Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 89-90



CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
89. A la ha đế. 

Kệ: 

Tự vô hoá hữu hữu hoá vô 
Ứng chân thị hiện Cực Lạc đồ 
Quảng tu cúng dường hằng tinh tấn 
Phổ lễ nhất thiết chúng vương tộc. 

Tạm Dịch: 

Tự không hóa có, có hóa không 
Ứng chân thị hiện cõi Cực Lạc
 Rộng tu cúng dường luôn tinh tấn 
Lễ khắp tất cả chúng vương tộc. 

Giảng giải: 

A La Ha Ðế là "lễ khắp ứng chân tất cả vương tộc". 
Ứng là cảm ứng đạo giao. 
Chân là chân thật thị hiện. 

Chúng ta đắc được cảnh giới như thế thì đừng nửa tin nửa ngờ. 
Ví như nằm mộng thấy Phật phóng quang hoặc là thấy đến rờ đầu, sinh ra nửa tin nửa ngờ, có thật hay chăng, như thế bèn giảm sút. 

Tức là chân mà bạn không tin, do đó biến thành giả, vì bạn không có tín tâm. 
Có tín tâm tại sao phải hoài nghi ? Ðó là nhất xiển đề. Nhất xiển đề thì niềm tin không đủ. 

Cảnh giới ứng chân là có hóa thành không, rất linh nghiệm. Phật, Bồ Tát, A La Hán, trời, người, A tu la đều có thể thị hiện, không chỗ nào mà không hiện thân, tự không hóa có, biến hóa khó lường, diệu dụng vô cùng. 

“Ứng chân thị hiện cõi Cực Lạc”. 
Trên thế giới này những người giác ngộ tất cả đều là thị hiện, đều là giả. 

Tại sao thị hiện giả, vì muốn kêu bạn mượn giả tu chân, hiểu rõ cứu kính khoái lạc, chứ chẳng phải có hình tướng, có sự chấp trước. Cho nên chúng ta phải: “Rộng tu cúng dường luôn tinh tấn”. 

Từ từ hướng tới vô thượng đạo. 

Tại sao lễ khắp tất cả chúng vương tộc ? Vì học vô thượng đạo, trước hết phải trừ khử cống cao ngã mạn, ngã chấp không thì pháp chấp mới phá được. 

Ngã chấp không rồi, thì không còn ngã tướng, còn có pháp chấp, phải phá cả hai ngã và pháp chấp, cho đến "không" cũng chẳng có, nếu "không" còn tồn tại thì còn chấp "không", "không" cũng chẳng còn, mặc dù”không còn” cũng chẳng có, bạn vẫn có cái”không còn” tồn tại, nói tôi "không" cũng chẳng còn, đó vẫn là có sự chấp trước. 

Các bạn nghĩ xem, tu hành khó quá, chẳng phải dễ, nếu dễ dàng thì ai ai cũng đều thành Phật rồi, đâu có trôi nổi trong vòng sinh tử luân hồi. 

Khai quật mỏ vàng cũng không dễ dàng, nhưng nếu bạn không khai quật mỏ vàng thì vĩnh viễn chẳng có được vàng, nhất định phải bỏ ra công sức, khai quật mỏ vàng, sau đó mới có được vàng, người tu hành cũng như thế, trước khó mà sau được, bạn sẽ thành tựu đạo nghiệp, đều là nhờ thiện trí thức giúp đỡ. 

Giúp đỡ thế nào ? Tức là gặp nghịch cảnh khiến bạn có thể triết phục mà thọ, mới chân chánh hiểu rõ Phật pháp, phá ngã chấp rồi thì pháp chấp cũng không. 

Chấp không cũng chẳng còn, như thế thì tịch diệt là vui, các hành vô thường, là pháp sinh diệt, sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui, tức là đạo lý này. 


🔔 90. Tam miệu tam bồ đà gia. 

Kệ: 

Quy mạng chánh giác Phật Đà Gia 
Quy mạng chánh giác Đạt Ma Gia 
Quy mạng chánh giác Tăng Già Gia 
Quy mạng chánh giác Tam Bảo Gia. 

Tạm Dịch: 

Quy mạng Ðức Phật bậc giác ngộ 
Quy mạng Pháp Bảo ngôi thứ hai 
Quy mạng Tăng Già hoà hợp tu 
Quy mạng cung kính ngôi Tam Bảo. 

Giảng giải: 

Có một câu nói là: Niệm Chú Ðại Bi, dám đấu với vua Diêm Vương. Niệm Chú Ðại Bi thì quỷ thần không dám đấu. 

Nhưng bạn phải thường niệm Chú Ðại Bi thì sẽ dám đấu với lão Diêm Vương. Lão Diêm Vương chẳng có biện pháp. Niệm Chú Ðại Bi thì quỷ thần chẳng dám đấu. 

Quỷ thần đều sợ bạn. Sợ ở đây chẳng phải là nóng giận mà là bạn có một sức lực chân chánh, quyền lực chân chánh, đó gọi là có đức hạnh. 

Có đạo đức thì Diêm Vương cũng phải nể bạn, quỷ thần cũng không dám nhiễu bạn, chứ chẳng phải vì bạn quá nóng giận khiến người sợ sệt, quỷ thần kính mà rời xa. Niệm Chú Ðại Bi có được oai lực như thế. 

Còn niệm Chú Lăng Nghiêm thì sao ? Không có oai lực như thế ? Ðương nhiên là siêu việt hơn, học Chú Lăng Nghiêm thiên chủ không dám đấu, mà ngược lại học Chú Lăng Nghiêm dám đấu với thiên chủ. 

Vậy, nói Chú Lăng Nghiêm này phải chăng không giảng đạo lý ? Không phải ! Phải chăng cường từ đoạt lý ? Chẳng phải ! 

Bạn niệm Chú Lăng Nghiêm thì tương lai bảy đời về sau đều giàu có như ông vua dầu hỏa của Mỹ, bảy đời đều làm viên ngoại, viên ngoại là người giàu có, nói tốt hơn như vậy tôi phải mau học Chú Lăng Nghiêm, để đấu với thiên chủ, làm bảy đời viên ngoại, đó là hy vọng nhỏ nhen, vậy đừng học Chú Lăng Nghiêm làm gì, bảy đời làm viên ngoại thời gian cũng chỉ là một nháy mắt. 
Bạn đấu với thiên chủ, đấu đi đấu lại vẫn lưu chuyển ở trong lục đạo luân hồi. 

Vậy khi chưa niệm Chú Lăng Nghiêm phải cầu mong gì ? Phải cầu mong cứu kính làm Phật, đắc được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Tam Miệu Tam Bồ Ðề, đừng cầu cảnh giới nhỏ nhen như thế, mục đích nhỏ nhen như thế. Trên thực tế, học Chú Lăng Nghiêm tức là hóa thân của Phật, không những là hóa thân của Phật mà còn là hóa Phật trên đỉnh của Phật, hóa Phật trong hóa Phật, đó là chỗ diệu không thể nghĩ bàn của Chú Lăng Nghiêm. 

Có người thật trì Chú Lăng Nghiêm thì chu vi trong bốn mươi do tuần, không có tai nạn gì hết. 

Cho nên trước câu Tam Miệu Tam Bồ Ðề này là "quy mạng chánh giác, tất cả hiền Thánh Tăng", kệ rằng: “Quy mạng Ðức Phật bậc giác ngộ”. Chúng ta nhứt tâm quy mạng Phật Thích Ca Mâu Ni. 

“Quy mạng Pháp Bảo ngôi thứ hai”. Ðó là quy mạng Tam Bảo. Cho nên nói “Quy mạng cung kính ngôi Tam Bảo”. Tam Bảo là chúng ta phải quy mạng. 

Bổn lai phía trước đã có Tam Bảo, tại sao bây giờ lại nói, đây là lập lại để cho mọi người đặc biệt chú ý.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét