Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 133-134


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 
133. Tất đát la. 

Kệ: 

Kiên trì địa thần hộ Ta Bà 
Sơn băng thổ liệt tai nạn đa 
Tăng tổn bệnh hoạn giai hoạch dũ 
Tâm Chú gia bị trừ bách a. 

Tạm Dịch: 

Kiên trì Ðịa Thần hộ Ta Bà 
Núi lở đất nứt nhiều tai nạn 
Bệnh hoạn tăng tổn đều lành hẳn 
Tâm Chú gia bị trừ bách bệnh. 

Giảng giải: 

Tất Ðát La là tên của "Ðịa Thần". 
Trong Kinh Ðịa Tạng xưng vị đó là Kiên Lao Ðịa Thần. 
Ở đây dịch là "kiên trì". Kiên lao và kiên trì chẳng khác mấy. 

“Kiên trì Ðịa Thần hộ Ta Bà”. Vị thần đó chuyên bảo hộ chúng sinh ở thế giới Ta Bà. 

“Núi lở đất nứt nhiều tai nạn”. Vì nghiệp cảm của chúng sinh, cho nên cảm ra núi lở, đất nứt, đủ thứ tai nạn. “Bệnh hoạn tăng tổn đều lành hẳn”. Trên đất bằng hoặc ở đây tăng thêm một chút thì biến thành núi cao, bên kia lại giảm bớt một chút, thì thành đại hải, biển hoặc lại biến thành núi. 
Những bệnh hoạn tăng tổn như thế đều khỏi hẳn. 

“Tâm Chú gia bị trừ bách bệnh”. Niệm Chú gia trì đại địa, thì đại địa có bách bệnh cũng đều không. 
Con người có bệnh của con người, đất có bệnh của đất, trời có bệnh của trời. Bất quá chúng ta ở dưới đất, chẳng biết bệnh của trời. 

Thường tụng Chú Lăng Nghiêm cũng sẽ giúp đỡ trời đất, trị những hung khí và bệnh tật của trời đất. 
Bạn chỉ tụng trì trong vô hình thì đối với trời đất, đối với tất cả đều có trợ giúp và cảm ứng. 

Bất cứ tu pháp môn gì, trước hết phải chú trọng đức hạnh. Nếu đức hạnh không đủ thì sẽ phát sinh ma chướng. Phải lập công lập đức. Lập công thì hộ trì đạo tràng, chịu khổ chịu cực. 

Lập đức thì đừng đố kỵ chướng ngại người khác, khiến cho người khác sinh phiền não. Bất cứ tu pháp môn gì, nếu nóng giận không sửa đổi, phiền não không dứt thì chẳng được ích lợi gì. 

Xuất gia rồi, trước phải lập công lập đức. Có công đức rồi sau đó tu pháp môn gì cũng đều dễ dàng. 
Cho nên: “Thẳng thì căng, chậm thì chùng, Không thẳng không chùng mới thành công”. Tu hành tâm dũng mãnh dễ phát nhưng khó giữ được bền lâu, phải phát tâm lâu bền, tâm không lùi. 

Chú Lăng Nghiêm không thể chỉ niệm một câu, một đoạn, một đoạn. Tuy nhiên mỗi một câu đều có ý nghĩa của mỗi câu, nhưng trước sau đều liên kết quan hệ với nhau. Trong Chú Lăng Nghiêm có từng đoạn từng đoạn, phải biết từng đoạn này bắt đầu và kết thúc. 

Tham thiền an nguy đều có đủ thứ nhân duyên, không phải chỉ có một thứ, có người muốn tu hành nhưng tâm ích kỷ quá nặng, thấy cái ta quá sâu, đều quên không đặng cái ta, đều có tâm tự tư tự lợi, do đó rất dễ dàng vướng ma. 

Chân chánh hành Bồ Tát đạo, tu hành không có tâm vội tiến, không nghĩ dùng pháp gì để sớm khai ngộ, sớm thành Phật, cứ thích mau hoặc có sự háo kỳ, đều muốn phiêu dị hiện kỳ, hoặc hy vọng được thần thông, hoặc có cảnh giới gì chẳng giống người, do đó dễ dàng vướng ma. 

Nếu bạn chỉ một lòng tham thiền, không khởi vọng tưởng gì khác, như vậy thì muốn vướng ma cũng chẳng có ma nào có thể vào được, vì bạn chẳng khởi vọng tưởng nhiều như thế, không có tâm tà tri tà kiến. Cho nên vướng ma đều do tà tri tà kiến. 

Nếu chỉ có tâm đại công vô tư, không muốn mau, không muốn siêu hơn người khác, chỉ chuyên nhất dụng công, thì ma gì cũng chẳng có, chứ chẳng phải tham thiền có nguy hiểm gì. 


🔔 134. A cát ni. 

Kệ: 

Hoả thần phát nguyện diệt hoả độc 
Nhất thiết nhiệt bệnh tận quyên trừ 
Phiền não sân hận vô tông ảnh 
Thanh lương cam liệt khánh hữu dư. 

Tạm Dịch: 

Thần Lửa phát nguyện diệt lửa độc 
Tất cả bệnh nhiệt trừ khử sạch 
Phiền não sân hận không dấu vết 
Cam lồ mát mẻ cứu sống lại. 

Giảng giải: 

A Cát Ni là tên của "Thần Lửa", đại khái tu lửa mà thành Thần. Vị đó phát nguyện diệt trừ tất cả lửa độc. 

Nếu người bị lửa thiêu cũng là một thứ lửa độc, trên thân nếu sinh bệnh nhiệt cũng có lửa độc. 

“Tất cả bệnh nhiệt trừ khử sạch”. Bệnh nhiệt đều chẳng có. 

“Phiền não sân hận không dấu vết”. Phiền não sân hận đều là lửa, bây giờ đều chẳng còn dấu vết, tông tích. 

“Cam lồ mát mẻ cứu sống lại”. Mát mẻ như cam lồ, nhiệt não hóa thành mát mẻ. Nghĩa là bổn lai đáng chết lại sống lại.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét