có, khắp nơi đều có rừng cây, đều có rừng cây lớn. Cũng có thể nói không có, khắp nơi đều không có, đây là ví dụ.
Ví dụ Phật Thích Ca Mâu Ni đem theo những vị đệ tử cũng giống như rừng đại thụ, vậy cứu kính có chăng, cũng có thể nói có, cũng có thể nói không.
“Vạn đại thụ trong đại tùng lâm”. Vạn là một số mục nhiều, nhiều không cách chi hình dung được, không nhất định là một vạn, hai vạn, nói không chừng chín ngàn chín trăm, nói không chừng là một vạn một trăm, rất nhiều cây cối, không rõ lắm do đó nói là vạn.
Cây gì cũng đều bao quát trong đó, có cây rừng, có cây bách, có cây cứng, có cây mềm, có cây thẳng, có cây cong, nói tóm lại đủ loại cây.
Cho nên dùng chữ vạn để hình dung nhiều loại cây. Tùng lâm hình dung rất nhiều cây cối sống với nhau.
Rừng đại thụ cũng biểu thị chỗ của Phật ở, cho nên đạo tràng gọi là tùng lâm, tức là rất nhiều người xuất gia đều tụ hội lại một chỗ, người xuất gia bốn phương tám hướng đều tụ hội với nhau, đây tức là đồng như vạn cây.
“Lương tài kham năng kình cự hạ”. Lương tài tức là tài đống lương, tài liệu tốt nhất, tức là nói phải có tài liệu tốt, có thiện trí thức thì Phật pháp tự nhiên sẽ tồn tại lâu trên đời.
Phật giáo cũng giống như một ngôi nhà lớn.
Ngôi nhà thì vĩnh viễn không mục nát hư hoại, thường tồn tại đứng sừng sững bất động, nhưng phải có lương tài, nhân tài tốt tức là người tu đạo chân chính, thiện trí thức chân chính.
Thiện tri thức chân chính phải làm cho Phật giáo phát dương quang đại, chớ chẳng phải ai cho người đó nhiệm vụ, gọi vị đó lại làm cho Phật giáo phát dương quang đại, mà là thấy rằng quang đại Phật giáo là trách nhiệm chính mình, lấy Phật giáo làm nhiệm vụ của mình.
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới thành lập ra, làm hết thảy mọi việc đều là tự ý hoan hỷ làm, chớ không có ai bức bách họ đi làm, mà là tự ý phát tâm làm.
Ai muốn phiên dịch Kinh điển, biên văn chương, tam bộ nhất bái, muốn làm gì thì làm, tơ hào cũng không thêm miễn cưỡng, đều tự ý cảm thấy nên làm thì tận lực đi làm, bất tất đợi người nói bạn nên làm gì mới đi làm, tức là một phần tử đại học pháp giới thì nên tận hết khả năng của mình, làm gì được thì làm cái đó, làm không được cũng không miễn cưỡng.
Không nên sợ cái này, sợ cái kia, sợ làm sai. Nếu bạn muốn làm đúng thì làm gì có sai, trừ khi bạn muốn làm sai.
“Xư lịch kinh cức phó bính đinh”.
"Xư lịch" tuy là cây gỗ nhưng cong vạy, dùng làm củi đốt nhưng cũng chẳng tốt lành gì.
"Kinh cức" có bản sự rất lớn, giống như trong một đoàn thể chuyên khuấy phá tạo ra sự bực dọc, gặp được thứ cây này không dễ gì đối phó, đó là thứ ngựa hại bầy, bất cứ trong trường hợp nào đều có lời để nói, không nói thị thì nói phi, đâm da người làm cho chảy máu.
Thứ cây này phải làm thế nào, phó cho Bính Ðinh. Bính Ðinh tức là lửa.
Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét