Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 85-86


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
85. Tam miệu tam bồ đà gia. 

Kệ: 

Bồ Tát La Hán giải thoát Tăng 
Như bần đắc bảo ám đắc đăng 
Chỉ dẫn hữu tình hoạch chánh giác 
Vĩnh xuất luân hồi ái dục khanh. 

Tạm Dịch: 

Bồ Tát La Hán giải thoát Tăng 
Như nghèo được của, tối được đèn 
Chỉ dẫn hữu tình chứng chánh giác 
Vĩnh thoát luân hồi hố ái dục. 

Giảng giải: 

“Bồ Tát La Hán giải thoát Tăng”. 
Bồ Tát là nữa chữ tiếng Phạn, đầy đủ gọi là "Bồ đề tát đoả", dịch là "đại đạo tâm chúng sinh", còn gọi là đại Khai Sĩ, hoặc gọi là giác hữu tình. 

A La Hán cũng là tiếng Phạn dịch là Ứng Cúng, hoặc gọi là "sát tặc", hoặc dịch là "vô sinh". 

Bồ Tát và La Hán đều là Thánh nhân. 
Giải thoát Tăng và Thánh Tăng đã đắc được giải thoát, giải thoát tức là vô quái vô ngại, vô hình vô tướng, không chấp trước, không tốt không xấu, không thiện không ác, hết thảy đều bình đẳng, giải thoát gì cũng không ràng buộc. 

Nếu người nào gặp được Thánh, Hiền thì như người nghèo được của báu, được mỏ đá quý, được mỏ vàng, lại như tối được đèn sáng không khác. 

“Chỉ dẫn hữu tình chứng chánh giác”. Dùng tay chỉ dẫn chúng sinh khiến họ đi trên con đường chánh giác. 

“Vĩnh thoát luân hồi hố ái dục”. Luân hồi tức là bánh xe tròn, chuyển lại chuyển đi, luân hồi trong sáu đường, trời, người, A tu la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục ; khi thì sanh lên trời, khi thì làm ngạ quỷ, khi thì đoạ súc sinh, khi thì đầu thai làm người, khi thì đầu thai làm trâu ngựa, chó, heo. 

Tại sao chúng ta sinh vào thế giới này, đều vì ái dục ! Ái ! Ái ! Thích thì muốn nó sống, ghét thì muốn nó chết. 

Tôi nói đây là kêu bạn giác ngộ, nhưng không dễ gì nhảy khỏi hố này, hố sâu đến chín mười thước, nhảy cũng không khỏi, nhảy lên lại rớt xuống, nhảy khỏi một thước lại rớt xuống lại. 

Nếu gặp hiền, Thánh, Tăng thì sẽ nhảy khỏi hố ái dục. Hố ái dục lại gọi là hố sinh tử, hố bệnh chết, hố già chết không dễ gì nhảy khỏi. Chỉ có gặp được Phật pháp, hiểu được thì mới nhảy khỏi, phá được cửa sinh tử, nhảy khỏi vòng luân hồi, lúc này mới có thể làm bạn lữ với Bồ Tát bất thoái. 


🔔 86. Nam mô bà già bà đế. 

Kệ: 

Trí huệ quang minh chiếu thế gian 
Thần thông biến hoá tỉnh ngu ngoan 
Ngã đẳng cần tu Ba la mật 
Diệc chứng đại giác Bạt Già Phạm. 

Tạm Dịch: 

Trí huệ quang minh chiếu thế gian 
Thần thông biến hóa tỉnh ngu ương 
Mọi người siêng tu Ba La Mật 
Cũng chứng đại giác Bạt Già Phạm. 

Giảng giải: 

Bà Già Bà Ðế tức cũng là "Bạt Già Phạm". 
Bạt Già Phạm có sáu nghĩa, bây giờ hình dung Bạt Già Phạm. 

“Trí huệ quang minh chiếu thế gian”. Trí huệ quang minh của Phật chiếu khắp tất cả thế gian, tất cả chúng sinh. 

“Thần thông biến hóa tỉnh ngu ương”. 
Phật có đại thần thông. Thứ thần thông này chẳng phải là những thứ mà con người chúng ta tưởng tượng được. 

Thần thông tại nhân gian là một thứ cảnh giới không thể nghĩ bàn. 

Tại quỷ thần, Phật Bồ Tát là bổn phận các bậc ấy chớ chẳng phải là việc kỳ quái. 

Lúc đức Phật còn tại thế thì đệ tử của Phật, các vị đại A La Hán đều có thần thông, đều có thể hiện mười tám thứ biến hoá trong không trung, trên thân ra lửa, dưới thân ra nước, tức là thân thể này nước và lửa hổ tương vô ngại, thân vọt lên hư không, đi khắp ba ngàn đại thiên thế giới. 

Thứ thần thông diệu dụng này chẳng phải nói như chúng ta nằm mộng thì có thần thông, hoặc là uống chút thuốc mê hồn thì có thần thông, cũng chẳng phải nói nhìn thấy ánh sáng gì đó thì ghê gớm lắm, hoặc thấy chữ gì đã cho là không thể nghĩ bàn, đó đều là nhỏ nhoi không đáng kể. 

Những gì chúng ta làm không được thì Phật Bồ Tát đều làm được, đây đều là việc rất bình thường, tại sao chúng ta không có thần thông ? Vì có dục niệm, nên vô minh che lấp thần thông. 

Cho nên không có thần thông biến hóa, phải phá sạch vô minh hiển pháp tính, không còn dục niệm nữa thì sẽ có thần thông. 

Khi Phật còn tại thế thì tất cả các vị A La Hán đều có thần thông, sau khi Phật nhập Niết Bàn thì Phật chế đệ tử không nên hiển thần thông, chứ chẳng phải nói thần thông không tốt hoặc khi lộ thần thông thì phạm tội. Không phải. 

Vậy tại sao không hiển thần thông ? Vì thần thông thì không thể tu được, cũng chẳng phải ai cũng đều có, có thần thông thì sẽ hiển, không có thần thông thì làm sao hiển ? 

Cho nên Phật dạy người có thần thông không nên hiển thần thông để lưu lại bát cơm cho người không có thần thông. 

Nếu như cho phép hiển thần thông thì người xuất gia có thần thông sẽ có người cúng dường, vì con người đều thích háo thắng, đều là trên gấm thêm hoa, chẳng nghĩ đến giúp họ lúc cần, người trên gấm thêm hoa nhìn thấy người có thần thông thì giành đi cúng dường, còn người xuất gia không có thần thông thì chẳng có ai cúng dường, đói chết cũng chẳng có ai đếm xỉa đến. 

Cho nên Phật kêu đệ tử về sau không được hiển thần thông. Vì không nên hiển thần thông cho nên người có thần thông cũng không biết. 

Người trồng phước cũng như gieo xuống đất, đến mùa thu thì thu hoạch, có thiên tai hay không hoặc là có sâu bọ hoặc mưa đá đủ thứ tai nạn đều là chuyện khác. 

Phật dạy đệ tử đừng hiển thần thông, chứ chẳng phải nói khi bạn hiển thần thông thì phải đọa xuống mười tám tầng địa ngục, không phải như thế, phàm sự việc gì đều có một chân lý tồn tại, không thể tùy tiện nói bậy, không thể nói trong Phật giáo có thần thông thì có tội, nếu nói thần thông là không đúng, thì tại sao mỗi bộ Kinh điển Phật đều nói thần thông, đều nói diệu dụng, tức nhiên là không đúng, tại sao phải nói đến ? Nói để làm gì ? Chỉ Phật có thể nói thần thông, còn người khác mặc dù xử dụng thần thông cũng không thể được. 
Vậy đó chẳng phải là chuyên chế ? Ðộc tài chăng ? 

Các bạn, chúng ta phải nghiên cứu chân lý, Phật nói không nên hiển thần thông, chỉ là không nên, chứ không nhất định không thể được, chỉ sợ bạn không có thần thông, bạn muốn có thần thông thì có thể hiển, bạn xem Ðạt Ma có một người bạn trẻ khi ngồi thiền thì nhìn thấy lửa ở tại nông trường, anh ta còn trẻ mà có được cảm ứng như thế, thứ thần thông đó sao không thể hiển ? 

Thần thông thì người không biết được, bạn biết được thì gọi đó là thần thông. Vậy tôi cũng muốn tu thần thông để làm gián điệp, đi khắp nơi tìm tòi tình báo. 

Như thế thì chẳng đắc được thần thông. Vậy tôi dùng máy "ra đa" đó cũng là thần thông. 

Thần thông thì biến hóa. Biến hóa là tự có hóa không, tự không hóa có, không mà hốt có, có mà hốt không, biến hóa vô cùng, biến hóa khó dò, không thể nghĩ bàn. 

"Tỉnh ngu ương" tức là vì người ngu si, không cho những người đó xem thấy một chút linh nghiệm thì họ không tin, hiển chút thần thông cho họ thấy thì họ liền tin. Ương tức là tối ương không linh, không dễ gì giáo hóa. 

“Mọi người siêng tu Ba La Mật”. Tất cả mọi người nếu thường hồi quang phản chiếu, luôn luôn không mất chánh niệm, chánh niệm tương tục, tu pháp này đến được bờ kia thì “Cũng chứng đại giác Bạt Già Phạm”, cũng có thể chứng quả vị đại giác, quả vị Bạt Già Phạm.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét