CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha
🔔 49. Nam mô bà già bà đế.
🔔 49. Nam mô bà già bà đế.
Kệ:
Đâu Suất hàng thế nhập mẫu thai
Xuất gia thành đạo khổ tu lai
Đại chuyển pháp luân độ quần chúng
Vô thượng bồ đề chánh pháp khai.
Tạm Dịch:
Ðâu Suất giáng trần nhập thai mẹ
Xuất gia thành đạo tu khổ hạnh
Chuyển bánh xe pháp độ chúng sinh
Mở chánh pháp bồ đề vô thượng.
Giảng giải:
“Ðâu Suất giáng trần nhập thai mẹ”.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni từ cung trời Ðâu Xuất nội viện đợi đến thời kỳ bèn hạ sinh xuống nhân gian, Ngài trước hết tuyển chọn cha mẹ, ai có thể làm cha mẹ của Ngài ?
Tuyển đi tuyển lại, tuyển đến xứ Ấn Ðộ vua Tịnh Phạn và Ma Gia phu nhân, Ngài cảm thấy hai vị này đức hạnh đầy đủ.
Vua Tịnh Phạn có thể làm cha của Ngài.
Ma Gia phu nhân có thể làm mẹ của Ngài.
Cho nên Ngài từ Ðâu Suất nội viện hàng sinh xuống nhân gian, nhập vào thai mẹ, trụ thai thì ở trong thai mẹ như ở trong đại lâu đài báu, lại vì quỷ thần thuyết pháp, đản sinh lớn lên đi xuất gia, tu khổ hạnh trong núi tuyết sáu năm, sau đó thành đạo dưới cội bồ đề.
Ðức Phật trồng công đức như thế mà phải chịu khổ hạnh sáu năm mới thành đạo.
Bổn lai Phật tu hay không tu khổ hạnh đều như nhau, bất quá Ngài muốn thị hiện làm gương cho chúng sinh.
Cho nên Ngài sinh ra trong vương cung, phú quý đến cực điểm, mượn sự giàu sang phú quý hiện hữu tu đạo không tốt chăng ?
Nhưng Ngài xả bỏ ngôi vua còn phải tu khổ hạnh trong núi tuyết sáu năm, sau đó mới đến cội bồ đề ngồi bốn mươi chín ngày, bỗng thấy sao mai mọc mà ngộ đạo.
Ngộ đạo rồi, chuyển đại pháp luân giáo hóa hết thảy chúng sinh. Cho nên “Chuyển bánh xe pháp độ chúng sinh”. Chuyển bánh xe pháp độ hết thảy mọi loài chúng sinh.
“Mở chánh pháp bồ đề vô thượng”. Chuyển bánh xe pháp giáo hóa chúng sinh, Ngài đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác, chánh pháp nhãn tạng, hoằng dương chánh pháp, giáo hóa hết thảy chúng sinh, đây là con đường tu đạo, Phật đã trải qua, chúng ta nên đặc biệt chú ý, dũng mãnh tinh tấn.
🔔 50. Đa tha già đa câu la gia.
Kệ:
Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn
Như Lai chủng tộc hoá quần luân
Phổ tu vạn hạnh Ba la mật
Chư pháp vô ngã chứng viên thông.
Tạm Dịch:
Chính giữa Phật bộ đấng Tỳ Lô
Chủng tộc Như Lai hóa quần sinh
Khắp tu vạn hạnh Ba La Mật
Các pháp vô ngã chứng viên thông.
Giảng giải:
Ða Tha Già Ða dịch là "Như Lai", tức cũng là Phật Bộ, Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, phân làm năm hướng.
Chính giữa là Phât Bộ, Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ.
Phương tây là Liên Hoa Bộ Phật A Di Ðà là giáo chủ.
Phương đông Kim Cang Bộ Phật A Súc là giáo chủ, tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.
Phương nam là Bảo Sinh Bộ Phật Bảo Sinh là giáo chủ.
Phương bắc Yết Ma Bộ Phật Thành Tựu là giáo chủ.
Cộng thành năm bộ. Thế gian này có năm bộ giáo chủ đến quản lý và trấn áp năm đại ma quân.
Năm đại ma quân mới tuân theo quy cụ không dám quấy phá, tuy nhiên tuân theo quy cụ nhưng chúng cứ muốn làm cho thế giới này tệ hại từng chút từng chút.
Thế giới này có đủ thứ tai nạn phát sinh, là do thiên ma ngoại đạo làm ra, chúng tuy nhiên sợ thiên hạ không loạn, tuy sợ thế gian này không sớm tệ hại, nhưng năm phương Phật trấn áp tại đó, chúng rình rình phá hoại, không dám xuất đầu lộ diện.
Trên thế gian thì Phật và ma đối lập với nhau.
Phật thì giáo hóa chúng sinh sớm thành Phật đạo, ma thì giáo hóa chúng sinh sớm thành ma đạo.
Nhưng Phật là nhờ ma giúp Ngài tu thành. Do đó, ma chính là thiện trí thức của Phật giáo đồ.
Người tu đạo cảnh nghịch đến thì phải thuận mà thọ, nên phản diện nhận thức chỗ tốt.
Chúng ta phải cung kính Phật, cũng không phản đối ma vương. Kẻ oán người thân đều bình đẳng.
Phật ma như một, phải không có sự thương ghét, không thiện cũng không ác.
Cảnh giới này gần như nhau.
Năm Bộ chú Lăng Nghiêm này về sau mới giảng đến rõ ràng.
Câu La Gia dịch là "chủng tộc của Phật", "chủng tộc của Như Lai", tức là Phật giáo đồ tin Phật.
“Chính giữa Phật bộ Ðấng Tỳ Lô”.
Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất).
Ðất hay sinh vạn vật, đất thịnh cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông.
Mùa xuân thì mộc thịnh, mùa hạ thì hỏa thịnh, mùa thu thì kim thịnh, mùa đông thì thủy thịnh.
Một năm chỉ có bốn mùa sao lại có ngũ hành, phải biện làm sao ?
Vì thổ là chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa.
Xuân thuộc mộc thịnh, hạ thuộc hỏa thịnh, thu thuộc kim thịnh, đông thuộc thủy thịnh.
Trong bốn mùa không có thổ lại làm thế nào ?
Thổ thịnh vượng cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng chín mươi ngày có thổ ở trong thì năng sinh.
Mùa hạ, mùa thu, mùa đông đều có thổ.
Cho nên chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sinh tương khắc.
Chính giữa Phật Bộ Ðấng Tỳ Lô. Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn dịch là "biến nhất thiết xứ". “Chủng tộc Như Lai hóa quần sinh”. Chính giữa là Phật Bộ.
Chủng tộc của Phật đến giáo hóa hết thảy chúng sinh.
“Khắp tu vạn hạnh Ba la mật”. Khắp tu vạn hạnh, lục độ vạn hạnh, thập độ vạn hạnh, pháp Ba la mật đến bờ kia.
“Các pháp vô ngã chứng viên thông” đắc được các pháp vô ngã, các pháp vô thường, chứng diệu lý viên thông, hết thảy đều viên dung vô ngại.
Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét