Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 21-22



CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
21. Nam mô đề bà ly sắt noả.

Kệ: 

Đảnh lễ dục giới sắc giới thiên 
Trường sinh cửu thị luyện tiên đan 
Ngũ khí triều nguyên minh đại đạo 
Cửu chuyển thuần dương thọ vạn niên. 

Tạm dịch 

Ðảnh lễ trời dục giới sắc giới 
Trường sanh bất lão luyện tiên đan 
Năm khí đầy đủ thấy đại đạo 
Tu lâu thuần dương thọ vạn năm. 

Giảng giải: 

Nam Mô tức là "quy mạng đảnh lễ". 
Ðề Bà dịch là "trời", Ly Sắt Noả dịch là "sắc", tức là quy y chư thiên chúng dục giới và sắc giới. 

“Trường sanh bất lão luyện tiên đan”. Chư thiên nhân trên trời đều nhận thấy rằng sinh thiên rất tốt, nguyên lai trong quá khứ họ không biết có Phật Pháp Tăng, chỉ biết tu hành, tu trường sinh bất lão, không muốn chết, chỗ này không giống trong Phật giáo. Trong Phật giáo thì chứng quả, chứng quả A La Hán. 

Sơ quả Tu Ðà Hoàn là thấy đạo vị, đoạn tám mươi tám phẩm kiến hoặc, tư hoặc chưa đoạn. 

Nhị quả Tư Ðà Hàm và tam quả A Na Hàm là tu đạo vị, đang tu đoạn kiến hoặc và tư hoặc. 

Tứ quả tức là chứng đạo vị, đoạn vô minh hiển pháp tính, thô hoặc, tế hoặc, trần sa hoặc đều đoạn sạch, mới không còn vọng tưởng, không có vọng tưởng thô, nhưng vi tế hoặc và vi tế vọng tưởng vẫn còn, quán sát vẫn không thấy được, nhưng rõ ràng chưa đoạn sạch. 

Ðến sơ địa Bồ Tát, nhị địa cho đến thập địa vẫn chưa đoạn sạch, khi đến Ðẳng Giác Bồ Tát vẫn còn một phần sinh tướng vô minh chưa đoạn cho nên chưa thành Phật. 

Người sinh về trời đều hy vọng trường sinh bất lão, chấp giữ túi da hôi thối. Trong Phật giáo gọi họ là "thủ thi quỷ", quỷ giữ thây chết, xả chẳng đặng thây chết, cho rằng túi da hôi thối này rất quý báu, đằng không cũng mang đi, giá vân cũng mang đi, luôn luôn cùng với túi da hôi thối, cho nên gọi là thủ thi quỷ (quỷ giữ thây chết). 
Ðương nhiên danh từ “quỷ” này không đẹp lắm, có thể sửa lại là "thủ thi than", bất quá, túi da hôi thối này có thể giữ được mấy vạn năm rồi cũng sẽ hư hoại, đến thời sẽ đọa lạc. 

Ðáo để luyện đan là luyện cái gì ? 
Có thuyết nói là ăn đàm, ăn nước mũi, đó là những người không biết luyện đan, người thật hiểu là luyện tinh khí thần, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, gì cũng chẳng có, luyện hư hoàn không với hư không hợp mà làm một, rõ ràng họ còn chấp trước, cho nên cảnh giới rất nhỏ, không phải toàn thể đại dụng, tức là họ chấp trước đó là "đan", cũng như rồng chấp trước hạt châu của nó. 

Pháp môn luyện đan, trong không lại sinh ra có, luyện đến luyện hư hóa không, chẳng phải là luyện dễ dàng. Phải cần ngũ khí đầy đủ. Ngũ khí là gì ? 

Tức là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, 
tức cũng là: Tim, gan, tỳ, phổi, thận. 

Tim thuộc hỏa, gan thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, phổi thuộc kim, thận thuộc thủy. 

Tim là màu đỏ, gan là màu xanh, tỳ là màu vàng, phổi là màu trắng, thận là màu đen. 

Ngũ khí kim mộc thủy hỏa thổ này, luyện đến viên mãn không thiếu không thừa thì khôi phục lại bổn thể, đạt được ngũ khí triều nguyên thì trong mỗi một khí, trong mỗi một hạnh đều có đủ ngũ hạnh và ngũ hạnh lại hợp mà làm một. 

Ngũ hạnh hợp thành một thì mới tập trung được, đến được "thiên môn", liền được "tam hoa tụ đỉnh", ngũ khí đầy đủ, bèn thành "thần tiên sống". Cho nên ngũ khí đầy đủ gọi là "đại đạo", lúc đó thì có thần thông, bay đi tự tại. 

Ngoài thân có thân tướng mà vô tướng. 

“Tu lâu thuần dương thọ vạn năm”. Tu lâu tức là tu hành trải qua lần này rồi lần khác không biết tu đã trải qua bao nhiêu lần, trở thành thuần dương không còn âm khí, không còn đố kỵ, chướng ngại, phiền não, không còn tâm tham, tâm sân, tâm si. Cho nên gọi là "hoạt tử nhân" (người sống như đã chết). 

Bạn nói người ấy chết rồi chăng ? 
Người ấy vẫn còn hơi thở, bạn nói người ấy còn sống chăng ? Người ấy không tham sân si, đố kỵ, chướng ngại như những kẻ khác. 

Vì những thứ đó đều là âm khí, nhưng mà thứ thuần dương này có chỗ bất đồng với Phật giáo, được ít cho là đủ, không tiếp tục nỗ lực, phế bỏ giữa đường, có sự giới hạn, có một cảnh giới, có sự chấp trước, còn chấp trước túi da hôi thối này, buông cũng buông không được, xả cũng xả không xong, đi đến bất cứ nơi nào cũng phải mang túi da hôi thối này, còn chưa được”đồng thể với vạn vật, làm một với hư không, chưa được vô lượng vô biên với pháp giới tính mà làm một, vì chưa thoát khỏi luân hồi, chưa phá được chấp trước, thần thông dù lớn vẫn còn ngã tướng, ngã chấp”. 

Chư thiên, người trời đều niệm Chú, Chú này một khi niệm thì có thể dời núi lấp biển, đem núi phía bắc dời xuống phía nam, bưng quả núi lớn đem vào quả địa cầu như người chơi banh, làm việc gì cũng đều làm được, biến hóa vô cùng, tự có hóa không, tự không hóa có, mùa xuân biến thành mùa đông, mùa đông biến thành mùa xuân, vì do sự tu hành của họ cũng có chỗ tốt và sự diệu dụng. 
Mấy năm nay mọi người nói, khí hậu thường thay đổi, đại khái là thần tiên trên trời biểu diễn xem thần thông của họ lớn cỡ nào. 


22. Nam mô tất đà gia. 

Kệ: 

Bổ xứ tri túc thậm du nhàn 
Vô tư vô lự vô quái khiên 
Duyên thục hang sinh Ta Bà giới 
Phổ hoá quần luân độ nam nữ 

Tạm dịch 

Bổ Xứ tri túc thường an lạc 
Không suy không nghĩ không quái ngại 
Duyên đến hàng sanh xuống Ta Bà 
Giáo hóa quần sinh độ mọi loài. 

Giảng giải: 

Tất Ðà Gia tức là "Trời Ðâu Suất", dịch là Trời Tri Túc. “Bổ xứ tri túc thường an lạc”. Cho nên tri túc thường lạc, năng nhẫn tự an, vừa biết đủ vừa nhẫn nhục thì chẳng có phiền não. Ở trời Ðâu Suất rất khoái lạc và yên tĩnh, du nhàn tự tại. 

“Không suy không nghĩ không quái ngại”. Không suy nghĩ lo lắng gì hết, tâm quá khứ không thể đắc được, tâm hiện tại không thể đắc được, tâm vị lai không thể đắc được, ba tâm không thể đắc được, không lo không nghĩ không quái ngại, bạn nói đó không phải rất thanh nhàn, rất khoái lạc, thì bạn quá nhiều phiền não, do đó không vui sướng, vì bạn không nghĩ cái này thì tưởng cái kia, tham cầu danh, tham không được thì sinh phiền não ; tham cầu lợi, tham không được thì sinh phiền não, tham cầu sắc đẹp, tham không được thì sinh phiền não, tham cầu không biết đủ, tham mà không biết chán thì có nhiều phiền não. 

“Duyên đến hàng sinh xuống Ta Bà”. Bổ Xứ chờ để hàng sanh. Bổ xứ là gì ? Là nơi bổ làm Phật (trong tương lai), đợi thành Phật, đợi đến cơ duyên thành thục thì hàng sanh xuống thế giới Ta Bà, đến thế giới kham nhẫn này. 

“Giáo hóa quần sinh độ mọi loài”. Giáo hóa khắp hết thảy chúng sinh, hết thảy mọi loài. Cho nên Phật đang nghỉ ngơi tại cung trời Ðâu Xuất ; nghỉ ngơi xong rồi sẽ hiện xuống nhân gian thành Phật, lúc đó sẽ có rất nhiều việc làm, phải giáo hóa chúng sinh. 
Cho nên trời Ðâu Suất là nơi rất lý tưởng, ai sinh về đó đều rất thanh nhàn tự tại, không cần làm mà vẫn có cơm ăn, áo mặc, thọ nhiều người cúng dường.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét