Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 67-68


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
67. Đa tha già đa gia. 

Kệ: 

Lễ kính chư Phật yếu chí thành 
Cảm ứng đạo giao mặc nhiên thong 
Vi pháp tinh tấn thường bất thoái 
Diện kiến Như Lai thần mộng trung. 

Tạm Dịch: 

Lễ kính chư Phật phải chí thành 
Cảm ứng đạo giao tự nhiên thông 
Vì pháp tinh tấn thường bất thoái 
Thấy được Như Lai ở trong mộng. 

Giảng giải: 

“Lễ kính chư Phật phải chí thành”. 
Bạn lễ Phật thì phải khẩn thiết chí thành, không thể lôi thôi diễn xướng theo họ, họ lạy tôi cũng lạy theo, họ quỳ tôi cũng quỳ theo, thật là không có tướng ta, nhưng không phải như thế. 

“Cảm ứng đạo giao tự nhiên thông”. Nếu thật có tâm chí thành khẩn thiết thì lẳng lặng tự nhiên thông đạt, Phật cũng biết bạn đang lễ Phật, bạn lễ Phật sẽ có cảm ứng, có công đức. 

“Vì pháp tinh tấn thường bất thoái”. 
Chẳng phải nói học Phật pháp ba ngày, năm ngày, một năm hai năm liền thành tựu, thành cái gì ? 

Một bước còn chưa tiến được ! Bèn sinh hoài nghi với Phật pháp, không tinh tấn, thì chẳng có ích gì, phải luôn luôn không thoái chuyển bồ đề tâm. 

“Thấy được Như Lai ở trong mộng”. 
Nếu thường thường không thoái bồ đề tâm, ví như đả thiền thất, chẳng phải nói đả một lần thì khai ngộ, đả hai lần thì thành Phật, lần thứ ba thì không cần đả nữa, không phải như thế, phải đả không biết bao nhiêu lần thiền thất, tu hành bao nhiêu đại kiếp, công phu mới thành tựu. 

Chẳng phải nói bây giờ là thời đại khoa học, tôi xem một cái xem thì hiểu rõ, ba tuần lễ liền khai ngộ, trên đời chẳng có việc dễ dàng như thế, ba tuần lễ bạn hút á phiện thì tức khắc sinh ghiền, nhưng chờ đợi thì lại sinh ghiền, tu hành không có giản đơn như thế ! 

Bạn nhìn từ xưa đến nay chư Phật, Bồ Tát tu hành, đời đời kiếp kiếp đều tiếp tục không ngừng dụng công phu, sau đó công phu thành thục thì mới thành tựu, chẳng phải như chúng ta tu hành, tu hai ngày rưỡi thì muốn thành Phật. 

Nếu trên thế gian có việc dễ như thế thì Phật nhiều hơn so với chúng sinh. 

Cho nên các bạn đừng cho rằng mình thông minh, thông minh ngược lại bị lầm thông minh. Câu này nói thân tự gặp được Phật hoặc là trên tinh thần, hoặc là trong mộng thấy được Phật. 


🔔 68. A la ha đế. 

Kệ: 

Phổ lễ ứng chân chúng vương tộc 
Chí tâm cung kính đãi duyên thục 
Công viên quả mãn thành đại đạo 
Dữ Phật đồng thất chứng như như. 

Tạm Dịch: 

Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc 
Chí tâm cung kính đợi duyên đến 
Công tròn quả đầy thành đại đạo 
Ðồng nhà với Phật chứng như như. 

Giảng giải: 

Câu này vốn đã giảng qua rồi, bất tất phải giảng lại, nhưng ý nghĩa của nó vô cùng tận. 
Không ngại nói thêm, bất quá nói thêm ít phần ý nghĩa của câu Chú, đừng cho rằng bốn câu kệ thì hoàn toàn nói hết ý nghĩa của một câu Chú. 

Vì oai lực và ý nghĩa của một câu Chú vô cùng vô tận. 

“Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc”. Ứng chân tức là Phật, phổ lễ chủng tộc của Phật. 

“Chí tâm cung kính đợi duyên đến”. Người tu đạo phải chí tâm tức là tâm phải chuyên nhất cung kính Phật, cung kính chủng tộc của Pháp Vương, đến khi cơ duyên thành thục thì: “Công đầy quả tròn thành đại đạo”. 

Tu đạo bất tất phải hy vọng, bất tất đợi khai ngộ hoặc là có gì thành tựu, ngày nào thành tựu ? 

Có những thứ vọng tưởng như thế thì đó là một thứ tâm tham. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, nhất cử nhất động đều phải có oai nghi, không nên tùy tùy tiện tiện, cũng không tùy tiện cười, cũng không tùy tiện khóc, cũng không tùy tiện nổi giận. 

Tóm lại, đều phải tự nhiên, không chỗ tạo tác, không phải giả trang làm xuất gia, khi công đức tròn, quả đầy thì sẽ thành bồ đề đại đạo. 

“Ðồng nhà với Phật chứng như như”. 
Tức là ở cùng chỗ với Phật, đồng nhà tức là chứng đắc quả vị Phật, như như tức là bất động, không có một chút tâm phân biệt, bất cứ gặp cảnh giới gì đều không động, cảnh giới thiện cũng không giao động, cảnh giới ác cũng không giao động. 

Người tại trần, nhưng tâm xuất trần, như hoa sen trong bùn không nhiễm trần, sẽ chứng được như như bất động, như như tức là chân như tự tại một thứ biểu thị, không vì tất cả cảnh giới làm giao động, lúc đó không nghĩ thiện không nghĩ ác. 

Như như tức cũng là chứng được lý thể chân thật.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét