CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha
🔔 13. Sa xá la bà già.
🔔 13. Sa xá la bà già.
Kệ:
Thâm sơn cùng cốc tu đạo huyền
Vạn vật sinh diệt Thập Nhị Duyên
Xuân hoa tự khai thu diệp lạc
Khoát nhiên lãng chiếu ngộ chân thuyên.
Tạm Dịch:
Núi sâu rừng thẳm tu đạo huyền
Vạn vật sanh diệt Mười Hai Duyên
Xuân hoa đua nở Thu lá rụng
Ðột nhiên sáng chiếu ngộ chân thuyên.
Giảng giải:
Sa Xá La dịch là "Ðộc Giác".
Bà Già dịch là "Duyên Giác".
“Núi sâu rừng thẳm tu đạo huyền”.
Trong thâm sơn cùng cốc tu Mười Hai Nhân Duyên, tu đạo huyền diệu.
“Vạn vật sinh diệt Mười Hai Duyên”. Nhìn vạn vật tự sinh tự diệt, tu pháp mười hai nhân duyên:
Vô minh duyên hành,Hành duyên thức,Thức duyên danh sắc,Danh sắc duyên lục nhập,Lục nhập duyên xúc,Xúc duyên thọ,Thọ duyên ái,Ái duyên thủ,Thủ duyên hữu,Hữu duyên sinh,Sinh duyên lão tử.Ðây là cửa thuận sinh.
Vô minh diệt thì hành diệt,Hành diệt thì thức diệt,Thức diệt thì danh sắc diệt,Danh sắc diệt thì lục nhập diệt,Lục nhập diệt thì xúc diệt,Xúc diệt thì thọ diệt,Thọ diệt thì ái diệt,Ái diệt thì thủ diệt,Thủ diệt thì hữu diệt,Hữu diệt thì sinh diệt,Sinh diệt thì lão tử diệt.Ðây là cửa hoàn diệt.
Các bậc ấy tu pháp mười hai nhân duyên này, nghiên cứu pháp mười hai nhân duyên này.
“Xuân hoa đua nở, Thu lá rụng”. Các vị ấy nhìn mùa xuân trăm hoa đua nở, mùa thu lá vàng rơi.
“Ðột nhiên sáng chiếu ngộ chân thuyên”. Khoát nhiên khai ngộ. Khi có Phật xuất thế thì gọi là Duyên Giác, không có Phật xuất thế gọi là Ðộc Giác.
🔔 14. Tăng già nẩm.
Kệ:
Bích Chi Ca La Tư Đà Hàm
Độc Giác, Duyên Giác nghĩa thông kim
Chuyên tâm nhất chí cần phất thức
Hữu học vô học thượng thủ truyền.
Tạm Dịch:
Bậc Bích Chi Phật, Tư Ðà Hàm
Ðộc Giác, Duyên Giác nghĩa đồng nhau
Chuyên tâm nhất chí thường lau chùi
Thượng thủ hữu học và vô học.
Giảng giải:
Tăng Già tức là "người xuất gia".
Nẩm tức là "thượng thủ", thượng thủ bậc hữu học và vô học.
Hữu học là từ sơ quả Tu Ðà Hoàn đến nhị quả Tư Ðà Hàm, tam quả A Na Hàm gọi là hữu học vị, chứng tứ quả A La Hán gọi là vô học vị.
Nẩm có nghĩa là thượng thủ những bậc ấy. “Bậc Bích Chi Phật, Tư Ðà Hàm”. Ý nghĩa Bích Chi Phật là Tư Ðà Hàm.
“Ðộc Giác, Duyên Giác nghĩa đồng nhau”. Bậc ấy có thể nói là Ðộc Giác cũng có thể nói là Duyên Giác, có hai ý nghĩa. Có Phật xuất thế thì bậc ấy do tu Mười Hai Nhân Duyên mà ngộ đạo gọi là Duyên Giác, không có Phật xuất thế thì bậc ấy tu một mình trong thâm sơn cùng cốc tự khai ngộ gọi là Ðộc Giác.
“Chuyên tâm nhất chí thường lau chùi”. Bậc ấy chuyên tâm tu hành trong thâm sơn cùng cốc, thường thường quét sạch hết mọi vọng tưởng.
“Thượng thủ hữu học và vô học”. Thượng thủ đại A La Hán hữu học vị, vô học vị, Bích Chi Phật. Sơ quả là kiến đạo vị, đoạn tám mươi tám phẩm kiến hoặc, nhị quả, tam quả là tu đạo vị, tứ quả là chứng đạo vị.
Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét